Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:48:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ý nghĩa trong bộ đồng phục học sinh Nhật Bản  (Đọc 8079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
voanhhankha
Thành viên

Bài viết: 0


« vào lúc: 18 Tháng Ba, 2014, 12:03:29 pm »

Đồng phục trường học, tiếng Nhật gọi chung là Seifuku, có mặt ở nước Nhật hàng trăm năm trước, bắt đầu từ thời Meiji. Những bộ đồng phục đầu tiên, theo như bảo tàng về đồng phục Tombow, bao gồm một áo kimono đơn giản mặc với quần hakama, do chính Bộ giáo dục lựa chọn

.

 Những bộ đồng phục đầu tiên phương Tây nên bộ đồng phục cũng vì thế mà thay đổi dần bằng áo khoác Gakuran màu đen hoặc xanh nước biển và quần thủy thủ. Áo khoác Ga quân đội PhổTuy nhiên đến thời gian sau, Nhật Bản dần dần tiếp cận nhiều với các nướckuran được làm giống hệt với đồng phục trong quân đội, đặc biệt mô phỏng đồng phục của học viên quân đội Phổ, vì thời đó  được coi là mạnh nhất thế giới. Chiếc áo Gakuran có cổ cao và cứng, cài khuy đến tận cổ. Quần lính thủy tổi màu, thắt lưng, giày đen và đôi khi là chiếc mũ lính rộng vành sẽ khiến bộ đồng phục hoàn chỉnh hơn.
Từ năm 1920, một trường nữ sinh ở Fukuoka bắt đầu sử dụng trang phục thủy thủ cho đồng phục. Nó có những chiếc khăn hình tam giác buộc thành nơ và váy ngắn, và được thiết kế dựa theo đồng phục hải quân Anh lúc bấy giờ. Lý do là vì cô hiệu trưởng trường vốn ở Anh và hải quân Anh lúc đó cũng rất mạnh.

Dù sau này mẫu thiết kế Seifuku có thay đổi (nhiều trường có thêm áo khoác, thay bằng áo sơ mi), nhưng nhìn chung những bộ váy lính thủy vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay tại các trường cấp 2 và cấp 3.

Những bộ váy lính thủy vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay.

Hiện nay, các em học sinh mẫu giáo và tiểu học cũng có đồng phục riêng. Nữ thường là váy liền, nam là sơ mi và quần short, cả hai đều đội những chiếc mũ rộng vành.

Bộ dong phuc hoc sinh giúp liên kết học sinh và trường học, đồng thời cũng là để phân biệt các trường với nhau. Các nữ sinh rất thích mặc đồng phục kèm theo các phụ kiện như hoa cài áo, kẹp tóc, nơ đủ màu, những móc khóa dễ thương móc vào dây kéo của áo, nhưng điển hình nhất là những đôi tất dài đến bắp chân hoặc đầu gối.

Bộ đồng phục thậm chí còn có rất nhiều ý nghĩa dễ thương khác, ví dụ như để “bày tỏ tình yêu đầu tiên”. Ở những trường trung học, vào ngày tốt nghiệp, các bạn gái sẽ bày tỏ tình cảm với bạn nam mà mình thích, đồng thời ngỏ ý xin dai-ni button – chiếc khuy thứ hai từ trên xuống trên áo nam sinh ấy. Nếu cậu bạn này cũng có tình cảm tương tự dành cho cô bạn ấy, cậu ấy sẽ tháo chiếc khuy ấy – chiếc khuy gần trái tim mình nhất và tặng cho cô bạn kia.

Ở Nhật, bộ đồng phục còn tượng trưng cho sự giàu có của trường học, của gia đình học sinh, đặc biệt là với những gia đình phụ huynh rất chú trọng đến thời trang. Nhiều trường còn thuê những nhà thiết kế nổi tiếng thiết kế đồng phục và bộ đồng phục có giá rất cao. Các học sinh trường ngoài khi nhìn những bộ đồng phục sẽ biết về gia thế của học sinh đang mặc. Có trường còn dùng lợi thế đồng phục đẹp để thu hút các học sinh mới.

Đồng phục đẹp để thu hút các học sinh mới.

Không chỉ dừng lại trong khuôn viên trường học, khi đến Nhật, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh những nữ sinh trong trang phục đồng phục lính thủy ở khắp mọi nơi, từ truyện tranh đến biển quảng cáo hay các show truyền hình. Thậm chí còn có các shop bán quần áo có thiết kế giống đồng phục nữa.

Lý do đó là vì qua thời gian, bộ đồng phục đã trở thành biểu tượng của tuổi trẻ tự do. Một người làm công ăn lương đang chán ngán với công việc hiện tại, nhìn thấy bộ đồng phục giống hệt bộ anh ta đã từng mặc, nhớ về khoảng thời gian cuộc sống đơn giản và hạnh phúc, khi mà thời gian anh ta dành cho bài tập, thể thao và các cô gái thay vì những công việc nhàm chán của văn phòng. Đặc biệt, từ khi được truyện tranh “lăng xê mạnh mẽ” với những bộ truyện nổi tiếng như Sailor Moon, đồng phục học sinh Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Hình ảnh bộ đồng phục xuất hiện tràn ngập trong các bộ phim hay truyện tranh.

Một điều bạn sẽ để ý thấy khi tới Nhật Bản, đó là các bạn gái mặc đồng phục mọi lúc mọi nơi, kể cả vào dịp cuối tuần hay những ngày nghỉ học. Theo một bài báo của New York Times nghiên cứu về vấn đề này, các nữ sinh mặc đồng phục vì các bạn ấy tự hào về tuổi trẻ của mình. Những bộ đồng phục thiết kế đẹp mắt khiến các bạn ấy cho rằng thật dễ thương khi bọn mình mặc chúng. Với các nam sinh thì các bạn ấy cũng mặc đồng phục thường xuyên, nhưng với lý do là… lười thay trang phục và ngại không biết nên mặc bộ nào cho ngày nào nên đồng phục là lựa chọn tốt nhất. Cuối tuần cũng là dịp dành cho các hoạt động ngoại khóa nên những bộ đồng phục cũng rất được ưa chuộng.

Ngày nay, khi mà số học sinh ngày càng giảm do các gia đình sinh con ít hơn, bố mẹ sẵn sàng bỏ số tiền lớn hơn may đồng phục cho con đã tạo ra những cơ hội thú vị dành cho những nhà sản xuất đồng phục. Rất nhiều mẫu mã mới tỉ mỉ chi tiết, thậm chí có những tính năng thú vị như váy kéo dài ngắn tùy ý, bảng tên trường trên áo đóng mở tự động, thiết bị báo khi quần hay váy ngắn quá mức cho phép, thậm chí tích hợp GPS để phụ huynh xác định được con mình ở đâu… đã ra đời.
Logged
longngtrl
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2018, 06:52:03 am »

Việt Nam mình sao không thử thiết kế đồng phục như kiểu bên Nhật nhỉ? Thấy đồng phục học sinh bên mình có vẻ gò bó. Nhất là đồng phục học sinh cấp 2 và cấp 3 chỉ khác mỗi cái huy hiệu, cùng lắm là thêm cái cổ áo. Có lần mình đi đường nhìn huy hiệu một đứa học sinh cấp 3, nó tưởng mình nhìn ngực nó, lại bảo mình là "dâm dê"  Kiss !!!
Logged

Mobilis in Mobile
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM