Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:44:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103466 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #60 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:01:48 pm »

Kỳ cuối: Cha - con và câu chuyện “nhịp cầu”

TT - Tháng 4-1955, Platon Alexandrovich và cô con gái Janine ra Hà Nội rồi trở về nước Nga sau 15 năm trời luân lạc. Từ đấy ông chuyển sang làm báo, dùng ngòi bút, sự trải nghiệm của đời mình để nối nhịp cầu Nga - Việt, truyền đi những thông điệp hòa bình...


Tấm ảnh kỷ niệm chụp trước khi Platon rời VN

Hãy nói tiếng Việt và hướng về nơi ấy...

Giải thích về sự lựa chọn xin vào làm việc ở ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva, Platon viết như sau:

“Tôi chọn nghề báo để có cơ hội chia sẻ với mọi người những trải nghiệm đáng sợ của một người lính đã đi qua nhiều cuộc chiến. Có hai lý do chính để tôi chọn nghề này. Thứ nhất, với 15 năm binh nghiệp, lúc đứng về chính nghĩa, lúc bị đẩy về bên kia, tôi đủ hiểu súng ống, chiến tranh là điều không nên có ở bất cứ nơi nào. Tôi muốn dùng ngòi bút để truyền đi thông điệp đó. Thứ hai, tôi chọn về làm ở ban tiếng Việt là vì quê hương thứ hai của tôi, vì đứa con gái mang nửa dòng máu Việt, đó là Janine”.

Ở ban tiếng Việt Đài phát thanh Matxcơva, Platon Alexandrovich là một trong số ít phát thanh viên nói giọng Nam bộ khá chuẩn. Cứ mỗi lần có cán bộ miền Nam nào sang Nga là ông lại tìm đến để nói tiếng Việt. Nhiều cựu sinh viên VN khi trở lại Nga, gặp ông đều tranh thủ ôn lại vốn tiếng Nga nhưng ông không chịu: “Hãy nói với tôi bằng tiếng Việt. Hãy kể cho tôi về VN, về các má và xứ dừa quê ngoại Janine”.

Để đứa con gái hiểu hơn về quê ngoại, ông dạy cho Janine tiếng Việt. Rồi khi Janine lớn lên, ông lại hướng con gái mình vào làm cùng ban tiếng Việt Đài phát thanh Matxcơva.

Janine nhớ lời cha dạy khi mới vào nghề: “Cha không muốn con quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đó là lý do cha muốn con vào làm ở đây. Có thể cha sai, nhưng lương tâm của một người cha không cho phép để con mình quên mất nguồn cội. Con hãy học tiếng Việt, hãy nói tiếng Việt và hãy hướng về nơi ấy như là quê hương của mình”.

Đưa những xấp bản thảo bằng tiếng Việt lúc mới chập chững bước vào nghề, Janine kể: “Lúc ở nhà, bố thường nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt. Bố sửa cho tôi từng con chữ, từng cái dấu... Ông vừa là một người cha mẫu mực, vừa là một người thầy nghiêm khắc, một đồng nghiệp tin cậy. Có lần, khi đọc xong bản thảo của tôi, ông đỏ mặt rồi vò ném ngay vào giỏ rác. Đó là lần tôi viết sai địa danh “Bến Tre” thành “Bến Che”.

Với ông, mảnh đất này như là máu thịt, là thánh địa của linh hồn. Vì thế, không được hiểu sai, không được viết sai dù chỉ là một cái dấu”. Để con giỏi tiếng Việt hơn, dù khó khăn nhưng Platon vẫn cố gắng thu xếp cho con về Hà Nội học thêm tiếng Việt ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đó là lý do Janine nói tiếng Việt chuẩn theo giọng Bắc.

Nói về điều này cô cũng có cách lý giải khá thú vị: “Gia đình tôi có nét giống như số phận của nhiều gia đình người miền Nam tập kết ra Bắc: bố nói giọng Nam bộ còn con nói giọng Bắc. Nhiều người thường nói đùa gia đình của bố Thành là dân tập kết...”.

Dịp kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống tiểu đoàn 307 (1988), tỉnh Bến Tre đã mời ông trở lại VN. Cuộc hội ngộ giữa những cựu binh có nhiều nước mắt, nhiều tiếng cười. Sau khi cùng nhau hát vang “Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang...”, các đồng đội hỏi ông có nguyện vọng gì ở Bến Tre? Vẫn mộc mạc, chân tình như thời ở chiến khu, ông nói: “Cho tôi được ăn một bữa cơm với ba khía và rau lang luộc chấm chao cùng các má ở chiến khu!”.


Janine (thứ hai từ phải sang) bên mộ mẹ, trong lần trở về thăm quê ngoại năm 1988 - Ảnh do gia đình cung cấp

“Trước chiến tranh là hòa bình!”

Janine nhớ lại những ngày cuối đời của bố:

“Bố thường thức dậy lúc nửa đêm, châm trà ngồi trầm tư một mình. Những lúc như thế ông thường kể cho tôi nghe chuyện những người Do Thái bị người Đức sát hại dã man mà ông chứng kiến. Ông kể cho tôi nghe về những đứa trẻ khóc thét bên xác cha ở xứ dừa, về những bà má nhìn con chết mà không dám khóc... Bố luôn nhắc tôi rằng trước chiến tranh là hòa bình! Đừng bao giờ tìm hòa bình sau chiến tranh, hãy nhớ trước đó hòa bình đã hiện hữu. Chiến tranh là kết cục của lòng thù hận, lòng tham...”.

Platon Alexandrovich dạy con gái lúc mới tập tành cầm bút: “Con hãy đứng về những người yếu thế, những người bị áp bức nhưng cũng đừng thù hận những người trót lỡ lầm...”. Người vợ ở Bến Tre đã rời bỏ ông khi ông rút về hoạt động bí mật, nhưng ông vẫn giữ những tấm hình thời son trẻ của bà đến tận ngày ông qua đời. Ông luôn nói với Janine những điều tốt đẹp về mẹ, xem quá khứ như là một nỗi buồn của chiến tranh, loạn lạc.

Năm 1988, có dịp trở lại VN, ông kính cẩn đặt lên mộ mẹ vợ và vợ những bó hoa tươi do chính mình mua rồi nói với Janine: “Nếu con biết tha thứ, cuộc đời sẽ bớt đi những gánh nặng muộn phiền”.

Ông ghi lại những suy nghĩ của mình: “Thật lòng mà nói tôi không hề căm ghét người Đức, tôi cũng không thù hận người Pháp. Điều duy nhất tôi căm thù là chiến tranh, là áp bức! Nếu có dịp, tôi sẽ bắt tay với những người đã hành hạ tôi lúc còn là tù binh, tôi sẽ ôm những cựu lính lê dương để nói với họ: tiếc rằng tôi và anh không biết nhau trước khi chiến tranh xảy ra, lúc ấy là hòa bình!”.

Trước khi chia tay, Janine đưa tấm hình của bố chụp trước khi về Nga cho tôi xem, đó là bức hình Platon đứng bên hàng cau với vẻ đầy lưu luyến. Chị nói: “Tôi sẽ đưa con và các cháu trở lại xứ dừa để nói với chúng rằng nơi ấy là một phần máu thịt của chúng. Kể cho chúng nghe về chiến tranh, kể về ông ngoại để chúng hiểu cái giá của hòa bình...”. Đó cũng là ước mơ cuối đời của “Việt Minh” Platon Alexandrovich!

THẾ ANH
Logged
NHATDUONGCHI
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2010, 12:53:42 pm »

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328500&ChannelID=89
Mộ của hai chiến sĩ quốc tế người Đức có tên Việt Nam là Chiến Đấu và Chiến Thắng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 05:36:54 am »

Đố các đồng chí biết ai đây.   Lips sealed



Logged
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 08:51:25 pm »

Ông này có phải người Đức không Chủ nhiệm?
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 03:18:52 am »

Báo cáo, không.

Tiếp này.

Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 03:40:03 am »

Báo cáo, không.

Tiếp này.

Một sĩ quan cấp úy nhưng mà khi mất được hưởng tiêu chuẩn còn hơn nhiều vị tướng vì được nằm trong Mai Dịch, cạnh nhiều người nổi tiếng khác của Việt Nam  Grin. Đại úy Hồ Chí Toán tức Stefan Kubiak, người Ba Lan & là con nuôi ông Cụ  Roll Eyes
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 05:00:34 am »

Biết ngay là không qua được mắt chủ nhiệm Cục Cán Bộ.  Wink



Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #67 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 08:08:33 am »


Khun Chhy nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Campuchia, nguyên chiến sĩ quốc tế thuộc Tiểu đoàn 307 và từng là học viên Trường Sĩ quan Lục quân. Xin đọc bài viết chi tiết tại địa chỉ: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-15-gap-cuu-bo-truong-vua-la-viet-cong-vua-la-polpot-
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 08:42:11 pm »

Ảnh của bài viết trên (lấy từ website tapchithoidai.org)



Từ trái qua phải:
Ngồi: Phạm Văn Đồng, Erwin Borchers / Chiến Sỹ, Ernst Frey / Nguyễn Dân, Võ Nguyên Giáp, Đặng Bích Hà (vợ tướng Giáp) ; Đứng : Lưu Văn Lợi, X, X, Rudy Schröder / Lê Đức Nhân (Bộ ảnh sưu tầm của H. Schütte)



Hàng ngồi: người mà mọi người thường cho là cụ Phạm Văn Đồng thực chất là cụ Trần Tử Bình.
Hàng đứng: thứ 3 từ trái sang, tính từ cụ Lưu Văn Lợi, là cụ Hoàng Văn Thái.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
vanhaubg
Thành viên
*
Bài viết: 70



« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 05:35:09 pm »

Hay nhỉ?Các chiến sĩ quốc tế giờ em mới nghe thấy đó chắc tại kiến thức nông cạn quá!Mà xem hình em thấy có 1 người nước ngoài đeo quân hàm Đại Úy của ta.Việc làm nghĩa vụ quốc tế em có xem nhưng việc mà được mặc quân phục,quân hàm của nước bản địa thì giờ em mới thấy.Các chiến sĩ quốc tế tới Việt Nam làm gì?Họ giúp gì cho cuộc chiến tranh của ta vậy ạ?
Logged

[BG] VănHậuBG_9x
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM