Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:44:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến khu Đ  (Đọc 100812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:02:03 pm »

Trong mùa khô cuối cùng của cuộc chiến tranh, trận Phước Long báo hiệu sự sụp đổ của nguỵ quyền Nam Việt Nam?


Mùa khô 1974-1975, chiến trường miền Nam đã có sự chuyển biến quan trọng. Nguỵ quân thay vai trò quân Mỹ không đủ sức đương đầu với quân giải phóng. Kết hợp với mặt trận chính trị và ngoại giao, lực lượng cách mạng đang thắng thế. Mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” đã hiện ra trước mắt. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình “Ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, tạo nên những yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.

Cuối tháng 11-1974, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở đợt hoạt động mùa khô 1974-1975 ở miền Đông Nam Bộ với nội dung: Hoàn chỉnh khu giải phóng cách mạng, nối liền hành lang chiến lược từ biên giới xuống bờ biển phía đông, xây dựng thành căn cứ địa vững chắc, liên hoàn, tạo thế bao vây Sài Gòn… Riêng khối chủ lực đứng chân trên địa bàn Quân khu 7 phải đánh những trận thối động, tiêu diệt gọn từng đơn vị địch.

Chiến dịch mùa khô 1974-1975, bắt đầu từ tháng 12-1974 kéo dài đến tháng 4-1975. Lực lượng của Miền và Quân khu đã tiến công mạnh mẽ quân địch trên đường 14 Phước Long, giải phóng Bù Đăng, Bù Na, đánh chiếm chi khu Bù Đốp; tấn công địch ở Châu Thành, phía nam Chiến khu Đ, chi khu Đồng Xoài, diệt các đồn bót trên tỉnh lộ 1A, giải phóng đoạn từ Phước Vĩnh lên Đồng Xoài.

Mất toàn bộ đường 14 và Đồng Xoài, tàn quân địch dồn hết về tiểu khu quân sự và thị xã Phước Long, tổ chức phòng thủ để giữ vững vị trí quan trọng sâu nhất trong vùng giải phóng của ta.

Trong lúc địch đang hoang mang lúng túng, Bộ Tư lệnh Miền và Quân đoàn 4 hạ quyết tâm giải phóng Phước Long. Kế hoạch giải phóng Phước Long được Bộ Chính trị chấp thuận. Bởi hệ quả của nó có thể dẫn đến những tình huống phức tạp, cần được cân nhắc và quyết định sáng suốt.

Thị xã Phước Long cách Sài Gòn 120km về hướng đông bắc, nằm sâu trong vùng căn cứ Chiến khu Đ có 50 ngàn dân. Địa hình Phước Long bao trùm rừng núi, có nhiều cao điểm. Đặc biệt phía nam thị xã và đông nam chi khu Phước Bình có núi Bà Rá cao 763m địch dùng để khống chế toàn khu vực thị xã, chi khu và cả sân bay Phước Bình.

Tham gia chiến dịch Phước Long, lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 4 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương (có cả hoả lực pháo binh, cao xạ, xe tăng, công binh). Trận đánh vào Phước Long bắt đầu lúc 5 giờ 30 phút ngày 31-12-1974. Ngày 1-1-1975, quân ta chiếm cao điểm Bà Rá, truy quét và bức rút các cụm quân địch ở Thác Mơ, Hiếu Phong, Long Điền… Từ ngày 2-1, tuyến phía nam thị xa Phước Long bị phá vỡ, quân ta đột phá vào trung tâm thị xã… Trước nguy cơ mất Phước Long, Nguyễn Văn Thiệu triển khai kế hoạch đổ quân tiếp ứng, từ ngoài đánh vào nhưng không thực hiện được. Chiều 6-1, Sư đoàn 9 đã chiếm được dinh tỉnh trưởng, Phước Long được hoàn toàn giải phóng. Trong chiến dịch này, ta tiêu diệt 500 tên địch, bắt 1.179 tên, thu 1.498 súng các loại, 190 máy thông tin, 80 xe cơ giới; bắn rơi 12 máy bay, phá huỷ 10 xe cơ giới và ra đa… Phía ta 150 chiến sĩ, cán bộ hi sinh.

Phước Long thất thủ làm cho Mỹ và tướng tá nguỵ bàng hoàng. Mỹ-nguỵ định tập trung lực lượng tái chiếm, nhưng mọi toan tính của chúng dẫn đến quyết định bất khả kháng: “bỏ Phước Long!”. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh do địch kiểm soát. Chiến thắng Phước Long đã góp phần cho Trung ương Đảng đánh giá đúng tình hình khả năng Mỹ-Nguỵ, đề ra chủ trương chiến lược, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Với chiến dịch đường 14, Phước Long, căn cứ Chiến khu Đ đã được mở rộng về phía bắc và tây bắc giáp với Bình Long và biên giới Campuchia. Chiến khu Đ thực sự trở thành một hậu phương lớn và trực tiếp của miền Đông Nam Bộ, nơi tiếp nhận, triển khai binh khí, kỹ thuật và cơ sở vật chất từ Trung ương xuống các chiến trường; đồng thời là địa bàn tập kết các cánh quân lớn tiến công vào hang ở đầu não địch ở Sài Gòn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:02:44 pm »

Không thể chiếm lại Phước Long, nhưng địch phản ứng rất mạnh nhằm giữ vững tinh thần quân nguỵ. Lực lượng vũ trang Chiến khu Đ đã làm gì để bảo vệ căn cứ, tạo điều kiện cho chiến dịch mùa xuân 1975 giành thắng lợi?


Phước Long-vịi trí “tiền đồn” quan trọng số 1 của quân nguỵ ở phía bắc Sài Gòn bị mất, địch không những phá vỡ thế phòng thủ vòng ngoài, mà còn thất thế về chính trị. Quân nguỵ ở miền Đông rất hoàn mang trước sức tấn công của quân giải phóng. Nguy cơ những vị trí xung yếu khac rơi vào tay đối phương xảy ra bất cứ lúc nào. Trên cục diện chiến trường miền Đông, Phước Long đã tạo ra một khoảng trống bất lợi chưa từng có đối với Mỹ-Nguỵ.

Trước những thuận lợi mới có thể dẫn đến những tình huống đột biến, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền họp quán triể Nghị quyết của Bộ Chính trị; bổ sung và điều chỉnh kế hoạch bước 2 mùa khô 1975 trên chiến trườg B2 để đáp ứng với sự phát triển vượt bậc của cách mạng.

Yêu cầu bước 2 phải tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở thông hành lang xuống phía đông và tây bắc Sài Gòn; phát triển xuống cả đường 20 về Long Khánh, Bà Rịa; mở chiến dịch Dầu Tiếng và đường 20.

Về phía địch, sau khi ta giải phóng Phước Long, chúng bị dồn vào thế bị động lúng túng về chỉ đạo chiến lược. Trên địa bàn Chiến khu Đ, địch ra sức củng cố lực lượng, cố gắng tổ chức những cuộc hành quân càn quét vào phía nam căn cứ, hòng tạo ra một vành đại bảo vệ Sài Gòn về phía đông, ngăn chặn lực lượng tiến công vào các cơ quan đầu não của chúng ở miền Đông.

Ngày 20-2-1975, quân nguỵ tổ chức hành quân càn quét vào khu vực Bình Chánh, Khánh Vân, Vĩnh Tân, Phú Chánh với lực lượng tương đối lớn gồm một số tiểu đoàn biệt động quân, chủ lực sư đoàn 5 và thiết giáp. Tiếp theo, địch cho lực lượng tràn vào khu vực Ông Đông, Ba Tri ủi phá địa hình, lập tuyến ngăn chặn ta từ Bến Sắn đến đường 8. Đến tháng 3-1975, bọn sư đoàn 18 nguỵ càn quét vào Đất Cuốc đế suối Cát để thăm dò lực lượng ta…

Kiên quyết giữ vững vùng căn cứ giải phóng, chặn đứng âm mưu ủi phá địa hình, lấn chiếm đất, bộ đội địa phương tỉnh Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Châu Thành liên tiếp chặn đánh các mũi tiến quân của địch diệt 100 tên, phá huỷ 23 xe tăng và xe bọc thép; đồng thời tổ chức các trận tập kích, pháo kích vào các vị trí xuất phát hành quân của địch. Sau 7 ngày nống ra vùng giải phóng, bị lực lượng ta đánh thiệt hại, địch buộc phải rút quân, co cụm về chi khu Tân Uyên.

Ngày 10-3-1975, quân chủ lực Tây Nguyên mở cuộc tiến công đánh chiếm Bôn mê Thuột. Đòn “điểm huyệt” này đã mở đầu sự sụp đổ dây chuyên của quân nguỵ trên toàn miền Nam. Hoà cùng chiến thắng Tây Nguyên, quân chủ lực Miền Đông tấn công giải phóng huyện Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Chiến khu Đ được nối liền với vùng giải phóng dọc đường 14; Long Nguyên, Thanh An, Thanh Tuyền, Rạch Kiến, Bưng Còng, Rạch Bắp, nối sang vùng giải phóng Củ Chi, uy hiếp Sài Gòn từ hướng tây bắc. Cũng trong tháng 3-1975, quân chủ lực Miền tiến công trên đường 13, giải phóng An Lộc và bao vây quận lỵ Chơn Thành; giải phóng chi khu Định Quán, làm chủ đường 20 đi Đà Lạt. Đường hành lang về phía đông nam của Chiến khu Đ được mở thông… Các đoàn công binh, thanh niên xung phong ngày đêm khẩn trương bắc cầu, mở đường từ Đồng Xoài về Vĩnh An ra đường 20 cho các đơn vị cơ giới và bộ binh hành quân về phía đông Sài Gòn. Sư đoàn 6 Quân khu 7 tiến ra giải phóng đường 1 từ căn cứ số 4 đến căn cứ số 10 giáp Bình Tuy.

Như vậy, trong tháng 3-1975, quân chủ lực Miền và Quân khu 7 đã tiến công địch, giải phóng vùng nối liền Chiến khu Đ với vùng giải phóng Bà Rịa-Long Khánh, nối sang Khu 6, mở một địa bàn lớn cho các binh đoàn chủ lực triển khai các mũi tiến công vào Sài Gòn từ hướng đông và đông nam.

Căn cứ Chiến khu Đ không những giữ vững mà còn mở rộng làm bàn đạp xuất phát cho các cánh quân chủ lực của Miền và của Bộ áp sát quân địch từ nhiều phía.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:03:26 pm »

Trận Xuân Lộc, đập tan “cánh cửa thép” cuối cùng của địch, mệnh lệnh xuất phát từ Chiến khu Đ?

Đầu tháng 3-1975, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội khẳng định: Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm nhiệm vụ giải phóng miền Nam. Trung ương Cục cũng đề ra nhiệm vụ khẩn cấp: tập trung mọi nỗ lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của 3 mũi giáp công, 3 thứ quân, 3 vùng nhanh chóng đánh sụp toàn bộ nguỵ quyền, nguỵ quân, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân…

Thực hiện quyết tâm của Trung ương Cục, Sư đoàn 7 của Miền cùng với bộ đội địa phương Bình Long tiếp tục tiến công quận lỵ Chơn Thành, đánh tan rã bọn địch cố thủ ở chi khu, giải phóng toàn huyện Chơn Thành. Tuyến phòng thủ của địch ở phía bắc Sài Gòn hoàn toàn tan vỡ.

Tháng 3 đến giữa tháng 4, chiến thắng giải phóng Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế, Đà Nẵng và dọc ven biển miền Trung làm nức lòng quân và dân Chiến khu Đ. Bọn nguỵ quyền, nguỵ quân còn lại ở vùng căn cứ và vùng ven vô cùng hoang mang.

Để kịp thời chỉ đạo phong trào, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông chuyển căn cứ về khu vực Vĩnh An sát bờ sông Đồng Nai. Đồng chí Trần Văn Trà thay mặt Bộ Tư lệnh Miền xuống căn cứ Khu uỷ miền Đông triển khai nhiệm vụ mới cho Khu. Trong cuộc họp có hầu hết các đồng chí lãnh đạo của Khu uỷ và Quân khu, đã quyết định mở chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã Long Khánh-tuyến phòng thu mạnh sau cùng của địch ngăn chặn quân ta tiến về Sài Gòn từ hướng đông.

Lúc này từ phía bắc Sài Gòn trở ra, địch mất gần hết các cứ điểm, các nút chặn quan trọng. Vì thế Xuân Lộc trở thành trận địa tử thủ sống chết của nguỵ quyền Sài Gòn. Vị trí này nằm trên quốc lộ 1, chỉ cách Sài Gòn 80 km, do sư đoàn 18 nguỵ, một trong những sư đoàn sừng sở nhất ở miền Đông đảm nhiệm. Mỹ-nguỵ đặt huy vọng rất nhiều vào “nút chặn” Long Khánh có thể kéo dài được ngày tàn của chúng để tìm kiếm một giải pháp cho chính quyền Sài Gòn tồn tại. Nguyễn Văn Thiệu còn hung hăng tuyên bố: Cộng sản muốn vào Sài Gòn phải xuyên thủng được “cánh cửa thép” Xuân Lộc.

Theo chỉ đạo của Khu uỷ, Tỉnh uỷ Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Vĩnh Cửu nhanh chóng tăng cường các cấp uỷ về cơ sở, củng cố bộ đội địa phương cùng du kích và cơ sở mật tiến hành các mặt công tác chuẩn bị đón lực lượng chủ lực và nổi dậy giành chính quyền làm chủ xã ấp. Các đoàn hậu cần của Miền và Quân khu nhanh chóng vận chuyển lương thực, khí tài từ nam Tây Nguyên về Chiến khu Đ. Từ chiến khu, các đoàn ô tô vận tải, xe thồ, các bến phà hoạt động liên tục, chuyển nhanh những nhu cầu thiết yếu về hậu cần cho các chiến trường phía đông đánh trận then chốt Xuân Lộc và trận quyết chiến chiến lược tiến công thủ phủ nguỵ quyền Sài Gòn.

5 giờ 30 phút 9-4-1975, ta nổ súng công kích căn cứ Xuân Lộc. Quân đoàn 4, Quân khu 7 cùng bộ đội địa phương Long Khánh-Bà Rịa tiến công mãnh liệt vào thị xã Long Khánh. Hỗ trợ cho chiến dịch, trận địa pháo 130 ly của Miền đặt tại Hiếu Liêm (Chiến khu Đ) nã đạn vào db Biên Hoà chế ngự không quân địch ứng viện cho Xuân Lộc.

Xuân Lộc trở thành trận chiến ác liệt nhất trước cửa ngõ Sài Gòn. Ta và địch giành nhà từng ngôi nhà, con đường… Bom đạn như mưa bão làm đổ nát phần lớn thị xã. Trước nguy cơ bị đối phương tràn ngập, thiệu đem cả lực lượng tổng trù bị đổ vào Xuân Lộc. Đến mức địch tập trung 50% lực lượng chủ lực, 60% lực lượng pháo binh, gần hết số xe tăng của quân đoàn 3, đồng thời đánh bom dữ dội vào những khu vực ta đã chiếm. Chúng còn dùng cả bom CBU huỷ diệt, gây thương vong lớn cho ta; bằng mọi giá cố giữ cho được Xuân Lộc như chúng đã xác định “mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”, một thắng lợi tâm lý và chính trị ở thời điểm nguy cấp này. Báo chí Sài Gòn và phương tây làm rùm beng lên về “khả năng chiến đấu của quân ngụy đã phục hồi”, rằng “quân nguỵ vẫn còn dư sức mạnh để giữ chế độ”…

Trận tiến công phòng tuyến Xuân Lộc gặp khó khăn. Đến lúc này, tại Xuân Lộc, lực lượng ta đã hi sinh tới 1.500 chiến sĩ, cán bộ. Trước tình hình đó, đồng chí Trần Văn Trà Phó Tư lệnh chiến dịch xuống mặt trận Xuân Lộc để chỉ đạo chuyển cách đánh.

Đêm 13 rạng ngày 14-4, Sư đoàn 6 của Quân khu 7 đã diệt gọn 1 tiểu đoàn của sư đoàn 18 và chi đoàn thiết giáp nguỵ, giải phóng Dầu Giây (ngã 3 quốc lộ 1 và đường 20); ngày hôm sau đơn vị diệt nốt trung đoàn 52 và phòng ngự đánh diệt quân địch từ Trảng Bom liên tục đến phản kích. Không chiếm lại được Dầu Giây, mất toàn bộ đường 20, Xuân Lộc bị cô lập hoàn toàn. Ngày 21-4, tàn quân địch bí mật tháo chạy khỏi Xuân Lộc về Biên Hoà.

Giải phóng Xuân Lộc và một vùng rộng lớn trên đường 20 và đường số 1, ta đã mở toàn cửa ngõ tiến về Sài Gòn. Mất Xuân Lộc coi như hồi chuông báo tử cho Sài Gòn đã rung lên. Nguyễn Văn Thiệu tối 22-4, lên vô tuyến truyền hình và đài phát thanh đọc bài diễn văn từ chức tổng thống “Việt Nam cộng hoà” rồi khăn gói chuồn ra nước ngoài, trút lại hậu quả to lớn lên đầu Phó tổng thống Trần Văn Hương trong tình thế chế độ Sài Gòn sắp tới giờ cáo chung.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:04:12 pm »

Chiến khu Đ tham gia vào đầu trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn như thế nào?

Trong những ngày cuối tháng 4, chính trường Sài Gòn nhốn nháo, phức tạp. Tinh thần chủ bại đã tràn lan trọng nguỵ quân, nguỵ quyền. Các đại quân của ta từ các hướng thần tốc tiến về Sài Gòn, siết chặt vòng vây quân địch. Sài Gòn như cá nằm trên thớt. Một chế độ phản động mấy đời làm tay sai cho ngoại bang để chống lại Tổ quốc Việt Nam, đang hấp hối từng ngày.

Hoà cùng thắng lợi của cánh quân phía đông, các đơn vị công binh Miền, Quân khu, các đội dân công hoả tuyến ở Chiến khu Đ khẩn trương hoàn chỉnh các tuyến đường, làm cầu, bắc phà qua sông Đồng Nai phục vụ các binh đoàn chủ lực hành quân tiến về Sài Gòn.

Các sư đoàn từ nam Tây Nguyên hành quân về phía bắc Chiến khu Đ hợp với các sư đoàn từ miền Bắc vào tập kết ở đồn điền cao su Thuận Lợi, thành lập Quân đoàn 1. Quân đoàn 1 có nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ đội địa phương Thủ Dầu Một tiêu diệt hệ thống đồn bót địch còn lại ven Chiến khu Đ; tiến công căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 nguỵ, Phú Lợi, Sóng Thần; tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đánh chiếm Bộ tổng tham mưu nguỵ.

Đêm 24-6-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các binh đoàn chủ lực của ta có xe tăng đột phá dẫn đường và pháo binh yểm trợ, từ các hướng thần tốc tiến về sào huyệt cuối cùng của địch tại Sài Gòn.

Tưng bừng vào chiến dịch, Sư đoàn 312 cùng bộ đội địa phương Thủ Dầu Một tiến công giải phóng Bình Cơ, Bình Mỹ, đường 16, rồi phát triển thành 2 mũi tiến chiếm căn cứ Lai Khê, Phú Lợi và tiểu khu Bình Dương. Trên hướng khác, các đoàn đặc công 113, 116 đã dũng mãnh đánh chiếm căn cứ Hốc Bà Thức (Tân Phong), sau đó bám trụ đánh địch phản kích giữ vững các đầu cầu đảm bảo cho Quân đoàn 4 và Quân đoàn 1 tiến nhanh đánh chiếm các cơ quan đầu não địch ở Biên Hoà và Sài Gòn.

Cùng lúc đó, Sư đoàn 320B hàn quân bằng cơ giới theo đường 16, hỗ trợ bộ đội địa phương, du kích và nhân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn huyện Tân Uyên, Dĩ An, Lái Thiêu. Trên hướng này, Quân đoàn 1vượt cầu Bình Triệu tiến vào gặp cánh quân của Quân đoàn 3 tại Bộ tổng tham mưu nguỵ lúc 12 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.

Trước đó ở cánh đông, Quân đoàn 4 sau khi lực lượng đặc công và địa phương đập tan quân địch cố thủ ở cầu Rạch Chiếc và cầu Sài Gòn, đã tiến thẳng vào dinh Độc Lập, phủ tổng thống của nguỵ quyền Sài Gòn, hạ cờ địch, cắm cờ giải phóng lên dinh vào lúc 11 giờ 30 phút. Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Như vậy lực lượng vũ trang trên bàn đạp Chiến khu Đ đã phối hợp chiến đấu và tạo điều kiện cho hai quân đoàn 1 và 4 tiến chiếm những mục tiêu trọng yếu tại sào huyệt cuối cùng của địch. Trong suốt chiến dịch, Chiến khu Đ là nơi dự trữ vật chất, kỹ thuật là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo chỉ huy của Quân khu, Miền và đặc biệt là Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ở Căm Xe, chỉ đạo các cánh quân đánh chiếm Sài Gòn, góp phần giành thắng lợi chiến dịch lịch sử giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, kết thúc rực rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-một cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ nhưng rất vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:04:53 pm »

Sau ngày giải phóng miền Nam, ta đã khắc phục hậu quả, hàn gắn những vết thương chiến tranh ở vùng Chiến khu Đ. Xin cho biết những đổi thay ở vùng đất lịch sử này?


Như ta đã biết Chiến khu Đ là căn cứ cách mạng qua các thời kỳ chiến tranh, nhưng tiềm ẩn một vùng kinh tế trù phú không những của Nam Bộ mà của cả nước, Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các địa phương của vùng Chiến khu Đ không ngừng khắc phục khó khăn, ra sức phát huy nội lực của một vùng đất có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp, kết hợp với quốc phòng an ninh, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, Chiến khu Đ xưa là vùng đất sôi động của những cánh đồng lúa ven sông, những nông trường cao su trải rộng, những lâm trường bạt ngàn, những nhà máy, xí nghiệp và những công trình thuỷ điện lớn như Trị An, Thác Mơ. Hàng vạn đồng bào từ khắp mọi miền đất nước đã vê đây cùng với nhân dân địa phương xây dựng những khu trung tâm kinh tế mới với tầm cỡ là một trong những khu công nghiệo lớn của cả nước.
Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, đảng bộ và nhân dân các tỉnh vùng Chiến khu Đ năm xưa như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước đã vươn lên đạt được những thành tựu mới trên bước đường đi lên chủa nghĩa xã hội, thực hiện các mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với thế mạnh về nhiều mặt, Đồng Nai từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, qui hoạch và phát triển các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đưa kinh tế phát triển với tốc độ cao… Trong 10 năm (1991-2000), nhịp độ tăng trưởng trung bình của tỉnh đạt 13% trong một năm. Đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp đã chiếm 52,1% GDP toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 6,1 triệu đồng/năm… Đời sống đại bộ hận nhân dân được cải thiện rõ rệt, hầu như không còn hộ đói và số hộ nghèo đã giảm xuống còn 5%.
Bình Dương là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước với tổng sản phẩm (GDP) từ năm 1997-2001 tăng bình quân 14,2% là một trong 4 tỉnh tứ giác kinh tế phát triển ở phía nam Tổ quốc. Bình Dương đã sớm tập trung cho cơ sở hạ tầng để phát triển, qui hoạch 13 khu công nghiệp tập trung với diện tích 6.200 ha và các cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện thị. Việc xây dựng các khu công nghiệp gắn liền với hình thành các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao, các khu đô thị mới, các khu nhà ở cho công nhân.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, đến tháng 8-2002, Bình Dương đã thu hút thêm 101 dự án mới và 38 dự án bổ sung với tổng số vốn 295 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh lên 571 dự án với tổng số vốn 2 tỷ 912 triệu USD.

Bình Phước mới tách ra khỏi Bình Dương từ 1-1997, dường như làm lại từ đầu, nhưng tiềm năng kinh tế cũng rất lớn, nhất là cao su và lâm sản…

Trước những đổi thay lớn lao của cuộc xây dựng mới, dấu tích của một căn cứ kháng chiến tồn tại gần 1/3 thế kỷ đang mờ ngạt dần, nhưng niềm tự hào về một Chiến khu Đ lịch sử là mãi mãi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:05:23 pm »

Xin cho biết về địa danh Bà Rá và những đổi thay hôm nay?


Bà Rá là một vùng đất đã đi vào huyền thoại của người dân Bình Phước. Đây là một đỉnh cao cuối cùng của dãy Trường Sơn hùng vĩ, là cái “rốn sốt rét” trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng cán bộ, chiến sĩ.

Truyền thuyết kể rằng vị tổ của người Stiêng có hai người em gái; ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai để trấn giữ đất đai của người Stiêng.

Thực dân Pháp đến đây lập trại tù Bà Rá để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Trại tù này có 3 khu: trại A sát chân núi giam giữ tù thường phạm, trại B giam giữ nữ tù nhân thường phạm hoặc chính trị phạm đặt tại trung tâm trại Bà Rá, trại C lập vào đầu năm 1941 để giam giữ số tù nhân chính trị ở Tà Lài chuyển về; đây còn là nơi giam hàng trăm tù chính trị bị treo án và khổ sai từ các nhà tù khác chuyển về, phần lớn là những người yêu nước tham gia hoạt động cách mạng. Nỗi thống khổ của những tù nhân Bà Rá không sao kể xiết, đau ốm không có thuốc men lại còn bị đánh đập dã man và lao động khổ sai. Nỗi uất hận của tù nhân ở đây đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh. Trại tù Bà Rá đã thành lập được một chi bộ cộng sản để lãnh đạo phong trào và tổ chức nhiều cuộc vượt ngục. Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, tù nhân trại Bà Rá đã nổi dậy đập tan xiềng xích, trở về chiến khu, trở vè quê hương góp phần giải phóng đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bà Rá, Thác Mơ trở thành căn cứ địa cách mạng. Những cái tên Bà Rá, Hang Dơi, Nửa Lon, Bù Gia Mập, Sóc Bom Bo… đã đi vào sử sách và gắn liền với những chiến thắng vang dội Phước Long, Đồng Xoài…

Bà Rá-Thác Mơ trở thành di tích lịch sử-văn hóa của Bình Phước. Trên đỉnh Bà rá có trạm tiếp vận truyền thanh, truyền hìh phục vụ đồng bào Chiến khu Đ và toả sóng khắp cả miền Đông Nam Bộ. Dưới chân núi, ngày xưa là trại tù khét tiếng, giờ đây là những khu dân cư trù phú, ruộng rẫy tươi xanh, trường học, trạm xá… phục vụ bà con dân tộc ít người. Cuộc sống mới đang từng ngày vươn lên khoả lấp những quá khứ đau thương và làm đẹp thêm truyền thống hào hùng của Chiến khu Đ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:05:57 pm »

Định Quán-La Ngà nơi lưu dấu những địa danh lịch sử?


Sông La Ngà chảy qua huyện Định Quán thuộc tỉnh Thủ Biên thời 9 năm chống Pháp, nay trở thành địa danh lịch sử tỉnh Đồng Nai. Những ai đi theo đường 20 lên Đà Lạt sẽ thấy nơi đây sừng sững tượng đài chiến thắng La Ngà trên đỉnh đồi cao, soi bóng xuống dòng sông. tại đây, trận phục kích giao thông của Chi đội 10 Biên Hoà trên quãng đường dài gần 10 km, đã phá huỷ 59 xe quân sự của giặc Pháp, diệt và bắt hàng trăm tù binh.

Từ La Ngà đi ngược lên 10km là gặp khu Đá Ba Chồng (những tảng đá lớn chồng lên nhau) tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho du khách. Ai lên thành phố hoa Đà Lạt lại không chiêm ngưỡng cổng Đá Ba Chồng. Khu Đá Ba Chồng này thời chống Mỹ thuộc Định Quán. Trên những hòn đá khổng lồ cao nhất có ổ đề kháng cả địch với hoả lực mạnh sẵn sàng nhả đạn khống chế Định Quán-La Ngà nếu ta tấn công. Cứ điểm Đá Ba Chồng là điểm tranh chấp giữa ta và địch. Trước chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 7 Miền đã xoá sổ cứ điểm này vào ngày 16-3-1975, cũng là ngày Định Quán hoàn toàn giải phóng.

Từ Đá Ba Chồng ngược lên 20km nữa là Căng Tà Lài, một trại giam biêt lập thời Pháp là chốn rừng thiền nước độc. Giáo sư Trần Văn Giàu và Thiếu tướng Tô Ký từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), chi bộ nhà tù tổ chức cho 2 đồng chí Tô Ký, Trần Văn Giàu và 9 đồng chí khác vượt ngục, Vùng Tà Lài xứ sở của đồng bào Stiêng đã ủng hộ lương thực cho các đồng chí trốn thoát trở về tham gia cách mạng ở Sài Gòn và Nam Bộ.

Ai lên Định Quán, La Ngà
Đá Ba Chồng đó, căng Tà Lài đây.


Câu thơ đã khắc hoạ nên địa danh vùng đất lịch sử này.

Định Quán xưa đã định hình 3 dân tộc đồng bào ít người ở đây. Người Stiêng ở bắc huyện, người Châu Mạ ở thị trấn, người Châu Ro ở nam La Ngà. Ngoài 3 dân tộc thổ địa lâu đời, người Kinh không có bao nhiều. Sau ngày miền Nam giải phóng, dân tứ xứ kéo về đây sinh sống, chủ yếu là dân “tứ Quảng” (Quảng Bình, QUảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và dân “ngũ Hà” (Hà Nội, Hà Giang, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc) làm cho Định Quán thêm sắc tộc: người Tày, người Nùng. Con gái Châu Ro, Châu Mạ xưa ở trần. Ngày nay trai gái các dân tộc này sinh hoạt theo nhịp sống văn minh của cộng đồng, khó mà nhận ra họ. Trước kia họ đi làm rẫy là chính, nay tham gia cả thị trường kinh doanh buôn bán, công tác xã hội với người Kinh, nói tiếng Kinh thông làu. Các xã đều có điện từ mạng lưới quốc gia dẫn về; riêng làn nổi Định Quán dùng điện xạc bình, ban đêm cũng sáng trưng như thành phố trên sông, họ có cả ti vi, tủ lạnh, xe máy…

Ngày nay Định Quán-La Ngà có 3 khu du lịch hấp dẫn. Đó là Thác Mơ, vì ở đấy có nhiều cây mai và mạch nước nóng; thác ba Giọt hùng vĩ nên thơ; Đá Ba Chồng kỳ thú và tượng đài vươn cao giữa không gian bao La Ngà… Bàn tay con người đang đánh thức tiềm năng say ngủ hàng bao năm nay trên vùng đất này.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:06:26 pm »

Sóm Bom Bo “điểm sáng” của cuộc kháng chiến đã qua, còn hôm nay?


Trong kháng chiến chống Mỹ, sóc Bom Bo chưa tới 100 hộ người Stiêng. Đồng bào sống bằng nền kinh tế tự cung tự cấp theo lối du canh du cư. Lúa khoai là lương thực chính nhưng những năm mất mùa thì phải ăn củ, rau rừng; thiếu muối triền miên, phải đốt cỏ tranh lấy tro ăn cho khỏi lạt miệng. Ban đêm thắp sáng bằng đuốc lồ ô. Nam đóng khố, nữ để ngực trần.

Tuy vậy nhưng đồng bào ở sóc Bom Bo rất giàu lòng yêu nước. Khi có chút ít gạo, họ sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo cho bộ đội.

Giữa năm 1965, ta mở chiến dịch Đồng Xoài. Một số đơn vị chủ lực Muiền được lệnh cắt rừng đi, không nhận gạo ở các trạm để giữ bí mật, mà phải đến điểm X. Đó là sóc Bom Bo. Lúa trên nương đã chín, nếu không gặt nhanh máy bay sẽ đến ném bom xăng đốt sạch. Phải làm sao có mấy tấn gạo tiếp tế cho bộ đội. Tập quán xưa nay của người Stiêng là giã gạo ngày nào ăn ngày ấy. Già làng đã huy động và đưa ra khẩu hiệu “cả sóc Bom Bo giã gạo”. Do có lòng yêu nước, người dân Bom Bo đã bỏ tập tục, làm theo già làng.

Ngày ấy, nhạc sĩ Xuân Hồng, trưởng đoàn văn công Quân giải phóng được tận mắt chứng kiến những đêm đồng bào giã gạo, cảm hứng khởi nguồn gíup ông viết thành công bài ca ”Tiếng chày trên sóc Bom Bo” phổ biến rộng rãi khắp miền Nam và cả nước. Bài ca với giai điệu hào phóng trữ tình, đằm thắm tình quân dân cá nước, đã động viên quân và dân ta trog những năm đánh Mỹ và có sức sống lâu bền với thời gian. Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc hay nhất của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.

Sau ngày miền Nam giải phóng, sóc Bom Bo thuộc xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước), dân số phát triển lên 300 hộ, nhưng cái nghèo kiết xác vẫn đeo đẳng họ.

Bây giờ sóc Bom Bo đã đổi mới rất nhiều. Dân đi vào địnhcư từ năm 1991. An cư mới lạc nghiệp. Từ đó mới tính chuyện làm nhà ngói, sân gạch, làm đường xe hơi, đưa điện về… Dự án “Điểm sáng Bom Bo” mà Viện khoa học miền Nam và tỉnh Sông Bé đề ra được triển khai từ năm 1994. Một kỹ sư của Viện đã tình nguyện ở lại sóc trong hai năm liền để giúp đỡ bà con ở đây tiếp thu kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi theo phương pháp mới. AREBCO, một tổ chức từ thiện của Pháp tài trợ kinh phí để chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tại sóc và tặng một số gia súc làm giống… Cơ quan khoa học và cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết biến sóc Bom Bo trở thành điểm sáng.

Đến nay bà con sóc Bom Bo đã có điện, chà gạo vằng máy. Tuy nhiên giai điệu “các cùm cum, cắc cùm cum… đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa…” vẫn mãi mãi ngân vang trong lòng đồng bào Stiêng và trong lòng chúng ta.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:07:07 pm »

Có một huyền thoại về người thương binh Chiến khu Đ?


Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chiến khu Đ đã tồn tại một đội ngũ thương binh trùng điệp. Đó là những con người trung hiếu đã để lai một phần xương thị trên chiến trường, vì chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Nhưng rất nhiều người nhắc tới người thương binh đầu tiên của Chiến khu Đ là đồng chí Bùi Xuân Tảo. Chuyện kể lại rằng trong hoàn cảnh thiếu thốn đặc biệt của chiến khu, bác sĩ phải cưa cánh tay bị thương của anh Tảo không phải bằng cưa giải phẫu mà là cưa thợ mộc không có thuốc gây mê. Tảo đề nghị anh chị em y tá hát quốc ca với mình để lấy can đảm chịu đựng. Có người còn thêm thắt vào một chút lãng mang. Khi đó chi đội trưởng Tám Nghệ (Huỳnh Văn Nghệ) cưỡi con xích thố đi ngang, nghe quốc ca thì xuống ngựa, đứng nghiêm. Nhưng bài quốc ca cứ trở đi trở lại mãi làm anh thắc mắc. Anh bước vào trạm quân y chứng kiến lòng dũng cảm của người chiến sĩ thương binh, nên làm ngay một bài thơ tại chỗ:

Ngựa hồng dừng chân
Bên quân y viện
Giật mình nghe tiếng quốc ca vang
Xuống ngựa buông cương
Hỏi ra mới rõ
Bác sĩ đang cưa chân
Một thương binh bằng cưa thợ mộc
Bác sĩ vừa cưa vừa khóc
Chị cứu thương nước mắt tràn trề
Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre
Người chiến sĩ vẫn mêm man hát
...


Sự thật về ca “siêu phẫu thuật” này, bác sĩ Võ Văn Cương, người cưa tay cho anh Tảo, sau này là Phó hiệu trưởng Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (đã nghỉ hưu) kể lại:

“Bùi Xuân Tảo bị thương vào tay trog trận đánh thị xã Biên Hoà tết dương lịch 1946. Lúc đó tôi chạy thoát Đem tam sư đoàn từ Cao Lnãh lên. Tới xã Tân Hoà bên sông Đồng Nai gặp anh Huỳnh Văn Nghệ giữ lại giúp chiến khu Tân Hoà.

Trong ca phẫu thuật này cần phải nói lại cho rõ: Dùng cưa thợ mộc là đúng. Cái cưa này bén lắm, gỗ lim, giá tỵ cứng như sắt cũng cưa tuốt luốt. Còn hát quốc ca không giống như người ta kể. Tôi chuẩn bị cưa, chị An (y tá do Pháp đào tạo tại Sài Gòn chuyên gây mêm bằng chloroforme, sau là bạn đời với anh Bùi Cát Vũ, giám đốc công binh xưởng) có nhiệm vụ nhiễu từng giọt chloroforme vào mũi anh Tảo. Chị An bảo anh Tảo đếm một, hai, ba đi… Tôi thấy hát hay hơn nên bảo anh Tảo hát một bài nào đó anh thích. Anh Tảo hát quốc ca. Chỉ hát có câu đầu thôi: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc”. Chị An nhiễu thuốc mêm ngay. Mấy tiếng “chung lòng cứu quốc” yếu dần vì thấm thuốc mê. Như vậy chi tiết cưa tay không có thuốc mê cần được đính chính, không lại phủ nhận công lao của bác sĩ Hồ Văn Huê đã đưa ra chiến khu nhiều thuốc mê… xài tới năm 1948 hãy còn.

Còn bài thơ, anh Tám Nghệ đi ngang qua trạm xá nghe hát quốc ca (anh chị em y tá hát phụ với anh Tảo) anh xúc động lắm, nhưng vài ngày sau đó bài thơ mới được phổ biến trong cơ quan…”.

Còn rất nhiều ca thương binh dũng cảm tiêu biểu cho hào khí Đồng Nai những cánh rừng gian khổ của Chiến khu Đ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:07:40 pm »

Rất nhiều bà má Chiến khu Đ được tôn vinh danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, xin cho biết một bà mẹ tiêu biểu?

Quê hương ta “ra ngõ gặp anh hùng”. Câu nói đó càng đúng với Chiến khu Đ, vùng đất đã tạo nên nhiều nét đẹp lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, số người hi sinh ở Chiến khu Đ phải tính tới con số vạn. Chính những người con anh hùng này ngã xuống đã tôn vinh lên những bà mẹ anh hùng của Chiến khu Đ.

Ở Thường Tân (Tân Uyên), một trong những địa danh đầu tiên của Chiến khu Đ, có một bà má tên là Trần Thị Đẹp, sinh năm 1916. Thời trẻ má là một phụ nữ xinh đẹp, nhưng không có hạnh phúc trọn vẹn do những cuộc chiến tranh kéo dài suốt đời người. Ở Thường Tân này không ai sống được yên thân vì giặc giã. Từ một gia đình yên ấm, người bạn đời của má cùng với những người trai tráng phải chia xa, vào Chiến khu Đ cầm súng đánh giặc.

Những năm đánh Mỹ, má Đẹp từng lặn lội nửa đêm vào rừng, mang cơm nước, thuốc men tiếp tế cho bộ đội, du kích. Rồi làm liên lạc, nhận đủ mọi thứ công việc cách mạng, lén lút đi về giữa đồn bót, bom đạn quân thù. Mấy lần bị địch bắt vì “tội” có chồng, con tham gia kháng chiến; bị đánh đập, hành hạ, má vẫn giữ vững tấm lòng son.

Bốn người con của má khôn lớn trưởng thành, lần lượt nối gót cha ,lên đường đi kháng chiến. Đó là những cuộc chia xa đầy thương nhớ, lo âu đối với một người mẹ hết lòng thương con, nhưng đặt lợi ích Tổ quốc lên trên hết. Chiến tranh như má thường ngĩ, nó dồn đến những nỗi bất hạnh và khố khổ, nhưng vì nghĩa lớn, mọi người phải chịu đựng vượt qua. Và điều lo lắng trong má đến thật sự. Tin người chồng hy snh báo về thật đột ngột, nhưng má giấu nước mắt vào lòng, nén đau thương lại để lo công tác cách mạng. Chiến tranh ngày càng ác liệt, đạn bom cày xới đất đai, thôn xóm điêu tàn. Ba đứa con của má: Trần Văn Nết, Trần Văn Thưởng hy sinh cách nhau không lâu, lại đến Trần Thị Chưởng, đứa con mà má thương yếu nhất vĩnh viễn không về. Bốn người thân ngã xuống là bốn lần trái tim má tan nát, đến nỗi không con nước mắt để khóc, buồn…

Nhưng nỗi buồn nào rồi cũng theo năm tháng qua đi. Những ngày băng rừng lội suối đã trở thành ký ức khó phai mờ trong lòng người mẹ Chiến khu Đ. Giờ đây mảnh đất Thương Tân đã đổi thay với cuộc sống mới vui tưới no ấm, nhưng má Đẹp vẫn đi về trên con đường đất đỏ năm xưa với người con gái út, núm ruột còn lại duy nhất và đứa cháu ngoại, niềm an ủi cuối đời của má.

Cũng như bao bà mẹ Chiến khu Đ, như má Thiếu, má Mua, má Yếm… má Trần Thị Đẹp đang sống trong niềm vui chăm sóc, yêu thương của chính quyền, đoàn thể và bà con xóm làng đền đáp lại một phần sự cống hiến hy sinh to lớn của những người mẹ anh hùng, theo đạo lý Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng cây”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM