Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:29:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103465 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 11:17:13 am »

Loạt bài trên website báo Tuổi Trẻ

Những "chiến binh quốc tế" trong lực lượng Việt Minh

Một trái tim, hai quê hương…


TT - Họ đến với cuộc kháng chiến của dân tộc VN có thể từ trái tim của người cộng sản và cũng có khi mới hôm qua đang nằm bên kia chiến tuyến.



Ông Quang (mặc đồ veste) tại buổi họp mặt truyền thống tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II ở TP.HCM năm 1997

Ý chí cho một mục tiêu giải phóng dân tộc của người VN đã làm họ thay đổi một cái nhìn về chiến tranh và hơn thế nữa, họ đã sát cánh với cả một dân tộc trên chiến lũy để giành lại một nền độc lập.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng Việt Minh đã tiếp nhận nhiều chiến binh quốc tế tình nguyện mang nhiều quốc tịch khác nhau...


Chuyến ra đi của người du kích quân Malaysia

Cuộc chiến tranh đã đi qua từ rất lâu nhưng nhiều cựu chiến binh ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn nhớ trong lòng thành phố mới được nâng cấp từ thị xã ở miền cuối đất này có một “chiến binh quốc tế” từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông đang sống lặng lẽ trong một ngôi nhà nhỏ. Những dịp kỷ niệm, ngày thành lập Quân đội nhân dân VN, Ngày thương binh liệt sĩ hay họp mặt tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II ông đều đến dự.

Không quá khó để chúng tôi tìm đến nhà ông trên đường Nguyễn Trung Trực, ngôi nhà có vẻ như quá chật chội với những kỷ vật chiến tranh mà chủ nhân của nó vẫn còn lưu giữ, cho dù những dĩ vãng hào hùng đã đi qua hơn nửa thế kỷ: những bằng khen và những danh hiệu cao quí do Nhà nước trao tặng (Huân chương Độc lập hạng 3, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, huy hiệu nghĩa vụ quốc tế...).

Ông Chan Mun Boy với giọng chậm rãi, chân chất như người miền Tây thực thụ kể câu chuyện đời ông: “Tôi sinh ra tại bang Singapore thuộc liên bang Malaysia vào năm 1925. Năm 1945 tức năm 20 tuổi, tôi được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Malaysia.

Khi ấy phong trào cộng sản đang lan rộng khắp Đông Nam Á và cũng bị thực dân đế quốc đàn áp dữ dội. Với tinh thần cộng sản quốc tế, năm 1947 tôi được Đảng Cộng sản Malaysia giao một nhiệm vụ quan trọng: tham gia cùng các cán bộ cách mạng VN ở hải ngoại đưa năm chiếc thuyền chở 150 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng vượt eo biển Malacca cập bến tại căn cứ Mai Ruột (Thái Lan) viện trợ cho nhân dân VN tiến hành kháng chiến chống Pháp.

Tôi còn nhớ ông Dương Quang Đông là vị chỉ huy đầu tiên của tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II trực tiếp nhận số vũ khí do Đảng Cộng sản Malaysia tước của bọn phát xít Nhật và trao tặng lại cho cách mạng VN...”.

Chuyến vượt biển với nhiệm vụ cộng sản quốc tế như một linh tính báo trước về một chuyến đi dài nên Chan Mun Boy không dám trở về ngôi nhà cha mẹ ruột để từ biệt gia đình. Đắn đo mãi ông mới chạy đến cửa hiệu buôn bán của người anh cả và chỉ nói được một câu: “Anh Hai, em sắp đi làm ăn xa”.

Người anh cả ngạc nhiên ngước nhìn tấm thân gầy còm của đứa em trai mình: “Chú mày đi đâu và làm gì?”. Boy không dám ngẩng mặt nhìn anh cả, đáp: “Em đi buôn bán, chưa biết chừng nào sẽ trở về”. Chan Mun Boy nói và chính anh cũng không hề biết đó là lần cuối cùng anh được nhìn mặt người thân.

 


Ông Trần Văn Quang (Chan Mun Boy) năm 1954

“Tôi, lúc đó có mật danh là Puồi, cùng ba du kích cộng sản Malaysia khác là Cấm, Xứng, Chung tất cả đều có kinh nghiệm về đi biển và máy tàu biển do anh Dương Quang Đông làm trưởng đoàn, anh Bông Văn Dĩa, Trương Văn Kính làm phó đoàn.

Con tàu xuất bến vào tháng 3-1947, chuyến hải trình kéo dài hơn 15 ngày để vượt qua eo biển Malacca đầy sóng gió, đá ngầm, nhưng căng thẳng nhất vẫn là phải luồn lách để tránh tàu tuần tra của địch, nhiều lúc chúng tôi phải cho tàu cập vào đảo của thổ dân để xin nước uống và thức ăn cầm hơi...”.

Tàu cập bến căn cứ Mai Ruột trên đất Thái Lan, tuy là chiến khu ở hải ngoại, đa số là Việt kiều Thái Lan, Lào, Campuchia nhưng Chan Mun Boy đã có thể thấy được khí thế của cuộc kháng chiến của cả một dân tộc, thấy được tình cảm như anh em ruột thịt của những chiến sĩ tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II nên cả bốn du kích quân Malaysia đều tình nguyện xin gia nhập đơn vị và khát khao được qua VN chiến đấu.

Chan Mun Boy nhớ lại: “Ban đầu rất khó khăn, bởi một đơn vị chiến đấu mà nói rất nhiều thứ tiếng, tiếng Thái, Lào, Campuchia rồi cả tiếng Mã Lai, Nhật, Hoa... Tôi được đưa vào tiểu đội nhỏ mà có tới ba quốc tịch - VN, Campuchia, Malaysia, trong đó có anh Sơn Ngọc Minh sau này là lãnh tụ kháng chiến của nhân dân Campuchia. Nhưng tất cả đều có cùng một mục tiêu, một lý tưởng giải phóng dân tộc...”.


Chiến đấu ở VN

Tháng 11-1947 cả tiểu đoàn được lệnh hành quân về VN chiến đấu và Chan Mun Boy nằm ở trung đội mở đường. Gần một tháng xuyên rừng đụng độ hàng chục trận với lính Pháp, lính Marốc, lính ngụy Campuchia, nhiều người đã hi sinh hoặc bị thương. Chan Mun Boy và Sơn Ngọc Minh bị thương rất nặng trong trận đánh ở chân núi Tà Ni...

Ông Chan Mun Boy kể: “Khi mới đặt chân lên bờ kênh Vĩnh Tế, Hà Tiên, có ai đó reo lên: “Về tới VN rồi!”, nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Ngay khi đặt chân lên biên giới, chúng tôi lại phải tiếp tục chiến đấu ngay vì bị tàu sắt và máy bay Pháp tập kích liên tục, nhờ có bộ đội chủ lực Hà Tiên hay tin kéo ra ứng cứu nên cả tiểu đoàn được đưa về tập kết an toàn.

Hôm Quân khu 9 tổ chức lễ đón tiếp tiểu đoàn thì tôi và anh Sơn Ngọc Minh đang cấp cứu trong quân y viện khu 9 đến hai tháng sau mới trình diện quân khu ủy. Tôi được giữ lại học tập, được dạy về chiến thuật chiến đấu ở chiến trường Nam bộ, được học tiếng Việt và sống như người Việt...”.

Năm 1948, Chan Mun Boy lại được điều động ngược lại Thái Lan để tiếp tục tham gia vận chuyển vũ khí từ căn cứ Mai Ruột, Thái Lan về VN vì ông rất giỏi về máy móc tàu thủy. Sau đó ông lại được quân khu điều động qua Ban ngoại vụ Nam bộ, rồi lại được điều về công binh xưởng phụ trách sửa chữa máy tàu của Pháp - chiến lợi phẩm của bộ đội VN.

Là một “chiến binh quốc tế”, Chan Mun Boy không từ nan bất cứ một nhiệm vụ gì, bởi ông và hàng triệu con người VN đang chiến đấu dưới một ngọn cờ chính nghĩa của một dân tộc. Năm 1949, Chan Mun Boy được lệnh theo đồng chí Sơn Ngọc Minh sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế đến đầu năm 1952 mới trở lại chiến trường Quân khu 9 hoạt động trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

Ông Chan Mun Boy bảo tinh thần cộng sản quốc tế trong ông ngày ấy thật hào hùng, ông chấp hành tất cả mệnh lệnh trong tư thế người cộng sản, vì ông tin cuộc kháng chiến của dân tộc VN nhất định sẽ thắng lợi. Thời gian này tin tức chiến thắng từ núi rừng Tây Bắc vang dội về làm nức lòng những chiến sĩ đang chiến đấu ở miền Tây Nam bộ.

Cả một đời chiến đấu cho quê hương thứ hai, nhưng ngày về với cội nguồn lại là ngày làm đau nhói con tim của người “chiến binh quốc tế”...

DUY BÌNH - MIÊN HẠ



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 11:32:53 am »

Nước mắt ngày về cố hương

 

TT - Cái tên Chan Mun Boy với ông giờ đây chỉ còn là một kỷ niệm đẹp, một cái gì đó gợi nhớ quê cha đất tổ. Còn cái tên Trần Văn Quang do chính những đồng đội VN đặt cho ông, ông vẫn dùng tới giờ này.




Ông Quang và vợ, bà Quan Thị Mai, tại ngôi nhà nhỏ ở Rạch Giá (Kiên Giang) -Ảnh: D.B.

Ông nói: “Đời tôi có nhiều may mắn, tôi trở thành người cộng sản từ khi còn rất trẻ và đã đi trọn với lý tưởng ấy cho đến ngày hôm nay. Cả bốn anh em từ Malaysia sang giúp cách mạng VN ngày nào đều đã hi sinh trên chiến trường, chỉ mình tôi là sống sót, tôi có được một gia đình VN với vợ hiền, con ngoan như bao ước mơ dung dị của người VN”.

Chan Mun Boy: “Quê tôi ở Rạch Giá”

Ông Quang quyết định lấy vợ vào một ngày đẹp trời năm 1952, đó là cô chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phượng Bình, huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ) tên Quan Thị Mai. Đám cưới người du kích quân Malaysia giữa chiến trường Nam bộ chỉ có một mớ bánh ngọt, ít trái cây và diễn ra trong cảnh bom đạn nổ rền trời.

Vài ngày sau đám cưới, người cộng sản quốc tế lại nhận lệnh biệt phái đi làm công tác Hoa vận ở một tỉnh khác, rồi qua lại Campuchia, Thái Lan, rồi trở lại VN nhưng hoạt động ở địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ông tâm sự: “Đã đi làm nghĩa vụ quốc tế thì có sá gì bom đạn, nhưng sau khi có vợ và rồi hay tin có con, tôi lại càng nặng lòng hơn với mảnh đất này. Ngày vợ sinh, tôi đang công tác ở Cà Mau. Nhận được thư của vợ từ tay người giao liên, tôi liền tức tốc chèo đò suốt bốn ngày bốn đêm để kịp về nhìn mặt đứa con đầu lòng.

Do địch ruồng bố liên tục, vợ tôi không dám sinh con trong nhà mà phải cất một cái chòi nằm trơ trọi giữa đồng để sinh nở. Vừa kịp ôm đứa con da thịt còn đỏ hỏn vào lòng thì địch pháo kích, căn chòi giữa đồng cháy rụi vì trúng đạn pháo. Rất may là cả nhà tôi đã kịp nhảy xuống hầm, suýt chết trong gang tấc…”.

...Một buổi chiều cuối năm 1994, bà con ở huyện Thới Bình khá ngạc nhiên khi thấy vài chục ông già dìu dắt nhau từ tàu đò kênh Huyện Sử lên bờ và đi thẳng về phía nghĩa trang liệt sĩ, họ tìm đến một góc khuất nhất của nghĩa trang, nơi có những dãy mộ rêu phong, cũ kỹ.

Đó là nơi an nghỉ của những chiến binh thuộc tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II đã tình nguyện chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của người VN. Đại diện của tiểu đoàn, đại tá Nguyễn Văn Hên, thắp nén hương trước vong linh những người lính đã khuất mà không cầm được nước mắt. Cái ngày đầy khí thế chiến đấu, cả tiểu đoàn với nhiều quốc tịch khác nhau cùng rời căn cứ Mai Ruột trên đất Thái về VN chiến đấu có đến 300 người, giờ này còn những ai?...

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, do nhiều lần bị thương nên đã có lúc ông Trần Văn Quang bị rối loạn thần kinh rất nặng, trong khi điều kiện chiến tranh du kích miền Nam không thể có thuốc men lo cho ông nên năm 1970, tổ chức đã quyết định cho ông ra công khai điều trị bệnh tại tỉnh Cần Thơ.

Nhiều đồng đội kể lại rằng, trong thời gian điều trị bệnh, những lúc tỉnh táo là ông nhớ về đồng đội, về chiến khu và lại tiếp tục móc nối với giao liên từ vùng chiến khu ra để gửi thuốc men vào cho du kích chiến đấu.

Mãi đến năm 1973 khi đồng chí nữ giao liên hi sinh trên đường công tác, ông mới mất liên lạc với đồng đội. Sau năm 1975, ông lại được giao nhiệm vụ phụ trách Hoa vận huyện Vị Thanh (Hậu Giang) và sau đó về nhà an dưỡng, điều trị cùng vợ con...

Ngày ngày ông vẫn ngồi bên ô cửa nhìn cảnh vật, con người lướt qua, ông cứ khẳng định Rạch Giá, Kiên Giang là quê ông, bởi những ngày đầu tiên đặt chân lên đất nước này, ông đã chiến đấu trên chiến trường này suốt nhiều năm liền. Nhưng khi chúng tôi hỏi có bao giờ ông nghĩ về quê cha đất tổ vùng eo biển Malacca, ông Quang trầm ngâm thật lâu: “Ở một nơi xa lắm tôi vẫn có một quê nhà, một gia đình, nhưng đã không còn nữa rồi”.



Ông Quang năm 2001, tại Vĩnh Hưng (Bạc Liêu)


Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II  được thành lập ngày 16-5-1947 tại chiến khu I Prak Poong, thuộc tỉnh Prachin Bouri, Thái Lan (sau đó chuyển về chiến khu Mai Ruột, thuộc tỉnh Trat, biên giới Thái Lan, Campuchia, cách đó 100km); là đơn vị hải ngoại sau cùng theo tiếng gọi của tổ quốc về VN chiến đấu trên chiến trường miền Tây Nam bộ. Quân số tiểu đoàn có gần 300 cán bộ, chiến sĩ, đa số là con em Việt kiều và những chiến sĩ, du kích quân đến từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh và hiện nay chỉ còn khoảng 30 người nhưng đã rất cao tuổi.

(Tư liệu truyền thống của tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II)


 
Ông lão 80 tuổi giữa những tòa nhà chọc trời

Ra đi làm cách mạng quốc tế khi mới hơn 20 tuổi, gần 60 năm cống hiến một đời người cho cách mạng VN, nhưng mãi đến năm 2004 nhờ kinh phí đài thọ của Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Quang mới có cơ hội lần đầu tiên được trở lại quê nhà - nơi mình sinh ra và  lớn lên. Ông đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi này. Quê nhà ông 60 năm trước bây giờ đã thuộc lãnh thổ của Cộng hòa Singapore. 

Đất nước Singapore với những dãy nhà chọc trời và tấp nập dòng xe hơi qua lại, quê ông bây giờ phát triển quá đỗi, phát triển vượt bậc so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những người Singapore bây giờ hiện đại và luôn được thiện cảm mỗi khi bước ra ngoài, vậy mà sao đứng giữa cảnh tráng lệ nước mắt ông cứ tuôn trào, ông không còn nhận ra bất cứ một cảnh vật nào mà ông còn lưu giữ trong tiềm thức về quê nhà.

Khu nhà ọp ẹp bằng gỗ nơi ông từng sống những ngày ấu thơ với cha mẹ và ba anh em trai nay đã trở thành đại lộ, cửa hiệu  nhỏ xíu bán đồ linh tinh cho xóm lao động của người anh cả mà ông đã ghé qua lần cuối cùng trước khi tình nguyện trở thành “chiến binh quốc tế” nay đã nhường chỗ cho những tòa cao ốc.

Suốt nhiều ngày liền ông lão 80 tuổi ngược xuôi tất tả khắp mọi ngõ ngách trên đảo quốc Singapore để tìm dấu vết về một mái nhà xưa, một gia đình xưa. Những con người Singapore trẻ trung, hiện đại làm sao có thể biết được, hiểu được những gì đã diễn ra 60 năm trước, khi mà quốc gia này chỉ là một bang trong đất nước Malaysia? Ông lão ở cái tuổi gần đất xa trời cứ đứng giữa những tòa nhà chọc trời mà nước mắt rơi lã chã. “Trái tim tôi đau nhói. Đứng giữa quê nhà mà tôi như kẻ xa lạ.

Tôi muốn gào thét, muốn nổ tung. Có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người bị mất tất cả người thân, lạc lõng ngay  trên chính quê cha đất tổ?...” - ông rưng rưng kể lại chuyến hồi cố hương đầy nước mắt của mình. “Ngay sau khi nhận ra điều cay đắng là không thể tìm được một người thân, họ hàng nào ở Singapore, tôi quyết định trở về VN ngay”.

Ông vẫn luôn nói nhiều về Rạch Giá quê ông, kể nhiều về những đồng đội từ thời ở căn cứ Mai Ruột, những ngày chiến đấu khắp chiến trường miền Tây Nam bộ, bởi đó chính là quê hương thứ hai của ông.

Điều bù đắp lớn nhất cho những mất mát trong cuộc đời ông chính là gia đình ông đang ở Rạch Giá tràn ngập tình yêu thương. Người con đầu lòng của ông ngày nào, đứa con mà ông phải dốc sức chèo thuyền bốn ngày bốn đêm để đi tìm gặp, nay đã là một  bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.

Bốn người con sau cũng đều đã trưởng thành, trong đó cô con gái thứ tư - người sống chung cùng ông hiện nay - đã là thường vụ Thành ủy Rạch Giá. Và tất cả đều đi theo con đường ông đã chọn khi vượt sóng biển Malacca...

Hôm qua họ còn cầm súng phía bên kia chiến tuyến nhưng hôm nay họ đã trở thành những chuyên gia quân sự cho kháng chiến, thậm chí còn được phong quân hàm cao của Quân đội nhân dân VN. Những câu chuyện kỳ lạ chỉ có trong cuộc chiến tranh mang tên “nhân dân”…

DUY BÌNH - MIÊN HẠ

----------------------------------

Ngoài lề : khi KCCP nổ ra, Việt kiều yêu nước ở Thái - Lào đã thành lập được 4 đơn vị vũ trang đưa về VN tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc : bộ đội Độc Lập 1, bộ đội Quang Trung, chi đội Trần Phú và tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long 2. Những chiến sĩ Quốc tế của các đơn vị này là trường hợp ngoại lệ khi họ tự nguyện gia nhập bộ đội VN chứ không phải là quân nhân từ phía đối phương chạy sang.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2007, 11:34:24 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 11:37:55 am »

Những người Đức “của” Việt Minh


TT - Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Minh đã tiếp nhận một số hàng binh từ phía đối phương, trong đó có nhiều người Đức.

Cuộc tìm kiếm thông tin về những sĩ quan Đức trong lực lượng Việt Minh của chúng tôi bắt đầu từ một bức thư điện tử với giáo sư sử học Heinz Schutte...




Các bạn Đức cùng các đồng chí lãnh đạo QĐNDVN. Từ trái sang:  Ulbrich (Hồ Chí Long), Wachter (Hồ Chí Thọ), Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp - Ảnh tư liệu


Lính lê dương trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân VN

Trong một email gửi cho chúng tôi, giáo sư Heinz Schutte tâm sự: “Đó là một câu chuyện dài để có thể viết thành một quyển tiểu thuyết.

Xuất phát từ những tư liệu về chiến tranh VN, tôi đã nhiều lần nghe nhắc đến sự hiện diện của tầng lớp trí thức nói tiếng Đức trong lực lượng Việt Minh nên tôi đã để tâm nghiên cứu đề tài “Những trí thức Đức trong hàng ngũ Việt Minh” với sự tài trợ của Trường đại học Bremen (Đức) và trong tháng 1-2004 tôi đã sang VN để dự một tọa đàm với chủ đề “Những người châu Âu tham gia hàng ngũ kháng chiến VN” do Viện Goethe và Hội Khoa học lịch sử VN tổ chức...”.

Công việc của giáo sư Heinz Schutte là một kỳ công vì ông nghiên cứu không chỉ người Đức, mà là cả cộng đồng nói tiếng Đức trong hàng ngũ Việt Minh liên quan đến Pháp, Đức, Áo... hiện diện trong chiến tranh VN từ năm 1933.

Theo ông Lưu Văn Lợi, nguyên trưởng phòng địch vận Quân đội nhân dân (QĐND) VN, người lính Đức đầu tiên tìm cách liên lạc với Việt Minh là Erwin Borchers, binh nhì thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn lê dương số 5.

Borchers thuộc nhóm chống phát xít phải tị nạn chính trị, bị đưa vào lính lê dương và sang VN. Điều rất đặc biệt là ngay trong lúc còn phục vụ lực lượng lê dương đang đồn trú ở Việt Trì, Borchers đã tổ chức một chi bộ cộng sản gồm bốn người: Golvald (Tiệp Khắc), Schroder (Đức), Frey (Áo) và Borchers, bởi vì họ đều là những người cộng sản khi còn ở chính quốc.

Cuối năm 1944, Việt Minh quyết định gặp Borchers ở ngoại thành Hà Nội giữa một ruộng lúa mà không ai ngờ tới và người tiếp xúc không ai khác hơn là đồng chí Trường Chinh, tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương...

Tháng 9-1945, Borchers, Schroder và Frey tìm đến trụ sở báo Cờ Giải Phóng xin chính thức gia nhập Việt Minh. Chính ông Lưu Văn Lợi là người lo cho họ chỗ ăn ở và tìm hiểu để bố trí công tác.

Từ đó, họ trở thành cán bộ của Việt Minh. Theo ông Lợi, ban đầu anh em trong cơ quan hay gọi những người này là “hàng binh” nhưng nhiều người nhắm chừng tên gọi này không chính xác, nhiều khi gây ngộ nhận, mặc cảm vì có người đã được phân công làm cán bộ, sĩ quan cao cấp trong QĐND VN. Chính Bác Hồ chủ trương không gọi họ là “hàng binh” và Bác đã đặt cho họ một cái tên chính xác “những người VN mới”.

Đồng chí Trường Chinh là người trực tiếp phân công cho “những người VN mới” đầu tiên trong lực lượng Việt Minh. Frey (có tên Việt là Nguyễn Dân) có khả năng quân sự cao được đưa sang làm bộ đội, sau này được phong quân hàm đại tá phụ trách an ninh khu vực an toàn khu - nơi có các cơ quan tham mưu của QĐND VN đóng quân.

Còn Borchers lại được chuyển sang làm tờ báo của cơ quan địch vận xuất bản bằng tiếp Pháp (Le Peuple - Nhân Dân) chuyên viết bình luận chính trị bằng tiếng Pháp với bút danh Chiến Sĩ, sau đó chuyển sang làm biên tập viên của Thông tấn xã VN một thời gian rồi trở lại cơ quan địch vận với quân hàm trung tá, cho đến kháng chiến thành công.

Trong khi Schroder (tên Việt là Lê Đức Nhân) ban đầu cũng được phân công viết báo, nhưng đến năm 1949 do nhu cầu công tác, Schroder được điều động ra mặt trận với quân hàm trung tá, chỉ huy một lực lượng đặc biệt tuyên truyền vũ trang mang tên William Tell gồm một nửa là người Đức và một nửa là người Việt với nhiệm vụ bao vây các đồn có lính Đức kêu gọi họ chạy sang hàng ngũ Việt Minh.

Trong quyển nhật ký chiến trường mà Schroder để lại, Schroder đã từng viết rằng: “Cả ba người chúng tôi (Schroder, Borchers, Frey) đều coi VN là tương lai, là tiền đồ của mình, chúng tôi tin chắc điều đó và thật sự đất nước VN đã trở thành đất nước của chúng tôi...”.

Còn trong những tư liệu của giáo sư Heinz Schutte công bố có một lá thư đại tướng Võ Nguyên Giáp viết gửi Schroder, lá thư ghi ngày 9-4-1948: “Tôi vui mừng được tin anh trở về từ tiền tuyến. Và rất thú vị khi thấy anh giáng cho bọn thổ phỉ một cú ngoạn mục... Thân mến, Văn”.

Những “bộ đội” đặc biệt

Chế độ sinh hoạt của “những người VN mới” những ngày đầu được ưu đãi đặc biệt, hơn cả cán bộ VN quản lý họ. Cán bộ cấp phó giám đốc chiêu đãi sở như ông Lê Vân ngày ấy chỉ được cấp 7 lạng gạo với 3 đồng tiền ăn/ngày, trong khi “những người VN mới” lại được đến 20 đồng/ngày và hằng tháng lại còn được thêm 5 đồng để tiêu vặt.

Đặc biệt đồng chí Văn Tiến Dũng còn “biệt phái” hẳn một đầu bếp tên Đô, vốn là một đầu bếp nổi tiếng, sang cho chiêu đãi sở. Đầu bếp Đô luôn nấu món Tây rất ngon cho những người lính châu Âu như xúp chân gà, gà nấu ragu, ngày chủ nhật còn có thêm tiệc rượu cocktail xôm tụ ra trò. Được đối xử tốt nên nhiều người đã công tác rất tốt.

Không chỉ riêng Schroder lập nhiều chiến công với “biệt đội Tell” với gần 40 người là “chiến binh quốc tế”, thường xuyên đóng giả lính Pháp để đột kích đánh úp đồn địch; còn có Saloten, một người Đức có tên Việt Bắc chiến đấu rất dũng cảm, được thăng cấp lên đến thiếu úy; hay Schimidberger, một trí thức Đức có sáng kiến làm một guồng nước để tận dụng các máy móc thiết bị thu nhặt được từ ôtô, xe tăng của địch bỏ lại quanh vùng để chạy quạt máy, máy cưa gỗ.

Còn có Landsraf, tên Việt là Phụng, nói tiếng Việt rất giỏi, sau khi hòa bình lập lại đã tình nguyện ở lại VN làm việc tại Đại sứ quán CHDC Đức đến tận những năm 1960 mới về Đức; hay như Stag, có tên là Hồng Chi, đã xuất bản một quyển sách về VN rất hay bằng tiếng Đức nhưng quyết ký tên Việt là Hồng Chi.

W.Kock và K.Walter đã trở thành những chiến sĩ dũng cảm, được tưởng thưởng huân chương ngay trên chiến hào và không ít người như Foké, Peter Hans... đã anh dũng ngã xuống chiến trường với quân phục của chiến sĩ QĐND VN...

Nhà sử học, phó tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay Đào Hùng cho chúng tôi xem những tấm ảnh tư liệu quí về những người Đức trong lực lượng Việt Minh được chụp tại chiến khu Việt Bắc với các đồng chí lãnh đạo cao cấp.

Nhiều bức ảnh cho thấy nhiều người Đức đã được tin dùng và đưa vào bộ phận tham mưu của kháng chiến như Walter Ulbrich (Hồ Chí Long), Georges Wachter (Hồ Chí Thọ)... thường xuyên trao đổi công việc với các đồng chí lãnh đạo như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Tạ Quang Bửu...

Hay như Schulze, một “người VN mới” chạy sang hàng ngũ Việt Minh tại mặt trận Nam Trung bộ từ năm 1946, cũng được đưa ra chiến khu Việt Bắc, làm việc ở Nha Nghiên cứu kỹ thuật và là người bay thử một trong hai chiếc máy bay đầu tiên của không quân VN vào năm 1949.

Ông cũng là người chế tạo thành công lựu đạn chống tăng AT theo công nghệ dập được các chuyên gia quân sự VN đánh giá rất cao. Cái tên Việt của Schulze là Nguyễn Đức Việt do đích thân Bác Hồ đặt cho và Schulze được vinh dự kết nạp vào Đảng Lao động VN.

Một nỗi niềm riêng…

Cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng, hòa cùng niềm vui của dân tộc VN, “những người VN mới” còn có niềm vui riêng, đó là ngày trở về cố quốc đã gần kề.

Theo tài liệu của giáo sư Heinz Schutte, từ năm 1951 đến cuối năm 1955, được phép của Chính phủ VN có đến bảy chuyến vận chuyển 761 binh sĩ Đức từ chiến khu Việt Bắc theo đường Bắc Kinh, Matxcơva về Berlin ở CHDC Đức.

Đầu năm 2004, bà Claudia Borchers - con gái của “chiến sĩ” Erwin Borchers, người lính Đức đầu tiên trở thành “người VN mới”, trở lại quê cha. Bà Claudia có tên VN là Việt Đức và được sinh ra giữa chiến khu ATK ở Thái Nguyên.

Bà Claudia kể: “Ban đầu mẹ tôi đã đặt cho tôi một cái tên VN: Mai. Nhưng trước ngày cha tôi đi chiến dịch Điện Biên Phủ, ông bảo phải đặt cho tôi một cái tên gợi nhớ hai dân tộc nếu một mai ông không trở về, và thế là tôi có một cái tên mới: Việt Đức.

Mẹ tôi kể lại rằng sau chiến thắng Điện Biên, đơn vị cha tôi được lệnh về tiếp quản thủ đô Hà Nội vì tôi còn quá bé, mới 4 tuổi và sợ có chuyện gì xảy ra nên ông bế tôi trên tay suốt chặng đường bộ dài 20km mới đến trạm dừng chân”.

Trở lại quê hương năm 1966, Borchers luôn nhớ về VN. Trước khi mất, ông đã gọi Claudia vào bảo muốn được rắc nắm tro tàn của mình vào nơi nào đó trên đất nước VN. “Những năm cuối đời, cha tôi như một người thiếu quê hương” - Claudia nói về người cha của mình như thế.

Schulze - Nguyễn Đức Việt cũng có một gia đình ở VN, đám cưới của Nguyễn Đức Việt với cô gái Tày Hoàng Thị Thanh được tổ chức tại sân bay Tông (Sơn Tây) vào năm 1947 cho dù Schulze đã có gia đình bên Đức trước chiến tranh, sau đó họ sinh được một bé gái cũng tại chiến khu Việt Bắc đặt tên là Nguyễn Thị Hoa và hai năm sau một bé trai lại ra đời là Nguyễn Đức Hồng.

Năm 1954, Schulze theo đoàn quân tiếp quản về đóng quân tại sân bay Gia Lâm và cuối năm 1955 về Đức mà không được phép mang theo vợ con. Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, nhưng đó là quãng đời đẹp nhất của chị em Hoa - Hồng vì lúc nào cũng được gần cha.

Sau khi Schulze về Đức, bà Thanh ở lại tần tảo nuôi con với đồng lương khiêm tốn của một công nhân quốc phòng. Năm 1968, bà Thanh và hai con Hoa - Hồng được tin Bộ Ngoại giao VN thông báo: “Ông Schulze chuẩn bị sang VN!”.

Chưa kịp mừng thì ngày 1-7-1968 Schulze đột ngột qua đời khi đang đi công tác tại Bỉ. Những người thân của Schulze cho biết trước khi nhắm mắt ông đã gọi mãi hai từ “Hoa - Hồng”, hai tiếng yêu thương từ một quê hương, một núm ruột mà ông không bao giờ được gặp lại...

DUY BÌNH - MIÊN HẠ
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 11:41:05 am »

Những người VN mới... gốc Nhật




Cục quân huấn Bộ tổng tham mưu - trong ảnh có bốn "người VN mới", trong đó có ông Kamo Tokuji -Ảnh tư liệu
 
TT - Sau khi quân Nhật thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều lính Nhật đã ở lại Việt Nam và cùng tham gia kháng chiến chống Pháp với người Việt.

Trong tổng số lính Nhật ở lại khoảng 800 người, những người tham gia kháng chiến chống Pháp được gọi là “người Việt Nam mới”. Tại Đông Nam Á, hiện tượng nhiều lính Nhật ở lại như thế chỉ xảy ra ở Indonesia và Việt Nam mà thôi.

Là một phóng viên ban tiếng Việt của Đài NHK, tôi đã nhiều năm thực hiện các chương trình radio phát cho thính giả VN. Trong thời gian này, lần đầu tiên tôi để ý đến đề tài “người VN mới” là qua các thư từ thính giả VN gửi đến Đài NHK nhờ tìm chồng hay cha đã từng là lính Nhật.

Tuy nhiên lúc đó chưa nhận thức đầy đủ chuyện này, tôi chỉ liên hệ với một số người hữu quan tại Nhật, nhưng họ góp ý là chuyện tế nhị, phải cẩn thận. Tôi vẫn nhớ trong những bức thư từ các thính giả, có một cựu học viên VN ở Quảng Ngãi đã viết về ơn nghĩa sâu nặng đối với người thầy là lính Nhật từng dạy kỹ thuật quân sự cho ông ta. Đọc thư này tôi quan tâm đến bối cảnh sự kiện đó, nhưng vì công việc hằng ngày tôi cũng dần dần quên đi mất.

Rồi tôi có cơ hội tiếp xúc với một người VN mới khi thực hiện chương trình radio. Đó là chủ tịch Hội Mậu dịch Việt - Nhật, một nhà doanh nghiệp có cửa hàng bán thuốc tại địa phương, một bác sĩ làm việc tại một công ty khoáng sản ở miền núi...

Qua những lần tiếp xúc như thế, tôi bắt đầu nghĩ khi nào có điều kiện sẽ tìm hiểu chi tiết toàn bộ câu chuyện về người VN mới. Cơ hội này đã đến vào năm 2003, nhân kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật. Lúc đó tôi thực hiện một chương trình radio về đề tài người VN mới và tranh thủ gặp gỡ các nhân chứng sống tại cả Nhật lẫn VN.




Cô giáo Lê Thị Hiếu và chồng của cô là một người VN mới - Ảnh: Kato Nord


Cô giáo dạy đàm thoại tiếng Việt cho chúng tôi lúc tôi còn sinh viên năm 1 khoa tiếng Việt Trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo chính là một phụ nữ VN đã sang Nhật cùng với chồng là một người VN mới. Trong ký ức của tôi, cô vui tính và thẳng thắn, SV nào phát âm dở, cô ấy nói thẳng ngay, chẳng hạn như: “Ồ, sao em nói kém quá nhỉ”. Nhưng không hiểu sao đối với tôi, cô “nuông chiều” và động viên một cách đặc biệt. Sự khích lệ đó là một trong những lý do chính khiến tôi mê học tiếng Việt trong giai đoạn khởi đầu.

Thời đó, công việc dạy tiếng Việt tại Nhật có sự đóng góp rất lớn của người VN mới. Ngoài việc dạy ở các trường ngoại ngữ, họ còn biên soạn từ điển, tài liệu học hay dịch các quyển sách tiếng Việt sang tiếng Nhật...

 
Câu chuyện của một nhà sử học

“Năm 1945, khi tôi mới học cấp I, bé lắm, tôi được tiếp xúc với hai người Nhật. Một ông tên Trung Bắc, là đại tá quân y; một ông tên Trung Nam thì cấp đâu đại úy thôi, nhưng mà hai người đó đã trở sang hàng ngũ Việt Minh và trở thành người VN mới, ăn mặc như bộ đội quốc phòng của chúng tôi.

Ngoài các giờ tập võ, tập đẩy đao, tập các thứ thì ông Trung Bắc mang thuốc đi chữa bệnh và tìm cho người VN những cây thuốc bắc, thuốc nam ở trong vườn để cứu chữa rất nhiều người. Ấn tượng đó đối với tôi là y như người VN vậy...”.

Ông Trương Thâu, một nhà sử học, thường kể lại những điều về lính Nhật mà ông đã trông thấy tận mắt ngày ông còn bé. Khi trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử, ông Trương Thâu đã chọn đề tài nghiên cứu về quan hệ giao lưu Việt - Nhật như về Phan Bội Châu. Ông cho biết trong kỷ niệm ngày nhỏ, ông nhớ mãi từ ngữ “người VN mới” được dùng để gọi những cựu quân nhân Nhật đã ở lại VN và kỷ niệm ấy luôn luôn còn như rất mới mẻ trong lòng ông.

Như ông Trương Thâu đã chứng kiến ngày bé, sau Thế chiến thứ hai, có những quân nhân Nhật Bản đã không trở về nước mà họ ở lại VN. Đa số họ đã cùng với phong trào Việt Minh vừa giành độc lập, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp của người VN. Tại các nước khác ở châu Á cũng vậy, có nhiều trường hợp cựu quân nhân Nhật đã ở lại các nước này, cùng chung sống và sinh hoạt với người bản xứ, nhưng chưa ở đâu có đông lính Nhật như ở VN.


Và những người lính Nhật ở lại...

Ở lại VN, ông Miazaki Isao tham gia chiến đấu trong khoảng một năm, bị thương nặng vì một viên đạn xuyên qua bụng, sau đó ông làm công việc của một dược sĩ. Ông kể: “Hễ nhớ lại những gian khổ đã trải qua ở VN thì khó khăn đến đâu rồi cũng vượt qua được. Khác với lúc trong quân đội Nhật khi tôi còn ở Việt Minh thì lực lượng hai bên giữa quân Pháp và Việt Minh chênh lệch nhau rất xa.

Chúng tôi không ở đâu yên được, hễ bị quân Pháp tấn công là phải đeo balô leo lên xe để chạy cho nhanh. Tôi lại là người nước ngoài nên không có anh em, không quen biết, khi hoạn nạn chẳng biết nhờ cậy ai, tiếng tăm thì không biết, tiền bạc cũng không.

Sống ở một nơi mà mình chẳng có một thứ gì như vậy không phải là dễ. Sống trong tình cảnh như thế rất cần sức mạnh, không chỉ là sức mạnh thể lực mà còn cần cả sức mạnh của tinh thần, mà điều đó có thể nói là chẳng phải chỉ riêng tôi, những người VN quanh tôi bấy giờ cũng đều như vậy”.

Còn ông Kamo Tokuji hồi tưởng thời đó và cho biết lý do ông đã ở lại VN: “Nói đúng ra thì hồi đó tôi không muốn nhìn thấy một nước Nhật bị quân đội Mỹ chiếm đóng, đó mới là thực tâm của tôi. Trong thời chiến tôi đã nhìn thấy lính Nhật làm nhiều điều nhũng nhiễu dân chúng các nơi, và bản thân tôi thú thật cũng đã từng làm như vậy, cho nên bây giờ tôi không thể chịu nổi khi nghĩ rằng sẽ phải trông thấy lính Mỹ chiếm đóng và hoành hành trên quê hương mình.

Thế còn tại sao tôi lại ở lại VN, nói thật ra cũng chẳng phải vì tôi muốn tham gia cách mạng, tôi nhập ngũ rồi được đưa sang VN, chứ tôi không biết gì về VN cả. Thế nhưng, khi chứng kiến cảnh người VN vui mừng giành lại được độc lập và ngày nào họ cũng đi biểu tình đến nửa đêm, trong lòng tôi cũng cảm thấy có những tình cảm tương tự như họ. Có lẽ vì nghĩ như vậy nên dần dần tôi có ý nghĩ rằng nếu không trở về Nhật nữa thì ta ở lại VN cho đến khi gửi nắm xương tàn ở đây cũng được”.

Trong số những cựu quân nhân ở lại VN có những người như ông Kamo (tên tiếng Việt là Phan Huệ), không muốn trở về đất nước Nhật đã bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Cũng có người sợ khi trở về sẽ bị xử vì tội chiến tranh, cũng có người được rủ vào Việt Minh, hay có người yêu là người VN.

Tóm lại có nhiều nguyên do khác nhau khiến họ ở lại, nhưng dù cho vì nguyên do gì, một sự thật hiển nhiên là họ đều đã đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau cho một VN vừa mới giành được độc lập, mà trong đó vai trò lớn nhất của họ là đã giúp quân đội Việt Minh trong buổi đầu thành lập.

KATO NORIO (trưởng ban tiếng Việt Đài NHK)

Hoang mang và mất hết lẽ sống sau bại trận, 800 người lính Nhật ở lại VN. Nhiều người trong số họ đã tìm thấy lẽ sống mới khi cùng với người Việt đứng chung một chiến hào...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 12:11:55 pm »

Cựu quân nhân Nhật Bản trên đất Việt




Những người VN mới cùng gia đình hồi hương về Nhật năm 1960 - Ảnh tư liệu


TT - Giành được độc lập nhưng Nhà nước VN non trẻ không tránh khỏi tình thế phải đối đầu với quân Pháp đang âm mưu quay trở lại. Yêu cầu cấp bách của VN là phải đào tạo ngay một đội ngũ sĩ quan lãnh đạo quân đội trong tương lai. Và các cựu quân nhân Nhật Bản là một trong những chọn lựa...


Sáng kiến của tướng Nguyễn Sơn

Một trong những đóng góp tiêu biểu nhất của người VN mới là hoạt động của họ tại Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi. Trường này là một trong ba trường đào tạo sĩ quan quân đội chính qui đầu tiên của VN. Trường đã khai trương vào ngày 1-6-1946 với khoảng 400 học viên.

Theo ký ức của các cựu học viên, trường có 11 người Nhật làm giáo viên huấn luyện quân sự, trong đó có ông Kamo Tokuji (Phan Huệ). Nhiều cựu lính Nhật tập trung ở trường này là từ sáng kiến của tướng Nguyễn Sơn, chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam kiêm hiệu trưởng Trường Lục quân Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Văn Khoan, tiến sĩ sử học, nói: "Có thể là Bộ Quốc phòng đã ra chỉ thị tranh thủ mọi công dân nước ngoài có xu hướng ủng hộ VN, giao quyền cho các tư lệnh địa phương được phép tuyển người nước ngoài vào công tác trong quân đội".

Khi Nhật đã bại trận, ở VN có khoảng 8 vạn lính Nhật. Họ chờ bị giải giới và hồi hương về Nhật. Tuy nhiên lực lượng đồng minh phụ trách giải giới (quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc, quân Anh ở phía Nam, ranh giới chia hai vùng này ở vĩ tuyến 16) đến VN chậm trễ nên Việt Minh đã tranh thủ thời cơ để củng cố lực lượng. Theo ông Nguyễn Văn Khoan, những lính Nhật lúc đó là đối tượng nên tranh thủ sự ủng hộ về mặt kỹ thuật quân sự và vũ khí, chứ không phải là kẻ thù nữa.

Là người VN duy nhất đã tham gia Vạn lý trường chinh của cách mạng Trung Quốc, tướng Nguyễn Sơn nhận thức đầy đủ trình độ quân sự nước ngoài nên ông chủ động tận dụng sự ủng hộ của lính Nhật để chống lại ý đồ tái chiếm đóng của Pháp.

Trường Lục quân Quảng Ngãi chia thành bốn đại đội, mỗi đại đội có một thầy giáo và một trợ giảng người Nhật phụ trách. Nội dung học có các động tác cơ bản như bắn súng, ném lựu đạn xung phong, đâm lê, bò toài... Học các bài học về canh gác, tuần tra, phòng ngự, tấn công... Nhớ lại thời đó, các học viên đều nói các giáo viên Nhật dạy thật tận tụy, nghiêm túc và luôn luôn tự làm động tác mẫu chính xác khiến họ kính phục. Nhiều học viên chịu ảnh hưởng tác phong của các giáo viên Nhật, cạo trọc đầu hay gỡ nút áo kaki.

Ông Huỳnh Thúc Tuệ đã nhắc lại những kỷ niệm về giảng viên người Nhật thời bấy giờ: "Tôi nói một thí dụ về khổ luyện. Đi tập thì từ thao trường phải chạy về trường khoảng 5km. Thầy bao giờ cũng bắt chạy rất đều, tức là bước đều rầm rập rầm rập, vừa chạy vừa hát, hát thật to. Hôm nào chúng tôi chạy đều, hát to thì thầy cho về doanh trại luôn, rồi nghỉ ngơi, ăn cơm. Thế nhưng hôm nào cứ lọc cọc, hơi xọc xạch thì thầy hô "mục tiêu sân bay".

Tức là từ chỗ ấy đi lên sân bay của Quảng Ngãi hơn 3km nữa. Thầy bắt chạy từ trên ấy đi lên rồi lại chạy về, chạy đều được rồi thì về, thầy mới thả ra. Sau này, năm 1990 gặp lại thầy, tôi mới hỏi thầy về những kỷ niệm cũ thì thầy vỗ vai tôi nói lúc ấy không chỉ học trò mệt mà thầy cũng rất mệt, thế nhưng nếu thầy không gương mẫu để học trò rèn luyện thì không thành công".   

Ông Vũ Hắc Bồng, cũng một cựu học viên, nói: "Trường lục quân giúp tôi nên người. Bắt đầu làm con người có thể hiểu được xã hội, hiểu được công việc, hiểu được tương lai, hiểu được quốc tế. Dù chưa giỏi nhưng đó là bước đầu rất quan trọng cho tiến thân sau này. Điểm thứ hai, trường tạo cho tôi một môi trường tập thể, biết thế nào là tập thể. Mà tập thể đầu tiên của tôi là tập thể quân đội, rất quí báu. Cái đó vào ngoại giao rất quan trọng, nên tôi không quên mấy ông giáo viên Nhật Bản”.

Vì cuộc xung đột với Pháp là không thể tránh khỏi, thời gian đào tạo rút ngắn, vào ngày 22-11 các học viên tốt nghiệp và nhận nhiệm vụ mới, hầu hết ra tiền tuyến. Sau này các học viên đã thành đạt trong nhiều lĩnh vực như quân sự, ngoại giao, văn hóa nghệ thuật.

Trong lĩnh vực quân sự có trên 10 vị cấp tướng như thiếu tướng Lê Xuân Kiện - chỉ huy đội xe tăng chiến dịch Hồ Chí Minh, thiếu tướng Hồ Đệ - chỉ huy đơn vị tấn công sân bay Tân Sơn Nhất năm 1975... Một số học viên sau giải ngũ chuyển sang lĩnh vực khác như ông Nguyễn Khắc Huỳnh - chuyên viên ngoại giao tham dự đàm phán hòa bình Paris, ông Vũ Hắc Bồng - từng là đại sứ VN tại Angola và giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, ông Thái Vũ - nhà văn viết truyện lịch sử...                                       

Vì điều kiện không cho phép, họ phải để gia đình lại VN. Họ nghĩ hai, ba năm sau có thể đoàn tụ gia đình, nhưng đối với đa số họ đó là lần chia tay vĩnh viễn, trong suốt phần đời còn lại họ không gặp lại vợ con VN nữa.

Một bi kịch nữa là trường hợp năm người Đài Loan phục vụ cho quân đội Nhật hoàng (Đài Loan lúc trước là thuộc địa Nhật Bản). Họ là kỹ sư nông nghiệp, từng hướng dẫn trồng đay ở VN, cũng tham gia khóa học nói trên nhưng bị Chính phủ Nhật từ chối cho phép về Nhật vì lý do là người nước ngoài.

Người VN mới đã hồi hương về Nhật trong bốn đợt từ năm 1954-1960, tổng cộng khoảng 100 người. Nhưng đa số người VN mới đã hi sinh tại VN khi chiến đấu hoặc chết vì bệnh tật.

Hiện nay vẫn còn chưa xác nhận được tung tích của nhiều người vì trên mộ của họ chỉ có tên tiếng Việt.

 

Những nhiệm vụ cuối cùng

Hầu hết người VN mới đã phụ trách huấn luyện quân sự ở nhiều trường quân chính hay lớp học cho dân quân. Một số khác ở các đơn vị chiến đấu hay chỉ huy.

Ông Đặng Văn Việt là cựu trung đoàn trưởng nổi tiếng anh hùng với chiến dịch đường số 4. Trong trung đoàn của ông có một người Nhật gọi là "Sáu Nhật" đã giữ chức đại đội trưởng đội trinh sát. Ông Việt kể: "Trong thời gian chiến dịch đường số 4, anh Sáu Nhật luôn ở cạnh tôi. Anh đi nghiên cứu địa hình, điều tra địch, vẽ sơ đồ để đề xuất phương án tác chiến. Sáu Nhật rất đắc lực. Sáu Nhật có trình độ quân sự vì là sĩ quan Nhật cũ, thêm nữa lại dũng cảm cho nên trong thành công của tôi, anh Sáu Nhật có công rất lớn".

Sáu Nhật có tên Nhật Iwai Koshiro, sau khi hồi hương về Nhật ông là một trong những người VN mới đã thành lập Hội Thương mại Việt - Nhật.

Người VN mới cũng phụ trách việc sửa chữa - sản xuất vũ khí. Ngoài quân sự, họ còn tham gia các công tác như y tế, dược sĩ, lái xe, kỹ sư khai thác khoáng sản... Trong Nhật ký của một bộ trưởng, ông Lê Văn Hiến viết: "(ngày 20-9-1949) Hội nghị tiểu ban quốc gia ngân hàng. Hội nghị bàn được nhiều vấn đề về nguyên tác đại cương.

Hoàng Đình Tùng trước đây đã làm ở Yokohama Bank nên có kinh nghiệm thực hành, giúp nhiều ý kiến về tổ chức". Hoàng Đình Tùng là Fujita Isamu, sau khi về Nhật ông là tổng thư ký đầu tiên của Hội Thương mại Việt - Nhật.

Vào khoảng năm 1950, cục diện của kháng chiến chống Pháp đã sang giai đoạn mới, số phận của những người VN mới cũng dần dần thay đổi. Hầu hết họ giải ngũ và chuyển vào khu vực dân sự như nông nghiệp, công nghiệp, buôn bán hay làm nghề khác, còn một số ít tiếp tục cộng tác trong Bộ tổng tham mưu quân đội với tư cách tham nghị, quân huấn. Một lý do khác khiến nhiệm vụ của họ đã thay đổi như thế là vì cách mạng Trung Quốc thành công vào năm 1949, quan hệ hợp tác giữa hai nước càng ngày càng chặt chẽ hơn.

Vào tháng 2-1954, những người VN mới gốc Nhật đã tập trung ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang để tham gia một khóa học tập nhằm chuẩn bị cho việc hồi hương. Có 93 người tham dự và khóa học kéo dài đến tháng chín. Có mặt trong buổi học tập này là những người lúc đó sống ở miền Bắc, còn ở miền Nam không được mời tham gia.

Và theo thỏa thuận của các hội chữ thập đỏ ở hai nước, người VN mới đã về Nhật vào tháng mười một năm đó.

KATO NORIO (trưởng ban tiếng Việt Đài NHK)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2007, 12:16:58 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 12:16:00 pm »

Những gia đình Việt - Nhật




 
Bà Lương Thị Lộc và nhà báo Nhật Kato Norio

TT - Vào ngày 30-11-1954, 76 người Nhật từ VN đã hồi hương về cảng Maizuru trên tàu Koanmaru của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Một thời kỳ khó khăn mới đang chờ đợi họ trên chính quê nhà...


Nỗi buồn cố hương

Ông Takeshi Sugihara (tên VN là Hồng Cận Lập) là một trong những người Việt Nam mới (VNM) về Nhật trên tàu Koanmaru. Nhớ lại ngày đó, ông kể: “Tôi đã về nước cùng chuyến tàu với những người Nhật hồi hương từ Trung Quốc. Họ đem theo về Nhật nhiều của cải và tiền bạc. Còn những người từ VN trở về nước như chúng tôi thì ai cũng gầy gò ốm yếu vì bệnh sốt rét, nước da đen đủi vì rám nắng. Tài sản đem theo chỉ một cái tay nải”.

Người VNM đã hồi hương về Nhật trong bốn đợt từ năm 1954-1960, trong đó chỉ có 20 gia đình VN cùng sang Nhật được vào đợt ba và bốn. Bắt đầu cuộc sống mới, những người sống ở các TP lớn như Osaka hay Tokyo thì tương đối còn tìm được việc làm, còn những người trở về thôn quê thì cuộc sống vô cùng chật vật.

Dân địa phương lại có thành kiến đối với người VNM vì họ đã từng ở trong quân đội của một nước theo chủ nghĩa xã hội. Theo nhiều người VNM, trong một thời gian dài cảnh sát Nhật Bản còn theo dõi hành động hằng ngày của họ. Ngoài sự phiền phức này còn có một vấn đề khổ sở hơn là sinh kế.

Ông Isao Miyazaki (tên VN là Cao Kỳ Phúc) nói: “Gia đình tôi làm nghề nông và tôi là con trưởng. Thế nhưng khi về quê thì em trai tôi đã lên thay cha tôi trông coi ruộng vườn. Bất đắc dĩ tôi phải tìm việc làm khác.

Nhưng thời bấy giờ người học xong bậc đại học còn khó tìm việc. Tôi lại là kẻ mới từ một nước xã hội chủ nghĩa hồi hương mà đi tìm việc thì rất khó khăn. Tôi đã làm đủ thứ việc để nuôi vợ con như bán thức ăn, làm thợ ở nhà máy, đi bán hàng rong...”.

Để tìm việc làm, ông Miyazaki phải chuyển nhà tới mười lần. Nhưng theo ông, hễ nhớ lại những gian khổ đã trải qua ở VN thì khó khăn đến đâu rồi cũng vượt qua được.

Ngày 19-3-1955, Hội Hữu nghị Việt - Nhật ra đời. Hội đã chủ trương xây dựng hòa bình tại châu Á thông qua việc thực thi Hiệp định Genève cũng như giải quyết vấn đề hồi hương của những người Nhật đang còn ở lại VN. Nhiều người VNM gia nhập hội như ông Tokuji Kamo, ông Takeshi Sugihara.

Ngày 12-5-1956, hiệp định thương mại sơ bộ Việt - Nhật được ký kết tại Hà Nội. Đó là bước mở đầu cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Người có công lớn để đạt được thành quả này là ông Isamu  Fujita (một người VNM có tên Hoàng Thanh Tùng), tổng thư ký đầu tiên Hội Thương mại Việt - Nhật.

Trước khi sang Hà Nội, ông Fujita đã liên lạc với thống đốc ngân hàng quốc gia, đồng nghiệp cũ lúc còn ở VN và đã nhận được visa. Tuy nhiên lúc đó hai nước không có quan hệ ngoại giao, chuyến đi VN của ông Fujita quá vất vả, mất bốn tháng vì qua ngả Hong Kong, Thâm Quyến, Quảng Đông, Nam Ninh, Lạng Sơn.

Hội Hữu nghị Việt - Nhật và Hội Thương mại Việt - Nhật đã thúc đẩy giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước trong thời kỳ chưa có quan hệ ngoại giao (chính thức được thiết lập vào ngày 21-9-1973).

Hiện nay quan hệ giữa hai nước Nhật Bản - VN có lẽ tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Con số người Việt học tiếng Nhật hay du học sang Nhật cứ tăng dần và con số du khách Nhật sang VN cũng đứng hàng nhất nhì trong danh sách du khách nước ngoài. Tại Nhật nhà hàng VN đang xuất hiện nhiều nơi ở các thành phố, ở đây luôn đông khách, chủ yếu là phụ nữ trẻ.

Nhìn thấy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, tôi cảm thấy hành động của người VNM hết sức đáng quí. Bởi vì đó là hành động hoàn toàn vô tư và vô danh trong lúc quan hệ giữa hai nước hoàn toàn xa cách...

 

Câu chuyện của những người phụ nữ

Bà Lê Thị Hiếu là một trong những phụ nữ VN theo chồng là cựu quân nhân Nhật đã đến Nhật vào tháng 8-1959. Bà Lê Thị Hiếu nhớ lại những ngày ấy: “Lúc mới về Nhật, con mới có bảy tháng, vợ thì tiếng không biết, ông ấy đi làm một tháng tiền lương có một vạn rưỡi. Rất khó khăn. Nhật Bản cũng mới hết chiến tranh, về đây không có cái gì cả. Có hai vợ chồng với đứa con đi ra mua ba cái bát, ba đôi đũa về... Khổ...!”.

Một chuỗi ngày đầy những gian nan. Tuy nhiên, so với các bà vợ có chồng Nhật phải ở lại VN và xa chồng thì có lẽ bà Hiếu còn hạnh phúc hơn trăm lần. Hầu hết các bà vợ VN phải xa chồng đều không bao giờ còn được đoàn tụ trở lại với chồng họ. Bà Lương Thị Lộc hiện sống tại Hà Nội là một người ở trong cảnh ngộ đó, bà đã phải một mình nuôi bốn người con.

Bà kể: “Cuộc đời như thế nên buồn lắm anh ạ. Chồng đi rồi, một mình ở VN mà nuôi bốn con thì khổ lắm. Đấy là tôi còn được đi làm nhà nước. Chứ còn những bà mẹ khác không đi làm nhà nước, phải buôn bán, làm đủ thứ còn khổ nhiều hơn. Thế mà các ông chồng đó không nghĩ gì đến vợ VN cả.

Chồng tôi thì có một lần gửi đồ chơi làm quà cho các con, hai con gái là hai con búp bê, hai con trai thì một chiếc ôtô và một chiếc tàu hỏa chạy bằng pin. Rồi hết pin không có tiền để mua nữa, thôi thì tôi bán đi lấy tiền...”.

Bà Lộc chẳng bao giờ còn gặp lại chồng mình. Bà cũng không biết những chuyện gì đã xảy ra, không biết chồng mình khi về Nhật đã lập gia đình khác, cho đến năm 2001... Bà Mika Takazawa ở TP Mastudo đã lần đầu tiên đi thăm VN và đến gặp bà Lộc cùng những người con của bà Lộc.

Bà Takazawa kể: “Cha tôi đã qua đời cách đây chín năm, mãi về sau tôi mới biết là khi mất cha tôi vẫn còn ôm trên ngực hai tấm ảnh chụp với tôi và với gia đình còn ở lại VN. Tôi hết sức đau lòng và thương cha tôi. Ngày nay giữa VN và Nhật Bản đã có thể đi lại dễ dàng, thế nhưng cha tôi đã vì ngại gia đình, vợ con ở Nhật mà không thể về gặp lại vợ con ông ở VN. Từ đó tôi rất muốn đi VN, gặp gia đình ở VN thay cho cha tôi.

Tôi đã đến thư viện quốc gia tra cứu để tìm gia đình ở VN, cho đến khi tôi may mắn tìm được tung tích của họ. Khi tôi gặp bà Lộc, bà có nói rằng bà đón tôi cũng như là đón cha tôi, điều đó khiến tôi thật sự cảm thấy một sự gần gũi, và tôi coi VN như quê hương thứ hai của mình”.

Tháng 2-1959, tất cả người VNM hồi hương năm 1954 đã nhận được tờ thăm dò ý kiến. Khi hồi hương, họ phải để lại gia đình VN vì điều kiện thời đó không cho phép. Tờ thăm dò này đặt câu hỏi: có muốn gia đình VN sang Nhật để đoàn tụ không?

Nếu có, lý do gì, thời điểm nào? Ông Tamiya Takazawa (tên VN là Cao Thanh Phương) đã viết “muốn gia đình sang Nhật vào tháng tám năm nay”. Tuy nhiên mong muốn của ông không thực hiện được trước khi ông qua đời vào năm 1994.


Những người tìm cha

Ngày 19-11-2004, tại TP Kobe, Nhật Bản có hai cha con gặp lại nhau sau 50 năm xa cách. Người đàn ông VN đã gặp cha mình (ông Nobuyoshi Tachibana - Trần Đức Trung) sau bao tháng năm ngóng đợi là ông Trần Đức Dũng.

Ông Dũng kể: “Cảm tưởng của tôi lúc đó không thể tả được bằng lời, dù đó là điều tôi mong đợi ngay từ lúc còn trẻ thơ 3-4 tuổi. Tôi bị thiệt thòi so với tất cả anh em bạn bè là không bao giờ được gọi một tiếng bố. Hôm đó lần đầu tiên gặp bố trong cuộc đời, tôi không bao giờ quên được thời điểm ấy”.

Vì tuổi cao, hầu hết người VNM đã lần lượt qua đời. Khi mới hồi hương về Nhật, có khoảng 100 người VNM nhưng hiện chỉ có 30 người còn sống. Lúc mới về, họ đã thành lập Hội Bạn hữu VN và thỉnh thoảng gặp nhau để giúp đỡ, động viên nhau. Tuy nhiên hoạt động của họ đã đình chỉ 10 năm trước đây.

Trong khi đó tại VN, cách đây khoảng năm năm, các gia đình người VNM còn lại đã bắt đầu liên lạc với nhau. Số là một người trong những gia đình này qua đời, và nhân dịp tang lễ đó họ đã gặp gỡ và liên lạc với nhau ngày càng đông hơn (hiện có khoảng 10 gia đình thường xuyên gặp gỡ vào những dịp đám cưới, tết để tâm sự, chia sẻ...).

Trong lần gặp này có gần 20 người gồm vợ và con của các cựu quân nhân Nhật Bản đến họp mặt, tâm sự và thăm hỏi về chồng hay cha của họ. Chúng tôi đã đến hỏi chuyện được vài người. Một người đàn ông nói đã gặp được cha trước khi cha ông qua đời: "Năm 1977, tôi có liên lạc được với bố tôi nhờ một địa chỉ nho nhỏ gửi nhân viên sứ quán Nhật Bản. Sau đó bố tôi bắt đầu viết thư sang bên này. Rồi sang VN một lần năm 1981, bố tôi qua đời năm 1990".

Một phụ nữ cho biết là rất muốn tìm tung tích của người cha: "Lúc bố tôi đi cũng để lại một số giấy tờ và ảnh. Thế nhưng thời gian và chiến tranh đã làm mai một đi. Trước lúc mẹ tôi mất cũng nói với anh tôi rằng tên bố con là như thế này, chỉ nói thế thôi và không kịp tâm sự gì với con cái thì mẹ tôi mất, cách đây đã 28 năm rồi.

Nguyện vọng của ba chị em, bây giờ chúng tôi cũng lớn rồi, nên chỉ mong mỏi làm sao có một chút tin tức, nếu bố tôi còn sống thì tốt, mà không thì cũng biết bố mất ngày nào để chị em chúng tôi còn hương khói.

KATO NORIO (trưởng ban tiếng Việt Đài NHK)

Một câu chuyện cảm động về một hàng binh người Bỉ. Con người ấy gắn bó kỳ lạ với VN, mà ngay đến cái tên VN của ông cũng là tên của một đồng đội đã hi sinh.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2007, 12:18:18 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 12:20:10 pm »

Câu chuyện về Frans de Boel - Phan Lăng



 
Frans de Boel - Phan Lăng (trái) trong ngày hội ngộ những người bạn VN trên đất Bỉ
 
TT - Trước khi chạy sang hàng ngũ Việt Minh, Frans de Boel đồn trú ở Quảng Nam và tìm cách liên lạc với quân du kích, ban đầu là tuồn súng ống trong đồn ra ngoài cho du kích, sau thì ra hẳn, dẫn đường cho bộ đội tấn công hạ đồn và hàng chục trận công đồn khác cũng do Frans de Boel phụ trách.


Có một chiến sĩ Việt Minh người Bỉ

Cụ Nguyễn Chính Giao, 93 tuổi đời và 73 tuổi Đảng. Tham gia cách mạng từ năm 1930, năm 1948 ông là ủy viên khu ủy Khu V kiêm nhiệm công tác quân tình nguyện ở vùng Hạ Lào với chức danh là chính ủy.

Ông Giao kể trong đơn vị của ông ngày trước có một trung đội trưởng là hàng binh người Bỉ tên Frans de Boel. Thời gian đó trong hàng ngũ vệ quốc đoàn không hiếm những cán bộ chiến sĩ là hàng binh, tù binh người Pháp, Ý, Đức, Nga, Algeria, Nhật, Bỉ... nhưng ông Giao dường như có cảm tình với người VN mới này vì khả năng chiến đấu ngoan cường của anh ta.

Vì thành tích chiến đấu trong lực lượng Việt Minh, đến giữa năm 1948 Frans de Boel đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó Frans de Boel được chuyển sang chiến đấu trong lực lượng bộ đội tình nguyện VN trên đất Lào. Trong thời gian "biệt phái" này, do rất khâm phục một đồng chí cùng đơn vị tên Phan Lăng đã anh dũng hi sinh, Frans de Boel xin lấy tên của đồng chí này làm tên Việt cho mình.

Trong một trận càn ác liệt của quân Pháp trong chiến dịch Đông Xuân 1953 vào cao nguyên Attapeu, đơn vị bị đánh tơi tả, nhưng Phan Lăng vẫn anh dũng bám trụ nơi chiến hào và bị thương rất nặng. Phát hiện trong lực lượng đối phương có một trung đội trưởng người châu Âu nói tiếng Pháp nên địch tra tấn rất dã man người VN mới này.

Quân Pháp trói tay Phan Lăng lại, cho xe jeep kéo lê trên đường dẫn về đồn và tiếp tục tra khảo suốt một thời gian dài. Sau lần sa vào tay địch, người ta không còn nghe thấy tung tích Phan Lăng đâu cả, có người bảo ông đã bị địch giết, có người bảo đã mất tích...

"Nhưng Phan Lăng không chết, ông vẫn còn sống và mãi đến năm 1998 tôi mới biết!" - ông Nguyễn Chính Giao kể. Đó là một câu chuyện kỳ lạ: "Một ngày mùa hè năm 1998, tôi đang nằm nghỉ thì bà con trong khu tập thể báo có khách. Cái dáng lòng khòng và khuôn mặt xương xương, mái tóc bạc trắng của người đang đứng trước mình làm tôi tức khắc nhận ra đó là Frans de Boel - Phan Lăng!

Tôi cũng không biết được bằng cách nào mà Phan Lăng tìm ra địa chỉ của tôi. Chúng tôi ôm nhau khóc. Đoạn đời sóng gió của Phan Lăng thật bi đát, sau khi bị bắt và đưa về Sài Gòn, Phan Lăng phải ra tòa án quân sự vì tội phản quốc. Ông bị kết án 10 năm tù, giam ở Sài Gòn một thời gian rồi bị đưa về Pháp giam tiếp cho hết hạn tù đúng 10 năm. Năm 1963, Phan Lăng mới được tha, bị đuổi về quê quán là đất Bỉ...”.


Gặp Phan Lăng trên đất Bỉ...

Một đêm thu nơi xứ Bỉ, tôi rất vui sướng được gặp cụ Phan Lăng trong buổi khánh thành Đại sứ quán VN tại Bỉ. Cụ là khách mời của đại sứ Phan Thúy Thanh. Biết tôi là nhà báo từ VN sang, cụ ôm chầm lấy tôi. Trong vòng tay của cụ già tuổi 81, tôi cảm nhận hình như với người VN nào cụ Phan Lăng cũng đều có cái ôm xiết thân thiết và mạnh mẽ đến như thế!

Với âm sắc tiếng Việt lơ lớ, cụ Phan Lăng vẫn còn nhớ những giai điệu của bài dân ca Hoa đẹp chămpa, đã bao tháng ngày... của ngày nào. Cụ Phan Lăng kể: “Trở lại VN đầu tiên năm 1998 và lần thứ hai, năm 1999, mỗi lần sang VN tôi đều đi cùng một người con trai để chúng hiểu thêm về một đất nước mà tôi đã chiến đấu để bảo vệ cho nền độc lập. Tôi lấy vợ khi ở tù ra, vợ tôi người Bỉ gốc Pháp.

Mười năm ở tù khổ lắm nhưng tôi không nhục và không công nhận bản án này, vì tôi đã làm một điều tốt đẹp cho VN! Nhiều bạn tù biết tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở VN đã tỏ thái độ rất tốt với tôi và giúp đỡ tôi nhiều thứ”.

Khi ra tù, Phan Lăng lại tìm đường xin sang VN tiếp tục chiến đấu nhưng không biết đâu mà tìm đầu mối. Hồi đó Bỉ chưa có quan hệ ngoại giao với VN nên ước mơ này vẫn không thực hiện được.

Cụ nhón một điếu thuốc và nói tiếp: "Chuyến đi VN hai lần ấy có biết bao nhiêu việc vui. Anh em trong đơn vị cũ của tôi nhiều người đã mất nhưng những người còn ở Hà Nội hầu hết đời sống đều khá. Họ góp tiền cho tôi ở khách sạn, cho đi thăm vịnh Hạ Long. Anh em còn liên hệ với Đại sứ quán Lào cho tôi sang thăm chiến trường xưa một lần cơ đấy...

Mà những ngày tôi ở VN, ở Lào đâu có nhiều, gần mười năm cộng với mười năm trong tù thấm gì so với hơn 80 năm cuộc đời, nhưng sao nó hằn sâu đến thế! Tôi rất muốn sang lại VN lần nữa để được ở bên những đồng đội của tôi ngày nào".

Mặc dù không phải là công dân VN và đảng viên Đảng Cộng sản VN (cụ Phan Lăng là đảng viên Đảng Cộng sản Bỉ) nhưng với Sứ quán VN và Hội Hữu nghị Bỉ - Việt cụ vẫn xem đó như là nhà của mình, có công lớn việc nhỏ gì cụ cũng đều biết và thường xuyên lui tới và xem đó như một mảnh đất Việt trên nước Bỉ.

Không làm được gì thì đến chơi cho vui cho khuây khỏa. Như buổi khánh thành sứ quán hôm nay, cụ Phan Lăng nói đùa: "Giả thử không có ai mời, tôi vẫn cứ đến!".

Cụ không bắt tay mà ôm lấy tôi lần nữa, cái ôm chặt và nhanh, cho kịp chuyến xe điện cuối ngày. Nhà cụ cách đây hơn một giờ xe điện. Tôi ngậm ngùi nhìn dáng cụ tập tễnh thấp thoáng qua những chiếc lá vàng đang bứt ra từ hàng cây trước sứ quán cứ xoay tít trong làn gió thu lạnh.

XUÂN BA
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 12:28:51 pm »

Chọn phía những người bảo vệ tự do




Ông bà Milut - Hồ Chí Mạnh và Malican - Lan Anh hiện nay

Người đàn bà đứng tuổi ấy khiến tôi tò mò, không phải vì đôi ba nét Việt trên khuôn mặt tây tây, mà trên lòng và mu bàn tay chị vẽ những hoa văn tia tía nâu nâu khá lạ lùng... Chị cười xòe tay ra và nói đây là cả một câu chuyện dài.


Câu chuyện về người vợ Malican - Lan Anh

Tết của Morocco, của đạo Hồi theo lịch Mặt trăng thì có nhiều ngày tết lắm. Nhiều ngày tết nhưng có hai tết to là Tết Nhịn và Tết Cắt cổ cừu gọi là ngày Tết Cừu. Vào mỗi dịp tết như thế, những người đàn bà Hồi giáo lại lên núi kiếm mấy thứ lá rừng giã nhỏ với nhau rồi lấy nước bôi lên lòng và mu bàn tay.

Lúc chia tay, tôi với vợ chồng chị Lan Anh cứ dùng dằng tại sảnh khách sạn một hồi lâu bởi phải nối thêm một chuyện buồn. Chị Lan Anh - Malican muốn nhờ tôi một việc là về VN thì xuống Hải Phòng để tìm hỏi một người...

Nói đúng hơn là tìm một người Pháp tên Marcel Collier. Cũng như Milut và hàng trăm người lính lê dương khác do chán ghét chiến tranh thuộc địa vì nhiều lý do hoàn cảnh được giác ngộ đã tự nguyện chạy sang hàng ngũ Việt Minh, Marcel Collier từng tham gia cuộc kháng chiến cứu nước của chúng ta, được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến...

Hòa bình lập lại, Collier được chuyển công tác, như chị Lan Anh cho hay là về Ty Thủy lợi Hải Phòng ở bộ phận đê điều (?) trong nhiều năm. Collier lấy vợ người Việt chính là bà Minh và sau đó Lan Anh ra đời. Collier hồi hương về Marseille năm 1958, bà Minh không muốn đi. Giằng co lủng củng mãi rồi hai người chia tay nhau. Collier biệt tăm từ đó...

Nhiều năm nay, chị Lan Anh muốn tìm lại người cha của mình nhưng không có điều kiện. Không có thư từ hồi âm. Không một lời nhắn. Bố chị có còn sống? Cuộc sống của ông khi về Pháp ra sao?... May ra có thể ở Ty Thủy lợi của Hải Phòng người ta biết địa chỉ của Collier bên Pháp chăng?

Chao ôi, tìm đâu cho ra một tin nhạn mong manh giữa muôn trùng dâu bể này! Nhưng tôi cứ chép chi tiết này ra đây, may ra có người đọc biết được một manh mối nào đó?

 
Không phải ai bôi vẽ gì thì tùy mà trong mỗi thôn ấp phải có những người thạo vẽ hướng dẫn. Hình vẽ là những bùa chú gì đó mà mỗi khi hành lễ, qua những động thái sấp ngửa của bàn tay thì Đức Allah mới chứng cho lòng thành của họ!

Chị Malican cho hay khoảng mươi mười lăm hôm giặt giũ rửa bát sẽ hết. Vệt vẽ cũ chưa nhòe lại tiếp theo một cái tết nữa. Và thế là lại bôi lại vẽ tiếp! Chao ôi bận bịu bao thứ việc hồn rồi lại còn bao việc xác nữa...

Không biết người phụ nữ này lấy đâu ra lắm sức lực như thế? Nhà chị nuôi hơn 30 con cừu, 56 con dê, 7 con bò sữa. Lại có một lò gốm chuyên sản xuất chậu bát, lọ hoa. Có một đứa con bị tật nguyền đã 16 năm nay cứ nằm một chỗ ngu ngơ vô tri cười khóc...

Một đứa tật nguyền trong 12 đứa lành lặn. Nuôi cho được 12 đứa con đứa lành đứa dở như thế đến được cái đoạn lên bà ngoại bà nội bây giờ kinh tế dư dả còn tướp huống hồ hoàn cảnh không mấy suôn sẻ như ông bà Malican đây!

Quê mẹ chị ở Hà Đông. Bố là một người Pháp. Chị chỉ biết mặt bố loáng thoáng. Khi đã biên biết thì chị phải làm quen với người bố dượng là một người lính lê dương Morocco có tên Mohamet chạy sang hàng ngũ Việt Minh.

Năm 1972 chị theo mẹ và bố dượng sang đất nước xa lạ này đúng tuổi mười bảy. Và cũng năm đó chị lấy chồng.

Bữa nay chị đến đây cùng chồng bởi nghe nói có Thủ tướng và đoàn đại biểu VN ở khách sạn này... Chị thở dài cho hay điều kiện để 64 chị em đi cùng đợt năm 1972 ấy tụ họp được với nhau rất khó vì đa số kinh tế khó khăn, con thì đông.

Hai mươi bà đã mất, ôm theo nỗi đau đáu một lần về thăm quê mà chả được. Hiện nay nhà chị đang cưu mang một người là bà Tần. Bà Tần cũng sang Morocco cùng chồng năm 1972. Nhà nghèo. Không con. Chồng chết mấy năm nay.

Bà Tần nhiều lần tìm mọi cách để về quê VN. Có ít tiền dành dụm được không biết bà nghe xui khôn xui dại thế nào mà trao cả hộ chiếu lẫn tiền cho một kẻ bịp. Kẻ đó nói là có mối quan hệ quen biết ở Sứ quán VN tại Pháp nên đổi hộ chiếu dễ dàng! Rồi kẻ lừa đảo ấy lặn mất tăm!

Tôi ngó dáng người đã đầm đậm hơi ục ịch và bàn tay với những ngón thô ráp, lòng tay cộm dày nham nhở cả lên vì làm lụng công việc đồng áng, lòng bất giác dậy lên một chút thương cảm rằng người phụ nữ xứ mình cho dù đi đến góc biển chân trời nào đó cũng tất tả.

Cho dù góc trời nào đấy, cho dù ai đó có kiếm được kha khá nhưng những nét vất vả vẫn in hằn trên khuôn mặt, đặc biệt là trên đôi tay của họ.



 
Ông Milut (trái) và BS Việt ở Quân y viện 108 năm 1960


Câu chuyện về người chồng Milut - Hồ Chí Mạnh

Milut sang Đông Dương năm 1952 đúng 17 tuổi. Nhà nghèo. Milut đang học dở thì bị bắt lính. Morocco khi ấy là thuộc Pháp nên chuyện vào lính là việc đương nhiên và gia đình Milut có vẻ thở phào khi suất tiền lính đã giúp những người thân qua được những ngày khó khăn đói kém!

Nhưng Milut ngay từ trong trường học đã được nghe những tin tức về cuộc chiến tranh phi nghĩa của đội quân lê dương ở các xứ thuộc địa, trong đó có Đông Dương.

Sau này chạy sang hàng ngũ Việt Minh ông mới biết khi Pháp bắt lính thuộc địa xứ Bắc Phi ồ ạt sang Đông Dương, Hồ Chủ tịch đã từng gửi thư cho Abdelkrrim Khahabi - một thủ lĩnh Hồi giáo, người mà Morocco coi như một anh hùng dân tộc có tư tưởng bài Pháp thực dân ở thuộc địa - mong muốn vị thủ lĩnh Hồi giáo này sử dụng ảnh hưởng tinh thần của mình để yêu cầu lính Bắc Phi từ chối sang VN.

Với những người Morocco đã đăng lính sang Đông Dương, vị thủ lĩnh này nói như sau: Hãy chọn thái độ thích hợp nhất với niềm kiêu hãnh và danh dự của mình! Hãy chọn phía những người bảo vệ tự do!

Milut làm y tá trong đoàn quân lê dương. Sang An Nam, đơn vị của Milut đồn trú tại Ninh Bình. Ngoài những phen bị du kích quấy rối mất ăn mất ngủ, có bận đơn vị Milut bị bộ đội chủ lực Việt Minh đánh cho tơi tả trong chiến dịch Hà Nam Ninh.

Vốn sẵn đã lung lay tinh thần và cố tránh một cái chết lãng nhách lúc nào cũng rình rập, một đêm cuối năm 1952, Milut đem theo nửa bao tải đạn và ba khẩu súng chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Rồi Milut có tên VN là Hồ Chí Mạnh, được phân công vào một đơn vị địch vận chuyên viết truyền đơn bằng tiếng Ả Rập để nhằm vào đối tượng lính lê dương là người Ả Rập hoặc Hồi giáo.

Milut đưa tôi một tờ truyền đơn mà ông còn giữ được. Tờ truyền đơn đã nhàu nhĩ ố vàng in dòng chữ Ả Rập mà ông dịch: Những người VN chiến đấu như các bạn Morocco chiến đấu chống thực dân để giành độc lập cho dân tộc mình! Milut cho hay những tờ truyền đơn này được in bằng tiếng Pháp và tiếng Ả Rập do đơn vị địch vận của ông dùng đá in theo kiểu litho!

Milut học tiếng Việt khá nhanh. Ông cười bảo tiếng Việt khó nhưng cứ chủ động nói chuyện thật nhiều với dân, với cán bộ chiến sĩ trong đơn vị địch vận thì khắc vững ngay thôi! Liên miên những ngày những đợt đi phiên dịch khai thác tù binh, hàng binh...

Hòa bình, trước khi về Nông trường Việt Phi, Milut dạy tiếng Ả Rập cho con cái một số cán bộ cao cấp và cán bộ ngành ngoại thương có nhu cầu về ngoại thương buôn bán... Ông được mời về dạy ở Hải Dương, Yên Bái và năm 1959, từ Cục Địch vận, Milut chuyển công tác về Nông trường Việt Phi ở Ba Vì.

Nông trường mang tên Việt Phi vì là nơi tập hợp số anh em có hoàn cảnh như Milut và nhiều hàng binh làm công việc khẩn hoang, trồng lúa, hoa màu, nuôi bò, lợn, thỏ... Nông trường có 100 người Morocco.

Nhiều nhất vẫn là Algeria trên 100 người và Tunisia gần 50 người. Khoảng một nửa người Morocco và Algeria có vợ VN. Nhưng Milut thì vẫn độc thân! Với lại khi đó số anh em người Morocco, Tunisia và Algeria ở Nông trường Việt Phi đang sôi lên cái tin là sẽ sang Ai Cập chiến đấu chống bọn thực dân.

Rất nhiều người đã xung phong. Có nhiều người đã bán bò và tài sản... Nhưng sau việc đó không thành! Năm 1972, Milut về Morocco cùng đợt với Lan Anh. Họ biết nhau rồi nên vợ nên chồng...

Theo nghề y tá, thời gian sau hòa bình lại học thêm nghề châm cứu nên về Morocco Milut có nhiều việc làm... Tiếng lành đồn xa, người ta tìm đến ông nhiều lắm. Dù sao châm cứu bấm huyệt cũng là món lạ độc đáo ở xứ này!

Milut được sung vào đội y tế của hoàng gia chuyên chữa bệnh cho hoàng thân quốc thích và nhiều bận được châm cứu bấm huyệt cho cả đức vua Hassan II. Bây giờ đã nghỉ hưu nhưng cứ thứ sáu hằng tuần ông lại được mời vào hoàng gia để thăm và chẩn bệnh...

Ông Milut hi vọng cuộc thăm này của Thủ tướng VN sẽ mở ra nhiều khả năng làm ăn giữa doanh nhân hai nước và nhất là Sứ quán VN được mở ở Morocco, khi đó sẽ có thêm điều kiện về thăm mảnh đất thân yêu mà suốt 20 năm ông đã có biết bao kỷ niệm.

Cái âm sắc Việt rủ rỉ mà tôi thấy như có chút chi rưng rưng khi ông nói: “Tôi cứ thấy cơ hội về thăm VN để gặp những người bạn mỗi năm mỗi xa ra ông ạ...”.

Rưng rưng giọng nói ấy và rung rung bàn tay ấy khi ông đưa cho tôi coi tấm ảnh đã xuộm vàng chụp cùng người bạn ông tên là Việt, bác sĩ ở Bệnh viện Quân y 108 mà một lần ông đã điều trị vào cái hồi xa lắc ấy!

XUÂN BA
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2007, 01:24:36 pm »

Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh, VN đã tổ chức cuộc gặp mặt bạn bè quốc tế từng hoạt động giúp đỡ VN. Trong số khách mời có 2 ông Nguyễn Văn Bông (Fitsitzoglou Kostantinos) và Nguyễn Văn Lập (Sarantidis Kostantinos), cựu chiến binh người Hy Lạp từng tham gia QĐNDVN.

Bài PV ông Nguyễn Văn Lập trên VietNamNet.

Gặp anh lính lê dương "đào ngũ" về với Việt Minh


(VietNamNet) - Ông là một trong rất ít người nước ngoài có mặt trong lực lượng Việt Minh từ năm 1946. Ông nói quyết định đi theo Việt Minh là "lần đầu tiên tôi tự quyết định số phận của mình"

 
Người lính già từng đối mặt rồi vượt qua những thử thách tử sinh Nguyễn Văn Lập. Ảnh: GiangVT.
 
Sinh năm 1927, ông ngồi trước chúng tôi khi đã bước qua tuổi 78 nhưng gương mặt ánh lên vẻ hồng hào, tiếng nói sang sảng của một người lính già từng đối mặt rồi vượt qua những thử thách tử sinh.

Trong bản đăng ký danh sách hơn 100 đại biểu quốc tế có mặt tại VN dự Lễ kỷ niệm Quốc khánh 60 năm, tên Hy Lạp của ông là Sarantidis Kostantinos. Nhưng ông muốn được người ta gọi mình với cái tên VN: Nguyễn Văn Lập.

"Sao lại nói tiếng Anh với tôi!"

Ông Lập khiến mọi người chú ý trong đoàn đại biểu khi ông ngỡ ngàng kêu lên với người bạn cũ: "Sao lại nói với tôi bằng tiếng Anh!", tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) lúc ông nghe lời chào tiếng Anh từ bạn mình.

Ông trò chuyện với chúng tôi bằng vốn tiếng Việt "sõi" không chê vào đâu được. Cũng là điều dễ hiểu, khi ông từng ở VN suốt 19 năm trời, tham gia Việt Minh, khu vực Liên khu V.

Lần thứ 9 quay lại VN cùng gia đình, nhân dịp Lễ Quốc khánh 60 năm, câu chuyện của ông bắt đầu trở lại từ những ngày đầu năm 1946...

Tôi tự quyết định số phận cuộc đời mình

 
Tại Việt Nam, một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời tôi đã bắt đầu. Ảnh: GiangVT.
 
Ngày 16/2/1946, anh lính lê dương 18 tuổi Sarantidis Kostantinos của quân đội Liên hiệp Pháp lần đầu tiên đặt chân đến VN.

Nơi đặt chân đầu tiên của Kostantinos là Sài Gòn. Phan Thiết là nơi đồn trú hơn 1 năm. Cũng tại đây, một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời ông bắt đầu.

Ông kể "Một lần tên quan hai ra dắt theo một người vợ, một cô con gái đẹp. Tôi cũng thích, muốn tán nó. Còn trẻ mà, (ông cười tươi).

Cuối cùng hoá ra không phải cô làm tiền mà cô ấy là tình báo. Chính việc tìm hiểu nhau, gặp nhau, cô đã giải thích khiến tôi có ý định đi theo Việt Minh. Cô tên là Ly Ly, tên thật hay bí danh thì tôi không biết. Cô cắt nghĩa cho tôi đại khái Việt Minh là như thế nào".

Câu chuyện diễn ra khi Kostantinos mới 18 tuổi. Cho rằng đó là gái làm tiền, chàng lính trẻ dùng tới... 300 quan tiền để... cho. "Lúc bấy giờ số tiền đó là rất nhiều. Nếu cô ta đi làm tiền thì phải mê tiền. Nhưng cô ấy không nhận, đem trả lại".

Cho tới một hôm quan hai đi vắng. "Lợi dụng lúc đó, 2h đêm tôi mò vào buồng. Tôi muốn tìm hiểu về Việt Minh. Vậy là cô ta nói chuyện với tôi về Việt Minh. Tôi bắt đầu biết được đôi chút cái gọi là Việt Minh mà tôi muốn tìm hiểu", ông tần ngần nhớ lại.

Chính lúc đó, anh lính trẻ đã nung nấu trong lòng ý định tìm về Việt Minh.

Tuy nhiên, phải mãi cho đến ngày chuyển ra Mũi Né (Phan Thiết), trong một cuộc càn quét, lính lê dương bắt được một người Việt mang theo tới 3000 tiền Đông Dương.

"Thằng xét nói rằng người này là Việt Minh vì chỉ có là Việt Minh mới mang nhiều tiền như thế". Qua điều tra, anh ta là người phụ trách hậu trạm, đi mua lương thực cung cấp cho bộ đội.

"Chừng 10-15 ngày bị tra tấn nhiều quá, ông ta không khai, thì tôi đánh giá người ấy là tốt, không phải là kẻ phản bội. Lúc đó tôi xin phép thằng quan hai đem anh ta xuống biển tắm giặt.

Tôi nói với ông ta tôi là người Hy Lạp. Tôi không muốn đánh nhau với Việt Minh. Tôi nói tôi biết sơ qua về Việt Minh. Lúc đó ông ta chưa tin tưởng, sợ... nhưng qua hai, ba ngày sau, cách tôi đối xử như vậy khiến ông ta tin.

Đến 1-2h ngày 4/6/46, cùng với một người Tây Ban Nha cũng xin đi theo, tôi và ông Biển nữa là ba người, xách súng chạy lên rừng".

Câu chuyện "trở súng" theo Việt Minh của ông chỉ giản đơn có vậy. Ra đi một cách tự nguyện. Cho dù, như ông lý giải, "tôi cũng chưa biết Việt Minh là như thế nào, chủ nghĩa ra sao. Nhưng còn bọn Pháp thì giết người nhiều quá".

 
Lần đầu tiên tôi tự quyết định số phận của mình khi 18 tuổi. Ảnh: GiangVT.
 
Đã hiểu rằng, nếu rơi vào tay quân đội Pháp, "bất quá là nó giết" nhưng ông bảo, "trong bụng đã kiên quyết sẽ không bao giờ đầu hàng chúng nó. Thà tự sát còn hơn".

"Đây là tôi, tôi của tuổi 18, lần đầu tiên tự quyết định số phận của mình, quyết định đi theo con đường mình chọn. Nên bất cứ những gì xảy ra đều phải chịu đựng và vượt qua, chứ quyết không làm nhục bố mẹ tôi, quyết không làm nhục dân tộc Hy Lạp", ông nói.

Cái tên Nguyễn Văn Lập cũng ra đời từ đó. Ông Lập nói: Tên ông là sự kết họp của họ Nguyễn, theo Nguyễn Ái Quốc, Văn là văn hoá, Lập là lập nên, xây dựng, lập lại. "Lúc đó thì biết thế thôi" .

Tôi tự hỏi sao họ tin tưởng tôi đến thế?

Ông kể, ngày gặp Việt Minh đầu tiên, số vũ khí của cả trung đội lúc bấy giờ không có gì cả. Ông và người bạn Tây Ban Nha bỏ lại phía sau một quân đội trang bị "tận răng", để gia nhập vào "đội quân chân đất, hai tay không, ốm gầy, bụng đói đi ...đánh đuổi Pháp".

Tuy nhiên, những suy nghĩ đó thoáng qua rất nhanh.

"Từ phút đầu, tôi đã nhập vào lý tưởng của người Việt Nam, nên không có gì phải suy nghĩ cả. Thiếu ăn, không phải chỉ mình tôi thiếu ăn. Mọi người như nhau, có gì thì cùng chịu đựng, chia sẻ với nhau".

Suốt 9 năm, ông sống, chiến đấu, tham gia từ công tác địch vận, chính trị tới dân vận ở Liên khu 5 cho đến ngày ra Bắc tập kết.

Ông bảo mình không hề cảm thấy lạc lõng khi mình là người nước ngoài hiếm hoi trong một đội quân xa lạ. Ông nhận được sự đối xử tử tế. "Thậm chí, đôi khi tôi phải tự hỏi sao họ tin tưởng tôi đến thế nhỉ. Không có một chút nghi ngờ nào cả".

Có những đêm ông gác canh cho trung đội ngủ cách đồn lính chỉ 100m, chờ đến giờ tấn công. "Tôi là trung đội trưởng phải thức cho đến giờ phút cuối cùng xung phong. Tất cả trung đội của tôi ngủ hết. Nhưng tôi không bao giờ phản bội, cho dù hy sinh cũng đành".

Ông giải thích, ông nhận được niềm tin tuyệt đối từ cán bộ cấp trên cũng như dưới. Rồi cả những cán bộ cấp cao như Cục trưởng, Chính uỷ liên khu 5 cũng giao cho ông những công tác quan trọng. Cho nên, ông thề phải đáp lại sự tin cậy đó.

 
 
Hồi năm 1954, tôi đã làm trung đội trưởng 1 đơn vụ "thu dung" ở Thanh Hoá. Ảnh: Hà Trường.
 
Năm 1954, ông tập kết ra Thanh Hoá, làm trung đội trưởng một đơn vị "thu dung" (thu lại để sử dụng - NV) ở Bảy Thường. Lúc đó rừng bị phá, dân đói nên công tác chủ yếu chống đói cho dân.

"Ba tháng khổ vô cùng vì suất cơm của tôi phải ăn cả gia đình. Một suất gạo (bằng một lon gạo) ăn mấy người làm sao đủ. Phải đi cắt rau đem về nấu súp. Cái súp đó cho lợn ăn nhưng chúng tôi vẫn phải ăn để sống. Nhất thiết không được bắt gà vịt của dân".

Đến năm 55, ông ra Hà Nội, phụ trách cung tiêu vận tải tại sân bay Gia Lâm. Năm 1956, chuyển ngành về Bộ Văn hoá, làm phiên dịch ở nhà in Tiến Bộ đồng thời làm cho xưởng phim.

Sau đó ông lại về công tác ở Bộ Công nghiệp, lên mỏ thiếc Cao Bằng làm phiên dịch cho chuyên gia Liên Xô. Năm 1962, chuyển sang làm phiên dịch cho một mỏ than ở Lạng Sơn.

Sau 19 năm tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước, năm 1965, ông rời Việt Nam.

"Trước sau gì tôi vẫn là người VN"

Huân chương đeo đỏ ngực, sau nhiều thăng trầm, nay ông mãn nguyện ngồi ôn lại những gì mình đã trải qua. Cống hiến 19 năm trong quãng đời đẹp nhất vì Việt Nam, Nguyễn Văn Lập còn nhớ rất rõ nhiều kỷ niệm vui, buồn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông đã "2 lần xin vào Nam nhưng không cho. Các đồng chí bảo đồng chí Lập chiến đấu như thế là đủ rồi.

Tôi không trực tiếp chiến đấu. Nhưng kháng chiến không có nghĩa là chỉ cầm súng. Người cầm súng phải ăn. Người nuôi ăn là kháng chiến. Người sản xuất cũng là kháng chiến. Vì thế, ngoài 8h làm việc, chúng tôi còn làm thêm 4h mỗi ngày không công cho miền Nam".

Ông cũng kể, thời kỳ sửa sai, ông từng được cấp trên gọi lên cho phép "lấy 2 vợ", khi vợ cũ trở về. "Nhưng mọi chuyện đã qua rồi", ông lại cười bao dung.

"Trên một chặng đường đi, có nhiều khúc quanh, khúc cua, nhưng quan trọng nhất là đi thẳng tới mục đích mà mình chọn lựa", ông triết lý như vậy về cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như vận mệnh của một đất nước.

 
Tôi vẫn tự thấy mình là "người Việt 80%". Ảnh: GiangVT.
 
Từ ngày về nước đến nay, ông nói, chưa khi nào cắt đứt liên lạc với VN. Bạn bè vẫn thư từ thường xuyên, liên tục thông báo tin tức. Trước khi có VTV4 thì phải bắt đài TQ phát bằng tiếng Pháp để theo dõi tin tức về VN.

Ba người con ông đặt tên là Trung, Nam, Bắc. "Chúng nó rất ngoan, hiền, đi đâu cũng được quý. 2 đứa là giáo viên, trong đó 1 đứa dạy môn lịch sử Hy Lạp. Tôi tự hào vì chúng là người Việt Nam dạy lịch sử Hy Lạp", ông cười mãn nguyện.

Sau 40 năm sống tại quê nhà Hy Lạp, ông già Kostantinos vẫn tự thấy mình là "người Việt 80%".

"Trước sau gì tôi vẫn là người VN. Tên tôi vẫn là Nguyễn Văn Lập không có gì thay đổi cả. Cách sống vẫn là người VN, cách nghĩ bằng Tiếng Việt trước, tiếng Hy Lạp sau. Trông mặt mũi người ta cũng bảo tôi là người VN, không biết biến chuyển như thế nào", ông cất tiếng cười khà khà.

Cũng từ năm 1965 đến nay, cứ 2-3 năm một lần, gia đình ông lại về thăm VN.

Câu chuyện của chúng tôi chốc chốc lại bị ngắt quãng bởi những người bạn cũ VN đến bắt tay, chụp ảnh với ông.

"Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là sống khoẻ, sống vui để sống lâu, hằng năm đi về Việt Nam để ngắm nhìn đất nước đang phát triển vượt bậc, hằng ngày", ông tâm sự với chúng tôi khi chào tạm biệt bằng cú dứt tay của người lính già, từ những ngày còn gian khó.

Hà Trường - Việt Lâm
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 10:16:22 pm »

Bài sưu tầm trên mạng. Vì một số lí do, xin phép không ghi nguồn.


Cha tôi, giữa những quê hương

Claudia Việt-Đức Borchers
Phạm Kỳ Đăng dịch
 
Trong dòng xoáy của lịch sử Việt Nam thế kỉ vừa rồi có những số phận là tụ điểm của mọi xung đột và vận động của thời đại, song thời đại dường như không muốn nhớ đến. Erwin Borchers, một người Đức, mang tên Việt do Hồ Chủ Tịch đặt là Chiến Sĩ, thuộc về số ấy.

Sinh năm 1906 tại Straßburg (Elsaß) khi ấy còn thuộc Đức, theo học văn chương Đức và Pháp, ông sớm gia nhập Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức và tham gia các hoạt động chống phát-xít, để cuối cùng phải sang Pháp, trốn sự truy bức của chính quyền Quốc Xã. Tại Pháp, lại bị quản chế vì bị tình nghi là gián điệp Đức, năm 1939 ông chọn con đường gia nhập quân đoàn lê dương của Pháp để thoát tù đầy và hi vọng đứng dưới ngọn cờ Pháp chống lại Đức phát-xít. Nhưng sau 2 năm ở Algérie rồi sang Đông Dương, thất vọng về mục tiêu tái chiếm Việt Nam làm thuộc địa của Pháp, ông cùng Rudolf Schröder, một trí thức cánh tả Đức, và Ernst Frey, một người Áo, đảng viên cộng sản, thành lập một chi bộ cộng sản trong quân đoàn lê dương của Pháp và bắt liên lạc với Việt Minh. Khi Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương, ông bị Nhật giam giữ một số tháng. Năm 1945, cùng 2 người đồng chí kể trên, ông được một chiếc xe hơi Mĩ của Việt Minh đón về đại bản doanh của lực lượng kháng chiến, và được Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh đích thân đón nhận vào hàng ngũ kháng chiến. Trong suốt 9 năm kháng chiến, Erwin Borchers giữ nhiều trọng trách trong hoạt động tuyên huấn và địch vận, ra tờ báo đầu tiên của Việt Minh bằng tiếng Pháp, kêu gọi lính Pháp và lính lê dương trong quân đội Pháp bỏ hàng ngũ, về với chính nghĩa của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, giáo dục hàng binh và tù binh Pháp, ... và có mặt trong trận Điện Biên Phủ lịch sử.

Khác với Ernst Frey và Rudolf Schröder - cả hai đều trở về châu Âu khi ảnh hưởng của Trung Hoa Đỏ từ đầu những năm 50 ngày càng lớn và những cuộc chỉnh huấn trong Việt Minh theo mô hình Mao ngày càng gia tăng- Erwin Borchers ở lại Việt Nam với gia đình, người vợ Việt Nam và ba đứa con, làm việc cho thông tấn xã Cộng hoà dân chủ Đức ADN tại Hà Nội. Trong thời kì Nhân văn-Giai phẩm, ông bị canh gác và theo dõi. Năm 1965, ông cùng gia đình rời khỏi Việt Nam, về sống tại Đông Berlin thuộc CHDC Đức, làm phóng viên đài phát thanh. Năm 1968, vì nhiệt liệt đón chào Mùa Xuân Praha, ông gặp rắc rối với "cấp trên", và một lần nữa đi tìm một quê hương mới: Erwin Borchers trốn sang Tây Berlin. Ông rất muốn trở về Strasbourg nay đã thuộc Pháp, nhưng không thể, vì tại đó ông sẽ bị bắt giam và truy tố vì tội đào ngũ và phản quốc. Năm 1984, 5 năm trước ngày bức tường Berlin sụp đổ, Erwin Borchers mất ở Tây Berlin, sau nhiều năm cô đơn và trầm cảm. [1]

Đầu năm 2004, Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức một hội nghị về những người Đức phục vụ trong quân đội Pháp, bỏ hàng ngũ sang phía Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương. Bài phát biểu sau đây của Claudia Việt-Đức Borchers, con gái Erwin Borchers, được đọc trong hội nghị này. Claudia Việt-Đức Borchers, hoạ sĩ, hiện sống ở Berlin.



Kính thưa các cô các bác, các vị khách quý cùng người chị gái, anh rể, cả con trai tôi cùng đi từ Berlin tới đây khiến lòng tôi vui mừng khôn xiết!

Ngày hôm nay và chính tại đây trên thành phố Hà Nội thân yêu, nơi tôi lớn lên, tôi coi việc được nói chút ít về người cha của mình là một điều vinh hạnh.

Hẳn không là ngẫu nhiên, sau 36 năm tôi lại lại có duyên với ông già Goethe, như người Đức thường gọi. Lần đầu tiên biết đọc và hiểu bài thơ Chào và Giã biệt của Goethe, tôi đã thật tự hào. Có lẽ khi đó tôi thuộc về số ít người nhiệt thành tìm hiểu tác phẩm của thi hào được giới thiệu như vậy ở nhà trường chăng?

Khi ông Heinz Schütte mời tôi nói về cha tôi, tôi đã nghĩ rất nhiều. Trước hết là câu hỏi: người đàn ông ấy có ý nghĩa gì trong tôi, đứa con gái của ông, vì với chúng tôi, các con ông, ông mang vẻ gì xa lạ. Ông là người Âu, có chiếc mũi dài, một người "mũi lõ", trắng trẻo và sáng sủa. Ðôi khi tôi sợ hãi vẻ xa lạ của ông. Ðó là một cảm giác pha trộn giữa yêu và sợ. Ông là một người cha dịu dàng: khi tôi khóc, ông bế tôi vào lòng và dỗ dành. Có lần mẹ kể rằng ngày giải phóng, khi chúng tôi từ rừng núi trở về Hà Nội, cha bế tôi trên tay vì sợ có sự gì xảy ra với tôi, suốt dọc đường hành quân dài 20 km mới tới trạm nối tiếp. Khi đó tôi mới 4 tuổi. Tôi được đặt tên là Việt-Ðức, hàm nghĩa Việt Nam và Ðức, nhờ trận đánh Ðiện Biên Phủ. Tôi sinh ra dưới một lán lều tre - nên mới đầu mẹ gọi tôi là con bé Mai. Dạo ấy cha tôi đi suốt ngày, một bữa về nhà nói với chúng tôi rằng ông phải đi Ðiện Biên Phủ, vậy nên đứa bé phải mang một cái tên gì gợi nhớ tới ông, nếu chẳng may ông không trở về từ mặt trận này. Và thế là tôi nhận cái tên Việt Ðức, một cái tên đã khiến tôi khá khổ sở. Tôi không ưa cái tên này vì nó đặc chất đàn ông. Trong trường học, chúng bạn coi tôi là cậu bé và điều đó khiến tôi giận dỗi. Còn ở Ðức, các bạn Ðức phát âm cái tên này cứng như "vịt đúc bằng sắt" vậy. Ngoài ra tôi biết quá ít về cha tôi. Những gì lọt vào tai tôi là những điều ta thán của mẹ như "bố con chẳng thấy mặt mũi đâu", "bố con chỉ ưa đám đàn ông tụ họp, chẳng chăm lo gì cho gia đình". Nhưng ông đi đâu? Chẳng lẽ ông luôn đi vắng? Tôi chỉ lờ mờ dự cảm rằng ông ở sâu trong rừng rậm. Trong lời kể của mẹ, cha tôi luôn vắng nhà. Suốt thời quân Nhật chiếm đóng Hà Nội, mẹ tôi nuôi giấu cha tôi một nơi, chăm bẵm ông, lo cháo cơm và thuốc lá. Hẳn bà phải rất yêu ông, vì dạo đó ai nuôi giấu một người Tây sẽ chịu tội tử hình.

Cha tôi có là một trí thức cao ngạo không? Gì thì gì, trong số người Đức rời bỏ hàng ngũ, ông bị nhiều kẻ luôn ganh tị. Tuy vậy cha thường nói với tôi rằng những năm tháng chiến tranh Ðông Dương là quãng thời gian bổ ích nhất của đời ông, cả khi trong rừng sâu đầy thiếu thốn. Nhiều khi không có gì mà ăn. Nhưng sự đồng cam cộng khổ của con người dạo đó, tình yêu của người Việt Nam dành cho ông đã xóa nhòa gốc gác Âu châu của ông. Cũng vì vậy, với chúng tôi, cha tôi có chút gì đặc biệt. Nếu cha và mẹ nói tiếng Pháp với nhau thì các con ngồi chầu rìa vì chúng tôi không hiểu tiếng Pháp. Căn nhà của chúng tôi là điểm gặp gỡ của người Ðức. Cha tôi là người thích quây quần.

Cách đây vài năm, ở một làng vùng Mecklenburg, do một sự tình cờ tôi gặp được một người Ðức xưa đi lính lê dương. Dạo ấy người đàn ông này bị bắt làm tù binh. Ông ta kể tôi nghe về cha tôi rằng, thay vì việc phải tẩy não người ta về mặt chính trị bố tôi lại thích trò chuyện về những chủ đề phi chính trị và còn uống bia với họ.

Trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà chúng tôi ở bị theo dõi. Cha tôi có nhiều mối giao du với các trí thức ở Hà Nội. Ông có học và hiểu biết rộng. Chẳng ai ngạc nhiên là ông được nhiều phụ nữ bám quanh. Sau ngày giải phóng, ông gặp rắc rối với Đảng ở đây. Có thể nói là người ta đã bỏ rơi ông, coi ông là "quá tư sản", không đủ lòng "trung thành với đường lối" thời ấy. Ông cấm con cái là chúng tôi không đựợc hát những bài hát thiếu nhi mang màu sắc chính trị học ở trường về, bởi nội dung các bài hát đó quá giáo điều. Cha tôi luôn chống đối mọi giáo điều, nhưng trong thẳm sâu con tim ông vốn nguyên là một người cộng sản. Thất vọng vì tất cả, ông không muốn tham gia cuộc chiến tranh giải phóng tiếp theo ở Việt Nam. Thế nên trong hoàn cảnh đó, ông quyết định trở về quê hương, nước Đức. Chuyện đó xảy ra năm 1966.

Về đến Cộng hoà dân chủ Ðức, lúc đầu cha tôi hào hứng bởi ý tưởng một nước Ðức mới. Sự bẽ bàng đã tới cùng với mùa xuân Praha 1968. Ông đã thẳng thừng nói tuột ý nghĩ trong một cuộc họp chi bộ Đảng để rồi sống lặng lẽ, rút sâu mãi vào nội tâm. Nhưng càng vậy ông càng chăm lo hơn tới những đứa con đang học đại học của mình. Mười năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ, ông nói với tôi: "Bố cứ cho nhà nước này giỏi lắm là 10 năm nữa. Nếu cứ tiếp như vậy thì sụp đổ hết mà thôi."

Cha tôi là một con người tốt bụng. Tôi cho rằng, dòng máu miền đất sông Rhein đã bảo tồn con người ông trải qua nhiều tháng năm rối ren và tàn tệ trong đời. Có lần ông nói với tôi rằng ông muốn được rắc nắm tro của mình vào một nơi nào đó trên đất Việt Nam. Việc đó chẳng bao giờ thực hiện được. Lúc tuổi đã cao, ông lại đổi chiến tuyến, bởi chua chát và thất vọng: ông sang Tây Berlin. Tuy vậy sau này tôi được biết, trước khi mất, hàng năm ròng ông rơi vào trạng thái u uất trầm cảm. Trong tôi còn lại một người cha, thế nào đó, như thể một người không có quê hương.

Ðôi khi tôi ước rằng cha tôi còn sống, để được nghe ý kiến của người về thời thế hôm nay. Người ta hay hỏi tôi: tôi suy nghĩ trong tiếng Ðức hay trong tiếng Việt. Ðiều ấy thật không mấy quan trọng nữa. Với người Ðức, tôi nghĩ bằng tiếng Ðức và bên bè bạn Việt Nam, tôi nghĩ bằng tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của tôi. Tôi tự hào làm người con của mẹ cha khác biệt hai dòng máu. Hoàn cảnh đó đã làm cuộc đời tôi phong phú hơn.

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã dành chút thời gian lắng nghe.


[1]Một số sự kiện nêu trên được tổng hợp từ bài "Stalingrad của Pháp" (Frankreichs Stalingrad) của Sebastian Fellmeth, đăng trên Die Zeit, 04.3.2004, http://www.zeit.de/2004/11/A-Indochina
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2007, 10:18:25 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM