Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:05:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth  (Đọc 31881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:53:11 am »

Không cần phải noí thêm, yến mạch vốn giành làm thức ăn cho ngựa, nay được con người sử dụng, còn ngựa - ít nhất 1 số nhỏ của chúng được quân đội cần thiết phải giữ lại - được cho ăn lá cây và những thứ tương tự. Những chất độn không thể tưởng tượng nổi được phát minh ra. Tại cảng Leningrad người ta tìm ra 1 kho chứa 2000 tấn ruột cừu; tất cả đã hóa thành một thứ chất lỏng khủng khiếp, mùi của chúng xuyên qua cả nhiều lớp găng tay; trong cao điểm của nạn đói, thứ ruột cừu nhầy nhụa đó thường được phân phối cho những người cầm sổ gạo thay cho khẩu phần thịt.


Không như các thành phố khác tại Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh, nơi moị người có thể mua một số thứ khác tại khu chợ của kolkhoz (nông trang tập thể), cộng đồng dân cư Leningrad hoàn toàn chỉ dựa vào ration card của mình.

Tất nhiên, vẫn có những kẻ xấu (black sheep). Trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10 có nhiều vụ lừa đảo (fraud); nhiều người tìm cách có được hai hoặc nhiêù hơn nữa ration card; thường là card của những người đã chết hoặc rời khỏi TP. Cũng có rất nhiều trường hợp dùng card giả: do đèn đóm trong cửa hàng rất ít, người bán thường không thể phân biệt được giữa card thật và giả. Đặc biệt tồi tệ là những vụ ăn cắp card. Việc mất sổ gạo thường là đồng nghĩa với cái chết.

Một công nhân xưởng in đang in card bị tóm khi đang sở hữu 100 chiếc card như vậy; cô ta bị xử bắn. Người ta cũng nghi ngờ rằng một số card đựơc máy bay Đức thả xuống Leningrad để làm tình hình thêm hỗn loạn. Giữa tháng 10, một đợt "tái đăng ký" cho tất cả những người có sổ gạo được thực hiện; qua đó người ta phát hiện có khoảng 70 ngàn sổ gạo không hợp lệ. Người ta đã dùng sổ của người vắng mặt, người đã chết hoặc của những người giờ đang trong quân đội.


Vào cao điểm của nạn đói, trong tháng Chạp, có một "trận dịch" mất sổ gạo; trong tháng 10 có 5000 sổ gạo bị mất thật hoặc giả vờ; trong tháng 11 con số tăng lên 13 ngàn, tháng 12 là 24 ngàn. Lý do thông thường là sổ gạo bị cháy trong 1 trận bom.


Rất đáng ngạc nhiên rằng không nhiều người hơn phải sử dụng đến thủ đoạn ấy, mặc dù sự khác biệt giữa 1 và 2 sổ gạo trong giai đoạn tháng Chạp thường có nghĩa quyết định giữa sự sống và cái chết. Việc chính quyền từ chối cấp lại những sổ gạo bị mất đó, ngoại trừ những mất mát có thể được chứng minh hết sức rõ ràng, mau chóng đã chấm dứt cái "trận dịch" nêu trên.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:54:11 am »


Nếu trong tháng 9 và 10 hầu hết những khẩu phần vẫn được phân phối đúng hạn thì tới tháng 11 không còn được như vậy nữa; việc thiếu thốn ngũ cốc, thịt và mỡ là đặc biệt nghiêm trọng, và những người có sổ gạo phải chấp nhận nhận những thứ thực phẩm thay thế. MỘt vài trường hợp như vậy, ví dụ như 6 oz. bột trứng thay cho 2 lb. thịt, không phải là “phổ biến” cho mọi nơi. Những thức thay thế khác cho thịt là thứ chất nhầy (jelly) kinh khủng từ ruột cừu, hoặc thứ chất nhầy mùi vị ghê tởm chế từ da bò, khi 1 kho thứ này được tìm thấy trong 1 nhà kho. Trong tháng 11 và đặc biệt là tháng 12, hoàn toàn không còn mỡ (tức là bơ, dầu hoặc magarine) hoặc bất cứ thứ thay thế nào.

Trong vài tháng đầu tiên của cuộc phong tỏa, việc phân phối thực phẩm khá hỗn loạn; theo lý thuyết, bất cứ ai có sổ gạo đều sẽ được cấp phát tại bất cứ điểm phân phối nào; nhưng điều này thường tạo ra những dãy xếp hàng dài ngắn không đồng đều (giữa khu này với khu khác-Danngoc). Trong tháng 12, mọi người đều phải đăng ký tại 1 cửa hàng riêng; các trung tâm phân phối do đó có thể gửi hàng tới mỗi cửa hàng theo đúng số lượng cần thiết – không như thế thì các phiếu thực phẩm đều không thể phân phối đúng và đủ được.

Trong tháng 11 và 12, toàn bộ Leningrad đều sống theo 1 khẩu phần đói khát; thậm chí nhiều người có tiêu chuẩn ưu tiên (công nhân, ban quản đốc kỹ thuật và kỹ sư) – đại diện cho 34,4 % dân số - cũng đã chết vì đói; thế mà còn có những sổ gạo tiêu chuẩn thấp hơn giành cho nhân viên văn phòng (17,5 %), những người phụ thuộc (29,5 %) và trẻ em (18,5 %). Hệ thống này bị chỉ trích dữ đội bởi các tác giả Xô viết sau này – đặc biệt là về khẩu phần của trẻ em: một đứa trẻ 11 tuổi thực ra cần nhiều thực phẩm hơn 1 đứa trẻ 3 tuổi, và đặc biệt không công bằng khi xếp tiêu chuẩn của các trẻ em đã đến 12 tuổi thậm chí còn thấp hơn của người phụ thuộc.

Như ta đã biết, đợt cắt giảm tiêu chuẩn đầu tiên là vào ngày 2 tháng 9, đợt thứ 2 ngày 10 tháng 9, đợt thứ 3 ngày 1 tháng 10, đợt 4 ngày 13 tháng 11 và đợt thứ 5, đợt thấp nhất, là vào ngày 20 tháng 11. Ngay từ đợt giảm thứ 4, đã bắt đầu có người chết vì đói. Ngoài việc thiếu lương thực, còn xuất hiện tình trạng thiếu chất đốt nghiêm trọng ở Leningrad. Cả dầu đốt lẫn than đá đều thiếu thấy rõ kể từ cuối tháng 9. Hy vọng duy nhất là cắt xẻ bất cứ khúc gỗ nào còn lại trong khu vực bị phong tỏa.

Ngày 8 tháng 10, Thành ủy và Tỉnh ủy quyết định tổ chức đi đốn củi tại vùng Pargolovo và Vsevolozhsk phía Bắc thành phố… Các đội đốn củi hầu hết bao gồm phụ nữ và thiếu niên; họ đi vào rừng mà không có các dụng cụ cũng như quần áo cần thiết, và cũng không có lán trại hay phương tiện di chuyển. Toàn bộ kế hoạch bị đe dọa phải sụp đổ. Vào ngày 24 tháng 10 mới chỉ thực hiện được có 1 % định mức kế hoạch … tại 1 khu vực, chỉ có 216 người đang làm việc thay vì 800 như kế hoạch ban đầu… Trong điều kiện ấy các Đoàn viên Komsomol, hầu hết là con gái, đã được gửi tới Pargolovo và Vsevolozhsk. Không có quần áo và giày ủng ấm, đôi khi lại chỉ mặc áo choàng và đi giày mỏng, đồng thời phải chịu đựng đói và rét, tuy nhiên những cô gái của Đoàn Komsomol Leningrad đã làm việc những kỳ tích. Các cô gái thuộc Chi đoàn Smolny đã xây được, trong giá rét 40 độ âm, một tuyến đường ray hẹp nối từ khu rừng tới tuyến đường sắt gần nhất. Họ xây được khu lán trại, lắp vào những lò sưởi thô sơ, và rồi vận chuyển số lượng lớn củi về cho Leningrad. * Karasev, Sđd, p. 237-238


Việc này đã giảm nhẹ chút ít tình hình căng thẳng về chất đốt tại Leningrad, tuy nhiên không thể giải quyết được hoàn toàn. Vào cuối tháng 10, nguồn điện của thành phố chỉ còn cung cấp được 1 lượng rất nhỏ so với trước đây. Việc sử dụng đèn điện bị cấm ở mọi nơi, ngoại trừ tại Bộ tham mưu, điện Smolny*(Đây là Sở chỉ huy của Hội đồng phòng thủ Leningrad dưới quyền Zhdanov và văn phòng của Xô viết Thành phố và các cơ quan đầu não khác), văn phòng Đảng ủy, các trạm (station) phòng thủ thành phố, và 1 số văn phòng đặc cách khác; nhưng các căn nhà ở bình thường, cũng như hầu hết các văn phòng làm việc phải làm việc không có ánh sáng điện trong suốt những đêm dài mùa đông. Lò sưởi trung tâm không được sử dụng tại các căn hộ, văn phòng và nhà ở, còn tại nhà máy thì lò sưởi trung tâm được thay bằng các bếp lò nhỏ đốt củi. Do thiếu điện, hầu hết nhà máy phải đóng cửa, hoặc sử dụng những phương pháp sơ đẳng nhất để làm máy chạy được – ví dụ như quay pê đan xe đạp. Xe điện mặt đất (tram-car) giảm hoạt động đột ngột từ tháng 10, và tới tháng 11 chúng ngưng chạy hoàn toàn. Không thực phẩ, không ánh sáng, không sưởi ấm, và trên hết là các cuộc không kích pháo kích liên tục của quân D(ức – đó là cuộc sống tại Leningrad mùa đông năm 1941-42.


Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:54:49 am »


4

Tuyến đường cứu sinh Ladoga




Với việc Leningrad bị quân Đức vây chặt từ đầu tháng 9, người ta đã nghĩ ra các biện pháp tuyệt vọng để chở tiếp tế đến cho thành phố. Người ta cũng không còn tin vào chuyện có thể phá vỡ vòng phong tỏa trên đất liền torng thời gian ngắn sắp tới. Do đó, ngày 9 tháng 9, Hội đồng phòng thủ Leningrad quyết định cho xây 1 bến cảng trong cái vịnh nhỏ tại Osinovets trên bờ tây của hồ Ladoga gần cuối của tuyến đường sắt ngoại ô, khoảng 35 dặm ở đông bắc của Leningrad. Người ta cho là, bằng con đường này có thể sơ tán 1 số thiết bị quan trọng khỏi Leningrad, và thực phẩm cùng các hàng hóa khác có thể tiếp tế cho TP. Bến cảng dự định sẽ tiếp nhận 12 tàu thuyền mỗi ngày vào cuối tháng 9. Giang đội Ladoga, được gắn thêm một số pháo phòng không, được giao nhiệm vụ bảo vệ bến cảng mới này.

Cũng cần phải nói rằng do quân Đức chỉ cách Osinovets khoảng 25 dặm về phía nam, máy bay của chúng không chỉ thường xuyên theo dõi bến cảng mới mà còn theo dõi cả bến cảng thô sơ nhỏ bé Novaya Ladoga trên bờ nam của Hồ mà qua đó các hàng tiếp tế được chuyển tới, cũng như theo dõi bất cứ chuyến hàng nào chuyển qua hồ giữa 2 điểm này. Rất nhiều tàu kéo và bè bị đánh chìm trong những tuần đầu tiên của “Tuyến đường cứu sinh Ladoga”, cùng với nhiều phụ nữ và trẻ em được sơ tán khôi Leningrad.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 02:44:49 pm »

Tuyến đường cứu sinh mong manh này hiển nhiên là không khả quan chút nào. Trong tháng đầu tiên sau khi bến cảng đối phó tại Osinovets mở cửa, chỉ có 9.800 tấn thực phẩm được chuyển tới từ phía Hồ Ladoga. Số lượng này chỉ bằng 8 ngày ăn cho Leningrad, vì thế người ta đã phải sử dụng đến kho thực phẩm dự trữ của TP trong 22 ngày còn lại. Thảm họa còn tăng thêm do vào tháng 11, mặt hồ bị đóng băng mỏng không thể sử dụng cho việc vận chuyển cả bằng tàu thuyền lẫn xe cộ. Một vài biện pháp khẩn cấp do đó đã được áp dụng, và vào khoảng từ 14 tháng 10 cho tới 20 tháng 10, 5000 tấn thực phẩm được đưa từ Novaia Ladoga tới Osinovets; nhưng cũng vẫn quá ít. Giữa 20 tháng 10 và đầu tháng 11, 12 ngàn tấn bột mì và 1 ngàn tấn thịt được đưa từ nội địa nước Nga tới Hồ Ladoga, và mặc cho các cuộc không kích liên tục của quân Đức, mặc cho những cơn gió lạnh mùa thu giờ đây đã quét trên mặt hồ, hầu hết số thực phẩm trên đã được an toàn chuyển đến Leningrad. Ngoài thực phẩm, một số lượng đáng kể đạn dược cũng được chuyển đến.

Nhưng vào ngày 15 tháng 10, việc di chuyển trên Hồ Ladoga không còn thực hiện được nữa. Kết luận cho thời kỳ này của tuyến đường cứu sinh Ladoga, Pavlov đã viết:

Tuyến cứu sinh đường thủy vào mùa thu năm 1941 là một sự hỗ trợ vô cùng lớn cho thành phố bị bao vây. Khoảng từ giữa 12 tháng 9 cho đến khi không thể đi lại được vào ngày 15 tháng 11, 24 ngàn tấn bột mì và ngũ cốc, 1.131 tấn thịt và bơ sữa đã được vận chuyển, ngoài ra còn có một lượng đáng kể đạn dược và nhiên liệu. 25 ngàn tấn thực phẩm ấy chỉ chiếm 1 phần của số lượng cần thiết, nhưng vẫn cho phép Leningrad giữ được thêm 20 ngày, và trong 1 pháo đài bị phong tỏa thì mỗi ngày đều đáng quý. Các công nhân của giang đoàn Volkhov, các thủy thủ và công nhân bến cảng của Ladoga, các binh lính và sĩ quan có tham gia các nhiệm vụ ấy, rất nhiều người trong số họ đã phải hy sinh cuộc đời mình, đang bảo vệ từng tấn thực phẩm chống lại bão tố, hỏa hoạn, không quân địch và nạn cướp bóc. Công việc mà họ đã thực hiện là không thể bị lãng quên. * Pavlov, SĐD, p. 118.

Ngày 16 tháng 11 một thời kỳ thử thách mới đến với Leningrad. Thành phố giờ đây chỉ có thể tiếp tế được bằng đường không. Mặc dù Trận Maskva đang hồi cao điểm, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô vẫn cấp cho Leningrad một số máy bay vận tải và tiêm kích để vận chuyển hàng từ Novaia Ladoga tới Leningrad – khoảng cách khoảng 100 dặm. Bởi vậy quân Đức đã tiến hành ném bom sân bay Novaia Ladoga, và 2/3 lượng hàng hóa đã phải cất cánh từ các sân bay sâu hơn trong nội địa. Hơn nữa, các chuyến vận tải thường xuyên bị máy bay Đức tuần tiễu trên hồ tấn công, và một số máy bay Nga bị bắn rơi. Do không gian vận tải hàng rất có giới hạn, chỉ có thịt sấy và những thực phẩm cô đặc khác mới được vận chuyển tới Leningrad theo cách thức phức tạp và tốn kém như vậy. “Cầu vận chuyển” quy mô nhỏ này về lâu về dài không thể giải quyết vấn đề nuôi ăn gần ba triệu người.

Logged

Chết vì ghét người!
Ceasar
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2009, 10:11:29 am »

Thanks!
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2009, 10:44:21 am »

Trên tất cả, giờ đây đang xuất hiện những thất bại quân sự mang tính thảm họa thực sự. Đầu tháng 11, quân Đức đã gắng chiếm được toàn bộ bờ nam của Hồ Ladoga, gồm cả đầu mối đường sắt Volkhov; quân của tướng Fediuninsky chỉ tìm cách chặn được quân Đức ở ngoài Volkhov; tuy nhiên, về phía Đông, quân Đức thành công trong việc cắt đứt tuyến đường sắt chính Leningrad-Vologda, và ngày 9 tháng 11 thì chiếm được Tikhvin. Việc đánh mất Tikhvin thật đáng trách. Những lượng thực phẩm nhỏ vẫn có thể, với rất nhiều khó khăn, chuyển tới bằng đường không. Vấn đề vận chuyển lượng thực phẩm quy mô lớn hơn băng qua hồ Ladoga, thậm chí ngay cả khi nó đã đóng băng cứng, đã trở nên hầu như không giải quyết được. Các kho ở Volkhov và Novaia Ladoga bị vô hiệu hóa khi quân D(ức cắt đứt tuyến đường sắt từ phía đông tới đó. Trạm đường sắt mới giờ đây là nhà ga nhỏ Zaborie tại một vùng rừng 100 dặm về phía đông Volkhov và khoảng 60 dặm về phía đông Tikhvin. Chỉ một đầu óc đang trong cơn tuyệt vọng mới có thể khiến Hội đồng Phòng thủ Leningrad ra lệnh xây dựng một “con đường ô tô” dài gần 200 dặm dọc theo những lối mòn cũ trong rừng và băng qua các khu rừng nguyên sơ, tạo thành một vòng cung từ Zaborie tới Novaia Ladoga. Binh lính và nông dân được động viên để làm “con đường” này vào tháng rét nhất của mùa đông; con đường cuối cùng đã hoàn tất ngày 6 tháng 12. Toàn bộ khu vực này không có dân cư và :

Dọc những quãng khá dài, con đường rất hẹp đến nỗi xe tải gặp nhau đối đầu thì không thể vòng qua được; hơn nữa, tuyết ngập dày và những sườn đồi dốc trên địa hình hoàn toàn không thông thuộc với tài xế dẫn tới những hỏng hóc và chậm trễ. May thay, tình cờ 3 ngày sau khi con đường hoàn tất, tình thế quân sự đã thay đổi khả quan hơn nhờ việc Hồng quân chiếm lại được Tikhvin. Hiển nhiên là con đường mới này không thể cứu được Leningrad sống thêm lâu hơn chút nào. Một đoàn xe tải đi từ Zaborie tới Novaia Ladoga mất 14 ngày để quay về căn cứ, và trong 3 ngày trên quãng từ Novaia Ladoga và Yeremina Gora có hơn 350 xe tải bị kẹt lại trong tuyết. Những chuyến vận tải ấy di chuyển với tốc độ 20 dặm 1 ngày… * (Pavlov, SĐD, p. 155)

Nhờ đánh bật quân Đức khỏi Tikhvin và sông Volkhov vào giữa ngày 9 và 15 tháng 12, quân của tướng Meretskov đã đúng nghĩa là cứu sống Leningrad. ** (Một hệ quả lớn khác của việc tái chiếm Tikhvin là đã đặt dấu chấm hết cho mối đe dọa của một cuộc “hợp quân” Đức và Phần Lan). Quân Đức, trước đó qua radio đã rêu rao lớn tiếng về sự đầu hàng không tránh khỏi của Leningrad vào ngày Tikhvin thất thủ, nay nói rất ít về việc để mất “chìa khóa” (padlock) vào Leningrad. Nếu Tikhvin còn trong tay quân Đức, không thể biết được có cách nào tiếp tế được cho Leningrad, do 200 dặm đường làm thêm kia gần như là vô dụng. Và vào lúc này, với cuộc phản công của quân Nga tại Maskva đang hồi cao điểm, sẽ không thể đặt vấn đề cung cấp cho Leningrad số lượng máy bay vận tải và tiêm kích cần thiết để lập cầu hàng không. Không chỉ quân của tướng Meretskov đã đuổi quân Đức khỏi Tikhvin, mà tới cuối tháng Chạp quân của Cụm Tập đoàn quân Volkhov cũng đã đánh quân Đức bật ra xa đáng kể khỏi Voibokalo, nằm giữa Volkhov và Mga (nơi này vẫn còn nằm trong tay quân Đức). Ngày 1 tháng 1 1942, các đoàn tàu hỏa đã có thể di chuyển suốt từ Maskva và Vologda tới Voibokalo, nơi hàng tiếp tế được đưa bằng xe tải băng qua Hồ Ladoga giờ đã đóng băng cứng để tới Leningrad. Nhưng việc tổ chức “Con đường cứu sinh” dọc qua Hồ Ladoga đóng băng vẫn còn là một câu chuyện dài và rắc rối, thật sai lầm khi nhận định rằng, với việc giải phóng Tikhvin ngày 9 tháng 12, vấn đề tiếp tế cho Leningrad đã được giải quyết.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 02:54:42 pm »

5

NẠN ĐÓI KINH HOÀNG


Lúc này đã là tháng 11, người dân tại Leningrad (trước hết là người già) bắt đầu chết vì đói, nói cho hoa mỹ thì là vì “thiếu dinh dưỡng”. Chỉ nội trong tháng 11 có trên 11.000 người chết; việc cắt giảm khẩu phần ngày 20 tháng 11 – lần thứ 5 kể từ đầu cuộc phong tỏa – đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong.
 
Trên giấy tờ, và chỉ là trên giấy tờ, những khẩu phần hàng ngày ở thời điểm thấp nhất ấy như sau:

Bánh mì:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    9 oz.
Nhân viên văn phòng         4,5 oz.
Người phụ thuộc         4,5 oz.
Trẻ em               4,5 oz.

Chất béo:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    2/3 oz.
Nhân viên văn phòng         1/3 oz.
Người phụ thuộc         1/4 oz.
Trẻ em               3/5 oz.

Thịt:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1,75 oz.
Nhân viên văn phòng         1 oz.
Người phụ thuộc         0,5 oz.
Trẻ em               0,5 oz.

Ngũ cốc:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1 + 3/4 oz.
Nhân viên văn phòng         1 + 1/6 oz.
Người phụ thuộc         3/4 oz.
Trẻ em               1 + 2/5 oz.

Đường và đồ ngọt:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    1 + 3/4 oz.
Nhân viên văn phòng         1 + 1/6 oz.
Người phụ thuộc         1 oz.
Trẻ em               1 + 2/5 oz.

Tổng cộng:
Công nhân và quản lý kỹ thuật    15 oz. hoặc 1087 calories
Nhân viên văn phòng         8 + 1/6 oz. hoặc 581 calories
Người phụ thuộc         7 oz. hoặc 466 calories
Trẻ em               8 + 1/3 oz. hoặc 684 calories
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #27 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 02:55:37 pm »

Thậm chí các con số calories không thể tưởng tượng nổi ấy - vốn chỉ cung cấp được, đặc biệt với 3 mục thực phẩm cuối cùng, một phần rất nhỏ nhu cầu của con người - cũng vẫn là phóng đại “lạc quan” so với thực tế. Do khẩu phần thịt và chất béo không được cấp đúng hạn, hoặc được thay thế bởi những thứ không hề tương đương (ví dụ như ruột cừu), lượng calories của khẩu phần trong thực tế còn thấp hơn nhiều, ngoại trừ (đã được xác thực) trong trường hợp tiêu chuẩn trẻ em. Trong tháng Chạp 52.000 người chết, bằng số người chết cả năm trong thời bình; trong khi vào tháng Giêng 1942, có khoảng 3500 tới 4000 người chết mỗi ngày; trong tháng 12 và tháng 1 có 200.000 người chết. Mặc dù vào tháng 1 khẩu phần có tăng đôi chút, hậu quả của trận đói vẫn còn tác động sau đó nhiều tháng; ngoài ra, theo con số chính thức từ phía Nga đưa ra tại Tòa án Nuremberg, 632.000 người chết tại Leningrad do ảnh hưởng trực tiếp của Cuộc Phong tỏa – một con số không nghi ngờ gì là đã bị giảm nhẹ. Năm 1959 tôi được Shostakovich, người từng ở tại Leningrad trong giai đoạn đầu của cuộc phong tỏa, kể rằng có 900.000 người chết, và thậm chí còn có những con số thống kê còn cao hơn thế.

Ngoài nạn đói, người dân còn phải chịu đựng giá rét trong những căn hộ không được sưởi ấm. Người ta đốt lửa bằng đồ gỗ và sách – nhưng chúng không cháy được lâu.

Để làm đầy dạ dày, làm giảm bớt những đau đớn dữ dội do cái đói, mọi người đi tìm những thứ thay thế không thể tưởng tượng ra nổi: họ tìm bắt quạ và ác là, hoặc mèo, hoặc chó mà vì lý do nào đó vẫn còn sống sót; họ lục lọi tủ thuốc để tìm dầu thầu dầu, dầu bôi tóc, vaseline hay glycerine; họ nấu súp hoặc cháo từ hồ dán (cạo từ giấy dán tường hay đồ gỗ gãy hỏng). Nhưng không phải công dân nào của cái thành phố khổng lồ ấy đều tìm được nguồn “thực phẩm” bổ sung như vậy.

Cái chết có thể tóm lấy con người trong mọi tình huống: khi đang đi trên đường phố, họ có thể ngã xuống và không bao giờ ngồi dậy được nữa; hoặc khi ở trong nhà họ có thể ngủ thiếp đi và không thức dậy nữa; khi trong xưởng máy, nơi họ gục xuống trong lúc đang làm việc. Không có phương tiện vận chuyển, do đó xác chét thường được xếp lên xe trượt được kéo bởi hai hay ba người thân của người chết; thường là kiệt sức trên quãng đường dài tới nghĩa trang, bọn họ sẽ bỏ lại xác chết giữa đường, mặc cho chính quyền lo liệu.

(Pavlov, SĐD, p 136-37)


Theo lời 1 nhân chứng khác thì:

Gần như không có cách nào kiếm được 1 chiếc quan tài. Hàng trăm xác chết bị bỏ mặc trong nghĩa địa hoặc giữa các khu dân cư, thường là chỉ được quấn bằng 1 tấm vải giường… Chính quyền chôn cất tất cả những xác chết vô thừa nhận ấy trong những nấm mồ tập thể; chuyện này do những đội dân quân thực hiện với sự hỗ trợ t\bằng thuốc nổ. Người ta không đủ sức để đào những nấm mộ thông thường trong lớp đất đóng băng… Ngày 7 tháng 1, 1942, Ủy ban Quản trị của Xôviết Thành phố Leningrad nhận thấy xác chết rải rác khắp nơi, ngập đầy các nhà xác và khu nghĩa trang; một số được chôn không cần quan tâm tới các quy tắc cơ bản về vệ sinh.

(Karasev, SĐD, p 189)

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 02:56:19 pm »

Sau đấy, vào tháng Tư, trong cuộc tổng vệ sinh thành phố - vô cùng cần thiết để ngăn chặn bệnh dịch ngay khi mùa xuân bắt đầu – hàng ngàn xác chết được tìm thấy trong các căn hầm, hào đất và trong lớp tuyết đang tan, nơi chúng đã nằm đấy trong suốt nhiều tháng trời. Như Bí thư Đoàn Komsomol Leningrad khi ấy đã viết lại: “Việc đào bới những xác chết thực vô cùng kinh khủng, chúng tôi sợ ảnh hưởng của việc ấy tác động lên tinh thần của trẻ em và thiếu niên. Một thông báo khô khan đơn giản như sau: “Đoàn Komsomol chịu trách nhiệm về tất cả chiến hào và hầm trú ẩn.” Trong thực tế công việc ấy không tài nào có thể tả nổi.

(Karasev, SĐD, p 227)

Các bệnh viện không hỗ trợ được gì nhiều trong nạn đói. Không chỉ vì bản thân các bác sĩ và y tá cũng đang dở sống dở chết vì đói, mà còn vì thứ bệnh nhân cần giờ đây không phải là thuốc men mà là thực phẩm, và thứ ấy ở đấy không có.

Trong tháng 12 và tháng 1 giá rét làm đóng băng các ống cấp nước và cống rãnh, và giờ đây những đường ống vỡ khắp thành phố có thể gây thêm khả năng lan truyền bệnh dịch. Nước dùng phải xách về bằng xô từ sông Neva hoặc từ vô số kênh đào quanh Leningrad. Thứ nước này tuy vậy rất bẩn và không an toàn khi uống, và trong tháng Hai, khoảng 1,5 triệu người đã được tiêm ngừa thương hàn.

Từ giữa tháng 11 tới cuối tháng 12, 35.000 người được sơ tán khỏi Leningrad, hầu hết bằng máy bay; ngày 6 tháng 12 nhiều người được phép rời thành phố băng qua mặt băng Hồ Ladoga, nhưng cho tới ngày 22 tháng 1, cuộc sơ tán này tiếp tục trong tình trạng vô kiểm soát: hàng ngàn người đơn giản là đi bộ băng qua mặt hồ Ladoga, nhiều người trong số đó chết thậm chí trước cả khi họ tới được bờ hồ phía nam.

Mãi tới 22 tháng Giêng, với hỗ trợ của một dòng xe buýt chạy dọc Con đường Băng giá mới mở, cuộc sơ tán qua Hồ Ladoga mới bắt đầu trở nên quy củ.

Có một số bằng chứng mâu thuẫn về ảnh hưởng của nạn đói tác động lên con người: xét về tổng thể, những người chết chỉ với cảm giác cam chịu, trong khi những người sống sót tiếp tục sống trong niềm hy vọng: việc tái chiếm Tikhvin và khẩu phần tăng nhẹ ngày 25 tháng Chạp đã tạo 1 ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, Karasev đã kể về nhiều trường hợp bị ‘chấn thương tinh thần’ gây ra bởi đói và rét, bởi các cuộc ném bom và pháo kích của quân Đức, và về cái chết của vô số người thân và bạn bè. Không có con số chính xác về số trẻ em bị chết vì đói và rét; nhưng tỷ lệ chết của trẻ em được tin là  tương đối thấp, chỉ bởi vì cha mẹ các em thường đã hy sinh khẩu phần ít ỏi của họ.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #29 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 02:57:38 pm »

Chính tình cảm yêu quê hương và một kỷ luật sắt, một phần được thúc buộc bởi chính quyền, đã khiến biến mất thấy rõ bất cứ sự vô kỷ luật hay náo loạn do nạn đói gây ra. Các biện pháp nhằm chống lại tình trạng ‘phản xã hội’ (anti-social) được tiến hành rất quyết liệt, như được rút ra từ lời phát biểu vào tháng Tư của Kuznetsov, Bí thư Thành ủy Leningrad: ‘Chúng tôi thường bắn bỏ những ai dám lấy cắp nửa pound bánh mì giành cho cộng đồng.’ (We used to shoot people for half-a-pound of bread stolen from the population) Hiển nhiên, vẫn có một vài kẻ ăn cướp ăn chặn xuất hiện đâu đó;  nhưng xét tổng thể thì kỷ luật được giữ khá tốt.

Pavlov kể lại 1 sự kiện đáng chú ý như sau:

Người lái chiếc xe tải đang chở những ổ bánh mì tới một tiệm bánh thì 1 quả đạn pháo rơi trúng phía trước xe và giết chết người lái… Những ổ bánh văng tung tóe trên vỉa hè. Tình huống rất thuận tiện để cướp giấu. Nhưng mọi người đã bu xung quanh chiếc xe bị hỏng, kéo chuông báo hiệu (raised the alarm) và canh gác những ổ bánh cho tới khi có chiếc xe tải khác đến. Tất cả những người ấy đều đang đói khát và sự cám dỗ của việc chộp lấy 1 ổ bánh mới thật như không thể cưỡng lại được. Vậy mà đã không một ổ bánh nào bị lấy cắp.

Pavlov, SĐD, p. 109


Tuy nhiên, mặt khác, như Pavlov đã nói bóng gió, thật khó phân biệt 1 người cất tiếng la hét giữa đám đông đang sắp hàng mua bánh kêu gọi họ cướp phá cửa hàng là điệp viên của quân thù hay đơn giản chỉ là 1 người đã dở điên dở dại vì đói; rất nhiều người đã trở nên dở điên dở dại, như theo lời của Karasev và 1 số nhân chứng khác.

Tinh thần mọi người, thậm chí trong những điều kiện kinh hoàng giữa lúc nạn đói đang cao trào, đã được giữ vững bằng mọi cách: có rất nhiều ghi nhận cho biết các buổi biểu diễn nhà hát vẫn tiếp tục trong suốt mùa đông, diễn bởi những diễn viên đã gần ngất xỉu vì đói, họ ăn mặc giống hệt khán giả, dùng bất cứ thứ gì để có thể giữ cho ấm người.

Đoàn Thanh niên Komsomol Leningrad đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp đỡ mọi người trong điều kiện khốn cùng tột độ. Đoàn Komsomol đã tổ chức những đội bytovyie otriady (‘đội sinh hoạt thường nhật’) gồm hàng ngàn thanh niên tham gia:

Những đội này bao gồm 1 tổng số 1000 thanh niên; hơn thế tại mỗi quận có khoảng 500 tới 700 người hỗ trợ nhất thời, thường xuyên tham gia. Mệt mỏi và kiệt sức, những thanh niên ấy, hầu hết là nữ, tham gia giúp đỡ người dân vượt qua những điều kiện khó khăn khủng khiếp. Ghé thăm những căn hộ bẩn thỉu và lạnh giá, họ dùng đôi tay sưng phù, nứt nẻ vì lạnh và lao động nặng của mình để chặt củi, châm chiếc bếp lò nhỏ burzhuika hoặc xách những xô nước lên từ sông Neva, hoặc đem bữa tối đến từ căng tin, hoặc lau sàn nhà và giặt quần áo, và rồi nụ cười thảm hại của người dân Leningrad đang hoàn toàn kiệt lực sẽ thể hiện lòng biết ơn của ông ta đối với công việc cực nhọc và đầy vinh dự kia. Chỉ riêng trong quận Primorski, các Đoàn viên Komsomol của những đội ấy trong tháng Hai-tháng Ba đã kiểm tra 1810 căn hộ, chăm sóc 780 người bệnh và giúp đỡ được 7678 người… Các chi đoàn Komsomol được giao quyền để tái định cư mọi người tới những căn nhà phù hợp hơn, đưa trẻ em vô gia cư tới những nhà nuôi dưỡng trẻ, và tổ chức những cuộc sơ tán… Phần lớn thông qua sự giúp đỡ của những đội Komsomol, hơn 30.000 trẻ mồ côi được tới sống tại 85 nhà nuôi trẻ mới thành lập trong vòng tháng Giêng và tháng Năm 1942.

Karasev, SĐD, p190


Hầu hết những trẻ em đó là mô côi do cha mẹ chúng đã chết vì đói.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM