Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:33:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch giải thoát con tin ở Dubrovca  (Đọc 74971 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 08:13:32 pm »

  Về phía mình, Chủ tịch KGB Yuri Andropov “nhấn mạnh” đến chiến dịch này bằng mật lệnh số 0179, trong đó nêu rõ“ có thể không cần thế lực và đào tạo quân sự thật tốt, nhưng nhất thiết cần phải động có chiến thuật chiến thuật đúng, phù hợp với tình hình”. Ông cũng chỉ rõ việc cung cấp chưa đầy đủ các phương tiện chiến đấu cho nhóm và “không biết đưa ra quyết định ngay tại hiện trường”. Mật lệnh được kết luận rằng lời kêu gọi: “Tập thể nhóm “A” cần phải hiểu rằng mình sẽ phải đối mặt với những kẻ thù cực kỳ nguy hiểm nên đòi hỏi không chỉ tinh thần gan dạ, kiên cường, mà còn cả sự mưu mẹo quân sự, kiên quyết trong hành động, sẵn sàng đưa ra những quyết định độc lập, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế tại chiến trường".

  Mùa hè năm 1979 các nhân viên của đơn vị chống khủng bố cùng với nhõm sĩ quan thuộc Khoá học nâng cao đội ngũ sĩ quan (KUOS) được phái đến công tác tại đất nước Afghanistan xa xôi. Đội quân hợp nhất này mang mật danh là “Zenit”. Chỉ huy đội này là Đại tá Grigori Boiarinov, lãnh đạo Khoá học nâng cao đội ngũ sĩ quan.

  Cũng cần phải nói vài lời cụ thể về con người huyền thoại này. Grigori Ivanovich Boiarinov sinh ngày 15 tháng 11 năm 1922 tại làng Sucromi, khu vực Ershichanski thuộc tỉnh Smolensk. Từ nhỏ ông đã mơ ước về con đường của một người lính. Ông đã thực hiện được mơ ước này vào năm 1941 sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Bộ binh Sverdlovk. Ông tham gi chiến tranh vệ quốc vĩ đại, được tặng thưởng nhiều Huân chương của Chính phủ. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quân sự thuộc Bộ An ninh Liên Xô vào năm 1952, ông được giữ lại làm giáo viên bộ môn chiến thuật. Năm 1959, ông được làm nghiên cứu sinh thuộc Học viện Quân sự mang tên M.V.Phrunze. Ông bảo vệ luận văn tốt nghiệp đồng thời với việc nhận học vị phó tiến sĩ khoa học quân sự. Ông trở thành Đại tá khi vừa tròn 32 tuổi. Trong các năm 1966-1968 ông là giảng viên chính về chíên thuật trong các khoá học đặc biệt của KGB. Năm 1969 ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy Khoá học nâng cao đội ngũ sĩ quan.

  Chính Yuri Andropov đã cử Grigori Boiarinov đi công tác tại Afghanistan theo đề nghị của Boris Ivanov, đại diện đặc biệt của Chủ tịch KGB tại Afghanistan để chỉ huy và phối hợp hành động trực tiếp vào cuộc tấn công cung điện Kabul. Ông đã tham gia trực tiếp vào cuộc tấn công cung diện Amin, dẫu rằng ở tuổi mình ông hoàn toàn có quyền ở lại Ban Tham mưu tác chiến để chỉ huy chiến dịch “Bão biển-333”. Tuy nhiên. Theo nhiều quân nhân thì đó không phải tính cách của ông. Grigori Boiarinov không thể ngồi một chỗ khi các đồng đội của mình đang ở phía trước và mạo hiểm tính mạng của mình. Thật đáng tiếc là trong chiến dịch đánh chiếm cung điện, một loạt đạn súng liên thanh đã bắn trúng người chỉ huy dũng cảm. Một viên đạn sượt qua áo giáp chống đạn, găm vào cổ Boiarinov. Ông đã hy sinh trên tay người đồng đội Alexandr Ivashenco.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2009, 07:05:03 pm »

  Cũng cần phải nhấn mạnh rằng KUOS là một bộ phận đặc biệt trong hệ thống của KGB. Lịch sử thành lập khoá học này được tính từ năm 1955, khi trong Tổng cục I Uỷ ban An ninh Quốc gia đã thành lập ra một phòng đặc biệt, được coi là đơn vị kế thừa Cục 4-Hội đồng Dân uỷ Nội vụ. Về phần mình đội đặc nhiệm trong đơn vị này đã tiếp tục truyền thống của những người cha anh mình đi trước.

  Một trong những nhiệm vụ của phòng đặc biệt là đào tạo nguồn dự trữ đặc biệt KGB để hành động trong thời chiến. Đội được tách ra thành đơn vị riêng biệt và mang tính chất đào tạo cán bộ. Số lượng đội này lên đến 4.500 quân. Đây là lực lượng dự trự đặc biệt của KGB. Số này được chia thành 6 trung đoàn tác chiến và một đại đội tác chiến và hình thành dựa trên các cục của KGB thuộc tỉnh Matxcơva và Leningrad, khu vực Khabarovsk và Krasnoarsk, KGB Ucraina, Kazakhstan và Uzbekistan. Có một phòng đặc biệt phụ trách các cơ quan này, có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nguồn dự trữ đặc biệt cho cơ quan tuyển dụng và đào tạo nguồn dự trữ đặc biệt cho cơ quan tình báo, tổ chức các khoá học, thực hành, tập huấn.

  Từ năm 1969 chức năng của phòng đặc biệt này bắt đầu do KUOS đảm nhiệm.

  Cuối những năm 70-đầu những năm 80 chính từ biên chế của các sĩ quan KUOS đã hình thành nên các đội đặc nhiệm ngoài cơ cấu là “Zenit” (Thiên đỉnh) và Kaskad (Thức nước), và sau này là đơn vị đặc nhiệm “Vưmpel” (Cờ hiệu) thuộc KGB Liên Xô.


  Các sự kiện ở Afghanistan trong các năm 1979-1989 là những trang chói lọi đi vào lịch sử của các đơn vị đặc nhiệm “A”, “Vưmpel”. Nguyên nhân chính trị sâu xa của sự kiện này đã được biết tương đối nhiều, do vậy chẳng có ý nghĩa khi lại nhắc ở đây. Nhưng có điều cần gợi nhớ là việc chuẩn bị cho các hành động vũ lực có thể xảy ra đối với tình hình ở Afghanistan lúc đầu đã được KGB tiến hành từ vài tháng trước thời điểm chính quyền trong nước của I.Amin bị đánh chiếm.

  Vào tháng 7 năm 1979 tại Kabul đã có mặt đơn vị đặc nhiệm hợp nhất “Zenit”. Cũng thời điểm đó theo thoả thuận chính thức giữa Matxcơva và Kabul, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn đổ bộ dù số 345 đã được điều từ Fergan tới Bagram. Theo tin đồn các lính dù đã làm nhiệm vụ tái thiết và bảo vệ căn cứ không quân Afghanistan. Theo ý kiến của Trung tá Alesey Kukushin, từng tham gia chiến đấu tại Cộng hoà Dân chủ Afghanistan đã nghỉ hưu thì ngay từ mùa hè năm 1979 Bagram đã biến thành một căn cứ quân sự thành trì của quân đội Liên Xô.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2009, 07:08:32 pm »

  Cũng trong thời điểm đó nhiệm vụ chủ yếu của đội “Zenit” là làm quen và tìm hiểu địa bàn Kabul.

  Nhân chứng sự kiện:

  A.Mazurest, đội “Zenit”:

  “Mặc dù suốt cả thời dài đều có các chuyên gia của chúng ta trong nhiều lĩnh vực làm việc tại Afghanistan, vậy mà bản đồ Kabul cũng chẳng hề có cái nào cả. Vì thế đội “Zenit” được giao nhiệm vụ phải tiến hành quan sát điều tra hàng loạt các mục tiêu chiến lược và hiển thị được chúng trên bản đồ hoặc sơ đồ. Thoạt đầu việc này nghe chừng có vẻ rất đơn giản. Nhưng hãy cứ thử tưởng tượng xem khi chúng tôi là những người châu Âu, không biết một tí chút ngôn ngữ bản xứ nào, không hề quen với tập tục, truyền thống của đất nước, không hề có giấy tờ nguỵ trang, mà lại đi như dạo chơi suốt thành phố ở những khu vực cần quan tâm. Quả thật mọi người đều được học một câu nói cứu cánh duy nhất “Saraphat Shuravi”-nghĩa là “đại sứ quán Liên Xô". Vậy là chỉ với một vỏ bọc như thế, lại trong một thời hạn cực kỳ ít ỏi và không biết mục đích để làm gì, chúng tôi phải điều tra quan sát các mục tiêu được giao để đưa chúng vào bản đồ Thành phố Kabul. Theo đánh giá của những người tham gia vào sự kiện năm 1979, bản đồ của những chiến sĩ “Zenit” đã làm người dẫn đường không thể thay thế được trong những con phố nhỏ hẹp ở Kabul”.

  Cuối tháng 9 có một nhóm các sĩ quan thuộc binh chủng đặc công, lính dù có kinh nghiệm do Phó chỉ huy lực lượng quân Bộ Nội vụ, Trung tướng N.I.Guskov chỉ huy, nguỵ trang dưới vỏ bọc chuyên gia dân sự đã bay gấp tới Afghanistan. Mục tiêu của chuyến công tác này là nhận diện các mục tiêu quân sự ở Kabul và làm quen với tuyến đường di chuyển quân trong địa hình thành phố. Cũng như nhóm “Zenit”, nhóm đặc nhiệm lính dù cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

  Trong một vài ngày đầu của tháng 12 theo yêu cầu của Amin muốn các quân nhân Xô viết tăng cường bảo vệ ông ta, đã có “tiểu đoàn Hồi giáo” được phái đến Kabul-đó là nhóm đặc nhiệm của Cơ quan Tình báo Quân đội (GRU), được thành lập vào mùa hè năm 1979 trong đội đặc nhiệm số 15 của Quân khu Turkestan. Thành phần tiểu đoàn này gồm 520 chiến sĩ, được trang bị kỹ thuật chiến đấu gồm 50 xe tăng, 50 xe thiết giáp và một số pháo cao xạ tự hành như ZSU-23-4 “Shilka”. Toàn bộ quân số trong đội này, kể cả sĩ quan, đều là người dân gốc vùng Trung Á, bởi vì trước khi Amin bị lật đổ và giết hại, viên thủ lĩnh người Afghanistan Taraki đã có đề nghị là số quân mặc quân phục Afghanistan sẽ bảo vệ cho thủ lĩnh Taraki. Còn chỉ huy đội là Thiếu tá K.T.Khalabaev, một sĩ quan nhiều kinh nghiệm, cũng đồng thời là người Uzbek.

  Cùng với “tiểu đoàn Hồi giáo”, đội đặc nhiệm “Zenit” lại được điều đến Thủ đô Afghanistan lần nữa, bao gồm số sĩ quan KUOS và nhóm đặc nhiệm “Grôm” (Sấm sét) lấy từ các chiến sĩ chống khủng bố thuộc đơn vị “A” - Cục 7 KGB Liên Xô. Chỉ huy cả hai nhóm này là Grigori Boiarinov.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2009, 07:13:23 pm »

  Nhân chứng sự kiện:

  Alesey Kakushkin, Đại tá lực lượng bộ đội Bộ Nội vụ đã nghỉ hưu:

  “Kế hoạch chiến dịch loại bỏ chính quyền Amin bắt đầu được thai nghén vào đầu tháng 12 và luôn thay thay đổi phụ thuộc vào lực lượng và mức độ các phương tiện để thực hiện chiến dịch. Các phương án đầu tiên có tính đến việc thực hiện chiến dịch này bằng lực lượng của một, hai tiểu đoàn lính dù thuộc Trung đoàn đặc nhiệm dù số 345 và Tiểu đoàn đặc nhiệm của K.T.Khalabaev, người thời đó đang bảo vệ dinh của Amin. Tuy nhiên các phương án này đã không được thông qua do lực lượng ít. Chẳng hạn như đại đội nhảy dù, trong khi thành phần không đủ chỉ được hỗ trợ thêm bằng đạn phản lực chống tăng có điều khiển, lại phải phỏng toả hai đại đội tăng. Dễ hiểu là trong một bối cảnh như thế thì cũng vẫn buộc phải hành động, bởi lẽ hậu quả thất bại của chiến dịch luôn bị nhiều điều chẳng dễ chịu gì và khó có thể hình dung nổi sự đe doạ”.

  Vào giữa tháng 12 Trung đoàn đặc nhiệm dù số 345 đã được điều từ Fergan tới Bagram. Vấn đề phái tới Afghanistan Sư đoàn đặc nhiệm dù số 102 đã được quyết định. Ít lâu sau việc điều quân này được chuẩn y. Đội quân có mặt tại Kabul vào sáng 25 tháng 12. Khi đổ bộ đã xảy ra tai nạn: một chiếc máy bay vận tải chở các chiến sĩ của đơn vị 350 kèm theo kỹ thuật đã gặp nạn, phi hành đoàn và 37 chiến sĩ đặc nhiệm dù đã hy sinh.

  Yakov Semionov, nhóm “Zenit”:

  “Ngày 27 tháng 12 tại cuộc họp do Yu.I.Drozdov chủ trì, chúng tôi nhận được lệnh hành động quân sự. Nhóm của tôi và nhóm “Grôm” do Mikhail Rokhmanov chỉ huy đã nhận lệnh tấn công lâu dài từ hai hướng và sau 45 phút sẽ phải chiếm giữ được toàn bộ lâu đài. Ngay trước khi tiến hành cuộc tấn công, Yuri Ivanovich Drozdov đưa ra một số thay đổi trong đội hình chiến đấu, hướng tấn công, và điều chủ yếu là thay đổi thời điểm bắt đầu hành động”.

  Alesey Kukushin, Đại tá Bộ Nội vụ nghỉ hưu:

  “Chiến dịch “Shturm-333” (Bão biển) bắt đầu lúc 19 giờ 30’ theo tín hiệu được truyền qua điện đàm và được biểu hiện bằng một tiếng nổ công suất lớn tại Đài truyền hình Trung ương, phá huỷ toàn bộ hệ thống cáp, trong đó có cả tuyến liên lạc quốc tế, làm cho Kabul hoàn toàn bị đứt liên lạc qua đường điện thoại, điện tín.

  Các điểm cơ bản tập trung tấn công là lâu đài Amin, tổ hợp các toà nhà của Bộ Tổng tham mưu, toà nhà Đài phát thanh và truyền hình Kabul, Trung tâm Thành phố nơi có Bộ Tham mưu quân đội, nhà tù ở Puli Charhi, và tập đoàn không quân, pháo cao xạ tại Bagram. Lúc này mọi người vẫn còn nghi ngờ về khả năng phong toả được trung đoàn dù tại pháo đài Bala-Hisar và các đơn vị thuộc Sư đoàn bộ binh ở ngoại ô Kabul”.



  Chiến dịch đánh chiếm lâu đài Amin do Đại tá KGB Grigori Boiarinov chỉ huy. Dưới quyền ông có hai đại đội đặc nhiệm “Zenit” và “Grôm” với số quân là 52 chiến sĩ. Ngoài ra còn có Đại đội lính dù số 9 của Đại uý V.A.Vostorina cùng với Trung đội chống tăng số 345 và “tiểu đoàn Hồi giáo” của Thiếu tá K.T.Khalabaev cũng được điều động tới cho Boiarinov.

  Chống chọi là với các đơn vị quân đội Xô Viết là 4 tiểu đoàn cảnh vệ cung điện và đội quân riêng của Amin với tổng số lên tới một ngàn rưởi tên đồ tể mặt dày mày dạn.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #114 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 02:57:11 pm »

  Người tham gia trận đánh chứng kiến:

  Yakov Semionov, nhóm “Zenit”:

  “Vào lúc 18 giờ 45’, nghĩa là trước khi có tín hiệu tấn công nửa giờ đối với tất cả các đơn vị hoạt động tại các mục tiêu khác, đoàn quân chúng tôi gồm 3 xe bọc thép bắt đầu tiến về phía lâu đài. Chiếc xe thứ tư bị bỏ lại không rõ lý do.

  Khi hàng loạt đạn pháo cối bắn vào xe chúng tôi thì ai cũng rõ là: trò chơi đã kết thúc, cuộc chiến tranh bắt đầu. Tôi đang đi trên xe thứ nhất và đã kịp tránh đạn, còn chiếc xe thứ hai bị bốc cháy. Boris Suvorov đã hy sinh, còn hầu như tất cả các chiến sĩ khác đều bị thương. Sau khi nhảy ra khỏi xe, chúng tôi buộc phải nằm bẹp cả xuống. Thật như địa ngục trần gian! Đội Shilka của chúng tôi bắt đầu bắn vào cung điện, đạn găm tua tủa vào tường. Còn đạn đối phương từ các cửa sổ cung điện cũng như “tưới” vào đầu chúng tôi. Khó đoán được là chúng tôi đã phải nằm bẹp trên đất bao lâu, có khi chỉ là vài giây mà chúng tôi có cảm giác như hàng thế kỷ. Cuối cùng đội Shilka cũng đã đè bẹp được dàn liên thanh của quân Afghanistan, và chúng tôi lao tới phía cổng vào lâu đài. Ở đó chúng tôi gặp nhóm đặc nhiệm của Misha Romanov. Cùng với họ chúng tôi đã vượt qua được bọn lính bảo vệ còn đang há hốc mồm ngạc nhiên và ào vào bên trong toà nhà.
Chúng tôi bỏ qua tầng một, lao thẳng lên tầng hai. Từ 52 chiến sĩ lúc ban đầu, giờ đây lên tầng hai chỉ có 6 người: Victor Anisimov, Sergai Golov, Victor Karpukhin, Evald Kozlov, Sasha Pliusnin và tôi. Sau đó có thêm Sasha Karenlin và Nuric Kubanov. Cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Lựu đạn ném ra ngay hành lang, đạn bắn chiu chíu, nấp, chạy… rồi lại tiếp tục: lựu đạn, đạn bắn, nấp, chạy. Bỗng dưng trong một căn phòng vang lên tiếng phụ nữ: “Amin! Amin!”. Thế là mọi chuyện đã rõ… Tôi báo cáo cho lãnh đạo bằng điện đàm: “Mục tiêu cuối cùng đã chấm dứt. Chúng tôi có bị tổn thất. Nhưng biết làm sao được?”. Câu trả lời từ Bộ chỉ huy: “Rút lui!”. Đúng 45 phút đã trôi qua kể từ lúc cuộc tấn công bắt đầu”.



Lâu đài của Amin

  Trong quá trình tấn công lâu đài Amin đã có 12 chiến sĩ hy sinh, trong số đó có Grigori Boiarinov, Boris Suvorov thuộc đội “Zenit”, Dmitri Volkov, Genadi Zudin của đội “Grôm”, còn 38 chiến sĩ khác bị thương. Theo tính toán của các nhà chuyên nghiệp, chiến dịch đã được tiến hành tuyệt vời: chớp nhoáng, táo bạo, có kế hoạch, không phải huy động số lượng lớn quân lực và kỹ thuật quân sự.

  Việc loại bỏ người đứng đầu Afghanistan không có ích đối với chế độ Xô Viết đã diễn ra thành công, song đụng độ quân sự trong thành phố vẫn còn tiếp diễn. Các đơn vị lính dù và nhóm đặc nhiệm “Zenit” còn chiếm giữ được các mục tiêu khác nữa như toà nhà Bộ Tổng tham mưu, phản gián quân đội, cảnh sát, nhà tù, bưu điện, trung tâm truyền hình.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #115 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 03:12:32 pm »

  Nhân chứng: Glev Tolstikov, nhóm “Grôm”:

  “Sau khi chiếm được dinh Tổng thống Amin và chuyển tất cả những người hy sinh và bị thương đi, chúng tôi vẫn còn chiến đấu ban đêm nữa. Đến sáng không gian mới trở nên yên ắng. Đó là một buổi sáng lạ thường: không khí tươi mát, bầu trời sáng sủa. Song điều cốt yếu là mọi người tin rằng cái điều khủng khiếp này đã chấm dứt.

  Tôi bước ra khỏi cung điện, dừng lại bên hàng cột lớn, nheo mắt nhìn mặt trời. Bỗng lại vang lên một loạt súng. Nghe tiếng đanh như rạch không khí. Một sĩ quan là chàng thanh niên còn trẻ, tôi không rõ thuộc lính dù hay “tiểu đoàn Hồi giáo” ôm bụng, ngã vật xuống, bất tỉnh. Không hiểu súng từ đâu bắn tới. Tôi đữ chàng thanh niên dậy, băng bó và nói mọi người đưa ngay tới trạm quân y. Tôi không hiểu số phận tiếp theo của anh thế nào, rất muốn tin là anh qua khỏi và còn sống.

  Tôi nhớ lại buổi sáng ấy như thế đó-buổi sáng đầu tiên của cuộc chiến tranh Afghanistan…”.



  Tổn thất chung của các đơn vị quân đội Xô Viết trong quá trình tấn công quân sự ngay 27 tháng 12 năm 1979 tại Kabul là: 18 người chết, trong đó có 8 lính đặc nhiệm và 10 lính dù, 57 người bị thương với 37 lính đặc nhiệm và 20 lính dù. Do lòng dũng cảm và tính gạn dạ thể hiện trong chiến đấu, Đại tá GRU Vladimir Kolesnicov, các chiến sĩ đặc nhiệm Victor Karpukhin (nhóm “Grôm”), Evald Kozlov (nhóm “Zenit”) và Đại tá KGB Grigori Boiarinov (hy sinh) đã được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

  Sau khi kết thúc chiến dịch “Shturm-333”, nhóm “Grôm” và “Zenit” được triệu tập về Matxcơva. Các chiến sĩ của “Grôm” với tư cách là chuyên gia chống khủng bố ngay lập tức được cử tham gia vào hoạt động đảm bảo an ninh cho Olimpic mùa hè được tổ chức ở Matxcơva. Về phần mình, nhóm “Zenit” bị giải tán, nhưng hành động của nhóm này ở Kabul đã thúc đẩy cho ra đời nhóm “Vưmpel”. Thực ra, trước thời điểm này đã có đội biệt động tình báo “Kaskad” gồm gần một ngàn sĩ quan dự bị đã qua khoá đào tạo KUOS đã được cử tới Afghanistan, thế nhưng đến mùa xuân 1983 thì đội “Omega” chủ yếu gồm các chiến sĩ từ Nhóm đặc biệt KGB Liên Xô “Vưmpel” đã thay thế cho các sĩ quan KUOS.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 03:14:38 pm »

  Về việc đội đặc nhiệm huyền thoại này đã ra đời như thế nào, Thiếu tướng Yuri Drozdov khi đó là Cục trưởng Cục “C”-Tổng cục 1 KGB, chứng kiến:

  “Ngày 31 tháng 12 năm 1979 tôi và Vadim Alexeevich Kirpichenco với sự chứng kiến của thủ trưởng Cơ quan Tình báo Vladimir Alexandrovich Krichucov đã báo cáo lên Chủ tịch KGB Yuri Andropov về việc tham gia của chúng tôi vào trận đánh ở Afghanistan. Sau buổi gặp, tôi có nói rằng ngay bây giờ trong khi đánh giá rút kinh nghiệm thì cần phải suy tính tới việc thành lập một đơn vị cán bộ đặc biệt trong hệ thống KGB. Yuri Andropov nhìn tôi không trả lời câu nào. Tới giữa tháng giêng lại diễn ra cuộc gặp tiếp theo. Tôi tới gặp ông và mang theo một tờ giấy trong đó có trình bày ý tưởng thành lập đội “Vưmpel”. Trong suốt những năm 1980, sau nhiều lần thảo luận, thông qua trong Chính phủ và Bộ Chính trị, Ban lãnh đạo KGB đã đồng ý cho là cần thiết phải thành lập ra một đơn vị đặc nhiệm như thế.

  Trong cuộc họp kín giữa Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, toàn bộ Ban lãnh đạo cao cấp của đất nước đã thông qua quyết định thành lập trực thuộc Uỷ ban An ninh Quốc gia một đội đặc nhiệm bí mật để tiến hành các chiến dịch bên ngoài biên giới Liên Xô trong “giai đoạn đặc biệt”.

  Chỉ huy đầu tiên của đội này Đại uý cấp một của hải quân-ngang hàm Đại tá, Evald Kozlov, Anh hùng Liên Xô. Người đã tham gia trận tấn công vào cung điện Amin. Vì thế mà người ta gọi đội này là “Vưmpel”, liên quan đến lá cờ hiệu trên cột buồm. Còn tên chính thức thì nghe buồn tẻ hơn-đó là “Trung tâm đào tạo đặc biệt của KGB Liên Xô".

  Như vậy “Vưmpel” được thành lập trên cơ sở quyết định của Hội đồng Quốc phòng để thực hiện các nhiệm vụ ở nước ngoài. Nhà nước, mỗi khi sử dụng dù chỉ một chiến sĩ trong đơn vị này, là phải mang vào mình, và thực ra là đã mang vào mình một trách nhiệm rất cao. Mệnh lệnh tiến hành chiến dịch phải do Chủ tịch KGB ban hành bằng văn bản.

  Sau khi quyết định thành lập “Vưmpel” hoàn toàn được thông qua, khi chuyển cho tôi các giấy tờ, Yuri Vladimirovich Andropov nói: “Đây, giấy tờ đây! Hãy làm việc đi và thành lập đơn vị đi! Nhưng phải làm sao để không đâu sánh được với nó đấy!”.

Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 03:16:56 pm »

  Ban đầu người ta mời vào biên chế của đơn vị này chỉ toàn các sĩ quan (sau này mới xuất hiện thêm lính thường). Người muốn vào thì rất nhiều, nhưng trong số hàng trăm ứng cử viên thì chỉ còn trụ lại được chục người, số còn lại bị gạt hết. Khi tuyển chọn người vào đơn vị phải tuân thủ các yêu cầu hết sức khắt khe về tình trạng sức khoẻ, phẩm chất tâm lý, kiến thức ngoại ngữ. Trong số các chiến sĩ “Vưmpel”, có người có hai, ba bằng đại học, hơn 90% chiến sĩ thông thạo ngoại ngữ.


  Đồng thời với việc ra đời đội đặc nhiệm thì cơ sở đào tạo cũng được lập ra. Kinh nghiệm hoạt động tình báo đổ bộ trong chiến tranh vệ quốc và các cuộc chiến tranh đi trước, kinh nghiệm huấn luyện chiến đấu trong các đơn vị đặc nhiệm quân đội, kinh nghiệm của kẻ thù chúng ta-Mỹ, Anh, Israel, Tây Đức, đều được đưa ra phân tích và khái quát. Các tài liệu học tập soạn thảo ra đều được củng cố bằng nhiều dữ liệu từ các cơ sở bí mật quan sát được tại các mục tiêu đặc biệt của đối phương trên chính lãnh thổ của họ. Điều này cho phép đáp ứng được yêu cầu của điều lệ, mục tiêu và nhiệm vụ, phương pháp tiến hành chiến dịch, biết được những chỉ dẫn của đối phương hoạt động ở nước ngoài, trong đó có cả hoạt động chống lại chúng ta. Những gì quý giá đã được lựa chọn và nghiên cứu. Trên thao trường và các cơ sở huấn luyện, chương trình này của chúng ta đã được gọt rũa cẩn thận, kỹ lưỡng.

  Chương trình huấn luyện chiến đấu ở Balashikha, một trong những căn cứ lâu đời nhất trong nước, nơi đào tạo các lớp cán bộ cho các chiến dịch đặc biệt từ năm 1936.

  Trong các năm 1984-1985 diễn ra những cuộc diễn tập đầu tiên của “Vưmpel”. Tại Belorussia các chiến sĩ biệt động đã “làm tê liệt” nút giao thông đường sắt Kalinkovichi và “làm nổ tung” tổ hợp lọc dầu cùng với trạm canh gác của đội bảo vệ bằng cách gài một trong số 20 quả mìn “bẫy” ở cửa ra vào. Các chiến dịch huấn luyện thành công tương tự cũng được tiến hành tại Nhà máy Cao su tổng hợp Yaroslavl, Nhà máy Điện nguyên tử Armenia, Nhà máy Điện nguyên tử Leningrad và Nhà máy Nhiệt điện Chita.

  Tất cả các cuộc diễn tập rõ ràng cho thấy tính chuyên nghiệp cao nhất của các chiến sĩ biệt động tình báo đặc nhiệm và được Ban lãnh đạo KGB đánh giá rất tốt. “Chúng tôi dạy cho các chiến sĩ "Vưmpel” những gì đòi hỏi trong chiến tranh",-Yuri Drozdov, nhà tổ chức và người động viên tinh thần cho đội có nhận xét vậy.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 03:18:23 pm »

  Trong khi đó số lượng các chiến dịch do nhóm “A” thực hiện vẫn không ngừng tăng lên. Sau năm 1980 chiến sĩ của đội nhiều lần tham gia vào các cuộc chiến dịch gay cấn với bọn khủng bố bắt giữ con tin có vũ trang, và lần nào cũng kết thúc thắng lợi. Mọi chiến dịch giải thoát con tin đều diễn ra mau lẹ, mạch lạc, được khen ngợi.

  Dưới đây là bản kê các hoạt động của nhóm “A” trong thập kỷ 80:

  “Năm 1981. Tại Sarapua thuộc Nước Cộng hoà tự trị Udmurt, đơn vị đặc nhiệm đã vô hiệu hoá hai tên khủng bố có vũ trang tấn bằng súng tiểu liên đang bắt giữ 25 học sinh trung học làm con tin.

  Năm 1983. Chiến sĩ của đội đã tiến hành chiến dịch tại Tbilisi giải thoát chiếc máy bay Tu-134 với 57 hành khách trên máy bay.

  Năm 1986. Hai quân nhân tại Thành phố Upha đã bắt giữ chiếc máy bay Tu-134. Mạng sống của 76 hành khách bị đe dọa. Kết quả: một tên khủng bố bị tiêu diệt, một tên khác bị thương.

  Năm 1988. Bọn khủng bố cầm đầu là tên tội phạm hình sự lõi đời Yashianest đã bắt giữ một số trẻ em lớp 4 vào mục đích riêng của mình. Trong quá trình đánh đòn cân não tâm lý kéo dài và hành động khéo léo, dũng cảm của các chiến sĩ đội “A”, toàn bộ số trẻ em này đã được giải thoát. Bọn khủng bố sau khi bay đi Israel đã quay trở về.

  Năm 1989 (tháng 4). Trong cuộc tấn công giải thoát một chiếc máy bay bị bắt giữ làm con tin tại Bacu đã vô hiệu hoá được tên tội phạm và giải thoát hoàn toàn cho các con tin.

  Năm 1989 (tháng 5). Kết quả của trận đánh tại Thành phố Saratov là giải thoát được 7 con ti, trong số đó có một trẻ nhỏ. Bọn khủng bố kháng cự lại, song đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

  Năm 1990 (tháng 8 ). Các chiến sĩ của đội “A” đóng ở Erevan đã tham gia bắt giữ toán thổ phỉ “Sergo” có vũ trang. Kết quả cuộc đọ súng là 3 tên bị bắn chết, 2 tên bị thương và 6 tên bị bắt sống.

  Năm 1990 (tháng 8 ). Giải thoát cho một tù nhân biệt giam đang trong quá trình điều tra bị bọn khủng bố có vũ trang bắt giữ tại Sukhumi.

  Năm 1990 (tháng 8 ). Nhóm tham gia vào chiến dịch ở Taskhent tiêu diệt các hành động tội phạm của bọn rượt đuổi chiếc máy bay chở khách Tu-134”.

Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2009, 03:21:25 pm »

  Về phần mình đội đặc nhiệm “Vưmpel” cũng không “ăn không ngồi rồi”. Từ mùa xuân năm 1983 đã có 9 tổ tác chiến “Vưmpel” (thuộc đội “Omega”) tích cực hoạt động tại Afghanistan. Tám trong số 9 tổ này đã có mặt tại các tỉnh, còn Bộ Tham mưu và tổ thứ 9 thì đóng quân ở Thủ đô Kabul. Nhiệm vụ chính của đội là thu thập tin tình báo và làm công tác tuyển chọn đặc tình. Sĩ quan ban tham mưu đã lập thẻ và nghiên cứu hầu hết các đội quân của quân phỉ Afghanistan đối lập, thu thập tin tức chi tiết, thậm chí cả tư liệu về các thủ lĩnh, số lượng binh sĩ vũ khí và các loại trang thiết bị của chúng. Việc lập thẻ này là một sự “hỗ trợ đáng giá trong việc lập kế hoạch tác chiến và tiến hành đàm phán, cho phép giữ gìn cuộc sống không chỉ cho những người dân lành Afghanistan mà còn cả các chiến sĩ Xô Viết nữa”. Ngoài ra, chiến sĩ của đội còn tham gia với tư cách cố vấn và hướng dẫn thành lập các đội đặc nhiệm bản địa.

  Tháng 4 năm 1984, tất cả 9 tổ tác chiến này đều được triệu tập về Liên Xô. Các hành động quân sự ở Afghanistan đã mang sắc thái và chất lượng mới. Từ thời điểm này gánh nặng chiến đấu với quân phỉ do các cơ quan an ninh đảm trách đều đè nặng lên vai các chiến sĩ đặc nhiệm Afghanistan và các chuyên gia cố vấn Liên Xô. Vai trò cố vấn lúc này do các chiến sĩ đội “Vưmpel” đảm nhiệm với nhiệm vụ hàng ngày là “hướng dẫn cho các đồng nghiệp bản địa các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để giữ gìn chính quyền non trẻ mới thành lập bằng các phương pháp đặc biệt trong điều kiện nội chiến khốc liệt và có tính đến những nét đặc trưng châu Á”. Song các cố vấn này còn có những nhiệm vụ khác nữa. Chẳng hạn như năm 1985 các cố vấn của chúng ta ở Afghanistan đã ngăn chặn thành công cuộc bắn tên lửa bao vây lãnh thổ Liên Xô. Trong quá trình ngăn chặn mối đe dọa này một nhóm phỉ lớn dưới sự chỉ huy của Bashir đã bị tiêu diệt. Ngoài ra nhiều chiến sĩ “Vưmpel” trong vai trò cố vấn và hướng dẫn viên đã được cử tới Angola, Mozambic, Nicaragoa, cũng như Cuba và Việt Nam.


  Tuy nhiên trong thời gian chuyển tiếp từ những năm 80 sang những năm 90 các đội đặc nhiệm “A” và “Vưmpel” lại thường xuyên bị lôi cuốn vào việc thực hiện những chiến dịch mà sau này có tên gọi là các “nhiệm vụ đặc biệt” nhưng lại không liên quan gì đến chuyên môn đã định. Trước hết đó là những chuyến công tác dài ngày tại các “điểm nóng” như Litva, Latvia, Estonia, tới các vùng có xung đột sắc tộc như Azerbaijan, Armenia, Gruzia, Bắc Osetia, Abkhazia, Uzebekistan và Kirgizia, cũng như được giao nhiệm vụ bảo vệ những mục tiêu cực kỳ quan trọng. Tại một trong những chuyến công tác như thế tại Thành phố Vinhius, đội “A” đã bị mất một chiến sĩ của mình là Victor Shatskich. Người Trung uý này đã bị những tên dân tộc chủ nghĩa của tổ chức Saudist bắn từ đằng sau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM