Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:44:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến khu Đ  (Đọc 100804 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:02:03 pm »

Chiến khu Đ đã chuẩn bị công tác bảo đảm cho cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 như thế nào?

Như ta đã biết Chiến khu Đ vừa là cầu nối vận chuyển của nhiều hành lang trên chiến trường miền Đông vừa là khu vực dự trữ hậu cần cho phía trước, nhất là mục tiêu trọng yếu Sài Gòn-Gia Định.

Tháng 11-1967, Hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ trọng đại là “… dùng phương pháp tổng công khởi nghĩa-tổng công kích để giành thắng lợi quyết định”.

Thực hiện nghị quyết lịch sử này, chiến trường miền Đông được bố trí lại cho phù hợp với ý đồ lấy Sài Gòn-Gia Định làm hướng tiến công chính của chiến dịch. Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn-Gia Định giải thể, tổ chức thành 6 phân khu; 5 phân khu hình thành mũi tiến công vào Sài Gòn, duy nhất Phân khu 6 phụ trách nội đô.

Phân khu 5 nằm trên địa bàn Chiến khu Đ, có đủ các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ hậu cần và một bệnh xá quân y. Đội vận tải phân khu đóng thùng hai ngăn ngụy trang đưa vũ khí từ căn cứ vào nội thành Sài Gòn. Các đơn vị quân nhu được bố trí ở Bình Mỹ, Nước Vàng, đường 20, tổ chức chuyển gạo và thực phẩm từ vùng địch chiếm, về cất dấu trong căn cứ.

Quân y Phân khu 5 hình thành trên cơ sở quân y T1 và một bộ phận quâny của tỉnh đội Bình Dương, có 1 bệnh xá tại suối Tây Ngủ với 300 giường, 3 đội phẫu thuật tuyến sáu…

Chiến khu Đ trở thành một hậu phương quan trọng phục vụ cho các lực lượng tiến công vào sào huyệt địch ở Sài Gòn. Cán bộ, chiến sĩ phòng hậu cần Phân khu 5 được sự tham gia giúp đỡ tích cực của nhân dân trên các tuyến thu mua vận chuyển hàng về căn cứ và tải hàng ra phía trước sẵn sàng phục vụ chiến dịch.

Đoàn hậu cần 84 của Miền cùng các đội dân công và nhân dân vùng chiến khu ngày đêm băng rừng lội suối tải hàng từ biên giới Campuachia về chiến khu chuẩn bị cho các đơn vị chủ lực Miền tiến công Sài Gòn ở phía đông và đông nam.

Đến cuối tháng 1-1968, kết hợp hậu cần khu vực với hậu cần nhân dân, ta đã dự trữ được 1.500 tấn lương thực và 750 tấn vũ khí đạn dược trong Chiến khu Đ, tạo điều kiện cho Sư đoàn 5 chủ lực Miền, Trung đoàn Đồng Nai và các lực lượng địa phương tiến công địch ở Biên Hoà, Sài Gòn-Gia Định đúng giờ qui định của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:02:45 pm »

Các đơn vị Cánh đông bắc xuất phát từ Chiến khu Đ đồng loạt vào chiến dịch Mậu Thân. Xin cho biết diễn biến các mũi tiến công?

Mậu Thân 1968, hướng tiến công chủ yếu được xác định là Sài Gòn, trung tâm guồng máy chiến tranh của Mỹ-Nguỵ, nhưng các hướng phụ cận cũng rất quan trọng, có tác dụng căng kéo, giữ chân địch cho các mũi chủ công đánh vào Sài Gòn, thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiêu diệt và làm chủ các mục tiêu trọng yếu nhất của địch như Đại sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ tổng tham mưu Nguỵ, Biệt khu thủ đô, Đài phát thanh…
Lực lượng đứng chân ở Chiến khu Đ khá đông và mạnh, trong đó có những đơn vị được lệnh đánh sâu vào nội đô Sài Gòn và Gia Định.

Cuối tháng 1-1968, đồng chí Lê Đức Anh (sau này là Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền đã xuống Chiến khu Đ để trực tiếp chỉ đạo và thông qua kế hoạch tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Đông. Đêm 29-1-1968, được lệnh của Miền, Sư đoàn 5 chủ lực từ Chiến khu Đ vượt sông Đồng Nai về tập kết ở hốc Ông Tạ (Tân Định-Vĩnh Cửu) triển khai kế hoạch tiến công đợt 1 Mậu Thân. Trên hướng đường 13 và 16, Sư đoàn 7 chủ lực cũng từ căn cứ triển khai lực lượng hành tiến về các mục tiêu đã định.

Do không thống nhất thời gian trên toàn miền Nam, nên Tây Nguyên và một số tỉnh ở Khu 5 nổ súng trước 1 ngày. Cuộc tiến công và nổi dậy chính thức của nam Bộ khởi sự vào đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 (tức đêm 1 tết Mậu Thân). Từ bàn đạp Chiến khu Đ, các lực lượng vũ trang của Miền và Phân khu 5 gồm Trung đoàn Đồng Nai và 5 tiểu đoàn hành quân tiến công các mục tiêu.

Sư doàn 5 chủ lực Miền và Trung đoàn pháo ĐKZ 724 tấn công sân bay Biên Hoà, khu kho Long Bình, Bộ Tư lệnh quân đoàn 3 nguỵ, Bộ Tư lệnh 2 dã chiến Mỹ, phá huỷ trên 120 máy bay, diệt nhiều địch và phương tiện chiến tranh của chúng, nhưng không chiếm được các mục tiêu.

Trung đoàn Đồng Nai tấn công các vị trí ở Phú Giáo, Tân Uyên. Bộ đội tập trung ở Phân khu tấn công các căn cứ Phước Vĩnh, Lai Khê, Phú Lơi. Tiểu đoàn Phú Lợi cùng bộ đội Tân Uyên đánh diệt các đồn bót địch ở Đồi Xiêm, dốc Bà Nghĩa, hậu cứ trung đoàn 48-sư đoàn 18 nguỵ ở dốc Bàn Tay, chi khu Tân Uyên… Các xã ven căn cứ ở hai bờ sông Đồng Nai (nam Chiến khu Đ), du kích và nhân dân nổi dậy diệt ác phá kềm, diệt các bót nguỵ, giành quyền làm chủ xã ấp.

Trên hướng đông bắc tiến công vào Sài Gòn, tiểu đoàn 3 Dĩ An thọc sâu đánh chiếm được các chi khu cảnh sát. Địch điều tiểu đoàn 30 biệt động từ Thủ Đức đến ứng cứu. Đến sáng 1-2, một bộ phận phát triển về khu vực Cầu Sơn. Địch mở liên tiếp nhiều cuộc phản kích giải toả có trực thăng võ trang và chiến xa yểm trợ. Tiểu đoàn 3 kiên cường chiến đấu, đến tối thì rút khỏi khu vực này. Một bộ phận về bám trụ tại xóm Đáy xã Bình Quới Tây, ngày 7-2 đã anh dũng chống càn 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến nguỵ, diệt 1 trung đội.

Tiểu đoàn 4 Thủ Đức cùng với đội biệt động quận tấn cộng địch ở khu vực cầu Sài Gòn, nhưng bị chúng phản công quyết liệt ngay từ đầu nên chưa tiếp cận phá cầu được. Tối 31-1, đại đội 2 của tiểu đoàn vượt sông Sài Gòn chiếm ấp 10 xã Bình Quới Tây. Ngày 4-2, phát triển sang ấp 9 diệt bót Bình Địa, đánh sập cầu Kinh. Địch đổ 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến, kết hợp với tàu chiến dưới sống và bọn bảo an trên bộ, dưới sự yểm trợ của phi pháo, phản kích ác liệt. Đơn vị dũng cảm chiến đấu, sau đó rút về căn cứ an toàn.

Cùng thời gian trên, Trung đoàn 4 Sư đoàn 7 chủ lực Miền tấn công chi khu quân sự và Liên trường Võ khoa Thủ Đức; Trung đoàn 1 Sư đoàn 7 đánh địch phản kích ở khu vực Lái Thiêu (Bình Dương) để giữ địa bàn phía sau.

Do địch phản kích mạnh, các đơn vị chủ lực Miền và Phân khu 5 bị thương vong nhiều trên đường rút ra vùng phụ cận trở về căn cứ. Góp phần vào chiến dịch, trên 1.000 dân công của Phân khu đã dũng cảm vượt qua bom pháo địch, tải thương, tải đạn. Bệnh xá Phân khu tuyến trước ở bàu Tiền Tà đã khắc phục nhiều khó khăn cứu chữa khoảng 1.500 thương binh.

Đêm 17-2, ta mở cao điểm 2 của đợt 1. Cùng với các hướng quanh Sài Gòn, Tiểu đoàn Đồng Nai và Tiểu đoàn Dĩ An tiến công địch ở cầu Bình Lợi diệt 60 tên thuỷ quân lục chiến. Kế hoạch phá cầu Bình Lợi không thực hiện được. Đêm 24-1, các đơn vị ở cánh Thủ Đức phá sập cầu giồng Ông Tố, cầu Gò Dừa và cầu Kinh Thanh Đa.

Kết thúc đợt 1 Mậu Thân, các đơn vị chủ lực Miền và Phân khu rút về Chiến khu Đ. Nhờ công tác đảm bảo vật chất tốt, hậu cần Phân khu 5 và các đoàn hậu cần của Miền ở phía sau đã tạo được “đầu cầu” cho các đơn vị tiến công địch ở Sài Gòn, hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu cần của một chiến dịch lớn và duy trì cho các lực lượng tiếp tục hoạt động trong các đợt sau.

Trong đợt 2 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, các lực lượng vũ trang của Miền từ bàn đạp Chiến khu Đ đã tiến công và pháo kích vào các thị trấn Phước Bình, chi khu Lộc Ninh, tiểu khu Bình Long gây cho địch nhiều thiệt hại. Riêng ở hướng bắc Sài Gòn do Phân khu 5 đảm trách, đêm 25-5-1968, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn Đồng Nai vượt sông chiếm được khu vực giồng ông Ông Cộ, ngã năm Bình Hoà (nay thuộc quận Bình Thạnh), Bà Chiểu, chùa Quản Tám, Cây Quéo. Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, đơn vị đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến. Đến 7-5, rút về căn cứ theo hướng An Phú Đông (Hóc Môn).

Như vậy, cùng với những chiến công trong chiến dịch Mậu Thân lịch sử, tạo bước ngoặt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, quân và dân Chiến khu Đ đã góp phần đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:03:24 pm »

Sau Mậu Thân, địch quay lai phản kích cực kỳ ác liệt. Xin cho biết hình thái Chiến khu Đ trong thời điểm này?

Cuộc tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Ý chí của bọn xâm lược bị lunglay, chúng phải “xuống thang chiến tranh”, tới Hội nghị Paris bàn việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, với bản chất hiếu chiến, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay màu da cho xác chết, hi vọng tìm kiếm một giải pháp có lợi cho chúng. Từ “tìm diệt”, địch chuyển sang “quét-giữ”, đi đôi với thực hiện chương trình bình định một cách ráo riết hơn.

Đầu năm 1969, Mỹ điều sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và lữ đoàn 1 sư đoàn dù 101 từ Trị Thiên vào miền Đông Nam Bộ, kết hợp với lực lượng tại chỗ lập phòng tuyến từ xa để bảo vệ Sài Gòn.

Mỹ cho rằng Chiến khu Đ sẽ uy hiếp nơi quân Mỹ tập trung “xuống thang” để rút quân về nước, nên chúng lập tức thực hiện kế haọch bao vây chia cắt vùng căn cứ quan trọng này. Quân Mỹ lập nhiều cụm chốt trên các đường 13, 14, 16, 20, trong đó có nhiều chốt cấp tiểu đoàn.

Trong năm “con gà”, Mỹ có ý định bới tung các căn cứ, đánh trốc lực lượng ta ra xa, càng xa càng tốt, nhằm trấn an chính quyền Thiệu, để chúng có thể rút chân ra khỏi “vũng lầy” miền Nam một cách “danh dự”.

Từ căn cứ Lai Khê, Phước Vĩnh, quân Mỹ phối hợp với quân nguỵ từ chi khu Phú Giáo, Tân Uyên, có máy bay, xe tăng, pháo binh hỗ trợ đắc lực, liên tục đánh phá dọc theo các đường 13, 14, 16; càn quét vào các vùng căn cứ Rầy Gạch, Bàu Gốc, Suối Ổi, Bến Tràng, Rang Rang, Bà Hào, Bà Đã, Vĩnh An… khống chế các đường liên lạc, vận chuyển của ta dọc sông Bé và sông Đồng Nai. Đi liền với càn quét đánh phá địch, địch dùng máy bay phun chất độc hóa học và bom xăng huỷ diệt nhiều cánh rừng chiến khu; thả máy ghi tiếng động và các toán biệt kích luồn sâu vào cùng căn cứ để phát hiện nơi đóng quân, các hành lang vận chuyển, các kho tàng hậu cần của ta.

Trên các vùng ven phụ cận chiến khu, quân nguỵ liên tiếp mở các cuộc hành quân càn bố gom dân, củng cố các ấp chiến lược, đồng thời tung bọn tình báo, “Phượng Hoàng”, ”Thiên Nga” (bọn nửa gián điệp, mật vụ) trà trộn vào dân chúng để theo dõi cơ sở cách mạng. Ngoài ra là các chiến dịch “B52 trải thảm”, “biệt kích tràn ngập lãnh thổ” nhằm tiêu diệt, phong toả lực lượng ta trong và ngoài căn cứ.

Ở các vùng địch kiểm soát tiếp giáp với vùng căn cứ, địch dựng thêm hàng trăm đồn bót, củng cố bộ máy hạ tầng cơ sở, cưỡng ép thanh niên vào lực lượng phòng vệ dân sự để bảo vệ ấp chiến lược; đi đôi với vơ vét thóc gạo, ngăn chặn, cắt đứt đường dây tiếp tế, cô lập lực lượng ta.

Với những thủ đoạn tàn bạo, địch dần dần chiếm lại được một số vùng giải phóng và vùng tranh chấp ở Phú Giáo, Tân Uyên.

Lực lượng của ta ở Chiến khu Đ sau những đợt chiến đấu, hoạt động liên tục, bị nhiều tổn thất chưa kịp củng cố bổ sung… đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng do địch đánh phá, phong toả liên miên. Đây là thời kỳ các lực lượng bám trụ Chiến khu Đ phải chịu đựng nhiều khó khăn, ác liệt, hi sinh trong thế địch phản kích mạnh mẽ, quyết liệt.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:03:59 pm »

Trước những thủ đoạn đánh phá khốc liệt của kẻ thù, các lực lượng trong Chiến khu Đ đã làm gì để xoay chuyển tình thế?

Quả là những thủ đoạn đánh phá đầy nỗ lực của địch nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường đã làm cho lực lượng ở chiến khu thực sự “lâm trận”. Lực lượng ta ngày càng bị tổn thất thêm và thiếu đối nghiêm trọng. Lúc này ra khỏi hầm là đụng biệt kích, bom pháo; gạo muối, thực phẩm của Chiến khu Đ phải đổi bằng xương máu của nhiều cán bộ, chiến sĩ. Bộ đội chủ lực Quân khu phải đào củ chuối, ăn cháo… làm sao cầm nổi khẩu súng… Đây là một thực trang của chiến trường lúc này, mà anh em thường nói “tình hình dày như da trâu”.

Tuy nhiên ta không chịu bó tay, “co lại” cho địch hoành hành. Các đoàn hậu cần của Miền đóng ở chiến khu, chuyển hoạt động về đông bắc, mở được một số cửa khẩu ở Bàu Hàm, Hưng Lộc và đường 20 giải quyết được một phần lương thực cho các đơn vị, nhưng ta vẫn chưa phá được sự phong toả gắt gao của địch.
Trong điều kiện rất gian khổ khó khăn, thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị lần thứ 9 Trung ương Cục đề ra, tháng 11-1969, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền mở đợt tiến công mùa đông nhằm khắc phục khó khăn trước mắt, tiêu diệt sinh lực địch, thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta. Ở miền Đông Nam Bộ hướng tiến công chủ yếu của quân chủ lực Miền nhắm vào các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Long Khánh, đường 20, đường 14 và vùng ven Sài Gòn. Trong tuần đầu tháng 11, ta tấn công tiêu diệt chi khu Bù Đốp trên tỉnh lộ 1A, đánh chặn viện chung quanh chi khu, diệt 500 tên… làm vỡ một mảng phòng thủ của địch ở phía bắc Chiến khu Đ.

Ở Chiến khu Đ, lực lượng vũ trang huyện Phú Giáo và Tân Uyên mở đợt võ trang tuyên truyền vào các ấp chiến lược Vĩnh Hoà, Vàm Giá, Nước Vàng, Bình Mỹ, Tân Bình, Lạc An… diệc ác, phá kềm; tấn công các đoàn bình định nông thôn và lực lượng phòng vệ dân sự… Bộ đội tập trung Phân khu 5 pháo kích căn cứ Phước Vĩnh, chi khu Tân Uyên; gây thiệt hại nặng cho các cụm quân Mỹ đóng dã ngoại ở  ngã tư Bằng Lăng, Nhà Đỏ, Lạc An, Vĩnh Hoà… Các xã căn cứ Thường Lang, Lạc An, Mỹ Lộc vận dụng 3 mũi giáp công, khiến bọn bảo an, dân vệ không dám bung ra, tạo điều kiện cho các đơn vị hậu cần đột ấp, thu mua lương thực đưa về căn cứ.

Trong lúc tiến hành rút quân chiến đấu khỏi miền Nam, các đơn vị Mỹ vẫn đánh phá ác liệt Chiến khu Đ. Tình hình bẫn còn rất khó khăn. Phân khu uỷ chỉ đạo các lực lượng kiên quyết bám trụ vừa chiến đấu vừa đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự túc. Các cơ quan liên tục di chuyển căn cứ, vừa đánh bọn biệt kích vừa nuôi dưỡi, điều trị thương bệnh binh và chiến đấu bảo vệ căn cứ.

Ngày 18-3-1970, Mỹ giật dây cuộc đảo chính ở Campuchia, lật đổ Hoàng thân Xihanúc, đưa Lonol lên nắm quyền; đồng thời mở rộng cuộc chiến tranh ra khắp Đông Dương. Nhiều sư đoàn ngụy bị chôn chân trên chiến trường biên giới và Campuchia, nên mức độ đánh phá vùng chiến khu giảm dần.

Chiến khu Đ đang đứng trước một thời cơ mới để củng cố và phá triển lực lượng, vượt qua khó khăn, chuyển sang thế chủ động tiến công, giải toả dần áp lực nặng nề của địch.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:04:36 pm »

Nắm thời cơ quân đội giành chiến thắng tên các mặt trận ở Campuchia và Lào, lực lượng vũ trang Chiến khu Đ đã phá thế bao vây, phát triển mạnh phong trào chiến tranh nhân dân?

Để thực hiện nhiệm vụ củng cố và xây dựng căn cứ, các lực lượng vũ trang tiến hành đợt học tập quán triệt tình hình nhiệm vụ mới. Trên cơ sở quân chủ lực Miền và quân giải phóng Campuchia đã giành được thắng lợi trên chiến trường Campuchia, mở rộng vùng giải phóng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, là cơ hội tốt cho cách mạng miền Nam phát triển. Từ tháng 2 đến tháng 5-1971, thất bại trên mặt trận đường 9-Nam Lào và đông bắc Campuchia, làm quân đoàn 3 chủ lực nguỵ là lực lượng tác chiến ở miền Đông.

Nắm thời cơ này, Phân khu 5 chỉ đạo các lực lượng đẩy mạnh tiến công địch, hỗ trợ đánh phá bình định ở vùng ven và vùng căn cứ. Các đơn vị địa phương và du kích mở nhiều cuộc tiến công địch trên đường 14, Đồng Xoài, Phú Lợi, Tân Uyên, Bình Cơ gây cho địch nhiều thiệt hại về người và phương tiện chiến tranh.
Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, các chi bộ mật trong các ấp chiến lược Bình Mỹ, Tân Bình, Vĩnh Tân, Phước Vĩnh… đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống kềm kẹp, đòi bung về đất cũ sản xuất… Địch phải chấp nhận yêu sách mở cổng ấp chiến lược cho đồng bào đi làm sớm. Qua phong trào đấu tranh chính trị, các lực lượng đã vận động được 5.000 dân về vùng căn cứ sản xuất và xây dựng được nhiều cơ sở mật trong các ấp chiến lược làm “tai mắt” cho cách mạng.

Trong thời gian này, quân Mỹ rút khỏi một số căn cứ ở Chiến khu Đ, bàn giao địa bàn cho sư đoàn 5 nguỵ, nên việc đánh phá, càn quét của địch giảm sút, cũng là thời cơ tốt cho chiến trường Chiến khu Đ. Phân khu 5 tập trung đánh phá bình định mạnh hơn, tăng cường các đội vũ trang xuống vùng Phú Giáo, Tân Uyên cùng lực lượng địa phương mở các đợt tiến công, phá lỏng thế kềm kệp của địch ở các ấp chiến lược.

Trong đợt hoạt động mùa mưa năm 1971, từ bàn đạp căn cứ, các đơn vị vũ trang kết hợp với các mũi chính trị, binh vận tiến công các căn cứ quân sự ở Phú Lợi, Phước Vĩnh và các ấp chiến lược trong vùng, diệt ác phá kềm, phát động quần chúng bung dân về vùng căn cứ, vận động thanh niên tòng quân… Bộ máy chính quyền tề xã, ấp hoạt động kém hiệu quả. Bọn bảo an dân vệ không dám lộng hành như trước. Thế làm chủ của nhân dân được nâng lên.

Trên chiến trường Đông Dương, địch liên tục bị thất bại trong các chiến dịch lớn của ta. Tuy một bộ phận quân chủ lực của miền Đông được điều phối lên chiến trường bạn, nhưng các lực lượng ở Chiến khu Đ, chủ yếu là của Phân khu 5 và địa phương vẫn bảo đảm tốt vai trò đòn seo trên mặt trận diệt địch và đánh phá bình định, từng bước lấy lại thế chủ động chiến trường. Đặc biệt là củng cố được phong trào và tiếp tục phát triển chiến tranh nhân dân, dần dần khôi phục lại thế trận như trước năm 1968.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:05:22 pm »

Trong thời gian Mỹ rút quân, Chiến khu Đ đã được củng cố và phát huy nội lực ra  sao?

Mỹ “xuống thang chiến tranh” là điều không cưỡng được do những thất bại liên tiếp về chiến lược và làn sóng đấu tranh phản đối cuộc chiến vô nghĩa, hao người tốn của, của nhân loại tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ. Từ cuối năm 1970, những đơn vị viễn chinh sừng sở của Mỹ như Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới”, Sư đoàn 1 “Anh cả đỏ”, “Kỵ binh thiết giáp”... lần lượt rút khỏi chiến trường Sài Gòn-Gia Định và miền Đông Nam Bộ. Đội quân của các nước chư hầu “theo đóm ăn toàn” cũng dần biến mất…

Trước tình hình đó, tháng 5-1971, Trung ương Cục quyết định giải thể Phân khu 5 (thành lập tháng 10-1967) để thành lập Phân khu Thủ Biên, bao gồm các xã Chiến khu Đ, Câu Thành, thị xã Biên Hoà, huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom ở phía nam chiến khu bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai. Căn cứ Phân khu đóng bên suối Bà Thơ. Đồng chí Nguyễn Văn Trung Bí thư Phân khu uỷ, đồng chí Nguyễn Hồng Lâm Tue lệnh Phân khu. Việc thành lập Phân khu Thủ Biên đã thống được sự chỉ đạo chung ở chiến trường căn cứ phía nam, tạo bàn đạp trực tiếp tiến công các cơ quan đầu não địch ở miền Đông, thiết lập hành lang và cửa khẩu cho các căn cứ ở lộ 1 và 20.

Tháng 7-1971, Trung ương Cục họp tổng kết tình hình chiến trường miền Nam; đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xây dựng hậu phương và căn cứ, giữ vững đường hành lang chiến lược, tăng cường dự trữ vật chất, phát huy nội lực hậu phương để đảm bảo nhu cầu cho phía trước. Trong đó chú trọng khu vực biên giới Bình Long, Phước Long xuống Chiến khu Đ, kết hợp với lực lượng Miền và địa phương để tổ chức hành lang vận chuyển.

Thực hiện chủ trương này, không những các đoàn hậu cần đẩy mạnh các mặt hoạt động mà cả đơn vị chiến đấu, cơ quan, ban ngành đứng chân trên địa bàn chiến khu, ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ căn cứ đều thành lập các khu vực sản xuất, trồng các cây lương thực như bắp, khoai, đậu…. Vụ mùa 1971, thu hoạch được gần 100 tấn và thu mua vùng ngoài căn cứ hơn 50 tấn lương thực. Đến đầu năm 1972, Chiến khu Đ đã có lương thực dự trữ cho 1.500 người trong 1 tháng. Các đoàn hậu cần của Miền và Phân khu đã mở được hành lang từ Chiến khu Đ xuống chiến trường… Đây là một thắng lợi có ý nghĩa về kinh tế đối với Chiến khu Đ vừa trải qua một bị địch bao vây phong toả, đánh phá hết sức ác liệt, bảo đảm sức chiến đấu cho các lực lượng trong căn cứ.

Mỹ tiếp tục rút quân khỏi chiến trường để hồi hương. Lúc này ở Chiến khu Đ chỉ còn lại vài tiểu đoàn mỹ với tâm trạng trông chờ ngày về nước, nên hoạt động không có gì đáng kể. Cái “đuôi thừa” của cuộc viễn chinh thế kỷ đang uể oải buông xuôi. Đó là cơ hội để các lực lượng vũ trang Chiến khu Đ vươn lên giành thế trận mới.

Để giữ vững và phát triển địa bàn trong tình hình mới, các đơn vị ở Chiến khu Đ mở nhêìu đợt tiến công vào các cứ điểm cơ bản của địch ở vùng ven và các cụm quân địch đóng dã ngoại trong vùng chiến khu, diệt nhêìu đơn vị bộ binh và binh chủng của chúng ở Tân Uyên, Phú Giáo; tập kích vào sân bay Biên Hoà, căn cứ Phú Lợi, Phước Vĩnh, Rày Gạch, Nhà Đỏ, Vàm Giá, Phước Hoà… diệt 160 tên, phá huỷ 18 máy bay, 2 khẩu pháo 105 ly, một số trụ sở tề nguỵ, kho tàng.

Vừa tiến công tiêu diệt vừa căng kéo địch trên chiến trường, Chiến khu Đ còn xây dựng được tiềm lực vật chất để chuẩn bị cho thời cơ mới, vượt thoát được thời kỳ khó khăn nhất, là một thành công lớn về chỉ đạo và thực hiện của chiến khu trong giai đoạn chuyển chiến lược từ phòng ngự, chống đỡ sang chủ động tiến công toàn diện.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:06:10 pm »

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng cho Mỹ-nguỵ thêm một đòn nặng sau Mậu Thân, xin cho biết các lực lượng ở Chiến khu Đ đã vào cuộc như thế nào?

Với những nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên của cách mạng miền Nam, đã đẩy “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan và nguy cơ phá sản như hai chiến lược thể nghiệm đã bị thất bại. Mỹ tăng cường quân sự để giành “thế thượng phong” trên chiến trường hay chịu thua trên bàn hội nghị. Rõ ràng Mỹ phải chấm dứt can thiệp để rút khỏi đường hầm không lối thoát của một cuộc chiến tranh bể bạc nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tình hình đã khá sáng sủa. Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ: Nắm lấy thời cơ lớn, quyết đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, giành thắng lợi quyết định trọng năm 1972. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Trên chiến trường B2, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền vạch kế hoạch: Đánh quị khối chủ lực quân đoàn 3 và lực lượng tổng trù bị của nguỵ, đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch ở đồng bằng sông Cửu Long và xung quanh Sài Gòn, đưa phong trao đô thị lên một cao trào mới…

Thực hiện quyết tâm của trên, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch cấp tương đương quân trên chiến trường miền Đông, gọi là “chiến dịch Nguyễn Huệ”. Đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh chiến dich, đồng chí Trần Độ làm Chính uỷ. Hướng chủ yếu của chiến dịch là đường 13, khu vực quyết chiến là Lộc Ninh (đợt 1), Hớn Quản, Châu Thành (đợt 2)…

Trên địa bàn Chiến khu Đ, Mỹ điều 2 trung đoàn thiết giáp và 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận đến án ngự đường 16; 3 tiểu đoàn thiết giáp và 3 tiểu đoàn bộ binh nguỵ ngăn chặn hành lang từ nam Tây Nguyên về Chiến khu Đ, đồng thời bảo vệ đường 14 từ Đồng Xoài đi Phước Long. Địch tổ chức càn quét liên tục dọc sông Đồng Nai, bắc Tây Nguyên, đường số 7, số 8… đánh vào các cửa khấu phá thế chuẩn bị của ta.

Chuẩn bị cho đợt 1 xuân-hè 1972, Phân khu Thủ Biên mở đợt đánh phá bình định trên địa bàn Chiến khu Đ.
Ngày 31-3-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ mở màn… Chủ lực Miền tiến công tiêu diệt chi khu Lộc Ninh, giải phóng toàn huyện ngày 7-4. Địch phải rút phần lớn quân nguỵ ở Long Khánh về miền Tây về ứng cứu giải toả đường 13 là con đường huyết mạch từ Sài Gòn đi Phước Long.

Phối hợp với mặt trận đường 13, bộ đội địa phương Phước Long đánh 2 đồn ở phía bắc Chiến khu Đ là Vĩnh Thiện, Phú Nghĩa… tiến lên dùng 3 mũi giáp công bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bót trên đường 14… Bọn địch đứng chân ở Bù Na, sông Bé hốt hoảng rút chạy.

Trên hướng tây và tây nam Chiến khu Đ, bộ đội tập trung phân khu và bộ đội địa phương Tân Uyên tấn công tiêu diệt đồn An Lợi, Tân Bình. Pháo binh Phân khu dội lửa vào sân bay Biên Hoà, Phú Lợi, Phước Vĩnh. Lực lượng của Phân khu, Phước Long, Tân Uyên tấn công hàng chục mục tiêu và chốt dã ngoại, phá thế kềm kẹp cho nhân dân ở các xã Bình Mỹ, Bình Cơ, Nước Vàng, Vàm Giá, Phước Tiến…

Ở phía nam Chiến khu Đ, ta đã bao vây cô lập địch ở bót Bình Cơ, cắt đứt giao thông đường 16… bẻ gãy cuộc phản kích của bọn bảo an từ Phú Giáo xuống giải toả Bình Cơ. Địch ở Tân Uyên bị ta uy hiếp mạnh…
Tháng 8-1972, để thống nhất chỉ đạo chiến trường miền Đông, tập trung lực lượng cho “thời cơ” chiến dịch Nguyễn Huệ, Trung ương Cục quyết định thành lập lại Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông. Căn cứ đóng tại suối Bon, suối Ràng, Mã Đà, Vĩnh An, Bà Hào, Rang Rang.

Vào đợt 3 chiến dịch (6-10-1972), các sư đoàn 7 và 9 của Miền phát triển xuống phía nam uy hiếp địch ở vùng bắc Sài Gòn. Pháo binh của Quân khu tấn công cụm pháo địch ở Chánh Lưu, phá huỷ 1 khẩu 105 ly và làm cháy 5 kho đạn, xăng dầu. Bộ đội địa phương Thủ Dầu Một đánh diệt bọn bảo an ở Nhà Đỏ, Bông Trang, giải phóng trên 1.000 dân. Bộ đội địa phương Châu Thành diệt đồn An Lợi, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 25 nguỵ trên đường 14…

Trên đường phối hợp ở nam Chiến khu Đ, chủ lực Quân khu tiến công đồn Sông Thao, Bàu Hàm, phá rã lực lượng phòng vệ dân sự của địch tại đây. Pháo binh của Miền kết hợp với nội tuyến trong sân bay Biên Hoà, gài mìn hẹn giờ làm nổ tung 4 kho bom, phá huỷ 200 máy bay các loại. Đặc công Miền đột nhập khu kho liên hợp Long Bình phá huỷ 200 nhà kho chứa trên15 ngàn tấn bom đạn, diệt 300 tên.

Cuối năm 1972, chiến dịch Nguyễn Huệ kết thúc thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, tác động lớn trên mặt trận ngoại giao, thúc đẩy tiến trình đàm phán Hội nghị Paris về Việt Nam đi tới hồi kết.

Cùng với thắng lợi chiến dịch “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” trong 12 ngày đêm đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, ta đã buộc địch phải ký kết hiệp định, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Đây là một thắng llợi hết sức to lớn trong sự nghhiệp giải phóng đất nước, để ta tiến lên gình thắng lợ hoàn toàn sau này.

Với chiến dịch Nguyễn Huệ, quân và dân Chiến khu Đ đã cùng với quân chủ lực Miền mở thông tuyến hành lang biên giới Campuchia-Lộc Ninh-Bù Đốp-Phước Long và Chiến khu Đ-nam Phước Long-Tây Nguyên với đường dây 559 của Bộ Quốc phòng, tiếp nhận sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường Nam Bộ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:06:50 pm »

Với bản chất ngoan cố, Mỹ-nguỵ đã phản bội Hiệp định Paris khi chữ ký chưa ráo mực. Chiến khu Đ đã cảnh giác kịp thời chống lại những hành động trắng trợn của địch?

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về châm dứt chiến tranh Việt Nam, lập lại hoà bình, được ký kết. Theo tình thần cơ bản của hiệp định đã được 4 bên (Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ, Chính phủ Việt Nam cộng hoà) ký kết, mọi điều khoản phải được các bên thi hành nghiêm chỉnh. Song trên thực tế, với bản chất ngoan cố, lật lọng, Mỹ-nguỵ đã vạch ra một loạt kế hoạch nhằm tiêu diệt cách mạng, tiến tới kiểm soát toàn bộ miền Nam. Ngay từ cuối năm 1972, chuẩn bị ý kết Hiệp đinh Paris, địch đã đề ra kế hoạch “Hùng Vương” nhằm “tràn ngập lãnh thổ”, giành đất, giành dân trước khi hiệp định có hiệu lực. Trước hàng ngàn binh sĩ, tên tổng thống Việt gian Nguyễn Văn Thiêu hô hào “Thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ”, “trên chiến trường ai mạnh người đó thắng”…

Trên địa bàn Chiến khu Đ và vùng ven, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm. Xung quanh các ấp chiến lược, địch ủi phá địa hình, nhất là các khu rừng chồi chúng nghi là có căn cứ du kích. Các cụm pháo ở Biên Hoà, Đại An, Tân Uyên, Phước Hoà, Phước Vĩnh, Đồng Xoài bắn loạn vào vùng giải phóng, up hiếp, gây trở ngại cho nhân dân ra đồng sản xuất, liên lạc với cách mạng.
Ở các vùng trọng điểm, nam bắc đường 14, địch xua quân càn quét lấn chiếm, dựng thêm các đồn bót, bố trí các đơn vị chủ lực nguỵ và bảo an cấp tiểu đoàn…

Đi đôi với việc lấn chiếm vùng giải phóng, địch còn hỗ trợ cho bọn tư  sản đưa dụng cụ cơ giới vào khai thác gỗ để phá địa hình vùng căn cứ.

Tháng 2-1973, quân nguỵ có xe tăng, pháo binh yểm trợ, liên tục đánh sâu vào căn cứ phía nam, tây bắc và bắc chiến khu.

Tình hình trở nên phức tạp. Do ta chủ trương chấp hành hiệp định, chưa nắm được âm mưu của địch nên nhiều nơi lúng túng trước hành động trắng trợn giành dân lấn đất của chúng. Tư tưởng “hoà bình chủ nghĩa” xuất hiện trong một số cán bộ.

Nhận rõ nguy cơ, trên kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc mơ hồ mất cảnh giác muốn “xả hơi” trong một số cán bộ, chiến sĩ, tăng cường đề cao cảnh giác, kiên quyết chống địch lấn chiếm.

Được học tập quán triệt tình hình nhiệm vụ, nhận rõ âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, các lực lượng trong chiến khu bắt đầu chuyển biến.

Ở phía nam Chiến khu Đ, theo chỉ đạo của Khu uỷ và Quân khu uỷ miền Đông, ngày 26-5-1973, tiểu đoàn Phú Lơi đã giáng cho quân nguỵ một đòn đích đáng, làm thương vong nặng 1 tiểu đoàn và phá huỷ nhiều xe quân sự càn vào vùng Bình Mỹ, Tân Bình. Chặn đứng cuộc hành quân lấn chiếm này, trào chiến tranh nhân dân ở địa phương được đẩy lên một bước. Bộ đội địa phương Phú Giáo, Tân Uyên và du kích các xã liên tục chặn đánh các mũi tiến công lấn chiếm, hạn chế hoạt động của địch trên các đường 8, 14, 16…

Đi đôi với đánh địch lấn chiếm, cán bộ phong trào bám sát cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân dựa vào pháp lý hiệp định đấu tranh với địch, đòi tự do đi lại làm ăn, không bắn pháo vào xóm lang, ruộng rẫy…

Ở phía bắc căn cứ, bộ đội địa phương Phước Long, Đồng Xoài, Bù Đăng kiên quyết không để mất đất, mất dân, đã đánh trả bọn địch lấn chiếm 163 trận, diệt 788 tên, nhổ 2 bót địch đóng trái phép trên đường 14, bảo vệ được vùng giải phóng. Đầu tháng 6-1973, lực lượng vũ trang Phú Giáo, Đồng Xoài phối hợp với bộ đội Sư đoàn 7 của Miền chặn đánh địch quyết liệt trên đoạn đường từ Nước Vàng đến bàu Đồng Sen, diệt 1 tiểu đoàn và 1 đại đội, đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác; tổng cộng địch thương vong 315 tên, 85 tên bị bắt… bẻ gãy cuộc hành quân giải toả đường 14 của chúng. Bộ đội địa phương Thủ Dầu Một, Phước Long, Phú Giáo, Tân Uyên diệt 350 tên, phá huỷ 5 xe tăng, buộc địch phải rút về Đồng Xoài, Phước Vĩnh, không thực hiện được ý đồ càn quét lấn chiếm vùng giải phóng.

Trước những đòn giáng trả mạnh mẽ của quân và dân Chiến khu Đ, địch phải bỏ một số chốt, đồn bót đóng sâu vào căn cứ, sau ký kết Hiệp định Paris. Ta tấn công bằng cả ba mũi: quân sự, chính trị, binh vận, buộc địch phải lùi từng bước. Đồng bào trong các ấp chiến lược ngày càng nới lỏng ách kềm kẹp của địch, bung về vùng giải phóng làm ăn, tạo thế hợp pháp cho cách mạng, ngăn chặn có hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn phá hoại hiệp định, của địch.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:07:27 pm »

Trong chiến dịch mùa khô 1973-1974, Chiến khu Đ đã phản công quân địch, tiến lên mở rộng vùng giải phóng, chuẩn bị cho thời cơ lớn trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh?

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, ta đã lập lại thế cân bằng và nghiên dần cán cân lực lượng về phía cách mạng. Một thế trận mới đã mở ra triển vọng đánh thắng giặc Mỹ theo lời di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuối năm 1973, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch mùa khô 1973-1974 phản công và tiến công nhằm đánh bại kế hoạch bình định của địch, tiếp tục mở hành lang, toạ bàn đạp vững chắc, mở rộng hơn nữa vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ, tạo thế và phát triển thực lực, chuẩn bị giành thắng lợi lớn hơn trong mùa mưa tới. Trong thực hiện kế hoạch mùa khô, phải thu hồi, làm chủ 4 xã ở Chiến khu Đ cũ, mở rộng và làm chủ một số khu vực phía nam sông Đồng Nai, đường 14 từ Đồng Xoài đi Bù Na, Bù Đăng, cô lập thị xã Phước Long và chi khu Phước Bình.

Đêm 4-11-1973, chiến dịch Bù Đăng-Tuy Đức (Quảng Đức) mở màn. Đoàn 249 đặc công R cùng bộ đội chủ lực tiến công địch trong căn cứ Bù Đăng, Tuy Đức, Đắc Sông và trụ lại đánh phản kích làm thiệt hại quân nguỵ thuộc sư đoàn 22 và đoàn biệt bích B1 đến chi viện, giải vây.

Chiến dịch Bù Đăng-Tuy Đức thắng lợi, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn dọc theo tuyến biên giới từ Quảng Đức-Phước Long-Bình Long-Tây Ninh-Lộc Ninh nối liền xuống tới vùng trung tuyến Dầu Tiếng-Bến Cát-Củ Chi. Đặc biệt đường hành lang chiến lược từ hậu phương miền Bắc theo đường Trường Sơn có thể đi ô tô qua Chiến khu Đ về Lộc Ninh-thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam từ khi ký kết Hiệp định Paris 1972.

Phố hợp với chiến dịch Bù Đăng-Tuy Đức, lực lượng vũ trang Chiến khu Đ và vùng ven đã tiến lên phản công, đẩy quân địch ra khỏi vùng căn cứ và vùng tranh chấp, giữ vững các cửa khẩu của chiến khu. Đầu tháng 1-1974, tiểu đoàn Phú Lợi và du kích xã đã chặn đánh trung đoàn 43 sư đoàn 18 nguỵ và 2 tiểu đoàn biệt động quân, diệt 134 tên, bắn cháy 6 xe thiết giáp. Bộ đội địa phương Châu Thành và Lái Thiêu đánh lui 1 tiểu đoàn bảo an, diệt 54 tên, bắn cháy 5 xe quân sự.

Trong lúc chiến dịch mùa khô đang diễn ra sôi động, Trung ương Cục chỉ thị “công tác xây dựng căn cứ là vấn đề rất lớn và cơ bản, bức thiết trước mắt cũng như lâu dài. Phải tạo được sự liên hoàn giữa các địa phương, các đơn vị của Quân khu và quân chủ lực Miền”.

Thực hiện chỉ thị của trên, Khu uỷ và Quân khu miền Đông đã chỉ đạo xây dựng vùng căn cứ mạnh cả kinh tế và an ninh quốc phòng; tập trung sản xuất lương thực để chống đói trước mắt và dự trữ lâu dài. Trong năm 1974, các đơn vị hậu cần Quân khu và hậu cần căn cứ đa gieo trồng và thu hoạch được 8.000 tấn lương thực. Bên cạnh đó, hậu cần Quân khu và các tỉnh Chiến khu Đ cũng mở được thêm nhiều cửa khẩu, thu mua nguồn hàng từ vùng địch đưa về căn cứ.

Các tuyến đường giao thông vận chuyển hàng hóa trong vùng căn cứ được lực lượng công binh làm tốt hơn, bắc được cầu dã chiến qua sông, suối, nhiều tuyến, nhiều đoạn chạy được xe ô tô vận tải, xe máy, xe quân sự. Từ những trung tâm Mã Đà (căn cứ Khu uỷ và Quân khu) đi ô tô được về Phước Hoà, Phước Tiến, Bình Mỹ, Bình Cơ… Đoạn Tà Lài, Vĩnh An đã có cầu phao để vượt sông Đồng Nai. Đặc biệt xe tăng và thiết giáp của ta có thể đi qua vùng Chiến khu Đ xuống tận vùng ven phía bắc và tây bắc Sài Gòn.

Nhìn chung, thế và lực ở miền Đông và Chiến khu Đ trong mùa khô 1974, đã mở ra rất lớn. Đây là một bước nhảy vọt của lực lượng ta sau cuộc tiến công chiến lược 1972. Căn cứ Chiến khu Đ đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ “trung chuyển” ở miền Đông, chuẩn bị cho những trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 07:01:24 pm »

Có phải Chiến khu Đ là địa bàn hậu thuẫn trực tiếp cho các mặt trận ở miền Đông và Tây Bến Cát?


Ngay từ đầu năm 1974, không khí chiến trường B2 đã nóng dần lên với những cuộc chạm súng của hai bên nhằm giành giật tranh chấp đất đai và dân chúng để củng cố vị thế có lợi cho mình.

Công thức “vũ khí Mỹ+bộ binh nguỵ” không làm nên chuyện gì, mặc dù chúng đã cố gắng hết sức, vẫn bị thất bại liên tiếp. Ta bị mất đất, mất dân ở một số nơi, nhưng đã dần dần lấy lại được.

Phát hiện được các hoạt động của ta chuẩn bị cho các chiến dịch lớn, địch liều lĩnh mở các cuộc càn vào phía tây và tây nam Chiến khu Đ. Lần này chúng huy động lực lượng khá đông gồm lính của sư đoàn 18, các trung đoàn thiết giáp, liên đoàn biệt động quân… càn quét vào các vùng căn cứ của ta và đóng được một số chốt nhỏ. Đi liền với càn quét đánh phá, quân nguỵ cho xe cơ giới ủi phá địa hình, đào các giao thông hào để ngăn chặn xe cơ giới của ta từ phía nam Chiến khu Đ đánh vào các thị xã Biên Hoà và tiến vào Sài Gòn.

Tuy nhiên những nỗ lực của chúng không ngặn chặn được cường độ tấn công của ta.

Từ 26-3 đến 31-4-1974, Quân khu mở chiến dịch tiến công địch ở đường số 2 Bà Rịa-Long Khánh, tiêu diệt một số bộ phận quân chủ lực nguỵ, mở vùng, mở mảng thu hồi vùng giải phóng bị địch lấn chiếm trước đó.
Ngày 14-4, từ phía tây Chiến khu Đ, quân chủ lực Miền bap vây tiến công tiêu diệt căn cứ Tống Lê Chân, một cứ điểm xung yếu án ngự đường 13 (cách Long Bình 5km về hướng tây nam). nhổ bật căn cứ Tống Lê Chân, ta đã mở được một mảng lớn đất đai trên tuyến đường 13, ăn thông với “thủ phủ” Lộc Ninh.

Thắng lợi trong mùa khô đặt cơ sở cho Bộ Tư lệnh Miền hạ quyết tâm đánh lớn trong mùa mưa năm 1974. Với tinh thần đó, sau khi xem xét tương quan lực lượng địch-ta và thực tế diễn biến trên chiến trường, tháng 5-1974, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền quyết định mở chiến dịch tây Bến Cát, nhằm phá vỡ tuyến phòng ngự vùng trung tuyến bảo vệ Sài Gòn ở hướng tây bắc; kìm chân quân chủ lực nguỵ tại chỗ, phá tan ý đồ tăng viện cho đồng bằng sông Cửu Long để bình định Khu 8; điều lực lượng tấn công lấy lại Lộc Ninh, nơi đặt cơ quan lãnh đạo của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam.

Mặt trận tây Bến Cát trở thành “chảo lửa” từ tháng 5 cho đến mùa mưa 1974. Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 của Miền đảm nhiệm 2 hướng chính có xe tăng của Bộ phối thuộc và pháo binh Miền trợ chiến tiến công vào quân địch trên đường 7 kéo dài từ Rạch Bắp đến Bến Cát và ở phía đông, từ bắc Tân Uyên nối với đường 1A.
Sau khi diệt đồn Rinet, vây ép bức rút đồn Rạch Bắp, chi khu Bến Cát bị uy hiếp mạnh. Trước nguy cơ bị xe tăng và bộ binh quân giải phóng tràn ngập, địch huy động bộ binh, xe tăng, bom pháo phản kích vô cùng ác liệt suốt 135 ngày đêm. Sư đoàn 9 đã hoàn thành nhiệm vụ kềm chân địch ở tây Bến Cát, mặc dù phải chịu thương vong lớn.

Ở hướng Tân Uyên, Sư đoàn 7 phối hợp với lực lượng địa phương tấn công căn cứ Phước Hoà trên đường 16, bức rút một đồn bót địch đóng lấn chiếm vào cùng giải phóng. Một mũi khác của Sư đoàn 7 đánh chiếm đồn Nha Bích, giải phóng đường 14 (đoạn Chơn Thành-Đồng Xoài), tiến ra bờ sông Đồng Nai, đánh Lạc An-Bà Sầm, thu hút sư đoàn 18 nguỵ để “chia lửa” với mặt trận đường 7-Bến Cát. Địa bàn Chiến khu Đ được củng cố và mở rộng về phía tây nam và nam giáp đường 16; nối với khu tam giác (Dầu Tiếng-Bến Cát-Củ Chi) uy hiếp địch ở “thủ đô” Sài Gòn.

Chiến khu Đ đã góp phần rất lớn cho các chiến dịch năm 1974 về tổ chức lực lượng, bàn đạp xuất phát tiến công, công tác hậu cần, hậu cứ, giải quyết các hậu quả sau chiến dịch…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM