Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:35:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #40 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2007, 11:34:28 am »

Xin góp với các bác mấy bài trên báo QDND

http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhungchiensiquocte.3073.qdnd

Nhớ mãi chiến sĩ Teizt người Đức đã hy sinh ở biên ải tỉnh Lạng Sơn

Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài năm xưa nhớ mãi những kỷ niệm đẹp về một chiến sĩ người Đức có tên là Teizt trong đơn vị đã cách nay hơn nửa thế kỷ. Không ai biết quê quán của “chiến sĩ Việt Nam mới” Teizt, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh của anh trong chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc những năm tháng đầu ác liệt của cuộc chiến chống Pháp.

…Khoảng nửa đầu năm 1947, một nhóm lính lê dương vốn là người Hy Lạp, Áo, Đức… trong quân đội Pháp đóng ở Nam Định và các vùng lân cận, chán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, đã bí mật tìm bắt liên lạc rồi “đào ngũ” mang theo vũ khí sang hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh. Số anh em này trong đó có Teizt được Bộ tư lệnh Chiến khu 3 gửi lên chiến khu Việt Bắc. Teizt trở thành “chiến sĩ da trắng”-”Chiến sĩ Việt Nam mới” của bộ đội Cụ Hồ, được lấy họ “Hồ Chí” của Bác Hồ và có tên Việt Nam là Hồ Chí Cường. Hồ Chí Cường được điều về tiểu đoàn 48 là đơn vị độc lập đang hoạt động chiến đấu đánh địch và xây dựng lực lượng du kích ở các làng xã ven đường 4A thuộc Lạng Sơn. Lúc này hậu cứ của tiểu đoàn 48 còn ở Bình Gia-Lạng Sơn. Teizt người Âu da trắng, lại cao lớn nên đi đâu cũng dễ nhận ra, bà con ta thường gọi đơn vị của Teizt là “bộ đội người Tây”. Anh được điều về bổ sung cho phân đội hỏa lực, lúc này gọi là “trợ chiến”, tức phân đội bom mìn, ba-dô-ca, lúc đó do anh Phạm Thiệu chỉ huy…

Trận đầu tiên Teizt được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đồng chí Việt Nam là trận ngày 16-3-1948 khi tiểu đoàn phối hợp với đại đội độc lập và du kích Bắc Sơn phục kích địch ở Bản Nằm, thuộc xã Kháng Chiến, Tràng Định, cách thị trấn Thất Khê chừng 8km. (Đây là trận Bản Nằm lần 1. Trận Bản Nằm lần 2 là vào ngày 15-9-1949). Trận địa phục kích bố trí trải dài chừng 300m từ bắc điểm cao 304 đến đông điểm cao 220. Hỏa lực của toàn tiểu đoàn lúc này mới có 1 khẩu ba-dô-ca, 1 cối 60 ly và 2 đại liên, còn chủ yếu là súng trường khai hậu, mã tấu. Đây cũng là trận tập kích đầu tiên của phân đội trợ chiến này trên chiến trường Việt Bắc.
 
Qua mấy ngày phục kích chờ đợi, hôm ấy khi đoàn 7 xe của địch lọt vào trận địa, Teizt là chiến sĩ rất bình tĩnh, luôn mang theo khẩu thom-sơn bên mình, đã nổ súng yểm trợ kịp thời cho tổ ba-dô-ca ngay viên đạn đầuđã bắn trúng xe chỉ huy, diệt toàn bộ địch trên xe, trong đó có một quan ba, một quan hai Pháp, tạo điều kiện cho đơn vị chặn đầu, khóa đuôi xông lên… Đơn vị tiếp tục đánh trả các đoàn tiếp viện của địch, giành thắng lợi lớn: diệt 88 tên địch (có 6 sĩ quan), làm bị thương 54 tên, 7 xe cơ giới, 1 súng 20 ly, 1 trọng liên 12,7 ly, 1 súng cối, 1 máy VTĐ,... Thắng lợi của trận đánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là cắt đứt đường vận chuyển để cô lập các cứ điểm của địch trên tuyến phòng thủ Việt Bắc. Vì vậy sau trận này địch ở khu vực Lạng Sơn rất hoang mang, hiện tượng đầu hàng, đào ngũ xuất hiện, trong đó có 3 lính người Đức cùng một số ngụy binh ở thị xã mang súng ra hàng…

Sau chiến dịch Thu-Đông 1947, Bộ tổng tư lệnh chủ trương lập một trung đoàn chủ lực mạnh trực thuộc Bộ, nên trung đoàn 140 được tăng cường và trung đoàn 147 ra đời, các tiểu đoàn cũng mang phiên hiệu mới: 39, 42, 45 và một số đơn vị trực thuộc. Tiểu đoàn 39 thời gian này do đồng chí Thái Dũng (tức Nguyễn Hữu Thái) người Tày ở thị xã Cao Bằng chỉ huy. Tiểu đoàn 223 và 239 hợp nhất thành tiểu đoàn mới này (có lúc gọi là 29) là đơn vị độc lập của Bộ. Còn tiểu đoàn 48 sau khi một số bộ phận sáp nhập với tiểu đoàn 39, các bộ phận phiên chế tổ chức lại. Tiểu đoàn 29 mới có tên gọi Lũng Vài là vì tiểu đoàn 223 từng giành thắng lớn trong trận phục kích ở Lũng Vài, được Bác Hồ và Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen, tặng danh hiệu này. Phân đội trợ chiến của Teizt thường được gọi là đơn vị bộc phá-bom mìn-ba-dô-ca. Tiểu đoàn 29 là đơn vị độc lập của Bộ tổng hoạt động ở khu vực Thái Nguyên, nay tăng cường cho mặt trận đường 4 trong chiến dịch Cao-Bắc-Lạng; phối hợp với trung đoàn 28 Lạng Sơn và 74 Bắc Cạn.

Sau khi về vùng Đồng Me, Phủ Liễn, Tam Dương huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và phân đội nhỏ tập đánh công kiên, đơn vị của Teizt lên đường tham gia chiến dịch Đông Bắc. Ngày 8-10-1948 là ngày mở màn chiến dịch Đông Bắc, quân ta mở đợt tấn công vào một loạt đồn địch. Teizt có mặt trong mũi đột kích do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy. Trong trận tấn công căn cứ An Châu, Teizt đã cùng anh em dùng thang, bên dưới buộc lót tấm phên đan bằng nứa vượt qua hàng rào dây thép gai vào chiến đấu rất dũng cảm ngay trong khu đồn địch. Địch dùng đạn lửa bắn cháy các thang phên nứa, dùng hỏa lực mạnh bắn chặn, trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt và kéo dài…

Sau hơn nửa tháng chiến đấu, các đồn Đồng Dương, Đồng Khuy đều bị diệt, riêng đồn An Châu ta chỉ diệt được 2/3 cứ điểm rồi phải rút lui. Nhưng chiến dịch này ta diệt hơn 150 địch, trong đó có tên quan tư Pháp Vi-try, hơn 200 ngụy ra hàng; ta phá hủy 2 xe bọc sắt, 3 súng 12,7 ly, thu gần 60 súng, trong đó có 6 trung liên… Teizt là một chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, được anh em rất quý mến, khi buộc phải rút khỏi đồn An Châu chỉ lo anh bị lạc đường… Khi đơn vị tham gia đánh đồn Đồng Khuy, Teizt là người đi cùng tiểu đội Nguyễn Quốc Trị. (Năm 1952, Nguyễn Quốc Trị là 1 trong 4 người được tuyên dương anh hùng đầu tiên của quân đội ta) trong mũi nhọn tấn công, đã diệt gọn lô cốt chính của cứ điểm, góp phần giành thắng lợi nhanh chóng diệt hoàn toàn quân địch ở đồn này…

Cuối năm ấy, vào đêm 28-11, đơn vị của Teizt nhận lệnh hành quân gấp về bao vây tấn công tiêu diệt căn cứ phỉ ở làng Phạ Khả, gần đồn Chi Ma, khu Chi Lăng. Chiến sĩ người Đức Teizt chiến đấu rất mưu trí, dũng cảm, nhưng trong đêm tối đã bị trúng đạn ngã xuống bên cạnh tiểu đội phó Đặng Tịnh quê ở miền Trung. Đơn vị đã an táng thi hài hai anh ngay trên cánh đồng phía tây nam của làng Phạ Khả gần biên ải thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn…

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, không ai biết quê quán, địa chỉ gia đình của Teizt ở Đức để báo tin. Các cựu chiến binh tiểu đoàn Lũng Vài-một đơn vị tiền thân của đại đoàn Quân Tiên Phong, luôn nhớ tới “Chiến sĩ Việt Nam mới” Teizt-Hồ Chí Cường là một đồng đội thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam-quê hương thứ hai-như anh thường nói-ở vùng biên ải Lạng Sơn, mãi mãi xứng danh là một “Anh bộ đội Cụ Hồ”!

ĐẮC PHAN
 
Logged
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2007, 11:35:48 am »

http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhungchiensiquocte.3085.qdnd

"Tù binh" người Bỉ Phrăng Đờ Bô-en

Đầu năm 1949, cán bộ chiến sĩ đại đội 9 độc lập hoạt động ở vùng Đại Lộc, Quảng Nam tiếp nhận một lính lê dương có tên là Phrăng Đờ Bô-en đã trốn khỏi hàng ngũ quân viễn chinh Pháp và mang súng tình nguyện về với hàng ngũ Việt Minh để chống Pháp. Năm đó, Bô-en mới 25 tuổi, người cao to, và học tiếng Việt rất nhanh.

Cuối 1950, đơn vị nhận nhiệm vụ làm nghĩa vụ quốc tế sang giúp bạn Lào và Cam-pu-chia xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng vũ trang cùng đánh Pháp xâm lược. Chính thời gian đó, qua thử thách chiến đấu dũng cảm, Bô-en đã được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng CS Việt Nam). Pháp coi Bô-en là “một phần tử rất nguy hiểm” nên tìm mọi cách theo dõi để bắt bằng được. Phrăng Đờ Bô-en là một người Âu nhưng từng học tiếng Việt Nam rất nhanh, chiến đấu dũng cảm, nay cùng đơn vị Việt Nam sang giúp bạn Lào lại tích cực học tiếng Lào, lăn lộn với cơ sở, phụ trách một tổ công tác xây dựng lực lượng, được bà con các bộ tộc Lào rất quý mến, che chở. Nhưng không may, một lần trên đường xuống cơ sở công tác, Bô-en lọt vào ổ phục kích của địch. Anh chiến đấu cho đến khi súng hết đạn thì bị thương nặng, bất tỉnh nên lọt vào tay địch. Bọn địch rất mừng vì đã bắt sống được “tên hàng binh lê dương nay đã thành cộng sản rất nguy hiểm”. Chúng phao tin Bô-en đã chết, rồi bí mật đưa về chữa chạy các vết thương để khai thác tin tức về tình hình quân Việt Minh ở Lào và lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Tra tấn, không khai thác được gì, chúng đưa Bô-en về giam giữ ở khám Chí Hòa-Sài Gòn. Đồng đội mất tin tức về Bô-en, tưởng anh đã hy sinh trên đường công tác trên đất bạn Lào. Còn bọn thực dân sau đó đưa anh ra Huế, mở tòa án binh xử Bô-en, kết án chung thân, và lấy lý do Bô-en xuất xứ là một người lính trong đội quân lê dương Pháp nên chúng bí mật đưa về “mẫu quốc” giam giữ...

Mãi sau này mới được biết, chiến sĩ quốc tế Bô-en vẫn còn sống. Đờ Bô-en không phải người Pháp mà là người Bỉ. Anh kể: “... Tôi sinh ra ở vùng Phờ-la-măng, Vương quốc Bỉ. Năm 1924, khi 15 tuổi, tôi đang học phổ thông thì chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (năm 1939). Tôi vượt biên giới sang Đức để kiếm việc làm trong một nông trại...”.

Cho đến năm cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai (1945) thì Đờ Bô-en bị Đức bắt vào lính. Nhưng rồi phát xít Đức thua trận và Bô-en lại trở thành tù binh của Pháp. Nước Pháp thực dân lập lại đội quân lê dương viễn chinh trở lại xâm lược các thuộc địa và Bô-en lại bị động viên vào đội quân viễn chinh của Pháp, sang phục vụ ở An-giê-ri. Từng bị Pháp bắt làm tù binh, bị lính Pháp đánh đập và đối xử tồi tệ, rồi chứng kiến những hành động dã man của lính lê dương Pháp đối với nhân dân nên Đờ Bô-en rất ghét lính Pháp và nung nấu tinh thần phản kháng.

Sau một thời gian ở An-giê-ni, đơn vị của Đờ Bô-en lại bị điều sang Việt Nam cuối năm 1947, khi Pháp mở rộng cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt và đang gặp khó khăn. Khi tiếp xúc với nhân dân Việt Nam, Đờ Bô-en nhận ra người dân thuộc địa hay Việt Nam, ở đâu cũng rất cực khổ nhưng lại rất tốt bụng, có tinh thần đấu tranh bất khuất chống bọn thực dân xâm lược. Đờ Bô-en đã tìm mọi cách bí mật tiếp xúc với lực lượng kháng chiến, bắt được liên lạc với du kích của Việt Minh và đã mang theo súng trốn khỏi đơn vị lê dương để đi theo Việt Minh, đứng về phía nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Bô-en nói, hôm đó là ngày 6-2-1949 ông không bao giờ có thể quên, và ông rất tự hào coi ngày đó là ngày được “nhập ngũ” vào Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng...

Ông kể lại: năm 1952 ông bị bọn Pháp kết tội “phản quốc” với án tù chung thân rồi chúng đưa về bên Pháp giam giữ nên không liên lạc được với đồng đội, nhưng ông luôn nhớ và theo dõi tình hình cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Khi nghe tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ, rồi Hiệp nghị Giơ-ne-vơ về công nhận nền độc lập của các nước Đông Dương được ký kết, ông rất mừng. Ông đã đấu tranh đòi Pháp trả ông về Việt Nam như một số tù chính trị khác bị giam giữ trên đất Pháp nhưng chính quyền thực dân không chấp nhận. Cho mãi đến 1962 ông mới được ra khỏi trại giam của thực dân Pháp, nhưng bị trục xuất về Bỉ.
 
Trở về quê hương, Đờ Bô-en luôn nhớ về ‘Tổ quốc thứ hai” của mình, nên những năm Việt Nam chống Mỹ ông nhiều lần xin trở lại cùng nhân dân Việt Nam cầm súng đánh Mỹ, nhưng vì nhiều “lý do tế nhị” nguyện vọng của ông không được chính quyền Bỉ chấp nhận, lao vào các hoạt động trong phong trào tình nguyện giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam. Ông được gia nhập Đảng Cộng sản Bỉ. Ông tích cực vận động và là một trong những người sáng lập ra Phân hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam nhằm đẩy mạnh các hoạt động góp công sức, tiền của và tinh thần ủng hộ Việt Nam có hiệu quả với tất cả tấm lòng hướng về Tổ quốc Việt Nam của Bác Hồ để đánh Mỹ và cả trong xây dựng tương lai đất nước sau chiến tranh...

Đúng sau nửa thế kỷ kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam trong đội quân lê dương Pháp, và sau hơn ba chục năm ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp, đã ở tuổi ngoài 70 mới có dịp đi cùng người con trai lớn G.Đờ Bô-en làm Giám đốc đài truyền hình của thành phố Ang-ve, trở lại thăm “Tổ quốc thứ hai” Việt Nam của ông-như ông nói. Hai cha con đã đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, gặp lại một số đồng đội cũ, thăm những nơi ông bị Pháp giam cầm. Khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh cha con ông đã khóc nức nở.

Đối với ông, Bác Hồ là Nguyễn Ái Quốc mà ông đã biết và cảm phục chính Bác Hồ đã dẫn dắt ông tình nguyện đi theo Việt Minh để cầm súng chiến đấu vì Việt Nam Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và châu Phi, là vị lãnh tụ mà ông suốt đời kính phục nhất.

PHAN ĐẮC
 
Logged
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2007, 11:36:58 am »

http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhungchiensiquocte.2354.qdnd

Suốt đời tôi không quên công ơn của nhân dân Việt Nam

Thực hiện chính sách tự túc kháng chiến, năm 1952, bà con xã Mỹ Lộc (Phú Mỹ, Bình Định) hết sức phấn khởi đón một người lính Vệ quốc đoàn có tên là Hòa, về địa phương. Anh Vệ quốc đoàn ấy được giới thiệu về nhà ông Dương Văn Tăng ở. Nhà ông có 6 người: hai ông bà, hai con gái và 2 con trai còn nhỏ. Ông Tăng là một nông dân chất phác, coi anh như con trai cả trong gia đình. Và hàng ngày, anh cũng dắt trâu ra đồng cày bừa như một nông dân thực thụ, vì khi còn ở quê hương, anh cũng từng cày bừa làm ruộng. Anh lại chịu khó làm việc như người con ngoan, người anh cả trong nhà nên ông Tăng thường khoe với bà con: “Chà! Có thêm thằng con là Vệ quốc đoàn ở nhà thêm người làm, lại vui vẻ...”.

Thời gian trôi đi, còn anh Vệ quốc đoàn chẳng mấy chốc chiếm được lòng thương yêu của gia đình, bà con. Tình yêu giữa anh và cô Tặng con gái lớn của gia đình cũng nảy nở... Vốn đẹp người, đẹp nết lại cũng hay lam hay làm nên trong làng có mấy đám muốn cưới cô làm vợ, nhưng đều bị từ chối với lý do các em còn nhỏ, cô còn phải trông nom gia đình và làm lụng nuôi em... Cuối năm ấy, giặc Pháp bất ngờ mở trận càn quét vào Mỹ Lộc, Phú Mỹ. Anh Vệ quốc đoàn được chính quyền xã tin tưởng giao chỉ huy đại đội du kích chống càn. Cô Tặng con gái lớn của ông Tăng cũng là một đội viên du kích lăn lộn bên anh chiến đấu chống địch suốt hơn hai chục ngày. Ba lần du kích đã đánh bật quân Pháp ra khỏi xã, nhưng trong lần thứ ba thì anh Vệ quốc đoàn bị thương vào tay. Cô Tặng là người ngày đêm chăm sóc, lo cơm nước và rửa vết thương cho anh. Sau trận chống càn thắng lợi, hình ảnh anh Vệ quốc đoàn càng in sâu trong trái tim người dân xã Mỹ Lộc. Bà con nói với nhau: “Không có anh Vệ quốc đoàn về xã chỉ huy chống càn thì giặc Pháp đã đốt trụi cả xã rồi. Không biết anh ấy quê ở đâu mà giỏi và gan dạ đến thế!...”.
Anh tên là Nakamura Jtitarao, tên Việt là Trần Hòa. Anh sinh ra ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, ở Noactu, huyện Nigât. Gia đình anh thuộc thành phần cố nông, không một tấc đất cắm dùi. Cha mẹ anh phải đi làm thuê cuốc mướn cho nhà giàu, quanh năm cực nhọc vẫn không đủ ăn. Anh chỉ được học hết trung học cơ sở rồi đi làm thuê. Cuộc sống lam lũ đã rèn luyện cho anh một thân thể khỏe mạnh, sống kham khổ và bền bỉ. Anh là con cả trong gia đình ba anh em; 2 trai, 1 gái. Tuy nghèo khổ nhưng lúc nào cũng thương yêu đùm bọc nhau. Chiến tranh thế giới bùng nổ đã phá nát hạnh phúc gia đình anh.
 
Tình yêu cháy bỏng đã làm cho cả anh và cô Tặng luôn vượt qua mọi cực nhọc trong sản xuất và trong chiến đấu. Họ luôn bên nhau như hình với bóng, và được bà con động viên, khích lệ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và rồi một ngày kia, anh cũng đã kể lại sự thật về anh với gia đình, bà con: Anh tên là Nakamura Jtitarao, tên Việt là Trần Hòa. Anh sinh ra ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, ở Noactu, huyện Nigât. Gia đình anh thuộc thành phần cố nông, không một tấc đất cắm dùi. Cha mẹ anh phải đi làm thuê cuốc mướn cho nhà giàu, quanh năm cực nhọc vẫn không đủ ăn. Anh chỉ được học hết trung học cơ sở rồi đi làm thuê. Cuộc sống lam lũ đã rèn luyện cho anh một thân thể khỏe mạnh, sống kham khổ và bền bỉ. Anh là con cả trong gia đình ba anh em; 2 trai, 1 gái. Tuy nghèo khổ nhưng lúc nào cũng thương yêu đùm bọc nhau. Chiến tranh thế giới bùng nổ đã phá nát hạnh phúc gia đình anh.

Chỉ sau 3 tháng, mẹ anh tiễn cha anh nhập ngũ thì lại phải tiễn anh lên đường vào đội quân phát-xít. Sau 3 tháng huấn luyện, anh bị điều sang Việt Nam... Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, anh bỏ hàng ngũ quân đội phát-xít, gia nhập Vệ quốc đoàn Việt Nam. Lúc đầu được giao nhiệm vụ huấn luyện tân binh, anh đã mang hết nhiệt tình và kinh nghiệm của mình để truyền lại cho anh em. Đến cuối 1948, quân Pháp mở rộng chiến trường ra Bình Định, anh đã chuyển sang đơn vị chiến đấu. Với cương vị đại đội trưởng, anh đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận thắng lợi, tiêu diệt hàng trăm tên địch, khiến quân thù khiếp đảm. Trong một trận chiến đấu quyết liệt vào cuối 1947, anh đã xung phong cùng đồng đội lên tiêu diệt lô cốt địch, không may bị đạn địch xuyên thủng đùi, bị thương nặng. Sau 4 tháng điều trị, anh được tăng cường về xã Mỹ Lộc để thực hiện “tự túc kháng chiến” và làm nòng cốt chỉ huy du kích chống càn quét...

Ít lâu sau, đám cưới của anh Trần Hòa với cô Tặng được địa phương tổ chức theo nghi thức đời sống mới tại trụ sở UBND xã. Sau hơn một năm, ngày 10-3-1954, anh chị sinh cháu đầu lòng, đặt tên là Trần Thuận. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, 10-1954 anh cùng vợ con được tập kết ra miền Bắc. Tổ chức lại sắp xếp cho gia đình anh về sản xuất tại thôn Hội, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Tại đây, anh được chia ruộng đất, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía. Bà con trong làng giúp đỡ dựng cho gia đình anh ngôi nhà khang trang, sống trong sự đùm bọc của dân làng. Ngày 17-7-1958 anh chị sinh cháu thứ hai Trần Thị Hương... đến mùa xuân 1960, anh Trần Hòa cùng vợ là chị Dương Thị Tặng và hai con đã được hồi hương về Tổ quốc Nhật Bản, theo nguyện vọng của anh. Hôm gia đình anh rời thôn Hội, Tân Lập, Đan Phượng ra Hà Nội tập trung, cả làng tới thăm hỏi chia tay. Anh rưng rưng nước mắt nói với bà con: “Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của tôi. Nhân dân Việt Nam đã cưu mang, đùm bọc và xây dựng tổ ấm cho tôi. Tình sâu nghĩa nặng của bà con, suốt đời tôi không bao giờ quên...”.

NGUYỄN TƯỜNG
 
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:39:28 pm »

CÓ MỘT CHIẾN SĨ NGƯỜI ĐỨC ĐÃ CHIẾN ĐẤU Ở VĨNH LONG

SĨ TÂM

Đã lâu lắm rồi trong những lần đi tìm thăm mộ đồng đội và đứa em hy sinh ở chiến trường Nam Bộ, tôi có dịp về Tam Bình, Vĩnh Long, nay văn nhớ mãi ở đây có một ngôi mộ của chiến sĩ người Đức được đặt ở ngay hàng đầu của nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Bia mộ ghi chỉ cho biết, liệt sĩ có tên là Tuôn (Tuol), hy sinh năm 1948. Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua, những người cùng chiến đấu với liệt sĩ hầu như chẳng còn ai biết mà kể, lại trải qua chống Pháp, rồi chống Mỹ suốt mấy chục năm, không có điều kiện tìm bắt liên lạc. Qua những dòng lịch sử của Đảng bộ tỉnh, qua sưu tầm tư liệu . . . nay mới cho ta biết:

Tam Bình, Vĩnh Long là vùng đất có phong trào đấu tranh vũ trang cách mạng phát triển rất sớm và mạnh từ trước khởi nghĩa. Cuối năm 1940, khi đồng chí Thái Văn Đẩu làm Bí thư, còn bà Ngô Thị Huệ là ủy viên liên tỉnh Hậu Giang làm Phó bí thư tỉnh ủy V nh Long, đã tích cực xây dựng lực lượng và tiến hành khởi nghĩa trong Nam Kỳ tổng khởi nghĩa. Ngày ấy, vì đồng chí Phan Đăng Lưu từ Hội  nghị Trung ương 7 về không kịp để phổ biến chỉ thị phải hoãn khởi nghĩa, nên Xứ ủy quyết định khởi nghĩa theo kế hoạch. Bà Ngô Thị Huệ chính là vợ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh- ngày ấy trực tiếp lãnh đạo cướp chính quyền ở Vinh Long và huyện Châu Thành. Tại huyện Tam Bình, nghĩa quân Tường Lộc có tới hơn trăm người đã chiếm được trại linh và dinh quận. Các xã Mỹ Thạnh Trung, Loan Tân, Phú Hưng, Phú Hậu. . . đều cướp được chính quyền, làm chủ trong nhiều giờ. Toàn tỉnh ngày ấy thu được hơn hai chục khấu sung của địch. tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng vũ trang cho đến ngày giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tấm và bảo vệ chính quyền sau ngày độc lập. . . Đến ' năm 1946 trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ, khi địch đánh chiếm huyện Tam Bình, có một đơn vị lê dương do tên quan hai Sai-gơ chỉ huy. Trong đơn vị lính Pháp này có chừng 6-8 người là người Đức, Áo... bị Pháp bắt những năm 1942-1943, sau đó đưa vào đội quân bát sang Đông Dương đánh thuê cho Pháp. Trong số này có hai người Đức thân nhau là Tuôn và Em-dơ-mai. Trước cảnh lính Pháp ngày càng gây nhiều tội ác, đau thương cho nhân dân Việt Nam, hai người lính bị bắt buộc phải làm bia đỡ đạn cho Pháp, dần trở nên chán nản, bất mãn. Từ đó, những ngày nghỉ, lúc rỗi họ hay rủ nhau la cà ra chợ giải sầu và dò la tìm cách hỏi thăm lối để muốn đi theo Việt Minh. Khi được tin này, Huyện ủy Tam Bình đã đẩy mạnh công tác binh vận, mở kế hoạch điều tra, tìm cách vận động anh em binh lính trong hàng ngũ địch mang theo vũ khí ra vùng chiến khu.

Hai anh Tuôn và Em-dơ-mai là những người tích cực tham gia bí mật công tác vận động trong đơn vị lính Pháp  này. Sau một thời gian theo dõi, biết' chắc họ muốn trốn ra theo cách mạng, nhưng đề phòng phản bội, huyện ủy cho cơ sở thàm dò, thực hiện kế hoạch thử thách nhiều lần bằng cách hẹn họ đến điểm hẹn để gặp, nhưng ta không cho người tới. Nhiều lần hai người đều đến, nhưng lại phải quay về đồn. Biết họ thực lòng theo cách mạng, tổ chức mới phân công người bố trí đón họ và nhận vũ khí mà hai ngươi mang ra được gồm 2 trung liên, 1 súng trường, 1 mi-rú-vét với hơn nghìn viên đạn. Hai người này được đón về căn cứ ở rừng Trà ôn. Còn súng đạn được đem trang bị cho chi đội vũ trang của tỉnh mới thành lập đang thiếu thốn súng đạn, lúc đó đóng ở xã Hòa Bình... Khi đón được một số “ hàng binh" từ các nơi tập hợp về, Tỉnh ủy chủ trương cho lập một "tiểu đội lê dương", do anh Tuôn và Em-dơ-mai chỉ huy. Nhiều lần, tiểu đội này giả đóng quan trên dẫn lính xuống kiểm tra các đồn Cai Giỏi ở Bình Minh, Tam Bình; đồn Rạch Vọp ở Kế Sách, đồn Thầy Phó ở Vũng Liêm... khi quan trên xuống ra lệnh cho lính đồn xếp hàng, bất ngờ quân ta xông lên tước vũ khí, cướp đồn mau lẹ, làm địch không kịp trở tay. Năm 1948, khi quân ta phục kích bọn địch đi càn đầu kênh Chà Và ở xã Song Phú thuộc huyện Tam Bình, thì xảy ra trận chiến ác liệt. Quân ta giành thắng lợi, thu được cả mấy khẩu súng lớn, nhưng anh Tuôn đã anh dung hy sinh. Đồng đội và nhân dân địa phương ngày đó đã đưa thi hài anh chôn cất chu đáo tại xã Mỹ Thạnh Trung. Còn anh Em-dơ-mai tiếp tục cùng các chiến sĩ Việt Minh đi tiếp cuộc chiến đấu cho đến sau khi có Hiệp định Giơ-ne-vơ, theo chính sách chung, đã rời Việt Nam trở về quê hương anh . . .

Vì cuộc chiến đấu để giải phóng đất nước Việt Nam, hết đánh Pháp rồi lại mười mấy năm liên tục đánh Mỹ,  kéo dài liên tục ba chục năm ròng. những người cùng chiến đấu với anh Tuôn ngày ấy, cũng như những giấy tờ liên quan bầu như không còn; không ai biết và nhớ địa chỉ quê hương, gia đình anh ở nước Đức xa xôi để liên lạc. Đến ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975, Đảng bộ và nhân dân Tam Bình, Vĩnh Long mới có điều kiện cải táng hài cốt đón anh Tuôn về an nghỉ cùng các liệt sĩ đồng đội tại nghĩa trang của huyện nhà. Anh Tuôn, một chiến sĩ quốc tế người Đức đã chiến đấu ở Vĩnh Long, hy sinh vì nền độc lập của Việt Nam từ năm 1948, không để lại một dòng địa chỉ, bố mẹ và gia đình không biết để đến đón anh về. Tổ quốc Việt Nam. Tổ quốc thứ hai của anh, mãi mãi biết ơn, ôm ấp anh vào lòng đất-vào lòng Mẹ Việt Nam. Mong anh yên lòng, đời đời yên nghỉ cùng các đồng đội Việt Nam đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, giữa mùa xuân đất nước thống nhất, thanh bình.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:40:58 pm »


ĐƠN VỊ XUẤT QUỶ NHẬP THẦN

TUẤN NGHĨA

Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, tại cố đô Huế có một đơn vị quân đội khá đặc biệt. Đó là một đại đội của Tiểu đoàn 319 Trung đoàn 101. Đại đội này được mệnh danh là đại đội quốc tế vì có chiến sĩ là người của nhiều quốc tịch: Việt Nam, Nhật, Pháp, Đan Mạch, Đức. Đại đội đã chiến đấu nhiều trận, gây cho địch nhiều tổn thất và chúng gọi đại đội là ,đơn vị Việt Minh xuất quỷ nhập thần".

Đặc biệt, có trận đại đội đánh địch giữa ban ngày. Đó là trận đánh ở ngoại vi cố đô Huế vào 13 giờ 30 ngày 9 tháng 7 năm 1948. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Bùi Hường (nay là Thiếu tướng Vương Tuấn Kiệt, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5) và chính trị viên Lê Đình Lý, đơn vị đã đánh nhanh, diệt gọn một toán quân Pháp. Trong đại đội có 1 tiểu đội gồm các chiến sĩ Việt Nam mới là những binh lính âu - Phi trong quân đội Pháp chạy sang hàng ngũ Quân đội nhân dân ta. Những chiến sĩ Việt Nam mới tiêu biểu có Kê-men (Đức), Nguyễn Chí Hùng (người Nhật) . . . Anh em không biết tên thật ở Nhật Bản của Hùng, chỉ biết anh là một sĩ quan thông tin quân đội Nhật hoàng dòng ở Huế. Anh được đồng chí Nguyễn Chí Thanh giác  ngộ nên chạy sang hàng ngũ ta. Anh coi đồng chí Thanh là ân nhân nên đổi họ tên là Nguyễn Chí Hùng. Nguyễn Chí Hùng chiến đấu dũng cảm, được đề bạt làm tiểu đoàn phó 319. Hùng còn được đồng đội quý mến. giúp xây dựng gia đình với chị Quệt là người địa phương. Sau ngày có Hiệp nghị Giơ'ne-vơ, anh chị Hùng-quýt đã về Nhật sinh sống.

Các chiến sĩ Việt Nam mới ở Tiểu đoàn 319 đã lập nhiều chiến công, bám trụ chiến đấu ở mặt trận Thừa Thiên-huế. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Tiều đoàn 319 đã đánh nhiều trận xuất sắc. Một trong những trận đánh có ý nghĩa là trận đánh đồn Hà Thanh, án ngữ phá Tam Giang và quốc lộ 1. Tiểu đoàn 319 đã cử một trung đội đóng giả đơn vị quân Pháp. Kê-men được cử đóng vai quan hai Pháp. Đồng chí Hoàng làm phiên dịch cho Kê-men. Nguyễn Chí Hùng đóng vai cai đội. Trung đội dùng 3 chiếc thuyền bơi thẳng vào đồn. Lính đồn không nghi ngờ gì, mở cửa đồn cho trung đội vào. Chớp thời cơ, Kê-men và toàn trung đội nhất tề hành động, nổ súng khống chế các tên hung hăng. Chỉ sau 15 phút đã chiếm được đồn, ta bắt sống 44 lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang và rút lui an toàn. Sau này, các đơn vị quân Pháp còn bàng hoàng mỗi khi nhắc tới trận Tiểu đoàn 319 đánh đồn Hà Thanh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:44:33 pm »

GẶP NA-KA-HA-RA MITSUBONI - MINH NGỌC, MỘT ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ NGƯỜI NHẬT BẢN

NGUYỄN VIỆT HỒNG

Na-ka-ha-ra Mitsuboni vẫn nhận mình là anh bộ đội Cụ Hồ", dù năm nay đã 74 tuổi. Anh sang Việt Nam lần này ngoài việc kiểm tra đại diện Hội Mậu dịch Nhật - Việt, trụ sở đặt tại 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội - Hội mà anh là một thành viên trong Ban quản trị, còn đến Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng anh Phan Huệ đến nhận hai huân chương: Một Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, một Huân chương Chiến công hạng Hai. Tôi ngồi nói chuyện với anh trên lầu khách sạn ở đường một chiều phố Huế. "ở phố Huế để nhớ lại những kỷ mềm về Huế năm 1945"- Anh nói:

Năm 1945, trước Cách mạng tháng Tám, Na-ka-ha-ra là sĩ quan tham mưu quân đội Thiên hoàng tại Bộ tham mưu tướng I-ka-oa, tư lệnh quân đội Nhật ở miền Trung Việt Nam và Lào. Bấy giờ, anh mới 22 tuổi. Cuối tháng 8 lăm ấ~ , sau những cuộc biểu tình, tuần hành của nhân dân Huế, khi lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trước cửa Ngọ Môn, khi Thiên hoàng đã ra lệnh đầu hàng, cùng     với một số sĩ quan Nhật khác như tướng I-ka-oa, Đề-bút-chi, Đông Hưng, Phan Huệ, Phan Lai... những thanh niên võ sĩ đạo Phù Tang này đã tận mắt thấy sức mạnh của một dân tộc và hiểu ra việc họ đã làm. Họ quyết định không trở về Nhật mà xin phép với ủy ban Hành chính Trung Bộ do ông Trần Hữu Dực làm Chủ tịch, được phép ở lại Việt Nam, đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, tình nguyện làm một chiến sĩ "quốc tế - dân tộc"...

Đơn giản là tôi chỉ muốn làm lính Cụ Hồ - Na-ka-ha-ra nói với tôi bằng tiếng Việt khá sõi.

Na-ka-ha-ra đã giúp Việt Minh lấy súng đạn, quân trang, lương thực của Nhật chuyển tới bộ đội Việt Nam, huấn luyện quân sự cho thanh niên... Cuối năm 1945, đầu năm 1946... anh gặp Nguyễn Sơn. Nguyễn Sơn "rủ” các anh vào miền Nam, làm đại đội trưởng Trường Lục quân Quảng Ngãi. Rồi ra Việt Bắc tham gia công tác quân sự. Phan Lai về dạy Trường Lục quân, Minh Ngọc về làm phái viên Bộ Tổng tham mưu với chức danh "Tham nghị quân sư".

Tôi hỏi chuyện, Na-ka-ha-ra kể tiếp:

- Tôi về nước năm 1954. Năm 1955, cùng với các bạn Nhật, chúng tôi tổ chức Hội Nhật-việt hữu nghị và Hội Mậu dịch Nhật - Việt, tôi là Chủ tịch Hội Mậu dịch Nhật - Việt Chúng tôi hô hào nhân dân Nhật giúp Việt Nam, quyên góp mọi thứ được tất cả 12 tàu, mỗi năm 2 chuyến chở hàng đến Việt Nam trong thời gian nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước...

- Dư luận Nhật Bản cho rằng ở trên đất Nhật không có lãnh tụ, chính khách nào được đại đa số nhân dân yêu kính nhiều như Bác Hồ. Là người Nhật, anh thấy thế nào?

- Đúng, rất đúng.

Tôi mở quyển "Điệp viên nhảy dù thành Giám đốc công an Trung Bộ", các trang 172, 173 tìm hiểu thêm cái chết của tướng I-ka-oa, sau khi đã sang hàng ngũ Việt Nam. Anh Na-ka-ha-ra suy nghĩ một lát rồi nói:

- Tôi nhớ là tháng 4 năm 1946, I-ka-oa có lệnh đi kiểm tra đường số 9. Cùng đi trên xe Jeep với I-ka-oa có một số cán bộ Việt Nam. Có 1 xe tải chở 1 trung đội bảo vệ. Xe Jeep đi trước, gặp chướng ngại vật dừng lạl, liền bị phục kích, I ka-oa chết. Hiện nay bà vợ I~ka-oa còn sống ở Nhật. Họ có với nhau một con trai.

Có hai bạn nước ngoài đến, Na-ka-ha-ra giới thiệu với tôi :

- Đây là Đông Hưng, đại đội trưởng Trường Lục quân Quảng Ngãi. Đây là Ka-du-hi-sa I-ka-oa - cháu nội trưởng I ka-oa, dòng dõi Thiên hoàng, nhà văn, nhà nghiên cứu...

Tai-mo-to Ki-ku-o-Đông Hưng bắt tay tôi. Tôi đã biết chuyện Đông Hưng đi Quảng Ngãi dự kỷ niệm 50 năm Trường Lục quân Quảng Ngãi. Không thông thạo tiếng Việt như Na-ka-ha-ra, Đông Hưng nói chậm từng chữ:

- Tôi, vui... vẻ... gặp... các học trò Lục quân Quảng Ngãi. 50 năm rồi họ vẫn còn nhớ tôi.

Các anh cho biết, còn ở Hà Nội sẽ đi viếng Nguyễn Sơn, xin gặp Tướng Giáp...

Chiều hôm sau, tôi gọi điện đến khách sạn, Na-ka-ha-ra đã đi rồi. Tôi cứ tiếc là chưa kíp hỏi anh cái tên Minh Ngọc, tên Việt ấy, ai đặt cho anh, hay là anh tự đặt cho mình. Minh Ngọc - hòn ngọc sáng?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 04:48:58 pm »

KA-ZU-MA-SA VỚI TẤM HUÂN CHƯƠNG CHƯA KỊP NHẬN

Đỗ Văn Tuấn

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tại cơ quan đối ngoại Bộ Quốc phòng đã tổ chức đón tiếp một số vị "khách quý đặc biệt"-những "Chiến sĩ Việt Nam mới" như: Na-ka-ha-ra (có tên Việt Nam là Minh Ngọc), Ki-ku-o (Đông Hưng), Ka-mo (Phan Huệ)... Đó là những cựu chiến binh "Chiến sĩ Việt Nam mới" đã đi cùng Việt Minh chiến đấu trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp xâm lược.

Nửa thế kỷ đã trối qua, nhiều người đã hy sinh hoặc qua đời do tuổi già, bệnh tật, nên lần này không trở lại thăm Việt Nam được nữa. Trong số các vị khách, có một người còn trẻ, tên là I-ga-ri Ma-sao, có tên Việt Nam là Phan Thế Vọng. Phan Thế Vọng rất xúc động khì lên nhận phần thưởng cao quý là tấm Huân chương Chiến thắng và Huân chương Chim.ri công thay người cha. Mọi người rát xúc động. bởi thêm một đồng đội của mình đã qua đời. Càng xúc động khi được nghe l-ga-ri Ma-sao tự hào kể về dòng máu của gia đình: Cha của anh - ông I-ga-ri  Ka-zu-ma-sa - một "Chiến sĩ Việt Nam mới", quê ở thành phố Sen-dai xinh đẹp của vùng đông bắc Nhật Bản, không những đã gắn bó với Việt Nam bởi mẹ của anh là một người phụ nữ Việt Nam, bà Phan Thị Nguyên; mà cuộc đời và cả tuổi trẻ của ông gắn chặt với Việt Minh, với các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống Pháp và sau này trong chống Mỹ. I-ga-ri Ma-sao nói: "... Từ khi rời Việt Nam về tổ quốc Nhật Bản năm 1959- 1960, cha tôi luôn nhớ và kể nhiều về Tổ quốc thứ hai của gia đình là Việt Nam; luôn khuyên dạy các con gắng học tập, tìm cách hướng về giúp đỡ tổ quốc của mẹ. Còn mẹ tôi thì khuyên chúng tôi phải noi gương của cha để phấn đấu và đừng quên tổ quốc của mẹ là Việt Nam đánh Mỹ rất gian khổ, khi đã có hòa bình thống nhất nhưng còn rất nghèo và nhiều khó khăn...".

Ngược lại thời gian, các đồng đội Việt và Nhật cùng chiến đấu, công tác với ông Ka-zu-ma-sa, hôm nay còn sống, tự hào kể về ông: ông có tên gọi Việt Nam là Phan Lai. Thực ra, ông lấy họ Phan là từ họ của vợ người Việt - Phan Thị Nguyên; sinh con trai đặt tên Nhật có họ của bố là I ga-ri và tên Việt Nam mang họ của mẹ - Phan Thế Vọng, cũng còn hàm ý luôn nhắc nhở các con không bao giờ quên Tổ quốc Việt Nam mà ông đã gắn bó như máu thịt. Ka-zu-ma-sa vốn là một bác sĩ, bị điều động sang Việt Nam phục vụ cho cuộc xâm lược của phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, mang quân hàm trung úy. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam thành công, quân đội Nhật bị Đồng minh vào giải giáp, về nước. Nhưng ngay từ tháng 9 năm 1945, quân Pháp núp sau lưng quân Anh đồng minh, đã quay lại gây hấn ở Nam Bộ  từ ngày 23 tháng 9. Cuộc kháng chiến của Việt Nam, giữa Việt Minh và Pháp đã nổ ở Nam Bộ rồi ngày càng lan rộng. Những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc vào sát cánh cùng đồng bào Nam Bộ quyết tâm chống xâm lược, cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt. Vào thời điểm ấy, Ka-zu-ma-sa cùng một số sĩ quan, binh sĩ người Nhật đã tìm cách bắt hên lạc với Việt Minh, đứng về nhân dân Việt Nam cùng chiến đấu chống Pháp. Khoảng tháng 10 năm 1945, Ka-zu-ma-sa từ Phan Thiết ra Khánh Hòa. Tại đây, Bộ chỉ huy mặt trận Nha Trang -Khánh Hòa được thành lập, tăng cường cán bộ gấp rút chuẩn bị để chặn quân Pháp từ trong đánh ra và tử phía Tây Nguyên đánh xuống. Tại trường tiểu học ở huyện Diên Khánh nằm về phía tây Nha Trang, một lớp huấn luyện "Cảm tử quân" cấp tốc được mở. Ka-zu-ma-sa cùng một số binh sĩ người Nhật đi theo Việt Minh được điều về đây làm giáo viên. Mỗi lớp học chỉ hơn chục người, học viên chủ yếu là thanh niên xung phong, tổ chức huấn luyện cấp tốc cho chiến đấu. Nội dung huấn luyện do giáo viên người Nhật dạy, chủ yếu là cách sử dụng các loại vũ khí nhẹ với các chiến thuật và lối đánh kiểu luồn sâu, áp sát, mật tập, bất ngờ... của đặc công sau này. Khi kiếm tra diễn tập kết thúc khóa học, Phó chỉ huy mặt trận Nguyễn Thế Lâm đã dẫn một số cán bộ các chi đội Nam tiến của Việt Minh đến rút kinh nghiệm để về mở rộng huấn luyện và vận dụng. Lối đánh nhỏ lẻ, bất ngờ, táo bạo mà Ka-zu-ma-sa và các giáo viên người Nhật huấn luyện đã góp phần đem lại hiệu quả cao cho bộ đội trong cuộc chiến đấu suốt 101 ngày đêm bảo vệ Nha Trang. Để đáp ứng cuộc kháng chiến ngày càng ác hệt và lan rộng, đầu năm 1946 Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi được thành lập, có khoảng 500 học viên, chia làm 4  đại đội Nhóm cán bộ, giáo viên có hơn chục người, do anh Phan Hàm phụ trách. Ka-zu-ma'sa cùng với Ki-ku-o, Na-ka-ha-ra, Ka- mo,... được tướng Nguyễn Sơn điều về đây làm giáo viên. Huấn luyện được chừng 6 tháng, cuối năm ấy các lớp bế giảng vì tình hình nghiêm trọng, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đầu năm 1947, Ka-zu-ma-sa lại được điều ra Sơn Tây về làm giáo viên của Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn mấy khóa liền cho đến năm 1949. Sau đó ông cùng với Na-ka-ha-ra được điều về làm việc ở Bộ Tổng tham mưu. Na-ka-ha-ra công tác liên tục ở Cục quân huấn, còn Ka-zu-ma-sa vốn là một bác sĩ được chuyển sang làm công tác cứu chữa thương bệnh binh, vừa là giáo viên của Trường Trung cấp Quân y mới mở ở chiến khu Việt Bắc năm 1947 (nay là Học viện Quân y) ông phục vụ cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp cho đến ngày thắng lợi, sau đó tiếp tục phục vụ trong quân đội ta cho đến năm 1959 mới cùng vợ hồi hương về Nhật Bản. Gần 15 năm gắn bó với Quân đội nhân dân Việt Nam, là một bác sĩ, nhưng với cương vị là một thầy giáo huấn luyện quân sự hay chuyên môn, một bác sĩ cứu chữa thương bệnh binh, một "chuyên gia"... Ka-zu-ma-sa đều tận tâm làm việc, vượt mọi khó khăn thiếu thốn, góp sức mình phục vụ cuộc kháng chiến của Việt Nam cho đến ngày thắng lợi. Từ năm 1960, khi Ka-zu-ma-sa về nước được Đảng Cộng sản Nhật giao nhiệm vụ ỉập Hội Hữu nghị Nhật - Việt và làm hội trưởng, thì Ka-zu-ma-sa cùng các bạn là “chiến sĩ Việt Nam mới" trở về là những thành viên tích cực trong các hoạt động ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cho đến ngày toàn thắng và trong công cuộc xây dựng lại đất nước. Điều đáng quý là  I-ga-ri Ma-sao - Phan Thế Vọng, người con mang hài dòng máu Việt - Nhật của ông đã noi gương cha, hướng về Tổ quốc của người mẹ, có nhiều hoạt động như tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở Việt Nam và xuất bản sách ảnh "Du lịch Việt Nam". giới thiệu “Đất nước con người Việt Nam” với nhân dân Nhật nhằm góp phần tăng cường quan hệ hlìu nghị giũa hai dân tộc, tích cực giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Ka-zu-ma-sa - Phan Lai "Chiến sĩ Việt Nam mới", xứng đáng với phần thưởng cao quý là tấm Huân chương Chiến thắng và Huân chi.rằng Chiến công của Việt Nam. Tiếc rằng ông đã qua đời khi chưa kịp nhận, nhưng tên ông sáng mãi như tấm huân chương, một đồng đội - người bạn của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:03:16 pm »


NHỚ SCHULZE – NGUYỄN ĐỨC VIệT

Đỗ Đắc

Có một người Đức mang tên Việt Nam: Nguyễn Đức Việt người đã có công lao lớn trong việc chế tạo lựu đạn AT bằng công nghệ dập, người đã lái chiếc máy bay thể thao độc nhất Tiger Mooth của Không quân Việt Nam lúc bấy giờ... Sau này, khi nhớ lại, mỗi người ở Nha Nghiên cứu kỹ thuật về Ban Nghiên cứu không quân đều rất khâm phục tài năng và tinh thần làm việc của anh:

Sun-de (Schulze)-nguyễn Đức Việt là một hàng binh người Đức trong đội quân lê dương của Pháp xâm lược nước ta. Do chán ghét chiến tranh xâm lược và coi khinh quân đội Pháp "không có tinh thần chiến đấu”, anh trốn sang hàng ngũ quân đội Việt Nam từ mặt trận Nam Trung Bộ năm 1946. Anh nói chuyện bằng tiếng Pháp "bồi", biết lái máy bay thể thao và có tay nghề cơ khí khá. Sau quá trình tìm hiểu và thể theo nguyện vọng, anh được đưa ra Bắc và bố trí công tác ở xưởng quân giới B2. ở đây anh đã quen anh Hoàng Kim Khái - người đã hợp tác cùng anh em Việt Nam chế tạo thử súng bắn xe tăng kiểu Panzerfanct.

Sau một thời gian ở xưởng quân giới B2, xét khả năng của anh Việt có thể phát huy tốt tại Nha Nghiên cứu kỹ thuật vừa mới thành lập, cũng như rất tin tưởng thái độ phục vụ của anh Việt cho cách mạng, "tổ chức" cưới cho anh một cô vợ trẻ, đẹp, người Tày ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) là chị Hoàng Thị Thành. Anh Việt rất cảm kích về sự quan tâm chăm sóc của Quân khu trưởng Hoàng Sâm và thường khoe: Tướng quân của tôi đã cưới vợ cho tôi.

Chúng ta đều biết, Nguyễn Đức Việt trong việc chế tạo lựu đạn AT bằng công nghệ dập, tức là các bộ phận của đạn AT hầu hết được gia công dập từ một "lan". Nha Nghiên cứu kỹ thuật cũng như Cục Quân giới đánh giá cao công lao của anh Việt trong thành tựu này. Bởi lẽ vấn đề này lúc đó cũng không phải dễ dàng đối với thợ lành nghề của ta.

Cuối năm 1948, Bộ chuẩn bị thành lập các ban nghiên cứu Không quân, Hải quân... Trong năm 1949, anh Việt được chuyển sang Ban Nghiên cứu kỹ thuật, được phép lái thử chiếc máy bay thể thao độc anh ất còn dùng được của Không quân Việt Nam lúc bấy giờ, đó là chiếc Tiger Mooth. Điều chú ý là đã 4 năm chiếc Tiger Mooth không được dùng đến, do vậy các đồng hồ báo tốc độ, độ cao, độ thăng bằng, . . . không còn mức chính xác đủ tin cậy . Vậy mà Nguyễn Đức Việt vẫn tình nguyện bay thử đầu tiên. Anh đã cho máy bay cất cánh bay lượn trên vùng trời Chiêm Hóa, sông Lô, sông Gậm, rồi làm động tác bổ nhào. Không thành công, anh cho máy bay đâm thẳng xuống sông. Cuộc bay thử không thành công nhưng anh đã thể hiện tinh thần phục vụ vô điều kiện của người chiến sĩ đồng thời tỏ rõ tinh thần dũng cảm của một phi công lái máy bay thử  nghiệm. Quá trình công tác ở Việt Nam, anh được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu khen ngợi và khuyến khích.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại, anh trở về Cộng hòa dân chủ Đức, được trọng dụng, phụ trách một sân bay. Đến giữa năm 1969, anh dự định quay lại Việt Nam cùng với phái đoàn của Cộng hòa dân chủ Đức, đồng thời thăm vợ con ở Việt Nam. Nhưng rất tiếc, anh đã hy sinh trong một tai nạn máy bay. Sun-de - Nguyễn Đức Việt - người Đức mang tên Việt, hay con người có hai Tổ quốc, nước Đức và nước Việt. Cái tên đó được ghi trong lịch sử quân giới Việt Nam cùng chung lý tưởng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chúng ta nhớ mãi Schulze - Nguyễn Đức Việt.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:05:31 pm »

NGƯỜI CON "XỨ SỞ MẶT TRỜI MỌC" LÀM "LÍNH CỤ HỒ"

NHÂN CƠ

Đã hơn một vạn năm ngàn ngày rồi đó, biết bao biến đổi lớn lao. "Người Việt Nam mới - Anh lính Cụ Hồ" ấy cũng đã về với mẹ già, em gái mình nơi xứ sở hoa anh đào nơi "Đất nước mặt trời mọc". Mà sao cái đêm Nghĩa Hưng rét lạnh thấu da, giữa vòng vây của 4 GM quân viễn chinh Pháp, vẫn như trước mặt tôi sống động và nguyên tươi kỷ niệm. Chúng tôi biết, cũng như cả tiểu đoàn sơn pháo và trợ chiến hỗn hợp của Đại đoàn 304, Đại đội 99 chúng tôi nằm trong mục tiêu "cất vó" của địch. Vấn đề đặt ra là làm sao vượt được vòng vây đích, để bộ đội sẽ đánh tới từ ngoài vào, du kích bám trụ đánh từ trong ra. Chủ trương chung là phân tán đơn vị thành từng tiểu đội, từng tổ, mang theo vũ khí cá nhân, hòa trong các mũi đồng bào sơ tán luồn ra ngoài. Các đồng chí huyện ủy cảm thấy lo lắng, cho bắt hên lạc, đề nghị cán bộ đại đội và cấp ủy nên rút vào hầm bí mật. Anh Nguyễn Văn Cần đại đội trưởng nói với chúng tôi, ý lưu loát nhưng âm điệu đôi chỗ vẫn lớ ngớ: "Cán bộ không bao giờ được rời chiến sĩ.  Phải phân tán theo bộ đội, trực tiếp tổ chức, chí huy bộ đội chiến đấu'. Anh im lặng một lát giọng xúc động "ồ, còn tôi, dù có cải trang thì Tây bắt được, họ cũng chẳng tha, hãy để tôi mặc nguyên bộ quân phục này, đi với đồng bào mà chiến đấu là yên tâm nhất".

Dưới ánh đèn dù của quân địch, tôi nhìn anh, cười theo anh, khi anh xoa xoa bộ râu quai nón, lâu ngày chưa cạo, cười nói mà rưng rưng nước mắt - Anh nói có lý: Với vóc dáng cao to, không khác người Âu mấy, với giọng nói lơ lớ ấy nhưng đó chỉ là lý do. Còn từ đáy lòng anh, chúng tôi thấu hiểu lắm, là trung úy lái máy bay trong quân đội Nhật, sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh, anh được cách mạng Việt Nam giác ngộ, chạy sang hàng ngũ ta. . . Những ngày làm "lính Cụ Hồ”, anh có dịp soi rõ, đối sánh với điều hay, lẽ phải, đói chiếu những gì anh đã làm với cuộc sống làm sĩ quan trong quân đội Thiên hoàng, với cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy mà anh thích thú luyện tập “cầm càng" cho đại đội cất cao những bài hát 'thì nhân dân quên mình", "Chiến sĩ quân đội nhân dân", "Đoàn vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra, được dân mến, được dân tin muôn phần. . . ". Chúng tôi như cảm nhận đúng nhịp đập con tim anh, như đón bắt được sự truyền cảm từ đôi mắt của anh, mỗi khi anh hát đến đoạn đó. Anh nghĩ đến mẹ già và em gái, sau ngày đất nước anh bị quân đội Mỹ chiếm đóng và thường tâm sự với chúng tôi: "Qua học tập mình càng thấy rõ ràng mỗi người chiến sĩ cách mạng, phải có tinh thần yêu nước và phải có tinh thần quốc tế cao". Trong lúc một số quân nhân âu - Phi giác ngộ về với ta, xin được dùng họ Hồ làm họ, thì anh đăng ký tên mình là Cần - Nguyễn Văn  Cần, "cần - kiệm - liêm - chính" - Bác Hồ thường căn dặn mọi người vậy. Với cái tên ấy, anh đã đi suốt nhiều chiến dịch cùng Đại đội 99 và hai giờ sáng hôm đó, sau lễ kỷ niệm 22 tháng 12 năm 1952, giữa gió rét căm căm, anh buộc chỉ cổ tay cho chúng tôi, chúng tôi buộc chỉ vào cổ tay anh. Rồi anh dõng dạc cất cao lời thề cùng chúng tôi: Không bỏ rơi đồng đội? Không phản bội, xưng khai. Không đầu hàng, đầu thú !

Anh Cần quàng chiếc khăn len lên đầu, chiếc khăn du kích địa phương vừa tặng anh, giọng run run: "Ta nhất định thắng. Vì ai nấy một lòng "theo Bác Hồ, theo Đảng". RồI anh cùng đơn vị tổ chức vượt khỏi vòng vây quân thù. Để đến 5 giờ sáng hôm sau, tiếng súng chống càn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào, nở rộ. Và mấy ngày sau, trên bến Ninh Cơ, chúng tôi sung sướng gặp lại nhau, vừa giết được giặc vừa bảo toàn được lực lượng cho những trận mới. Anh Cần ơi? Giờ đây trên xứ sở hoa anh đào, mặt trời mọc, anh có biết không, mỗi lần họp mặt truyền thống Tiểu đoàn 533, Đại đội 99, những cán bộ và đồng đội cũ của anh: Nguyễn Đức Cầu, Thái Xuân Nhân, Nguyễn Văn Pháp, Phan Huyền Cơ. . . vẫn nhắc mãi tên anh trong tình thương nỗi nhớ. "Anh em ơi! Vì nhân dân quên mình... Đoàn vệ quốc quân quên mình vì nhân dân..." .
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:09:51 pm »

GẶP NHỮNG CHIẾN SĨ "VIỆT NAM MỚI"

Đại tá HUỲNH THÚC TUỆ

* Nguyễn Văn Tường ghi.


Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi còn ở tỉnh Quảng Bình, tôi đã gặp một người Âu nhưng lại đội mũ ca lô 2 sừng của Giải phóng quân (thời đó) đang nói chuyện giữa một đám đông trước cửa khách sạn Băng-ga-lô. Tò mò, tôi dừng lại và nghe ông ta đang dùng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt nói về Mặt trận Việt Minh. ông ta nói: Mặt trận Việt Minh có sứ mạng lịch sử là đoàn kết dân tộc Việt Nam đứng dậy đánh đổ đế quốc, phong kiến để giành độc lập và xây dựng một chế độ dân chủ cho toàn dân. . . Thấy là lạ tôi hỏi người bên cạnh và được trả lời: "Đó là một đồng chí Việt Nam mới...”.

Đầu năm 1946, trên đường Nam tiến, khi dừng ở Huế, do vốn là học trò cũ của Trường Thuận Hoá, được tin thầy Tôn Quang Phiệt đang giữ chức Chủ tịch ủy ban Hành chính thành phố Huế, chúng tôi tới thăm và tại nơi làm việc của thầy, chúng tôi gặp ba người ngoại quốc. Thầy Tôn Quang Phiệt giới thiệu cho chúng tôi hay ba người đó là sĩ quan Nhật đang giúp đỡ ta. Một người tên là Đê-bu-xi, thiếu úy, làm phiên dịch cho ông Y-cô-ya-ma Đại sứ và là cố vấn của Bảo Đại (khi còn chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim); một người là Na-ka-ha-ra và người thứ ba là tên là I-ga-ri. Chúng tôi bắt tay nhau, một trong ba ông nói: "Sắp tới chúng tôi cũng sẽ vào Nam chiến đấu để tiêu diệt bọn Tây mũi lõ" - vừa nói ông vừa vuốt mũi...

Tháng 5 năm 1946, tôi được về học lớp đào tạo cán bộ quân sự tại Quảng Ngãi. Khi về trường được gặp lại hai ông người Nhật khi ở Huế và một số đông khác được tướng Nguyễn Sơn chọn về làm giáo viên quân sự cho nhà trường. Mỗi ông được cử phụ trách giảng dạy quân sự cho một đại đội học viên. Họ được nhà trường, bộ đội và nhân dân gọi là chiến sĩ "Việt Nam mới"...

Qua 6 tháng học tập, tôi được biết thêm về mỗi giáo viên với những nét riêng: ông Sa-tô lấy tên Việt là Minh Tâm, là một thiếu tá Nhật. ông không nhũng có trình độ lý luận quân sự giỏi mà còn là một tay kiếm rất điệu nghệ. ông Ta-mi-mô-tô có tên Việt là Đông Hưng, là sĩ quan có động tác đội ngũ rất chuẩn xác và hùng dũng. ông I-ga-ri có tên Việt là Phan Lai, ngoài trình độ kỹ thuật, chiến : thuật quân sự, còn là một bác sĩ nha khoa có tài... Nhưng có lẽ, người được học viên, cán bộ nhà trường và đặc biệt là tướng Nguyễn Sơn tin cậy nhất là ông Na-ka-ha-ra với tên Việt Nam là Minh Ngọc.

Sau khi lớp học bế mạc, ông Minh Ngọc cùng một số giáo viên người Nhật khác được điều ra Bắc. Riêng ông Minh Ngọc đã được Bộ Tổng chỉ huy cử làm phái viên đốc chiến, và sau đó làm "tham nghị quân sự" trong Bộ Tổng tham mưu của quân đội ta. Sau này, khi về Nhật, ông lại  là người lãnh đạo Hội Hữu nghị Nhật - Việt nhằm củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc.

Tháng 10 năm 1946, tôi được phái về Trung đoàn Tây Sơn đóng quân ở tỉnh Bình Định. Vào thời gian đó, quân Pháp tiến ra Nha Trang và chiếm một vùng ở Tây Nguyên. Ta dự đoán: Thế nào chúng cũng tấn công chiếm Quy Nhơn - Bình Định. Tôi được cử tham gia xây dựng phòng tuyến Đèo Nhông. Tôi gặp hai chiến sĩ "Việt Nam mới" người Âu, một ông tên là Hồ Chí Dân, một ông tên là Hồ Chí Long. Qua một thời gian làm việc, tôi học được ở hai ông lòng tận tụy, tính sáng tạo và tinh thần khắc phục khó khăn, và những tri thức quân sự nhất định qua sự cấu trúc bố trí binh hỏa lực tác chiến theo những phương án khác nhau. Bộ đội và nhân dân thường trìu mến gọi các ông là các đồng chí "Việt Nam mới"...

Cuối năm 1946, tôi được cử chỉ huy một trung đội phòng thủ ở Bến Thủy, thành phố Vinh, gồm một số đường phố và xã Núi Quyết. Trung đoàn điều cho tôi 2 khẩu trọng liên phòng không 12 ly 7 cùng với 3 người "Việt Nam mới" . Người tổ trưởng tên Việt Nam là Châu, vóc dáng thấp đậm, hiền lành chẳng khác gì một anh lực điền Việt Nam. Anh biết nhiều tiếng Việt, qua trò chuyện tôi được biết anh là nông dân chính cống. Tôi giao cho anh huấn luyện cho chiến sĩ ta sử dụng thành thạo trọng liên, không những bắn được máy bay mà còn đánh được bộ binh đích và anh không phụ lòng tin cậy của tôi.

Từ năm 1950, khi đơn vị của tôi được đứng trong đội hình Đại đoàn 304, hàng năm có các cuộc chỉnh quân, chỉnh huấn và cán bộ đại đội, tiểu đoàn chúng tôi thường học với nhau. Tôi quen hai anh chiến sĩ "Việt nam mới", một người tên Việt là Thi, tiểu đoàn phó ở Trung đoàn 66; một anh tên là Hùng, cán bộ đồ bản của tham mưu đại đoàn. Cả hai anh lúc đó đã là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Tôi nhớ nhất anh Thi là người lúc nào cũng lạc quan yêu đời và rất hay hát. Bài anh thích hát nhất có lời: Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng. Chim thôi bay nhìn mùa gió hãi hùng...". Do tiếng Việt chưa chuẩn nên anh hát sai lệch vài âm làm cho mọi người phải cười bò. Tuy vậy anh vẫn say sưa hát hết hai lần mới thôi. Anh nói với tôi rằng, bài hát này có âm điệu như một bài hát của Nhật tựa đề "Con tiễn cha lên đường" và mỗi khi hát bài trên anh lại nhớ đến quê hương Phù Tang của anh.

Chín năm cầm súng và chiến đấu trên khắp mọi miền của Tổ quốc, biết bao chiến sĩ "Việt Nam mới" đã cùng bộ đội và nhân dân ta đồng cam cộng khổ, nhiều người đã ngã xuống khi tuổi đời còn xanh, nhiều người mang trong mình những thương tật. Nhưng mọi chiến sĩ "Việt Nam mới" đều chung một mục đích, một tinh thần cao cả là quyết chiến đấu vì nền độc lập của Việt Nam. Họ tham gia nhiều đơn vị ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, trong các nhà trường quân sự, các công binh xưởng, thậm chí ở cả các ngành tài chính - ngân hàng. . . và ở đâu họ cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ sau năm 1954, những chiến sĩ "Việt Nam mới" này đã hồi hương, nhưng họ không bao giờ quên Tổ quốc thứ hai của mình và họ luôn tự hào và vinh dự đã một thời là "anh bộ đội Cụ Hồ" và người Việt Nam chúng ta thì mãi mãi không quên công ơn họ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM