Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:58:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến khu Đ  (Đọc 100807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:54:03 pm »

Trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, Chiến khu Đ đã làm gì để giữ vững căn cứ?


Chiến khu Đ ngày càng phát triển nhưng vẫn nằm trong sự kềm toả gắt gao của địch. Bởi chủ trương của chúng lúc này là đánh mạnh vào tiềm lực của chiến khu để thực hiện chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh”.
Trước tình hình đó, Khu uỷ Khu 7 và Tỉnh uỷ Biên Hoà chỉ đạo các lực lượng kiên quyết giữ vững căn cứ, bảo vệ mùa màng, bảo vệ dự trữ kháng chiến; đồng thời ra sức phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất mọi mặt… Khẩu hiệu lúc này của chiến khu là “giữ người giữ của, xây dựng người, xây dựng của, lấy của địch bồi dưỡng ta, không để một tấc đất hoang”.

Uỷ ban kháng chiến hành chánh tỉnh Biên Hoà đề ra nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế, khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất như: nông dân được phép phá rừng làm rẫy, lập mỗi xã một hội đồng canh nông, lập quỹ nghĩa thương dự trữ lúa giống và nông cụ giúp đỡ các gia đình khó khăn, nâng giá thu mua thóc từ 12 đồng lên 20 đồng 1 giạ.

Các đơn vị bộ đội tổ chức bố phòng canh gác bảo vệ nhân dân sản xuất, mở lò rèn nông cụ đối lúa cho nông dân; bản thân vừa đẩy mạnh sản xuất tự cung tự cấp. Bộ chỉ huy Khu 7 thành lập 2 tiểu đoàn sản xuất. Các cơ quan, ban ngành của khu, tỉnh, trung đoàn đều cử người lập bộ phận sinh sản và xây dựng trại sản xuất cây lương thực, chăn nuôi heo, gà… gọi là các “nông trường”.

Trong chiến khu còn xây dựng các cơ sở, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghệ phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho bộ đội và nhân dân. Ở Lạc An xây dựng được một số lò đường. Xưởng thuộc da Khu 7 sản xuất được các loại thắt lưng, bao đạn, dây dúng, giày da, xắc cốt, cặp đựng tài liệu. Xưởng giấy sử dụng nguyên liệu sẵn có ở rừng như tre, nứa, bông gòn, vỏ cây để sản xuất các loại giấy đánh máy, giấy bìa. Chỉ tíng riêng trong 2 năm1948-1949, trung bình mỗi tháng, xưởng sản xuất được 30.000 tờ giấy in báo. Công nhân còn chiết mủ cao su chế thành một loại dầu đỏ thắp sáng cung cấp cho nhân dân và bộ đội. Đặc biệt là gốm ở Đất Cuốc nơi có sẵn nguyên liệu cao lanh, đã sản xuất nhiều loại chén đĩa và dụng cụ sinh hoạt phục vụ rộng rãi trong chiến khu. Các sản phẩm gốm có in hình Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh hoặc có dòng chữ “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi” cùng nhiều loại hoa văn trang trí đẹp mắt… Do thiếu nguyên liệu sản xuất vũ khí, lò rèn còn kiêm việc sản xuất các loại vỏ lựu đạn, mìn bằng sành kịp thời cung cấp cho nhu cầu chiến đấu. Tại suối Sâu, từ năm 1947, đã xây dựng được một xa nước phát điện có công suất đủ cho Binh công xưởng khu sản xuất vũ khí và sinh hoạt. “Nhà máy thuỷ điện” này hoạt động đến năm 1951 mới thôi.

Cùng với việc sản xuất tại chỗ, Khu 7 và tỉnh Biên Hoà còn xây dựng được nhiều tuyến hàng lang tiếp tế từ các nơi về Chiến khu Đ. Các cơ quan, đơn vị đều có cơ sở ở nội thành Sài Gòn và các thị trấn, thị xã để vận động đồng bào đóng góp hoặc thu mua hàng hoá khan hiếm như vải vóc, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho quân giới. Nhiều chủ cơ sở cao su “đóng thuế” khá thường xuyên, tạo một nguồn cung cấp hậu cần đáng kể cho kháng chiến. Ngoài ra chiến khu còn một nguồn cung cấp vật chất qua các nhà buôn và lực lượng vũ trang vận tải từ Đồng Tháp Mười về Khu 7 trên con đường dài gần 300km, phần lớn phải vượt qua vùng địch kiểm soát. Nhiều chiến sĩ và dân công đã hi sinh vì nhiệm vụ gian khổ này.

Mạng lưới tổ chức hậu cần, tiếp tế của nhân dân và bộ đội đã góp phần nào phá thế bao vây kinh tế của địch đối với Chiến khu Đ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:54:31 pm »

Trong chiến khu, đơn vị quân giới đã tự túc vũ khí ra sao?


Vào những năm cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào thời kỳ cầm cự (1947-1951), Chiến khu Đ càng gay go gian khổ hơn nhiều. Trong những thiếu thốn, thì vũ khí và lương thực là bức xúc hơn cả.

Một số anh em từ Sài Gòn-Chợ Lớn ra Chiến khu Đ lập binh công xưởng để tự sản xuất vũ khí cung cấp cho bộ đội chiến đấu. Đồng chí Lê Công Tâm cán bộ của Phòng Quân giới Nam Bộ kể rằng: Vào năm 1950, xưởng hoá chất đóng ở Đất Cuốc, cách sông Đại An gần 3km. Anh em thanh niên nội thành chư hề biết tính năng của súng đạn, thậm chí chưa cầm nó bao giờ, những học vừa làm, anh em đã biết pha chế thuốc nổ cho viên đạn; nấu thuốc nổ cực mạnh (Fulminate de Hg) nhồi vào ống kíp, lắp ráp các loai tromlon, lựu đạn ném, lựu đạn gài, thuỷ lôi, mìn FT (phá tường).

Cuối năm 1950, huyện Hớn Quản thành lập “công xưởng” sản xuất vũ khí, pha chế, lắp ráp được một số vũ khí thô sơ cung cấp cho bộ đội địa phương hoạt động. Công trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ huy liên xưởng tỉnh Thủ Biên về chuyên môn; về tư tưởng, chính trị do Đảng bộ huyện lãnh đạo.

Tuy là đơn vị phục vụ chiến đấu nhưng những hoạt động hết sức khắt khe, gian khổ. Nếu người lính ở ngoài chiến trường trực tiếp đối mặt với quân giặc, sống chết kề bền, thì các chiến sĩ quân giới có thể hi sinh ngay nơi mình làm việc. Không ít trường hợp “sinh nghề tử nghiệp” chỉ do sơ xuất nhỏ nào đó như hai đồng chí Thái và Phẩm. Trái nổ làm 2 anh tan nát thị xương, không lượm được mảnh nào.

Chung quanh xưởng cũng phải gài trái tự động để bảo vệ, chỉ trừ một lối nhỏ ra vào. Đi đúng không cẩn trọg là xảy ra thương vong tổn thất khó lường.

Những ngày thiếu thức ăn, thiếu thuốc, bệnh đau phù thũng, phải ăn ăn bắp giã trừ cơm suốt mấy tháng trời, thỉnh thoảng mới bẫy được con nai, con mễn, con nhím… để cải thiện bữa ăn.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, các chiến sĩ quân giới vẫn khắc phục khó khăn, chèo xuồng qua sông Bé sản xuất ngô, khoai, đậu xanh, xắn mang, câu cá. Đặc biệt là bảo vệ an toàn công xưởng. Có lần trái gài tự động diệt được 3 tên lính biệt kích. Bọnlính Châu Thành, Bến Cát đi ruồng về nói với dân: “Mẹ kiếp cái xưởng gì mà chúng giăng trái tự động dày đặc như mồi trùm. Tới đây cấp trên có bảo đi vô đó thì chắc phải cáo bịnh thôi…”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:55:06 pm »

Địch tìm mọi cách lọt vào Chiến khu Đ hoạt động gián điệp. Xin cho biết những biện pháp đối phó của ta?


Với tính chất quan trọng như Chiến khu Đ, địch không thể không sử dụng chiến tranh gián điệp để tăng cường biện pháp đánh phá. Do đó chống chiến tranh gián điệp, biệt kích… là một mặt quan trọng của chiến khu.

Lợi dụng chính sách của cách mạng kêu gọi thu hút các thành phần trong đô thị thoát ly kháng chiến, các cơ quan phản gián của địch đã cho bọn mật thám, gián điệp chỉ điểm xâm nhập vào vùng chiến khu, chui sâu vào các cơ quan quan trọng của ta. Với nghiệp vụ được chuấn luyện, chúng bí mật thu thập tin tứ qua tài liệu, điều tra nắm cán bộ cao cấp, chỉ huy, làm ám hiệu chỉ điểm cho máy bay đến đánh phá căn cứ, dẫn bộ binh tập kích, ngấm ngầm phá hoại sản xuất bằng những biện pháp kinh tế.

Địch còn tổ chức bọn buôn lậu đưa hàng hoá xã xỉ và gái điếm vào chiến khu, khêu gợi lối sống ăn chơi trác táng, cờ bạc, rượu chè, tung tin giả gây hoang mang dao động trong lực lượng ta.

Đề cao tinh thần cảnh giác phòng gia, các đơn vị quan trọng chiến khu, được trên chỉ đạo học tập, vạch rõ âm mưu thủ đoạn thâm độc của địch, nâng cao ý thức phòng chống chiến tranh tâm lý, gian điệp của địch, quyết tâm bảo vệ vững chắc căn cứ. Các đơn vị, cơ quan dân quân chính đảng đều rà soát, củng cố lại nhân sự, đề ra qui định, chế độ bảo mật phòng gian, tăng cường kiểm soát giao dịch, quan hệ với bên ngoài, kiểm tra chặt chẽ việc thu nhận người từ vùng địch chiếm, vào chiến khu. Bộ chỉ huy Khu 7 ra chỉ thị thẩm tra lý lịch, chọn lọc cán bộ, nhân viên làm việc ở các cơ quan quan trọng, các kho tàng công binh xưởng… Tổ chức di chuyển một số cơ quan quan trọng đến địa điểm bí mật; tập trung điều tra giải quyết dứt điểm các vụ gián điệp chui vào hàng ngũ kháng chiến. Khắp nơi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đều thực hiện “ba không”: không biết, không nghe, không thấy để bảo đảm bí mật an toàn căn cứ.

Nhờ có cũng biện pháp mạnh mẽ, chiến khu đã phòng chống có hiệu quả các thủ đoạn hoạt động gián điệp và chiến tranh tâm lý của địch, góp phần củng cố nội bộ, gây không khí an tâm phấn khởi trong chiến đấu và công tác.

Công tác bảo vệ an ninh trong chiến khu bao gồm cả việc chống thú dữ, nhất là nạn “cọp ba móng”, hoành hành giết hại nhiều người, gây tâm lý sợ hãi trong cán bộ và nhân dân.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:55:56 pm »

Trong rừng Chiến khu Đ có “cọp ba móng” nổi tiếng. Xin cho biết đôi điều về con cọp này, những tác hại của nó và biện pháp đối phó của ta?

“Ở miền Đông gian lao mà anh dũng” không chỉ đói cơm, thiếu muối, khắc phục mọi hoàn cảnh khắc nghiệt để chiến đấu với quân giặc có quân số đông và vũ khí mạnh, mà còn phải thường xuyên đối phó với thú dữ như heo rừng, chó sói, trăn, rắn độc và nhất là cọp. Nhưng nguy hiểm hơn cả là “cọp ba móng”.

Ai đã từng sống, chiến đấu ở Chiến khu Đ thì không thể không biết cọp ba móng. Nó xuất hiện và “tung hoành” mạnh nhất từ năm 1949 đến năm 1951. Theo dân trong vùng, nguồn gốc cọp ba móng là do chủ một đồn điền cao su nuôi một con cọp, chân chỉ có ba móng chứ không phải bốn móng như cọp thường. Về sau, con cọp này bị xổng chuồng, chạy vào rừng và sống hoang dã, lại rất hung dữ. Cũng có người cho rằng nó là cọp rừng, nhưng bị các tay thợ săn bắt đứt một móng.

Sau trận La Ngà ở đường 20 (đi Đà Lạt) năm 1947, xác giặc Pháp hàm trăm tên, chúng không lấy hết, số còn lại trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho cọp rừng. Cọp ba móng “tham gia” rất nhiều quen miệng nên luôn rình bắt người để ăn thịt. Chỉ trong vòng 3 năm, họ nhà cọp mà đứng đầu là cọp ba móng đã cướp đi hàng chục sinh mạng của dân, bộ đội, cán bộ, nhân viên các cơ quan Tỉnh.

Phạm vi hoạt động của cọp ba móng rất rộng, bao gồm Hàng Dài, Bà Đã, Lạc An, Đất Cuốc, Đất Đạo, Nhà Nai, Bưng Kè, Bàu Bếp… Nó bắt người bất kể thời gian: chập tối, nửa đêm, mờ sáng, thậm chí cả ban ngày. Để đối phó, đồng bào và các cơ quan làm nhà gác, hoặc chặt những cây cao lớn ken dày làm hàng rào… Thế nhưng cũng không thoát khỏi con vật hung dữ, Có đơn vị trú quan quyây quần, ở giữa đốt đống lửa chát rừng tực, vậy mà cọp ba móng vẫn nhảy vào chộp mất một người. Nhiều người dân cũng bị cọp ba móng xé xác một cách thương tâm.

Quả thật sự lộng hành của gã “chúa rừng” ba móng này đã gây hoang mang cho nhân dân Chiến khu Đ. Nhiều gia đình phải rời bỏ nơi cư ngụ ra vùng địch tạm chiếm để sinh sống. Lợi dụng tình thế đó, địch tung bọn cọp giả vào rừng (thực chất là bọn biệt kích mang lốt cọp) tiếp tục gieo rắc sợ hãi để đồng bào rời khỏi vùng chiến khu. Biết được âm mưu của chúng, bộ đội đã phục kích bắn chết nhiều “cọp biệt kích”. Làm sao loại trừ được cọp ba móng như một đại họa, là câu hỏi đau đầu của cán bộ, chiến sĩ và cả lãnh đạo. Không diệt được nó không chỉ hao tổn sinh mạng mà còn làm giảm sức mạnh của căn cứ kháng chiến. Qua nghiên cứu và nhiều người hiến kế, biện phát trừ cọp ba móng được triển khai thực hiện. Bộ phận công binh đã “lấy độc trị độc”, gài trái gần nạn nhân để bẫy “hung thủ”.

Một hôm, một người đi làm rẫy bị cọp ba móng vồ tha vào rừng. Lần theo dấu máu khoảng 1km, anh em phát hiện được thi thể nạn nhân, liền gài mìn tại chỗ rồi leo lên cây cao bí mật quan sát. Đến chiều “tên sát thủ” trở lại để ăn thịt tiếp, lập tức mìn nổ, con cọp to lớn quỵ xuống rồi lăn đùng ra chết. Thế là mối hiểm hoạ cọp ba móng ở Chiến khu Đ đã được thanh toán trong nỗi vui mừng phấn khởi của các lực lượng và nhân dân bám trụ trong vùng.

Tuy nhiên cọp ba móng đền tội, Chiến khu Đ vẫn chưa hết hậu hoạ. Một “chúa rừng” khác xuất hiện cướp đi mạng sống một số người nữa, chủ yếu là dân làm rẫy. Nhưng với quyết tâm tiêu diệt cọp, bảo vệ dân và cả tính mạng của mình, trung đội 5 đại đội 60 đã truy lùng chúng vào tận rừng già… Từ dó, ở Chiến khu Đ không còn thấy cọp nữa.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:56:43 pm »

Chiến thuật tháp canh Đờ Latua ra đời đã gây nhiều khó khăn cho ta. Xin cho biết ta đã phá chiến thuật Đờ Latua bằng cách nào?


Cuối năm 1949, thực dân Pháp đẩy mạnh bình định trên chiến trường Nam Bộ. Đặc biệt chúng triển khai thực hiện chiến thuật Đờ Latua, xây dựng hàng ngàn đòn bót tháp canh trên các trục lộ giao thông, các cửa khẩu và xung quanh căn cứ cách mạng.

Xung quanh Chiến khu Đ, địch dựng lên hàng loạt tháp canh nối nhau dày đặc, tạo thành vành đai vây bọc chiến khu từ 3 phía bắc, tây và nam. Các tháp canh này vừa làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông của chúng vừa khống chế lực lượng của ta, cô lập Chiến khu Đ, mở rộng phạm vi kiểm soát, lấn dần vào vùng căn cứ. Tháp canh hình vuông, mỗi cạnh từ 4-5m, xây bằng gạch, cao từ 8-10m. Xung quanh được bao bằng luỹ đất dày, có lỗ châu mai bốn bên để quan sát và bắn đối phương, bên ngoài có hào, chông, mìn, dây thép gai…

Chiến thuật tháp canh thật là nguy hiểm cho lực lượng ta. Yêu cầu bức bách lúc này của chiến khu là phải diệt được tháp canh, từ đó đánh mạnh vào giao thông địch, giải toả bớt áp lực của chúng để mở rộng vùng căn cứ.

Một cuộc hội nghị được triệu tập tại dốc Bà Nghiêm xã Tân Hoà vào tháng 11-1949 bàn cách đánh và sử dụng vũ khí diệt mục tiêu tháp canh. Bộ Tư lệnh Khu 7 giao nhiệm vụ cho tỉnh Biên Hoà tổ chức đánh tháp canh và chỉ thị cho ban quân giới khu sản xuất loại mìn “chuyên dụng” có khả năng phá sập tường tháp.
Chấp hành mệnh lệnh của Khu, tỉnh đội Biên Hoà mở lớp học đánh tháp canh. Tỉnh đội phó Bùi Cát Vũ cho dựng một tháp canh giả và chỉ huy 300 học viên luyện tập đánh tháp.

Sang đầu năm 1950, mọi công tác chuẩn bị đánh tháp canh đã hoàn tất. Tỉnh đội Biên Hoà quyết định tiến hành trận đánh. Đêm 21 rạng 22-3, 50 tổ du kích đồng loạt đánh 50 tháp canh dọc các lộ 24, 16, 15 và quốc lộ 1, kết quả các tháp canh đều bị thủng chứ không sập tháp nào.

Sau trận đánh, Bộ Tư lệnh Khu 7 cùng tỉnh đội Biên Hoà họp rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh cách đánh mới và sử dụng thêm mìn Peta. Đêm 18-4, một tổ du kích Tân Uyên do hai đồng chí Bùi Cát Vũ và Trần Công An (sau này được tuyên dương Anh hùng) chỉ huy đột nhập một tháp canh “mẹ” tại cầu Bà Kiên. Hai quả mìn FT và Peta đã phá sập tháp canh, diệt toàn bộ bọn lính trong tháp.

Sau trận cầu Bà Kiên, ta diệt tháp canh Vàm Giá và khẳng định khả năng đánh bại chiến thuật Đờ Latua của giặc Pháp.

Xung quanh Chiến khu Đ từ sau tháng 4-1950 trở đi, phong trào đánh tháp lan rộng ra toàn tỉnh, Khu 7 và nhiều chiến trường trên khắp nưpức. Kỹ thuật đánh tháp canh được bộ đội ứng dụng rộng rãi trong đánh lô cốt, đồn bót, cầu cống, kho tàng… hình thành một cách đánh đặc biệt gọi là ”chiến thuật đặc công”. Từ đó, đặc công ra đời trở thành nỗi kinh hoàng của giặc Pháp và nguỵ, là tiền thân của Binh chủng đặc công lớn mạnh trong chống Mỹ sau này. (Tuy nhiên Binh chủng đặc công chính thức thành lập ngày 19-3-1967, khi Bác Hồ đến thăm và biểu dương: “Đặc công là công tác đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt”). Đặc công còn được gọi là “Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ”.

Với cách đánh của lực lượng vũ trang Khu 7, chiến thuật Đờ Latua của Pháp bị giáng một đòn nặng. Chiến khu Đ-Biên Hoà trở thành nơi khởi đầu chiến thuật đặc công.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 06:57:12 pm »

Chiến khu Đ đã đối phối hợp với chiến dịch Biên giới Việt-Trung như thế nào?


Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, giải phóng một phần đất đai, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Trong bối cảnh đó Chiến khu Đ có sự chuyển động lớn để tổ chức lại chiến trường chung trên cả nước. Theo quyết định của trên, Khu 7 và khu Sài Gòn-Chợ Lớn được mở rộng gồm các tỉnh: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Gia Định, Sài Gòn-Chợ Lớn, Tây Ninh. Đồng chí giữ chức Tư lệnh kiêm Chính uỷ Khu, đồng chí Tô Ký và đồng chí Huỳnh Văn Nghệ Phó tư lệnh, đồng chí Lê Đức Anh Tham mưu trưởng.

Để phối hợp với chiến dịch Biên giới và các chiến dịch khác trên cả nước, Bộ Tư lệnh Khu quyết định mở chiến dịch Bến Cát (Thủ Dầu Một) vào tháng 10-1950 nhằm giải phóng đường 7, mở thông hành lang tiếp vận từ đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn lên căn cứ miền Đông… Tại Chiến khu Đ, không khí rất sôi động, khẩn trương; bộ đội và nhân dân hăng hái tham gia chiến dịch. Từ 7-10 đến 5-11, trên mặt trận chính bao gồm đường 7, liên tỉnh lộ 14 và các mặt trận phụ… quân ta đã tiêu diệt 509 tên địch, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bót, cầu cống; phá huỷ 84 xe quân sự, 5 đầu máy xe lửa, 7 tàu thuyền, thu nhiều vũ khí, lương thực, thực phẩm và đồ dùng quân sự. Đây là chiến dịch qui mô lớn đầu tiên và duy nhất được tiến hành ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuy nhiên, sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, Bộ chỉ huy quân Pháp tại miền Nam đã huy động lực lượng đánh sâu vào một số vùng căn cứ của ta, tiếp hợp mở đường, đóng thêm tháp canh, tạo điều kiện bàn giao trách nhiệm bình định lãnh thổ cho quân nguỵ, để điều binh ra miền Bắc. Đối với Chiến khu Đ, chúng tăng cường phong toả, bao vây kinh tế, hành quân càn quét cấp tiểu đoàn kết hợp các đội Comando và dùng không quân ném bom. Chiến khu Đ phải đương đầu với những thách thức mới của cuộc chiến tranh giải phóng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 08:11:54 pm »

Bước sang giai đoạn cầm cự với giặc Pháp, Chiến khu Đ được phát triển mở rộng phạm vu, qui mô mới?


Đầu năm 1951, quân Pháp cố gắng giành lại quyền chủ động trên chiến trường Nam Bộ, mở các cuộc hành quân nhắm vào mục tiêu tiêu diệt lực lượng ta ở Đồng Tháp Mười và dọc theo sông Cửu Long, kiểm soát chặt chẽ Khu 8, cắt đứt Nam bộ ra vùng đông và tây.

Để phù hợp với chiến trường và tình hình chung, tháng 5-1951, Trung ương Cục miền Nam quyết định bố trí lại chiến trường, lấy sông Tiền làm ranh giới phân chia Nam Bộ thành 2 Phân liên khu miền Đông và miền Tây. Căn cứ vào tình hình cụ thể ở Nam Bộ, Trung ương Cục chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ địa cho từng chiến trường và cả Nam Bộ.

Thực hiện chủ trương này, Ban căn cứ địa Nam Bộ được thành lập. Tại Chiến khu Đ, ban căn cứ địa hội nghị đề ra nội dung phương hướng xây dựng căn cứ trong tình hình mới và xác định những căn cứ địa chính của toàn Nam Bộ là Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đồng Tháp Mười và Chiến khu U Minh.

Ban căn cứ địa Nam Bộ và Ban căn cứ tỉnh Thủ Biên (Thủ Dầu Một-Biên Hoà) dã xúc tiến việc xây dựng mở rộng và phát triển Chiến khu Đ từ căn cứ của Biên Hoà và Khu 7 lên thành một trong những căn cứ chính của miền Đông Nam Bộ; đồng thời xác định căn cứ không chỉ đơn thuần bảo đảm địa bàn đứng chân cho cơ quan cấp trên mà phải có chiều sâu và toàn diện, đảm bảo vị thế chiến lược và liên hoàn trong phạm vi toàn miền.

Tháng 7-1951, huyện căn cứ Đồng Nai thuộc tỉnh Thủ Biên được thành lập trên cơ sở sát nhập một số xã căn cứ của huyện Tân Uyên với huyện Hớn Quản. Phạm vi Chiến khu Đ được nới rộng, với diện tích khoảng 3.700km vuông, dân số độ 10.000 người. Sự thành lập huyện căn cứ và sắp xếp lại các xã đã góp phần định lại căn cứ về mặt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt của vùng căn cứ địa quan trọng này.

Đi đối với việc mở rộng và nâng cao chất lượng căn cứ, công tác bố phòng bảo vệ, trinh sát, thông tin, quân báo nắm địch cũng được tổ chức chặt chẽ. Các đội bảo vệ các tuyến giao thông từ Chiến khu Đ đi Bến Cát, Thủ Đức, Thuận An Hoà, Bà Rịa hoạt động khá tốt. Công tác tăng gian sản xuất lương thực thực phẩm, vũ khí trang bị cũng có những bước tiến mới đáp ứng với tình hình phát triển căn cứ. 

Giờ đây Chiến khu Đ đã mang một tầm vóc mới như một căn cứ địa cơ bản của miền Đông và cả Nam Bộ, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam và cả nước.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 08:12:19 pm »

Xin cho biết một số trận đánh tiêu biểu ở Chiến khu Đ trong thời gian này?


Sau khi thiết lập được hệ thống đồn bót và củng cố các hành lang vận chuyển, tạo thành vành đại siết chặt Chiến khu Đ, tháng 6-1951, địch mở cuộc càn lớn vào vùng căn cứ của ta. Hàng trăm xe cơ giới, có pháo binh, tàu chiến và máy bay yểm trợ chia thành 3 mũi tiến công vào Tân Dân, Bà Đã và theo sông Đồng Nai lên Tân Hoà, Tân Tịch. Các Tiểu đoàn 295, 303, bộ đội địa phương huyện và du kích chặn đánh địch quyết liệt. Tại Tân Dân, một tiểu đoàn lính Âu-Phi ngủ đêm, bị Đại đội 55, Tiểu đoàn 303 tập kích gây thiệt hại nặng. Sáng ra, khi chúng vội vàg đưa thương binh lên trực thăng để rút quân, liền bị đại đội địa phương dùng súng cối bắn vào đội hình, làm tử thương tên Panren chỉ huy cuộc càn. Mũi tiến công vào Bà Đã bị tập kích vào lúc mờ sáng, 1 đại đội lính lê dương toi mạng. Trên đường 16, đội biệt động Thủ Biên diệt 3 xe cơ giới, buộc địch phải rút lui, bỏ lại 1 xe và hàng trăm xác chết. Chiến khu Đ được bảo vệ an toàn.

Đây là trận chống càn lớn đầu tiên sau kế hoạch Chiến khu Đ được củng cố và phát triển thành căn cứ của cả Nam Bộ. Thắng lợi của cả trận chống càn chứng minh việc chỉ đạo xây dựng có chiều sâu và hoàn chỉnh căn cứ, cũng như khả năng phối hợp chiến đấu giữa bộ đôi tập trung và bộ đội địa phương.

Sau hội nghị Ban căn cứ địa, tháng 10-1951, giặc Pháp lại càn vào Chiến khu Đ. Chúng huy động nhiều tàu chiến dàn trên sông Đồng Nai đánh lên vây mặt trước căn cứ. Tiểu đoàn 303 và đại đội địa phương Đồng Nai đã dùng súng SSA SSB (do Phòng Quân giới Nam Bộ chế tạo) bắn chặn địch, khiến 3 tàu bị hỏng, bẻ gãy cuộc hành quân của chúng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 08:12:46 pm »

Công tác an ninh được đặc biệt coi trọng. Xin cho biết Chiến khu Đ đã phá được vụ án nào?


Như ta đã biết Chiến khu Đ được bảo vệ cả vòng trong lẫn vòng ngoài, không những luôn làm trong sạch nội bộ mà còn chống sự xâm nhập của địch từ nhiều hướng vào căn cứ. Đặc biệt chú trọng đề phòng những phần tử “chui sâu leo cao” gây thiệt hại lớn cho cách mạng.


Để bảo đảm an ninh chính trị cho căn cứ, công tác phòng gian bảo mật được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả. Ty công an Thủ Biên của cán bộ về phối hợp với công an huyện căn cứ và các xã đội tổ chức đoàn thể các xã phát động quần chúng giữ gìn an ninh căn căn cứ, xây dựng ý thức cảnh giác phòng gian, tổ chức các tổ “ngũ gia liên bảo” để quản lý được chặt chẽ. Đặc biệt trong thời gian này, ngành công báo và công an tỉnh Thủ Biên điều tra phá án hàng loạt vụ gián điệp của địch cài vào nội bộ ta. Nhiều tên trong tổ chức Phòng Nhì của Pháp như Đường, Khôi, Điệp, Tòng, Kia… đã tìm cách chui được vào liên hiệp Công đoàn tỉnh, Phòng tham mưu và văn phòng tỉnh đội, Ty kinh tài…


Một trong những vụ án nghiêm trọng nhất trong thời gian này là điệp viên Mai Văn Hạo. Y vốn gốc là công chức của Pháp tại toà hành chánh tỉnh Biên Hoà. Lợi dụng chỉ thị 4/NV về thu hút viên chức từ vùng đô thị vào chiến khu của Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ, Hạo vào căn cứ Bình Đa và được nhận vào công tác tại cơ quan huyện Vĩnh Cửu, sau đó được điều lên cơ quan tỉnh đóng tại Chiến khu Đ. Y tỏ ra giác ngộ và hoạt động tích cực nên được tín nhiệm và cử làm Phó bí thu Tỉnh uỷ đảng Dân chủ tỉnh Biên Hoà, rồi Uỷ viên ban liên Việt tỉnh Thủ Biên. Trong thời gian làm việc trong các cơ quan của ta, Hạo đã bí mật cung cấp cho địch nhiều tin tức, tài liệu mật, vẽ bản đồ khu vực căn cứ, chỉ điểm cho máy bay đánh bom một số cơ quan làm nhiều người chết và bị thương. Trong lần Hạo mật báo cho Pháp ném bom, bắn phá vào khu vực tổ chức hội nghị cán bộ Thủ Biên lần thứ nhất ở Suối Sâu, gồm 100 đại biểu, có đồng chí Lê Duẩn tham dự, y bị ta theo dõi phát hiện và bị bắt. Rất may cuộc họp đã xong, các đại biểu vừa ra về nên đều an toàn, chủ hư hại nhà cửa, lán trại.

Trước toà, Mai Văn Hạo phải cúi đầu nhận tội và lãnh án tử hình. Một bản án đích đáng cho kẻ phản bội tổ quốc.

Ngoài ra, những cán bộ sa sút phẩm chất, anh hùng cá nhân, quan liêu quân phiệt gây nhiều khó khăn tổn thất cho cách mạng cũng bị xử lý kỷ luật nghiêm minh.

Tình hình an ninh trong căn cứ nhờ thế được củng cố một bước quan trọng; cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thêm phấn khởi, tin tưởng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 08:13:13 pm »

Chiến khu Đ là “vùng rốn” củ dịch bênh, ta đã làm gì để khắc phục tình trạng này?


Chiến khu Đ là vùng rừng thiêng nước độc, nhất là các vùng phía bắc ắn sâu vào biên giới. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở đây không ai được “miễn trừ” sốt rét là con bệnh hoành hành dữ dội nhất. Do cuộc sống kham khổ, ăn uống thiếu chất bổ dưỡng, thuốc men lại rất thiếu nên dịch bệnh có cơ hội lan truyền.

Mặc dù như vậy, tinh thần tự lực tự cường đã khắc phục và đẩy lùi bệnh đau. Vấn đề phòng bệnh, chữa bệnh đặt ra song song với các mặt bảo đảm hậu cần của chiến khu. Đến năm 1952, hệ thống quân dân y được sát nhập từ cấp xã lên đến cấp tỉnh, Phân liên khu. Các cơ sở bào chế thuốc và quân y xã học tập áp dụng kinh nghiệm y học tiến bộ, đồng thời thực hiện phương châm “địa phương hóa tây y, khoa học hóa đông y”.

Phong trào tận dụng nguyên liệu rừng để sản xuất thuốc nam bào chế thành thuốc viên hay thuốc ống theo hình thức tây y, đã giải quyết được một phần nhu cầu điều trị bệnh trong căn cứ; đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh sốt rét, kiết lỵ, ho, đau bao tử (dạ dày)… Các cuốn sách “Tánh dược đông y”, “Tủ thuốc nhân dân” hướng dẫn cách sử dụng các vị thuốc thông thường có sẵn trong vùng căn cứ được in ấn lưu hành rộng rãi và tái bản nhiều lần. Bộ đội và nhân dân khắp nơi tích cực sưu tầm gửi hàng ngàn toa thuốc gia truyền về Ban nghiên cứu đông y Nam Bộ.

Khẩu hiệu ngành y dược được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt lúc này là “Dùng thuốc nam là yêu nước, là đấu tranh kinh tế với địch”. Về tây y, các bác sĩ đã áp dụng có hiệu quả phương pháp cấy Filatop trong điều trị, gây thêm niềm tin, phấn khởi trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong và ngoài chiến khu. Đặc biệt, có cả gia đình nguỵ binh ở vùng địch tạm chiếm móc nối vào chiến khu xin được trị bệnh bằng phương pháp này.

Với nhiều biện pháp tích cực của ngành quân y trong chiến khu, bệnh đau bị đẩy lùi một bước. Sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ tăng dần, đảm bảo quân số chiến đấu, công tác ngày càng cao; nhất là các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM