Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:53:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103459 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:13:54 pm »

RÔ-BỚT PA-LAI-SƠN “GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT MINH”

Phan Đắc (Theo lời kể của các chị Phạm Thị Nhung, Trương Thị Thiện, nguyên đội viên chi tình báo Nha Trang)

… Cuối năm 1949 đầu năm 1950, thực dân Pháp mở phiên toà ở Nha Trang để xử vụ án mà bị cáo là một sĩ quan Pháp, trung uý Rô-bớt Pa-lai-sơn, về tội “làm gián điệp cho Việt Minh”. Ra trước toà, ông R.Pa-lai-sơn vẫn mặc quân phục sĩ quan Pháp chỉnh tề, ngực đeo nhiều huân chương…

R.Pa-lai-sơn vốn là một chiến sĩ du kích FFT của nước Pháp thuộc lực lượng kháng chiến chống phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Pa-lai-sơn được Chính phủ Pháp tặng nhiều huân chương. Khi bị điều vào lực lượng viễn chinh, sang Việt Nam, Pa-lai-sơn chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Nha Trang-Khánh hoà. Sang Việt Nam được một thời gian, Pa-lai-sơn chứng kiến cảnh giết chóc, tàn phá dã man của thực dân Pháp chống nhân dân Đông Dương là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tội ác, nên ông đã tìm cách xin giải ngũ, rồi cưới vợ người Việt Nam là chị Thiện và sống ở Nha Trang, làm nghề kinh doanh. Chị Thiện vốn là bạn thân với chị Võ Thị Tri Túc, con gái nhà triệu phú nổi tiếng ở Nha Trang hồi ấy Võ Đình Dung. Chị Túc từng được học trường Y-ec-sanh Đà Lạt là trường dành riêng cho con em quan lại và công chức người Pháp, nhưng sớm giác ngộ và hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, từng giương cao cờ đỏ sao vàng đi đầu đoàn biểu tình ngày 30-6-1946 ở Nha Trang, đấu tranh đồi thực dân Pháp thi hành Tam ước Fontaineble (tạm ước 14-9), do Thị uỷ Nha Trang tổ chức. Rồi chị trở thành thành viên thứ tám của Chi tình báo Nha Trang hoạt động trong lòng địch ở thị xã từ sau cuộc chiến đấu 101 ngày đêm bảo vệ Nha Trang.

Hằng ngày, thấy máy bay Pháp mang bom đạn đi gây tội ác, chị Túc suy nghĩ và nêu lên kế hoạch cho chi đội dùng đường cát mịn bí mật bỏ vào thùng xăng của máy bay Pháp gây tắc xăng, làm hỏng động cơ, máy bay bốc cháy khi cất cánh. Được cấp trên chấp nhận, chị Túc thôgn qua chị Thiện tìm cách vận động, thuyết phục ông Pa-lai-sơn tham gia hành động. R.Pa-lai-sơn vốn chán ghét, phản đối cuộc chiến tranh tội ác của Pháp, cảm tình với cuộc chiến đấu anh hùng của quân và dân ta, nên khi được chị Túc và chị Thiện vợ ông vận động, ông đã tình nguyện tham gia.

R.Pa-lai-sơn tuy không con ở tỏng quân đội Pháp, nhưng ông được nhiều bạn bè vị nể, binh lính Pháp ở đây nhiều người quen biết ông, nên việc ông ra-vào khu sân bay của Pháp ở đây không mấy khó khăn. Để thực hiện kế hoạch bí mật, ông tìm cách thuyết phục một nhân viên kỹ thuật người Pháp làm việc ở sân bay, trực tiếp hành động. Sáng 17-8-1949, khi 2 máy bay khu trục Spifire của Pháp mang bom vừa cất cánh từ sân bay Nha Trang đi ném bom gây tội ác thì bất ngờ nổ tung trên bầu trời Nha Trang… Sau này, khi chị Túc là giáo viên của Trường đại học tổng hợp Hà Nội, hôm Bác Hồ cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Titov đến thăm trường, Bác vẫn nhớ, giới thiệu chị với khách: “Đây là người con gái Việt Nam đã tham gia trận đánh phá tan 2 máy bay chiến đấu của Pháp ở sân bay Nha Trang khi cô ấy mới 20 tuổi”. Chiến công đó của Chi tình báo Nha Trang có phần đóng góp trực tiếp của R.Pa-lai-sơn. Sau vụ tấn công đó, bọn Pháp qua điều tra không phát hiện được chứng cứ cụ thể, cuối cùng chỉ kết luận là do sự cố… nhưng chúng vẫn nghi ngờ và tăng cường bảo vệ cùng mật thám rình mò.

Hai ngày sau khi làm nổ máy bay Pháp, Pa-lai-sơn lại tham gia kế hoạch của chi đội phá kho bom đạn của địch trong sân bay. Thực hiện kế hoạch này nguy hiểm và khó khăn hơn vì phải bí mật mang mìn cài vào trong kho. Cuối cùng, Pa-lai-sơn đã mang được mìn nổ chậm lọt vào mục tiêu. Nhưng khi chuẩn bị cài mìn thì ông bị địch phát hiện… Về sau mới biết, nhân viên người Pháp mà ông thuyết phục tham gia vụ làm nổ máy bay hôm trước, đã phản bội…

Bọn mật thám Pháp tìm mọi cách mua chuộc, thuyết phục Pa-lai-sơn hòng khai thác tìm người chủ mưu và tổ chức bí mật của tình bó Việt Minh, nhưng đều thất bại. Ngay đêm đó, chị Túc cũng bị bắt tại nhà. Nhưng trước đó, chị đã trao đổi với Pa-lai-sơn, đề phòng nếu bị bắt thì thống khai rằng: hôm chị ra bưu điện gửi quà cho người em ở bên Paris, bất ngờ gặp một người lạ nói là có mang thư người bác của chị từ Quảng Ngãi vào và báo tin bà nội bị ốm nặng, dặn mua thuốc gửu về. Nhưng ông ta bắt chị phải dẫn tới ngôi nhà có ông chủa là Mai-sơn Bliu, mới trao thư. Chị biết người đó chính là ông Pa-lai-sơn có cửa hàng bán đồ điện. Khi dẫn ông ra tới, ông ta yêu cầu ông Pa-lai-sơn phải làm theo yêu cầu của ông ta để phá kho bom trong sân bay và hứa nếu trót lọt sẽ thưởng 5 cây vàng, còn không nhận lời thì… Ông ta bắt tôi dịch sang tiếng Pháp cho ông Pa-lai-sơn như vậy. Cả tôi và ông Pa-lai-sơn đều hiểu ẩn ý câu cuối bỏ lửng của ông ta vì lúc đó bàn tay ông ta đặt vào khẩu súng ngắn giắt bên người, và nói tiếp với chị Túc: nếu để lộ thì không chỉ mình tôi mà cả gia đình bà tôi ở ngoài Quảng Ngãi cũng bị liên luỵ…

Nằm trong nhà giam, chị Túc và tổ chức rất lo Pa-lai-sơn để lộ, nhưng sau đó được biết ông ta đãthống nhất khai câu chuyện như vậy. Khi ra trước toà, Pa-lai-sơn còn nói, ông buộc phải làm theo yêu cầu của người lạ đội mũ phớt đêm ấy, vì có như vậy mới giữ yên ổn cho gia đình vợ chồng ông,lại còn có thể được thưởng số vàng rất lớn mà người lạ mặt nọ đã hứa. Biết là nguy hiểm nhưng ông không còn con đường khác để lựa chọn….

Chị Võ Thị Tri Túc ra toàn án thực dân. Nhờ dấu tranh mạnh mẽ của dư luận và bào chữa của các luật sư nổi tiếng trong đó có luật sư đoàn Nguyễn Hữu Thọ, nên chúng buộc phải hạ án tử hình xuống án treo và trục xuất chị khỏi quê hương. Gia đình chị đã tìm cách vận động cho chị sang Pháp học, tốt nghiệp tiến sĩ khoa học và sau này trở về phục vụ Tổ quốc. Còn ông R.Pa-lai-sơn, địch không khai thác được gì. Phiên toà của bọn thực dân để giữ “thể diện” đã kết thúc bằng bản án trục xuất R.Pa-lai-sơn sang một nước thuộc địa khác của Pháp… Từ đó, chị Túc và đồng đội không có tin tức về ông, nhưng vẫn nhớ mãi về ông-một người chiến sĩ quốc tế tình nguyện “danh dự” của Chi tình báo Nha Trang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:17:21 pm »

HI-RÔ, CHIẾN SĨ NGƯỜI NHẬT ĐÁNH PHÁP NHẢY DÙ XUỐNG BẮC KẠN 1947

Đỗ Đắc

Thu-đông 1947, sáng 7-10, lính dù Pháp thuộc binh đoàn Xô-va-nhắc bất ngờ nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn và trung tâm huyện lỵ huyện Chợ Mới, mở màn cuộc hành quân lớn lên chiến khu Việt Bắc của ta. Trong các trận chiến đấu đầu tiên đánh trả quân địch tại Bắc Kạn, có một người Nhật tên là Hi-rô, cán bộ chỉ huy trung đội, đã chỉ huy đơn vị chiến đấu dũng cảm, lập công ngay từ những ngày đầu của chiến dịch...

Hi-rô năm đó mới gần 30 tuổi. Anh là người sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1937 vừa 18 tuổi thì bị động viên vào lính, ở một đơn vị công binh. Đến 1942, Hi-rô bị đưa sang Việt Nam. Năm 1945, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, quân Nhật đầu hàng Đồng minh, thì ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Nhưng khi đó, phía bắc do quân Tưởng trong Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, phía nam do quân Anh vào giải giáp, và những người lính Nhật phải bàn giao vũ khí, chờ ngày hồi hương. Hi-rô, một lính Nhật từng đóng ở Hà Nội, không chịu “đầu hàng” trước quân Tưởng-Anh, đã tìm bắt liên lạc và chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Năm 1946, từ sau khi có Hiệp định sơ bộ 6-3, Hi-rô đã tham gia các trận chiến đấu chống quân Pháp, rồi được điều về tiểu đoàn 56, trung đoàn 36 bộ đội chủ lực của Bộ... Giữa năm 1946, đơn vị đã tổ chức cho Hi-rô cưới vợ người Việt Nam, là chị Vũ Thị Tâm lúc đó làm nuôi quân của tiểu đoàn. Từ đó, anh em trong đơn vị thường gọi Hi-rô là “Anh Tâm” theo tên người vợ của anh...

Ngày 7-10-1947, khi quân Pháp bất ngờ nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, tại sân vận động, một đơn vị chiến sĩ mới của Bắc Kạn đang tập trung tại sân vận động thị xã, chuẩn bị cho công tác huấn luyện. Lúc này, Tổng bí thư Trường Chinh đang có mặt trong thị xã, cạnh trụ sở của Liên tỉnh bộ Việt Minh, đã lánh xuống căn hầm cạnh tòa nhà nguyên là của chánh án Đinh Ngọc Phụng, trong khi lính dù Pháp nhảy xuống đúng nóc hầm. Còn Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái hôm đó có mặt làm việc với Tỉnh đội, đến gặp mặt nói chuyện, huấn thị cho đơn vị chiến sĩ mới đang tập trung ở sân vận động... Tuy bị bất ngờ, nhưng các đơn vị của ta đã nhanh chóng tổ chức lại đội hình để đánh địch nhảy dù. Hi-rô lúc đó đang chỉ huy một trung đội các chiến sĩ mới có mặt trong thị xã. Sau này ông kể lại những ngày đầu chiến đấu năm 1947 ấy: “... Bọn lính Pháp sau những trận mưa bom và bắn phá dữ dội, đã nhảy xuống một cánh đồng khá bằng phẳng trước mặt đơn vị chúng tôi. Ngày đó Quân đội Việt Nam toàn lính trẻ, nếu không quyết tâm, xung phong nửa vời rồi rút lui thì sẽ bị quân thù tiêu diệt. Tôi nảy ra sáng kiến trong đầu: khi có 4-5 tên địch vừa đặt chân xuống đất, tôi liền hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Xung phong!” Thế là cả trung đội tôi ào lên vượt nhanh khỏi cánh rừng và xông lên tiêu diệt những tên địch chưa kịp trở tay. Sau chừng 30 phút, cả đại đội quân dù Pháp nhảy xuống gần như bị quân ta tiêu diệt gọn... Ngày hôm đó, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Thiết Sơn và Chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh đang đi họp ở khu chưa về. Tuy bước đầu có lúng túng bị động, song việc tổ chức chiến đấu đánh trả địch vẫn được các đồng chí ở Tỉnh bộ Việt Minh và dân quân triển khai tích cực. Khi quân Pháp nhảy dù đúng vào sân vận động thị xã, trong lúc tại đây Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đang nói chuyện với tiểu đoàn chiến sĩ mới và một số học viên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Lực lượng ta bất ngờ gặp quân dù Pháp lúc đầu có phần hoang mang, song đã kịp thời và cố gắng tổ chức chiến đấu đánh trả nhiều nơi, bảo vệ cán bộ và các cơ quan. Các đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái,... đêm đó có du kích dẫn đường đã kịp thoát được ra ngoài. Mãi tới nửa đêm 9-10, đồng chí Trường Chinh mới về tới hậu cứ... Trường hợp đáng tiếc xảy ra trong cái ngày đáng nhớ ấy, là cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban thường trực Quốc hội, hôm đó có mặt tại trụ sở Liên tỉnh bộ Việt Minh, đã không chạy kịp nên bị địch bắt và sau đó bắn chết.

Lính dù Phích-ken sống sót, khi viết thư cho bạn kể lại: “... Những tốp nhảy dù xuống Bắc Kạn bị thiệt hại khá nhiều...”. Lính dù Sơ-mi-ken thì kể: “... Chúng tôi có nhiều đứa chết, bị thương và ốm... Từ khi nhảy dù xuống đất đến bây giờ luôn luôn bị Việt Minh bao vây. Chỉ có máy bay tiếp tế...”. Sau trận đánh thắng đó, anh em đồng đội càng gần gũi và tin yêu tôi hơn. Chính vì thế, sau chiến thắng, anh em bàn với nhau: “Anh Tâm hô “Hồ Chí Minh muôn năm!” rồi mới hô: “Xung phong!”, làm cho khí phách con cháu Lạc Hồng trong chúng ta trỗi dậy, không nghĩ đến cái chết kề bên... Bây giờ ta nên đặt cho anh họ Hồ là của Bác Hồ...”. Thế là từ đấy anh có họ tên Việt Nam đầy đủ là Hồ Tâm, trong khi vợ anh là Vũ Thị Tâm, và sau đó, đầu 1950 vợ chồng anh sinh con gái đầu lòng, anh đặt tên con mang họ Việt Nam của anh là Hồ-Hồ Thị Hà. Tên Hà mang ý nghĩa kỷ niệm những ngày ông đóng quân trong thành Hà Nội...

Cũng từ khi được đồng đội gọi là Hồ Tâm, Hi-rô rất phấn khởi. Trên con đường chiến đấu anh luôn tự hào được mang họ của Bác Hồ, mang tên vợ nên chiến đấu dũng cảm, không ngừng rèn luyện đạo đức của Bộ đội Cụ Hồ, lập nhiều thành tích xuất sắc...

Gia đình vợ chồng anh có thời gian sống ở Bắc Giang, vì thế con gái Hồ Thị Hà của anh chị có giấy khai sinh tại xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế... Vào cuối 1958 đầu 1959 vợ chồng anh Hồ Tâm cùng các con về Nhật Bản, nhưng tấm lòng và tình cảm vẫn luôn hướng về Việt Nam, tham gia đấu tranh đòi chính phủ Nhật bồi thường chiến tranh cho Việt Nam-như trong thư chị Hà viết từ Nhật gửi về đề ngày 29-10-1959, tham gia các phong trào do Đảng Cộng sản Nhật Bản lãnh đạo ủng hộ giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng lại đất nước sau ngày thống nhất...

Đến hôm nay, sau 56 năm chiến thắng lớn ở Việt Bắc, không biết vợ chồng người “Chiến sĩ Việt Nam mới” Hồ Tâm còn sống và ở đâu trên tổ quốc Nhật Bản của ông... nhưng những cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 56 trung đoàn 36 bộ đội chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn luôn nhớ về ông, một đồng đội có mặt trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1946 trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:18:53 pm »

BÁC SĨ QUÂN Y NGƯỜI NHẬT LIỆT SĨ LÊ TRUNG

Đắc Phan

..Vào một ngày tháng 5-1945, cơ sở Việt Minh xã Trường Sa (sau là Bảo Ninh-Quảng Bình) do anh Phạm Khuông Tương làm Chủ tịch, báo cho anh Phạm Dũng Hanh là Thị đội phó Vệ quốc đoàn của Đồng Hới (là hai anh em) tin: Việt Minh xã đang giữ 7 người lính Nhật trên một chiếc ca nô mới dạt vào địa bàn. Tổ chức và chỉ huy tự vệ chiến đấu chuẩn bị khởi nghĩa ở Đồng Hới lập tức cử người về tìm hiểu, được biết những sĩ quan người Nhật này vì không muốn đầu hàng đồng minh là quân Anh, Tưởng,... nên bỏ trốn đơn vị, muốn tìm nơi cư trú trong các vùng nông thôn của Việt Nam, chờ thời cơ sẽ về nước. Nhóm sĩ quan Nhật này liền được tổ chức Việt Minh “che giấu” giúp đỡ, bí mật đưa về bố trí ở trong nhà bà Phạm Thị Hương một thời gian (năm 2003, bà Hương đã 94 tuổi, sống ở 54D Tuệ Tĩnh, TP Huế). Vì anh Phạm Khuông Tương chủ tịch Việt Minh xã và anh Phạm Dũng Hanh (được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Pháp), Thị đội phó Vệ quốc đoàn của Đồng Hới chính là hai người em của bà Hương, nên việc che giấu, nuôi dưỡng những người Nhật ấy được tổ chức bảo vệ chu đáo, an toàn. Sau một thời gian, khi bọn lính Tưởng ở Đồng Hới đánh hơi sang dò tìm, thì các anh Hanh và Tương lại bố trí đưa họ lên tận Rầm Thượng. Bà Hương vẫn tiếp tục lo đi chợ, cơm nước cho 7 sĩ quan người Nhật này. Trong số những người Nhật ấy có hai người nói được bập bẹ tiếng Việt, được các cụ ở địa phương đặt cho tên Việt Nam là Ngọ và Mùi...

Thời gian đó, lực lượng Việt Minh cùng tự vệ chiến đấu đang ráo riết hoạt động, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Anh Phạm Khuông Tương đã sử dụng một người Nhật vốn là sĩ quan quân y, giúp chữa bệnh cho anh em và bà con trong xã; còn một sĩ quan khác thì giúp việc huấn luyện võ thuật cho tự vệ chiến đấu, vì hồi đó anh em ta chưa có súng mà chỉ có giáo, mác, đại đao,... Khi có kẻ phát giác, đề phòng bọn Tưởng ở Đồng Hới sang bắt những người Nhật này, tổ chức Việt Minh Đồng Hới đã bí mật đưa họ lên tận vùng Rào Trù đầu nguồn sông Nhật Lệ, cách thị xã chừng 50km. Bà Hương vẫn là người được giao việc tiếp tục nuôi dưỡng 7 sĩ quan Nhật phản chiến này. Ngày 23-8-1945 khi nổ ra khởi nghĩa giành chính quyền ở Đồng Hới, các sĩ quan người Nhật đều có mặt tham gia rất tích cực trong hàng ngũ Việt Minh của địa phương. Sau ngày cách mạng giành chính quyền không lâu thì có phong trào Nam tiến sôi nổi và 5 trong 7 sĩ quan đã tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn và theo các đơn vị Việt Minh “Nam tiến” đánh Pháp. Người sĩ quan có tên là Ngọ vào Quảng Ngãi làm giáo viên quân sự, huấn luyện cho tự vệ, bộ đội Việt Minh. Còn người có tên là Mùi thì ở lại với Việt Minh Quảng Bình làm bác sĩ. Ông Mùi là y sĩ cao cấp của quân đội Nhật, khi được Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh tiếp nhận, và chính ông Hoàng Văn Diệm lúc đó là Chủ tịch tỉnh đặt cho tên Việt Nam là Lê Trung, bổ nhiệm về công tác tại bệnh viện Quảng Trạch thuộc chiến khu Trung Thuần; và được công nhận là “Bác sĩ quân y trưởng của tỉnh”, bà con và anh em thường gọi là “Ông Trung”-”Bác sĩ Trung”... Năm 1947, bác sĩ Lê Trung được điều đi phục vụ đơn vị quân tình nguyện Việt Nam sang sát cánh cùng bạn Lào chiến đấu ở mặt trận Ba-na-phào khi Việt-Lào mở mặt trận này.

Lê Trung hiền lành, trong điều kiện chiến đấu đầy hy sinh gian khổ như vậy nhưng không bao giờ kêu ca, được anh em quý mến. Ông là người giỏi chuyên môn, lại rất tận tình đem hết khả năng cứu chữa thương-bệnh binh. Ông là người to cao, có lần đi bộ suốt 4 ngày cõng một thương binh từ Pu-tu-na về bệnh viện ở Ba-na-phào để cứu chữa, anh em rất cảm động... Chính tại mặt trận này, Lê Trung gặp cô y tá Hoàng Thị Kim Huê, người con gái phố biển Nha Trang, vốn là nữ giao thông của Tỉnh ủy Khánh Hòa. Vì chiến tranh đã cắt đứt đường về, cô đã tìm đến sung vào đoàn quân tình nguyện này. Đầu 1948 đơn vị tổ chức lễ cưới cho hai người, do chính ông Chủ tịch Ủy ban, hành chính kháng chiến Quảng Bình Hoàng Văn Diệm làm chủ hôn. Không may, cuối năm ấy bác sĩ Lê Trung bị bệnh nhiễm trùng, giữa mặt trận không đủ phương tiện cứu chữa kịp thời nên ông đã qua đời, lúc chưa đầy 30 xuân. Ông không được nhìn thấy mặt con gái ra đời 6 tháng sau đó. Vợ ông đặt tên con Lê Thị Hoàng Tuyên, là mang họ Việt Nam của người bố, người mẹ, còn tên là kỷ niệm nơi sinh ở bệnh viện Đồng Lào, Tuyên Hóa.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, bà Huê đã qua đời năm 1999. Con gái của bác sĩ Lê Trung trưởng thành là cán bộ thuộc Viện quy hoạch-Bộ Xây dựng, cũng đã qua đời do bệnh. Sau 49 năm, ngày 22-8-1997, bác sĩ người Nhật Lê Trung đã chính thức được công nhận là liệt sĩ với tấm bằng “Tổ quốc ghi công” theo quyết định 669/TTg. Hài cốt ông được đưa về mai táng ở Quảng Bình bên cạnh các đồng đội Việt Nam. Người sĩ quan Nhật trở thành “Chiến sĩ Việt Nam mới”, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, nay yên nghỉ tại mộ số 1, lô số 4, nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc, Đồng Hới, Quảng Bình. Không ai biết tên Nhật của ông là gì, nhưng trên tấm bia mộ có khắc rõ dòng chữ: “Liệt sĩ Lê Trung, bác sĩ quân y, quốc tịch Nhật Bản; hy sinh 1-10-1948” !.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 05:43:04 pm »

Ngày ấy, vượt qua rừng già...

Sau một thời gian dài bặt tin, đột nhiên tôi nhận được bức thư của một người bạn Pháp gửi kèm cuốn hồi ký của anh.

Thư có đoạn viết: "Bốn mươi ba năm đã trôi qua từ khi tôi rời khỏi Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn ở trong trái tim tôi. Như một Tổ quốc thứ hai, nơi tôi đã từng sống tuổi thanh niên, nơi tôi đã học được bao điều... Anh hãy thay tôi ôm hôn chị nhà và con gái anh mà tôi đã ôm trong tay đi xuyên rừng già".
Hồi đó là năm 1953, khi kháng chiến chống Pháp bước sang giai đoạn quyết liệt để dẫn đến Điện Biên Phủ. Hai vợ chồng tôi cùng trong quân đội, ở chiến khu Việt Bắc. Vợ tôi làm y tá, vừa sinh cháu gái đầu lòng, đặt tên là Đích Vân để kỷ niệm tên cơ quan mình công tác: Cục Địch vận trực thuộc Tổng cục chính trị, tôi làm trưởng ban giáo dục tù hàng binh Âu Phi. Cháu sinh được mấy tháng thì vợ tôi chuyển công tác từ Thái Nguyên sang Tuyên Quang. Đường núi, đi bộ lại qua rừng già (có gấu, sói...) mất mấy ngày. Cục bố trí cho anh Albert Clavier  26 tuổi, cán bộ người Pháp phụ trách một trại hàng binh Âu Phi đi cùng để trên đường giúp đỡ hai vợ chồng tôi và đứa con nhỏ.  Trèo đèo lội suối, vô cùng vất vả, nhất là ngoài việc đeo ba lô, còn phải thay nhau ẵm bé Đích Vân.

Bức thư của Albert (tên Việt là Ngô An, năm nay đã ở tuổi 80), nhắc lại cuộc vượt rừng già ngày ấy khiến tôi rất cảm động. Cảm động hơn nữa là khi đọc cuốn hồi ký của anh gửi tặng, trông thấy trên bìa sách 2 bức ảnh tương phản: Albert thời trẻ mặc quân phục tiểu đoàn trưởng Việt Nam và Albert ngày nay, một cụ già râu quai nón bạc phơ. Lần giở những trang đời của anh cho đến khi anh rời khỏi Việt Nam, lại thấp thoáng thấy hình bóng của chính bản thân mình những năm tháng ấy, vừa hùng vừa bi. Tên sách là Từ Đông Dương thuộc địa đến nước Việt Nam tự do với phụ đề “Tôi chẳng có gì phải ân hận” - đó là lời  trong một bài hát của nữ ca sĩ Pháp trứ danh Edith Piaf. Kết thúc cuốn sách, anh khẳng định: "Nếu sống lại cuộc đời, tôi sẽ sống nguyên như vậy", "Tôi chẳng có gì phải ân hận về một cuộc đời dù nó có những mâu thuẫu đau đớn", "Ở Việt Nam, lính địch trở thành bạn và đồng chí trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân. Hòa bình lập lại, tôi lại trở thành kẻ thù chính trị trong khung cảnh xung đột ý thức hệ Xô-Trung. Tôi rời khỏi Việt Nam mà buồn khôn xiết. Ở Hunggari, tôi được đón tiếp là người tị nạn chính trị. Cuối cùng khi thay đổi chế độ, tôi lại bị tống khứ sang nước khác”.

"Đối với nước Pháp, tôi bị kết án tử hình chỉ vì hiểu trước mọi người về chính nghĩa của cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc Việt Nam. Sau khi được ân xá, được làm đại diện cho những xí nghiệp công nghiệp xuất khẩu lớn nhất Pháp,  lại được trở lại làm thương mại với Việt Nam”.

Cách Albert kể chuyện rất hấp dẫn, văn phong giản dị, khiến người ta cảm thấy anh rất thật thà. Anh bảo: mình là người ít được học hành, chỉ có bằng sơ học yếu lược, tự học và do thực tế đào tạo, qua sự dìu dắt giác ngộ của Đảng Cộng sản Pháp.

Mảnh đời thứ nhất: Sinh ở miền núi Vercors, gia đình cố nông. Bố chết từ năm lên 5 tuổi, năm 10 tuổi đã phải đi chăn bò thuê, tuổi thiếu niên vào lúc Đức chiếm đóng Pháp. Người anh, đảng viên cộng sản, tham gia bí mật chống Đức bị tù ở trại giam Buchenwald, do đó, Albert cũng vào Đảng và đã hiểu thế nào là dân tộc bị áp bức. Nước Pháp được giải phóng, Albert chẳng có nghề nghiệp gì, anh đăng lính vào đội quân thuộc địa và bị đưa sang Việt Nam. Trước đó, người anh thoát trại giam ở Đức về giải thích cho Albert tính chất chiến tranh xâm lược của Pháp. Albert cố tình lẩn trốn không xuống tàu đi Việt Nam, nhưng trốn không thoát.

Mảnh đời thứ hai: ở Việt Nam (1947-1964). Albert ngày càng chứng kiến tính chất dã man của quân đội xâm lược. Ngay từ lúc đầu đến Lạng Sơn cho đến cuối năm 1949, khi anh quyết định vào vùng tự do theo hẳn Việt Minh, anh có cái may làm lính văn phòng nên chưa hề bắn phát đạn nào. Anh trở thành phát thanh viên của Kháng chiến kêu gọi binh sĩ Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa, anh trở thành phó trưởng trại hàng binh. Đến năm 1954, về Hà Nội giải phóng, anh làm phóng viên thể thao cho tạp chí Le Vietnam en marche mà tôi làm tổng biên tập. Anh lấy vợ Việt Nam và có hai con. Năm 1964, vào tuổi 36, anh phải rời Việt Nam do cuộc xung đột ý thức hệ Xô - Trung.

Mảnh đời thứ ba: 1964-1992. Tỵ nạn chính trị ở Hunggari, Albert hoạt động tích cực trong Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới (FMJD), đi nhiều nước vận động cho hòa bình thế giới và lên án chiến tranh Mỹ ở Việt Nam.

Năm 1966, Pháp ân xá các tội đào ngũ chiến tranh ở Việt Nam, Albert làm việc trong tổ chức doanh nghiệp của triệu phú đỏ Doumeng thuộc Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một nhà doanh nghiệp xuất sắc hoạt động trong khối Đông Âu.

Mảnh đời thứ tư: di dưỡng tuổi già ở cố hương Pháp với con cháu (có thêm hai con từ trước đó với người vợ Việt thứ hai, sau cũng ly dị). Ông trở lại Việt Nam, gặp lại con gái là France mở hàng ăn ở Việt Nam. Albert viết lên trang cuối cuộc đời ông một câu thật cảm động: "Tôi đã yêu, tôi yêu Việt Nam như Tổ quốc thứ hai của tôi, có khi còn hơn thế nữa!".

Hữu Ngọc
Nguồn:http://suckhoedoisong.vn/20090619044959338p15c77/ngay-ay-vuot-qua-rung-gia.htm
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #54 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 05:50:02 pm »

Cũng về nhân vật Albert Clavier trên:
nguồn: xem property của hình



Dương Tường và Albert Clavier - Paris 2008

Tháng 11/2008, tôi có dịp trở lại Pháp lần thứ tư. Chuyến đi này, ngoài việc dự sinh nhật đầy hai năm bé Võ Tiểu Lang, con gái nhà thơ Võ Văn Thận và Mme Lý Hồng Ngọc, với tư cách là cha đỡ đầu, tôi còn có một mục đích khác: thăm người bạn cố tri Albert Clavier. Câu chuyện hai người bạn già chúng tôi tìm lại được nhau sau hơn bốn mươi năm biệt vô âm tín hàm chứa nhiều điều mang dấu ấn của một thời đầy biến động.

Tôi quen Albert Clavier như bạn đồng nghiệp vào cuối năm 1955, một năm sau khi Hiệp nghị Genève lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tôi từ Trung đoàn 66, Đại đoàn 304 chuyển ngành về làm phóng viên - biên tập ở Thông tấn xã Việt Nam, còn anh từ Cục Địch vận chuyển về báo Vietnam en marche với chiếc lon thiếu tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc Albert trở thành một trong những người "lính da trắng của Hồ Chí Minh[1]" dường như là một điều tự nhiên. Xuất thân từ một gia đình nghèo, rất sớm, từ tuổi 12, được sự giác ngộ của người anh trai Henri, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Albert đã tham gia cuộc kháng chiến của nhân dân Pháp chống phát-xít trong thời kì Đức chiếm đóng. Năm 1947, anh bị lùa vào quân dịch, điều sang Việt Nam cùng Đạo quân viễn chinh Pháp. Với xác tín chính trị được củng cố qua đấu tranh, anh cảm thấy cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp cũng giống như cuộc kháng chiến chống Đức quốc-xã của nhân dân Pháp năm xưa. Bắt liên lạc được với một cán bộ hoạt động địch hậu, anh được đưa ra vùng tự do, nhận nhiệm vụ kêu gọi binh sĩ Pháp trong các trận công đồn và cuối cùng, phụ trách trại hồi chính cho đến khi trại giải tán vào tháng 7/1954. Các tù, hàng binh được hồi hương theo điều khoản trao trả tù binh của Hiệp nghị Genève 1954. Albert không thuộc số đó: anh bị tòa án quân sự Pháp tại Hà Nội kết án tử hình vắng mặt ngày 27 tháng 12 năm 1950 vì tội "đào ngũ sang hàng ngũ địch".


(Đám cưới Albert Clavier - 1956)



Vậy là Albert ở lại Việt Nam và trở thành nhà báo. Cùng chuyển từ trại hồi chính về làm báo, còn có Boudarel và Tarago, một cựu đại uý trong quân đội Pháp, đã từng tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Tôi thân với Albert hơn vì hai chúng tôi cùng phụ trách đưa tin về những hoạt động văn hoá-xã hội, thường gặp nhau gần như hằng ngày. Thời kì khó khăn của chúng tôi bắt đầu từ năm 1962, khi xảy ra xung đột quan điểm giữa Liên-Xô và Trung Quốc, cụ thể hơn, khi BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 9 xác định lập trường đứng về phía Trung Quốc lên án "chủ nghĩa xét lại Khroutchtchev". Cả Albert và tôi đều bị liệt vào danh sách "xét lại". Tôi "dính" vào vụ đám tang Dương Bạch Mai, một trưởng lão cách mạng kiên quyết chống đường lối thân Trung Quốc. Cái chết của ông sau một cơn đột quị giữa một phiên họp Quốc hội ngay trước khi ông sắp đọc một tham luận mà người ta đoán là sẽ "nẩy lửa", đến nay vẫn còn là một nghi án. Tôi đại diện cho một số bạn bè văn nghệ sĩ và nhà báo, mang tới một vòng hoa lớn toàn hồng thắm với chiếc băng ghi dòng chữ "Tinh thần người cộng sản chân chính Dương Bạch Mai bất diệt" vào phút cuối của nghi lễ viếng. Tấm băng đã bị xé bỏ ngay khi được chuyển ra ngoài. Hôm đó, khi chiếc xích-lô chở tôi tới trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cuối đường Tràng Thi, nơi tổ chức tang lễ, chính Albert là người giúp tôi một tay khiêng vòng hoa xuống xe và thúc tôi: "Dépêche-toi, la cérémonie commence déjà!" Tôi bị liệt vào "sổ đen" từ đấy. Đợt học tập "quán triệt" Nghị quyết 9, Albert được dự lớp của cán bộ trung, cao cấp. Trong một buổi lên lớp tại hội trường, do Tổng bí thư Lê Duẩn đích thân giảng, khi nghe ông kịch liệt công kích Đảng Cộng sản Liên-Xô và Đảng Cộng sản Pháp, phê phán Maurice Thorez "phản bội giai cấp công nhân", anh đã đứng dạy bỏ ra về, một cử chỉ mà chúng tôi, dù có bất bình đến đâu, cũng không ai dám làm. Ngay hôm sau, người ta chuyển Albert từ biên tập tiếng Pháp sang biên tập  tiếng Tây Ban Nha, thứ ngôn ngữ mà anh hoàn toàn mù tịt! Sau cái đận ấy, chúng tôi hầu như không gặp nhau nữa, vì vào thời điểm này (và còn kéo lâu nữa), mọi tiếp xúc với người nước ngoài, kể cả những người đã công tác lâu năm trong cơ quan Nhà nước, đều bị xem là khả nghi. Giữa năm 1964, tôi được biết nhờ Đảng Cộng sản Pháp làm trung gian, Albert cùng Boudarel và Tarago được đưa sang làm việc ở Đông Âu. Từ đó, tôi bặt tin anh...

Thế rồi, hơn bốn mươi năm sau, do một tình cờ may mắn, cả Albert và tôi cùng có mặt trong số 7 (tháng 5/2005) của tạp chí Carnets du Việt Nam, anh trong một bài phỏng vấn và tôi với bài giới thiệu tổng quan về mĩ thuật đương đại Việt Nam. Eureka! Thì ra Albert đã về Pháp từ 1967 sau lệnh ân xá năm 1966! Tôi nhờ bạn bè bên đó tìm giup địa chỉ và viết thư cho anh. Như vậy chúng tôi nối lại được liên lạc với nhau, chỉ còn làm sao gặp được nhau, tay bắt mặt mừng! Tình trạng sức khỏe không cho phép Albert làm một chuyến đi dài cả chục ngàn cây số. Vậy tôi phải là người chủ động tìm đến anh. Tháng 6/2006, được một học bổng của Trung tâm quốc gia Sách (Centre national du Livre) dành cho dịch giả văn học, tôi có dịp thực hiện ý định ấy thì anh lại đang nằm viện. Vợ chồng một người bạn ở Lyon, anh Nguyễn Dư và chị Cúc, đã nhiệt tình lái xe hơn trăm cây số đưa tôi đến bệnh viện chuyên khoa phổi vùng Grenoble, nơi Albert nằm điều trị.



Đưa tôi từ Lyon đến Grenoble lần này là Dominique Foulon, biên tập viên tạp chí Carnets du Việt Nam, người mấy năm trước đã thực hiện cuộc phỏng vấn Albert, và Chánh Mouniama, người Pháp gốc Huế, phụ trách giao dịch và quan hệ công cộng của tạp chí. Lần này thì không phải đến bệnh viện, chúng tôi tới thẳng ngôi nhà hai tầng số 211 Đại lộ Victor Hugo - 38380 Saint Laurent du Pont. Albert ở tầng lầu, tầng dưới anh để cho France mở một tiệm ăn nhỏ lấy tên cháu ngoại anh là Việt Trang. France (tên Việt là Thiên Nga) sinh năm 1962 tại Hà Nội, là con gái đầu của anh với người vợ đầu Việt Nam mà anh buộc phải li hôn sau khi sinh thêm cho anh một con trai. Ít hôm trước khi đến, tôi phone cho Albert, anh mừng rỡ báo tin tập hồi kí của anh (trong đó có vài trang nhắc đến tôi) vừa ra mắt độc giả. Anh đã bỏ phong bì một bản, định gửi đường bưu điện cho tôi, nhưng giờ giữ lại để trao tận tay. Khi tôi bước vào phòng anh, nó đã nằm sẵn trên bàn, vẫn nguyên trong phong bì ghi địa chỉ của tôi ở Hà Nội. Cuốn sách dày ngót 270 trang mang tên De l'Indochine Coloniale au Vietnam - Je ne regrette rien (Từ Đông Dương thuộc địa đến nước Việt Nam tự do - Tôi không hối tiếc gì hết). Lời đề tặng tôi đầy kín cả trang bìa giả, chữ vẫn đều tăm tắp, đẹp theo kiểu cổ, lại có cả một tái bút: "Quel bonheur ce coup de fil du 12/11! Je vais enfin te revoir. J'attends ce jour avec impatience. (Hạnh phúc biết mấy, cú điện thoại của mày hôm 12/11! Cuối cùng, tao lại sắp được gặp mày. Tao nóng lòng chờ ngày ấy)". Hình như vẫn chưa đủ, đêm 22/11, tức là trước hôm tôi hẹn đến, anh còn thức viết cho tôi một bức thư dài...

Albert bây giờ đã là một ông lão ngoài tám mươi, râu tóc bạc phơ. Một tháng trước đó, anh lại phải nhập viện vì một tai biến não, có lúc đã bị liệt nửa người. Hiện anh về nhà điều trị ngoại trú, hằng ngày tập đi quanh phòng.

Chúng tôi ngồi ôn lại chuyện cũ, những ngày tháng hoạn nạn, những kỉ niệm vui, buồn. Anh chỉ cho tôi tấm Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Việt Nam trao tặng hồi tháng 10/2004. "Nhưng, anh trầm giọng nói với tôi, nó không thể thay thế những Huân chương Kháng chiến và Chiến thắng mà tao đã đánh mất trong những năm phiêu bạt sau này, những tặng thưởng cho thành tích kháng chiến của tao trong lòng nhân dân và đất nước Việt Nam, tổ quốc thứ hai của tao. Đó chính là cuộc đời tao." Gần như suốt buổi, anh cứ nắm chặt tay tôi...

Chiều xuống, chúng tôi chia tay. Khi xe chúng tôi đi được khoảng 300 - 400m, tôi ngoái lại vẫn thấy Albert đứng ở cửa sổ phòng mình nhìn theo. Trong trí tôi, hiện lên những dòng thư anh viết cho tôi đêm trước: "Không một lời nào có thể diễn tả niềm vui của tao được gặp lại mày. Năm tháng qua đi nhưng kỉ niệm vẫn còn lại, những kỉ niệm tốt và những kỉ niệm xấu. Nhưng người ta thường chỉ giữ những kỉ niệm tốt, người ta nói thế! Đối với tao, những kỉ niệm tốt đó là mười sáu năm sát cánh với nhân dân của mày, đất nước của mày mà tao tôn thờ, mà tao coi như tổ quốc thứ hai của tao, những năm sống trong chiến khu chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân, vì độc lập dân tộc... Phải, tao không hối tiếc gì hết. Nếu cần làm lại, tao vẫn sẽ làm lại như cũ..."

Ừ, Albert, tao cũng vậy. Nếu cần làm lại, tao sẽ làm lại nguyên như cũ. Chúng mình, mày và tao, chẳng có gì phải hối tiếc. Và tao cũng nói như mày: tôi không hối tiếc gì hết.

Je ne regrette rien.

Như Edith Piaf hát.




[1] Theo cách gọi của Jacques Doyon, tác giả cuốn Les Soldats blancs d'Ho Chi Minh. Les transfuges anti-fascistes et les communistes français dans le camp du Việt-Minh, nxb Fayard 1973.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2009, 05:52:11 pm gửi bởi banzua » Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:31:42 am »

Ở bài báo trên Hà Nội Mới mà em đã đưa lên phía trên , chúng ta đã biết tới tên những người Đức tiêu biểu nhất đứng trong hàng ngũ Việt Minh là :
Ernst Frey Nguyễn Dân
Rudy Schroder Lê Đức Nhân
Erwin Borchers Chiến Sĩ
Walter Ullrich Hồ Chí Long
Georges Wachter Hồ Chí Thọ
Dưới đây là bài tham luận của Heinz Schütte về những con người ấy . Trong bài viết này em thấy nó có rất nhiều thông tin rất giá trị . Tuy vậy , đó cũng là cái nhìn riêng của tác giả đứng ở góc độ của mình .


Chú thích :

[3] Điện của E. Honecker gửi Nguyễn Văn Hương (?), đại diện Việt Nam ở Praha, 20 tháng hai 1950. Thư khố quốc gia Bundesarchiv (BA) : DY 24/3691


________________

Ông này tên là Nguyễn Văn Hướng (không phải Hương) sống ở 26 Lý Thường Kiệt (Hà nội) cùng khối nhà với ông Vũ Khiêu và Hoàng Minh Chính. Nay sống chết hay còn ở đó không thì tôi không biết, chứ trước 1991 thì như vậy.
Thời kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Hướng ở Praha, nghe nói là đại diện sinh viên Việt nam tại đó, trong hồi ký của mình, ông Hoàng Văn Hoan cũng nhắc đến nhân vật này
Ngày 20-5-1975, khi thành lập Viện khoa học Việt nam (do ông Trần Đại Nghĩa đứng đầu) ông Hướng giữ chức Vụ trưởng Vụ Liên lạc quốc tế cho đến khi về hưu
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 10:56:05 am gửi bởi Tunguska » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 11:37:08 pm »

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB2/hong2.pdf

CỐNG HIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẬT “VIỆT NAM MỚI” VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1945 - 1954)
PGS.TS. Hoàng Hồng
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, có một số binh sĩ và thường dân nước ngoài do nhiều lý do khác nhau, còn ở lại Việt Nam và đã tham gia cùng nhân dân Việt Nam chống Pháp. Họ trở thành những người “Việt Nam mới” như cách gọi của những người cách mạng Việt Nam.

Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh, toàn bộ binh sĩ Nhật ở Đông Dương lúc đó khoảng 9 vạn người. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, binh sĩ Nhật được tập trung ở một số địa điểm dưới sự quản thúc của quân Tưởng (phía Bắc vĩ tuyến 16) hoặc của quân Anh (phía Nam vĩ tuyến 16), rồi sau đó, tháng 4-1946, rời Việt Nam về nước từ cảng Hải Phòng và Vũng Tàu. Trong khoảng thời gian này do sự lơi lỏng trong quản lý của quân Tưởng và quân Anh, một số binh sĩ Nhật Bản đã đào ngũ. Theo C.E. Goscha, một nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, số binh sĩ Nhật Bản đào ngũ ở phía Bắc vĩ tuyến 16 khoảng 2.000 người, còn ở phía Nam vĩ tuyến 16 khoảng 600 người. Nhưng con số này luôn luôn biến động vì sau đó nhiều quân nhân Nhật tự nguyện hoặc bị bắt trở lại đơn vị.

Vì sao họ đào ngũ và không muốn trở về Nhật Bản? Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng tựu chung lại thường qui vào các lý do: 1/ Bi quan về tương lai của nước Nhật dưới sự chiếm đóng của quân Mỹ; 2/ Lo sợ bị ngược đãi với thân phận là tù binh hoặc bị xét xử với tư cách là tội phạm chiến tranh; 3/ Quyết tâm chiến đấu cùng với ý chí của một người lính vì sứ mạng lịch sử Đại Đông Á; Có một mối quan hệ tình cảm nào đó ở Việt Nam.

Không phải tất cả các binh sĩ Nhật Bản đào ngũ đều tham gia Việt Minh và cũng không phải họ đã sẵn sàng tham gia Việt Minh ngay sau khi đào ngũ. Hành động đào ngũ của họ không theo một chủ trương nào và cũng không nằm trong một tổ chức nào.

Oka Kazuaki (cựu Hội trưởng Hội hữu nghị Nhật - Việt) cho rằng có khoảng 800 người Nhật ở lại Việt Nam trong đó có 186 người từng tham gia Việt Minh. C.E. Goscha ước tính có “tối đa là 200 người từ năm 1945 đến năm 1950 đã theo Việt Minh”. Ikawa Kazuhisa, tác giả “Bản báo cáo điều tra nghiên cứu về dấu tích của những người Nhật tham gia kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam” dựa vào tài liệu “Bản danh sách những người chưa về nước từ Đông Dương thuộc Pháp” của Bộ Lao động và Y tế Nhật Bản ban hành tháng 7-1955 đã đoán định số quân nhân Nhật Bản đào ngũ và còn ở lại Việt Nam tính đến cuối năm 1946 là 800 người, trong đó số người tham gia Việt Minh khoảng 600 người và ước tính “khoảng một nửa trong số đó đã ngã xuống trên mảnh đất Việt Nam”.

Theo nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ III, số người Nhật hồi hương từ miền Bắc Việt Nam đã diễn ra qua 3 đợt (từ 1954 đến 1960) với tổng cộng là 105 người. ở miền Nam, từ sau năm 1954, Nhật kiều hồi hương rải rác nhưng nhiều nhất là năm 1978. Nhà nghiên cứu Ikawa Kazuhisa tiến hành điều tra tại Nhật Bản và có danh sách 128 Nhật kiều (trong đó 102 người hồi hương từ miền Bắc Việt Nam, 26 người hồi hương từ miền Nam Việt Nam).

Dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ của Cục Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng, một số tài liệu lưu trữ tại Hội Hữu nghị Việt - Nhật, các hồi ký của một số sĩ quan quân đội và tài liệu điều tra dấu tích những người Nhật Bản hồi hương từ Việt Nam của Ikawa Kazuhisa, chúng tôi đã tập hợp được một danh sách gồm 160 người Nhật Bản đã tham gia chống Pháp cùng nhân dân Việt Nam(*). Những người Nhật Bản này đã có những đóng góp nhất định đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Hoạt động nổi bật nhất của những người Nhật “Việt Nam mới” là lĩnh vực huấn luyện quân sự. Điều này xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Nam Bộ bắt đầu. Nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó là phải tăng cường lực lượng vũ trang cả về số lượng và chất lượng. Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn cần phải có kiến thức về kỹ thuật và chiến thuật, cán bộ chỉ huy cần phải có trình độ nhất định về chính trị và quân sự. Những người Nhật “Việt Nam mới” đã được chỉ huy nhiều đơn vị quân đội trưng dụng làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Những cơ quan và đơn vị sau đây đã có những người Nhật “Việt Nam mới” đến giảng dạy hoặc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật quân sự:
- Cục Quân huấn, Bộ tổng tham mưu.
- Trường Quân chính Quảng Ngãi.
- Trường Quân chính Bắc Sơn.
- Trường Quân chính Cao Miên.
- Trường lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Bộ tư lệnh Liên khu I.
- Bộ chỉ huy Chiến khu V.
- Bộ chỉ huy mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa.
- Trung đoàn Trần Cao Vân.
- Trung đoàn 95 Nguyễn Thiện Thuật.
- Tỉnh đội Quảng Ngãi.
- Tỉnh đội Ninh Thuận.
- Tỉnh đội Bình Thuận.
- Tỉnh đội Hà Tĩnh.
- Tỉnh đội Hà Giang.
- Tỉnh đội Phú Thọ.
- Tỉnh đội Bắc Giang.
- Tỉnh đội Bắc Ninh.
...

Tiêu biểu nhất là Trường lục quân Trung học Quảng Ngãi khai giảng ngày 01-6-1946 (tướng Nguyễn Sơn làm Hiệu trưởng) có đội ngũ giáo viên quân sự toàn người Nhật. 4 giáo viên chính của 4 đại đội là: Tanimoto - Đông Hưng, Nakahara Mitsunobu - Minh Ngọc, Ikari Kazumasa - Phan Lai, Kamo Tokuji - Phan Huệ. 4 giáo viên trợ giảng là: Aoyama Hiroshi, Onishi Suegami, Namada Suegami, Minegishi Sadai. Ban huấn luyện có 2 người Nhật là: Ishu Taku - Nguyễn Văn Thống, Sato - Minh Tâm. Bộ phận quân y có bác sĩ Kisei Fujio - Lê Trung. Bài giảng của giáo viên Nhật Bản được biên soạn theo cuốn “Bộ binh thao điển” của quân đội Nhật. Các giáo viên Nhật Bản luôn thể hiện sự nhiệt tình, gương mẫu, cùng chịu đựng mọi gian khổ thiếu thốn như các học viên. Trên 400 cán bộ chỉ huy sơ cấp được đào tạo trong một khóa học của Trường lục quân Trung học Quảng Ngãi có phần đóng góp không nhỏ của những người Nhật “Việt Nam mới”.

Việc sử dụng các binh sĩ Nhật Bản làm nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện quân sự cho cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã tỏ rõ là một chủ trương đúng và hiệu quả. Những người Nhật “Việt Nam mới” trong lĩnh vực này cũng đã phát huy cao độ khả năng của mình. Có thể đánh giá đây là cống hiến lớn nhất của những người Nhật tham gia chống Pháp cùng nhân dân Việt Nam.

Nhiều người Nhật “Việt Nam mới” trực tiếp tham gia chiến đấu. Là những binh sĩ được đào tạo bài bản nên trong các đơn vị chiến đấu, họ thường phát huy được khả năng về kỹ thuật, chiến thuật góp phần tích cực cho thắng lợi của nhiều trận đánh. Chúng tôi đã thống kê được 41 người Nhật tham dự những chiến dịch lớn hoặc chiến đấu ở các mặt trận địa phương: Chiến dịch Việt Bắc, Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch đường số 14; các mặt trận: Pleiku, Buôn Mê Thuột, Cam-pu-chia, Lào, Cà Mau, Biên Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...

Một số người Nhật “Việt Nam mới” thể hiện được là những chiến binh quả cảm, được các chiến sĩ Việt Nam cùng đơn vị cảm phục. Có người hi sinh (Ikawa - Lê Chí Ngọ), nhiều người bị thương (Yutumn Suchio - Nguyễn Đức Hồng, Nakano Isao - Nguyễn Văn Lợi, Mavaki Yoshira - Hồ Tâm, Nobumino Taoto - Nguyễn Văn Hiển, Iwai Koshio - Nguyễn Văn Sáu, Nakamura Ichitaro - Trần Hòa, Yamazaki Zensaku - Trần Hà, Nobuyoshi Tachibana - Trần Đức Trung, Katsuo Uykawa - Ngô Tử Cân, Takeshi Amakawwa - Lê Tùng...). Do những thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, những người Nhật “Việt Nam mới” đã nhận được trên 30 huân huy chương các loại của Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đây là những cá nhân tiêu biểu:
1. Iwai Koshio - Nguyễn Văn Sáu:
- Huân chương Chiến công hạng Nhất.
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,
2. Ikari Kazumasa - Phan Lai:
- Huân chương Chiến công hạng Ba.
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
3. Nakahara Mitsuboni - Nguyễn Minh Ngọc:
- Huân chương Chiến công hạng Ba.
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
4. Yoshida Tamio - Phan Tiến Bộ:
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
- Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Ba.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
5. Tsuchiyo Tuchitani Isamu - Nguyễn Văn Đông:
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
6. Yutumi Suchio - Nguyễn Đức Hồng:
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
- Huân chương Chiến thắng hạng Hai.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
7. Takeda Yoshiro - Nguyễn Văn Phước:
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
- Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
8. Nakano Isao - Nguyễn Văn Lợi:
- Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
9. Mavaki Yoshira - Hồ Tâm:
- Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.
10. Yoshi Omori - Nguyễn Nghị:
- Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
11. Nobuyoshi Tachibana - Trần Đức Trung:
- Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.
- Huy chương Kháng chiến hạng Ba.
12. Yazawa Tsuruji - Lê Văn Thanh:
- Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
13. Masato Nakagawa - Nguyễn Văn Cân:
- Huy chương Kháng chiến hạng Ba.
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
14. Shimoda Shichiro - Nguyễn Văn Tân:
- Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
15. Katsutaro Yoshida - Nguyễn Quyết Thắng:
- Huy chương Kháng chiến hạng Hai.
- Huy chương Chiến sĩ hạng Hai.
16. Takeshi Amakawa - Lê Tùng:
- Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.
- Huy chương Kháng chiến hạng Ba.
- Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
17. Hayaka Seuchiro - Tống Văn Huân:
- Kỷ niệm chương Kháng chiến.
18. Siro Shiina - Nguyễn Nhật Linh:
- Có 7 giấy chứng nhận huy, huy chương các loại.
19. Ota Takuchi - Mạnh Chung:
- Huy chương Chiến sĩ hạng Nhì.
- Huy chương Chiến sĩ hạng Ba.
20. Kenji Mizue - Nguyễn Trị:
- Huy chương Kháng chiến hạng Hai.
- Huy chương Chiến sĩ hạng Hai.
...
Có 4 người Nhật được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam:
1. Iwai Koshiro - Nguyễn Văn Sáu: Kết nạp năm 1952.
2. Yutumi Suchio - Nguyễn Đức Hồng: Kết nạp năm 1949.
3. Tsuchiyo Tuchitami - Nguyễn Văn Đông: Kết nạp năm 1949.
4. Yoshida Tamio - Phan Tiến Bộ: Kết nạp năm 1950.

Sự có mặt của những người Nhật, những đóng góp công sức và xương máu của họ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là một sự thật lịch sử, nhưng sự thật lịch sử này còn chưa được khôi phục đầy đủ. Những thông tin lịch sử trên đây còn rất sơ sài so với thực tế. Công việc nghiên cứu chắc chắn còn phải tiếp tục nhằm góp phần nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam, về chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam và về một dấu ấn lịch sử trong quan hệ Việt - Nhật.


(*)  Trong số này, có những người chỉ biết tên Nhật mà không biết tên Việt hoặc ngược lại, vì thế có thể xảy ra sự trùng lặp ở một số trường hợp.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 09:58:08 pm »

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358713&ChannelID=89

Những bí ẩn trong đời một "Việt Minh"

TT  Phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp Janine, con gái của “Việt Minh” Nguyễn Văn Thành tại Nga. Chị đã kể lại câu chuyện kỳ lạ của cha mình, người từng là Hồng quân Liên Xô, từng là tù binh của phát xít Đức, bị sung vào đoàn lính lê dương của Pháp đến Việt Nam và trở thành một “Việt Minh”.


Janine với tờ báo Đồng Khởi chị coi như là báu vật từ Việt Nam

Platon Alexandrovich, người lính Nga tham gia tiểu đoàn 307 dưới cái tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành. Qua ký ức con gái ông ở Matxcơva, đó là câu chuyện kỳ lạ của một con người từng là Hồng quân Liên Xô, từng là tù binh của phát xít Đức, rồi lại bị sung vào đoàn lính lê dương của Pháp để đến VN và trở thành một “Việt Minh”. Đó là chuyện của khát vọng hòa bình và lòng yêu thương.

Kỳ 1: Ký ức nơi miền tuyết trắng

Matxcơva dưới cái rét -20OC. Janine đón tôi ở bến ga điện ngầm. Trên tay cô là bó hoa hơi úa vì gió tuyết. Cô ôm chầm lấy tôi rồi nói bằng tiếng Việt lơ lớ: “Chào anh, người đồng hương Việt Nam của tôi!”. Janine đưa tôi về nhà, một căn hộ nhỏ nằm ở ven ô, nơi ấy chỉ có mình cô và những kỷ vật của cha...


Chiếc cặp lồng mà các chiến sĩ Việt Minh tặng Platon làm kỷ niệm

“Tôi là con của Việt Minh”

Janine pha ấm chè đen loại ngon mời khách theo đúng phong tục Nga nhưng miệng thì líu lo tiếng Việt: “Tôi nhớ Việt Nam lắm, nhớ mùi sầu riêng ở Bến Tre”. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, chị mỉm cười: “Anh quên tôi là dân Nam bộ hả? Tôi là con của Việt Minh mà...”.

“Tôi sinh năm 1949 tại Bến Tre, mẹ tôi tên là Nguyễn Thị Mai, một phụ nữ Việt lai Pháp. Tôi còn nhớ Bến Tre quê tôi với những hàng dừa dài và đẹp, mẹ tôi thường lấy gáo dừa múc nước gội đầu. Tóc mẹ đen và dài lắm... Tôi còn nhớ những tiếng súng đùng đoàng giữa đêm giao chiến. Hay những khi trong làng có đám ma, tôi và bọn trẻ cùng lứa kéo nhau ra xem... Còn ba tôi là chiến sĩ Việt Minh, là bộ đội trong tiểu đoàn 307” - Janine nhớ lại tuổi thơ của mình ở Bến Tre.

Tuổi thơ của Janine cũng chịu nhiều đau thương và chia cắt như tất cả những đứa trẻ người Việt sinh ra trong chiến tranh lúc đó. Khi Janine được khoảng hai tuổi thì bố bị địch phát hiện, buộc ông phải chuyển về Trà Vinh hoạt động bí mật. Thời cuộc loạn lạc, bố lại là một ông Tây theo Việt Minh rày đây mai đó nên mẹ cô nối duyên với một thương lái người Hoa. Janine nhớ lại những ngày chia ly đó: “Dù bố dượng rất tốt với tôi nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ đến bố. Mỗi đêm nghe tiếng súng nổ bên kia sông là tôi lại lo cho bố!”.

Mãi đến khi hiệp ước đình chiến năm 1954 được ký kết Janine mới được gặp lại cha. Cô nhớ lại: “Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng cuối năm trời mát dịu. Ngoại và mẹ chở tôi trên chiếc xuồng ba lá ra vùng giải phóng để gặp bố. Mẹ và bố chẳng nói chuyện với nhau nhiều, chỉ thấy bố tôi rất buồn... Trước lúc hai người chia tay, ngoại bế tôi trao cho bố rồi nói: Con ẵm theo nó cho đỡ buồn! Từ đấy tôi sống với bố và các chú, các bác trong tiểu đoàn 307”.

Trong những dòng nhật ký của đời mình, Janine viết: “Tôi có hai tên: Nguyễn Hồng Minh do má Mai và bà ngoại đặt để ghi vào giấy tờ hồi tôi mới sinh ở Bến Tre. Và ở quê cha, trong giấy tờ chính thức tên tôi là Strjinskaya Anhie Platon. Nhưng từ bé đến bây giờ, người thân và bạn bè vẫn thường gọi tôi là Janine. Janine cũng là cái tên của các bác, các chú ở tiểu đoàn 307 quen gọi. Bây giờ, mỗi khi có dịp gặp lại các chú vẫn gọi tôi là Janine. Với tôi, cái tên Janine gợi nhớ nhiều kỷ niệm về quê mẹ ở Việt Nam, nó làm tôi ý thức rằng tôi là một đứa con của Việt Minh”.

Ở với bố và các đồng đội của bố tại vùng giải phóng một thời gian, đến tháng 4-1955 Janine cùng bố ra Hà Nội, sống một thời gian ở một cơ sở của Trung ương Đảng bên bờ hồ Tây. Trong dịp này cô được gặp Bác Hồ. Cô nhớ lại: “Tôi và bố được ăn tối cùng Bác. Bác rất ngạc nhiên về cuộc đời bố tôi, về một đứa con lai nói đặc sệt giọng Nam bộ như tôi”.

Những kỷ vật vô giá

Không lâu sau đó, khi Janine vừa tròn 5 tuổi thì cô cùng bố trở về Liên Xô. Dù ở nước Nga xa xôi nhưng trong lòng cô luôn mơ được một lần trở lại Việt Nam, được về xứ dừa quê mẹ. Nhưng giấc mơ đó đối với cô mãi đến 33 năm sau mới thực hiện được. Đó là năm 1988, Janine một mình quyết định trở lại Việt Nam tìm mẹ, tìm ngoại. Nhưng lần trở về đó cô đã không gặp cả hai, mẹ và ngoại đã ra đi...

Trong khoảnh khắc đau đớn đó cô đã viết: “Không hiểu sao đối với tôi mọi cuộc hành trình đều không có tính cách ra đi mà chỉ là trở về. Cách đây gần 33 năm (tính đến năm 1988, lúc Janine trở lại VN), khi tôi 5 tuổi - tôi rời khỏi Việt Nam, không phải ra đi mà cùng ba tôi trở về nước Nga. Và bây giờ, sau gần 33 năm từ Matxcơva không phải để đến mà trở về quê ngoại Bến Tre. Nhưng tiếc thay ngoại và mẹ không còn... Lòng tôi đau vô bờ bến!”.

Im lặng một hồi lâu, Janine lôi tấm ảnh của bố ra rồi nói: “Bố tôi mất ngày 26-3-2003, trước sinh nhật ông hai ngày. Trước lúc lâm bệnh nặng, ông đem hết những dòng hồi ký, những lá thư của đồng đội cũ, những bức ảnh hồi còn chiến đấu, những kỷ vật của tiểu đoàn 307 trao hết cho tôi. Trước lúc nhắm mắt ông còn dặn tôi: “Đừng bao giờ quên con là đứa con của Việt Minh. Hãy giữ lấy những kỷ vật này như là máu thịt của bố”.

Lúc này tôi mới giật mình nhận ra trong căn phòng nhỏ của Janine toàn là những kỷ vật gắn liền với Việt Nam. Ở một góc tường là hình bố cô, ông Platon Alexandrovich trong bộ đồ bộ đội bên một khẩu súng cối 60mm. Kế bên là bức tranh sơn mài tả cảnh sinh hoạt của người dân Nam bộ từ thế kỷ trước.

Treo trang trọng ngay giữa phòng là chiếc cặp lồng màu xanh của lính có khắc những dòng chữ nguệch ngoạc: “Chúng tôi: Hùng, Hoàng, Xinh, Hiếu... tặng bạn làm kỷ niệm khi về nước”. Janine nói lúc còn sống, ông gói ghém chiếc cặp lồng này một cách cẩn thận rồi khóa kín trong tủ. Chỉ những khi nhớ đồng đội hay kỷ niệm ngày thành lập tiểu đoàn 307 ông mới lôi nó ra lau chùi, ngắm nghía... Bây giờ, vì nhớ bố, nhớ Việt Nam nên cô treo nó ở nơi dễ thấy nhất cho vơi nỗi buồn!

Lôi những xấp album đã ngả màu thời gian, Janine lật từng trang rồi giới thiệu với tôi: “Đây là nhà của mẹ Mai và bố Thành lúc ở Bến Tre, đây là hình tôi bên lu nước lúc mới 2 tuổi. Còn đây là hình bố tôi cùng đồng đội trong tiểu đoàn 307...”. Cứ thế Janine say sưa lôi hết tập album này đến những kỷ vật khác ra khoe... Cuộc đời phiêu bạt qua những cuộc chiến của Platon Alexandrovich dần hiện về qua lời kể của người con.

THẾ ANH

_________________________

“Tôi đã trải qua đủ các cung bậc của đời lính, có khi phải đối diện với cái chết nơi chiến trận, có khi nhục nhã kiếp tù binh, có khi phải cầm súng để bắn vào lý tưởng thời trai trẻ... Để cuối cùng tôi nhận ra chiến tranh, áp bức - đó là điều tồi tệ nhất của nhân loại!”. Đó là nhật ký của Platon.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 09:59:08 pm »

Kỳ 2: Bi kịch của chiến tranh

TT - Năm 1940 Platon Alexandrovich vào Hồng quân Liên Xô. Số phận đưa ông từ cuộc chiến này đến cuộc chiến khác.

Trong hồi ký của mình, ông viết: “Tôi đã trải qua đủ các cung bậc của đời lính, có khi phải đối diện với cái chết nơi chiến trận, có khi nhục nhã kiếp tù binh, có khi phải cầm súng để bắn vào lý tưởng thời trai trẻ mà không hề hay biết. Để rồi cuối cùng tôi nhận ra chiến tranh, áp bức - đó là điều tồi tệ nhất của nhân loại!”.


Platon (bìa phải) trên tàu Kilinski của Ba Lan - Ảnh do Janine cung cấp

Bị bắt làm tù binh của Đức quốc xã

Platon Alexandrovich sinh năm 1922 tại thành phố Kharkov. Đó là thành phố lớn thứ hai của Ukraine sau thủ đô Kiev, là trung tâm công nghiệp hàng đầu của Liên Xô cũ, nơi có nhiều trường đại học lớn, lâu đời và danh tiếng.

Dường như ngay từ lúc sinh ra, trong ông đã tiềm ẩn một sự luân lạc của dòng máu mẹ cha. Cha ông là một người Nga nhưng được sinh ra và lớn lên ở Pháp. Mẹ ông là một phụ nữ Ba Lan hiền dịu, họ kết duyên rồi về định cư ở Ukraine. Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1940 Platon Alexandrovich nhập ngũ để bảo vệ thành phố Kharkov thân yêu.

Khi cuộc chiến giữa Hồng quân Liên Xô và phát xít Đức nổ ra, ông cũng như bao thanh niên Liên Xô lúc bấy giờ đành gác lại những khát vọng của tuổi trẻ để lao vào chiến trận lúc tổ quốc lâm nguy.

Ông ghi lại những ngày đó trong dòng hồi ký của mình: “Tất cả chúng tôi đều rất trẻ, sau những trận đánh chúng tôi lại ngồi bên nhau nói về những dự định tương lai. Chúng tôi luôn tin hòa bình sẽ đến sớm, nhưng cũng hiểu cái giá của hòa bình sẽ phải trả bằng máu và mất mát. Đồng đội tôi nhiều người đã ngã xuống giữa mùa đông giá rét khi miếng bánh mì đen chưa kịp ăn xong, có người phải lùi về hậu phương với những vết thương thê thảm hơn cả cái chết. Sự tàn bạo của phát xít càng thôi thúc chúng tôi tiến lên, bởi chúng tôi biết rằng mình chiến đấu không chỉ cho người Nga, người Ukraine mà là chiến đấu cho cả nhân loại, chiến đấu để chống lại sự tàn bạo của Hitler”.

Sau nhiều trận đánh sinh tử chống lại quân Đức trên mảnh đất Kharkov, Platon Alexandrovich vài lần bị thương nhưng ông từ chối trở về hậu phương an dưỡng mà ở lại chiến trường cùng đồng đội. Cuối năm 1941 chiến trận trở nên ác liệt hơn, lực lượng Đức quốc xã tiến đánh Kharkov gồm 20 sư đoàn và hai lữ đoàn. Cuối cùng Kharkov rơi vào tay quân Đức. Tháng 5-1942 Platon Alexandrovich bị quân Đức bắt làm tù binh, số phận ông bắt đầu lênh đênh...

Trong những trại tù binh của Đức, Platon Alexandrovich từng trải qua những cảnh khủng khiếp, bị tra tấn dã man, bị bỏ rơi gần như chết đói. Nhiều khi ông phải nhặt miếng bánh mì còn dính máu của đồng đội vừa mới tắt thở để có sức chống chọi với giá rét, đòn roi.

Janine, con gái ông, kể: “Đến những ngày cuối đời mà nỗi ám ảnh trong trại tập trung Đức quốc xã vẫn còn hiện về trong những giấc mơ của bố tôi. Nhiều đêm nằm trong chăn mà ông cứ co mình run lên bần bật, ấy là lúc ký ức những ngày đói rét của một tù binh hiện về hành hạ ông. Ông thường nói với tôi việc không phải chết trong trại tù binh của Đức quốc xã đã là một điều thần kỳ. Ông hay kể về chiến tranh để dạy tôi biết quý trọng hòa bình, ông thường nhắc đến những ngày bị cầm tù để tôi biết quý trọng sự tự do...”.

Trở thành lính lê dương

Chiến tranh kết thúc, chưa kịp vui mừng vì tự do, hòa bình thì số phận lại đẩy Platon Alexandrovich xa hơn với tổ quốc, trở thành một người xa lạ với chính mình. Những ngày còn sống, nếu ai hỏi về câu chuyện trở thành lính lê dương của mình thì ông chỉ nói một cách ngắn gọn: “Từ tù binh Đức quốc xã, tôi bị sung vào lính lê dương”. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, điều mà ông chẳng nói với ai ngoài người con gái Janine yêu quý.

Ngồi vuốt ve tấm hình thời còn trẻ của Platon Alexandrovich, Janine kể lại bí mật của bố mình trở thành lính lê dương: “Sau khi Đức quốc xã bị đánh bại, bố tôi cũng như những tù binh khác đến từ nhiều nước khắp châu Âu được trả tự do. Ông đang tìm cách trở về nước Nga thì sự cố xảy ra. Vốn là thời gian bị giam cầm ở trại tập trung của Đức quốc xã, do biết chút tiếng Pháp học từ ông nội nên bố tôi thường chuyện trò với tay cai ngục người Đức nói tiếng Pháp. Từ chỗ chuyện trò, tay cai ngục có vẻ thiện cảm với bố tôi nên đồng đội ông nghi ngờ ông là gián điệp.

Trên đường từ Đức trở về Liên Xô, ông được một người bạn thân khuyên nên trốn khỏi đoàn tù binh, nếu không có thể bị cầm tù sau khi trở về. Chờ khi trời tối bố tôi trốn khỏi đoàn, lẫn trong những cánh rừng gần biên giới Đức. Ông đi mà chẳng biết rồi sẽ đi về đâu.

Ông cứ chạy mãi vào rừng, lâu lâu ngoái đầu nhìn lại xem đồng đội có đuổi theo không. Phía trước lại lo sợ tàn quân của phát xít Đức sát hại. Ông lả đi vì kiệt sức, vì những vết thương tra tấn chưa lành hẳn, vì đói và khát... rồi ông lịm đi bên ngôi làng nhỏ, tỉnh lại mới biết mình đã lạc qua nước Pháp. Rồi ông bị người dân địa phương bắt giao cho chính quyền, bị sung vào đội quân lê dương”.

Sau khi bị sung vào đội quân lê dương, Platon Alexandrovich được đưa lên tàu chở đến những nước thuộc địa của Pháp, cầm súng bắn lại những người mà người Pháp lúc đó gọi là “phiến quân”. Lênh đênh trên biển hàng tháng trời, đi từ châu Phi đến châu Á, Platon Alexandrovich vẫn không thể hình dung con đường tương lai của đời mình.

Ông sống nhưng dường như không phải là chính mình, sự day dứt đó sau này được ông ghi lại: “Thật sự tôi đã rất sợ tiếng súng, sợ chiến tranh, vậy mà số phận đen đủi lại bắt tôi phải tiếp tục ôm súng. Lúc này đây tôi chỉ có một giấc mơ là được trở về Liên Xô, được ăn một bữa cơm gia đình cùng mẹ cha, được cùng bạn gái dạo chơi dưới rừng cây nhuốm sắc vàng thu, nhưng điều đó thật xa vời... Tiếng sóng dưới mạn tàu hoàn toàn xa lạ đối với tôi, những mảnh đất tôi đến chỉ có thù hận và chết chóc.

Nếu như trước đây tôi hiểu lý do khi cầm súng chống lại Đức quốc xã thì lúc này đây tôi chẳng biết mình đang chiến đấu vì điều gì. Nhiều lúc tôi tự hỏi có phải mình đang tìm sự sống trên xác chết của người khác? Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất của đời tôi! Điều đó càng làm tôi đau đớn hơn khi sau này biết rằng quãng thời gian làm lính lê dương là lúc cầm súng bắn vào những lý tưởng thời trai trẻ của chính mình...”.

Trong khi số phận Platon Alexandrovich đang bị đẩy đưa theo đoàn quân viễn chinh của Pháp thì tại quê nhà, bố mẹ ông cắn răng tin rằng con trai của họ đã bỏ xác ngoài chiến trận. Còn Platon Alexandrovich sau những ngày tháng lênh đênh ông được đưa đến Việt Nam.

THẾ ANH

______________________

Platon Alexandrovich đến VN năm 1946, cầm súng bắn lại những “phiến quân” người Việt. Nhưng sau những trận càn, ông nhận ra người nằm xuống là những nông dân hiền lành, yêu Tổ quốc và khát khao công lý...
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:00:32 pm »

Kỳ 3:  Con đường chính nghĩa

TT - Sau những ngày tháng lênh đênh, sống trong khủng hoảng tại các nước thuộc địa Pháp, tháng 4-1946 Platon Alexandrovich được đưa đến VN. Đến Sài Gòn, Platon được điều động lái xe trong một trung đội thông tin, nơi có cả lính Pháp và lính thuộc địa. Sau đó ông được điều về Thủ Đức, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre để trấn áp quân “phiến loạn”. Platon chưa bao giờ biết đến VN.


Platon (đứng, bìa trái) cùng các chiến sĩ Việt minh ở miền Tây -Ảnh do Janine cung cấp

Trong những đêm lạc lõng bồng súng canh trong đồn, linh cảm của một chiến sĩ Hồng quân mách bảo cho ông rằng những tiếng súng phát ra sau những rặng dừa kia không phải là quân phiến loạn ở thuộc địa Pháp.

Quyết định lương tâm

Một ngày kia, trong mớ chiến lợi phẩm quân lê dương Pháp thu về có một tập tài liệu và mấy tấm ảnh. Sau này ông kể lại trên một tờ báo Nga: “Thoáng thấy mấy tấm hình bọn chúng giơ cao, tôi suýt nữa bật đứng nghiêm chào như thói quen ở Liên Xô. Đó là ảnh Lênin. Ngay lập tức tôi hiểu VN đứng về phía nào. Những tấm ảnh đã cứu linh hồn tôi”.

Tại Vĩnh Long, ông đã bắt liên lạc với một số người hoạt động bí mật trong thành phố, nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời thì họ đã bị mật thám bắt. Ông viết: “Dù biết con đường trở lại với chính nghĩa rất gian nan nhưng tôi vẫn không hề nản. Đau đớn nhất của tôi lúc đó là đã nhìn thấy ánh dương từ bên kia sông, sau những rặng dừa nhưng trong lúc chờ thời cơ tôi vẫn phải cầm súng bắn về phía đó theo lệnh của người Pháp”.

Giữa năm 1947, cơ hội thật sự đã đến với Platon khi ông được điều về lái xe bồn chở nước. Hằng ngày ông chở những tù binh người Việt đến lấy nước ở trạm bơm cách trường hạ sĩ quan khoảng 1km. Ông thường giấu khẩu phần ăn của mình mang theo phân phát cho tù binh, phụ họ xách nước, trò chuyện như những người bạn. Thấy ông tốt bụng, một tù binh hỏi: “Tại sao ông tốt với chúng tôi như vậy?”.

Ông trả lời: “Vì tôi cũng đã từng là tù binh như các anh. Các anh là tù binh của Pháp, còn tôi từng là tù binh của Đức. Tất cả chúng ta đều là con người nên cần phải đối xử với nhau như những con người thực thụ. Chúng ta chỉ là nạn nhân của chiến tranh, lòng tham và áp bức... Tôi ghét điều đó!”.

Platon Alexandrovich không ngờ rằng câu chuyện giữa ông và những tù binh Việt đã gây chú ý cho một chiến sĩ Việt minh tên Sô hoạt động bí mật ở trạm bơm. Những ngày tiếp theo, người chiến sĩ tên Sô bắn đi những tín hiệu và dường như Platon cũng bắt được. Một lần thấy Sô đứng gần, nhân lúc mọi người đang xách nước thì ông lột chiếc mũ cátkét trắng của quân lê dương đang đội trên đầu ném mạnh xuống đất.

Sô hỏi ông: “Nóng quá hả?”. Platon đáp như vô tình: “Không, tại nó làm đầu tôi đau. Tôi sẵn sàng thoát khỏi nó”. Rồi ông lôi từ trong túi ra chiếc mũ calô, chỉ cho Sô xem ngôi sao đỏ đính kèm trên mũ, nói tiếp: “Tôi thích cái này hơn. Tôi là cựu tù binh, người Liên Xô”.

Bước thăm dò đã xong, trường hợp của Platon được Sô thông báo về chỉ huy. Vài ngày sau họ gặp nhau. Ông ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đó: “Đêm đó trời tối như bưng, tôi trốn khỏi trại lính và mang theo một bao tải súng đạn đến nơi đã hẹn. Khi đến gần những bụi cây lúp xúp gần bìa rừng thì có người nhào ra nắm lấy tay tôi kéo vào sâu trong rừng. Đó là đêm 17-8-1947. Tôi đã tìm thấy rạng đông giữa đêm đen. Có thể nói đó là quyết định lương tâm mà tôi không thể nào cưỡng lại được!”. Trong đêm đó, giữa rừng sâu, Platon được kết nạp vào hàng ngũ Việt minh.

Xứ dừa máu thịt

Những ngày đầu trở thành Việt minh đầy gian khó. Trước đó, trong hàng ngũ lính lê dương Pháp chưa bao giờ ông phải vừa cầm súng, vừa lặn lội tìm cái ăn. Bánh mì, bơ sữa biến mất, thay vào là mắm muối, rau dưa. Ông tập tành chèo xuồng ba lá, kết lá dừa lợp nhà. Thấy các má mò cua bắt ốc, ông cũng nhào xuống phụ. Thấy các anh trong xóm gánh lúa, ông cũng nhào vô gánh...

Dần dà, ông được thương như con cái trong nhà, các má đặt cho ông tên mới là Hai Thành. Ai có nải chuối ngon, nhà ai nấu bánh cũng chừa phần cho ông. Janine, con gái ông kể lại: “Bố Thành cứ nhắc mãi ngày đầu ăn mắm do các má nấu, cái mũi bố như điếc đi nhưng không dám bịt lại vì sợ các má buồn.

Vậy mà sau vài lần bố lại nghiện luôn món mắm ăn với bông điên điển. Rồi ba khía, sầu riêng... đều là món khoái khẩu của bố. Sau khi về nước, bố vẫn thường nhắc đến những món đó. Có người bạn biết được, mỗi lần qua Nga đều mang cho bố ít ba khía nhưng bố nói vẫn không ngon bằng ba khía của các má làm...”.

Ở Bến Tre, Hai Thành mặc quân phục sĩ quan Pháp, đeo lon quan hai cùng đồng đội cải trang, đi xe jeep tiến hành những cuộc đánh úp chiếm đồn bót, cướp vũ khí. Gần một năm kiểu cải trang đó bị quân Pháp phát hiện, ông được đưa về trung đoàn 99 Bến Tre rồi được chuyển sang tiểu đoàn 307.

Hai Thành đã cùng đồng đội chèo xuồng, lội ruộng, băng đồng xuôi ngược từ Tháp Mười tới mũi Cà Mau. Hình ảnh của ông được một đồng đội nhớ lại: “Sau giờ đánh Pháp, anh lại lùi về cắm câu soi cá, bắt chuột, cũng mắm muối tương chao, cũng áo cổ vuông, quần đùi túi hàm ếch, cũng rút xuống lỗ trâu đằm rít hơi thuốc trong đêm hành quân...”.

Thương ông côi cút phải xa gia đình, xa quê hương, bản xứ, các má vun đắp cho Hai Thành kết duyên với cô gái xinh đẹp xứ dừa. Một đám cưới giản dị giữa một ông Tây và cô gái miệt vườn diễn ra trong vùng giải phóng năm 1948. Một năm sau Janine ra đời. Bến Tre bị chiếm đóng khắp nơi, Hai Thành buộc phải chuyển về Trà Vinh hoạt động. Đó cũng là lý do dẫn đến sự tan vỡ gia đình riêng của ông.

Ông ghi lại: “Được tin vợ đi lấy chồng khác tôi đã chết lặng. Tôi sầu muộn mấy tháng, nhưng nhờ có bạn bè tốt, cuộc đời có mục đích rõ ràng nên đã vượt qua. Tôi không hề trách cứ vợ tôi, ngược lại cảm ơn cô ấy đã cho tôi một đứa con. Nhờ có Janine mà tôi đỡ nhớ các má và xứ dừa khi về nước Nga xa xôi... Mỗi khi nhớ những hàng dừa rũ bóng bình yên bên sông là tôi lại ngồi im nhìn ngắm Janine. Có thể con tôi không biết, nhưng nó là hình ảnh quê hương thứ hai của tôi, nơi tôi đã từng có một gia đình...”.

THẾ ANH

___________________

Trước khi rời VN, ông chọn một vườn cau đứng chụp một tấm hình đầy lưu luyến. Tấm hình ấy như một vóc dáng quê hương thứ hai mà trọn cuộc đời Platon đã thề sẽ giữ thủy chung son sắt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM