Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:16:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến sĩ Quốc tế trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 103458 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:46:00 pm »

CHUYỆN VỀ NGƯỜI LÍNH I-TA-LI-A PHẢN CHIẾN

NHƯ CHUNG

Đi du lịch nước I-ta-li-a xinh đẹp trở về, tôi cùng bà xã đến tìm gặp ngay bà Cao Thị Hiền ở khu tập thể nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Mừng mừng, tủi tủi, bà cầm gói quà và thư của đứa con trai Hoàng Tích - người Việt gốc I-ta-li-a, cùng cô con dâu Đoàn Thị Chi đang sinh sống ở Rô- ma mà rưng rưng nước mắt. . .

Thân tình, chúng tôi hỏi chuyện duyên số của ông bà. Tuổi nay đã "cổ lai hy", bà bảo nhớ đến đâu, kể đến đó. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, giặc Pháp bất thình lình nhảy dù xuống Bắc Cạn hòng đánh các cơ quan đầu não, bắt các vị lãnh đạo của ta. Khi đó, bà còn là một thanh nữ cùng mẹ làm công nhân xay xát gạo cho Ty Lương thực Bắc Cạn. Tuy bỉ bất ngờ, bà cùng dân quân du kích nổ súng chống địch. Chúng chết một số. Nhưng bị bao vây, chúng bắt được bà và một số dân quân. Những nam dân quân như anh họ bà là Lê Quốc Diệt bị chúng bắn chết ngay. Còn số tù binh nữ, chúng không giết mà bắt thu dọn chiến trường, đào hố chôn xác lính lê dương bọc trong túi ni lông, rồi đưa về Cao Bằng làm cấp dưỡng hoặc vệ sinh nơi đồn  địch. Nhiều lần chúng tìm cách xé lẻ để hãm hiếp, nhưng chị em luôn cảnh giác, chống đối đến cùng.

Bị đau mắt nặng, bà và mẹ đến chữa ở nhà thương trong đồn. Có ông đốc tờ người I-ta-li-a tên là Cam-pi-zi Ca-e-ta-nô trong quân đội lê dương Pháp hàng ngày chữa bệnh. ông còn trẻ, hiền lành và đẹp trai, lại luôn săn đón nlẹ bà và bà. ông nói tiếng Việt được, nói riêng với mẹ bà gả bà cho ông ấy. Mẹ bà bảo, ông ở trong hàng ngũ quân giặc đi giết dân, sao gả được. ông nói, ông không giết dân, ông chữa bệnh cứu dân, ông chán chiến tranh, ông thấy quân Pháp bắn giết dân mà căm phẫn. Bà cũng thương ông ấy. Thế là, bà còn nhớ cuối tháng 11 năm 1947, trời sang mùa đông, ông bà lấy nhau được phép của mẹ bà và tên đồn trưởng địch.

Gần năm sau, ông bà sinh được đứa con trai kháu khỉnh đặt tên là Hoàng Tích. Bà kể, khi đó bận nuôi con, bà thấy ông làm việc có vẻ như có gì bí mật. Bà hỏi, ông bảo không được tò mò, cứ nuôi con cho khôn lớn. Có nhiều lần, ông bảo bà chuyển các gói quà gửi bà bán bỏng ở vườn hoa cho con bà ấy. Có lần muốn biết quà gì, bà mở xem thấy toàn là thuốc viên, thuốc tiêm, ông kim tiêm loại quý. Các ông cai Mẫn, tài Hảo ở nhà máy đèn thỉnh thoảng đau ốm đến gặp ông chữa bệnh. ông khẽ nói với các ông ấy toàn những chuyện về súng ống, đồn bốt, hành quân, xe tăng thiết giáp. Rồi ông được lệnh đi Đông Khê, Thất Khê cứu chữa thương binh. Khi đó, quân ta mở chiến dịch Biên Giới, giải phóng Cao - Bắc - Lạng. . .

Anh Hoàng Tích lớn lên học Đại học Bách khoa rồi làm việc cơ khí nhà máy Hồng Hà, cùng vợ nay ở Kô-ma mời chúng tôi về nhà ăn cơm vì vợ tôi là quản đốc phân xưởng  tổng hợp nhà máy Hồng Hà. Anh có kể thêm: Bố anh và 3 sĩ quan khác đã phản chiến, giúp Việt Minh. Bị lộ sau chiến dịch Biên Giới, tất cả đã chạy sang hàng ngũ quân đội Cụ Hồ, công tác ở Tổng cục Hậu cần. 4 người được vinh dự gặp Bác Hồ ở Việt Bắc và được Bác khen thưởng. Để dễ gọi, Bác đặt tên cho ông ỉa Hồ Chí Long và các bạn là Hồ Chí Cường, Hồ Chí Dũng, Hồ Chí Dân. Năm 1959, ông xin phép rời Việt Nam về thăm Tổ quốc I-ta-li-a. ông bị kết án tù 2 năm ở áo vì tội "phản chiến". Sau đó, ông sang nước Cộng hòa dân chủ Đức lập trung tâm nghiên cứu i;in não và mất năm 1987.

Mời chúng tôi uống chè Thái Nguyên, anh đưa chúng tôi xem những giấy tờ hoạt động vì nền độc lập Việt Nam của ông. Tấm bằng Huân chương Kháng chiến hạng Ba có ghi: "Đã có công lao trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam". Giấy khen số 77 của Tổng cục Hậu cần ghi: "Trong dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười Nga, đã có nhiều thành tích tích cực công tác cách mạng, xây dựng đơn vị".

Anh cho biết, các vị lãnh đạo Việt Nam sang thăm I-ta-li-a như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều nhắc đến công lao của cha anh. Kỷ niệm Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm 1995, anh được mời về dự lễ ở Hà Nội, là đại diện cho cha anh có công với cách mạng Việt Nam. Khi cha anh lâm bệnh nặng ở Cộng hòa dân chủ Đức, anh kịp bay sang gặp mặt người cha yêu dấu lần cuối cùng. Cha anh nắm tay anh, trăng trối: "Bố và con, chúng ta có hai tổ quốc: I-ta-li-a và Việt Nam. Con và vợ con luôn phải sống sao cho xứng đáng với cái tên Hồ Chí Long mà Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người  cộng sản quốc tế chân chính, người cha già của dân tộc Việt Nam anh hùng - đã đặt tên cho bố. Các con phải luôn hướng về Việt Nam nơi bố đã từng chiến đấu, nơi chôn rau cắt rốn của các con, nơi còn người vợ yêu dấu của bố, người mẹ thương yêu của các con đang sống trong sự đùm bọc của tập thể công nhân nhà máy Hồng Hà. Các con phải luôn nghĩ làm gì để đóng góp phần mình vào công cuộc đổi mới của Tổ quốc Việt Nam".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:49:19 pm »

CHIẾN SĨ "CẢM TỬ” I SAO – NGUYỄN VĂN LỢI

TUẤN HẢI

* Theo tư liệu Ban liên lạc Hội Hữu nghị Việt - Nhật.

Từ Nhật Bản, ông Katsuo Uykawa và ông Toshiuyki Yamada trong ban liên lạc Hội những người Việt Nam - hội của những người Nhật đã từng sống ở Việt Nam và tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp đã hồi hương, qua Sứ quán Việt Nam ở Nhật gửi cho chúng tôi bản danh sách 15 người, có 5 người bị thương trong thời gian tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu, trong đó có ông Katsuo Uykawa chính là "chiến sĩ Việt Nam mới" Ngô Tử Câu thuộc Trung đoàn 66 Liên khu 3; Toshiuyki Yamada là Lê Hồng, . . . còn Isao có tên gọi đầy đủ là Isao Tachibana, tên Việt Nam là Nguyễn Văn Lợi.

Isao Tachibana bị động viên vào đội quân phát xít của Nhật hoàng, rồi bị điều sang phục vụ ở Đông Dương trong Binh đoàn 34 của đại tá (có tài liệu viết là tướng) Ikawa hoạt động trên chiến trường từ Quảng Trị vào đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả Lào, Cam-pu-chia. Sau ngày Nhật bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai), phải đầu hàng Đồng minh, quân Nhật bị quân Tưởng vào miền Bác, quân Anh vào miền Nam Việt Nam giải giáp, tước vũ khí, họ phải chờ ngày tàu lần lượt đến đón về nước. Nhận thức được tình hình, có lòng yêu mến nhân dân Việt Nam, vốn ghét bọn Tàu Tưởng "bạc nhược" lẫn bọn Tây "mũi lõ", Isao và một số sĩ quan, bỉnh sĩ người Nhật theo gương" chỉ huy binh đoàn Ikawa đã sớm bắt mồi liên hệ và đi theo cách mạng Việt Nam, giúp các đơn vị Việt Minh lúc đó từ miền Bắc đang ngày đêm "Nam tiến" vào Nam Bộ cùng chống Pháp trở lại xâm lược. Trong khi một số sĩ quan người Nhật như Ka mo (Phan Huệ), Kikuo (Đông Hưng), Igari (Phan Lai) . . . tham gia huấn luyện cho các đội du kích - an ninh vũ trang chiến đấu ở Nam Trung Bộ, rồi sau được điều ra làm giáo viên ở Trường Lục quân Quảng Ngãi, Isao và một số bạn chiến đấu khác tham gia các đơn vị vũ trang hoạt động xung quanh Thừa Thiên - Huế. Isao - Nguyễn Văn Lợi, cùng Nguyễn Chí Hùng. . . sau đó được đón về Trung đoàn 101 - Trần Cao Vân mới thành lập, làm giáo viên giúp huấn luyện kỹ thuật, sử dụng vũ khí, cách đánh cho bộ đội ta. Sau ngày Bác Hồ ký Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3, đồng chí Lê Duy lúc đó là ủy viên ủy ban Hành chính kháng chiến Trung Bộ cho đón anh em chiến sĩ quốc tế gồm nhiều quốc tịch, ra Trung đoàn 95 - Thiện Thuật đang hoạt động ở Quảng Trị, do đồng chí Hà Việt làm trung đoàn trưởng. Isao lúc đó vừa là một giáo viên trong tổ chức huấn luyện bộ đội, vừa cùng một số anh em các chiến sĩ quốc tế được giao nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí như mìn, địa lôi... để trang bị cho bộ đội.

Cuối năm 1946, đơn vị đang hoạt động ở vùng Cửa Tùng thì trưa ngày 20 tháng 12, theo lệnh của đồng chí  Trần Hữu Dực - Chủ tịch ủy ban Hành chính kháng chiến Trung Bộ Trung đoàn 95 đưa ngay các chiến sĩ quốc tế vào mặt trận Huế. Lúc này các đơn vị được tăng cường cho mặt trận Huế kháng chiến. Isao cùng anh em lên thuyền ngay, lúc đến cầu Hiền Lương mới được biết kháng chiến toàn quốc đã nổ. Qua cầu, anh em được Ô tô đón về An Hòa rồi đi bộ về nội thành, vào khu Tam tòa, được tổ chức thành đội cảm tử" do đồng chí Lê Thiên Hương chỉ huy. Đội Commando "cảm tử" gồm nhiều chiến si quốc tế - nhiều quốc tịch của Isao, có nhiệm vụ "độn thổ" đánh thẳng vào chiếm mục tiêu nhà hàng Mo-ranh, trong lúc các đơn vị bộ đội đồng loạt tấn công vào khu lò rèn, trường kỹ nghệ và các khu quân sự của Pháp vừa mới chiếm đóng . . . Isao cùng các chiến sĩ '!cảm tử" quốc tế đã chiến đấu rất dũng cảm ngay trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ấy, một số người đã hy sinh hoặc bị thương. . . Rồi Isao  Nguyễn Văn Lợi cùng một người Nhật khác là Nguyễn Chí Hùng, Kê- men người Đức . . . từ đó gắn bó với đơn vị 319 do Bùi Ngọc Hoàng (tức Vương Tuấn Kiệt, sau này là Thiếu tướng Tư lệnh Khu 5) chỉ huy và Lê Văn Lý làm chính trị viên. Đơn vị cơ động chiến đấu trên chiến trường từ nam Khu 4 trở vào Khu 5 cho đến ngày ký Hiệp định Giơ-ne'vơ thì tập kết ra miền Bắc và Isao sau đó được hồi hương trở về Nhật Bản theo chính sách . . .

Ông Katsuo - Ngô Tử Câu và ông Toshiuyki Yamada - Lê Hồng cũng là những "chiến sĩ Việt Nam mới” đã hồi hương, về sau cho biết: Isao - Nguyễn Văn Lợi trong thời gian tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Trung đoàn 95, cùng với các ông Toyokishi Ono - Vương Quang Tín ở Sư đoàn 404, Nobuyoshi Tachibara - Trần Đức Trung  ở Trung đoàn 66, Takeishi Amakawa - Lê Tùng ở Tỉnh đội Hà ĩ nh, cũng như bản thân ông - Ngô Tử Câu, đều đã bị thương trong quá trình chiến đấu chống Pháp. ông Đức Trung đã từng được cấp sổ thương tật loại 2 . Tất cả anh em đã được Chính phủ Việt Nam tặng thưởng huân chương, huy chương, nhưng do tình hình lúc đó chưa cho phép và qua ý kiến của ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, nên tất cả huân chương, huy chương ngày đó được gửi lại trước ngày hồi hương. Số 1 5 anh em "chiến sĩ Việt Nam mới" nói trên có nguyện vọng xin lại để làm kỷ niệm, vì đối với anh em đó là những vật báu của đời mình, có thể để lại vinh dự cho con cháu họ. . .

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ công ơn của những người đã từng có sự đóng góp cho cách mạng Việt Nam cả về tinh thần cũng như vật chất, tính mạng và luôn tôn trọng những tình cảm cao quý đó. Qua Hội Hữu nghị Việt - Nhật, nguyện vọng của những người bạn Nhật nói trên đã được "giải quyết" thỏa đáng, trân trọng theo nguyện vọng của các "chiến sĩ Việt Nam mới" nói chung, của I Sao - Nguyễn Văn Lợi nói riêng. Ban liên lạc Hội Hữu nghị Việt - Nhật xin cảm ơn các "chiến sĩ Việt Nam mới” người Nhật và mong tiếp tục đóng góp sức mình cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nhật ngày càng tươi đẹp hơn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:51:41 pm »

CHIẾN SI NGƯỜI NHẬT YMAZAKI ZENSAKU – TRẦN HÀ

Chúng tôi tìm gặp được anh Trần Ngọc Sơn, nhà ở khu tập thể cửa hàng lương thực tại phố Tân An, phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, là con trai trưởng của ông Trần Hà - một "chiến sĩ Việt Nam mới" người Nhật tên là Yamazaki Zensaku và bà Nguyễn Thị Mai. Nhưng ông Yamazaki đã hồi hương về Nhật từ năm 1959, khi các con của ông bà còn bể. Các ông Thiếu tướng Lê Thùy, Trần Đức Song song sứt) , Thiều Trí, . . . là đồng đội cùng chiến hào năm xưa với Yamazaki Zensaku-Trần Hà, kể lại:

Khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám của việt Nam vừa giành thắng lợi thì quân Tưởng với danh nghĩa Đồng minh kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật bại trận. Trong đội quân Nhật đóng ở thành Tuyên Quang khi rút về Hà Nội . chờ hồi hương, có một người đã tìm cách xin ở lại đi theo Việt Minh, đó là Yamazaki Zensaku. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1946 thì Yamazaki Zensaku tình nguyện và được gia nhập , Bộ đội Cụ Hồ" thuộc Trung đoàn 112 (Hà Tuyên),  được mang tên Việt Nam là Trần Hà, lúc đó do "tướng quân" Lê Thùy chỉ huy (thiếu tướng Lê Thùy đã qua đời). Thời gian đó, Trần Hà được giao nhiệm vụ làm cán bộ tác huấn của trung đoàn, huấn luyện về quân sự cho các phân đội trong đơn vị. Năm 1947, khi đơn vị tham gia chiến dịch Sông Lô, Trần Hà được giao chỉ huy trung đội pháo binh, chặn đánh cánh quân Pháp đang tiến đánh lên Tuyên Quang. Trong đợt chiến đấu ác liệt này, Trần Hà bị thương hai lần ngày 3 tháng 10 ở Tràng Đà và sau đó vào ngày 2~ tháng 10 năm 1947. Tuy bị thương nhưng Trần Hà vẫn xin chỉ huy đơn vị cho anh được tiếp tục chiến đấu cho đến ngày chiến dịch toàn thắng. . . Thương binh Trần Hà về sau được xếp loại thương tật hạng 5 vĩnh viễn (Phiếu kiểm soát số 42.133 - Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 1959).

Qua thời gian thử thách rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu, Trần Hà được cấp trên điều về làm huấn luyện viên quân sự tại Trường Quân chính Hoàng Hữu Nam của Liên khu 10, góp sức đào tạo nhiều cán bộ chỉ huy cho Liên khu phục vụ kháng chiến. Đến đầu 1950, Trung đoàn 165 được thành lập do đồng chí Lê Thuỳ làm trung đoàn trưởng, nằm trong đội hình Đại đoàn 312 thì Trần Hà lại được cử làm cán bộ tác huấn của trung đoàn, cùng đơn vị này liên tục tham gia các chiến dịch cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, do bị thương tật, sức khoẻ giảm sút, Trần Hà xin chuyển ngành và được về làm công nhân xí nghiệp QK- 120 ở Gia Lâm - Hà NộI. Đến tháng ~ năm 1959, theo nguyện vọng, ông được hồi hương về quê hương Nhật Bản . . .

Thời gian làm một "Chiến sĩ Việt Nam mới" trong kháng chiến chống Pháp, đơn vị đã đứng ra tổ chức cho  Trần Hà xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Mai ở xã Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ. Hai vợ chồng sinh được ba người con: 2 trai, 1 gái. Nhưng ngày cưới ở đơn vị không có giấy kết hôn, vì vậy trước khi ông hồi hương, chưa có điều kiện đưa vợ con về "quê chồng" ở Nhật, ông đã xin chính quyền địa phương làm giấy chứng nhận "hợp pháp" cho vợ con và để lại đầy đủ. . . Từ đó về sau, phần do thương tật, sức khoẻ kém, phần do ông gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi trở về Nhật nên ông không có liên lạc với vợ con ở Việt Nam . . . Con trai đầu của ông là Trần Ngọc Sơn mỗi lần về Hà Nội lại đến thăm "tướng quân" Lê Thùy - như anh gọi - là người trung đoàn trưởng của người cha năm xưa. "Tướng quân" vẫn yêu thương và luôn hỏi thăm tin tức về ông, luôn mong nhớ mà chưa được gặp lại trước khi tướng quân" qua đời. Còn vợ ông, bà Nguyễn Thị Mai cùng các con thuỷ chung chờ đợi, rồi bà cũng đã qua đời năm 1999. MảI đến đầu xuân 2003, ông Nguyễn Quang Thục, tức Toshio Komaya, cũng là một !'Chiến sĩ Việt Nam mới" năm xưa, người nhiều năm tích cực tham gia "nhịp cầu' Hội Hữu nghị Nhật - Việt, sang Việt Nam dự cuộc họp mặt bạn chiến đấu Ban II Quân khu Việt Bắc't, đã tìm đến thăm gia đình anh Trần Ngọc Sơn và tặng tấm ảnh ông cùng chụp với ông Trần Hà ở Nhật, cho biết những dòng địa chỉ mới của ông Trần Hà - Yamazaki Zensaku (tức Ookaoa) còn sống ở 415-63 Nuasu ~ Cityhara Shizu - Kaken - Japan. . .

Chiến sĩ Việt Nam mới người Nhật Yamazaki Zensaku đã đóng góp một phần xương máu và tuổi trẻ cho cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống Pháp cho đến  ngày toàn th ắng, cho đến nay vẫn không hề nghĩ đến một “phần thưởng" tinh thần và vật chất nào, luôn sống mãi trong lòng vợ con ông và các bạn chiến đấu năm xưa của ông ở Việt Nam.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:55:13 pm »

TRUNG ÚY QUÂN BÁO NGƯỜI PHÁP GIĂNG MÔ-RÔ

LÊ TRỌNG ĐIỂM * Nguyên đại tá tình báo, đã nghỉ hưu.

Ông giáo "Tây lai" nay về hưu ở phường Phước Tiến, thành phố Nha Trang, trẻ em khi gặp thường chào là "bác sĩ Huy-be", . . . đó chính là trung uý Giăng Mô-rô mà những năm hoạt động ở Nha Trang trong kháng chiến chúng tôi đã biết. ông là con của vợ chồng viên chức thương chính (hải quan) Mác-ti-an Mô-rô người Pháp và bà Tô-lít-dơ Giô-va-m người gốc I-ta-li-a. ông sinh ra tại tỉnh lỵ Sông Cầu của Phú Yên ngày còn Pháp thuộc - ngày 27 tháng 12 năm 1925. Và vì thế ông được học cả tiếng Việt, Pháp và chữ Hán với gia sư người Việt là cụ Võ Khắc Kiệm.

Ở tuổi 17, đang học tú tài ở Huế thì bố mất, ông bỏ học về giúp mẹ chăm sóc khu trang trại ở Hoà Lợi, Xuân Cảnh, huyện Đồng Xuân-phú Yên. Mùa xuân 1945, Nhật hất cẳng pháp, ông là người Pháp nên phải chạy trốn bọn Nhật, đã được bà con che chở và lênh đênh trên những con  thuyền ngoài biển kiếm sống. . . Cũng chính từ đó, khi tổng khởi nghĩa nổ ra, ông có mặt cùng bà con ở Xuân Cảnh tham gia khởi nghĩa. Chính thầy giáo Kiệm của ông và ông Phan Lưu Thanh là một trong những đảng viên cộng sản hồi đó đã giác ngộ, rồi đưa ông vào công tác ở ủy ban Việt Minh của huyện. Cách mạng đã "đổi đời!' cho gia đình người Pháp này. Mẹ con ông "nhập quốc tịch" Việt Nam bà đổi tên là Dương Thị Lệt, ông lấy tên là Dương Bá Lộc bốn người em gái của ông đều đổi sang tên Việt. Cũng từ đó cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và cuộc kháng chiến chống xâm lược trên "quê hương thứ hai” Việt Nam cua ông.

Kháng chiến bùng nổ, Khu 6 đã "tuyển" Giăng Mô-rô và người em rể của ông là Phạm Duy Trinh vào cơ quan an ninh - tình báo mới thành lập. ông chính thức nhập ngũ, để cùng em rể lọt vào hoạt động trong thành phố bị Pháp chiếm đóng, chấp nhận cuộc chiến đấu l'thầm lặng'! đầy khó khăn nguy hiểm trong lòng địch. Từ vùng tự do, anh em ông đóng vai "đầu hàng ' vào thành phố "trình diện", trở thành nhân viên làm việc cho Pháp. ông được xếp làm việc ở sở kinh tế, em rể làm việc ở sở bồi thường chiến tranh. Có đủ giấy tờ hợp lệ, hoạt động "hợp pháp" của anh em ông thuận lợi, đã cung cấp kịp thời cho cách mạng nhiều tin tức, nắm được tình hình địch ở thành phố. . . Sau hơn một năm hoạt động bí mật, có dấu hiệu bị lộ, địch nghi ngờ nên hai anh em ông bị bắt. Không khai thác được gì, không có đủ chứng cứ, khi xét xử vì Giăng Mô-rô là "công dân Pháp", còn em rể ông là "con rể Pháp”, chúng muốn mua chuộc nên xử nhẹ và thuyết phục "mong hối cải” khuyên ông nên trở về Pháp . . .

Ra khỏi nhà giam, Giăng Mô-rô cùng em rể bắt được liên lạc với tổ chức, và được đón ra chiến khu tiếp tục hoạt động, tham gia cuộc kháng chiến. Năm 1950, Giăng Mô-rô đã được kết nạp vào Đảng và lấy bí danh mới là Trường Thọ khi được phân công về làm phó ban quân báo ở Trung đoàn chủ lực 84 của Liên khu 5; theo dõi nắm tình hình địch ở chiến trường nam Tây Nguyên. Là người gốc Pháp nên anh có thuận lợi trong công tác tuyên truyền, giác ngộ binh lính lê dương bị bắt làm tù binh, nắm tình hình địch . . . Hoạt động trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, gian khổ nhưng Giăng Mô-rô luôn cố gắng hết sức mình, vì thế anh bị ốm nặng, nên được đưa về địa phương giao phụ trách công tác tuyên huấn. Là một tỉnh thuộc vùng tự do, nhưng đến đầu 1954, Tuy Hòa và nhiều vùng khác của Phú Yên bị Pháp chiếm đóng, Giăng Mô-rô được điều lên công tác ở tỉnh đội và sau ngày có Hiệp định Giơ-ne-vơ, anh là một cán bộ cấp đại đội được tập kết ra miền Bắc. Lúc đó anh vừa mới cưới vợ.

Được về công tác ở Tổng cục Chính trị do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh làm chủ nhiệm, đến năm 1958 thì anh được phong cấp hàm trung úy Quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó anh được bố trí điều về công tác ở Đoàn an dưỡng 320 để được gần vợ (lúc này vợ anh cũng đang công tác ở Thanh Hoá). Anh được tổ chức cho đi học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; tốt nghiệp anh lại về công tác ở Quân khu 3, vừa làm giáo viên dạy văn hoá cho bộ đội, vừa làm công tác tuyên huấn - tuyên truyền, . . . và là phóng viên của tờ tin của quân khu, làm "phóng viên mặt trận" xông xáo ở tuyến lửa Hàm Rồng viết nhiều bài nóng hổi về chiến công đánh Mỹ. Vốn xông xáo nơi chiến sự, một lần  bà con tưởng anh là giặc lái Mỹ nên anh bị bắt giải về cơ quan quân s~ huyện cùng với một tên giặc lái mới bỉ bắt. Lúc đó anh mới được "giải oan", khi trở về đã viết được ngay bài "Giặc lái Mỹ bái lạy, giặc lái Mỹ khóc" . . . rất kịp thời. . .

Sau ngày đất nước thống nhất, Giăng Mô-rô được rời quân ngũ chuyển sang ngành giáo dục, trở về quê hương Phú Khánh tham gia xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm và được phân công làm trưởng phòng chính trị của trường, vừa là một giáo viên tham gia giảng dạy chính trị ở trường Đảng của tỉnh , cho đến năm 1 982 mới nghỉ hưu. . . Mãi tới năm 1992 anh mới một lần về thăm quê cha ở Pháp nhưng không ở lại Pháp mà trở lại gắn bó với "Tổ quốc-quê hương thứ hai Việt Nam" - như anh nói. Nghỉ hưu, nhưng trung uý quân báo Giăng Mô-rô năm xưa không nghỉ việc, nhiệt tình tham gia đóng góp sức mình trong nhiều công tác như đảng uỷ viên phường, trưởng ban Việt kiều và Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Phó chủ tịch Hội Pháp ngữ thành phố Nha Trang. . . “ông Tây da trắng" đóng các vai đại uý Pháp ; đại uý, đại tá và tướng Mỹ, hay bác sĩ Huy-be, . . . trong các phim "Hai người mẹ", "Rừng Xà Nu”, "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, . . . hay " Chỉ một người còn sống" chính là ông giáo- trung uý chiến sĩ tình nguyện người Pháp Giăng Mô-rô, nay mang quốc tịch Việt Nam
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2007, 07:58:14 pm »

ĐẠI TÁ NGƯỜI NHẬT ISHII – NGUYỄN VĂN THÔNG *

E.G. CRL-XTÔ-PHƠ

* Mạnh Tuấn lược dịch.

Tư liệu lưu trữ SHAT của Pháp có đoạn viết: " . . . Tháng 1 1 năm 1946, Huỳnh Kim Trương, một chỉ huy của Việt Minh ở miền Nam đã tán thành việc tuyển dụng những người Nhật đào ngũ. Về việc "tuyển dụng đại tá" Ishii, tài liệu này cho biết:

Sau khi Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh năm 1945, Ishii lúc đó 27 tuổi là trung tá trẻ tuổi nhất của quân đội Nhật tại Đông Dương. Đại tá Sai to (một sĩ quan của Bộ tham mưu Sư đoàn 55 hoạt động ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma) từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 4 năm 1946, là thủ trưởng cũ của Ishii, muốn truy tìm lại con người này bằng bất cứ giá nào.

Trung tá Ishii, từng được đào tạo ở trường sĩ quan nổi tiếng Nakano và nắm rất vững phương thức chiến tranh hiện đại của Nhật Bản, cũng như những phương thức chiến tranh bí mật. Mặt khác, ông ta cũng đã là sĩ quan chỉ huy trong bộ   tham mưu sư đoàn 55 ở Mi-an-ma và đã từng tham gia trận chiến gay go nhất đánh chiếm thủ đô Ran-gun. Khi Ishii đào ngũ để đi theo Việt Minh, Saito nói: Con người râu rậm và lạnh lùng đó là "cực kỳ nguy hiểm"...

Ishii đào ngĩl khỏi đơn vị ngày 17 tháng 12 năm 1945 ở Banam (Cam-pu-chia) trong một chuyến đi công cán đem theo các chiến hữu ở trường Nakano. Sau khi đi theo Việt Minh đầu năm 1946, ông nói tiếng Việt ngày càng thông thạo... Tháng 5 năm 1946, ông rời Bà Rịa bằng tàu thủy cùng với ông Phạm Văn Bạch, Chủ tịch ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ, để đi ra Quảng Ngãi. Dưới sự chỉ đạo của ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Sơn, Nam Trung Bộ lúc đó là căn cứ để vận chuyển vũ khí và người từ miền Bắc vào miền Nam. Ngay cả về sau, khi chiến tranh đã bùng nổ khắp cả nước, nhiều vùng rộng lớn của Nam Trung Bộ vẫn còn trong tay Việt Minh. Điều đó giải thích sự có mặt của nhiều quân nhân Nhật đi theo Việt Minh đã ở vùng này.

Các tài liệu của Pháp cũng cho biết, tháng 6 năm 1946 Ishii đã tập hợp tất cả các chỉ huy cấp trung đoàn (của Việt Minh) từ Huế đến Phan Thiết để huấn luyện một tháng. Đến tháng 7 năm 1946, Ishii được cử làm chỉ huy Trường Quân sự ở Quảng Ngãi. Chính ông đã đưa những sĩ quan khác mà ông đã quen từ trước vào làm huấn luyện viên ở trường này, như Saitoh đừng nhầm với đại tá Saito), một người về sau cũng được Việt Minh phong hàm đại tá như ông. Saitoh trở thành "chiến sĩ Việt Nam mới" với tên Việt là Nguyễn Thanh Tâm. Đến cuồl năm 1946, Saitoh được thay ông chỉ huy Trường Quân sự Quảng Ngãi, khi ông trở thành "cố vấn tối cao" của quân đội Việt Minh ở miền Nam và là thanh tra Trường Quân chính Nam Bộ.

Tuy chưa có đủ tài liệu kể chi tiết về hoạt động của ông - tác giả viết tiếp nhưng "vị trì cao của Ishii trong quân đội Việt Minh ở miền Nam chứng tỏ rằng hiểu biết về quân sự và kỹ thuật của Ishii được người Việt Nam đánh giá cao", nhất là tấm lòng và những đóng góp của ông cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Cho nên "từ tháng 8 năm 1946, Nguyễn Sơn đã tin tưởng cử ông vào Tuy Hòa để tổ chức một trường quân sự khác. Năm 1947, Ishii đã tiến hành huấn luyện cho đội quân thiện chiến 130 người, và cuối 1948 lại đào tạo cán bộ cho các đơn vị dân quân các khu 7, 8, 9. Năm 1947, cùng với tướng Nguyễn Sơn, Ishii đã tổ chức một trận phục kích lớn khiến 70-80 quân Pháp bị tử trận. Việc chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam được dễ dàng vì nhiều người Nhật đào ngũ nói được tiếng Việt khá thạo và hiểu biết về văn hóa Việt . . . Trong 7 sĩ quan ở Trường Quảng Ngãi năm 1946 có 4 người đến từ đơn vị hiến binh ở Huế và Phan Thiết . . . Trong 46 người đào ngũ ở Nam Trung Bộ trong năm 1948 có 13 người thạo tiếng Việt và 9 người nói rất tốt . . . Đã có 9 người lấy vợ là người Việt Nam . . .
 Những sĩ quan Nhật trong các trường quân chính của Việt Minh hồi đó, có nhiều đóng góp trong công tác huấn luyện kỹ thuật và quân sự của nước Việt Nam hồi đầu kháng chiến chống Pháp. Có thể so sánh những đóng góp kỹ thuật - quân sự của những người Nhật với những đóng góp của người châu âu như Boóc-sơ (Chiến Sĩ), S Ku-bi-ắc (Hồ Chí Toán), Sroi-đơ (Lê Đức Nhân)... đã đi theo Việt Minh thời kỳ đó, những "Chiến sĩ Việt Nam mới" của "Bộ đội Cụ Hồ". Vì nền độc lập của Việt  Nam, chiến sĩ tình nguyện quốc tế Ishii đã hy sinh ở Việt Nam năm 1950 khi còn rất trẻ. Takuo Ishii xứng danh là một "Chiến sĩ Việt Nam mới" của Bác Hồ, có tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thông.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2007, 09:03:28 am »

NHỮNG KÝ ỨC KHÔNG PHAI MỜ

TƯỜNG NGUYỄN

* Ghi theo tư liệu của ông Hồ Vũ, cán bộ Cục Lưu trữ Nhà nước.


Anh Si-zu-o U-tu-mi, người Nhật, sinh năm 1919 tại Ki-ta-mua-ra, huyện Mô-nô-gun, tỉnh Mi-ga-gi-ken. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, người cha quanh năm đi cày thuê cuốc mướn, mẹ hay lam hay làm, thương chồng thương con hết mực vẫn không đủ ăn. Bảy tuổi, anh đã phải vừa làm các công việc đồng áng giúp cha, vừa cố theo học đến phổ thông trung học. Năm 1937, vừa tròn 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thông trung học, anh được gọi nhập ngũ. Năm 1943, anh được điều sang Việt Nam.

Sau ngày Nhật đầu hàng Đồng minh, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam bùng nổ, tháng 10 năm 1945 Si zu-o U tu mi đã chạy sang hàng ngĩl cách mạng của ta tại Biên Hòa (Nam Bộ), gia nhập Vệ quốc đoàn. Anh được đặt tên Việt Nam là Nguyễn Đức Hồng. Thời gian đầu, anh được phân công phụ trách công tác huấn luyện tân binh và kế hoạch tác chiến. Trên cương vị này, anh đã ngày đêm lăn lộn huấn luyện cho tân binh những kiến thức cơ bản về quân sự như: sử dụng các loại lựu đạn, mìn, sử dụng các loại súng cối, ba-zô-ka, các loại đại liên, trung liên, tiểu liên và súng trường. Các tân binh đều mến phục, coi anh như người thầy, người bạn chí cốt và không quên những kỷ niệm về anh. Từ Biên Hòa đến Bình Thuận, nhiều chiến sĩ của ta đều biết tên và dáng người trắng trẻo của anh Hồng với những cử chỉ ân cần chỉ bảo cho anh em từng động tác nhỏ trong quân sự . . .

Tại Bình Thuận, anh Hồng đã đem lòng yêu thương một cô gái Việt Nam tên là Trần Thị Mạnh, quê ở xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận. Anh là bộ đội chủ lực đóng quân ở làng, còn chị-cô gái 17 tuổi xinh đẹp là nữ du kích của thôn. Du kích giúp đỡ bộ đội về vật chất, lương thực, còn các anh bộ đội thì dạy các cô du kích tập bắn súng và tập hát những bài ca cách mạng. Anh Hồng là một cán bộ chỉ huy nhưng lại hết sức giản dị và gần gũi bà con dân làng, được các cô du kích mến phục. Tin cô Mạnh và anh Hồng yêu nhau làm cả dân làng và đơn vị đóng quân vui mừng. Đám cưới được cả dân làng và đơn vị đứng ra tổ chức rất vui. . .

Năm 1952, anh Hồng được cử về quê vợ làm xã đội trưởng. Với cương vị xã đội trưởng chỉ huy cả tiểu đoàn du kích ở xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận, anh đã làm cho quân thù khiếp kinh mỗi khi chúng kéo quân tới càn quét Anh đã xứng đáng là con rể của xã Hồng Liêm, góp phần giữ vững truyền thống kiên cường bất khuất của quê vợ anh trong cuộc kháng chiến chống lại quân thù. Những cụ già ngoài 70 cùng tuổi với anh vẫn còn giữ nguyên những ký ức không phai mờ về người xã đội trưởng dũng cảm này.

Năm 1955, anh Hồng được tập kết ra Bắc. Vợ anh - chị Trần Thị Mạnh và con trai mới 2 tuổi ở lại quê hương. Ra Bắc, anh được điều về công tác ở Việt Nam thông tấn xã Trên cương vị này, anh luôn luôn tận tụy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chăm chỉ học tập chính trị và ra sức trau dồi tiếng Việt. Vì luôn luôn phấn đấu, vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, anh đã được cấc cơ quan Nhà nước Việt Nam nhiều lần khen thưởng: Huân chương Chiến thắng hạng Hai, Chiến sĩ thi đua của Việt Nam thông tấn xã (1956), Bằng khen của Thủ tướng (1958) . . .

Đầu năm 1957, anh đã nhận được thư của người thân từ nước Nhật gửi sang. Bố mẹ anh đã qua đời, còn lại 3 người anh và 2 em gái. Có chinh sách hồi hương, anh đã làm đơn xin cho vợ và con anh được cùng anh hồi hương về Nhật, đoàn tụ gia đình . . . Chiến sĩ Việt Nam mới Sì-zu-o U-tu-mi Nguyễn Đức Hồng đã cống hiến sức mình, góp một phần sức lực và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự cống hiến đóng góp này của anh và ghi nhận nó như những ký ức không phai mờ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2007, 09:06:16 am »

BÀI THƠ "MÔ HA MÉT”

LÊ CHƯỞNG

Mô-ha-mét

Anh từ xứ mô lại
Làm bạn với Việt Nam
Tha thiết tình nhân loại
Ôi bể cả mênh mang

Người anh cao cao ngất
Chân anh bước sình sịch
Da anh, nước da chì
Mắt anh sâu tịch mịch

Sức anh mạnh như voi
Hành quân suốt đêm dài
Hỏi anh anh có mệt
Anh chỉ lắc đầu cườii
Cái cười duyên bỡ ngỡ
Như con thỏ lạ bầy
Anh không nói bằng lời
Hiểu nhau bằng tâm sự

Anh theo người Việt
Anh ghét giặc Tây
Anh chán đôi giày
Anh xin đôi dép
Anh yêu con nít
Anh bồng, anh bế
Anh hôn, anh hít
Anh du lên trời
Anh rít vào thịt
Anh cùng em hát .
Bác Hồ muôn năm!"

Hầm hà hầm hịch
Xông vào đồn giặc
Anh thét, anh gào
Anh bắn, anh lao
Anh chém, anh giết
Đôi mắt không chớp
Đôi tai chín hồng
Xung phong, xung phong
Hàm răng nghiên chặt.

(Chiến khu Ba Lòng, 5-1949)

Anh Lê Chưởng là cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ, có mối quan hệ chỉ đạo với Tỉnh ủy Quảng Trị, đồng thời anh còn là Chính ủy Trung đoàn 95 (Quảng Trị), có nhiệm vụ đẩy mũi giáp công '!binh vận" lên ngang tầm với 2 mũi giáp công "chính trì" và "quân sự" của tỉnh. Về nhiệm vụ này, anh cùng đơn vị tổ chức và thành lập một đội quân quốc tế (gồm tù, hàng binh âu - Phi), đứng về phía dân tộc Việt Nam, chống thực dân Pháp. Đây là điểm sáng của tỉnh Quảng Trị, vận dụng có hiệu quả "3 mũi giáp công” trên chiến trường, tử đó lan dần ra Thừa Thiên và Quảng Bình.

Trong đội quân quốc tế, có anh Mô-ha-mét, một hàng binh người Bắc Phi, cùng bộ đội Vệ quốc đoàn và dân quân địa phương chiến đấu ở nhiều nơi: từ Đập Huyện, Chợ Cầu, đường 74, lên Trấn, về Ba Lòng, ra Xuân Bồ vào Dương Hòa... Bài thơ Mô-ha-mét của anh Lê Chưởng ghi lại tinh thần và phong độ chiến đấu của anh Mô-ha-mét trong trận tập kích quân sự của ta vào căn cứ Đông Hà của địch vào năm 1949. Bài thơ Mô-ha-mét, bài thơ lấy tên Mô-ha-mét, bài thơ dành riêng cho Mô-ha-mét, '!Anh từ xử mô lại - Làm bạn với Việt Nam', mà anh "Xông vào đồn địch - xung phong, xung phong. . . " .

Năm 1954 anh cưới vợ (người Việt Nam) và anh được trở về Bắc Phi, quê quán của anh. Anh làm Bộ trưởng trong c anh phủ. Hai ông bà có 5 ngươi con. Tự hào lấy họ cho con là họ Hồ. Hôm chia tay anh chị ở Hà Nội, vợ chồng anh và ông Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) bịn rịn hồi lâu. Cuồl cùng, ông Cục trưởng nói một câu phương ngôn Pháp: Mọi cuộc chia ly, dù mong đợi nhất, đều có buồn riêng của nó (Tonđe Separalim, mêmelaphussocihaitéc ra sa mélancolie). Anh Mô-ha-mét đứng lặng, nước mắt rơi xuống cổ áo, anh không lau . . .
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2007, 09:10:14 am »

RITON – CHIẾN SĨ HOÀ BÌNH NGƯỜI PHÁP

Hồ Tuấn Hải

Vào khoảng thời gian cuối năm 1946 đầu năm 1947, Tiểu đoàn 306 thuộc chiến khu 7 hoạt động vùng bưng biền Biên  Hòa - Thủ Đức đã đón một số binh lính và sĩ quan gồm nhiều quốc tịch khác nhau trong quân đội lê dương của Pháp, không phải là hàng binh mà họ tìm bắt liên lạc với du kích Việt Minh, tình nguyện đứng vào hàng ngũ kháng chiến, trong đó có một người Pháp tên là Riton.

Sau này mới biết rõ: Riton quê ở Ô-vơ-gne (Auvergne), con của một gia đình công nhân nghèo. Thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, Riton là một chiến sĩ du kích trong đội quân do Đảng Cộng sản Pháp tổ chức, dưới sự chỉ huy của vị tư lệnh đại tá cộng sản Pha-biêng, chiến đấu chống phát xít Đức, về sau sáp nhập vào thuộc đạo quân thứ nhất của Pháp kháng chiến chống Đức chiếm đóng.

Sau ngày nước Pháp được giải phóng, đội quân này bị Đờ Gôn giải tán, Riton trở về quê. Vì không kiếm được việc làm, nên khi Đờ Gôn lập lại đạo quân lê dương thì anh đã xin đăng ký trở lại quân đội với thời hạn 18 tháng. Thực chất Đờ Gôn tổ chức lại quân đội và tổ chức đạo quân lê dương là để theo đuổi cuộc viễn chinh nhằm bảo vệ quyền  lợi của Pháp ở các thuộc dịa cũ, trở lại xâm lược Đông Dương. Năm 1946 Riton bị đưa sang Việt Nam, đổ bộ vào Sài Gòn và phải thực hiện các cuộc càn quét chống nhân dân Việt Nam. anh mới biết mình đã bị lừa dối. Là một cựu du kích kháng chiến chống phát xít, một đảng viên cộng sản Pháp, nhưng lúc này không nhận được chỉ thị, hướng dẫn của Đảng Cộng sản Pháp, nên trong hoàn cảnh mới Riton tự "thích nghi" với hoàn cảnh, đã tìm cách trốn sang hàng ngũ cách mạng, đứng về phía nhân dân Việt Nam để góp sức của một người cộng sản cùng chống Pháp xâm lược. Khi đơn vị của Riton hoạt động ở vùng Phú Mỹ, Riton đã tìm cách bắt được liên lạc với du kích Việt Minh. Anh được đón về căn cứ và sau đó được đưa ngay về Tiểu đoàn 306 đóng ở vùng Thủ Đức. Riton rất mừng, kể lại: "Ở đây tôi gặp nhiều chiến sĩ quốc tế khác trong tiểu đoàn: Hơ~xtơ, Găn-tơ, Han-đơ, Ha-ry đều là cựu du kích người Đức; Gioóc-giơ Đu-sếch người Thụy Sĩ; Phéc-nan-đét người Tây Ban Nha; Hăng-ri Phiu-tơ người Pháp... Trong đơn vị có cả một số người Nhật là các anh San, Ba, Tokyo, . . .

Riton và những chiến sĩ người âu, người Nhật này đã tình nguyện chạy sang hàng ngũ Việt Minh để chiến đấu chống thực dân Pháp, được tổ chức thành một đội Commando và hoạt động rất có hiệu quả. Anh kể: Thường thường, anh em tổ chức cho một vài người mặc quần áo sĩ quan Pháp đóng vai '!quan" chỉ huy cấp trung úy hoặc đại úy dẫn một số chiến sĩ kháng chiến của Việt Nam đóng giả lính ngụy, rồi tiến vào đồn địch. Lúc đó người âu đóng vai sĩ quan Pháp chỉ huy yêu cầu viên đồn trưởng tập họp quân để kiểm tra, nói chuyện, . . . Khi quân lính đã tập họp 'chỉnh tề" thì quân ta bất ngờ chĩa súng buộc đầu hàng,  thu vũ khí. Bọn địch bị lừa, bất ngờ quá nên thường không chống cự gì. Nhưng cách làm đó về sau không có kết quả, vì chỉ huy quân Pháp ra lệnh các đồn chỉ "tiếp” các toán tuần tra đã được thông báo trước, và chỉ cho vào đồn khi trả lời đúng mật khẩu riêng. . .

Riton kể: "Nhóm Commando chúng tôi được tham gia nhiều trận đánh các đoàn xe, rồi phục kích hoặc tấn công các đồn binh của bọn lính ngụy... Trong hai năm 194~7- 1948, đơn vị cơ động chiến đấu khắp các khu rừng vùng Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Thủ Đức, ngoại Ô Sài Gòn-gia Định-chợ Lớn. Được sống với các chiến sĩ Việt Nam và chiến đấu chống Pháp, Riton và các "chiến sĩ Việt Nam mới' rất vui và tự hào, vì " . . . ở đâu chúng tôi cũng được nhân dân hết lòng ủng hộ. Trong đơn vị, quan hệ của tôi với cán bộ chỉ huy tiểu đoàn, đại đội thân mật trên cơ sở quý mến lẫn nhau. Tôi đã được gặp cả tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ, một người chỉ huy gần gũi và chia sẻ cuộc sống với binh lính. . . " .

Chính trong mối tình "quân - dân, cá - nước", tình đồng đội, cán bộ, chiến sĩ thân tình đó đã nâng bước cho người cộng sản Pháp Riton gắn bó với các chiến sĩ quân đội và nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược, đi suốt cuộc trường kỳ kháng chiến đầy gian khổ hy sinh. Từ năm 1949, theo Riton kể, Tiểu đoàn 316 sáp nhập với Tiểu đoàn 3 1 2 để hình thành trung đoàn mới thì các chiến sĩ quốc tế được điều về tổ chức thành các đội vũ trang tuyên truyền và các chiến sĩ người nước ngoài được gọi là "Chiến sĩ hòa bình". Riton cùng các đồng đội Găn-tơ, Hơ' xlơ, Han-đơ, . . . được vào đội làm công tác binh ' địch vận. Những người Đức thì làm công tác tuyên truyền bằng tiếng Đức, một  chiến sĩ người An-giê-ri thì tuyên truyền bằng tiếng A-rập cho lính người các nước Bắc Phi, còn Riton thì bằng tiếng Pháp, làm công tác địch vận trong các đơn vị lê dương của Pháp bấy giờ gồm lính mang nhiều quốc tịch khác nhau, hoạt động ở vùng Tây Ninh, Giả Định, . . . thuộc Nam Bộ. Anh kể: "Công việc của đội là viết truyền đơn, thư tuyên truyền và có lúc dùng cả loa gọi thẳng vào các đồn bốt của quân viễn chinh. Lúc đầu dùng "loa tay", rồi sau có loa phóng thanh. Ban đêm chúng tôi hát một bài hát tình cảm nhẹ nhàng, gợi nhớ nước Pháp và cuộc sống cực khổ ở Đông Dương. Cuối cùng là kêu gọi họ trở về nước...".

Riton từ "quyết định đóng góp theo cách của tôi vào cuộc kháng chiến của Việt Nam, phần đóng góp của người vô sản Pháp và một chiến sĩ cộng sản bị đưa sang Đông Dương bất đắc dĩ", suốt 8 năm đã đem hết sức mình làm tròn nhiệm vụ của một 'chiến sĩ Việt Nam mới:' - "Chiến sĩ hoà bình" cho đến ngày cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp hoàn toàn thắng lợi mới tập kết ra miền Bắc và sau đó hồi hương về Auvơrgne thân yêu với gia đình, nơi có người cha là một công nhân mỏ, với niềm tự hào mà anh kể lại là suốt thời gian ở Đông Dương anh đã tỉnh nguyện, được làm một "người lính da trắng của Hồ Chí Minh".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2007, 09:57:57 am »

CHIẾN SĨ VIỆT NAM MỚITOSHIO KOMAYA – NGUYỄN QUANG THỤC

Đỗ Văn Tuấn

* Theo tư liệu của Hội Hữu nghì Việt Nam - Nhật Bản.


Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, vì trải qua điều kiện mấy chục năm kháng chiến, và phần vì anh cũng khiêm tốn không kể, nên mãi bây giờ chúng tôi mới biết anh là một "Chiến sĩ Việt Nam mới" người Nhật, có nhiều thành tích trong chiến đấu chống thực dân Pháp, vì nền độc lập của Việt Nam. Tên anh là Toshio Komaya, có tên Việt là Nguyễn Quang Thục.

Thiếu tướng Lê Quang Vũ nguyên Cục phó Cục 2 - nay là Tổng cục 2, đã nghỉ hưu) từ 1947-1950 là Trưởng ban tình báo Khu 1, Liên khu 1, rồi Trưởng ban quân báo Liên khu Việt Bắc và đại tá Nguyễn Đình Thiêm (đã nghỉ hưu) là cán bộ Ban tác chiến Liên khu 1 Liên khu Việt Bắc, kể lại:"Khoảng đầu 1950, Ban tác chiến Liên khu 1 tiếp nhận một người Nhật có tên Việt Nam là Nguyễn Quang Thục vừa đi tham gia chiến đấu trong đoàn Quân đội Việt Nam do anh Lê Quảng Ba là Liên khu trưởng  Liên khu 1 chỉ huy sang giúp bạn Trung Quốc ở Thập Vạn Đại Sơn từ cuối năm 1949 vừa trở về. Anh Lê Quảng Ba còn chỉ thị cho Ban tác chiến giúp đỡ anh Thục về mọi mặt, vì anh Ba rất quý anh Thục qua quá trình chiến đấu vừa qua. Thế là từ đầu 1950, anh Thục là cán bộ của Ban tác chiến Liên khu . . . " .

Ông Nguyễn Quang Thục kể rằng, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1923 ở Fu-kui. Năm 1944, ông mới 21 tuổi, bị điều động sang Việt Nam, ở vùng Bắc Ninh-bắc Giang. Khi cuộc Tổng khởi nghĩa của Việt Nam nổ ra và đã giành thắng lợi, nhận thức được tình hình và có cảm tình với Việt Minh, với nhân dân Việt Nam từ trước, nên từ tháng 10 năm 1945 ông đã tìm cách liên hệ và ở lại với du kích địa phương. ông tham gia làm ruộng ở vùng Bố Hạ bắc Giang) để sinh sống, đến tháng 10 năm 1946 thì tham gia lực lượng dân quân, du kích huấn luyện tập trung ở vùng Bắc Ninh, chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp. Từ đó ông được điều về công tác ở Tỉnh đội bộ dân quân Bắc Giang, cấp trên của ông là đồng chí Kháng bị thương cụt tay), đến khoảng tháng 4 năm 1947 thì được điều sang công tác tại Ban tác chiến Trung đoàn 59 Bắc Giang do đồng chí Nam Long làm trung đoàn trưởng. Gần hai năm ở trung đoàn, ông được tham gia và trực tiếp chiến đấu nhiều trận. Cuộc chiến đấu chống Pháp ngày càng ác liệt nhưng lực lượng vũ trang cách mạng ngày càng phát triển, lớn mạnh. Cuối năm 1949, các trung đoàn chủ lực mạnh của Bộ như 174, 209 được thành lập. ông được điều về công tác ở Ban tác chiến (B1) Phòng tham mưu Liên khu Việt Bắc ở Thái Nguyên. Thời gian này, ông chiến đấu trong các đơn vị tham gia chiến dịch Biên Giới, đánh Pháp  rên đường số 4, rồi vào đội quân của Lê Quảng Ba vượt Thập Vạn Đại Sơn sang giúp bạn tiễu phỉ và bọn Tưởng, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau 7 tháng hoàn thành nhiệm vụ trở về, ông được điều sang công tác ở Ban tác chiến của Liên khu 1, trực tiếp làm việc với anh Nguyễn Đình Thiêm . . .

Đại tá Nguyễn Đình Thiêm kể tiếp, cho biết rõ: ". . . Từ đầu năm 1950, anh Thục là một cán bộ của Ban tác chiến Liên khu Việt Bắc. Thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1950, tôi được Phòng Tham mưu và Ban tác chiến Liên khu giao nhiệm vụ mở 2 lớp đồ bản sa bàn đào tạo cán bộ đồ bản cho Liên khu. Anh Thục là một giáo viên rất mẫu mực và chủ chốt của các lớp đào tạo đó. Chính anh Thục đã góp phần tích cực rèn luyện nhiều đồng chí sau này trở thành những nhân viên đồ bản có trình độ tay nghề cao của Quân khu và toàn Liên khu. Anh còn là người theo dõi chiến sự trong Ban tác chiến một thời gian. Từ cuối năm 1950, anh được chuyển sang công tác ở Ban quân báo (B2) nắm tình hình đếch cho đến kết thúc kháng chiến chống Pháp. Có lần anh đi công tác trên đường từ Nghĩa Nam đến Bố Hạ, bị máy bay Pháp bắn thủng ruột, được nhân dân đưa vào quân y viện Bố Hạ cấp cứu kịp thời; được chính bác sĩ Tôn Thất Tùng trực tiếp mổ khâu các vết thương cho anh . . . Quá trình công tác ở Việt Bắc, qua chỉnh huấn chỉnh quân từ 1951-1953, chúng tôi được biết thêm qua tự khai là bố mẹ anh đều làm nghề bốc thuốc đông y. Mấy anh em của anh ấy đều là kỹ sư, bác sĩ; đó là một gia đình tiểu tư sản trung bình thấp và rất hiếu học. Còn anh Thục trong thời gian công tác với chúng tôi, tính tình cũng như nếp sống được toàn thể anh em trong Liên khu bộ Việt Bắc quý mến...".

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đã giành được thắng lợi. Cuối năm 1954, qua con đường Hội chữ thập đỏ quốc tế tổ chức, anh Nguyễn Quang Thục hồi hương trở về Nhật Bản. Anh là một trong những người Nhật đã đến với cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu cách mạng mới thành công cùng lúc phải đối phó với thù trong giặc ngoài, đang gặp muôn vàn khó khăn. Thật đáng quý hơn là anh đã góp phần giúp chúng ta trong đào tạo cán bộ, phổ biến kinh nghiệm tác chiến, trong nắm địch để xây dựng các phương án chiến đấu ngày công có hiệu quả, cho đến ngày kháng chiến thắng lợi. Là một trong những người đã đặt những viên đá đầu tiên vững chắc cho nền tảng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc Nhật - Việt, từ sau ngày về nước, "Chiến sĩ Việt Nam mới" Toshio Komaya - Nguyễn Quang Thục lại tích cực tham gia trong các hoạt động của phong trào nhân dân Nhật Bản ung hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng lại đất nước. Cho đến hôm nay, ông đã 76 tuổi, đang là một thành viên của Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam. Qua bài viết sơ lược này, xin gửi lời chào kính trọng tới ông và tất cả những người bạn Nhật Bản của ông đã từng tham gia chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 54 năm Quốc khánh Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-1999).
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2007, 10:00:33 am »

ANH "BỘ ĐỘI VIỆT NAM MỚI" G.BU-ĐA-REN

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Sách báo ta đã có nhiều bài viết vế những anh "bộ đội Việt Nam mới" - những người nước ngoài thuộc các quốc tịch khác nhau, như Hồ Chí Toán (tức Stefan Kubiak) người Ba Lan; Phan Lăng (tức Frans de Boel) người Bỉ; Hoàng Linh (tức Ito Matsumo) người Nhật; Ngô Mai An (tức Albert Clavier) người Pháp; Tarago người Tây Ban Nha... Họ có những nét chung: lấy tên Việt Nam, lấy vợ Việt Nam, biết hút thuốc lào, biết ăn tương, cà... thậm chí cả mắm tôm thịt chó nữa. Có người đã là đảng viên cộng sản trước khi sang với ta, cũng có người sau đó mới vào Đảng ta. Đó là những chiến sĩ quốc tế vô sản đã từng sát cánh cùng nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu chống bọn thực dân, đế quốc xâm lược và đã có những thành tích nhất định đóng góp vào cuộc kháng chiến, như làm công tác đích vận, giáo dục tù binh... Từ năm 1954, họ lần lượt hồi hương.

Một trong những anh "bộ đội Việt Nam mới" mà chúng ta ít nhiều được biết đến, đó là đại tá G. Bu-đa-ren (Georges Boudarel). ông là người Pháp, sinh ngày 21 tháng 12 năm 1926 tại tỉnh Loire (miền Trung nước Pháp)  rong một gia đình công nhân luyện kim. Năm 1946 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1947, sau khí tốt nghiệp khoa triết học, ông sang Việt Nam dạy ở trường trung học Marie (Sài Gòn). Nhận thấy tính phi nghĩa của chiến tranh Pháp xâm lược Việt Nam, năm 1947 ông đã tự nguyện đi theo cuộc kháng chiến của ta, gia nhập bộ đội; năm 1950 vào Đảng cộng sản Đông Dương. Được chuyển ra Việt Bắc, ông làm việc tại ban địch vận, làm công tác giáo dục tù binh âu - Phi cùng với Hữu Ngọc. Năm 1954, hòa bình lập lại, ông về công tác tại Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam và Nhà xuất bản Ngoại văn và bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu lịch sử và văn học Việt Nam. Chuyên làm công tác biên dịch và phiên dịch tiếng Pháp, ông đã dịch các tác phẩm của Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan. Từ những năm 60, ông sang làm việc tại trụ sở Liên hiệp công đoàn thế giới đóng tại Pra-ha tiệp Khắc), rồi trở về Pháp. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sừ học với đề tài Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông" (Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã dịch và in năm ~ 1998), G. Bu-đa-ren giảng dạy tại Đại học Pa-ri VII và trở thành một chuyên gia có uy tín về Việt Nam học. Trong chiến dịch tranh giành chính quyền giữa phái tả và phái hữu ở Pháp, ông đã bị bọn phản động cực hữu vu cáo và kiện về "tội" tra tấn tù binh Pháp khi ông còn ở trong hàng ngũ quân đội ta, nhưng cuối cùng ông được trắng án. . .

Hiện nay ông đã nghỉ hưu. Khi ở Việt Nam, ông có vợ người Việt tên là Nga, sinh được một con gái. Bà đã bỏ ông sang Mỹ lấy chồng khác; con gái đã lập gia đình riêng, nên ông sống độc thân, thanh bạch. ông không có Ô tô (người  phương Tây đi Ô tô như ta đi xe đạp), cũng không có ti vi, tủ lạnh gì cả. Tài sản của ông còn xoàng xĩnh hơn nhiều gia dình Việt Nam hiện nay, tuy vậy ông vẫn thường dành dụm tiền gửi về Việt Nam giúp các đồng chí, đồng đội cũ còn nghèo khó.

G. Bu-đa-ren là một người bạn thân của nhà sư Thích Đức Thiện. Vì sao lại có tên Boudarel? Đại đức Thích Đức Thiện giải thích: "Buda-tên gọi tắt của ông, đồng âm với "Bouddha" nghĩa là Phật, vì ông hiền từ như Phật... Năm 1993, nhân chuyến sang Pháp, sư ông Thích Đức Thiện có gặp lại G. Bu-đa-ren và được ông giúp đỡ tận tình.
 Là một nhà nghiên cứu lịch sử, G. Bu-đa-ren đã có những công trình nghiên cứu có giá trị, chẳng hạn như cuốn "Những vị đứng đầu nhà nước châu âu và đường lối của họ" - một công trình tập thể dưới sự chủ biên của G.Pi-rơ, trong đó ông đã dành một số trang iết về Hồ Chí Minh. Với những nhận xét và bình luận sâu sắc, độc đáo, học vấn uyên thâm của ông, một lần nữa làm cho chúng ta thêm kính phục.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM