Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:12:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth  (Đọc 31877 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:32:15 pm »

Ngay từ 20 tháng 8, tại cuộc mít tinh của Đảng bộ Leningrad (Leningrad Party aktiv), Voroshilov và Zhdanov đã nói thẳng về sự đặc biệt nghiêm trọng của tình hình. Zhdanov nói rằng toàn bộ dân chúng, đặc biệt là thanh niên, cần phải được tiếp nhận các huấn luyện cơ bản về xạ kích, ném lựu đạn và chiến đấu đường phố.

"... Hoặc giai cấp lao động của Leningrad sẽ bị biến thành nô lệ, và những người xuất sắc trong số họ sẽ bị tiêu diệt, hoặc chúng ta sẽ biến Leningrad thành nấm mồ của bọn phát xít..." * D. N. Pavlov, Leningrad v blokade - Leningrad trong phong tỏa, Maskva 1961, pp 14-15

Trong những ngày sau đó Bản kêu gọi nổi tiếng gửi đến nhân dân Leningràd do Voroshilov, Zhdanov và Popkov - chủ tịch Xô viết Leningrad ký, đã được công bố:

"... Chúng ta hãy, muôn người như một, vùng lên bảo vệ thành phố, nhà cửa và gia đình của chúng ta, tự do và danh dự của chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình như những công dân Xô viết yêu nước trong cuộc chiến đấu không nao núng của mình chống lại kẻ thù đáng căm ghét và tàn ác, chúng ta hãy cảnh giác và không khoan nhượng khi đối xử với bọn hèn nhát, gieo rắc sợ hãi và đào ngũ, chúng ta hãy thiết lập kỷ luật cách mạng khe khắt nhất tại thành phố của chúng ta. Trang bị thứ kỷ luật sắt thép đó cùng với sự tổ chức Bolshevik, chúng ta hãy giao chiến với kẻ thù và đánh lùi chúng..."
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:32:43 pm »

Trong những ngày đó, không có gì rõ ràng là bọn Đức sẽ không đột phá được vào Leningrad. Như Pavlov sau này viết lại:

"... Mọi thứ đã được chuẩn bị để tiêu diệt kẻ thù bên trong thành phố. Các xưởng máy, cầu cống và công trình công cộng đã được gài mìn, mảnh vỡ của chúng sẽ rơi xuống đầu kẻ thù và chặn xe tăng chúng lại. Công đồng cư dân, không kể đến binh lính và thủy thủ Hạm đội Baltic, đã được chuẩn bị đế chiến đấu đường phố. Ý tưởng chiến đấu trên đường phố tại từng căn nhà không phải như 1 hành động tự sát, mà là nhắm vào việc tiêu diệt kẻ thù. Sau này, kinh nghiệm của Stalingrad đã chứng tỏ rằng kiểu chiến tranh đó rất có thể thành công..."


Điều này vang lên nghe có vẻ như làm ra vẻ hiên ngang; bởi việc nuôi ăn và cung ứng cho Leningrad, với dân số gần 3 triệu người, trong tình thế như vậy, ắt hẳn vô cùng phức tạp nếu so với Stalingrad. Tuy nhiên, rõ ràng rằng, như tôi (Werth) đã được cho biết tại Leningrad năm 1943, khả năng từ bỏ từ từ phần phía nam (và là phần chính) của TP, và việc bám chặt lấy phần "Phía Petrograd" và Đão Vassili trên hữu ngạn sông Neva, hoàn toàn không bị loại trừ trong những ngày tháng tuyệt vọng ấy.


Việc bắn phá Leningrad bắt đầu ngày 4 tháng 9, và trong ngày 8, 9, 10 thành phố bị không kích đặc biệt dữ dội. Ngày 8 tháng 9 đó có 178 đám cháy, gồm cả đám cháy cửa hàng thực phẩm nổi tiếng Badayev ( xem thêm http://www10.ttvnol.com/quansu/1005141.ttvn) - sự tiêu hủy được kể lại dưới nhiều câu chuyện phóng đại, đặc biệt sau khi nạn đói đáng sợ xuất hiện. Việc theo dõi phát hiện đám cháy được tổ chức tốt hơn từ ngày 9 tháng 9, và tất cả ngoại trừ một vài quả bom cháy đã mau chóng bị dập tắt. Pháo phòng không bắn hạ 5 máy bay, nhưng các tiêm kích kiểu Chaika (I-15) chậm chạp của LX hầu như vô ích khi chống lại kiểu Messerschmidt; đó là khi, trong tuyệt vọng, nhiều phi công Xô viết đã đâm máy bay m2inh vào máy bay Đức.

Trong những cuộc không kích đầu tiên này, quân Đức cũng thả nhiều bom nổ chậm và mìn, và, vốn chưa quen để đối phó, nhiều tình nguyện viên (tại Leningrad khi ấy có tình nguyện viên cho mọi loại công tác trên đời) đã phải thiệt mạng.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:33:13 pm »

Có vô số câu chuyện kể về các trận đánh tuyệt vọng trong những ngày đó diễn ra tại Pulkovo, Kolpino và Uritsk - địa điểm cuối chỉ cách Khu nhà máy Kirov 2-3 dặm tại đông nam Leningrad; nhưng ngoại trừ 1 ghi chú trong cuốn LS CT Vệ quốc được xuất bản chính thống viết rằng Zhukov đã nắm quyền chỉ huy phòng thủ Leningrad từ 11 tháng 9 cho tới giữa tháng 10, các ghi chép hậu chiến vẫn im lặng (A. Werth xuất bản cuốn này năm 64) về những thay đổi diễn ra tại Bộ Tổng tham mưu. 1 câu chuyện thú vị tôi được nghe từ nhiều người tại Leningrad năm 1943 rằng khoảng ngày 10 tháng 9, khi tình thế đặc biệt hỗn loạn ngoài mặt trận, Voroshilov, tin chắc rằng mọi thứ đã mất cả, bỏ đi ra mặt trận hy vọng rằng mình sẽ bị giết bởi quân Đức. Nhưng ngày 11 tháng 9 Stalin đưa Zhukov tới Leningrad và chính là Zhukov đã tổ chức phòng thủ Tp trong vòng 3 ngày; trong 1 phỏng vấn báo chí tôi tham dự tại Berlin tháng 6 1945, Zhukov hãnh diện đề cập tới việc này, mặc dù không đi vào chi tiết, và Vyshinsky nói "Đúng, đó là Zhukov đã cứu Leningrad". Điều này, kg nghi ngờ gì, diện ra trong thời gian ngắn Zhukov nắm quyền - sau đó ông được chuyển về nắm nhiệm vụ phòng thủ Maskva - mặt trận xung quanh Leningrad đã trở nên bình ổn.

Sau khi thất bại trong việc chiếm được Leningrad bằng đột kích, Bộ Tổng tham mưu Đức (không phải là kg có lý) cho rằng thành phố cần, không quá lâu, bỏ đói cho tới khi tự đầu hàng. Nhưng Hitler, theo tính cách đặc trưng của mình, ra lệnh rằng không chấp nhận bất cứ sự đầu hàng nào và rằng TP phải bị "quét sạch khỏi mặt đất", do Leningrad sẽ trở thành một ổ bệnh dịch và có thể, hơn thế nữa, bị gài mìn, và vì thế trở thành nguy hiểm gấp đôi cho bất cứ binh lính nào tiến vào nó. Mệnh lệnh này (và, tình cờ thay, đúng vào lúc quân Đức thất bại trong việc chiếm Leningrad) được giải thích bởi Jodl tại Nuremberg:

"... Thống chế von Leeb, Tổng chỉ huy Cụm tập đoàn quân Bắc tại Leningrad ... chỉ ra rằng hoàn toàn không thể cho phép mình giữ nhiều triệu người Leningrad đó ăn uống và cung cấp nhu yếu phẩm, nếu họ bị rơi vào tay mình, do tình hình quân nhu của cụm TĐQ đã rất thê thảm vào lúc đó. Đó là lý do đầu tiên. Nhưng ngay trước đó, Kiev đã bị bỏ trống bởi quân Nga, và chúng tôi đã vất vả chiếm lấy TP đó bởi cứ vụ nổ này lại vụ nổ khác nối tiếp nhau diễn ra. Phần lớn bên trong TP bị cháy trụi, 50 ngàn người trở thành vô gia cư. Lính Đức ... chịu thiệt hại đáng kể, bởi lượng lớn thuốc nổ nổ tung lên trên... Mục đích mệnh lệnh đó đặc biệt là nhằm bảo vệ lính Đức phải gặp thảm họa tương tự; giống như nhiều ban tham mưu bị nổ tung toàn bộ lên trời tại Kharkov và Kiev..." * Phiên tòa chính xử Tội phạm chiến tranh Đức, vol. 15 (London 1947), pp 306-307
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:41 pm »

Một mệnh lệnh từ sở chỉ huy của Fuhrer, đề ngày 7 tháng 10 1941 và ký bởi Jodl, lặp lại mệnh lệnh của Fuhrer không được chấp nhận đầu hàng tại "kể cả Leningrad lẫn sau đó, tại Maskva". Người tản cư từ Leningrad, theo mệnh lệnh này, phải bị nổ súng lùa ngược về TP nếu họ tới gần chiến tuyến Đức, nhưng bất cứ chuyến bay về phía đông nào chở "những cá nhân tách biệt", xuyên qua những khe hở của vòng phong tỏa, thì sẽ được hoan nghênh, bởi chúng có thể làm tăng thêm sự hỗn loạn ở miền Đông nước Nga. Mệnh lệnh này cũng nói rằng Leningrad phải bị san bằng thành bình địa bởi không kích và pháo kích.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:55 pm »

Ngày tháng của mệnh lệnh này rất đáng lưu ý: vào đầu tháng 10, quân Đức đã từ bỏ hy vọng chiếm được Leningrad bằng đột kích. Leningrad, và hầu hết eo đất Leningrad, tiếp tục nằm trong tay người Nga, và đang cầm chân (tying down) 1 quân đội mà theo ước tính của phía Nga là 300 ngàn người. Mặc dù không có gì bảo đảm là quân Đức sẽ không cố gắng lần nữa 1 cuộc tổng tấn công vào Leningrad, những sự chuẩn bị tuyệt vọng thực hiện vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 để phòng ngự từng ngôi nhà và tiêu diệt bất kỳ cuộc đổ bộ lính dù Đức nào lên những quảng trường rộng thoáng của Leningrad đã mất hết tính khẩn cấp của nó; tuy nhiên việc xây dựng các ụ hỏa điểm và lô cốt bên trong mọi ngôi nhà (đặc biệt những căn nhà ở góc đường) tiếp tục mãi cho tới tháng Chạp; 10 ngàn lính và 75 ngàn dân thường tham gia những công tác ấy. * Karasev, Sđd, p123. 17 ngàn hỏa điểm được dựng lên bên trong các căn nhà và trên 4 ngàn lô cốt được xây trong Leningrad, cũng như 15 dặm chiến lũy. Những khẩu đội pháo bờ biển hạng nặng, pháo hải quân và lục quân được lắp đặt ngay quanh Leningrad, và Hạm đội Baltic thì thật vô giá. Thậm chí đại bác của tuần dương hạm Rạng Đông vốn từng bắn phát pháo hiệu cuộc tấn công Cung điện Mùa đông năm 1917, giờ được gắn lại trên cao điểm Pulkovo, phía nam Leningrad. Nhưng, trớ trêu lạ lùng thay, dù Leningrad vẫn đang trong nguy hiểm chết người, Maskva vào tháng 10 vẫn trong mối nguy hiểm cấp bách hơn, và, mặc dù bị phong tỏa, 1000 pháo và một lượng đáng kể đạn dược cùng trang thiết bị khác vẫn được chở từ Leningrad về Maskva. ** i]Karasev, Sđd, p133.[/i] Một suy nghĩ tàn nhẫn (grim), đặc biệt khi xét dưới góc độ của sự thiếu thốn đạn dược đến tuyệt vọng tại Mặt trận Leningrad cuối mùa đông năm đó, khi cuộc phong tỏa đói khát đã giảm rất đáng kể sản lượng đạn dược của bản thân Leningrad.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 10:00:28 pm »

Nguy hiểm hiện tại của một cuộc chiếm đóng của quân Đức đối với Leningrad đã bị chuyển hướng vào giữa tháng 9, nhưng chỉ có 1 điều là đã rõ ràng rằng, bị cắt rời khỏi "main land", ngoại trừ tuyến đường qua Hồ Ladoga, hy vọng thực tế duy nhất để giữ Tp được cung cấp lương thực, nhiên nguyên liệu - cũng như vũ khí và các loại đạn dược không thể tự sản xuất tại chỗ - nằm tại chỗ vết thủng này của vòng phong tỏa. Tháng 9 người Nga đã làm 1 cố gắng tuyệt vọng để đẩy quân Đức khỏi vành đai Mga-Siniavino, chạy cho tới bờ nam của hồ Ladoga, và để chiếm lại tuyến đường sắt Lenigrad-Vologda. Nhưng mặc dù người Nga thành công trong thiết lập 1 đầu cầu nhỏ trên bờ nam sông Neva, phía bắc Schlusselburg, và thậm chí giữ được nó cho suốt mùa đông với cái giá nhân mạng cao khủng khiếp, quân Đức vẫn cũng cố được vùng Mga-Siniavino mạnh tới mức không có gì tiến triển thêm, và tuyến phòng thủ Đức tại đây không bị phá vỡ mãi cho tới tháng Hai 1943. *** Câu chuyện về sự nỗ lực vô ích này đế chiếm lấy vành đai Mga, vốn kết thúc với việc người lính phòng thủ cuối cùng ở đầu cầu Neva bị quét sạch ngày 29 tháng 4 1942, là 1 trong những chương bi kịch nhất của các nỗ lực của Leningrad để nới lỏng vành đai Đức. - A. Werth

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:49:27 am »


3

Ba triệu người bị vây



Vậy là, kể từ đầu tháng 9, Leningrad hoàn toàn bị cô lập với đất Nga, gần 3 triệu người bị vây hãm tại đây. Tuyến liên lạc duy nhất còn lại thì không ổn định chút nào. Năm 1941 nước Nga vô cùng thiếu máy bay, và với sự thống trị hoàn toàn của không quân Đức tại khu vực Leningrrad, bất kỳ máy bay Nga nào cũng có khả năng bị bắn rơi rất cao, thậm chí kể cả bay đêm. Ngoài ra, hồ Ladoga, vốn không có bất cứ bến cảng nào, lại là con đường duy nhất mà Leningrrad có thể dùng để nối liền với main land.

Làm sao mà biết bao người như vậy lại dồn lại tại Leningrad, thậm chí cả khi mối hiểm họa kinh khủng của việc quân Đức chiếm đóng đang treo lơ lửng trên đầu TP ngay từ dạo giữa tháng 7? Và điều gi đã tạo ra hy vọng có thể nuôi ăn lượng người khổng lồ ấy trong trường hợp Leningrad bị bao vây?

Rõ ràng rằng, thậm chí trong lúc chiến tranh, đâu đó đã có một số tính toán hết sức sai lầm ; nhưng các tài liệu thực sự xuất bản trong vài năm gần đây cho thấy rằng tình thế nguy hiểm ấy được tạo ra bởi 1 loạt những sai lầm cụ thể. Có sự thiếu nhìn xa trông rộng của những người lãnh đạo vốn trước hết chỉ lo chặn bớt đà tiến của quân Đức, do đó đã không hề suy nghĩ gì về vấn đề lương thực cung cấp cho TP; hơn nữa, trong những tuần lễ quyết định, khi quân D(ức dường như đã bị chặn lại ở tuyến Luga, lại còn có cả những tuyên truyền lạc quan quá mức; điều này khiến tạo ra quá nhiều suy nghĩ khao khát trong dân cư Leningrad, những người không thể hình dung được TP sẽ có thể bị chiếm đóng hay bị phong tỏa.

Việc thiếu nhìn xa này được minh họa bởi 1 số sự thực rất đáng lưu ý. Trong đà tiến blitzkrieg của Đức qua các nước CH Baltic và thẳng đến vùng Leningrad trong tháng 6 và 7, nhiều ngàn tấn ngũ cốc đã được sơ tán bằng đường sắt chở từ các khu vực sắp bị quân Đức chiếm, đi thẳng về phía D(ông, không dừng lại ở Leningrad. Đồng thời, việc sơ tán xí nghiệp CN từ Leningrad tiếp tục bị hoãn lại.

Tiến trình chậm chạm của việc di tản trong tháng 7 và 8 là bởi có những suy nghĩ lạc quan: mọi người không tin rằng quân Đức sẽ đến được bất cứ đâu ở gần Leningrad. Thực tế rằng, do mối nguy hiểm từ những cuộc không kích, trẻ em bắt đầu được sơ tán trong tháng 6 và đầu tháng 7, nhưng kỳ quặc thay, lại đi tới những vùng như Gatchina và Luga, ngay trên hướng tiến trực tiếp của quân Đức tới Leningrad. Mau chóng sau đó, trẻ em lại được vội vã đưa về Leningrad, và 1 số - nhưng không phải tất cả - được sơ tán về phía đông, nơi chúng được ở lại tuyệt đối an toàn cho tới cuối chiến tranh.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:50:18 am »


Nhìn chung, việc tản cư Leningrad trong suốt tháng 7 và 8 tiến triển rất chậm. Chỉ có 40.000 người - hầu hết là công nhân các nhà máy đã được chọn để sơ tán, cùng với gia đình của họ, là được chở về phía đông, cùng với 150.000 người tản cư thuộc các nước CH Baltic và Pskov v.v.

Một số quan chức địa phương xem việc từ chối đi tản cư là sự thể hiện lòng yêu nước, trong thực tế họ đã khuyến khích cho những thái độ như vậy. Ta thường nghe thấy những quan chức như vậy nói: "Dân vùng ta sẵn sàng đi đào chiến hào ngay gần chiến tuyến, nhưng không muốn phải bỏ Leningrad". Đó là 1 thái độ đặc trưng của vùng Leningrad, nhưng lại bỏ qua một thực tế rằng còn có rất nhiều người - trẻ em, người già và người tàn tật, những người vô dụng cho phòng thủ TP, và còn làm tiêu tốn thêm vào dự trữ thực phẩm thiếu thống của TP. * Pavlov, sdd, p. 58-59


Hơn nữa, trong tháng 7 và 8, hầu hết người Leningrad đều không biết được chính xác quân Đức đang có mặt ở đâu, và do trong suốt hai tháng đó TP không hề bị ném bom, họ đã có một thái độ hết sức tự mãn lạc quan.

Tình thế đòi hỏi phải có những biện pháp tản cư được điều hành quản lý mạnh mẽ, nhưng các cấp chính quyền lưỡng lự không dám áp dụng chúng. Hậu quả là cuộc phong tỏa đã quây 2.544.000 dân thường (gồm có 400.000 trẻ em) ở riêng Leningrad, và 343.000 người thuộc vùng ngoại ô và các địa phương khác bên tng vòng vẩỷổong vòng vây - tổng cộng đến gần 3 triệu người ** Sdd, p. 60

Tổng số những "miệng cần được cho ăn" đó còn cần phải công thêm số binh lính mà sau này cấu thành "Phương diện quân Leningrad". Việc sơ tán quy mô lớn dân thường không thể bắt đầu cho mãi tới tháng 1 1942, dọc theo Con đường Băng giá trên hồ Ladoga. Vào lúc này, hàng trăm ngàn dân thường đã chết vì đói.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:51:35 am »


Toàn bộ quy mô của thảm họa Leningrad không thể hiểu thấu hoàn toàn nếu ta không biết về lượng dự trữ thực phẩm có được vào đầu của cuộc phong tỏa, biết về cách thức của chế độ phân phối và về lượng cung ứng nghèo nàn đưa tới từ bên ngoài để chống lại những nỗi khó khăn khủng khiếp.

Ngày 6 tháng 9, 2 ngày trước khi vòng phong tỏa trên bộ khép kín, Povkov, chủ tịch Xô viết Leningrad, đánh điện cho Hội đồng Quốc phòng LX tại Leningrad cho biết rằng có quá ít thực phẩm còn lại ở TP và cảnh báo rằng phải gửi ngay tới bằng được sắt càng nhiều càng tốt. * Trong ngày hôm đó Povkov vẫn hy vọng rằng Mga sẽ được quân Nga chiếm lại. Sdd, p. 60


Nhưng đường sắt đã bị cắt, và 2 ngày sau mọi liên lạc khác với đất liền cũng vậy. Ngày 12 tháng 9 người ta đã thiết lập những cơ chế cơ bản phát triển từ hệ thống phân phối đã được áp dụng ngày 18 tháng 7 tại Maskva, Leningrad và các TP khác, kho hàng có tại Leningrad cho cả binh lính lẫn dân thường chỉ còn lại:

- Bột ngũ cốc và bột mì : 35 ngày cung cấp
- Ngũ cốc và macaroni: 30 ngày
- Thịt, gồm cả gia súc sống : 33 ngày
- MỠ : 45 ngày
- Đường và bánh kẹo : 60 ngày

Thêm vào đó, lục quân và hải quân có 1 số kho dự dữ khẩn cấp khác, nhưng số lượng kg nhiều.

Không đột phá nổi vòng phong tỏa và không tái lập được liên lạc đường sắt với "mainland", có rất ít hy vọng bổ sung được cho nguồn dự trữ khốn khổ ấy. Hồ Ladoga có hệ thống trang bị kém, rất kém, những tàu thuyền nhỏ bé lại luôn chịu oanh kích liên tục của không quân Đức. Dự trữ lương thực ở Leningrad, hơn nữa, lại thường xuyên bị đe dọa bị tiêu hủy bởi không kích. Những lượng đáng kể bột ngũ cốc, bột mì và đường đã bị thiêu cháy, nhất là vào ngày 8 tháng 9, phần lớn là bởi những cảnh báo không kích cơ bản nhất đã không được thực hiện. Vẫn chưa có những điều phối tập trung, còn lương thực trong TP lại được nắm giữ bởi quá nhiều tổ chức; do đó, trong nhiều ngày sau khi vòng phong tỏa bị đóng lại, vẫn có thể tới ăn tại các nhà hàng "thương mại" (''commercial'' restaurants), vốn không bán theo tem phiếu, và sử dụng đến 12 phần trăm tổng lượng dầu mỡ và 10 phần trăm tổng lượng thịt tiêu thụ trong TP. Những món đồ hộp khác như thịt cua hộp chẳng hạn, vẫn có thể mua được ở cửa hàng mà đôi khi không cần có sổ gạo (ration-card) sau ngày 8 tháng 9.

Ngày nay giải thích cho tất cả những bất cẩn đó, người ta cho rằng cả chính quyền dân sự lẫn quân đội vẫn còn quá quan tâm tới xây dựng phòng thủ và ngăn quân Đức khỏi TP nên họ "không có thời gian để suy nghĩ nhiều về vấn đề thực phẩm". * Pavlov, sdd trên, p. 64. Một ví dụ của sự hỗn loạn chung, kể cả tại Leningrad và những vùng khác, được cùng tác giả này trích dẫn, đó là bản mệnh lệnh gửi từ Maskva tới Leningrad, nhiều ngày sau khi cuộc phong tỏa bắt đầu, yêu cầu phải gửi nhiều toa tàu hàng chở đường và bánh kẹo từ Leningrad tới cho Vologda!



Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2008, 05:52:16 am »

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy chính quyền được cảnh báo về tình hình lương thực tại Leningrad là bản quyết định ngày 2 tháng 9 theo đó cắt giảm khẩu phần xuống còn 22 oz. (1 ounce = 31,1 gram) bánh mì 1 ngày cho công nhân, 14 oz cho nhân viên văn phòng, 11 oz cho trẻ em và những người phụ thuộc (dependant). Ngày 12 tháng 9, có cuộc cắt giảm khẩu phần lần thứ 2 - khẩu phần bánh mì giờ chỉ còn hơn 1 lb. (0.45359237 kilogram) cho công nhân, 11 oz cho nhân viên văn phòng và trẻ em, và 9 oz. cho người phụ thuộc.

Cũng có sự cắt giảm khẩu phần thịt và ngũ cốc (ngũ cốc cereal - krupa: có nghĩa ở đây là hạt kê, gạo, semolina, kiều mạch v.v.) , nhưng, để bù vào, đường, bánh kẹo và khẩu phần mỡ lại được tăng lên như sau:

đường, bánh kẹo
Công nhân 4,5 lb. hàng tháng
Nhân viên (employee) 3 lb. 12,5 oz. / tháng
Người phụ thuộc 3 lb. 5 oz. / tháng
TRẻ em (tới 12 tuổi) 3 lb. 12,5 oz. / tháng

mỡ
Công nhân 2 lb. 2 oz. hàng tháng
Nhân viên (employee) 1 lb. 2 oz./ tháng
Người phụ thuộc 11 oz./ tháng
TRẻ em (tới 12 tuổi) 1 lb. 2 oz. / tháng


Khẩu phần đường và bánh kẹo này, 3-4 pound 1 tháng (khoảng 1,4 - 1,8 kg/tháng - Danngoc) và mỡ từ 1-2 pound/tháng, mặc dù chẳng rộng rãi gì theo tiêu chuẩn thông thường, lại hoàn toàn không tương ứng tới nguồn dự trữ lương thực khốn khổ của Leningrad; những người chịu trách nhiệm về phòng thủ ở Leningrad vẫn còn những suy nghĩ quá lạc quan rằng cuộc phong tỏa sẽ, bằng cách nào đó, bị phá vỡ không muộn lắm.

Điều này không xảy ra, và để tiết kiệm về bột mì "nguyên chất", chính quyền mau chóng lao vào háo hức tìm kiếm thứ thay thế có thể dùng làm chất độn trong bột làm bánh. Khi vào tháng 9 nhiều chiếc bè chở bột ngũ cốc bị quân Đức đánh chìm ở hồ Ladoga, 1 lượng lớn bột ngũ cốc được vớt lên bởi thợ lặn và mặc dù, rất dễ hiểu, chúng không phù hợp cho bộ máy tiêu hóa của con người, thứ bột mốc meo ấy được dùng làm chất độn. Từ 20 tháng 10, bánh mì bao gồm 63 % bột mì, 4 % bột lanh (flax-cake), 4 % cám, 8 % bột thô (whole meal), 4 % bột đậu nành (soya flour), 12 % bột mạch nha (mault flour), 5 % bột mốc (mouldy flour); vài ngày sau, do bột mạch nha đã hết, những chất độn khác được sử dụng như cellulose (chắc là bột giấy) sau khi được chế biến bằng cách nào đó, và bột bông vải (cotton cake). "Trong thời kỳ khủng hoảng cao đó, những chất độn cho phép kéo dài thêm 25 ngày khẩu phần". Đúng vậy, bột giấy và bột mốc khiến bánh mì có vị mốc meo và đắng, "nhưng trong những ngày ấy, vị của thức ăn là điều mà mọi người không còn quan tâm tới nữa".


Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM