Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:44:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến khu Đ  (Đọc 100813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2007, 07:42:05 pm »

Vào thời điểm Mỹ tổ chức đảo chính Ngô Đình Diệm (11-1963), hệ thống ấp chiến lược phía tây Chiến khu Đ bị phá rã hoàn toàn?

Quả là vào thời điểm đầu năm 1963, quốc sách ấp chiến lược “xương sống” “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đạt được đến cực điểm. Nhưng đây cũng là lúc chúng nhận được sức phản kháng cực đại từ phía nhân dân. Tức nước vỡ bờ. Sức tấn công liên tục mạnh mẽ bằng 3 mũi giáp công của quân, dân miền Nam đã làm rung động toàn bộ hệ thống ấp chiến lược của địch, phá vỡ từng mảng, dẫn đến sự tan rã không sao tránh khỏi của một chiến lược đầy tham vọng được quảng bá rùm beng của thầy tớ Mỹ-Nguỵ.

Ở Chiến khu Đ, Khu uỷ và Quân khu 7 chỉ đạo ráo riết việc chống phá ấp chiến lược, nhằm phối hợp nhịp nhàng với toàn miền, đánh mạnh vào hệ thống ấp chiến lược của địch, củng cố và mở rộng căn cứ địa. Tỉnh Phước Thành được Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu chọn làm “điểm” để đánh phá ấp chiến lược ở khu. Giữa năm 1963, Tỉnh uỷ Phước Thành đã tăng cường cán bộ về cơ sở, lấy ấp chiến lược An Long ở phía tây căn cứ làm điểm chỉ đạo. Chi bộ An Long đưa một số đảng viên vào trong ấp bám trụ, kết hợp với cơ sở tại chỗ nắm chắc tình hình địch.

Nhằm gia tăng cường độ đánh phá toàn diện căn cứ và tiêu diệt lực lượng ta, năm 1963, địch thành lập biệt khu Phước Bình Thành (gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Phước Thành); sở chỉ huy đóng tại Phước Bình, do trung tá Đỗ Văn Diễn chỉ huy.

Thực hiện triệt để chủ trương của trên, bộ đội địa phương và lực lượng du kích xã nổ súng tấn công ấp chiến lược An Long. Hợp đồng chặt chẽ với mũi quân sự, quần chúng trong các ấp An Long, An Linh, Phước Sang đã nhất tề nổi dậy đánh trống mõ liên hồi, truy lùng bọn ác ôn, đồng thời xông ra nhổ hàng rào thép gai, lấp hào… Bọn đich bị đánh bất ngờ, rơi vào thế hoang mang cực độ, hoảng sợ bỏ đồn bót, công sở chạy sạch. Lực lượng ta tràn vào làm chủ, thu 120 súng các loại. Ấp chiến lược An Long bị phá banh hoàn toàn. Đây là một thắng lơi có ý nghĩa quan trọng đối với Chiến khu Đ trong tiến trình chống phá bình định của địch ở giai đoạn quyết định.

Rút kinh nghiệm phá ấp chiến lược An Long, Tỉnh uỷ Phước Thành chỉ đạo tiến công 3 mũi, kết hợp bên trong với bên ngoài tiếp tục đánh phá quyết liệt các ấp chiến lược khác. Và sức mạnh của sự kiên trì với ý chí cao độ đã chiến thắng. Đến cuối năm 1963, toàn bộ ấp chiến lược của địch ở phía tây Chiến khu Đ từ An Long đến Bà Đã bị phá rã hoàn toàn. Hành lang từ phía tây căn cứ xuống Khu C (Long Nguyên) được nối liền.

Nắm thời cơ bọn nguỵ ở địa phương đang hoang mang trước sự kiện đảo lộn triều chính ở Sài Gòn, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 chủ trương đẩy mạnh tiến công địch, phá ấp chiến lược, tập trung vào khu vực tỉnh Phước Thành và vùng ven chiến khu. Tháng 4-1964, bộ đội địa phương Phước Thành tấn công diệt 2 đồn Tân Bình và Nhà Đỏ, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá banh ấp chiến lược Nhà Đỏ. Đồng bào các xã Thái Hoà, Thạnh Hội, Tân Phước Khánh, Phước Hoà (Tân Uyên) cũng kiên trì đấu tranh và nổi dậy phá tan các ấp chiến lược dọc sông Đồng Nai, “phá cũi sổ lồng” trở về quê cũ làm ăn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:15:45 pm »

Trước tình thế địch hoang mang rệu rã, ta đã tiến lên phá thế bao vây của chúng, mở rộng địa bàn, uy hiếp trực tiếp Biên Hoà và Sài Gòn?

Thực hiện nghị quyết Trung ương và Trung ương Cục miền Nam, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông quyết định mở đợt hoạt động hè-thu nhằm đánh bại hoàn toàn âm mưu bình định lập ấp chiến lược của địch; phá thế bao vây căn cứ, mở rộng địa bàn đứng chân và hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ về hướng Biên Hoà, Bà Rịa, Long Khánh xuống bờ biển Xuyên Mộc. Vùng căn cứ hoạt động thuộc tỉnh Phước Thành (Thủ Dầu Một) và Vĩnh Cửu (Biên Hoà). Đồng chí Nguyễn Hồng Lâm (Hai Bứa) Tư lệnh Quân khu làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Ngọc Tân Bí thư Khu uỷ làm chính uỷ.

Lực lượng tham gia đợt hoạt động gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội công binh, 1 đại đội trợ chiến ĐKZ và cối 81 ly; các đại đội địa phương và du kích của tỉnh Phước Thành và Thủ Dầu Một. Miền tăng cường thêm Trung đoàn 2 (Q762). Bộ Tư lệnh Quân khu và Khu uỷ cử các cán bộ cơ quan phục vụ chiến đấu và phối hợp với địa phương phát động nhân dân nổi dậy…

Qua hơn một tháng điều nghiên mục tiêu, ban chỉ huy đã thông qua phương án tấn công đồn bàu Cá Trê, có một bộ phận chặn viện đánh địch từ Tân Uyên lên ứng cứu. Đồn bàu Cá Trê bảo vệ ấp chiến lược, nằm trên đường 16, có 2 trung đội biệt động quân thuộc tiểu đoàn 37 “cọp đen” và nhiều dân vệ, thanh niên chiến đấu đóng giữ. Quân ta nổ súng tấn công chỉ trong vòng 23 phút là diệt gọn và rút an toàn mang theo nhiều chiến lợi phẩm. Bọn địch từ tiểu khu Phước Thành lên tiếp viện ứng cứu đồn bàu Cá Trê, bị đơn vị phục kích đánh tan tác. Xác giặc trên trận địa; có tất cả 130 tên (trong đó có 4 cố vấn Mỹ) bị diệt, 8 tên bị bắt, ta thu 70 súng các loại.

Đồn bàu Cá Trê và bọn viện binh bị tiêu diệt, đã tác động tinh thần bọn địch trong các đồn bót còn lại và trong các ấp chiến lược nằm sâu trong căn cứ của ta.

Chớp thời cơ, bộ đội địa phương Phước Thành và du kích xã tổ chức vây lấn địch trong các đồn Xóm Sình, Bàu Phụng, Ván Hương… buộc địch phải tháo chạy. ta truy kích gây nhiều thiệt hại cho chúng, thu được 24 súng và 230 quả mìn. Duy có đồn Bà Đã địch ngoan cố chống trả quyết liệt. Ta chuyển sang bao vây, bắn tỉa, chặn đường tiếp tế của chúng trong 32 ngày đêm. Chịu hết nổi, ngày 25-6-1964, địch mở đường chạy thoát thân. Ta bắn rơi tại chỗ 2 máy bay lên yểm trợ, bắn bị thương hai chiếc khác, bắn cháy hai xe thiết giáp, diệt 50 tên.

Bước 1 đợt hoạt động thu nhiều thắng lợi. Ta bức rút, san bằng hàng rào đồn bót… Chiến khu Đ được mở rộng về hướng tây nam áp sát thị xã Tân Uyên.

Rút kinh nghiệm, Ban chỉ huy quyết định triển khai tiến công địch mạnh mẽ hơn. Mở đầu là trận đánh tiêu diệt đồn Cây Gáo án ngự phía nam căn cứ. Phối hợp với đòn tiến công của chủ lực, dân quân du kích và đồng bào vùng lên diệt bọn ác ôn, nổi trống mõ hù dọa địch, dùng cào cuốc xông ra phá tan tành các ấp chiến lược Thanh Giang, Thanh Bình, Phù Cát… Hệ thống ấp chiến lược trong sở cao su Cây Gáo hoàn toàn bị phá rã, hơn 600 dân được giải phóng. Căn cứ Chiến khu Đ được mở rộng về phía năm hữu ngạn song Đồng Nai nối dài với Túc Trưng, Trảng Bom. Ta xây dựng Cây Gáo thành một cửa khẩu hậu cần quan trọng cho lực lượng Khu và Miền.

Trên đà tiến công, đêm 12-9-1964, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 4 đánh diệt chi khu Hiếu Liêm, tiêu diệt đại đội bảo an và dân vệ, bắt 18 tên, thu trên 100 súng các loại.

Phối hợp với quân chủ lực tấn công Hiếu Liêm, bộ đội địa phương và du kích tấn công đồn Trị An nằm trên đồi cao, giải phóng toàn xã.

Đợt hoạt động hè-thu 1964 của chủ lực Quân khu giành thắng lợi lớn, quét sạch các cứ điểm của địch ở phía nam Chiến khu Đ cùng hệ thống ấp chiến lược. Chiến khu mở rộng, tạo bàn đạp uy hiếp các cơ quan đầu não của địch ở Biên Hoà và Sài Gòn đồng thời mở thêm hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ qua Trị An, Cây Gáo đến đường 20 nối liền xuống Long Khánh, Bà Rịa ra giáp biển đông.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:16:26 pm »

Có phải từ Chiến khu Đ quân giải phóng đã trút bão lửa xuống sân bay Biên Hoà?

Việc mở rộng Chiến khu Đ trong những năm cuối của cuộc “Chiến tranh đặc biệt” đã tạo ra một khả năng rất lớn để quân chủ lực đánh lớn trong lòng địch, làm rung động tận sào huyệt của chúng.

Trên cơ sở thế trận đang nghiêng về phía cách mạng, địch đang lún sâu vào thất bại, Bộ chỉ huy Miền quyết định tổ chức một trận tập kích bằng hoả lực vào sân bay Biên Hoà, vào lúc Mỹ mở rộng và kiện toàn thành một căn cứ không quân chiến lược ở miền Nam. Đây cũng là trận đánh mở đầu mùa khô 1964-1965 của Miền, góp phần bẻ gãy âm mưu tiến công miền Bắc bằng không quân và trả thù cho 500 đồng bào ta bị địch ném bom giết chết ở Ông Kèo, xã Phú Hữu, huyệnNhơn Trạch, Biên Hoà ngày 27-9-1964.

Ngày 3-10, Ban chỉ huy đoàn pháo binh đã họp bàn phương án tác chiến và chuẩn bị chiến trường. Cơ sở mật của Thị uỷ Biên Hoà bên trong sân bay đã cung cấp bản đồ sân bay cho đơn vị. Đội biệt động thị xã cũng giúp cán bộ tham mưu và trinh sát hoàn thành tốt công tác điều nghiên mục tiêu để đơn vị lên sa bàn trận đánh.

Sân bay Biên Hoà cách Sài Gòn 30 km về hướng đông bắc, sát thị xã và ở phía nam Chiến khu Đ. Sân bay có 2 đường băng, 1 đường dài 3.600m và 1 đường dài 1.000m, bảo đảm lên xuống cho các loại máy bay vận tải hạng nặng và máy chiến đấu trong mọ thời tiết. Ngoài ra còn có các kho chứa bom đạn xăng dầu và trang thiết bị sửa chữa. Sân bay Biên Hoà được trang bị hệ thống kỹ thuật ra đa và thông tin tối tân nhất; là căn cứ xuất phát của máy bay Mỹ để đánh phá miền Nam, miền Bắc, Lào, Campuchia, vừa là nơi huấn luyện đào tạo phi công cho không quân nguỵ ở miền Nam. Do vị trí quan trọng như vậy nên sân bay được tổ chức bố phòng nghiêm ngặt với 15 hàng rào dây thép gai, nhiều chướng ngại vật, cạm bẫy, hệ thống đèn pha chiếu sáng… Tại đây thường xuyên có 2.500 sĩ quan, phi công, nhân viên kỹ thuật và lính gác vòng trong. Lực lượng bảo vệ cơ động vòng ngoài có từ 1 đến 2 tiểu đoàn lính dù, 1 đại đội pháo và 1 đại đội xe tăng. Mỹ, nguỵ cho rằng sân bay Biên Hoà là căn cứ “bất khả xâm phạm”.

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, trận pháo kích sân bay được ấn định vào ngày 31-10-1964. Chỉ huy toàn bộ trận đánh là đồng chí Lương Văn Nho (sau này là Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu 7), đoàn U80.
Ngày 28-10, Đoàn pháo binh của Miền gồm Z35, Z41 và đại đội pháo mang vác của Quân khu miền Đông hành quân về tập kết ở tỉnh đội Phước Thành (trong Chiến khu Đ). Tỉnh đã huy động nhân dân góp 15 chiếc ghe để đưa các đơn vị pháo qua sông. 23 giờ ngày 31-10, toànbộ lực lượng chiến đấu vào chiếm lĩnh trận địa phía nam đồi Tân Phong và tây nam núi Bùng Binh. Vào lúc 23 giờ 20 phút, trên cả hai hướng, trận địa pháo đồng loạt bắn cấp tập vào sân bay. Đạn rơi chính xác. Tiếng nổ dữ dội làm chấn độn cả thị xã Biên Hoà. Lửa bốc cháy sáng rực một góc trời. Sau 20 phút, bắn hết các cơ số đạn, các đơn vị rời khỏi trận địa. Lúc này địch mới phản ứng cho trực thăng và Dakota từ sân bay Tân Sơn Nhất lên thả pháo sáng và bắn dọc theo tuyến đường ra sông Đồng Nai, nhưng hoàn toàn vô vọng.

Trận tập kích hoả lực nhanh gọn giành thắng lớn: phá huỷ và hỏng 59 máy bay các loại, trong đó có 21 máy bay ném bom B57; 1 kho đạn 105 ly, 1 kho xăng, 1 đài ra đa, 18 căn nhà lính bị thiêu huỷ, phá sập; hàng trăm sĩ quan, phi công và nhân viên kỹ thuật bị thương vong.

Trận đánh đã mở ra khả năng tác chiến độc lập, cơ động xa và đánh gần của lực lượng pháo binh Miền. “Pháo binh Biên Hoà“ trở thành tên truyền thống của lực lượng pháo binh miền Đông Nam Bộ.

Ca ngợi chiến thắng Biên Hoà trên báo Nhân dân số ra ngày 12-11-1964, Hồ Chủ tịch đã viết bài bình luận, kết thúc bằng 4 câu thơ:
“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu
Thành đồng chiến thắng lay lầu trắng
Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1989, trang 804)
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:17:14 pm »

Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên trên chiến trường miền Nam. Chiến khu Đ là hậu phương và bàn đạp của chiến dịch?


Dựa trên khả năng thực tế của chiến trường miền Nam, Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ năm 1964-1965 là tiến công liên tục, kiên quyết làm thất bại kế hoạch Mác Namara, tạo điều kiện mở ra cục diện mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định.

Thực hiện chủ trương này, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch trên địa bàn miền Đông Nam Bộ; lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chíên dịch, nên gọi là “chiến dịch Bình Giã”. Bộ Chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí: Lê Văn Tưởng chính uỷ, Nguyễn Văn Bứa chỉ huy phó, Lê Xuân Lựu phó chính uỷ, Nguyễn Hoà tham mưu trưởng.

Chiến khu Đ là hậu phương trực tiếp đồng thời là bàn đạp của chiến dịch quan trọng này.

Để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, các đoàn hậu cần khu vực 81 của Miền tại Chiến khu Đ cùng đoàn quân nhu Khu E và các hội đồng cung cấp tỉnh Phước Thành, Biên Hoà, Bà Rịa chuẩn bị lương thực đảm bảo cho 7.000 quân tập trung huấn luyện tại Chiến khu Đ và hành quân xuống chiến trường. Đoàn hậu cần còn kết hợp với các tỉnh miền Đông thành lập các đội dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong tải thương, tải đạn, các đội phẫu thuật cứu chữa thương binh. Trong một thời gian ngắn, được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, ta đã chuẩn bị được 217 tấn gạo, đảm bảo cho chiến dịch mở màn đúng thời gian.

Lực lượng chủ công của chiến dịch gồm 2 trung đoàn: Q761 và Q762 của Miền, từ Chiến khu Dương Minh Châu và Long Nguyên vượt đường 13 tập kết về Chiến khu Đ để học tập chính trị và huấn luyện quân sự. Sau đó 2 đơn vị vượt sông Đồng Nai qua đường 20, đường 1, hành quân liên tục ngày đêm về phía đông và bí mật tập kết ở lộ 2.

Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình ở khu vực Bà Rịa, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chỉ huy Miền chấp thuận mở màn là “ấp chiến lược Bình Giã”, với ý đồ kéo chủ lực địch đến đây để tiêu diệt.

Ấp chiến lược Bình Giã có hơn 400 giáo dân di cư bị địch lừa hỉnh tuyên truyền đầu độc tư tưởng “chống cộng”, đa phần có gia đình là sĩ quan, binh lính nguỵ. Nếu bị ta tiến công, địch buộc phải chiếm lại Bình Giã và giải vây chi khu quân sự Đức Thạnh bằng mọi giá.

Theo đúng kế hoạch, đêm 4-12-1964, các đơn vị nổ súng tiến công Bình Giã và pháo kích chi khu Đức Thạnh. Địch chống trả hết sức quyếtliệt nên đến sáng, ta chỉ chiếm được hai phần ba ấp. Địch cho trực thăng đổ quân xuống cứu viện. Q762 vận động kịp thời đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 38 và 1 đại đội bảo an, buộc địch phải tháo chạyv ề ấp Ngãi Giao ven lộ 2. Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương gài thế buộc địch kéo thêm lực lượng đến để ta tiêu diệt…

Chiến dịch tiếp diễn từ 7-12 đến 20-1-1965, sau gần 100 ngày chiến đấu liên tục, bộ đội chủ lực kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị của quần chúng, đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.755 tên địch; đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết xa M113, 2 đoàn xe cơ giới, 7 đại đội bảo an, phá huỷ 45 xe các loại, bắn rơi và bắn bị thương 55 máy bay, thu trên 1.000 súng và 100 máy thông ti; bắt 293 tù binh.

Kết hợp với mũi tiến công quân sự, nhân dân phá banh, phá rã nhiều ấp chiến lược dọc lộ 2, ven biển Hàm Tân. Hầu hết lực lượng dân vệ tan rã. Ta giải phóng vùng này và toàn bộ huyện Hoài Đức, mở rộng căn cứ từ Hắc Dịch và đông tây lộ 2 nối lên Chiến khu Đ với tỉnh Bình Thuận của Khu 6, mở ra các bến tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi việncho chiến trường Nam bộ.

Một lẫn nữa chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ bị thất bại. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, ta diệt đơn vị nguỵ cấp tiểu đoàn, trong đó có tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ thuộc lực lượng tổng trù bị của Sài Gòn.

Chiến thắng Bình Giã thể hiện một bước phát triển nhảy vọt của lực lượng vũ trang giải phóng, khẳng định vai trò vị trí Chiến khu Đ đối với các chiến dịch lớn ở miền Đông.

Về thắng lợi của chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Chiến thắng Bình Giã đánh dấu sự thất bại về căn bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:17:41 pm »

Chiến dịch Đồng Xoài-Phước Long làm sụp đổ cụm quyết định của địch án ngự phía bắc Chiến khu Đ?


Trong giai đoạn cuối của “Chiến tranh đặc biệt”, chính quyền tay sai nguỵ Sài Gòn đã đứng bên bờ vực thất bại. Tinh thần của nguỵ quân, nguỵ quyền trên đà suy sụp. Cách mạng miền Nam đang tiến dần đến thắng lợi trong tầm tay với.

Thực hiện sự chỉ đạo của trên “quyết tâm đánh những đòn tiêu diệt lớn, thúc đẩy nhanh quá trinhg tan rã của bọn tay sai đế quốc Mỹ”; căn cứ vào tương quan so sánh lực lượng và vị trí chiến lược của miền Đông, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Đồng Xoài-Phước Long vào mùa mưa năm 1965, nhằm mục đích tiêu diệt cụm quân sự phía bắc Chiến khu Đ nằm trong phạm vi 2 tỉnh Phước Long-Bình Long và trên trục đường giao thông chiến lược Sài Gòn-Tây Nguyên (quốc lộ 13 và quốc lộ 14).

Hướng phối hợp chiến lược là Biên Hoà, Bà Rịa, Long Khánh, Lâm Đồng nhằm cắt đứt các đường 20, đường 15 và đường xe lửa (dọc theo quốc lộ 1) hỗ trợ cho hướng chính hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch. Đây là những mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ vòng ngoài bảo vệ hướng bắc và đông bắc Sài Gòn; là những bàn đạp xuất phát các cuộc hành quân càn quét, chia cắt, bao vây căn cứ, ngăn chặn đường tiếp tế chiến lược của ta từ hậu phương lớn miền Bắc vào Nam Bộ.

Chiến dịch Đồng Xoài-Phước Long diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7-1965 với lực lượng tham gia gồm 3 trung đoàn chủ lực Miền, bộ đội tập trung, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Chiến dịch kéo dài 64 ngày đêm đã diệt 4.500 tên địch, gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 6 chi độ cơ giới, 24 đại đội, 3 trung đội pháo binh, 1 trung đội công binh; thu 1.652 súng các loại, bắn rơi 34 máy bay, phá huỷ 60 xe vận tải, 20 xe bọc thép, 5 xe tăng, 6 đầu máy, 72 toa xe lửa, 390 súng và 20 cầu cống. Nhiều cố vẫn Mỹ và sĩ quan chỉ huy quân nguỵ bị diệt. Sư đoàn 5 được coi là mạnh nhất trong tổng số 10 sư đoàn nguỵ bị đánh thiệt nặng nặng.

Trên các hướng phối hợp, lực lượng vũ trang và nhân dân phá tan hàng chục ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng. Riêng ở Phước Long, ta giải phóng 56.000 trong tổng số 67.000 dân. Tuyến hành lang chiến lược của ta từ Tây Nguyên vào chiến trường Nam Bộ được khai thông; vùng căn cứ ở nam bắc đường 14 được nối liền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và hoàn chỉnh căn cứ địa miền Đông.

Như vậy, từ năm 1961 đến giữa năm 1965, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu uỷ và Quân khu uỷ, các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn Chiến khu Đ đã liên tục tiến công đánh bại các âm mưu của địch nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng cách mạng và triệt phá căn cứ. Chiến khu Đ ngày càng mở rộng trở thành hậu phương trực tiếp vững mạnh cho các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Đông. Không những thế, Chiến khu Đ còn làm bàn đạp xuất phát cho nhiều cuộc tiến công, nhiều chiến dịch lớn tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ nguỵ, góp phần vào thắng lợi quan trọng của miền Nam trong giai đoạn đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chuyển giai đoạn sa lầy sâu vào một cuộc chiến tranh không lối thoát.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:18:18 pm »

Cùng với cả nước, Chiến khu Đ thực sự bước vào cuộc đọ sức với quân xâm lược Mỹ. Xin cho biết những trận đánh thắng đầu tiên của quân và dân Chiến khu Đ?


Đầu năm 1965, các chiến thắng lịch sử Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài… cùng với cao trào phá ấp chiến lược đã đẩy chính quyền nguỵ miền Nam vào nguy cơ thảm bại. Trước tình thế chỉ có một sự lựa chọn là can thiệp để tránh ván bài trắng tay, Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu vào miền Nam, đồng thời “leo thang” chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tháng 3-1965, những tên lính thuỷ đánh bộ đầu tiên đặt chân lên Đà Nẵng, thì ở Sài Gòn, các chiến sĩ biệt động đã đánh đòn phủ đầu vào Đại sứ quán Mỹ ở đường Hàm Nghi, làm thương vong trên 150 quan chức Mỹ và chư hầu, cảnh cáo trước thế giới tính chất cuộc chiến tranh phi nghiã của đế quốc Mỹ.

Tháng 5-1965, quân Mỹ và chư hầu bắt đầu càn quét khu vực bắc Biên Hoà và nam Chiến khu Đ với ý đồ đẩy lực lượng ta ra xa; triển khai nhanh các căn cứ quân sự, kho tàng, các cơ quan đầu não để tiến hành đánh phá lực lượng ta ở miền Đông và thị xã Biên Hoà.

Trên hướng tây nam Chiến khu Đ, tháng 7-1965, Mỹ đưa lữ đoàn 3 Sư đoàn 1 (còn gọi là “Anh cả đỏ”) đến xây dựng căn cứ quân sự Lai Khê trên đường 13. Sang tháng 9, Lữ đoàn 1 của “Anh cả đỏ” xây dựng tiếp căn cứ quân sự Phước vĩnh trên đường 14.

Vào thời điểm này, miền Đông nói chung, Chiến khu Đ nói riêng là vùng căn cứ rất mạnh trực tiếp uy hiếp Biên Hoà và Sài Gòn. Địch nhận thức được tính chất nguy hiểm đó, triển khai ngay kế hoạch đánh phá Chiến khu Đ và các vùng ngoại vi căn cứ.

Tháng 6-1965, Lữ đoàn dù 173 Mỹ phối hợp với 1 tiểu đoàn Úc, có pháo binh va máy bay yểm trợ mở cuộc hành quân đầu tiên vào nam Chiến khu Đ. Quân chủ lực Khu chủ trương rút sâu vào căn cứ để tránh hoả lực rất mạnh của địch, đồng thời nhử địch vào rừng rậm để tiêu diệt. Quân địch đến đâu cũng bị đánh từ nhiều phía. Lợi dụng địa hình hiểm trở, bộ đội Phước Thành tổ chức liền 3 trận tập kích vào quân Mỹ đóng dã ngoại tại Bà Sầm (Mỹ Lộc), diệt 56 tên, buộc chúng phải rút lui.

Trận đánh thắng quân Mỹ tại Bà Sầm khẳng định quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân chiến khu, giải quyết tư tưởng ngán ngại hoả lực mạnh và quân đông của Mỹ.

Không những nhử địch vào sâu để đánh, mà còn thực hiện sự chỉ đạo của trên là trừng trị bọn xâm lược ngay trong căn cứ trước khi chúng hành động, ta quyết định tập kích sân bay Biên Hoà lần thứ hai. Đoàn pháo binh 75 của Miền được giao nhiệm vụ thực hiện trận đánh. Hai trận địa pháo được thiết lập ở cù lao Rùa (Thạnh Hội) và Hoá An cho 4 khẩu cối 82 ly, 2 khẩu sơn pháo 75 ly và 2 khẩu ĐKZ75. Một trận địa giả được lập tại Tân Tịch với 20 khối bộc phá để nghi binh, thu hút hoả lực phản kích của địch.

Đêm 24-8-1965, từ 2 trận địa, hoả lực pháo binh của ta đã nã 300 quả đạn vào các mục tiêu trong sân bay Biên Hoà, phá huỷ 68 máy bay các loại, 8 dàn hoả tiễn, 22 bồn nhiên liệu, 30 ô tô, 300 phi công và nhân viên kỹ thuật của Mỹ chết và bị thương.

Được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, các đơn vị nhanh chóng vượt sông, trở về Chiến khu Đ an toàn.
Trận pháo kích sân bay Biên Hoà lần thứ hai đã giáng một đòn đau khi quân Mỹ vừa đặt chân vào chiến trường miền Đông. Chiến khu Đ, một bàn đạp tiến công chỉ cách thị xã Biên Hoà 4km đường chim bay, đã tạo điều kiện tốt để đơn vị pháo binh Miền giành thắng lợi giòn giã, gây cho địch những tổn thất nặng nề.

Như vậy, hai trận ra quân đánh Mỹ đầu tiên của Chiến khu Đ với hai hình thức chiến thuật tập kích và pháo kích đều thắng lợi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:18:46 pm »

Sư đoàn 9 anh hùng là sư đoàn chủ lực đầu tiên của Miền thành lập tại Chiến khu Đ. Có phải trận Đất Cuốc là chiến công đầu của sư đoàn?

Cùng với việc xây dựng và mở rộng căn cứ, lực lượng vũ trang cũng trưởng thành nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu với đối tượng kẻ thù mới là quân viễn chinh Mỹ thiện chiến được trang bị hiện đại, tối tân. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập các sư đoàn chủ lực nhằm “tạo quả đấm thép” của chiến trường miền Đông để thực hiện những trận đánh lớn, những chiến dịch tầm cỡ giải quyết cục diện chiến trường trong bối cảnh mới.

Ngày 2-9-1965, tại Chiến khu Đ, Sư đoàn 9, sư đoàn chủ lục đầu tiên của Miền được thành lập trên cơ sở 2 trung đoàn đã dày dạn kinh nghiệm chiến đấu là Q761 và Q762. Tiếp theo, ngày 23-11-965, Sư đoàn 5 của Miền ra đời.

Lực lượng chủ lực của Miền và của Quân khu miền Đông đều đứng chân ở Chiến khu Đ để huấn luyện, học tập và lấy đây làm nơi xuất phát các trận tiến côn tiêu diệt địch, phối hợp với chiến trường chung toàn Miền, đồng thời là lực lượng bảo vệ vững chắc căn cứ.

Trong kế hoạch “tìm diệt” của Mỹ, Chiến khu Đ luôn là địa bàn trọng điểm-mục tiêu tiến công của chúng, nhắm vào hai điểm chính: diệt chủ lực quân giải phóng và triệt hạ cơ sở vật chất, hậu cần dự trữ của ta. Đểt hực hiện ý đồ đó, ngày 6-11-1965, lữ đoàn dù Mỹ 173 ào ạt đổ quân xuống Hiếu Liêm, từ đó càn vào các khu vực Xóm Sình, Bà Đã và Đất Cuốc-nơi đóng quân của Sư đoàn 9. Nắm được ý đồ của địch, Sư đoàn gài thế, nhằm giáng cho bọn “mũi lõ” một đòn bất ngờ.

Sau hai ngày hành quân sâu vào căn cứ không thấy bóng dáng đối phương ở đâu, địch lục tục kéo nhau rút ra liền sa vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 bố trí sẵn tại Đất Cuốc. Quân ta nổ súng mãnh liệt và xung phong. Bọn Mỹ rơi vào thế bị động đối phó, phải gọi máy bay và pháo binh yểm trợ để rút lui, nhưng không thoát. Các mũi xung kích của ta vượt qua lưới lửa của chúng, dùng lựu đạn và cả lưỡi lê đánh xáp lá cà. Trước lối đánh táo bạo của ta, hoả lực phi pháo địch trở nên bất lực. Sau 5 giờ chiến đấu quyết liệt, 300 tên Mỹ bị loại khỏi vòng chiến, 4 máy bay bị bắn rơi; ta thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.
Thắng lợi trận Đất Cuốc của Sư đoàn 9 có một ý nghĩa quan trọng: Lần đầu tiên một tiểu đoàn chủ lực của miền Đông đánh thắng 1 tiểu đoàn Mỹ; cho thấy khả năng đánh Mỹ và thắng Mỹ rõ ràng. Vùng căn cứ chiến khu không chỉ là hậu phương mà còn là trận địa hiểm yếu tiêu diệt cả quân Mỹ lẫn quân Ngụy.

Sau trận này, Sư đoàn 9 được sự phối hợp của lực lượng địa phương còn tiêu diệt 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội pháo binh, 2 chi đoàn thiết giáp đóng quân dã ngoại tại Bàu Bàng, phá huỷ 40 xe tăng và thiết giáp M113, 2 đại bác 105 ly, 2 súng cối 106,7 ly, bắn rơi 2 máy bay. Tổng số địch bị diệt 2.040 tên.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:19:23 pm »

Cuộc hành quân “Hòn đá lăn” và “Thành phố bạc” của địch vào Chiến khu Đ đã diễn ra như thế nào?

Việc Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam, trên thực tế đã cứu vãn được chế độ Nguỵ Sài Gòn không sụp đổ và gây cho ta những khó khăn to lớn. Với những tham vọng giành thắng lợi trên chiến trường, đẩy ta vào thế chống đỡ để kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, đế quốc Mỹ phiêu lưu mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, đánh phá ác liệt toàn diện cả hai miền Nam Bắc.

Cuối năm 1965, tổng quân số Mỹ và các nước chư hầu như: Úc, Tânm Tây Lan, Nam Triều Tiên, Philippin, Thái Lan đã lên tới 20 vạn, cộng thêm 52 vạn quân nguỵ. Với lực lượng hùng hậu này, Mỹ quyết tâm giành thế chủ động ra quân thực hiện cuộc phản công chiến lược mùa khôn lần thứ nhất (1965-1966).

Trung ương Đảng kịp thời đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam “kiên quyết chiến đấu tiêu diệt quân xâm lược Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc”.

Thực hiện chiến lược “2 gọng kềm”: tìm diệt và bình định, ngày 5-2-1966 Mỹ mở cuộc hành quân qui mô loén mang tên “Hòn đá lăn” (Rolling Stone) vào Chiến khu Đ.

Sau những đợt “pháo đài bay” B52 (mỗi chiếc mang được gần 30 tấn bom) dội bom và pháo binh bắn cấp tập “don đường”, quân Mỹ chia làm hai cánh tiến vào căn cứ. Cánh thứ nhất, bọn “Anh cả đỏ” được trực thăng đổ xuống khu vực Xóm Sình, Bà Đã, Ván Hương. Cánh thứ hai gồm lữ đoàn dù 173, 1 tiểu đoàn Úc, 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 10 nguỵ từ Tân Uyên, Biên Hoà xuống Hiếu Liêm. Chúng triển khai thành hai mũi thọc vào căn cứ.

Trước sức tấn công của địch, Sư đoàn 9 chia thành nhiều bộ phận phối hợp với bộ đội địa phương Phước Thành và điều kiện xã, liên tục chặn đánh, tiêu hao sinh lực của chúng. Bọn giặc càn tới đâu cũng đụng phải mìn, chông của ta nên sợ hãi, dè chừng. Từ thế “tìm diệt”, quân Mỹ phải chuyển sang yểm trợ quân nguỵ tiến hành “bình định” ở khu vực Nhà Đỏ, Bông Trang, Tân Bình, Bình Mỹ, Vĩnh Tân và các xã dọc đường 16.
Mệt mỏi, ngán sợ bị ăn đòn, tối 23-2-1966, cả 2 cánh quân Mỹ cụm lại tại Bông Trang, Nhà Đỏ, có 2 chi đoàn thiết giáp bảo vệ vòng ngoài. Thời cơ đến, đặc công và bộ binh Sư đoàn 9 tổ chức 3 mũi tiến công vào 2 cụm quân dã ngoại của Mỹ, diệt trên 1.000 tên, bắn cháy và hỏng 48 xe tăng và thiết giáp; tiêu hao 1 tiểu đoàn Úc Đại Lợi, chiếm sở chỉ huy sư đoàn 1 “Anh cả đỏ”.

Cuộc hành quân “Hòn đá lăn” bị chặn đứng.

Bị thất bại nặng, Mỹ buộc phải “theo lao” mở cuộc hành quân qui mô lớn hơn mang tên “Thành phố bạc” (Sliver City) vào căn cứ miền Đông (ngày 7-3-1966) do lữ đoàn 173 đảm nhiệm với sự yểm trợ của máy bay, xe tăng, pháo binh. Khu vực trọng điểm của cuộc càn là Mã Đà, Rang Rang, Bà Hào, Bà Buông… nơi trú đóng của cơ quan Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông. Tiếp theo ngày 10-3, chúng mở tiếp cuộc hành quân “Dân tâm 38” ở khu vực bắc Tân Uyên, dùng xe tăng càn rừng để tìm phá các kho tàng, bến bãi của ta. Bộ Tư lệnh Miền thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương chống càn do đồng chí Hoàng Cầm (sau này là Thượng tướng-Tư lệnh Quân đoàn 4) chỉ huy. Các cơ quan đều bố trí các trận địa chông mìn, cạm bẫy để bảo vệ căn cứ.

Trong các cuộc hành quân này, quân Mỹ bị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 bao vây tiêu diệt 1 tiểu đoàn tại Tân Uyên và 2 lần tập kích lữ đoàn 173, diệt 300 tên ở Cù Định; đội bảo vệ căn cứ Bộ Tư lệnh Quân khu diệt 1 đại đội của Sư đoàn 1 Mỹ.

Sau một tuần càn quét đánh phá, không “tìm diệt” được lực lượng ta, lại bị tổn thất nặng nên ngày 15-3-1966, Mỹ phải chấm dứt cuộc càcn. Chúng phải huy động phi pháo “dọn bãi” cho trực thăng đáp xuống bốc quân về căn cứ. Song “hoạ vô đơn chí”, quân chủ lực Sư đoàn 9 lợi dụng sự chủ quan của địch, đã bất ngờ tấn công vào cụm quân Mỹ ở Bàu Sắn đang chực chờ máy bay xuống bốc, hạ tại chỗ 1.000 tên và vít cổ 5 trực thăng xuống đất.

Thế là hai cuộc hành quân hợm hĩnh “Hòn đá lăn” và “Thành phố bạc” đã bị quân và dân Chiến khu Đ hoá giải thành những thất bại ngấm đòn cho bọn xâm lược khi mới mon men vào cuộc phản công chiến lược mùa khô đầu tiên trên vùng “thánh địa” Chiến khu Đ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:19:54 pm »

Có phải những trọng trách của Đặc khu Rừng Sác được hình thành từ Chiến khu Đ?


Đúng thế, đầu năm 1965 khi bước vào cuộc đọ sức với quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, Quân uỷ Trung ương đã chỉ thị thành lập Đặc khu quân sự Rừng Sác, nhằm khống chế sông Lòng Tàu, con đường “huyết mạch” chuyển tải phương tiện chiến tranh vào Sài Gòn và cả Nam Bộ.

Theo ý định của trên, tại Chiến khu Đ, một dự án về tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của Đặc khu Rừng Sác được hình thành. Đồng chí Trần Văn Trà Tư lệnh B2 (vùng Nam Bộ) và đồng chí Trần Độ Phó chính ủy Miền trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Lương Văn Nho lúc đó là Tham mưu trưởng Sư đoàn 5 của Miền phụ trách việc thành lập Đặc khu với các nhiệm vụ quan trọng:

1.Xây dựng một khu căn cứ “bàn đạp” vững chắc cho các lực lượng vũ trang tại chỗ tấn công địch trong mọi tình huống.

2.Đánh địch trên các dòng sông, chủ yếu là sông Lòng Tàu, phá huỷ thật nhiều phương tiện chiến tranh của chúng và tiêu diệt sinh lực.

3.Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, dân chính và dựa vào dân để xây dựng cơ sở, phát động mạnh mẽ chiến tranh du kích trên địa bàn.

4.Bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển của ta.


Do những biến đổi nhanh chóng của chiến trường, cũng như tại Chiến khu Đ, Bộ Tư lệnh Miền tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cho Đặc khu Rừng Sác: Đảm nhiệm một hướng tiến công vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn. Tấn công liên tục vào các cảng quân sự của địch dọc sông Sài Gòn; đánh phá các kho tàng có tính chất chiến lược như tổng kho xăng dầu Nhà Bè, kho dự trữ bom đạn Thành Tuy Hạ… Tích cực hỗ trợ phong trào cách mạng địa phương: diệt ác phá kềm, phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, xây dựng lực lượng vũ trang ở xã ấp…

Như thế, Đặc khu Rừng Sác tuy mang tính độc lập nhưng liên quan chặt chẽ với Chiến khu Đ, vì đây cũng là một cửa ngõ, một hướng tiến công của chiến trường miền Đông và cả Chiến khu Đ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 07:20:28 pm »

Chiến khu Đ đã phối hợp với các chiến dịch lớn ở miền Đông đánh bại các cuộc hành quân lớn của Mỹ như Attenboro, Gianxơn Xity?

Mặc dù thất bại nặng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất, nhưng Mỹ vẫn gia tăng cường độ thực hiện cuộc “Chiến tranh cục bộ” đẩy chiến tranh lên ở mức cao hơn. Chúng tiếp tục tăng quân Mỹ và chư hầu lên gần 1 triệu tên. Để chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966-1967), Mỹ hướng mục tiêu chính vào căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh).

Ngày 14-9-1966, Mỹ mở cuộc hành quân qui mô lớn mang tên Antemboro vào chiến khu Dương Minh Châu. Trong gần 2 tháng, quân chủ lực Miền và lực lượng vũ trang Tây Ninh đã chiến đấu kiên cường bẻ gãy hoàn toàn cuộc càn lớn đầu tiên của Mỹ vào vùng căn cứ Tây Ninh.

Phối hợp với chiến trường Tây Ninh, quân và dân Chiến khu Đ đã dựa vào hệ thống chiến hào, các ụ, ổ chiến đấu và các trận địa chông, mìn… chống trả quyết liệt cuộc càn của 6 tiểu đoàn Mỹ vào Phú Hoà, Phước Hoà, Bình Mỹ, Tân Bình, Vĩnh Tân và đường 16, diệt 300 tên Mỹ, nguỵ, bắn rơi 2 máy bay, 4 xe tăng, 3 xe cơ giới. Ngày 8-12-1966, địch phải rút quân khỏi Chiến khu Đ.

Đầu năm 1967, với tham vọng lớn đánh vào tổng hành dinh Mặt trận giải phóng miền Nam, bắt sống các nhân vật lãnh đạo, chỉ huy của Mặt trận giải phóng miền Nam, Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền; phá huỷ Đài phát thanh giải phóng, đánh gãy “xương sống” chủ lực Việt Cộng ở miền Đông Nam Bộ, Mỹ mở cuộc hành quân qui mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh với 45.000 quân Mỹ, do tướng Xi-man chỉ huy, vào cùng biên giới Việt Nam-Campuchia. Gần như toàn bộ quân Mỹ ở miền Đông và một khối lượng phương tiện chiến tranh hiện đại dồn vào cuộc hành quân khổng lồ này.

Nắm thời cơ, các sư đoàn thiện chiến của Mỹ bị thu hút vào vùng rừng núi bắc Tây Ninh, Khu uỷ chủ trương mở đợt tiến công mạnh vào các căn cứ, đồn bót địch, tích cực đánh phá các ấp chiến lược, mở rộng vùng làm chủ của ta xung quanh Chiến khu Đ. Từ tháng 3 đến tháng 4-1967, bộ đội địa phương Phú Giáo, Tân Uyên đã đánh bại cuộc càn của trung đoàn 7 sư đoàn 5 nguỵ vào căn cứ. Cùng lúc, các đơn vị hoạt động mạnh trên các đường 14, 16, bức rút bức hàng 10 đồn bót địch, phá rã 22 ấp chiến lược, giải phóng 100 ngàn dân.

Các hoạt động phối của quân và dân Chiến khu Đ trong mùa khô 1967 đã góp phần “chia lửa” với chiến trường sôi động ở Tây Ninh giành thắng lợi lớn, đập tan cuộc càn của quân Mỹ, bảo vệ được vùng căn cứ quan trọng bậc nhất là đại bản doanh của Mặt trận giải phóng miền Nam; bước đầu làm thất bại ý chí của “Nhà Trắng” Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM