Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103457 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #20 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 10:26:30 pm »

Chuyện về những người lính Thiên hoàng trở thành bộ đội ta
http://www1.thanhnien.com.vn/Thegioi/Tulieu/2005/9/4/121206.tno
 



Các sĩ quan Nhật tham gia bộ đội Cụ Hồ về thăm lại Trường Lục quân Quảng Ngãi (từ trái qua phải: Kamo Takiji (Phan Huệ), Tanimoto Kikuo (Đông Hưng), Mitsunobu Nakahasa (Minh Ngọc) và anh Igari Masao - con trai của Igari Kazumasa

Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế - Thừa Thiên thành công, ngày 23/9 đúng một tháng sau đó, quân Pháp dựa vào lực lượng quân Anh trong phe Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, gây hấn Nam Bộ, cả xứ Huế nhộn nhịp trong không khí thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, càng sôi sục căm thù giặc. Các đội tự vệ chiến đấu được thành lập và thanh niên, học sinh nô nức nhập quân...

Đó là những tháng Huế chuyển mình sôi động trong nhịp thở toàn quốc, lính Nhật đầu hàng, quân Anh, Ấn tước khí giới quân Nhật tập trung ở Sài Gòn, phía Nam; quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch thì có mặt ở Hà Nội vào tới tận Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn. Cả Huế rộn rã tiếng hát xuất quân. Những đoàn tàu hỏa chở những đoàn quân Nam tiến từ Bắc vào Nam. Tàu và xe đều ghé Huế. Bà con Huế, các đoàn thể tự nguyện tiếp tế cơm nước, đón và đưa.

Đây là thời kỳ hết sức phức tạp, chẳng những ở trung ương, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ mới được thành lập phải đối phó với quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc, với quân Anh - Pháp ở phía Nam, mà các tỉnh nơi quân Nhật tập trung giao vũ khí cho quân Đồng minh (tức quân của Tưởng Giới Thạch), cũng gặp khá nhiều chuyện rắc rối và tế nhị. Trong mọi mặt, vấn đề vũ trang quân sự, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng yêu nước, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là một trong những vấn đề hàng đầu của chính quyền cách mạng.

Lúc ấy, Huế và Đà Nẵng là hai địa phương tập trung nhiều quân đội Nhật nhất, không những họ tập trung cất giấu các kho vũ khí, quân trang, quân dụng ở Quảng Trị, Quy Nhơn mà còn cả từ phía Lào Savanakhet chuyển qua. Ta cần vũ khí. Đối tượng chuyển nhượng không phải từ đám quân Tưởng mà chính từ binh lính sĩ quan Nhật. Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, tướng Yokohama là cố vấn tối cao bên cạnh Bảo Đại, dưới quyền Nguyên soái Gensui Terautsi - Tư lệnh tối cao Đông Nam Á. Yokohama đồng thời là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật ở Đông Dương, giỏi tiếng Pháp, có bà vợ người Pháp. Dưới quyền trực tiếp của tướng Yokohama là đại tá Ikawa (tên đọc theo Hán - Việt là Nhất Cửu), nắm quyền chỉ huy quân Nhật từ Huế vào Đà Nẵng đến Quy Nhơn, cả Đông Hà, Quảng Trị và Savanakhet bên Lào. Bên cạnh Ikawa là đại úy tham mưu trưởng Mitsunobu Nakahara thỉnh thoảng theo công việc vào Đà Nẵng và Quy Nhơn, còn đại tá Ikawa thì luôn luôn ở Huế. Ikawa có một thư ký riêng, kiêm phiên dịch là Đebutsi, con một đại sứ Nhật ở phương Tây, giỏi tiếng Pháp và đang học tiếng Việt, cấp thiếu úy. Đêbutsi làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh và thật tin yêu cô này. Cô là con nguyên thượng thư trong triều đình Huế, tên Thái Thị Thu Ngoạn. Cùng thời gian đó, đại tá Ikawa cũng yêu một cô gái khác, tên là Hải Đường.

Đây là thời gian lực lượng an ninh, tình báo của ta hoạt động tích cực để mua vũ khí từ tay người Nhật khi họ bàn giao nộp cho Tàu Tưởng. Đồng chí Đặng Thanh lúc ấy đang công tác mật tại cơ quan phản gián của ta đã nối quan hệ với Ikawa và Đêbutsi. Qua quan hệ đó, ta giúp Ikawa được ở nhờ một biệt thự gần ga Huế (phía cầu Lòn), vốn là nhà cũ của Thượng thư Hồ Đắc Trung (thời Thành Thái và Duy Tân). Ta lại đặt riêng một con đò bên bến sông Hương để Ikawa qua lại đôi bờ làm việc với ta. Chính những buổi đi chơi đò, ta đã đặt vấn đề lấy vũ khí Nhật, cả việc mua lại một số vũ khí tốt mà quân Tưởng được quân Nhật giao nộp, giao ngầm cho ta. Những chuyến tàu Nam tiến của ta vào Nam, kể cả những chuyến chở vũ khí, qua được mắt khám xét của quân Tưởng, đều nhờ Ikawa và Đêbutsi.

Khi quân Nhật rút khỏi Đông Dương, Đêbutsi muốn ở lại Việt Nam với người yêu, nhưng gia đình bên Nhật cương quyết gọi về. Còn đại tá Ikawa và đại úy tham mưu trưởng Mitsunobu Nakahara hoạt động riêng cho ngành công an tại Huế. Nakahara đổi tên Việt là Minh Ngọc, sống với mối tình Việt - Nhật bên kia bờ sông Hương mãi đến đầu năm 1946, khi cuộc chiến đấu của quân đội ta ở Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ trở nên quyết liệt. Lúc này Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc quân. Quân Tàu Tưởng đã rút về nước, quân đội Pháp thay thế, cùng quân đội ta tổ chức thành các đơn vị gọi là Tiếp phòng quân giữ gìn an ninh khi quân Pháp được sự chấp thuận của chính phủ ta với phe Đồng minh, tước khí giới quân Nhật. Trước tình hình đó, nhiều sĩ quan và binh lính Nhật không đầu hàng quân Tàu Tưởng ở lại Việt Nam, xin được gia nhập bộ đội Vệ quốc quân, tham gia đánh Pháp.

Trong tình hình quân đội ta từ quân du kích chuyển ra quân chính quy rất cần được huấn luyện chu đáo, cơ quan an ninh ta hoan nghênh và chấp nhận. Những tháng đầu thành lập, ta cần đào tạo sĩ quan được huấn luyện có phương pháp quân sự. Hơn nữa quân Nam tiến ta cần có chỉ huy quân sự được phân công đi toàn quốc, nhất là các mặt trận phía Nam. Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam đã được Chính phủ ta cho thành lập hồi tháng 12/1945, do thiếu tướng Nguyễn Sơn làm chủ tịch.

Đầu năm 1946, đại tá Ikawa và đại úy Misunobu Nakahara (tức Minh Ngọc) được Sở Công an Trung Bộ điều vào Quân khu 5 giúp tướng Nguyễn Sơn tổ chức các lớp huấn luyện quân sự cấp tốc ở Quảng Ngãi. Đầu tiên là lớp quân chính mở ở khu vực đường từ thị xã Quảng Ngãi lên ga Quảng Ngãi, gần phía dưới trường lục quân. Những người lính Nhật trở thành "anh bộ đội Cụ Hồ" có thể nói bắt đầu từ đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ikawa đành phải tạm biệt cô Hải Đường vào Nam. Gần đây, bà Hải Đường hiện sống tại TP Hồ Chí Minh đã viết thư cho ông Đặng Thanh: "... Hồi tưởng như ngày hôm qua - còn ở đất thần kinh, tôi hồi tưởng cậu và Ikawa đang đàm đạo trên chiếc đò giữa dòng sông Hương êm đẹp lúc trăng lên sáng tỏ cả bầu trời... Khi ông ra đi trao cho tôi một lá cờ đỏ  sao vàng, 1 kimono và 1 chiếc nhẫn, 1 cái ảnh của ông".

Nhưng Ikawa đã ra đi mãi mãi. Năm 1946 trên mặt trận Tây Nguyên ở Pleiku, Ikawa cùng Ban Chỉ huy quân sự đi kiểm tra trên một chiếc xe Jeep chiến lợi phẩm của quân Pháp, đã hy sinh trong một đợt ném bom của máy bay Pháp cùng với ông Đàm Minh Viên - đặc phái viên của trung ương vào thanh tra tình hình Tây Nguyên.

Còn Nakahara Minh Ngọc được tướng Nguyễn Sơn điều về Trường Lục quân T.H ở Quảng Ngãi làm giáo viên quân sự của trường từ tháng 5/1946. Trường Lục quân Quảng Ngãi là trường do Bác Hồ và Quân ủy T.Ư cho thành lập để đào tạo cán bộ quân sự của Đảng trong toàn quốc. Sau này cùng Trường Võ bị Sơn Tây, Bác Hồ đặt lại tên là Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Các giáo viên quân sự vốn là sĩ quan Nhật của trường lúc ấy gồm có: Nguyễn Minh Tâm (tức Sato - thiếu tá), Minh Ngọc (Nakahara - đại úy), Đông Hưng (Tanimoto Kikuo), Phan Lai (Igari Kazumasa - trung úy), Nguyễn Văn Thống (Ishii Taku - thiếu tá). Mỗi người phụ trách huấn luyện quân sự cho một đại đội, Phan Huệ (Kamo) lúc đầu phụ trách (có Thái Vũ ở B2, số 338), sau chuyển lên Ban quân sự trường, Nguyễn Văn Tâm (Sato) về thay. Còn bác sĩ của trường là ông Inoue (tên Việt là Lê Trung). Ông theo ta ngay từ Cách mạng Tháng Tám, ở Quảng Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, Inoue ra công tác ở Quảng Bình, mất trong kháng chiến, chôn ở Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa (cũ), tỉnh Quảng Bình,  được phong liệt sĩ. Vợ là Hoàng Thị Kim Huê (sau ở Nha Trang).

Những người lính Thiên hoàng trở thành anh bộ đội Cụ Hồ đầu tiên trong cuộc kháng chiến 9 năm đó, giờ đây nhiều người đã hy sinh. Riêng Đông Hưng, sau năm 1954 đã về Nhật, còn Phan Lai (Igari) mang cả người vợ Việt Nam về, nay có con trai lớn Igari Masao, là nghệ sĩ nhiếp ảnh thường qua Việt Nam công tác. Đặc biệt Minh Ngọc (Mitsunobu Nakahara) có quan hệ nhiều với Việt Nam những năm gần đây, từng là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt. Ông cũng vừa mới qua đời.

Thái Vũ
(nhà văn)
 
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2007, 11:20:37 pm »

Cựu sĩ quan Nhật (đeo kính) chiến đấu ở khu vực Việt Nam học xá (ĐHBKHN hiện nay), HN đầu năm 1947.



Xung quanh cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ở HN có vài người Nhật tiêu biểu :
- Ái Việt, trực tiếp tham gia soạn thảo kế hoạch bảo vệ HN. Ông này đưa ra phương án 3 phòng tuyến bao vây thành phố, nhưng BCH ta không chấp nhận.
- Hồ Chí Tâm (Yasuda), người sử dụng khẩu bazooka duy nhất của mặt trận HN tại khu vực Ô Cầu Dền. Ông này sau đó mất tích (hay hy sinh ?).
- Matsui, xạ thủ trung liên kiêm trung đội phó vệ quốc đoàn bảo vệ trụ sở Bộ Tổng tham mưu (phố Nguyễn Du). Ông này và trung đội trưởng Trần Thành (nhân vật chính trong bức ảnh cảm tử quân ôm bom ba càng) đều hy sinh ngày 23/12/46.
....

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2007, 11:26:45 pm »

http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=241&Itemid=47

Nguyễn Văn Thành 
   


    Ngày 17-8-1947, một người lính lê-dương trong quân đội Pháp chiếm đóng tại BếnTre, qua đường dây của cơ sở địch vận của ta, đã mang vũ khí sang hàng ngũ kháng chiến. Người hàng binh ấy nguyên là một hồng quân Liên Xô bị bọn phát xít Đức bắt làm tù binh, và cuộc chiến tranh đã đưa đẩy anh vào quân đội viễn chinh Pháp hoạt động ở chiến trường Việt Nam.

   Anh tên là Skrinski Platon Alekxandrovich, sinh năm 1922 tại Ucraina. Sau khi tốt nghiệp trung học hệ 10 năm, anh gia nhập hồng quân Liên Xô năm 1941. Mùa xuân 1942, trong một cuộc bao vây của quân Đức tại mặt trận Khaccốp, anh cùng đơn vị bị bắt làm tù binh tại Đan Mạch, thì bị động viên vào đội quân lê-dương của Pháp.

   Tháng 4-1946, anh bị đưa sang chiến trường Đông Dương và đã từng đóng quân ở nhiều nơi: Sài Gòn, Thủ Đức, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre. Sống trong đội quân xâm lược, từng chứng kiến hằng ngày những hành động cướp bóc, đốt phá, hãm hiếp dã man của đám lính Âu Phi, anh đã dần dần hiểu ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do bọn Pháp tiến hành, mà anh chỉ là một con "tốt" đánh thuê không hơn, không kém. Bản thân anh cũng đã từng nếm trải những nỗi nhục nhằn, cay đắng trong các trại tù binh của phát xít Đức, cho nên khi có điều kiện, anh thường tìm mọi cách để giúp đỡ những người Việt Nam bị địch bắt, bị tra tấn, giam cầm.

   Cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta nhằm giải phóng đất nước đã có tác động khơi dậy ý thức của người lính Xô-viết năm xưa trong con người Platon Alekxandrovich và giúp anh thấy rõ con đường phải chọn là nhanh chóng thoát khỏi kiếp lính đánh thuê, đứng về phía hàng ngũ của những ngừoi kháng chiến trên một chiến trường nhiệt đới còn xa lạ đối với anh lúc bấy giờ.

   Khi ở Vĩnh Long, anh đã bắt liên lạc với cơ sở hoạt động bí mật ở thị xã, nhưng rủi thay, chưa kịp hành động thì cơ sở này bị vỡ, nhiều người bị địch bắt, bị tra tấn rất dã man. Thế là anh đứt mất liên lạc. Sau đó, anh được điều sang chiến trường Bến Tre. Tại đây, anh đã tìm cách liên lạc được với cơ sở cách mạng và ngày 17-8-1947, anh mang vũ khí ra vùng tự do. Tại đây, anh được phân công về công tác ở đội công tác 1, đơn vị hoạt động ở thị xã Bến Tre và vùng ven, cũng tại đây, anh mang cái tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, hay như đồng đội và đồng bào quen gọi anh là "Thành Nga" hay Hai Thành. Anh đã tham gia chiến đấu hàng chục trận lớn, nhỏ.

   Vốn điềm đạm, cần cù, tận tụy trong công tác, nên "Thành Nga" không những được đồng đội tin cậy mà còn được dân thương yêu, quý mến. Một người con gái ở Mỹ Thạnh An – nay thuộc thị xã Bến Tre – tên là Colette Mai đã đem lòng yêu anh, và hai người được sự giúp đỡ của toàn thể đơn vị và đoàn thể địa phương, trở thành vợ chồng. Lễ cưới được tổ chức tại xã Nhơn Thạnh. Trong ngôi nhà cột cây, vách lá do đồng bào góp công, góp sức xây dựng nên trong hoàn cảnh chiến tranh, họ sống với nhau khá hạnh phúc. Và cũng tại nơi đây, tháng 8-1949, cô con gái đầu lòng Janie ra đời. Bến Tre lúc này bị địch tăng cường càn quét, ruồng bố liên miên, đồn bót mọc lên chi chít khắp nơi. Hoạt động và đi lại của bộ đội và cán bộ ta ngày một khó khăn. Để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con, buộc lòng tổ chức phải tìm cách đưa vợ con anh về sống hợp pháp ở thị xã, còn Hai Thành cũng chuyển công tác về một đơn vị trợ chiến thuộc trung đoàn Cửu Long, hoạt động ở vùng Trà Vinh.

   Đến đầu năm 1953, anh tình nguyện xin về tiểu đoàn 307, được phân công làm khẩu đội trưởng súng cối 60 mm và tham gia chiến đấu ở đơn vị này cho đến ngày đình chiến (7-1954).

   Trong thời gian chuyển quân tập kết, anh được phân công làm công tác phiên dịch trên tàu Xtarôpôn của Liên Xô ra Bắc vào Nam nhiều chuyến, sau đó trở về công tác tại đơn vị cũ lúc bấy giờ đóng tại Thanh Hóa. Cháu Janie cũng được đưa ra thủ đô Hà Nội, được chăm sóc chu đáo. Bản thân anh Hai Thành, sau đó cũng đã sống cùng với con gái một thời gian trong một ngôi nhà bên bờ Hồ Tây (Hà Nội).

   Ngày 10-5-1955, theo sự thỏa thuận của hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô, Nguyễn Văn Thành được về lại quê hương của mình cùng với cô con gái mang hai dòng máu Việt – Xô: Janie. Sau khi về nước, anh nhận công tác ở Ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva cho đến khi về hưu. Anh cũng là người dịch và giới thiệu quyển Vượt Côn Đảo của Phùng Quán với độc giả Liên Xô.

   Cô con gái của anh, sau khi tốt nghiệp ở Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva, cũng đã nối tiếp theo con đường của bố, xin về làm ở Ban tiếng Việt, Đài phát thanh Matxcơva. Trong dịp Tết Quý Mão (1988), Janie (lúc này đã 38 tuổi) đã có dịp sang Việt Nam, về thăm lại quê ngoại Bến Tre, viếng mộ mẹ và bà ngoại, gặp lại những người thân đã từng chăm sóc, nuôi nấng bé Janie từ những năm gian khổ chiến tranh. Chuyến đi này đã để lại ở Janie nhiều xúc động sâu sắc về những tình cảm thương yêu quý mến của những người ruột thịt, những người đồng hương và cả những người đồng chí Việt Nam đã từng chiến đấu với cha mình trong đơn vị tiểu đoàn 307 nổi tiếng một thời của những năm chống Pháp ở chiến trường Nam Bộ.

   Cuộc đời của Platon Alekxandrovich đầy những gian truân, nhưng cũng trải qua không ít may mắn kỳ lạ, giống như một huyền thoại. Một phần cuộc đời của anh gắn bó chặt chẽ với cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Việt Nam với cái tên Hai Thành hay "Thành Nga", và nó đã trở thành một sự kiện đáng ghi nhớ, một bông hoa đẹp làm thắm tươi thêm tình cảm hữu nghị của hai dân tộc Việt – Xô.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2007, 09:01:47 pm »

Một số bài viết trích từ cuốn Những người "Việt Nam mới", NXB QĐND, 2005 (số hoá bởi ptlinh & chiangshan)


ĐƠN VỊ TUYÊN TRUYỀN VŨ TRANG GUILLAUME TELL

Phan Đắc

Những người lính trong đội quân lê dương viễn chinh của Pháp chạy sang hàng ngũ Việt Minh từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thuộc nhiều dân tộc, nhưng nhiều nhất là người Đức. Đầu tháng 9 năm 1945, E. Boóc-sơ (Chiến Sĩ), R. Sro-đơ (Lê Đức Nhân) là người Đức cùng Phrây (Nguyễn Dân) là người áo gốc Do Thái đã "lôi cuốn" theo hai người nữa trốn khỏi đơn vỉ chạy sang hàng ngũ cách mạng. Đó là những người lính lê dương trong số đầu tiên tình nguyện gia nhập hàng ngũ Việt Minh. Tên gọi "hàng binh" chưa được chính xác, vì chúng ta không có tên gọi "rallié" như trong tiếng Pháp, do vậy mà Bác Hồ ngay từ đầu đã gọi họ là những người "Việt Nam mới"...

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 1.373 lính lê dương đào ngũ chạy sang hàng ngũ Việt Minh con số công bố theo thống kê chưa đầy đủ) và tình nguyện, tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều người từ đấy trở thành cán bộ của Việt Nam, như Nguyễn Dân  phụ trách quân sự, trở thành người cộng sừ gần gũi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách cố vấn quân sự đến năm 1950. . . Gioóc-gơ Oát-tơ (Hồ Chí Thọ) vốn là một kỹ sư, được đưa vào quân giới; Un-brích (Hồ Chí Long), Si phít Oen-zen (Đức Việt), . . . đều tham gia chiến đấu, làm công tác binh, địch vận...

Từ năm 1948, ta mở một câu lạc bộ chiêu đãi sở tiếp đón hàng binh âu - Phi (sau gọi là trại) do đồng chí Phiến làm giám đốc, đóng ở Đại Từ - Thái Nguyên, để giúp đỡ, giáo dục hàng binh... Nhiều người ở trại một thời gian rồi xin đi theo các đơn vị chiến đấu. Đầu năm 1949, ta chủ trương giao cho một số người, chủ yếu người Đức, ra mặt trận chiến đấu và đến các đồn có lính người Đức kêu gọi họ chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Anh Sro-đơ Lê Đức Nhân, được Quân khu Việt Bắc giúp đỡ, đã tổ chức một chi đội commando chừng bốn chục người làm công tác vũ trang tuyên truyền, lấy tên là Guillaume Tell, là tên của một người anh hùng dân gian Thụy Sĩ, sau thường gọi là đội Tell. Đơn vị có một nửa số quân là người nước ngoài, một nửa người Việt, do Sro-đơ chỉ huy; anh Phạm Bình làm chính trị viên. Anh em kể lại, các anh Sro-đơ Lê Đức Nhân, anh Bình . . . là những người chỉ huy và chiến đấu rất dũng cảm. Trong đội Tell có các anh Sa-lo-ten (Việt Bắc), An-de-ri-a người Pháp (Phạm Nhân),... chiến đấu dũng cảm lập nhiều công trạng được ta phong hàm thiếu uý. Đội hoạt động rất kết quả, từng đánh thắng nhiều trận ở Lạng Sơn, Cao Bằng,... và làm công tác binh, địch vận cũng hiệu quả kêu gọi được nhiều lính lê dương chạy sang hàng ngũ ta. Đội thường đóng giả lính Pháp bất ngờ đột kích vào đánh úp đồn địch, bắt nhiều tên, đặc biệt là thu nhiều vũ  khí... Cũng vui là chính cái tên Tell làm cho bà con ta đồn rộng khắp nơi rằng: đội Âu Phi này thiện chiến lắm, dùng toàn tiểu liên stel kiểu Mỹ,... nên đến đâu cũng được dân _ tiếp đón giúp đỡ rất nhiệt tình. Nhân dân ta được tận mắt thấy những người lính Âu Phi trong đội Tell có nhiều người "Tây" chiến đấu dũng cảm, diệt nhiều lính lê dương và thu nhiều súng đạn của Pháp, khiến nhân dân càng phấn khởi, càng tin tưởng hơn ở thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa.

Những chiến sĩ Việt Nam mới này còn tích cực tham gia mọi công tác khác. Trong số người Đức có óc-sơ, Séc tha-nơ, . . . là những tri thức, có trình độ, đã cùng một nữ du kích đêm đến gọi loa ở đồn địch tại Bắc Ninh, kiên trì giải thích việc sai lầm cầm súng cho người Pháp . . . làm cho đơn vị lê dương này bị chuyển đi nơi khác. Sa-kơ-ky là nhạc công vi-ô-lông, đã đến ở với anh Liên đoàn trưởng nhạc binh một thời gian vừa kéo đàn huấn luyện và sáng - tác một số bản nhạc. . . Nhiều anh em khác thì hợp tác với lò rèn, thu nhặt sắt thép từ các xe Pháp bị đánh hỏng đem về rèn dao, cuốc, lưỡi cày, . . . phục vụ địa phương. Một người Đức khác lấy tên Việt Nam là Đức Việt vốn là phi công đã giúp ta sửa chữa chiếc máy bay của Bảo Đại để dùng trong huấn luyện và giúp nhiều ý kiến cho việc chuẩn bị lập không quân năm 1950. Hai anh Pho-cơ và Pi-tơ Han đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh ở vùng biên giới; còn các anh Oan-tơ Cốc và Cmen đã lập nhiều thành tích, được thưởng Huân chương Chiến công. Anh Cmen chính là người đã đóng giả một thương nhân người Hà Lan vào tận sào huyệt tên thủ hiến trung phần Trần Văn Lý tại Huế, mà về sau báo chí ngụy quyền đăng ầm ĩ.  Anh Lan-xráp có tên Việt Nam là Phụng, nói thạo tiếng Việt, tham gia Việt Minh cho đến sau ngày hoà bình lập lại thì làm phiên dịch tại Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ Đức cho đến năm 1960. Vi-tíc và Pho-kê, Chen, Oan-tơ,... đã từng cùng cán bộ ta cuốc bộ hàng tuần trong rừng sâu, qua nhiều đồn địch mà không hề ngại ngần, hay một lời phàn nàn, ngại khó ngại khổ...

Không chỉ cầm súng cùng Việt Minh chống Pháp, những người lính âu Phi trong đội Tell nói riêng đã cùng những người "Việt Nam mới" nói chung tham gia mọi việc kháng chiến cùng Việt Minh, đã gây nên tình trạng hoang mang trong quân đội viễn chinh Pháp. Vì vậy mà hồi tháng 4 năm 1947, E. Bô-la-ét, cao ủy Pháp ở Đông Dương khi cử giáo sư Pôn Muýt đến gặp Hồ Chủ tịch (ở Thái Nguyên), đã đưa ra yêu cầu phía Việt Nam trao trả những "hàng binh" cho Pháp. Tất nhiên Bác Hồ đã kiên quyết bác bỏ yêu sách láo xược ấy. Còn lính lê dương thì nhiều người tiếp tục chạy sang hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh... Từ 1951-1955, theo chính sách ngoại giao, Chính phủ ta đã tổ chức 7 chuyến cho 761 người, chủ yếu người Đức trở về tổ quốc qua Bắc Kinh - Mát-xcơ-va - Béc-lin. . .

Sro-đơ Lê Đức Nhân, đội trưởng đội Tell, người từng nhận được thư động viên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì những chiến công mà ông đã lập được trong tiễu phỉ. ông rời Việt Nam về Cộng hòa dân chủ Đức cuồl năm 195 1 , dạy tiếng Đức và lịch sử ở một trường trung học. Ông đã qua đời năm 1977 ở Phran-phuốc... nhưng trong nhật ký của mình còn để lại những dòng ông viết: "... Chúng tôi đều coi Việt Nam là tương lai của mình, thực sự Việt Nam đã trở thành đất nước của chúng tôi...".
 
Việt Nam rất biết ơn những người "Việt Nam mới", đặc biệt đông nhất là người Đức đã đứng sang hàng ngũ Việt Minh, đóng góp công sức và cả xương máu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp đến ngày thắng lợi, cho nền độc lập thống nhất của dân tộc Việt Nam ta.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 03:32:35 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2007, 09:05:20 pm »

ĐINA – ĐỘI QUÂN CỦA NHỮNG CHIẾN SĨ QUỐC TẾ BẮC PHI

TƯỜNG LINH

Ghi theo lời kể của đồng chí Lê Vân, chính trị viên đội ĐINA.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, đã từng cố nhột đội quân gồm toàn những người dân tộc Bắc Phi sát cánh chiến đấu cùng những người lính Việt Nam. Họ còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh trong trận chiên chông kẻ thù chung là thực dân Pháp, vì nền độc lập của Việt Nam và vì tương lai giải phóng của chính dân tộc họ.

Đội quân đó thường gọi là ĐINA, viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của tên đội bằng tiếng Pháp "Đội quân Bắc Phi độc lập Thành viên của đội là những người dân từ các nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi, bị Pháp bắt vào lính rồi đưa sang Đông Dương đánh nhau. Cuối năm 1947, giặc Pháp thua đau trên đường số 4, nghe theo lời kêu gọi của cán bộ binh vận Việt Minh, họ chạy sang hàng ngũ của ta. Được giác ngộ, họ dần dần hiểu được sự chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp do nhân dân ta tiến hành. Nhiều người trong số họ đã tình nguyện được đi chiến đấu, hy vọng có ngày đem kinh nghiệm của Việt Nam về giúp dân tộc mình đánh đuổi giặc Pháp. Đội ĐLNA ra đời trong hoàn cảnh đó, tập hợp hơn 20 người lính Bắc Phi thuộc 3 dân tộc An-giê-ri, Tuy-ni-di và Ma-rốc. Hai cán bộ Việt Nam là Cao Phong và Lê Vân được trên cấp tốc điều về làm đoàn trưởng và chính trị viên đội ĐINA. Ngoài ra, hai tiểu đội của ta cũng được biên chế về đội ĐINA để sẵn sàng phối hợp hoạt động.

Đầu năm 1949, trên một quả đồi nhỏ thuộc xã Phúc Trìu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, lễ ra mắt đội ĐINA được tổ chức trọng thể. Giữa núi rừng Việt Bắc, một cái rạp nhỏ được dựng lên làm diễn đàn cho đại diện Tỉnh ủy và các đoàn thể Thái Nguyên. Dân chúng các làng xung quanh kéo đến rất đông. Hơn 20 người lính Bắc Phi, chỉnh tề trong những bộ quân phục Việt Nam mới may bằng vải ka-ki nâu, đầu đội mũ làm bằng bìa cát tông rồi sơn xanh, đứng trang nghiêm trước lá cờ Việt Nam nghe đồng chí Lưu Văn Lợi, trưởng phòng địch vận thuộc Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (lúc đó chưa thành lập Tổng cục Chính trị) đọc thư của Bác gửi đội ĐINA. Trong thư, Bác dặn những người lính Bắc Phi phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chiến đấu, học tập để sau này về giúp dân tộc mình thoát khỏi ách đô hộ. Tiếng nhạc của đội kèn quân đội do quản Liên phụ trách vang lên, chị em phụ nữ các đoàn thể ào xuống tặng hoa trong tiếng vỗ tay của dân chúng. Không ai còn cảm thấy sợ hãi những người lính Tây đen trước đây.

Gọi là đội quân, nhưng ĐINA coi trọng chính trị hơn quân sự. Tác chiến chỉ là trường hợp đặc biệt khi bất ngờ gặp địch, còn nhiệm vụ chính của đội là tuyên truyền, ván  động những người A-rập, đạo Hồi trong quân đội Pháp đòi hòa bình và hồi hương, khi ra trận chỉ bắn chỉ thiên, không bắn vào người Việt Nam, khi có điều kiện thì chạy sang hàng ngũ của ta. Sau một tháng huấn luyện, đội lên đường tiến xuống các vùng giáp ranh với địch thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, đi đến đâu là viết truyền đơn, vẽ khẩu hiệu bằng tiếng A-rập tung vào hàng ngũ của địch. Đêm đêm áp sát đồn địch, bắc loa kêu gọi những người A-rập ra hàng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng vang của ĐINA đã lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc. Các mặt trận liên tiếp cử người về đội xin lẻ một số người Bắc Phi đi giúp làm công tác địch vận. Từ đó bắt đầu xuất hiện những vụ bỏ trốn của những người lính A-rập trong quân đội địch. Giặc Pháp hoang mang, cử nhân viên phòng nhì theo dõi chặt chẽ hoạt động của đội ĐINA, nhưng không làm gì được.

Hành quân gian khổ nhưng cuộc sống vật chất rất thiếu thốn. Bữa ăn chỉ có cơm không. Tình hình khó khăn hơn bởi những người Bắc Phi lại theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn, chỉ ăn thịt dê, bò. Nhiều người lại kiêng cả thịt động vật bốn chân. Đội phải bố trí cho họ nấu riêng theo phong tục đạo Hồi. Tuy nhiên, đời sống tinh thần rất phong phú. Những người lính Bắc Phi này đều còn trẻ, đi đến đâu cũng tổ chức múa hát, diễn kịch cho dân làng xem, sống hòa với dân chúng theo từng tốp năm người. Hàng năm, cứ đến tháng 3, họ đều tổ chức lễ hội Ra-ma-đan của đạo Hồi, ăn cơm vào buổi tối rồi cả đội ngồi quay mặt về phía tây cầu kinh. Ai cũng nhớ về tổ quốc, mong có ngày được về nước, đánh đuổi giặc Pháp.

Cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới khai thông tuyến đường sang Trung Quốc, những người lính Bắc Phi  này được đưa về các đội sản xuất để chờ điều kiện hồi hương. Đội ĐINA cũng chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, núi rừng Việt Bắc vẫn in dấu chân của những người lính Bắc Phi; - những chiến sĩ quốc tế đã tình nguyện chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam và cho chính tổ quốc họ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 03:19:36 pm »

NHỮNG NGƯỜI "CHIẾN SĨ VIỆT NAM MỚI" VỚI CHIẾN THẮNG NINH MÃ CỦA TIỂU ĐOÀN 365

PHÙNG ĐÌNH CUNG

Chiến thắng Ninh Mã như một dấu son đỏ trong trang sử vẻ vang của Tiểu đoàn 365 thuộc Liên trung đoàn 80-83), đơn vị con cưng của nhân dân và chiến trường Phú - Khánh. Mỗi lần nhớ lại, trong mỗi người chiến sĩ của tiểu đoàn năm xưa gợi lại lòng mình biết bao kỷ niệm.

Tiểu đoàn được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1949 tại xã Hòa Đa, Tuy An, Phú Yên, do đồng chí Hà Vi Tùng làm tiểu đoàn trưởng, Trần Quyết Thắng làm chính trị viên và Nam Hồ tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn mang phiên hiệu 365 vì tiền thân của nó là hai tiểu đoàn 360 và 115 sáp nhập lại. 365 là một tiểu đoàn cơ động mạnh của Liên trung đoàn 80-83, Liên khu 5 lúc bấy giờ cả về quân số và trang bị . . .

Sau hai tháng huấn luyện, Tiểu đoàn 365 nhận được lệnh đi chiến đấu, hành quân từ Phú Yên vào Khánh Hòa triển khai trận địa phục kích đánh giao thông chiến ở Ninh Mã, Vạn Ninh, bắc Khánh Hòa, chặn đánh đoàn công  voa của Pháp chở đại đội âu - Phi ra tiếp tế và thay quân cho mặt trận Núi Hiềm (bắc đèo Cả). Suốt hai ngày đêm chờ đợi, đúng 14 giờ ngày 27 tháng 7 năm 1949, đoàn công voa của địch lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Chỉ sau một giờ chiến đấu ác liệt, quân ta đã diệt gọn đại đội Âu Phi địch, phá hủy 17 xe (có 1 xe bọc thép), thu toàn bộ vũ khí, có 6 trung liên, một trọng liên 12,7 ly, nhiều tiểu liên, súng trường. . .

Đây là trận thắng lớn vang dội đầu tiên của đơn vị Tiểu đoàn 365 ở bắc Khánh Hòa. Nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh rất đáng tự hào mãi mãi được ghi vào truyền thống của đơn vị như trung đội trưởng Bùi Quái, chiến sĩ Nguyên Đàn, chỉ với vũ khí chống tăng "AT" đơn giản của bộ đội ta buổi ban đầu đã anh dũng lao ra đường, bắn cháy xe bọc thép đi đầu, chặn đứng đoàn xe cho quân ta tiêu diệt. Hay gương đại đội trưởng Đại đội 160 Lê Tấn Quệt, người con trai Bình Định, đã dẫn đầu đơn vị dũng mãnh xung phong, tên tuổi của các anh đã gắn hến với chiến thắng Ninh Mã oai hùng. . . Là một người tham gia trận Ninh Mã ngày ấy, lòng tôi vô cùng khâm phục các anh và các chiến sĩ đã ngã xuống mặt trận, nhưng cũng không sao quên được hình ảnh của hai chiến sĩ quốc tế mà lúc đó ta gọi là "chiến sĩ Việt Nam mới':. Đó là hai anh Hồ Chí Hùng và Nguyễn Văn Lập.


Hai người cùng mang tên Việt Nam, nhưng nguồn gốc vốn là hai người lính mang quốc tịch khác nhau. Hồ Chí Hùng là người Đức, còn Nguyễn Văn Lập là người Hy Lạp, đều cầm súng trong đoàn quân lê dương của thực dân Pháp đến Việt Nam sau ngày 23 tháng 9 năm 1945, giặc  Pháp gây hấn ở Nam Bộ tiến hành âm mưu xâm lược đất  nước ta lần thứ hai. Hai anh vào lính lê dương cầm súng đánh thuê vì cuộc sống và ngỡ rằng mình đi bảo vệ nền văn minh của Pháp trên một đất nước xa xôi nào đó. Nhưng khi đổ bộ 'lên cảng Sài Gòn, các anh được bọn chỉ huy đưa đi càn quét lấn chiếm vùng Việt Minh ở Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang... Trong những trận càn quét đó, các anh tận mắt thấy những hành động đầy tội ác của quân đội lê dương Pháp, như đốt nhà cướp của, hãm hiếp phụ nữ, bắn giết người dân thường không tấc sắt trong tay, mà đa số là trẻ em và người già. Các anh tự nghĩ tại sao mình từ một đất nước xa xôi lại đến đây tàn sát những con người chỉ muốn được sống yên lành trong đất nước họ. Các anh không muốn tiếp tục nhúng sâu bàn tay vào tội ác. Khi đến Phan Thiết và Nha Trang, bằng nhiều cách và nhiều con đường, các anh đã tìm bắt được liên lạc với những người bên phía "Việt Minh kháng chiến" . Theo lời các anh kể lại, sau này mới biết những người tiếp xúc với các anh ngày ấy là những cán bộ tình báo và địch vận. Qua họ, các anh biết việc mình đang làm là phi nghĩa và được biết Việt Minh kháng chiến để giành và giữ nền độc lập cho Tổ quốc mình là chính nghĩa, với quyết tâm sắt đá như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi "Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ?". Các anh căm ghét giặc Pháp đã lừa mình đến gây tội ác trên đất nước này và quyết định rời bỏ hàng ngũ quân đội lê dương Pháp, vác súng chạy sang hàng ngũ những người kháng chiến. Mỗi người đi bằng con đường khác nhau, nhưng cái chung là đi về với chính nghĩa.

Sau khi được học tập giác ngộ cách mạng, các anh tình nguyện được chiến đấu trong hàng ngũ bộ đội Cụ Hồ và  các anh rất sung sướng được quân đội ta tiếp nhận, vinh dự được làm người "chiến sĩ Việt Nam mới", được coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình. Có ai hỏi người chiến sĩ quốc tịch Đức vì sao anh đặt tên mình là Hồ Chí Hùng? Trả lời bằng tiếng Việt chưa sõi lắm, anh bảo: - Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thiên tài, đường lối của Hồ Chủ tịch rất nhân đạo, nhờ đó tôi được làm người chiến sĩ Việt Nam. Tôi lấy họ Hồ Chí của Hồ Chủ tịch làm họ của mình để ghi nhớ công ơn của Bác Hồ!

Còn Nguyễn Văn Lập tên thật là Kostas Sarantidis, quốc tịch Hy Lạp, dáng người cao to, là xạ thủ trọng liên 12, 7 ly thì bảo anh lấy họ Nguyễn Văn của người cán bộ đã dắt đường dẫn lối cho anh sang với hàng ngũ cách mạng làm họ của mình, để ghi nhớ một kỷ niệm suốt đời không quên. . .

Trong trận Ninh Mã, Nguyễn Văn Lập ở đơn vị trợ chiến. Còn Hồ Chí Hùng ở đại đội bộ binh, giữ khẩu trung liên FM đầu bạc. Suốt cuộc hành quân từ Phú Yên vào Khánh Hòa, hai anh vẫn cơm vắt, ống muối đeo bên hông như bao chiến sĩ Việt Nam khác. Vào trận đánh, Hồ Chi Hùng đã cùng đồng đội Việt Nam dũng cảm xung phong. Anh ôm khẩu trung liên FM đầu bạc đứng hiên ngang giữa đường. Trong lúc trận địa mù mịt khói súng, bọn lính địch hoảng hốt, nhìn thấy Hùng là người Âu với cái mũi cao, nhọn, chúng tưởng là đồng bọn, nên không đề phòng và kéo nhau chạy về hướng anh. Lập tức, Hồ Chí Hùng nổ súng. Khẩu trung liên trong tay anh bắn quét lia lịa, hết loạt đạn này đến loạt đạn khác. Bọn lính Âu - Phi chết như rạ trước họng súng của anh, đứa sống sót chạy tán loạn.  Thừa thắng, Hùng cùng đồng đội truy kích, bắn ngã từng tốp địch cho đến lúc kết thúc trận đánh.

Chiến thắng to lớn ở Ninh Mã là thành tích chung của cán bộ, chiến sĩ toàn Tiểu đoàn 365, nhưng trong đó có thành tích xuất sắc của người chiến sĩ quốc tế "Việt Nam mới" Hồ Chí Hùng, anh được Ban chỉ huy Liên trung đoàn khen thưởng. Thành tích của Hồ Chí Hùng ôm trung liên, xung phong đứng giữa đường quét địch, trở thành một sự kiện truyền tụng khắp Liên trung đoàn 80-83. Trong cuốn sử của Tiểu đoàn 365 và của Trung đoàn 803 cũng in đậm sự kiện ấy.

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hồ Chí Hùng trở về Cộng hòa dân chủ Đức; Nguyễn Văn Lập cũng trở về quê hương Hy Lạp cùng với người vợ Việt Nam và 2 con. Gần đây, Nguyễn Văn Lập, người chiến sĩ Việt Nam mới năm xưa (nay anh là đảng viên Đảng Cộng sản Hy Lạp) về thăm quê vợ và cũng là quê hương thứ hai của mình. Anh được gặp lại các đồng đội Tiểu đoàn 365 năm xưa, hiện nghỉ hưu tại Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh, tủi tủi mừng mừng, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu. Anh bảo: "Năm nay tôi đã 74 tuổi. Dù ở đất nước Hy Lạp xa xôi, tôi vẫn không bao giờ quên Việt Nam, không quên chiến thắng Ninh Mã, không quên Tiểu đoàn 365...".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 03:22:16 pm »

TƯỚNG THIÊN HOÀNG TÌNH NGUYỆN LÀM CHIẾN SĨ VIỆT MINH

MINH TUẤN

I-ka-oa (Ikawa), vị tướng của đạo quân Thiên hoàng Nhật Bản sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở thành chiến sĩ của Việt Minh, nhiều nbơười đã biết. Nhưng vì sao một vị tướng của đạo quân phát xít lại tình nguyện theo cách mạng Việt Nam và ông hy sinh ở đâu?. . . đến nay vẫn còn ít ngllời được rõ. Một số tư liệu qua các nhà sừ học Ka-zu-hi-ra, Tsu-boi; các ông U-tu-mi, Mit-su-no-bu, . . . là những "Chiến sĩ Việt Nam mới" người Nhật kể lại và tư hếu của Hội Hữu nghị, Hội Mậu dịch Nhật - Việt, cho ta biết rõ thêm.

Con nhà dòng dõi gia tộc có tư tưởng xã hội - dân chủ

Theo ông Ka-zu-hi-ra và ông Tsu-boi cho biết, I-ka-oa xuất thân trong một gia đình dòng dõi cửa dòng họ I-ka-oa, là một trong những dòng họ đã nhiều thế hệ nối tiếp nhau nổi tiếng, có nhiều người làm tướng, nhưng nổi trội là có tri thức, chủ yếu vào đào tạo ở học viện quân sự cấp cao tại Tô-ki-ô. Nhùng do chịu ảnh hưởng nhiều của truyền thống  gia đình và dòng tộc, có mối quan hệ xã hội rộng với nhiều chính khách có tù tưởng xã hội - dân chủ, nên dòng họ này đã tổ chức bí mật hoạt động chống lại giới quân phiệt. Do bị lộ nhóm 6 người của I-ka-oa có 2 người chạy ra nước ngoài, I-ka-oa cùng 2 người nữa nhờ có uy thế lớn của dòng dõi gia tộc, phần khác giới cầm quyền với chính sách 'vùa đấm vừa xoa" muốn lôi kéo, tranh thủ các thế lực, nên được thoát tội"... Riêng I-ka-oa, kết thúc khoá học thì năm 1943 được giao chỉ huy binh đoàn I-ku 34 lữ đoàn hỗn hợp độc lập) sang Việt Nam, cũng là để "thử thách" qua chiến trường.

Giữa "ngã ba đường", tình nguyện theo Việt Minh

Ông Mit-su-no-bu, sĩ quan phiên dịch - giúp việc trực tiếp bên cạnh I-ka-oa khi sang Việt Nam, rồi cùng đi theo Việt Minh suốt 8 năm kháng chiến, kể lại những ngày ở  ngã ba đường" này cho biết: Tháng 8 năm 1945, binh đoàn I-ku 34 đón ngày kết thúc chiến tranh chiến tranh thế giới lần thứ hai) ở khu vực miền Trung. Khoảng cuối năm, khi còn ở Huế, giữa con đường ngang phía bắc phố Lê Lợi đến cầu Nam Giao, tướng Nguyễn Sơn đã tự tìm đến xin gặp I-ka-oa trao~đổi tình hình và đề nghị, nói đúng hơn là rủ I-ka-oa đi với cách mạng. Đó là "chiếc cầu' mà ông Nguyễn Sơn đã bắc sẵn như "chiếc gạch nối", về sau đã nối I-ka-oa cùng binh lính dưới quyền liền với Việt Minh. Vào thời gian cuối năm 1945 đầu năm 1946, sau hai lần cắt giảm, Bộ tư lệnh binh đoàn I-ku 34 và cơ quan tham mưu chỉ còn chừng ba chực người, rời Huế vào tập trung tại phía Tây Touran (Đà Nẵng) chờ ngày về Nhật, nhưng rồi  thất vọng vì chờ mãi không thấy tàu đến, các sĩ quan, binh sĩ ngày càng bi quan, tuyệt vọng. Sau lần gặp tướng Nguyễn Sơn ở Huế, I-ka-oa đã suy nghĩ nhiều, nay ông tập hợp lực lượng còn lại giải thích, đại ý: Con đường duy nhất để bảo toàn danh dự và khí tiết của chúng ta trước tình hình này là phải ủng hộ Việt Minh chống Pháp - Tưởng. Và nếu họ chấp nhận thì chúng ta đi với họ, chứ nhất quyết không để bị làm nhục bởi bọn thực dân Pháp và bọn Tưởng nhát gan.

Được anh em hưởng ứng, I-ka-oa cùng anh em đi tiếp vào Bình Định, rẽ lên Lây Cu, đến thị trấn Phú Phong, là nơi có trụ sở của Uỷ ban Hành chính kháng chiến Nam Trung Bộ khu 5) tìm gặp Nguyễn Sơn, Tư lệnh chiến khu. Trước đó, để tạo tin cậy với Việt Minh, I-ka-oa đã ra lệnh trả lại tự do cho các cán bộ Việt Minh đang bị quân Nhật giam giữ. Nay gặp phái đoàn Uỷ ban Hành chính Trung Bộ, thì cho bàn giao tất cả số các kho vũ khí, quân trang của Nhật còn lại từ Quảng Trị vào Quy Nhơn cho các đơn vị vũ trang cách mạng đang rất thiếu thốn. . . Quan lính Nhật đi theo I-ka-oa, lúc này đều tình nguyện đi với Việt Minh, có khoảng ba chục người. Theo sự phân công của Việt Minh, họ được điều động toả đi các nơi tham gia chiến đấu làm công tác bố phòng, giúp huấn luyện quân sự. . . Nhiều người trong số đó đã hy sinh ở Việt Nam, trong đó có tướng I-ka-oa.

I-ka oa hy sinh anh dũng ở Tây Nguyên

Có thông tin nói, I-ka-oa hy sinh ở Quảng Ngãi. Nhưng theo lời kể của Mit-su-no-bu là người đi sát I-ka-oa, lúc đó đang  làm giáo viên ở Truồng Lục quân Quảng Ngãi dưới quyền tướng Nguyễn Sơn thì l-ka-oa hy sinh cùng ngày với Đàm Minh Viễn và một số cán bộ Việt Minh ở đèo Mang Giang. Mit-su-no-bu kể: Tình hình lúc này rất căng thẳng, nóng bỏng. Quân Pháp sau khi chiếm Sài Gòn đang tiến lên phía bắc theo 2 gọng kìm theo quốc lộ 1 ven biển đã đến Nha Trang và theo đường số 9 miền núi. . . Theo đề nghị của tướng Nguyễn Sơn, I-ka-oa cùng quan lính Nhật hợp tác với Việt Minh, thực hiện kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ khu vực Tuy Hoà để chặn quân Pháp. I-ka-oa được điều vào Quảng Ngãi từ tháng 3 năm 1946, sau đó được đặc trách phái viên tác chiến đi đôn đốc kiểm tra các khu vực bố phòng. Mùa thu, khi Trung ương cử đoàn cán bộ cao cấp do Đàm Minh Viễn - anh ruột Đàm Quang Trung - dẫn đầu vào đi thị sát mặt trận Tây Nguyên, thì I- ka-oa được tướng Nguyễn Sơn cử đi theo đoàn. Đoàn đi bằng 1 xe Jeep và 1 xe Camion, xuất phát từ Quy Nhơn theo đường 9 lên An Khê. Lúc này, các chi đội Nam tiến cũng đang hoạt động chặn địch, ngăn quân Pháp từ Tây Nguyên có thể thọc xuống Quy Nhơn. Khi xe của đoàn tiến lên định vượt đèo Mang Giang thì xe bị trúng mìn và địch phục kích bất ngờ nổ súng, nên cả đoàn hy sinh oanh liệt. . .

Theo những lời kể trên thì I-ka-oa hy sinh ở đèo Mang Giang - Tây Nguyên. I-ka-oa, một vị tướng Thiên hoàng đã tình nguyện đi với Việt Minh tuy mới có hai trăm ngày đêm, dù chưa có những "thành tích, chiến công nổi bật" và đã hy sinh ở Tây Nguyên, thì cũng là một "Chiến sĩ Việt Nam mới", một chiến sĩ tình nguyện đã hy sinh oanh liệt vì nền độc lập của Việt Nam. Dân tộc Việt Nam mãi mãi tưởng nhớ đến liệt sĩ I-ka-oa.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 03:25:51 pm »



NGƯỜI "VIệT NAM MỚI" ĐÁNH NHÀ HÀNG MO-RANH Ở HUẾ

VÕ VIỆT AN

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số anh em người Nhật không về nước, mà xin ở lại Việt Nam, tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang Việt Minh, trở thành những người "Việt Nam mới". Nhân dân và bộ đội ta cũng gọi họ như thế. Họ có những tên riêng thật Việt Nam như: Lê Thiên Hương, Lê Trung Lý, Nguyễn Sơn, Nguyễn Khắc, Nguyễn Minh, Nguyễn Thế Kê, Bùi Thiết...

Cứ mỗi lần bộ đội ta đi tập ở vùng Cổ Bi, chùa Thiên Mụ về, anh Hội trung đoàn phó Trung đoàn Trần Cao Vân, lại bắt bộ đội ta phải đi qua cầu Bạch Hổ, thẳng bờ sông diễu qua trước nhà hàng Mo-ranh, lại qua cầu Tràng Tiền về đồn Mang Cá, chắc là để "phô trương -lực lượng". Một chiếc kèn đồng đi trước, vài hàng súng trường, trung liên đi theo nhịp một-hai-một. Binh lính Pháp bữa nào cũng đứng trước cửa nhà hàng để xem và chụp ảnh. Còn những huấn luyện viên người "Việt Nam mới" để giừ bí mật nên đi thẳng về cửa Thượng Tứ, vào thành về đồn Mang Cá.

Sau ngày ta và Pháp ký Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3 năm 1946 chừng một tháng, anh Lê Dung, Uỷ viên Uỷ ban Hành chính kháng chiến Trung Bộ cho gọi tôi đến và bảo: “Để họ ở đây không tiện, em đưa họ ra Trung đoàn Thiện Thuật (Quảng Trị), mọi việc cụ thể Uỷ ban đã có thư ra ngoài đó".

Ngay ngày hôm sau chúng tôi đã có mặt ở Trung đoàn Thiện Thuật. Ở đó, hàng ngày họ cùng anh Hùng Việt, trung đoàn trưởng nghiên cứu mìn, địa lôi tự tạo. Giữa tháng 12 năm 1946, chúng tôi đang huấn luyện bộ đội ở Cửa Tùng, thì trưa ngày 20 tháng 12 anh nhận được lệnh hoả tốc của anh Trần Hữu Dực, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến Trung Bộ và anh Hoàng Điền, Tham mưu trưởng phân khu Bình - Trị - Thiên là phải đưa những người "Việt Nam mới" về Huế ngay. Được trở lại Huế ai cũng vui mừng. Ngay tối hôm ấy chúng tôi lên thuyền, độ 5 giờ sáng đến đầu cầu Hiền Lương. ở đây mới biệt tin kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã bùng nổ. Chiếc Ô tô tải đã chờ sẵn chở chúng tôi về An Hoà. Từ An Hòa, chúng tôi đi bộ về nội thành. ở khu Tam Toà, anh Trần Hữu Dực, anh Hoàng Điền và một số cán bộ khác đã chờ sẵn ở đó. Sau khi hỏi han, động viên, khích lệ, phổ biến tình hình, anh Hoàng Điền giao nhiệm vụ: Tổ chức đội quân cảm tử gồm những người "Việt Nam mới" do Lê Thiên Hương chỉ huy, có nhiệm vụ xung phong chiếm nhà hàng, sau đó đánh chiếm khu kho lò rèn (trường kỹ nghệ), nhà Penlerin và toàn bộ khu vừa đóng quân của Pháp. Kế hoạch trận đánh: 11 giờ 30 đêm 21 tháng 12 năm 1946, khẩu sơn pháo 75mm do Nguyễn Sơn người Nhật) bắn, đặt ở bờ sông Gia Hội, cuối phố Khách, bắn thẳng vào nhà hàng Mo-ranh 15 phát. Trong khi đó, đội cảm tử từ nhà Trung Bộ phủ (Toà khâm sứ cũ) xuống bờ sông Hương, vượt qua gầm cầu Tràng Tiền, bố trí xong trước nhà hàng từ 30-50m. Tiếp theo đó, khẩu thần công ở cửa Thượng Tứ do Lê Trung Lý phụ trách bắn tiếp 10 quả bom bay tự tạo vào bên trong nhà Mo-ranh, khu kho rèn và đội cảm tử xung phong, chiếm nhà hàng. . .

Mỗi người được ưu tiên phát một bộ đồ dạ khố đỏ, giày da, một đại liên Chiêu Hòa, súng trường Nhật và lựu đạn.

3 giờ chiều ngày 21 tháng 12 làm lễ xuất phát. Các anh Trần Hữu Dực, Hoàng Điền động viên khích lệ xong, đội cảm tử người "Việt Nam mới” thề quyết chiến và cúi chào vĩnh biệt. Đội chúng tôi đi vòng qua cửa Đông Ba, qua cầu Gia Hội, xuống thuyền ngang qua Cồn Hến và lên bờ chỗ khách sạn Hương Giang ngày nay. Khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi đã có mặt ở tầng dưới nhà Trung Bộ phủ, cạnh nhà Mo-ranh. Các o, các chị ở phía Đập Đá, Vĩ Dạ tấp nập hối hả gánh cơm, xôi, có cả bún heo đến tiếp tế, động viên bộ đội. Bây giờ nghĩ lại còn thương còn nhớ. Diễn biến trận đánh: Sau 15 phát đại bác yểm hộ, đội cảm tử và các đơn vị khác đã chiếm lĩnh xong trận địa, chỉ chờ 10 quả bom nổ là xung phong. Tình hình lúc này thật yên tĩnh. Phía quân Pháp vẫn im lặng chưa động tĩnh gì. Bỗng phía trên những ngọn cây cao, tôi nghe có tiếng phần phật, phần phật, tôi thầm nghĩ: ở đây có nhiều chim to quá, nên thấy động chim bay. Tiếp đó là đoàng, một tiếng nổ đanh tai, quả bom bay rơi cách chúng tôi chừng 100m. Rồi tiếp những quả khác rơi lung tung, không trúng mục tiêu. Thì ra mồi đẩy quả đạn yếu, nên đạn bay không thẳng hướng. Nguy hiểm quá, nhưng cũng may, không quả nào rơi trúng lưng  quân ta cả. Hồi đó ta không có phương tiện thông tin liên lạc để báo điểm đạn rơi. Quả bom bay thứ 10 vừa nổ xong, tức thì quân ta từ các hướng xung phong. Đội cảm tử chúng tôi xung phong vào cửa chính. Lúc này phía quân Pháp mới bắt đầu nổ súng. Súng cối, súng máy bên trong bắn ra. Một khẩu đại liên của Pháp đặt ở nhà thông tin gần bờ sông bắn xối xả vào sườn chúng tôi. Tôi cố nằm sát đất, nhưng đạn vẫn lướt trên đầu, trên lưng. Vài tên lính Pháp ở tầng hai thả lựu đạn xuống. Khẩu đại liên Chiêu Hòa của chúng tôi quay lại bắn chế áp khẩu đại liên của địch. Một người "Việt Nam mới" leo lại gần và ném vào ổ đại liên địch 2 quả lựu đạn, đại liên địch im hẳn. Chúng tôi lại xung phong. Ba lần xung phong vẫn không vào được trong nhà, vì quân Pháp đã chất đầy bao cát dày độ 1m, cao sát trần nhà, bên trong lại chèn đầy cọc sắt và gỗ. Lợi dụng vài chỗ do đạn đại bác khoét thủng, chúng tôi trên lên, chỉ đút lọt bàn tay, thả lựu đạn vào trong nhà. Trong ánh chớp lửa đạn, tôi nhìn thấy một anh bộ đội Việt Nam đứng lên ngã xuống 2 lần và giơ tay hô khẩu hiệu: "Việt Nam độc lập muôn năm? Hồ Chủ tịch muôn năm!!”.

Trận đánh không thành. Khoảng 3 giờ sáng có lệnh rút quân. Về đến Trung Bộ phủ thì gặp anh Trần Hữu Dực và anh Hoàng Điền đứng ở hàng râm bụt để theo dõi trận đánh. Trong trận này ta hy sinh 3 và bị thương 7 chiến sĩ. Ngày hôm sau 22 tháng 12 năm 1946, đội quân người "Việt Nam mới" nhận nhiệm vụ ở lại Trung Bộ phủ để tổ chức bắn mồi rơm tẩm xăng và bắn tỉa qua khu vực bọn Pháp, nơi chúng vẫn cố thủ để chờ tiếp viện...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 03:29:41 pm »

NGƯỜI SĨ QUAN PHÁP TRỞ THÀNH CÁN BỘ ĐỊCH VẬN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

CHU HOÀNG

Trong số những chiến sĩ quốc tế đã rời bỏ đội quân viễn chinh Pháp, đứng sang hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam và tham gia kháng chiến cùng với nhân dân ta, có lẽ duy nhất có một sĩ quan người Pháp: đó là đại uý Tarrago Jeon, nguyên chỉ huy đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 bộ binh Ma-rốc, đóng ở vùng Phát Diêm, Liên khu 3. Anh cũng nguyên là chỉ huy phân khu bắc Ninh Bình của Pháp.

Là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, anh đã tham gia kháng chiến chống phát xít Đức, với cương vị là thiếu tá chỉ huy một tiểu đoàn quân du kích Pháp, đã từng chiến đấu ở quận 17, ngoại thành Pa-ri hồi tháng 8 năm 1944. Sau khi nước Pháp được giải phóng, lực lượng du kích Pháp sáp nhập vào quân đội cộng hoà Pháp của Đờ Gôn (De Gaulle) từ nước ngoài về. Tarrago được chính thức công nhận là đại uý quân đội Pháp. Cuối năm 1951 anh bị đưa sang Đông Dương. Lúc này, số sĩ quan "đỏ" đang là đối tượng bị nghi ngờ và theo dõi chặt chẽ trong quân đội  Pháp. Nhưng vì lực lượng sĩ quan được đào tạo qua trường võ bị Saint Cyr bị hao hụt quá nhiều trong chiến đấu, không bổ sung kịp, nên Pháp buộc vẫn phải sử dụng một số như Tarrago.

Sang Việt Nam, người cựu chiến sĩ chống phát xít này bí mật tìm cách liên hệ với Việt Minh, qua những chiến sĩ của ta bị bắt làm tù binh. Khi được biết hành động của mình đang bị theo dõi, anh có ý định đưa cả đơn vị ra nơi quân ta phục kích, nhưng không thực hiện được. Ngày 1 tháng 2 năm 1952, Tarrago một mình từ bỏ đội quân viễn chinh Pháp, đứng sang hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau khi thẩm tra, anh được Cục Địch vận xác nhận là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nguyên chỉ huy một đơn vị du kích Pháp (F.T.P) trong kháng chiến chống Đức như anh khai, Tarrago trở thành một cán bộ của Cục Địch vận, được giao những nhiệm vụ thích hợp với trình độ và khả năng của anh.

Năm 1953, anh được giao nhiệm vụ Phó trại trưởng Trại hàng binh Âu - Phi thuộc Cục Địch vận ở Việt Bắc. Song điều mãi mãi là niềm tự hào đối với anh là đã được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ suốt từ đầu đến cuối. Từ tháng 12 năm 1953, Tarrago được điều lên Điện Biên Phủ, tham gia khai thác tù binh, nghiên cứu tài liệu bắt được của địch, qua đó cung cấp cho cơ quan tham mưu ta nhiều thông tin có giá in về hệ thống bố phòng cũng như quy luật sinh hoạt của quân địch . . . Anh cũng tham gia công tác tuyên truyền vào hàng ngũ địch, viết truyền đơn in ngay tại mặt trận và gọi loa vào các vị trí địch. Tổ loa của Cục Địch vận do một cán bộ cấp tiểu đoàn chỉ huy,  ngoài một cán bộ thông tin phụ trách kỹ thuật, có 3 hàng binh: một Pháp là Tarrago, một Đức là Đức Việt tên Việt Nam) và một Bắc Phi là Lahcen Ben Mohamed. Tùy theo thành phần binh sĩ địch từng nơi mà gọi bằng thứ tiếng thích hợp: Pháp, Đức, A-rập hay Việt.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Tarrago tham gia công tác quản lý, giáo dục tù binh cho đến khi trao trả họ cho phía Pháp. Là một cán bộ có trình độ và khả năng công tác tốt anh được ưu đãi, được hưởng chế độ bậc 5 đối với hàng binh, tương đương cán bộ cấp trung đoàn của ta. Sau kháng chiến chống Pháp ít lâu, anh được chuyển ngành sang Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1964, vì chưa thể trở về Pháp được, theo nguyện vọng của anh và thoả thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Đức, Tarrago cùng với vợ là người việt Nam và con sang Cộng hòa dân chủ Đức sinh sống. Anh làm việc tại Đài Phát thanh Béc-lin.

Đầu năm 1974, tôi gặp anh khi anh trở lại Việt Nam, vừa đi thăm vùng giải phóng Quảng Trị về Hà Nội. Vẫn tình cảm thân thiết như xưa, vẫn lối nói hóm hỉnh và sắc sảo anh nhận xét:

- Ở miền Nam Việt Nam, đường giới tuyến đi qua từng gia đình?

- Các bạn là những bậc thầy làm cái không thể được! (Vous êtes les maitres de I impossible!).

Khi tôi ngỏ ý muốn anh nói trên Đài Tiếng nói Việt Nam với đối tượng sĩ quan và binh sĩ quân đội Sài Gòn, nhân danh một sĩ quan Pháp đã đứng sang hàng ngũ kháng chiến Việt Nam và chiến đấu ở Điện Biên Phủ, anh nói ngay không cần nghĩ ngợi: 

- Mà đúng thế, phải khai thác mình chứ?

Đến nay tôi vẫn còn nhớ anh đã từng nói: Những năm tháng phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và nhất là ở Điện Biên Phủ sẽ là một trong những trang đẹp nhất tôi để lại cho các con tôi
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:43:08 pm »

CÁC ANH KHÔNG QUÊN TỔ QUỐC THỨ HAI CỦA MÌNH

Đại tá HUỲNH THÚC TUỆ

Trước hết tôi xin chép lài đây bức điện văn của hai chiến sĩ quốc tế từ đất nước Phù Tang gửi qua: "Kính gửi Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể anh chị em Quân đội giải phóng nhân dân và Hội Cựu chiên binh Việt Nam. Nhân ngày kháng chiên toàn quốc chông thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1946, chúng tôi xin gửi tới lời chào trân trọng và xin kính chúc ngày kỷ niệm kháng chiên toàn quốc và ngày càng phát triển công cuộc đổi mới để nâng cao và cải thiện sinh ho(zt. Xin kính chúc sức ~hỏe và tình hữu nghị giũa nhân dân hai nước Nhật-việt ngày càng phát triển. Tô-ky-ô ngày 20 tháng 12 năm 1996 Ki-shi-ro Iwai- Na-ka-ha-ra Mitsunobu (Nguyễn Văn Sáu - Minh Ngọc).

Mặc dù các anh nay đã trên 70 cả rồi và chúng tôi, những bạn cũ của các anh cũng không kém hơn là mấy,  chúng tôi vẫn xin mạn phép xưng hô "anh" và có khi "đồng chí" để nói lên đúng mồi tình cảm vừa mật thiết, vừa sâu nặng của chiều dày lịch sử 50 năm. Tuy các anh với chúng ta ở hai bờ Thái Bình Dương xa thẳm, nhưng tình đồng đội, đồng chí vẫn như những ngày kháng chiến trước đây.

Anh Na-ka ha-ra Mitsunobu (Minh Ngọc) sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là một trong những sĩ quan và binh lính Nhật sớm đi theo cách mạng Việt Nam. Khi còn ở Huế, mặc dù bị bọn Tàu Tưởng kiểm tra gắt gao, nhưng anh đã giúp chúng ta đoạt được nhiều kho khí giới, quân trang của cả Pháp và Nhật để lại. Đầu năm 1946, anh được điều vào Nam Trung Bộ, giúp mặt trận bố phòng chống quân Pháp từ Nha Trang ra và từ Tây Nguyên xuống Khu 5. Khi thành lập Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, anh cùng một số sĩ quan Nhật khác và 2 sĩ quan người âu được tướng Nguyễn Sơn điều về làm giáo viên. Cuối tháng 11 năm 1946 anh ra Bắc. Toàn quốc kháng chiến mở ra, anh được điều ngay xuống Nam Định làm phái viên đốc chiến. Rồi sau đó anh về làm giáo viên quân sự Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn các khóa 2, 3; rồi về làm tham nghị quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu. Tháng 11 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên 6 tháng, anh hồi hương, được cử giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt cho đến năm 1992 mới chuyển qua làm Hội trưởng HồI Phát triển mậu dịch Nhật - Việt. Anh qua Việt Nam nhiều lần. Gần đây nhất, anh đã cùng 2 giáo viên cũ của Trường Lục quân Quảng Ngãi năm xưa là Phan Huệ (Ko-mo) và Đông Hưng (Ki-ku-o) không quản tuổi già sức yếu không quản đường xa mệt nhọc, đã tới thị xã Quảng Ngãi, đi bộ thăm lại trường cũ, thăm lại bạn bè, đồng chí, được Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đón tiếp thân mật và trọng thị. Anh nói với chúng tôi: "50 năm rồi, được trở lại Quảng Ngãi thăm lại chốn cũ người xưa, tôi có cảm giác như năm 1954 khi được hồi hương sau 12 năm phiêu bạt, tôi vô cùng xúc động không nói được nên lời" . Suốt từ khi Mỹ nhảy vào xâm lược Việt Nam (1960) anh Minh Ngọc luôn đứng ở tuyến đầu ủng hộ và đoàn kết với Việt Nam chống Mỹ.

Còn anh Ki-shi-ro Iwai (Nguyễn Văn Sáu) cũng là một người bạn vô cùng gần gũi với Việt Nam. Bỏ hàng ngũ quân đội Nhật, anh gia nhập vào lực lượng vũ trang Cao-lạng, sau sáp nhập với Đại đoàn 316. Chiến công đầu của anh là trận Bông Lau năm 1947, anh đã cùng đơn vị xung phong tiêu diệt nhiều xe cơ giới và bộ binh quân Pháp trên đường số 4 oai hùng. Anh về Nhật, tham gia Hội Hữu nghị Nhật - Việt đến năm 1992 anh làm Hội trưởng Hội Phát triển mậu dịch Nhật - Việt, có nhiều thời gian ở Việt Nam...

Kỷ niệm 50 năm toàn quốc kháng chiến, hai anh đã thay mặt cho hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bạn Nhật, trong đó nhiều người đã ngã xuống trên khắp chiến trường Bắc - Trung - Nam, nhiều người về nước mang theo thương tích trong người. Các anh, ai cũng xem Việt Nam là tổ quốc thứ hai của mình, theo dõi và vui mừng trước những biến đổi đi lên của đất nước Việt Nam. Cám ơn các anh. Chúc các anh luôn luôn khỏe mạnh làm nhịp cầu bền vững củng cố và phát triển không ngừng tình hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM