Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:21:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 2  (Đọc 106562 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:22:01 pm »

2. Nhưng kỳ diệu thay sức sống của dân tộc Việt. Người Việt phương Nam thuở ấy đã anh dũng đứng lên, biết ngăn chặn, dập tắt dần dần làn sóng bành trướng và đồng hoá đang từ phương Bắc tràn tới. Các thế hệ anh hùng từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền . . . đã biết thổi bùng ngọn lửa yêu nước quật cường, bất khuất thiêu cháy bè lũ cướp nước và bán nước, chôn vùi mộng bành trướng và dã tâm đồng hoá của Thiên triều Đại Hán, Đại Đường.
 
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đã trải nhiều thế hệ; thế hệ trước ngã xuống, thế hệ sau đứng lên, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù. Trong đau thương và thử thách chung của dân tộc, sự cố kết cộng đồng được xây đắp từ thời dựng nước, cũng trải qua một phen thử lửa ngặt nghèo.

Trải muôn vàn thử thách, đắng cay, nhiều hy sinh và thất bại, cuối cùng cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc đã toàn thắng. Nhân dân ta đã giành lại được non sông đất nước, phục hồi được chủ quyền và giữ gìn được lối sống, nền văn hoá của người Việt phương Nam. Làn sóng bành trướng và Hán hoá thời bấy giờ bị quật lại bởi một đối lực từ Nam lên Bắc; nó bị đẩy lùi từng bước và cuối cùng nhường chỗ cho quốc gia độc lập được phục hưng của người Việt. Việt Nam là đại diện cuối cùng và duy nhất còn sót lại của đại gia đình Bách Việt, vừa giành được độc lập giữ được truyền thống văn hoá của mình, vừa hiên ngang trong tư thế của quốc gia tự chủ, tự lập, tự cường.  Thật là một điều kỳ diệu, một sự kiện hiếm có trong lịch sử dân tộc và nhân loại.

3. Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, đồng hoá và chống đồng hoá, hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt đó chi phối diễn trình lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng qua hơn mười một thế kỷ. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc là hơn một ngàn năm đấu tranh kiên cường bất khuất chống Bắc thuộc. Trong cuộc đấu tranh đó, nền văn hoá cổ truyền của người Việt bị đặt trước một thử thách lớn lao.
 
Trước mưu đồ Hán hoá của chính quyền đô hộ, nền văn hoá Việt tránh sao khỏi những mất mát và ảnh hưởng. Muốn tồn tại và phát triển, cuộc sống đầy biến động của thời kỳ Bắc thuộc đã sớm dạy cho nhân dân ta một bài học ìớn là phải kết hợp giữa truyền thống và cách tân, giữa gìn giữ bảo lưu và kế thừa, hội nhập, phát triển. Chính vì thế, người Việt phương Nam đã sớm biết bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền, nhưng cũng biết hấp thu có chọn lọc những nhân tố văn hoá ngoại sinh để làm phong phú cho nền văn hoá dân tộc và tăng thêm nội lực cho đất nước.

Đó cũng là một quá trình đấu tranh của nhân dân ta nhằm giữ gìn và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và các cơ sở văn hoá - xã hội. Mặc dù chính quyền đô hộ ra sức tăng cường cai trị, tổ chức ngày càng chặt chẽ bộ máy quản lý từ châu, quận, huyện, đến hương, xã, nhưng trong thực tế, không một triều đại phương Bắc nào khuất phục được các làng xã mà người Việt dựng xây, do người Việt làm chủ. Làng, Chạ là thiết chế cơ bản và bền vững cua xã hội người Việt.

Nền đô hộ bạo ngược và thâm độc của phong kiến Trung Hoa thời Bắc thuộc có bề dài về thời gian, chứ thiếu bề rộng trong không gian và càng thiếu bề sâu trong lòng cấu trúc xã hội nước ta. Trong suốt cả thời kỳ này, quân xâm lược không thể với tay can thiệp và làm biến đổi được cơ cấu xóm làng, cùng với những tập tục của người Việt. Đây là cơ sở xã hội, nơi bảo lưu những truyền thống cổ truyền, là địa bàn, là căn cứ chống xâm lược và là một nhân tố hết sức cơ bản trong công cuộc phục dựng nền tự chủ của nhân dân ta.

Xét theo chiều dài thời gian, thời Bắc thuộc có tới hơn ngàn năm, nhưng không liên tục, nói đúng hơn là vừa hên tục vừa gián đoạn. Gián đoạn vì những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giành độc lập liên miên của nhân dân ta; vì thời gian giành độc lập tạm thời, xen kẽ của Trưng Vương - Lý Trường Nhân - Lý Nam Đế - Triệu Việt Vương - Lý Phật Tử - Mai Hắc Đế - Bố Cái Đại Vương, v.v. . Mỗi chính quyền tự chủ đó có lúc tồn tại ba, bốn năm, thậm chí kéo dài đến năm, sáu thục năm.

Kẻ thù hết sức tàn bạo và nguy hiểm, nhưng cũng bộc lộ những chỗ yếu cơ bản mà nhân dân ta đã biết khoét sâu và tận dụng trong cuộc chiến đấu của mình, khiến chúng không ít lần bị mất quyền cai trị. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ vô cùng gian khổ và quyết liệt đó, đã nhiều lần nhân dân ta giành đượm thắng lợi. Những năm tháng độc lập quý giá ấy đã cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta chống Bắc thuộc thành công.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 02:25:38 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:25:07 pm »



4. Cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ di sản văn hoá cổ truyền trong hơn một ngàn năm đã xây đắp nên một cơ sở quan trọng cho nền văn hoá cứu nước, những tảng nền của truyền thống quân sự quý báu của dân tộc ta.  Quá trình chống đô hộ, chống đồng hoá và áp bức cũng là quá trình phát triển của ý thức dân tộc.

Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh hên tục diễn ra chứng tỏ thái độ của nhân dân ta kiên quyết chối bỏ ách thống trị ràng buộc của ngoại bang, không chấp nhận bộ máy cai trị áp đặt từ ngoài, không cam chịu lãnh thổ mình bị sáp nhập . . . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của cả một dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược, giữa đồng hoá và chống đồng hoá đã diễn ra liên tục dưới mọi hình thức.

Trong thời kỳ này, nhiều hình thức và phương thức đấu tranh mới lần đầu tiên xuất hiện; đó là các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, chống ách đô hộ, giành độc lập tự do; đó là các cuộc chiến tranh t vệ, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm diễn ra sau những giai đoạn nhân dân ta giành được quyền tự chủ đất nước.
 
Cuối thế kỷ V và đầu thế kỷ X đã xuất hiện một hình thức khởi nghĩa mới của anh em Lý Trường Nhân - Lý Thúc Hiến và đặc biệt là Khúc Thừa Dụ. Lợi dụng lúc chính quyền đô hộ suy yếu, họ đã đứng lên giành lấy quyền tự quản - tự chủ đất nước. Một chính quyền mang màu sắc “thứ sử” hay “tiết độ sứ”, nhưng có tinh thần dân tộc cao và là nền móng để tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh xoá bỏ hoàn toàn ách đô hộ trên toàn cõi đất nước.

Dân tộc ta bước đầu đã có những sáng tạo lớn về nghệ thuật quân sự. Từ khởi nghĩa dân tộc đến chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, từ “kế trì cửu’ - lâu dài cho đến chiến lược đánh một trận là thắng, ông cha ta đã biết kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, mọi cách đánh, và cuối cùng đã giành thắng lợi.

Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nghệ thuật giành chính quyền đã được hình thành với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chững Đông Hán thời Hai Bà Trưng (năm 40) và cuộc khởi nghĩa chống Lương thời Lý Bí (năm 542 - 543) - những phong trào quật khởi của toàn dân giành thắng lợi oanh hệt nhất.

Đó là những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh mang tính dân tộc và tính toàn dân rất cao, nó đã xác lập một phương thức đấu tranh mới, đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng đất nước: đoàn kết toàn dân, đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập dân tộc.

Hình thức và tính chất toàn dân, toàn quốc của hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nói trên chứng tỏ nhân dân ta thời bấy giờ đã có một truyền thống cố kết cộng đồng chặt chẽ, gắn bó trong một vận mạng chung, trên một nền tảng văn hoá thống nhất mà cả một thời đại dựng nước và giữ nước trước đó đã tạo lập.

Vì vậy dù cho bọn thống trị ngoại bang xoá bỏ tên nước, chia cắt để biến lãnh thổ ta thành quận huyện, âm mưu huỷ hoại những cơ sở tạo nên sức mạnh đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta vẫn nuôi dưỡng và phát huy ý thức coi đất nước mình là một khối thống nhất, là giang sơn của người Việt và người Việt quyết chung sức, chung lòng đấu tranh để giành giữ lấy nó.

Dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã vùng lên khởi nghĩa liên tiếp. Quy mô, mức độ và hình thức đấu tranh tuy khác nhau, nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của phong trào đấu tranh giành độc lập.

Các phong trào yêu nước chân chính của nhân dân ta không có ý đồ cát cứ địa phương; tuy nổi dậy từ một địa bàn nhất định, nhưng sau khi giành thắng lợi cục bộ đã xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, chọn thời cơ mở rộng cuộc tiến công quyết định vào phủ thành đô hộ, tiến tới giải phóng eả nước. Phong trào càng ngày càng dâng cao, càng lan rộng khắp nơi, càng tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước nhằm lật đổ ách thống trị ngoại bang, giành độc lập tự chủ.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #142 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:26:43 pm »


5. Hơn một ngàn năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ, anh dũng chống Bắc thuộc, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã trải qua nhiều thử thách, được rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt. Trong khói lửa của cuộc đấu tranh lâu dài, sự cố kết dân tộc được tôi luyện, nền văn hoá dân tộc mà ta có thể gọi là nền văn minh thôn dã, nền “văn hoá xóm làng” càng ăn sâu, tồn tại và không ngừng phát triển khắp các làng xã, tạo nên sức mạnh to lớn mà các thế hệ phong kiến phương Bắc không thể nào phá vỡ nổi.

Chính quyền đô hộ càng ra sức áp bức, càng tăng cường dùng lực lượng quân sự đàn áp thì số lượng các cuộc nổi dậy càng nhiều; quy mô các cuộc khởi nghĩa càng lớn và hình thức đấu tranh càng phong phú hơn. Điều đó làm cho chính quyền đô hộ hoang mang, lo sợ và từng bước suy yếu, tạo thời cơ tốt cho công cuộc giải phóng của nhân dân ta. Năm 905, nhân lúc đế chế Đường suy sụp, chính quyền đô hộ ở nước ta bị lung lay nghiêm trọng, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại quyền dân tộc, tự xưng là tiết độ sứ. Sự thành lập chính quyền tự chủ này là một thắng lợi lớn lao mở đầu một giai đoạn đấu tranh quyết định tiến tới độc lập hoàn toàn.
 
Chiến công năm 931 của Dương Đình Nghệ và đặc biệt là chiến thắng Bạnh Đằng năm 938 của Ngô Quyền là những trận đánh cuối cùng toàn thắng của dân tộc ta trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá, giành độc lập dân tộc. Trải qua biết bao thành công oanh liệt và thất bại đẫm máu, cuộc chiến đấu kéo dài hơn mười một thế kỷ để tự giải phóng của dân tộc ta cuối cùng đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Vì đâu, trong khi hàng loạt quốc gia Bách Việt lần lượt bị thôn tính và bị xoá tên trên bản đồ, mà dân tộc ta thì lại đập tan được mưu đồ đồng hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc, giành lại non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại? Trong lịch sử thế giới có dân tộc nào khác bị mất nước hơn một ngàn năm mà đã giành lại độc lập bằng sức mạnh tự giải phóng của chính mình? Đặt trong bối cảnh chung của đêm trường Bắc thuộc mới thấy hết giá trị và ý nghĩa của thành quả đấu tranh, càng thấy rõ hơn những bước trưởng thành của phong trào giải phóng của cả dân tộc.

Mất nước trên mười một thế kỷ thật là đêm trường khủng khiếp, là nỗi đau thương nhất trong mọi nỗi đau thương. Nhưng không cam tâm chịu làm nô lệ, không chịu khuất phục, nhân dân ta đã biết phát huy những thành quả của thời đại dựng nước, đấu tranh kiên trì, anh dũng, mưu trí và sáng tạo, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, cuối cùng giành thắng lợi vẻ vang. ách đô hộ ngoại bang bị xoá bỏ.
 
Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Di sản văn hoá và bản sắc dân tộc được bảo tồn. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài biến một đêm trường hận thành khúc ca anh hùng toả sáng những phẩm giá cao quý và sức sống kỳ diệu của dân tộc ta.

Và, cũng chính qua cơn thử lửa kéo dài hơn ngàn năm đó, truyền thống quân sự, lòng yêu nước, tinh thần cố kết của dân tộc càng được tôi luyện, trưởng thành và phát triển, một cơ sở mới của nền văn hoá cứu nước - giữ nước Việt Nam nảy sinh. Tất cả đã thể hiện một chân lý vĩ đại: Dân tộc Việt Nam là người chủ nhân của non sông đất nước Việt Nam, khi đã đoàn kết lại và đứng lên chiến đấu thì nhất định có đầy đủ khả năng chiến thắng mọi kẻ thù. Lịch sử quân sự dân tộc giai đoạn từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X, là những trang đầy đau thương, tủi nhục, nhưng cũng đầy anh hùng bất khuất; là một minh chứng hùng hồn cho chân lý vĩ đại ấy.
 
Chiến thắng Bạch Đằng cuối năm 938 của quân, dân ta do Ngô Quyền lãnh đạo đã kết thúc hoạ mất nước kéo dài trên mười một thế kỷ, đã khép lại trang lịch sử quân sự giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc của dân tộc ta. Lịch sử quân sự dân tộc lại tiếp tục diễn trình của nó. Sau chiến công này, những trang sử mới bắt đầu.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ dân tộc độc lập và thịnh vượng, thời kỳ quân và dân ta có điều kiện xây dựng tiềm lực quốc phòng, tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền đất nước. Nhân dân ta viết tiếp những trang sử mới của kỷ nguyên văn minh - kỷ nguyên Đại Việt với những thành tựu lớn lao trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ công. .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:43:15 pm »


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

VỀ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

I. NGỌC PHẢ, THẦN TÍCH VỀ HAI BÀ TRƯNG.

1. Ngọc phả của hai làng Hạ Lôi và Hát Môn (1)

Bản của Hạ Lôi có tên là Nam Việt Trưng Nữ Vương Trắc Nhị nhị vương ngọc phả cổ lục. ở cuối có ghi năm tháng cùng với tên họ của người soạn, người sao ngọc phả: Hồng Phúc nguyên niên (1572) chính nguyệt, sơ thập nhật, hàn lâm viện đông các đại học sĩ (thần) Nguyễn Bính phụng soạn:

Vĩnh Hựu tam niên (1737) nhị nguyệt, cát nhật, quản giám bánh thần tri điện, hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng thảo đặc cổ bản Tôn sao; Tự Đức nhị thập lục niên (1874) chính nguyệt sơ thập nhật đồng xã Tôn sao.  Như vậy, bản ngọc phả này được phép lại vào năm 1874.
 
Bản của đền Hát Môn cũng có tên gọi, có niên đại, có soạn giả y như bản Hạ Lôi. Như thế thì về nội dung hai bản này phải hoàn toàn giống nhau mới phải. Nhưng ở đây, bản Hát Môn ngoài ba chỗ có thêm chú thích thì còn có hai đoạn khác hẳn bản Hạ Lôi. Đó là điều hơi lạ. Có thể đoán rằng trong hai bản có một bản gốc còn bản kia là do người chép lại ở địa phương đã thay đổi, thêm bớt một số tình tiết theo sự hiểu biết riêng cá nhân hoặc theo truyền thuyết ở địa phương mình. Nhưng do chưa thể xác định được điều này nên dưới đây chúng tôi tạm dịch toàn văn bản Hạ Lôi chỉ vì bản này có số chữ nhiều hơn.

Gặp chỗ bản Hát Môn kể khác thì chúng Tôi chua ngay chỗ khác biệt đó ở cuối trang. Như vậy cùng một lúc bạn đọc có thể theo dõi cả hai bản ngọc phả. Cũng xin nêu thêm là do chưa thể giám định - cả văn bản lẫn nội dung - nên việt giới thiệu hai văn bản này chỉ nhằm mục đích cung cấp cho bạn đọc những tư liệu thần tích cơ bản về Hai Bà Trưng mà lâu nay có khá nhiều người cho là đã bị mất hẳn - và cụ thể thì ở hai địa phương trên cũng không còn lưu giữ được thật (2).

2. Nam Việt Trưng Nữ Vương Trắc Nhị nhị vương ngọc phả cổ lục.

Nhớ xưa, tới cuối triều Hùng, thế nước cáo chung, truyền  đến Huệ Vương, đã là 18 đời; hưởng nước dư 2000 năm, đã là dài lâu. Duệ Vương không có con trai nối dõi, nên cho vời Thục An Dương Vương vốn là cháu xa của các vua Hùng và là con của Ai Lao bộ chủ đến truyền ngôi cho. Thục Vương phụng mệnh, nối họ Hùng, kế trị ở ngôi 60 năm. Thiên hạ thái bình, binh mạnh nước giàu, thấu suốt đạo Sơn Nam hạ và quận Cửu Chân.

Khi đó Triệu úy Đà nhà Tây Hán sang xâm lược, Thục Vương bị bại. Nước Nam lại thuộc nhà Hán. Trải qua Văn Đế, Vũ Đế, tới Kiến Xương (sửa là Vũ) Tô Định làm thái thú nước Nam. Hắn hiếu sát tham tàn, bạo ngược hại dân, mọi người oán hận. anh hùng bốn bể đều phải phẫn nộ.  Có Hùng Lạc tướng quân dòng dõi Lạc Long Quân, ngày ấy đã ngoài 60 tuổi. Vợ là Trần Thị Đoan cũng ngoài 40 tuổi.  Vậy mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà Trần nằm mơ thấy một đoá mẫu đơn trong cung trăng nở hai bông. Sau đó bà có mang. Đến ngày mùng một tháng tám năm Giáp Tuất trời bỗng tối sầm, trong phòng thì gió thơm ngào ngạt, khí lành phát sáng. Bà trở dạ sinh hai gái, mặt như gương ngọc, sắc như bình vàng, mày ngài, mắt phượng, má phấn, môi son, quả là tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải là hạng con gái tầm thường. Ông bà chăm chút hai con, đến năm hai con lên ba tuổi, đặt tên là Trắc nương, Nhị nương công chúa.


(1)  Ở Thư viện Khoa học xã hội có một bộ sưu tập các thần tích do hương lý chức sắc các làng ở Bắc Bộ gửi nộp cho Trường Viễn Đông bác cổ vào năm 1938. Những thần tích này hoặc là bản có từ xưa (bản cổ). Trong kho tài liệu này có bản ngọc phả của làng Hạ Lôi (Yên Lãng) và bản ngọc phả của làng Hát Môn.
(2). Ông Trần Quốc Phi trong bài mở đầu cuốn Truyền thuyết Trun.g Vương (Chi hội Văn học dân gian tỉnh Vểnh Phú xuất bản, 197 có viết: “Đáng tiếc là trong kháng chiến chống Pháp, giặc Pháp và bè lũ tay sai đã phá hoại (làng Hạ LôD... làm mất ngọc phả”.  ông Nguyễn Quang Ngọc trong bài Hà Nội với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung trên báo Hà Nội Mới ngày 7-10-1979 có viết: “Rất đáng tiếc là thần tích Hát Môn không còn nữa”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #144 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:48:01 pm »


Chú: Thời đó con cái vua chúa và các quan lang phụ đạo, trai thì gọi là hoàng lang, gái gọi là công chúa (Lời chú này không rõ của ai, Nguyễn Bính hay Nguyễn Hiền? T.G). 

Từ đó năm tháng thoi đưa, hai chị em đã 1o tuổi. Nhan sắc nghiêng thành, tư dung tuyệt thế, làm say hoa đắm nguyệt, cá lặn chim sa. Cả hai văn võ kiêm toàn, tài trí như thần, kiếm cung đều giỏi, cầm kỳ đều hay. Ai cũng coi là thế thượng thân thiên, nữ trung hào kiệt.

Năm Trắc nương 19 tuổi, gả về Chu Diên, huyện lệnh Thi Sách. Vợ chồng hoà hợp được vài năm. Thi Sách bị Tô Định giết hại. Trắc nương cảm nghĩa chồng, căm giận giặc Tô, nuôi chí báo phục, mới dành chứa binh lương, chiêu mộ anh hùng hào kiệt. . . Bà thường nguyện: bốn bể anh hùng hãy tới giúp chúng tôi trừ Tô Định, lấy lại non sông.  Một ngày kia, Trắc nương phong em làm Quốc Khôi công chúa (1). , sai truyền hịch chiêu dụ phụ tướng nữ binh trong thiên hạ tới phù tá. Quốc Khôi phụng mệnh. Trong 15 ngày phụ tướng nữ binh anh tài trí dũng có dư 2.000 người kéo tới ứng mộ, cho làm nội giá.

Lại nói Trưng Vương khởi binh được một năm, tướng sĩ nam nữ tới ba vạn người, hội tại Phong châu thành bên sông Bạch Hạc. Trắc nương xưng là Trưng Nữ Vương, mổ trâu, ngựa khao quân, phong tước mệnh, phân phẩm trật cho chư tướng. Các đạo nội giá đều là nữ, đông tới 2.000 người.  Ngay ngày hôm đó, cử binh đến cửa Hát Giang, đại hội ở bãi Trường Sa, Trưng Nữ Vương điểm binh sĩ, lập đàn kỳ đảo thiên địa bách thần (2).  .

Khấn rằng: “Nguyện trời đất bách thần phù trì: Thiếp tôi là nữ nhi, lòng thù dấy nghĩa, những mong trừ Tô Định là kẻ khác nòi giống. Hắn đối với dân rất bạo ngược dạ sói lang hình dê chó, nhiễu loạn non sông làm sinh dân nghiêng ngửa. Thiếp tôi lòng đau nghĩ tới tính mệnh mọi nhà mà khởi binh trừ Tô Định. Nguyện trời đất bách thần phù trị giúp đỡ cho thành công. Đức ấy dài vậy”.
 
Khấn xong, bỗng trên đàn mây đen bao phủ, gió mưa dữ dội, cờ xí phần phật bay, chỉ về phía đất giặc. Trưng Nữ Vương cùng bách quan lễ tạ.

Cùng ngày, Trưng Nữ Vương cử binh tiến về huyện Chu Diên thuộc phủ Tam Đới (3).  Thời gian đó Tô Định xây thành Chu Diên. Trưng Nữ Vương tiến đến trang Cổ Lôi, lập đồn binh cự chiến Tô Định. Lúc đó trang Cổ Lôi các họ đều theo hai bà (4). còn chọn thêm 27 cô gái tài ba đi theo hầu nội giá.  Đến ngày mùng bảy tháng giêng, khao quân trong vòng 10 ngày. Sau đấy binh tướng chia các đạo đánh thành Tô Định. Bốn mặt la hò, các đạo cùng tiến, lửa đốt tứ bề.  Tô Định không kịp dàn binh, bỏ chạy ra ngoài thành.  Trưng Nữ Vương và chư tướng tiếp đến. Tô Định đại bại, chạy thẳng. Trưng Nữ Vương đuổi Tô Định đến Cổ Lôi trang, nơi đây đã có lập sẵn đồn binh. Phục binh đổ ra. Quân Tô binh tướng chịu chết, hơn 1.000 tên bị mất đầu. Đất Cổ Lôi máu chảy thành sông, xương cốt cao như núi. Tô Định chạy về bắc ngạn.

Trưng Nữ Vương lấy lại ngoài 60 thành, thu phục cõi bờ. Từ đó Nam bang nhất thống. Trăm quan đón xa giá Trưng Nữ Vương vào thành Chu Diên, bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Vương, phong em là phó vương. Từ đó thanh bình.  Trưng Vương lập đô thành tại đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên (5). Ở Cổ Lôi trang, Trưng Vương lập một hành cung, năm tháng ban yến tiệc tại xứ Đầu Bàng thượng là một dải đất có thế đẹp như một nhị sen hoá thành nơi chim phượng quần hội, gò đống bao bọc lấy minh đường, sông nước nhiễu quanh xinh đẹp .


(1).    Bản Hát Môn: “Bình Khôi công chúa”.
(2).    Bản Hát Môn thêm lời chú thích: “Nay, ngày mùng bốn tháng chín đại tế tam sinh là do ngày này mà có”.
(3).  Bản Hát Môn thêm ìờ chú thích: “Nay là phân phủ Vĩnh Tường”. Chi tiết này chứng tỏ bản Hát Môn được sao lại sau năm 1832 là năm tách hai huyện Yên Lạc và Yên Lãng đặt làm phân phủ Vĩnh Tường.
(4).  Bản Hát Môn thêm lời chú thích: “Nguyên tên cổ là Cổ Lai, sau cải là Cổ Lôi, sau nữa mới cải là Hạ Lôi” (chú thích này nhầm, vì chính ra là: Cổ Lôi - Cổ Lai - Hạ Lôi)..
(5). Bản Hát Môn chép khác hẳn: “Trưng Vương lập đô tại Mê Linh (nay là Hạ Lôi, yên Lãng), đổi ra họ Trưng, đặt quốc hiệu là Triệu, lấy Cổ Lai làm thang mộc ấp, sửa hành cung, phong hầu cho năm họ, chốn cỏ rậm thành triều đình. Dân chúng không ai ngờ lại có ngày như vậy, thật rạng rỡ uy nghi, bốn phương ngưỡng vọng, thoát tai ách, được thái bình. Từ đấy nước Nam yên vui. Trưng Vương ở ngôi bốn năm, rừng vắng hổ báo, nước chẳng ba dào...” (trở đi giống như bản Hạ Lôi).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #145 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:55:53 pm »


Lại nói từ Trưng Vương ở ngôi, dân Cổ Lôi được ban họ tên, ra vào cung điện, quan tước đầy triều, vua tôi đồng đức. Thiên hạ thanh bình. Trăm họ Âu ca. Không ai không thoả lòng về cuộc sống. Không một vật nào là không được nuôi dưỡng.

Trưng Vương ở ngôi ba năm, rừng vắng hổ báo, nước chẳng ba đào, vua sáng tôi hiền, thiên hạ đều ái mộ. Đức như núi cao biển rộng, khác nào trời Nghiêu ngày Thuấn . . .  Lại nói Hán Quang Vũ nghe nước Nam có vua đàn bà, bên sai phục ba tướng quân Mã Viện đưa quân sang đánh nước ta.  Quân Hán hơn 10 vạn, tướng 3.000 viên, rầm rộ tiến tới biên giới. Quân thủy cũng gồm trên một vạn thuyền đi theo sông Giang, Hán. Lại có thêm hàng vạn ngựa chiến kèm theo.

Nhận được thư cáo cấp của biên quan, Trưng Vương cử tướng tuyển binh (chú: Cổ Lôi có năm tướng thuộc năm họ được phong hầu) . Trên 30 viên danh tướng được phái đến các đạo ải quan cự chiến.

Qua vài năm, quân Hán thường thua, vừa chết trận, vừa   chết bệnh tới quá nửa, lùi về Giang, Hán, dâng biểu lên vua Hán (1). Quang Vũ cho thêm 15 vạn binh.

Trưng Vương nghe tin quân Hán lại vào cõi, cùng em là Bình Khôi công chúa thay đai giáp nam giới, cưỡi ngựa cầm gươm cùng các nữ tướng tuỳ tòng 500 người cũng mặc áo quần nam tướng và 1.000 tướng nam ra nghênh chiến. Qua vài tháng, hai bên đánh dư 10 trận không phân thắng bại.
 
Tới một ngày, quân Hán tiến tới phủ Hạ Hồng, Hải Dương, nơi đó quân Trưng Vương đã lập đại đồn. Mã Viện phân các đạo bao vây tứ phía. Hai bà không kịp bày trận, liền lên ngựa dẫn cánh quân thủ túc xông ra phá vây, chém được vài chục viên tướng Hán. Bỗng trời nổi gió dữ thổi tung cân đai, làm lộ hình là nữ. Quân Hán thấy vậy reo to lên: “Vua đàn bà, tướng đàn bà, ta nhất định bắt sống”. Chúng cởi hết quần áo xông vào. Nữ quân Trưng Vương hổ thẹn chạy toán loạn.
 
Trưng Vương cũng phi ngựa chạy, đến Thạch Thành huyện thuộc phủ Kinh Môn, hai chị em thúc ngựa phi lên đỉnh núi và hoá. Đó là ngày mùng tám tháng ba. Lúc đó trời u ám tối sầm gió mưa gầm rít. Quân Hán rút chạy về thành.  Từ đó nước ta lại bị Đông Hán đô hộ.

Nói về các bề tôi của Trưng Vương, cảm công đức của bà đứng ra tu sửa hành cung (nơi ban yến tiệc) thành đền miếu phụng thờ.

Năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) mùng 10 tháng giêng, hàn lâm viện đông các đại học sĩ, bề Tôi là Nguyễn Bính phụng soạn.

Năm Vĩnh Hựu thứ ba (1737) ngày lành tháng hai, quản giám bách thần tri điện, hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền xét riêng bản cổ mà sao lại.

Năm Tự Đức thứ hai mươi sáu (1874) mùng 10 tháng giêng, đồng xã sao lại.


(1). Bản Hát Môn chép khác: “lùi về Giang, Hán. Viện có ý lo sợ Hắn nhớ lời em Thiếu Du nói dạo trước, cái ngày da ngựa bọc thây có thể là lúc này chăng! Viện tâu vua Hán xin viện binh.  Quang Vũ cấp thêm cho mấy vạn lính.
Lúc này quân Trưng Vương đóng ở Hải Dương, Hạ Hồng Phủ. Mã Viện hợp binh lại đánh. Qua mấy tháng xảy ra vài chục trận không phân thắng bại. Bỗng một trận gió mạnh nổi lên làm loạn quân ta, không giống như trận gió ngày trước ở đàn thề. Thế không giữ được, Vương cùng phó vương lui giữ Cấm Khê. Viện tiến quá Đông Kinh, quân đến hồ Lãng Thị - Chợ Ngân), đóng tại đó, thề không đội trời chung với giặc. Bỗng hiện một người vận triều phục, tâu rằng: ‘phụng mệnh Thượng đế ở dương trần đã lâu. Nay vận số đã hết, thỉnh xe rồng về chầu trời. Chốn thủy cung sẽ là nơi lăng tẩm mộ phần”. Vương biết số trời khó tránh. Anh hùng không luận ở thành bại. Ngày mùng tám tháng ba, Vương và bà em gieo mình xuống Hát Giang, anh hồn thường giúp dân giúp nước. Dân nhớ công ơn lập miếu thờ. Hồng Phúc năm thứ nhất...(trở đi giống bản Hạ Lôi).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #146 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 10:12:26 pm »

II- VĂN BIA VỀ SỰ TÍCH HAI BÀ TRƯNG

Cho đến nay, trên toàn khu lưu vực sông Hồng chỉ mới biết có hai tấm bia nói về sự tích hai bà. Hai tấm bia này lại cùng một nơi: đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng - nội thành Hà Nội), ra đời cách nhau tám năm. Cả hai đều có tên là Trưng Vương sự tích bia ký.

1. Bia ghi sự tích Trưng Vương.

Trên đời có những sự nghiệp kỳ lạ, làm cho người ta không thể ngăn được lòng hâm mộ và xúc động.  Nước Đại Nam ta, từ đời Hồng Bàng đến đời Lê, trước sau trong khoảng mấy ngàn năm, có những bậc anh hùng nối tiếp nhau chiếm cứ các vùng châu thổ, dựng nên các triều chính thống như bốn họ Đinh, Lý, Trần, Lê.
 
Than ôi ! Đấng trượng phu là phải như thế!

Trong nữ giới mà trượng phu, chính là Hai Bà Trưng, hai bà là con Lạc tướng, cháu Lạc Vương, vốn không phải người thường. Nhưng từ khi nước Văn Lang bị mất, thế nước thuộc về nhà Thục, nhà Triệu, rồi đến nhà Hán, lệ thuộc nước ngoài hơn hai trăm năm. Việc ấy không cần bàn luận. Thêm vào đó, bọn thái thú nhà Hán hoành hành bạo ngược, những bậc hào kiệt chưa ai nổi dậy. Buổi ấy, trong nước eo việc kỳ lạ lắm thay. Đó là việc Bà Trưng chị vì chồng, Bà Trưng em vì chị, xắn cánh tay, hô một tiếng, bọn thái thú bạo ngược bỏ chạy.

Trong khoảng vài ngày, bình định được hơn năm mươi thành, oai vũ lừng khắp cõi Lĩnh Nam, thanh danh làm rung động đất Hoa hạ. Mặc dầu trí dũng như phục ba mà hai bà vẫn ba lần đánh thắng, thanh thế làm cho người Hán bao phen ngày đêm vất vả.
 
Đến lúc việc chẳng chiều lòng, cùng nhau xắn tay, nhảy xuống sông Hát. Trí tuệ như thế ai mà sánh kịp, tài lược như thế ai mà sánh kịp, nghĩa khí như thế ai mà sánh kịp. Chị em một nhà, anh hùng muôn thuở, hai bà quả là bậc người hiếm có trong nữ giới và việc làm của hai bà cũng khó mà có được trong nữ lưu.

Các đấng trượng phu làm việc vốn không cần bàn luận thành bại, mà việc làm của hai bà lại càng không nên lấy thành bại mà luận bàn. Ngàn đời sau, đọc trang sử cũ, khiến mọi người đều tăng thêm chính khí. Đến bản triều hai bà vẫn được ghi vào nền tự điển.

Ngoài ra, miếu thờ hai bà đâu đâu cũng có, ấy là do uy thiêng của hai bà lưu truyền lại. Tại làng Đồng Nhân, huyện Thanh Trì, từ xưa có lập đền thờ hai bà ở bãi sông. Về sau sông lở, dân làng chọn được một nơi ở Võ Miếu cũ, thuộc thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, được ban cấp hơn sáu mẫu đất để lập đền làm nơi hương đèn - phụng thờ. Việc ấy được vua xuống chỉ chuẩn y. Thế là triều đình đã thể theo nguyện vọng của dân, điều đó có bằng cứ rõ ràng. Còn như việc thi thể không hoá và những điều linh ứng lạ lùng thì đều là những sự truyền miệng thêm thắt.

Nhân tìm được tấm bia bỏ không ở nơi đền mới, người ta cậy tôi viết bài văn, ý muốn mượn bia để truyền lại những việc đó. Tôi cũng mượn bia này để bày tỏ ý kiến, giúp người xem bia hiểu cho đúng. Vậy có bài ký này.

Năm Minh Mạng thứ 21 trong muôn vạn năm, Canh Tý (1840) trung tuần tháng năm ngày tốt dựng bia.  Tiến sĩ khoa Bính Tuất 1826) nguyên đốc học Bắc Ninh, Vũ Hoán Phủ, hiệu Đường Xuyến soạn (1).


                                                                            Theo bản dịch của Lê Thước - Trần Huy Bá
                                                                                 (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 149)

2. Bia ghi sự tích Trưng Vương

Trong khoảng vũ trụ, sự nghiệp kỳ lạ phần nhiều ra từ những khách trượng phu. Phận gái mà làm nên sự nghiệp lạ, chẳng cũng là bậc nữ trượng phu sao? Như thế lại càng đáng ghi lắm.

Nhớ Hai Bà Trưng người châu Phong, cha là Lạc tướng, tổ là Hùng Vương. Kể về dòng dõi kẻ thường không sánh được Huống nữa hai bà đem tấm thân ngọc trắng giá trong,  ôm cái chí tang bồng, hoài bão không phải vừa. Hành động lớn lao chẳng ở đấy thì ở đâu?

Từ khi nước Văn Lang nửa vời sụp đổ, bờ cõi mất về tay Thục, Triệu và Lưỡng Hán đến vài năm. Thêm nỗi ngọn lửa bạo ngược của Tô Định lại lưng trời ngùn ngụt bốc.  Hai bà, vợ vì chồng, em vì chị, bừng bừng nổi giận, cùng  dấy nghĩa binh, ném trâm thoa mà mặc giáp trụ, nhãng gương lược mà cầm gươm đao, không đầy vài tháng mà lược định 56 thành ngoài Ngũ Lĩnh, dựng nước, xưng vương, định đô Mê Linh. Chẳng phải sự nghiệp kỳ lạ là gì đấy?  Đến lúc phải lui về Cấm Khê, tuẫn tiết ở Hát Giang, cũng là bởi trời chứ há nên bình luận anh hùng theo thành hay bại.

Nhưng xét đến gan dạ kia, mưu lược kia, tiết tháo kia thì hai bà thật không thẹn là dòng dõi thần minh.  Sau khi mất, chân thân hai bà hoá thành đá hiển linh ở bến sông Nhị Hà. Năm Đại Định thứ ba (1142) vua Lý Anh Tông sai lập đền thờ ở bãi Đồng Nhân, huyện Thanh Trì để thờ hai bà, rất linh ứng. Các triều đều có sắc phong.  Hoàng triều ta trọng điển lễ, đã phong sắc rồi. Năm trước, đền cũ, hư hỏng vì nỗi sông lở cát bay, đã được chỉ dụ nhà vua cho dời vào thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương để dân xã thờ phụng.

Ngàn thu hương lửa, dằng dặc với trời đất không cùng.  Nay nhân sửa đền, xỉn kinh thuật sơ qua sự tích hai bà để khắc vào đá, truyền lâu dài.

Hậu quân đô thống phủ đô thống rỉnh Hà Ninh tổng đốc Vũ Khê tử Tôn Thất Bật kính ghi.

Năm Tự Đức thứ nhất trong muôn vạn năm (1848) ngày lành, tháng tư. Cử nhân tỉnh Hưng Yên hiện làm đốc họe Hà Nội, Dương Duy Thanh kính soạn (2).

                                                                                          Theo bản dịch của Hoa Bằng
                                                                                     (Tạp chí Tri tân, số 39, 24-3-1942)



(1).  Chính là Vũ Tông Phan (1804 - l862) gốc ở Bình Giang (tỉnh Hải Dương cũ) ngụ tại làng Tự Tháp, huyện Thọ Xương, tức khu vực các phố nhà thờ, cuối Hàng Trống, giữa phố Lê Thái Tổ ngày nay. ông là một danh sĩ của Thăng Long thời đó.
(2). Dương Duy Thanh (1804 - 1861) hiệu là Nhạn Phong, đỗ cử nhân năm 1828, người làng Phú Thị, phủ Khoái châu (nay là huyện châu Giang, tỉnh Hưng Yên), là một nhà giáo dục nổi tiếng đồng thời là một nhà thư đặc sắc. Người bấy giờ khen là một trong ‘quốc sĩ tứ kiệt”.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 10:23:54 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #147 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 10:35:42 pm »

III. MỘT SỐ DI TÍCH VỀ HAI BÀ TRƯNG

1. Đền Hạ Lôi.

Đền ở về rìa phía đông nam làng Hạ Lôi. Ở địa phương này, có người nói ngôi đền ấy dựng trên nền nhà cũ của bà mẹ hai bà, cũng có người nói trước đó là miếu thờ Thi Sách, sau mới mở mang thành đền thờ Thi Sách và hai bà.
 
Đền Hạ Lôi bắt đầu có từ bao giờ thì không thể nói chắc được, chỉ biết là chiếu theo thực trạng hiện nay thì từ quy cách kiến trúc đến đồ thờ tự, trang trí đều không vượt quá thế kỷ XIX.
 
Đền xây trên một khu đất rộng thoáng, giữa cánh đồng cao, nhìn ra đê sông Hồng. Cổng đền đẹp, trên khung cửa chính có bức hoành mang bốn chữ “Ly chiếu tứ phương” (ánh sáng chiếu ra bốn phương). Sau cổng là một vạt sân rộng, cuối sân có hồ bán nguyệt. Trên bờ hồ là nhà tiền tế. Tại đây có một tấm bia và một cái chuông nhưng không cổ lắm. Bia có tên là Cải chính miếu hướng bi ký (Bia về việc sửa lại cho đúng hướng miếu) nói về việc sửa đổi hướng đền, khắc năm Thành Thái thứ nhất (tức năm 1899). Chuông thì có dòng niên đại đúc là năm Gia Long thứ hai tức năm 1803 (như vậy, diện mạo và hướng đền ngày nay mới có từ năm 1899).
 
Phía trong nhà tiền tế là hậu cung. Tại đây trên bệ thờ vốn đặt tượng Bà Trưng Trắc và tượng ông Thi Sách, đặt ngang hàng. Theo tờ khai của hương lý làng này (tháng 4-1938) thì, đời xưa đó là hai pho tượng bằng đất luyện, đến năm Gia Long thứ 11 (tức năm 1822) mới thay bằng tượng gỗ. Đặt bên ngoài tượng là bài vị Bà Trưng Nhị. Bài vị này bằng đá tạc (như vậy ở đây thờ vợ chồng Thi Sách là chính). Nhưng hai pho tượng gỗ và bài vị đá ấy đã bị bọn tay sai giặc Pháp phá hủy vào thời gian đầu của cuộc kháng chiến (1947 - 1948). Từ ngày hoà bình lập lại (năm 1954) dân làng mới nhờ người vẽ lại hình hai pho tượng hai bà ở đền Đồng Nhân đem về treo ở hậu cung.

Ở hậu cung và nhà tiền tế có một số hoành phi, câu đối.  Hai bức hoành phi giàu ý nghĩa tự hào là bức “nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) và “Hoàng đế từ” (Đền đức vua).  Đôi câu đối có niên đại xưa nhất là của Vĩnh Tường tri phủ Nguyễn Thái cung tiến năm Tự Đức Tân Tị, tức năm 1881:

                                               Bất thế anh hùng vương tỷ muội
                                                       Nhưng liền cơ chỉ tuế xuân thu


Nghĩa là:

                                        Vua chị vua em, hào kiệt thế gian khó sánh. 
                                                Còn nền còn móng, xuân thu hương lửa dài lâu.


Một câu đối khác cũng khá chỉnh là của huấn đạo Phạm Quang Tiến (đứng liên danh với đồng tri phủ và thương biện phân phủ Vĩnh Tường) soạn năm Duy Tân Canh Tuất, tức năm 1910:

                             Sổ thiên niên Diên quận cố đô, uất uất thông thông giang sơn ngô thổ.
                                   Thập bát thế lạc Hùng di trụ, oanh oanh liệt liệt tỷ muội nhất môn.


Nghĩa là :

                             Mấy ngàn năm Diên quận đô xưa (1) đất nước nhà ta vẻ vang rục rỡ.
                                   Mười tám đời Lạc Hùng dòng cũ, chị em một cửa hiển hách vang lừng.


Ngày trước, hằng năm việc tế lễ chủ yếu là vào những ngày mùng sáu tháng giêng tương truyền là ngày yến hạ khao quân, ngày mùng một tháng tám là ngày sinh và ngày mùng tám tháng ba là ngày hoá của hai bà. Nhưng lễ lớn nhất là ngày mùng sáu tháng giêng, thường được bà con các làng lân cận gọi là “ngày hội Hạ Lôi”. Vào ngày hội này có lệ cúng bánh dày và có rước kiệu. Chính đám rước ấy là “cái đinh” của ngày hội.

Từ trong đền ba cỗ kiệu được rước ra công, kiệu Thi Sách đi trước, đến kiệu Bà Trưng Trắc, sau cùng là kiệu Bà Trưng Nhị. Nhưng ra đến đường cái - ở đây gọi là đường Trống quân - thì kiệu Thi Sách lại dừng lại để kiệu hai bà tiến lên trước (gọi là giao kiệu) vì theo lễ “nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần”, nghĩa là “trong việc nhà là anh em, ra ngoài việc nước là vua tôi”.

Điều hấp dẫn là các đô tùy khiêng hai cỗ kiệu hai bà đều là nữ đồng trinh, những cô gái mười tám, đôi mươi chưa chồng, đã qua sự tuyển chọn nên cô nào cũng xinh và nhất là vóc người và tầm cao thì đều tăm tắp như nhau.  Mỗi cỗ kiệu có 32 đô tùy chính, 32 đô tùy dự bị, lại còn thêm hàng chục cô cầm tàn, cầm lọng, cầm các đồ lễ bộ. Như vậy là có tới khoảng một trăm rưỡi cô gái tham gia vào đám rước, cô nào cũng xinh, trang phục ngày hội.

Kiệu Thi Sách thì do đô tùy nam khiêng, cũng đủ lệ bộ, khoảng bảy chục người.

Đám rước đi trên đường Trống quân, ra đường cái, rồi tiến về dinh để “hội đồng” với bốn vị thành hoàng Đô, Hồ, Bạch, Hạc và ông thánh Cốt Tung.

Có tài liệu viết rằng, đám rước này ra sông Hồng lấy nước giữa dòng cho vào một cái choé đem về để dùng làm lễ tắm tượng (mộc dục) và dâng cúng quanh năm. Nhưng hỏi tất cả các vị cố lão trong làng thì không hề có chuyện này.  Thực ra, nghi thức lấy nước đó chỉ là của đám rước đền Đồng Nhân (sẽ nói ở phần sau).

Có tài liệu viết là đồ tế khí ở đền Hạ Lôi đều sơn đen.  Cũng không phải ? Đồ thờ ở đây như kiệu, ngai . . . đều sơn son thếp vàng và cờ quạt đều bằng vải lụa ngũ sắc. Ở Hạ Lôi này chỉ có đền thờ Cốt Tung mới kiêng màu đỏ.


(1) Đây là tác giả quan niệm, làng Hạ Lôi này vốn thuộc huyện Chu Diên. 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 10:37:55 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #148 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 10:56:01 pm »

2. Đền Hát Môn

Làng Hát Môn nay thuộc xã Hát Môn, ở huyện Phúc Thọ. Đền thờ hai bà, thường gọi là miếu Hát, nằm ở rìa phía đông bắc làng, mé trong đê sông Hát.

Ngay chân đê là một hàng bốn cột hoa biểu đồ sộ, trên cột có khắc nhiều câu đối. Từ đây vào đền còn khoảng non trăm bước. Tương truyền ngày hai bà khởi binh, đàn thề đã lập tại đây.

Ngày ấy chưa có đê, chưa có các xã Vân Nam, Vân Phúc nên dòng Hát Giang chảy không xa nơi lập đền thờ là mấy. Theo lời kể ở địa phương thì đền này được lập từ đời Tiền Lê, nhưng đó cũng là lời truyền miệng chứ không có giấy mực ghi chép.

Theo Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái thì dường như đền Hát Môn được lập ngay sau khi hai bà hy sinh.
 
Việt điện u linh: “Hai bà thua trận và cùng mất thổ nhân thương tiếc lập đền thờ tại địa hạt huyện An Hát”.
 
Lĩnh Nam chích quái: “Hai bà thế cô, bị hại trong trận. Người trong châu thương cảm, lập miếu ở cửa sông Hát”.
 
Lại cũng hai sách này cho biết “đời Lý Anh Tông (1138 - 1175) gặp đại hạn, vua sai sư Tĩnh Giác lên đền cầu mưa, quả nhiên ứng nghiệm”.

Như vậy, từ trước thế kỷ XII ở Hát Môn đã có đền thờ hai bà, nhưng nói rằng đền này có ngay sau khi hai bà tử trận thì còn phải khảo sát kỹ càng hơn mới khẳng định được (1).

Cứ theo quy cách kiến trúc và đồ thờ tự thì diện mạo hiện nay là có từ cuối thế kỷ XIX, đúng như lời kể của một tấm bia dựng ở hành lang (sẽ nói tới sau).

Tại nhà tiền tế có một bức hoành phi khắc bốn chữ “Lạc Hùng chính thống” có ý biểu dương sự nghiệp của hai bà là đã nối lại nền chính thống của các vua Hùng ngày trước.

Về câu đồi có một đôi bằng chữ Nôm khá đặc sắc:

Giặc Bắc đền nhà, gia quốc thù chung hai nữ tướng
Trời Nam có chủ, non sông riêng gánh một bà vua.

                                                                                                (Cử nhân Dương Bá Trạc)

Nhưng đôi câu đối mà nhiều người biết đến là đôi sau:
 
Đồng trụ triệt hoàn Giao lĩnh trĩ.
Cấm Khê doanh hạc Hát Giang trường 

                                                                              (Khuyết danh)
Nghĩa là:

Đồng trụ gãy hay còn, núi non Giao Chỉ vẫn vững.
Cấm Khê đầy hay cạn, sông nước Hát Giang vẫn dài.

 
Ở hậu cung không có tượng mà chỉ có bài vị và là bài vị Hai Bà Trưng. Không có bài vị của Thi Sách. Như thế. nơi đây chỉ thờ có hai bà.

Thêm một điểm khác với bên Hạ Lôi (Yên Lãng) là thần tích thì chép hai bà tự vẫn ở Hát Giang nhưng đồ thờ phụng, hoành phi, câu đối, hương án, long kiệu... đều phải sơn đen. Không có màu đỏ. Ngày trước có lệ định là ai bước chân vào đền cũng phải cởi bỏ mọi thứ trang phục màu đỏ (như thắt lưng, khăn, yếm . . .) .

Như vậy, lệ định này chấp nhận giả thuyết hai bà chết về gươm đao.  ở Hát Môn có lệ cởi hội vào ngày mùng tám tháng ba; tục truyền là ngày hai bà hy sinh.

Thuở trước, tiệc cúng khá đặc sắc: tiệc bánh trôi, còn gọi là bánh tù tì. Nhưng tiệc này không phải là dựa vào sự tích Giới Tử Thôi bên Trung Quốc như quan mềm khá phổ biến xưa nay (2). Ở đây là dựa theo sự tích bà Âu Cơ sinh trăm trứng. Cho nên bánh cũng nặn thành trăm chiếc hình trứng chim.


 (1). Theo lời kể từ xưa truyền lại ở đây (qua đời khai của hương lý làng này tháng 4-1938) thì trước khi thờ hai bà, làng Hát Môn thờ thần Bạch Thạch, cao như cột định. Bạch Thạch là đá trắng.  Phải chăng đó là ký ức của một thời cổ đại còn thờ cúng cự thạch hoặc linga.
(2) Đời Chiến quốc, Giới Tử Thôi phò tá Trùng Nhĩ lúc còn hàn vi Khi lên làm vua, Trùng Nhĩ quên Giới. Giới ẩn trong rừng. Có người nhắc, Trùng Nhĩ cho người đi gọi, nhưng Giới không ra.  Trùng Nhĩ ra lệnh đốt rừng. Giới cũng không ra và chịu chết cháy.  Sau đó người Trung Hoa có lệ không nhóm bếp vào ngày Giới chết, ngày mùng ba tháng ba; vì vậy từ ngày hôm trước họ làm bánh trôi để ăn vào ngày này. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #149 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:15:46 pm »


Lễ xong, dân làng đem 49 chiếc đặt trong bông hoa sen đưa ra sông Hát (khi còn là một sông lớn) thả cho trôi xuôi. Tục này có lẽ để nhắc lại hai bà là dòng dõi Lạc Hùng, vì theo thần thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ thì trong số 50 người con theo cha (tức Lạc Long Quân) về xuôi một người ở lại Phong châu, còn 49 người kia đi về các miền khác sinh cơ lập nghiệp thành các Lạc tướng Lạc hầu.  Lạc tướng Mê Linh tương truyền là dòng dõi Hùng Vương (1). 

Ngoài ngày mùng tám tháng ba, ở Hát Môn còn có tiệc lễ ngày mùng bốn tháng chín; tương truyền là ngày hai bà lên đàn thề tế cáo trời đất. Tiệc cúng trong ngày ấy là trâu thui cả con.

Tại đền này có một số bia cổ nhưng nội dung không liên quan gì tới sự tích hai bà. Chỉ là những bia ghi về việc tu sửa ngôi đền. Cổ nhất là bia Cung tiên bản tù nhị vị đại vương giám sát huệ điền bi ký. Bia đã mòn nhiều, người soạn là một tiến sĩ khoa Ất Mùi (1595) làm binh bộ thượng thư (chỗ ghi tên họ bị mờ hết). Kể việc viên quan nội giám cúng ruộng cho đền. Bia khắc năm Vĩnh Tộ thứ ba (1622).

Một bia khác có tên Khắc thạch bi, do Nguyễn Trí Cung soạn. ông này đỗ hội nguyên khoa Quý Mão đời Chính Hoà (1703). Bia khắc năm Vĩnh Hựu Bính Thìn (1736) nói về việc sửa đền.

Bia có niên đại gần nay nhất là Miếu hướng bi ký, do tú tài Hồ Danh Bật soạn năm Tự Đức thứ 35 (1882). Nội dung cho biết đền Hát là nơi quốc tế (vua phải cử khâm sai thay mặt đến tế) nhưng bị hư hỏng nhiều. Dân đóng góp tiền của công sức tu sửa và chuyển hướng đền.

3. Đền Đồng Nhân

Đền Hạ Lôi tương truyền là nền nhà cũ của hai bà. Đền Hát Môn là nơi hai bà hội quân. Còn đền Đồng Nhân được dựng lên do một huyền tích. Huyền tích đã được kể lại trong Trưng Vương lưỡng vị thánh sắc: Sau khi gieo mình xuống sông Hạc (Hạc Giang), hai bà hoá thành tượng đá rực sáng, trôi xuôi đến bãi Đồng Nhân... Vua Lý Anh Tông biết chuyện cho người ra đón rước nhưng không được. Dân làng Đồng Nhân lấy vải đỏ ra đón thì được. Tượng đá lớn và nặng, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay trỏ lên trời, một chân quỳ, một chân ngả. Vua bèn truyền cho dân làng ấy lập đền thờ hai cỗ tượng trên ở bên sông. Đó là vào năm Đại Định thứ ba tức năm 1142 (2).
 
Như vậy, đền Đồng Nhân có từ giữa thế kỷ XII ở sát ngay cạnh bờ sông Hồng. Cũng hai tài liệu trên có kể tiếp là đến năm Gia Long thứ 18 (tức năm 1819) bãi Đồng Nhân bị lở.  Dân Đồng Nhân được phép dời đền hai bà tới làng Hoa Viên thuộc tổng Hậu Nghiêm huyện Thọ Xương, dựng trên nền Tập Võ sở của triều Lê. Rồi người làng Đồng Nhân một phần cũng dời vào cư trú xung quanh đền và lập ra một làng Đồng Nhân mới trên đất làng Hoa Viên (làng Hoa Viên tới khoảng giữa thế kỷ XIX đổi thành Hương Viên, tới đầu thế kỷ XX lại đổi ra là Phương Viên) .

Như vậy, điều chắc chắn là đền Đồng Nhân được xây dựng ở vị trí hiện nay từ năm 1819. Trước đó, đền ở ngoài bãi Đồng Nhân, nhưng theo các chính sử, như Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư, thì đền được làm trên bãi ấy từ mùa xuân năm 1160 chứ không phải 1142 như lời truyền thuyết.  “Canh Thìn năm thứ 21 (1160), mùa xuân, tháng giêng, làm đền hai bà và đền Xuy Vưu ở phường Bố Cái”. Chữ Bố Cái chính ra là Búa Cái (Búa có nghĩa là bến, nay là khu vực có bãi Đồng Nhân).


(1) Có một thuyết khác giải thích lệ tiệc bánh trôi như sau:Trước lúc hai bà xuất quân có một bà lão làm bánh trôi dâng tiến.  Do đó mà có lệ người dân Hát Môn không ai dám ăn bánh trôi trước ngày lễ mùng tám tháng ba, vì như thế là vô lễ, dám hưởng món quà này trước hai bà. Bà lão dâng bánh cũng được lập miếu thờ cạnh đền hai bà.  Như vậy, diện mạo và ngay cả hướng đền ngày nay mới có từ năm 1882.
(2). Trưng Vương lưỡng vị thánh sắc là một cuốn sách chép tay, chỉ có 52 trang, gồm phần ghi lại các đạo sắc phong cho Hai Bà Trưng của các đời vua từ Lê Chính Hoà (1680 - 1705) đến Nguyễn Duy Tân (1907 - 1916) và phần ghi sự tích hai bà. Phần này hoàn toàn là sao lại lịch sử hai bà mà mọi người đều biết. Chỉ ở cuối sách có chép các linh tích, tức các dấu tích linh dị - như kiểu nói về tượng đá kể ở trên - là có giá trị tư liệu tham khảo.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM