Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:19:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth  (Đọc 31878 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:27:51 pm »

Trích từ cuốn "Russia At War" của Alexandr Werth - Pan Books Ltd., 1964


Lời người dịch:

Sau ngày 22-6-41, đại cường đầu tiên đặt vấn đề viện trợ cho Liên Xô chính là nước Anh bởi nước Mỹ khi ấy còn ngần ngại chưa muốn bước vào cuộc chiến. Vì thế, nhà báo Anh Alexander Werth được LX cho phép đi thực tế và phỏng vấn viết bài ngay giữa lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt nhất. Cần hiểu rõ bầu không khi nghi ngại, sợ hãi và đôi khi là thù hằn đối với người nước ngoài ở LX khi đó, ta mới có thể hiểu được phần nào chuyện này (tháng 9-41, khi 1 nhóm lính Anh đi ô tô tới Maskva theo yêu cầu ngoại giao, họ đã bị người dân giữ lại giữa đường, đánh 1 trận và bắt nhốt cho tới khi có người của sứ quán tới can thiệp, lý do vì bộ quân phục lạ lẫm của họ khiến mọi người nhầm với lính dù Đức - thông tin lính dù Đức phá hoại lan khắp nơi ở Maskva khi đó).

Alexander Werth (1901-1969) là một người Anh gốc Nga, sinh tại St. Petersburg, di cư sang Anh sau Cách Mạng Tháng 10. Tới LX với tư cách phóng viên của BBC.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:03 pm »

LENINGRAD

1

Cái chết của Leningrad
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:17 pm »

Trong WW2 có biết bao những bi kịch tập thể. Hiroshima, nơi 200.000 người bị giết chỉ trong vòng vài giây và hàng bao ngàn kẻ khác bị thương tật và tàn phế suốt đời; Nagasaki, nơi quả bom nguyên tử thứ 2 rơi xuống. Tại Đresen 135 ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết trong 2 đêm tháng 2 1945. Tại Stalingrad ngày 23 tháng 8 1942, 40 ngàn người bị giết vì bom Đức. Đầu chiến tranh thì có trận không kích London và những nơi nhỏ hơn như Coventry, nơi khoảng 700 người bị giết trong 1 đêm. Có những cuộc thảm sát hàng trăm ngôi làng "Du kích" ở Belorussia, có những trại diệt chủng Quốc xã nơi hàng triệu người chết trong phòng hơi độc và bằng nhiều cách thức khủng khiếp khác. Danh sách này hầu như kéo dài vô tận.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:28:49 pm »

Bi kịch của Leningrad, với gần 1 triệu người chết, tuy vậy, không giống như những bi kịch kể trên. Tại đây, vào tháng 9-1941, gần 3 triệu người bị quân Đức vây hãm và buộc phải chết đói. Gần 1/3 trong số họ đã chết - nhưng không bị người Đức cầm tù.* (Theo lời của Harrison Salisbury, một trong những nhà quan sát nước ngoài xuất sắc nhất trong thời chiến tranh tại Nga thì : "Đây là cuộc vây hãm kéo dài và vĩ đại nhất mà một thành phố trong thời kỳ hiện đại từng phải chịu đựng, một thời kỳ của thử thách, chịu đựng đau khổ và của chủ nghĩa anh hùng mà đã đạt tới cực đỉnh của bi kịch và sự dũng cảm hầu như vượt ngoài tầm nhận thức của chúng ta... Thậm chí ngay tại Liên bang Xô viết thiên anh hùng ca Leningrad cũng chỉ nhận được sự lưu ý khiêm tốn nếu so với những gì giành cho Stalingrad và Trận Maskva. Còn tại phương Tây thì trong 50 người rùng mình trước sự dũng cảm của người dân London trong Trận chiến nước Anh, chỉ có chưa đầy 1 người nhận thức được sự dũng cảm của người Leningrad." - New York Times Book Review, 10 tháng 5 1962)

Leningrad - St Petersburg cũ - từng là thủ đô của Đế quốc Nga trong suốt 200 năm. Với dòng Neva, những chiếc cầu, Cung điện Mùa Đông, Bảo tàng Hermitage và hàng chục cung điện khác, với Thánh đường Admiralty và St Isaac, với Tượng đồng Người cưỡi ngựa (bức tượng Piotr Đại đế nổi tiếng), với Đại lộ (Prospekt) Nevsky, với Vườn Mùa hè và những con kênh nhân tạo, với những chiếc cầu đá hoa cương cong cong, đó đã từng và vẫn đang là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:29:14 pm »

Trong suốt 200 năm đây khg chỉ là thủ đô nước Nga mà còn là trung tâm văn hóa quan trọng nhất. Kg TP nào khác ở Nga có số hội văn học nhiều như tại St Petersburg. Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Innokenti Annensky, Blok và Anna Akhmatova, đó mới chỉ là một số, sẽ không bao giờ thành danh như vậy nếu kg có cái thành phố đầy thu hút này - là lóa mắt trước sự vĩ đại, hoa lệ và hài hòa đối với Pushkin; là bí ẩn, ác gở và kỳ dị, nếu có thể nói như thế, đối với Gogol và Dostoievsky; Gogol có cuốn Cái Mũi thì Dostoievsky có Thằng Khờ và Tội ác và Hình phạt.

St Petersburg - Petrograd sau này - cũng là nơi khởi đầu 2 cuộc CM năm 1917 (CM tháng Hai và CM tháng 10 - ND).Năm 1918, Chính quyền Xô viết dời thủ đô về Maskva và 3-4 năm sau, Petrograd gần như trở thành 1 TP chết, đói khát hơn bao giờ hết. Từ 1919 tới 1921 hơn nửa dân số bỏ đi, còn trong số những người ở lại, nhiều ngàn người chết vì đói. Bởi thế cái đói không có gì là lạ đối với Leningrad. Tuy nhiên, vào năm 1924, TP bắt đầu hồi sinh - trên hết, nền CN của nó hồi sinh - và vào 1941, nó lại nở hoa là trung tâm CN và văn hóa và là trung tâm giáo dục lớn nhất Liên Xô với, tương ứng, một dân số sinh viên học sinh lớn hơn bất cứ TP nào.

Dù kg còn là thủ đô của nước Nga, TP vẫn có tinh thần ái quốc hơi trưởng giả rất độc đáo của riêng mình, và có khuynh hướng xem thường Maskva như một kẻ mới phất. TP cũng mang nhiều điềm gở dưới chế độ Xô viết. Kirov bị ám sát tại đây tháng 12-1934, và sau đó khởi đầu cuộc Đại thanh trừng cuối thập kỷ 30. Leningrad cũng phải lãnh phần của mình, có lẽ nhiều hơn tiêu chuẩn, trong cuộc Thanh trừng thời Yezhov-Stalin. Rất đặc sắc, một nhà văn và nhà thơ đầy tài năng như Olga Bergholz, người đóng vai trò rất quan trọng như 1 phần của chương trình "Leningrad có thể vượt qua được" trên Đài phát thanh Leningrad trong mùa đông đói rét năm 1941-42, đã nằm nhiều tháng trời trong tù vào năm 1937 do 1 tố cáo vu vơ nào đó. Những thành viên khác của gia đình bà cũng phải gánh chịu cuộc Thanh trừng. Nhưng, cuốn hồi ức của Olga Bergholz - cuốn Những vì sao ban ngày, là 1 trong những cuốn sách cảm động nhất về những ngày đáng sợ của Cuộc phong tỏa. Trong đó, lấy ví dụ, có 1 mô tả khg thể quên được khi, xanh nhợt vì đói và với chỉ 1 mẩu bánh mì và 1 điếu thuốc lá để sống qua 1 ngày - những điếu khác bà để giành cho cha mình - bà đi bộ 10 dặm giữa mưa tuyết băng qua mặt sông Neva đóng băng, lảo đảo giữa những xác người chết, để tới gặp cha mình, 1 người bác sĩ già cũng đang sắp chết vì đói, cùng với những bệnh nhân xung quanh đang chết dần. Bà là 1 hiện tượng đặc trưng của Leningrad - 1 phụ nữ sẵn sàng chết cho Leningrad, nhưng trong thâm tâm thì vô cùng ghét Stalin.

Và vậy là, tháng 9-1941, 3 triệu người bị vây bởi quân Đức; chưa từng có 1 TP lớn như vậy phải chịu đựng những gì Leningrad đã từng trải qua trong mùa đông 1941-42.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:29:27 pm »

2

QUÂN THÙ TIẾN ĐẾN
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:30:06 pm »

Tại Leningrad ngày 22 tháng 6 1941, cuộc xâm lược của Đức gây nên 1 làn sóng những cuộc mít tinh quy mô, và trong 2 tuần sau đó 1 lượng lớn người dân Leningrad tình nguyện gia nhập tổ chức dân quân opolcheniye. Chỉ riêng tại Nhà máy Kirov, 15 ngàn đàn ông và phụ nữ nộp đơn xin nhập ngũ ngay lập tức. Kg phải tất cả những đơn ấy đêu được chấp nhận, do cũng cần phải duy trì việc sx vũ khí tại Nhà máy Kirov. Do đó, kế hoạch ban đầu là thành lập 15 sư đoàn công nhân đã phải bị hủy bỏ, và ngày 4 tháng 7 người ta đã quyết định giới hạn số sư đoàn dân quân xuống còn là 3, cho tới khi có những chỉ thị tiếp theo. Vào ngày 10 tháng 7, sư đoàn dân quân đầu tiên được gửi tới mặt trận, và vào vài ngày sau là sư đoàn thứ 2 và 3. Họ chỉ có vài ngày để huấn luyện, thực hiện tại những quảng trường chính của TP. 3 sư đoàn dân quân ấy vội vã tới phòng tuyến Luga, dài 175 dặm (mile) và chỉ được phòng thủ thưa thớt bởi 3 sư bộ binh và thiếu sinh quân của 2 học viện quân sự, những người cũng vừa tới từ Leningrad.

Tới ngày 14 tháng 7, quân Đức đã thành công trong việc thiết lập 1 đầu cầu lớn phía bắc Luga, trên hữu ngạn của Lugáôngsông Luga; chính từ đó chúng phát triển những cuộc tấn công tiếp theo vào thành Leningrad.

Tình thế đặc biệt tồi tệ, dường như Voroshilov, tổng tư lệnh (C-in-C) của các Tập đoàn quân phía Bắc (the Northern Armies) và Zhdanov, bí thư Đảng ủy Leningrad, đang trong tâm lý thực sự tuyệt vọng, như ta có thể cảm nhận từ bản mệnh lệnh đọc trước toàn thể các đơn vị Hồng quân "phía Tây-Bắc" ngày 14 tháng 7 :

"... Hỡi các đồng chí chiến sĩ, sĩ quan và chính trị viên Hồng quân! Một mối đe dọa trực tiếp từ quân xâm lược hiện đang lơ lửng trên đầu Leningrad, cái nôi của Cách Mạng Vô sản. Binh lính của Phương diện quân phía Bắc đang dũng cảm chống trả bè lũ phát xít và quân Schutzcorps Phần Lan trên mọi nẻo đường từ biển Barent tới Tallinn và Hango, họ đang bảo vệ từng mẩu đất Xô viết mến yêu của chúng ta, trong khi đó binh lính Phương diện quân Tây Bắc thường xuyên thất bại trong việc đánh lui đòn tấn công của kẻ thù, rời bỏ vị trí chiến đấu khi mà thậm chí chưa hề giao chiến với kẻ thù, và đang bằng hành động của mình khuyến khích sự ngạo mạn ngày càng tăng của quân Đức. Những kẻ hèn nhát và hoảng loạn không chỉ đang bỏ chạy khỏi mặt trận không theo mệnh lệnh, mà còn gieo rắc sợ hãi giữa các chiến sĩ dũng cảm và chân chính. Trong một số trường hợp có cả các sĩ quan và chính trị viên không chỉ không thể ngăn chặn sự sợ hãi và thất bại trong việc tổ chức đơn vị của mình chiến đấu, mà thậm chí còn, bằng lối hành xử đáng xấu hổ của họ, làm tăng thêm sự hoảng loạn và vô tổ chức ngoài mặt trận..."
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:30:45 pm »

Bản mệnh lệnh tiếp tục thông báo rằng bất cứ ai rời bỏ mặt trận không có lệnh sẽ bị xử án lập tức bằng 1 tòa án dã chiến có thể cho phép xử bắn họ, "bất kể chức vị và các thành tích đạt được trước đó." * (A. V. Karasev, Leningradtsy v gody blokatdy - Người Leningrad trong những ngày tháng phong tỏa, Maskva 1960, p 65)

Giữa tháng 7, Đảng ủy Leningrad quyết định động viên thêm hàng trăm ngàn đàn ông và phụ nữ đi xây dựng hệ thống phòng thủ; công tác này được theo dõi bởi các lãnh đạo thành phố và tỉnh ủy viên, bởi bí thư khu ủy v.v. Vô số tuyến phòng ngự được xây - tuyến 1 từ cửa sông Luga tới Chudovo, Gatchina, Uritsk, Pulkovo và kéo dài dọc sông Neva; tuyến 2 - tuyến phòng ngự vành ngoài của Leningrad, từ Peterhof tới Gatchina, Pulkovo, Kolpino và Koltushki; và còn nhiều tuyến khác ở ngay trong thành phố, gồm cả 1 tuyến ở phía bắc, đối diện quân Phần Lan.

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 có gần 1 triệu người đã tham gia việc xây dựng tuyến phòng thủ:

"... Nhân dân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau - công nhân, lao công, học sinh, nội trợ, nhà khoa học, thày cô giáo, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên v.v. - làm việc bằng cuốc và xẻng. Từ sáng sớm tới chiều tối họ liên tục làm việc, thường là ngay dưới làn đạn địch..." *(A. V. Karasev, Leningradtsy v gody blokatdy - Người Leningrad trong những ngày tháng phong tỏa, Maskva 1960, p 69)


Hầu hết việc đào hào được tiến hành trong điều kiện những người thực hiện không quen với công việc kiểu này, quá hấp tấp và thiếu chuyên nghiệp; rất nhiều con hào đào không đủ sâu, các bãi mìn và hàng rào kẽm gai thường được đặt bừa bãi. Tuy nhiên, khi ta xem xét tới việc quân Đức đã tiến tới chiến tuyến Luga, 125 dặm cách phía bắc của Leningrad, chỉ sau 3 tuần của cuộc xâm lược, và chúng phải mất thêm 6 tuần nữa để tới được ngoại ô Leningrad, thì mới rõ là việc xây dựng tuyến phòng thủ đóng vai trò quan trọng thế nào trong việc cứu thoát Leningrad. Cũng vậy, nhân dân Leningrad đã thành công trong việc đào 340 dặm hào chống tăng, 15.875 dặm chiến hào hở, và dựng 400 dặm hàng rào kẽm gai, 190 dặm rào rừng (chặt đổ rừng cây v.v.) và 5000 ụ hỏa điểm bọc gỗ hoặc bê tông, chưa kể tới nhiều loại công sự khác xây bên trong thành phố Leningrad.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:31:06 pm »

Nhưng, ngoại trừ 1 cuộc phản công thành công của quân Nga ở vùng Soltsy ở đầu phía Bắc của tuyến Luga, gần hồ Ilmen ngày 14-18 tháng 7, hầu hết những gì người Nga có thể làm là giữ lấy những tuyến phòng thủ giữa sông Luga và Leningrad càng lâu càng tốt.

Tình trạng tâm lý của hàng trăm ngàn người đang đào hào và xây công sự đó, ngày qua ngày, có thể dễ dàng đoán được; chắc chắn là rất có tinh thần hy sinh, nhưng cũng pha lẫn với niềm cay đắng tột độ. Tướng Fedyuninsky kể lại rằng, có 1 lần, cách Leningrad vài dặm, ông nhìn thấy 1 nhóm đông thanh niên và bà già đang đào hào như điên: "Các cô đào tốt lắm," ông nhận xét. "Đúng," 1 bà già nói, "chúng tôi đào tốt, nhưng lũ các anh đánh đấm thì chả ra gì". Điều này là không đúng, bởi quân lính đã làm tất cả những gì họ có thể; nhưng khắp nơi đều thiếu thốn trầm trọng cả lực lượng dự trữ và vũ khí nặng. Khắp nơi, ngoại trừ khu vực dọc chiến tuyến Luga, quân Đức đều chiếm ưu thế rõ rệt. Do đó, thiếu tướng Nikishov, tham mưu trưởng Phương diện quân phía Bắc (chống quân Phần Lan), đã viết vào tháng 8 trong 1 báo cáo cho Nguyên soái Shaposhnikov như sau:

"... Các khó khăn trong tình thế hiện tại xuất phát từ thực tế rằng không 1 sư đoàn trưởng hay tư lệnh tập đoàn quân hay tư lệnh phương diện quân nào có được trong tay bất kỳ lực lượng dự trữ nào. Thậm chí 1 cuộc đột kích nhỏ nhất của địch cũng phải bị chặn lại bởi những đơn vị bổ sung nhỏ rút từ các khu vực khác của mặt trận..."
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:31:44 pm »

Hơn nữa, nhiều đơn vị dân quân kg có chút kinh nghiệm nào; sự vất vả đối với họ có thể đo được qua ví dụ về sư đoàn dân quân số 1 mới thành lập, sau 1 cuộc hành quân nhanh 37 dặm, trong đó thường xuyên bị máy bay Đức tấn công, họ đã nhanh chóng bị ném vào trận đánh với bộ binh cơ giới và thiết giáp Đức:

"... Trận đánh đầu tiên này, trong đó các chiến sĩ chưa từng trải qua đã là 1 thử thách khủng khiếp cả đối với họ lẫn với các sĩ quan. Họ kg chỉ hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, mà còn kg có vũ khí để chống lại xe tăng địch, và khi chống lại các cuộc tấn công bằng thiết giáp quy mô lớn, họ hiển nhiên là phải rút lui..." * (Karasev, SĐD, p 99)


Việc quân Nga đứng vững dọc 1 phần lớn tuyến Luga trong khoảng giữa tháng 7 tuy nhiên đã buộc quân Đức phải tập hợp lại lực lượng và mãi tới ngày 8 tháng 8 cuộc tấn công "cuối cùng" vào Leningrad mới bắt đầu. Những người bảo vệ tuyến Luga bị chọc sườn cả ở phía tay và phía đông, và đến 21 tháng 8, họ bị lọt ở đầu của vòng cung phòng thủ, 13 dặm ngang và gần 130 dặm sâu, với quân Đức đang chọc thủng tiến về phía trước về phía Vịnh Phần Lan tây nam của Leningrad và về phía Hồ Ladoga đông nam của thành phố. Do sợ bị bao vây, họ phải rút lui - 1 việc mà họ thực hiện trong tình trạng hỗn loạn. Ngày 21 tháng 8 quân Đức chiếm được Chudovo, do đó cắt đứt tuyến đường sắt chính nối Leningrad-Maskva, và vào 30 tháng 8, sau khi chiến đấu dữ dội, chúng chiếm Mga, cắt đứt tuyến đường sắt cuối cùng nối Leningrad tới phần còn lại của đất nước. Sau khi tập hợp được 1 lượng lớn xe tăng và máy bay cả ở 2 phía tây nam và đông nam Leningrad, quân Đức giờ đây tin chắc sẽ chiếm được thành phố bằng đòn đột kích. Mặc dù quân Nga chống trả tuyệt vọng, quân Đức xuyên thủng được tới bờ nam của hồ Ladoga. Chúng chiếm được 1 phần lớn tả ngạn của sông Neva, gồm cả Schlusselburg, nhưng thất bại trong việc vượt sông. Leningràd giờ đây bị cách ly khỏi đất nước, ngoại trừ tuyến liên lạc rất thiếu ổn định dọc hồ Ladoga. Phía Nam và tây nam của TP các vị trí quân Nga cũng tuyệt vọng không kém, với việc quân Đức đã xuyên được tới Vịnh Phần Lan, chỉ còn cách vài dăm tới phía Tây nam TP và tấn công dữ dội tại vùng Kolpino và Pulkovo cách phía Nam Leningrad khoảng 15 dặm. Quân Nga, tuy vậy, đã duy trì được 1 đầu cầu lớn tại Oranienbaum, đối diện Kronstadt, và ở phía tây của nơi quân Đức đã tới được bờ vịnh. Ở phía bắc, ngày 4 tháng 9, quân Phần Lan chiếm được nhà ga biên giới cũ ở Beloostrov, 20 dặm phía Bắc Leningrad, nhưng bị đánh bật khỏi đó vào ngày hôm sau.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM