Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:23:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 124961 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #170 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:17:59 pm »

Cũng cần phải kể đến loại rìu hình khánh, rìu xoè cân rìa lưỡi cong, hai đầu mũi nhọn, được sử dụng khi đánh gần, chém, bổ quân địch. Một số vùng cư dân Đông Sơn ở miền núi, do tiếp thu kiểu dáng loại rìu hình mỏ neo trong văn hoá Tấn Ninh (Vân Nam - Trung Quốc), thường đúc loại rìu này.

Dao găm là loại vũ khí tuỳ thân rất được ơa chuộng, là loại vũ khí sở trường khi giáp chiến của người Việt. Cho đến nay, chúng ta đã phát hiện được 230 con với nhiều kiểu loại khác nhau. Đáng lưu ý là loại có bản lưỡi hình lá tre có mặt cắt ngang hình bầu dục dẹt hơi phồng ở giữa, hai rìa sắc và có mũi nhọn, chuôi eo có hình trụ, đốc phình ra có hình mấu tre hay hình củ hành tạo cho thế của tay cầm được vững chắc.

Dao găm của các chiến binh dùng đồng bằng sông Hồng có sự tiếp thu và cải tiến từ loại dao găm vùng Tấn Ninh, với bản lưỡi rộng hơn, hai rìa lưỡi uốn lượn làm cho máu của kẻ địch bị đâm thoát ra mạnh hơn khi mũi dao được rút ra, tăng tính sát thương của vũ khí. Các nhà khảo cổ còn tìm được khuôn đúc loại dao găm này ở Làng Cả (Việt Trì) - kinh đô của nước Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương (niên đại tuyệt đối được xác định bằng phương pháp cacbon phóng xạ C14 là 285 + 40 năm Tr.CN.
 
Hình ảnh các chiến binh tay phải cầm dao găm, tay trái cầm mộc mới phát hiện trên hình khắc ở bề mặt thân thạp đồng Đào Thịnh và thân trống đồng Sông Đà.  Số lượng dao găm được phát hiện ở các địa điểm khai quật khảo cổ cũng không nhiều bằng giáo, lao, rìu xéo. Điều đáng lưu ý là các chiến binh vùng đồng bằng sông Hồng ít dùng dao găm như các chiến binh vùng sông Mã, còn vùng sông Cả thì ngược lại. Chỉ riêng khu mộ táng Làng Cả đã phát hiện được 130 dao găm và nhiều khuôn đúc chứng tỏ các con dao tăm này đều được chế tạo tại chỗ.
 
Đối với các chiến binh ở vùng này, dao găm đã trở thành một loại vũ khí sở trường trong các trận phục kích và đánh giáp lá cà sau khi cung nỏ bắn từ xa đã làm rối loạn quân địch là biểu tượng sức mạnh của các chiến binh Làng Vạc, nhiều con dao được đúc, khắc cầu kỳ (nhất là ở phần chuôi) các con vật hung dữ như hổ, báo, voi, rắn . . .

Trong các loại vũ khí đánh gần, kiến ngắn cũng là loại vũ khí được các chiến binh thời Hùng Vương - An Dương Vương sử dụng. Cho đến nay, khảo cổ học mới phát hiện được 10 chiếc, về kiểu loại gần giống như dao găm, sự khác nhau chủ yếu là ở kích cỡ.

Loại dao găm cán có đốc hình thuẫn, lưỡi hình lá mía mới phát hiện được ba chiếc (hai chiếc ở Làng Vạc, một chiếc bị gãy tìm thấy trong đống phế liệu lẫn với các hiện vật khác trong chiếc trống đồng Cổ Loa II ở khu vực Mả Tre). Hai chiếc kiếm ngắn bằng đồng khác có hình giống như dao găm vùng sông Hồng được phát hiện ngẫu nhiên ở Hà Giang và Thái Nguyên.
 
Đáng lưu ý là năm chiếc kiếm có chuôi bằng đồng tìm được ở vùng trung du Triệu Sơn, Thọ Xuân (Thanh Hoá). Chuôi của năm chiếc kiếm này đều đúc tượng người phụ nữ mang khăn áo xiêm bao, đeo vòng trang sức, dáng vẻ ớ nh đạc và quyền quý. Chủ nhân các chiếc kiếm này có thể là các nữ tướng dòng dõi các Lạc tướng có tài cầm quân và chiến đấu anh dũng, mưu trí như nam giới.
 
Những hiện vật quý hiếm đó, phần nào thể hiện được vai trò và truyền thống trong lĩnh vực quân sự của phụ nữ thời Hùng Vương - An Dương Vương. Cây kiếm trong tay các thủ lĩnh còn là biểu tượng của quyền uy. Trên chiếc thạp Đông Sơn tìm thấy trong mộ vua Nam Việt ở Quảng Châu (Trung Quốc) có khắc hoạ hình ảnh cây kiếm Đông Sơn cắm bên bệ ngồi hình trống cùng với viên chỉ huy đang dang tay đánh trống thúc giục đoàn thuyền chiến xông về phía quân thù.

Bên cạnh những loại vũ khí được chế tạo tại chỗ là chủ yếu, chiếm số lượng nhiều nhất, có tính năng, tác dụng và sự lợi hại không thua kém vũ khí của các nước khác, người Việt thời Hùng Vương - An Dương Vương còn biết sử dụng một số loại vũ khí khái như qua đồng (phổ biến ở vùng Trung Nguyên - Trung Quốc); chiếc kiếm chuôi dẹt sản phẩm của người Tây Âu vùng Lĩnh Nam; chiếc giáo lưỡi dài hẹp, họng có gắn vòng khuyên, miệng họng xẻ đuôi cá của cơ dân vùng Vân Nam... Ngoài ra còn một số loại vũ khí bằng sắt được phát hiện như lao, giáo, dao găm, nhiều nhất là kiếm (20 trong số 43 chiếc các loại). Các hiện vật đó cho thấy sự giao lưu và ảnh hưởng giữa các nền văn hóa đã phát triển khá mạnh ở thời kỳ này.

Cùng với vũ khí tiến công, người Việt còn biết làm ra những loại vũ khí dể che chắn khá độc đáo như những tấm mộc bằng gỗ, bằng da hình chữ nhật hay hình cánh cam được khắc hoạ rõ nét trên các hiện vật bằng đồng của văn hoá Đông Sơn. Chiếc mộc duy nhất được tìm thấy trong ngôi mộ  một thủ lĩnh người Lạc Việt ở Việt Khê (Hải Phòng) được làm bằng da, hình chừ nhật, kích thước khoảng 90 x 40 cm hơi cong, lồi. Mảnh da được sơn bằng hai lớp sơn đen, bề mặt trang trí bốn cặp hoa văn vòng tròn đồng tâm vẽ bằng sơn màu đỏ gạch hoặc xám. Khoảng giữa của các vòng tròn có những chiếc núm tròn bằng kim loại, đường kính 7,4cm.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #171 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:20:40 pm »


Một loại vũ khí phòng thân khác của các chiến binh thời kỳ này là những tấm che ngực bằng đồng hoặc bằng gỗ. Sự độc đáo, tiện dụng của loại vũ khí này là rất gọn nhẹ, không to rộng, nặng nề như những chiếc áo giáp của binh sĩ thời chiến quốc ở Trung Quốc hoặc ở La Mã (châu Âu) . . . Chỉ với một lá đồng cong hình chữ nhật kích thước khoảng 26 x 13cm, hoặc một tấm đồng vuông 1 3 x 1 3 cm úp vào ngực là có thể bảo vệ được phần quan trọng nhất trên cơ thể người chiến binh. Sự gọn nhẹ tạo điều kiện cho các chiến binh vận động thoải mái, linh lợi phù hợp với tác phong chiến đấu nhanh nhẹn của các chiến binh Đông Sơn nhất là trong các trận cận chiến.

Một loại vũ khí phòng hộ khác là những chiếc bao tay, bao chân bằng đồng. Bao tay thường có hình nón cụt rỗng, đôi khi mặt bao có nhiều lỗ thủng hình chữ nhật, có khi được đính thêm những nhạc đồng nhỏ. Bề rộng những chiếc bao này khoảng 7cm. Bao chân lớn hơn (rộng 12 cm, đường kính 9 cm).
 
Những chiếc bao tay, bao chân vừa có tác dụng bảo vệ người chiến binh vừa là vật trang sức xuất hiện ở thời điểm đã có ảnh hưởng của văn hoá du mục 1.  

Đối với các thủ lĩnh, một trang bị biểu thị cho quyền uy là chiếc đai lưng có khoá bằng đồng. Cùng với kiếm, những chiếc khâu dùng để đeo kiếm, đeo dao găm... đai lưng được du nhập từ bên ngoài, không phổ biến với người Việt quen ở trần, đóng khố tiện cho sinh hoạt ở vùng nóng ẩm, nhiều sông nước. Riêng chiếc khoá đai bằng đồng là biểu tượng của quyền uy dã được “Việt hoá” bằng cách tạo hình trang trí các con rùa, chim... là những con vật thân quen.

Cùng với vũ khí, các phương thức và phương tiện vận chuyển lương thảo, cơ động lực lượng vũ trang. . . cũng là một mặt quan trọng thể hiện giá trị và truyền thống quân sự của người Việt.

Trên địa hình rừng núi, nhiều sông suối, thuyền, mảng và voi là phương tiện vận chuyển quen thuộc của cư dân Văn Lang, Âu Lạc trong lao động sản xuất như khai thác lâm sản, đánh bắt cá, đắp đê, làm các công trình thuỷ lợi... Khi chiến tranh xảy ra, ngoài những người được sung vào quân đội những người trực tiếp thân gia chiến đấu, lực lượng đông đảo nhất là những người phục vụ, vận chuyển lương thảo cho quân đội. Các phương tiện và cách thức đi lại, vận chuyển hàng ngày trong sinh hoạt và sản xuất đều được sử dụng phục vụ chiến đấu.

Trên các đồ đồng Đông Sơn, chúng ta có thể nhận ra hình khắc các loại thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền ghép bằng những tấm ván khá lớn. Đặc biệt là các thuyền chiến có nhiều tay chèo, có bánh lái rẽ nước có thể chở nhiều chiến binh và cơ động nhanh trong chiến đấu.  Voi là con vật có thể thồ được khối lượng hàng lớn ở địa hình rừng núi. Trên cán một chiếc dao găm được phát hiện ở Làng Vạc chúng ta có thể nhận thấy hình khắc con voi, trên lưng voi là một chiếc trống đồng. Nhiều khả năng người Việt cổ đã biết thuần hoá và dùng voi trong chiến trận.

Hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc ở những thế kỷ sau này có thể đã được nối tiếp từ kinh nghiệm sử dụng voi trong  chiến đấu của các chiến binh thời Đông Sơn. Voi xung trận là hình ảnh hùng tráng đầy chất anh hùng ca của người Việt, là nỗi kinh hoàng đối với quân địch khi đi vào đất Việt. Cùng với voi con trâu, con bò - những con vật rất gần gũi với cơ dân nông nghiệp hẳn cũng được sử dụng để kéo xe, thồ hàng cho các chiến binh trong chiến đấu.

Tài liệu khảo cổ học chưa phát hiện được xương ngựa trong các di chỉ văn hoá thời Đông Sơn. Nhưng ở các di chỉ Vinh Quang, Đông Sơn đã phát hiện những khâu đeo vũ khí bằng đồng thường được lắp bên yên ngựa; ở các mộ táng thời Đông Sơn thuộc khu vực Lào Cai phát hiện những mảnh đồng dùng làm vật trang sức ở phần đầu và mặt của con ngựa chiến . . .

Một vài hiện vật đó, cùng với truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc ân chứng tỏ người Việt đã biết dùng ngựa trong chiến đấu, tuy không nhiều và không phổ biến như các cư dân ở phương Bắc.

Một mặt quan trọng khác thể hiện trí tuệ của người Việt trong lĩnh vực quân sự là cách sử dụng tín hiệu thông tin và truyền tin. Vào thời cổ đại, những nhạc khí thuộc bộ gõ và bộ hơi như trống, kèn, thanh la, tù và... là những phương tiện truyền tín hiệu khá phổ biến.
 
Quan sát các hình khắc trên trống đồng Đông Sơn, hình ảnh đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy là đoàn thuyền chiến đang lướt sóng trong nhịp trống đồng rộn rã. Chiếc trống được kê cao ở vị trí trang trọng, bên cạnh là người cầm dùi đánh trống. Trên thân trống đồng  Bản Thôm, chúng ta còn thấy hình ảnh các chiến binh đang sử dụng chiếc tù và bằng sừng trâu...


1. Có thể con vật tiêu biểu cho cơ dân du mục trên các đồng cỏ là con ngựa cũng xuất hiện trong khu vực cơ trú của cơ dân Văn Lang - Âu Lạc ở thời điểm này.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #172 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:21:49 pm »

Số lượng lớn trống đồng được phát hiện và những hình ảnh đó cho thấy trống đồng, trống da, tù và là những dụng cụ truyền tín hiệu thông tin khá phổ biến của người Việt trong sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu. Sách Tuỳ thư (Địa lý chí) chép:

“ Muốn đánh nhau thì đánh trống đồng, người đến như  mây. Người có trống gọi là Đô Lão, mọi người đều tự nguyện phục tùng”.

Sự phát triển của các loại vũ khí tiến công, phòng hộ, các loại trang bị, phương tiện chiến đấu và phục vụ chiến đấu phản ánh tình hình hoạt động trong lĩnh vực quân sự của người Việt thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương.
 
Chúng ta cũng nhận biết được trí tuệ, trình độ sản xuất, kỹ thuật chế tác của người Việt qua những loại vũ khí vừa đa dạng, vừa lợi hại, vừa hợp với sở trường, cách đánh của người sử dụng nó. Có con người, có vũ khí mới có lực lượng vũ trang.

Do đó, chúng ta cũng có thể hình dung được trình độ tổ chức, trang bị, khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang thời kỳ đó như thế nào. Vũ khí, phương tiện chiến đấu phát triển làm biến đổi nâng cao sức mạnh, hiệu lực chiến đấu của con người, của quân đội. Chúng ta cũng có thể tìm hiểu tư duy quân sự, cách đánh của người Việt đã hình thành, phát triển, trở thành những giá trị, bản sắc văn hoá, truyền thống quân sựđặc sắc của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Nét tiêu biểu và đặc sắc nhất trong truyền thống quân sự của người Việt là toàn dân chiến đấu. Công cuộc mở đất, mở nước, công cuộc chiến đấu để bảo vệ những thành quả đó trước thiên tai khắc nghiệt và giặc dữ đã sớm cố kết cả cộng đồng, thu hút sự tham gia tự nguyện của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Khi nước có giặc, không chỉ có quân đội của vua mà cả dân tộc như trong truyền thuyết Thánh Gióng đã vụt lớn lên, cả nước đều đứng lên chiến đấu. Mỗi làng, chạ, mỗi cụm dân cư là một tổ chức chiến đấu.

Biết dựa vào địa hình, tổ chức chiến đấu một cách linh hoạt, đánh theo kiểu du kích, không dựa vào thành luỹ, phòng tuyến cố định, quen đánh gần, thạo thuỷ chiến, kết hợp giữa mưu mẹo, trí thông minh và sự gan góc, dũng cảm cũng là một nét đặc sắc trong truyền thống quân sự của người Việt...

Gần đây các nhà khảo cổ đã phát hiện những mũi chông hình củ ấu bốn cánh, có ngạnh dài và nhọn bằng đồng ở khu vực thị xã Lào Cai thuộc văn hoá Đông Sơn. Đối với một số dân tộc, chông thường được rắc quanh hào để bảo vệ thành, gây sát thương cho quân địch khi chúng bao vây, tiến công thành. Nhưng ở khu vực Lào Cai, các nhà khảo cổ chưa phát hiện được vết tích thành quách nào.
 
Rõ ràng là người Việt đã rải những mũi chông này ở xung quanh làng bản, trên những hướng quân địch có thể tiến công, nhằm bảo vệ những điểm trọng yếu, nơi ở của các thủ lĩnh. . .

Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược gần đây, ở đâu quân và dân ta cũng vót chông, cắm chông giữ làng, gây khủng khiếp về tinh thần và tiêu hao sinh lực địch.
 
Sự huỷ hoại của thời gian không cho ta thấy được những chiếc chông bằng tre, bằng gỗ từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, nhưng chúng ta cũng có thể đoán định, ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã biết dùng chông để ngăn chặn và đánh giặc.

Đối với người Việt, chông không phải chỉ để giữ thành mà còn để giữ làng, vừa có tác dụng chống thú dữ phá hoại mùa màng trong sản xuất vừa có tác dụng bảo vệ xóm làng, tiêu hao sinh lực địch khi có giặc ngoại xâm. Nó làm chậm bước tiến của địch, tạo điều kiện cho các cư dân trong làng, các dân binh và quân đội của nhà vua cơ động lực lượng, phát triển các cách đánh linh hoạt, lợi dụng địa hình để bí mật, bất ngờ tập kích và phục kích quân địch...

Ở thời kỳ lịch sử này, do những xung đột nội bộ, đặc biệt là trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, cha ông ta đã xây dựng nên một công trình quân sự đồ sộ, một căn cứ thuỷ bộ lợi hại, trung tâm của sức mạnh quốc gia là thành Cổ Loa.  Cho đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Cổ Loa vẫn là một trong những công trình quân sự quy mô lớn nhất, hùng vĩ nhất, một biểu tượng của sức mạnh và trí tuệ quân sự của dân tộc.

Thất bại của Thục Phán trước cuộc xâm lược của Triệu Đà không phải là do thành Cổ Loa không phát huy tác dụng mà do vua Thục chủ quan trước sức mạnh của vũ khí (nỏ thần) và sự kiên cố của thành luỹ, coi thường mưu ma chước quỷ của địch ăn cắp bí mật quân sự, chia rẽ nội bộ, làm suy yếu khối đoàn kết...), không phát động được cuộc kháng chiến của toàn dân. Sai lầm ấy đã làm cho dân tộc ta bị mất nước, phải liên tục chiến đấu đến hơn 1000 năm mới giành lại được độc lập. Đó là bài học rất sâu sắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương, buổi đầu dựng nước và giữ nước với những thành tựu rực rỡ, được sáng tạo và kết tinh ở bản sắc văn hoá và những giá trị, truyền thống, trong đó có những giá trị, truyền thống đặc sắc về quân sự đã mở đầu và tạo dựng nền móng vững chắc cho dân tộc ta tiếp tục công cuộc xây dựng và đấu tranh, tiếp tục phát triển lên những đỉnh cao mới, những sáng tạo mới trong các giai đoạn  tiếp sau.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:24:24 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #173 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:32:11 pm »


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cổ Loa: Cổ Loa truyền thông và cách mạng, Hà Nội, 1988.

2. Bảo tàng Hà Bắc: Truyện cổ xử Bắc , Hà Bắc, 1990.

3. Bùi Thiết: Làng xã ngoại thành Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1985.

4. Bùi Văn Nguyên: Dấu vết An Dương Vương ở Nghệ An - Tạp chí Khảo cổ học (TCKCH) số 9 ( 10 - 1971) .

5. Cao Xuân Phổ: Văn hoá trong phát triển. Vấn đề phẩm chất cuộc sông. Trong Phương pháp luận về văn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

6. Chử Văn Tần: Báo cáo khai quật Đông Sơn 1970, tư liệu Viện Khảo cổ học.

7. Chử Văn Tần và những người khác: Báo cáo khai quật di chỉ Đồng Đậu, 1984, tư liệu Viện Khảo cổ học.

8. F. Childe: Bài phát biểu tại Hội thảo phương pháp luận về văn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

9. Diệp Đình Hoa: Vài ý kiên về bài: Xã hội nước Văn Lang và xã hội nước âu Lạc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (NCLS) số 26 5-l961), số 27 6-1961).

10. Diệp Đình Hoa: Người Việt cổ phương Nam và buổi bình minh của thời dựng nước, Tạp chí KCH số 1 (1978).

 11. Dương Minh: Thử nhận định về những mũi tên đồng phát hiện được ở Cổloa , Tạp chí NCLS số 14 5-1960).

12. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam, Quyển thượng, Hà Nội, 1956.

13. Đào Duy Anh: Vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc, Hà Nội, 1957.

14. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà Nội, 1964.

15. Đào Duy Anh: Góp ý kiên về vấn đê An Dương Vương- Tạp chí KCH số 3,4 (12-1969).

16. Đào Duy Anh: Phát biểu ý kiến về chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam, NCLS số 16 (7-1960).

17. Đào Tử Khải: Vấn đề có chế độ nô lệ hay không có chế độ nô lệ trong xã hội Cổ đại Việt Nam, Tạp chí NCLS số 19 (10- 1960).

18. Đào Tử Khải: Vài ý kiên trao đổi về một số điểm trong bài “Xã hội Việt Nam có trải qua một thời kỳ của chế độ chiếm hữu nô lệ hay không của hai đồng chí Trần Quốc Vượng và Chu Thiên, Tạp chí NCLS số 24 (3-1961).

19. Đại Việt sử ký tiền biên, Ngoại kỷ, Quyển 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

20. Đặng Nghiêm Vạn - Trần Quốc Vượng: Vấn đề An Dương Vương và lịch sử dân tộc Tày ở Việt Nam, Thông báo khoa học Sử học, Trường ĐHTH Hà Nội, 1966.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #174 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:34:35 pm »


21. Đỗ Văn Ninh: Thành Cổ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

22. Đỗ Văn Ninh: Chồi Âu Lạc mọc từ gốc Văn Lang, Tạp chí KCH số 3-4 12-l969).

23. Đỗ Văn Ninh: Vấn đề thành thời nước Văn Lang, Tạp chí KCH số 1, 1981.

24. Đội khảo cổ điền dã Việt Nam: Báo cáo sơ bộ cuộc phát quật khu di chỉ đồng thau Thiệu Dương 1961, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

25. Đinh Gia Khánh: Xác định giá trị của truyền thống đối với việc tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương, Tạp chí NCLS số 123, 1969.

26. Đinh Gia Trinh: Về khả năng ra đời của nhà nước trong thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số9, 10 (6-1971).

27. Đinh Văn Nhật: Đi tìm quê hương cũ của An Dương Vương Thục Phán, Tạp chí NCLS số 1 (166), 1997.

28. Đình Quang: Văn học nghệ thuật và việc xây dựng con người mới, trong Văn hoá - phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995.

29. Ph. ăng ghen: Chống Đuy rinh, Nxb. Sự thật , Hà Nội, 1971.

30. Hà Văn Tấn: Về những chiếc “Nha chương” trong văn hoá Phùng Nguyên, Tạp chí KCH số 2, 1993.

31. Hà Văn Tấn: Bản sắc văn hoá Việt cổ, in trong Văn hoá - phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995.

32. Hà Văn Tấn (chủ biên): Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.

33. Hà Văn Tấn: Đào khảo cổ gò Ghê, Gò Dạ và Bãi Dưới - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1972, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.

34. Hà Văn Phùng: Văn hoá Gò Mun, Nxb. khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

35. Hà Văn Phùng: Báo cáo khai quật Núi Nấp 1977, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

36. Hà Văn Phùng - Nguyễn Duy Tỳ: Di chỉ khảo cổ học Gò Mun, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.

37. Hồng Nam và Hồng Lĩnh: Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiên Trung Quốc xâmược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

38. Hoàng Hưng: Thời đại Hùng Vương trong thư tịch xưa, Tạp chí NCLS số 123, 1969.

39. Hoàng Thị Châu: Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ Tạp chí NCLS số 3, 1969.

40. Hoàng Xuân Chinh . Nguyễn Ngọc Bích: Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.
 
41 . Hoàng Xuân Chinh - Phạm Lý Hương: Báo cáo khai quật đợt ba di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phú) 1969, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

42. Lã Văn Lô: Quanh vấn đề An Dương Vương Thục Phán hay là truyền thuyết “Cẩu chùa cheng vùa” của đồng bào Tày, Tạp chí NCLS số 50, 5-1963, số 51, 6-1963.

43. Lê Văn Lan: Về khái niệm thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9, 6-1971.

44. Lê Văn Lan - Phạm Văn Kỉnh - Nguyễn Linh: Những vết tích đầu tiên của thời đại đồng thau ở Việt Nam, Nxb.  Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963.

45. Lê Trọng Khánh. Sự chuyển biến từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ chiêm hữu nô lệ ở Việt Nam, Tạp chí NCLS số 19, 10-1960.

46. Lê Trọng Khánh - Nguyễn Văn Khoả: Gióng - anh hùng bộ lạc hay anh hùng dân tộc, Tạp chí KCH số 3, 1984.

47. Lê Xuân Diệm - Hoàng Xuân Chinh: Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

48. Lý Tế Xuyên: Việt điện u linh, Nxb. Văn hoá - Viện Văn học, Hà Nội, 1960.

49. Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử ký toàn thơ, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

50. Ngô Thế Thịnh: Công trình Cổ Loa, Tạp chí NCLS số 2, 1979.
 
51 . Ngô Tất Tố. Nước Nam không có ông An Dương nhà Thục Tao đàn 1-4-1939.

52. Nguyễn Duy Hinh: Trở lại vấn đề quận Tượng, Tạp chí KCH số 11, 12-1971.

53. Nguyễn Duy Hinh: Bàn về nước âu Lạc của An Dương Vương, Tạp chí KCH số 3-4, 1969.

54. Nguyễn Lân Cường: Người cổ Đọi Sơn (Hà Nam Ninh) - trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1984.

55. Nguyễn Lân Cường: Đặc điểm nhân chủng cơ dân văn hoá Đông Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội , 1996.

56. Nguyễn Đức Tùng: Phân tích bào tử phấn hoa ở thành Cổ Loa, Tạp chí KCH số 7-8, 1970.

57. Nguyễn Duy Chiếm - Trần Đình Luyện - Phạm Như Hồ: Tìm vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo chọc Đường Cồ, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.

58. Nguyễn Linh: Bàn về nước Thục của Thục Phán, Tạp chí NCLS số 124,7-1969.

59. Nguyễn Linh: Vài suy nghĩ về việc tìm hiểu thời đại Hồng Bàng, Tạp chí NCLS số 100, 7-1967.

60. Nguyễn Tấn Đắc: Văn hoá và thếgiới ngày nay, trong “Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.

61. Nguyễn Anh Dũng: Chính sách ngụ binh ơ nông các thời Lý, Trần, Lê Sơ, Nxb. Hà Nội, 1981.

62. Nguyễn Đổng Chi: Mấy ý kiên về xã hội thời đại Hùng Vương, Tạp chí NCLS số 123, 6-1969.

63. Nguyễn Giang Hải - Nguyễn Văn Phùng: Nhóm đồ đồng mới phát hiện ở Cổ Loa (Hà Nội), Tạp chí KCH số 3,

64. Nguyễn Khắc Xương: Truyền thuyết Hùng Vương, Vĩnh Phú, 1971.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #175 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:39:15 pm »


65. Nguyên Khánh Toàn: Về thời kỳ bắt đầu dựng nước: Hùng Vương - An Dương Vương - Văn Lang - Âu Lạc. Vai trò của khảo cổ học trong việc soi sáng những vân đề thuộc giai đoạn ấy, Tạp chí KCH số 1 , 1969.

66. Nguyễn Xuân Hiển: Vỏ trấu làng Vạc, trong Những phát hiện mới về khảo chọc năm 1981.

67. Nguyễn Lương Bích: Một lần nữa chúng tôi nhận định xã hội cổ đại Việt Nam đã có trải qua thời kỳ chiêm hữu nô lệ Tạp chí NCLS số 19, 10-1960.

68. Nguyễn Lương Bích: Lạc Việt, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân là tổ tiên người Việt chúng ta hay là tổ tiên chung của nhiều dân tộc khác, Tạp chí NCLS số 56, 11-1963.

69. Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng: quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân Hà Nội, 1983.

70. Nguyễn Duy Tỳ: Báo cáo khai quật địa điểm Vinh quang 1964-1967, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

71. Nguyễn Du Tỳ - Trịnh Dương - Nguyễn Thành Trai: báo cáo khai quật “chữa cháy” địa điểm Làng Cả ,1977, Tư liệu Viện Khảo cổ học.

72. Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập T1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

73. Nguyễn Trải: Toàn tập, Dơ đia chí, Nxb. Khoa học xã hội. 1976.

74. Nguyễn Văn Hải - Nguyễn Văn Hùng: Nhóm đồ đồng mới phát hiện được ở Cổ Loa Hà Nội, Tạp chí KCH số 3, 1983.

75. Phạm Đức Mạnh: Qua đông Long Giao (Đồng Nai).  Tạp Chí KCH số 1, 1985.

76. Phạm Minh Huyền - Ngô Sĩ Hồng - Nguyễn Thành Trai: Báo cáo khai quật Làng Vạc 1981 , Tư liệu Viện Khảo cổ học.

77. Phạm Minh Huyền - Trịnh Sinh - Nguyễn Văn Huyên: Trống Đông Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987.

78. Phạm Như Hồ: Báo cáo khai quật di chỉ Đông Lâm (Hà Bắc), Tư liệu Viện Khảo cổ học.

79. Phạm Huy Thông: 30 năm soi sáng thời các vua Hùng dựng nước, Tạp chí KCH số 3, 1984.

80. Phạm Văn Đồng: Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương (Mồng 10 tháng 3 âm lịch), Tạp chí KCH số 1, 1969.

81. Phạm Văn Kỉnh: Về thời kỳ An Dương Vương và thành Cổ Loa, Tạp chí KCH số 3-4 ,12-1969.

82. Phan Huy Chú: Lịch triều hiên chương loại chí (Bản dịch năm 1960), Tập IV, Hà Nội.

83. Phan Huy Lê: Về quá trình dân tộc của lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1990.

84. Phan Huy Lê và Chử Văn Tần: Xã hội thời Hùng Vương, trong Hùng Vương dựng nước, Tập IV, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

85. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991.

86. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thông chí, Tập IV, Nxb. Thuận Hoá, 1992.

87. Quốc sử quán triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957-1960.

88. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội: Phát hiện Cổ Loa 1982, Hà Nội, 1982.

89. Tư Mã Thiên: Sử ký, Nxb. Văn học , Hà Nội, 1988.

90. Thần tích đình Chiêm Trạch, Cổloa, Tư liệu Sở Văn hoá Hà Nội.

91. Thần tích làng Đại Thân, Gia Lương, Bắc Ninh , Tư liệu Sở văn hoá Hà Bắc.

92. Trần Quốc Vượng - Nguyễn Từ Chi: Vua Chủ, Tạp chí KCH số 11-12, 12-1971.

93. Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.

94. Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Về An Dương Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12-1970.
 
95. Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1960.

96. Trần Quốc Vượng: Cổ Loa, những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới, Tạp chí KCH số 3-4, 12-1960.

97. Trần Quốc Vượng: Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sứ, Sở Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1970.

98. Trần Quốc Vượng: Xứ Bắc ngày xưa - Theo dòng lịch sử, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996.

99. Trần Quốc vượng: Tìm hiểu truyền thông thượng võ của dân tộc, Nxb. Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội, 1996.
 
100. Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12-1970.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #176 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 10:39:48 pm »

101. Trần Quốc Vượng: Nhân đẩy mạnh nghiên cứu văn minh thời các Vua Hùng: Về những nhân tố tự nhiên, dân sô, kỹ thuật. ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCH số 2 - 1983.

102. Trần Văn Giáp: Một vài ý kiên về An Dương ngọc giản và vấn đề Thục An Dương Vương, Tập san Văn Sử Địa số28, 5-1957.

103. Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

104. Trịnh Cao Tưởng - Lê Văn Lan: Về những hình người cầm vũ khí trên trông Đông Sơn, Tạp chí KCH số 14, 1974.

105. Trịnh Cao Tưởng - Lê Văn Lan: Rìu lưỡi xéo, một vũ khí độc đáo thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 19, 1976.

106. Trịnh Cao Tưởng - Lê Văn Lan: Ngọn giáo thời dơng nước, Tạp chí KCH số 2-1978.

107. Trịnh Cao Tưởng - Trịnh Sinh: Hà Nội, thời đại đồng và sắt sớm, Nxb. Thăng Long, Hà Nội, 1973.

108. Trịnh Sinh: Âu Lạc và các tộc Việt, Tạp chí KCH số 3, 1996.

109. Trịnh Sinh - Nguyễn Thị Chích: Âu Lạc và các tộc Việt, Tạp chí KCH số 3 - 1996.

110 Trương Hữu Quýnh: Lịch sử Việt Nam có trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ hay không ? Tạp chí NCLS số 19, 10-1960.

111. Trường Chinh: Bài nói tại Hội nghị kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Khảo cổ học, Tạp chí KCH số 4.

112. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.
 
113. Văn Tân (chủ biên): Thời đại Hùng Vương , Hà Nội, 1973.

114. Văn Tân: Vài ý kiến về chế độ chiêm hữu nô lệ ở Việt Nam, Tạp chí NCLS số 13, 4-1960.

115. Văn Tân: Xã hội Việt Nam đã thực sự trải qua thời kỳ chế độ chiêm hữu nô lệ, Tạp chí NCLS số 16, 7-1960.
 
116. Văn Tân: Xã hội nước Văn Lang và xã hội nước Âu Lạc, Tạp chí NCLS số 20, 11-1960.

117. Văn Tân: Xung quanh vấn đề xã hội nước Văn Lang và nước Âu Lạc, Tạp chí NCLS số 28, 7-1961.

118. Văn Tân: Chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí NCLS số 110, 5-1968.

119. Viện Khảo cổ học: Hùng Vương dựng nước, Tập I- 1970, Tập lI-1972, Tập III-1973, Tập IV - 1974.

120. Viên Sử học: Biên niên sử cổ trung đại Việt Nam,  Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.

121. Viện Sử học: Đô thị cổ việt Nam, Hà Nội, 1989.

122. Viện Bảo tàng Lịch sử: Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam về ngôi mộ cổ Việt Khê, Hà Nội, 1965.

123. Việt sử lược, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960.

124. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Tập I-II, Hà Nội, 1974, 1975.
 
125. Vụ Bảo tồn bảo tàng: Báo cáo cụ thể về những mũi tên đồng tìm thấy ở miền Cổ Loa, Tạp chí NCLS số 8, 10-1959.

126. Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.

127. Vũ Phạm Khải: Đông Dương thi văn tuyển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
 
128. Vũ Tuấn Sán: Truyền thuyết về Thánh Gióng, Tạp chí NCLS số 106, 1-1968.

129. R. Despierres: Coloa, capitaze du royaume Aulac, Hanoi 1940.

130. G. Dumoutier: Etude historique ét archéologique sur Coloa, capitale de Láncien royaume d’aulac, Paris, 1893.


- HẾT TẬP 1 -
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM