Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:40:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối thủ của F-22?  (Đọc 96570 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #90 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2013, 09:19:15 pm »

Mũ bay Nga xài định vị quang trên mấy con Mig-29A/B chỉ có chức năng targeting. Ấn Độ nhập Topsight về để Mig-29K để có 2 chức năng là targeting và display, không những thế Nga không có hàng tương đương nha anh Phong nếu không thì Nga việc gì phải mua về cho Hải quân Nga vừa tốn ngoại tệ, lại mất ngân sách cho mấy phòng nghiên cứu trong nước, mấu chốt là mua về làm tiền đề công nghệ cho mũ bay của tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50 và cả trực thăng Ka-52/50, Mi-28 đang " bí " công nghệ vụ mũ bay  Cheesy

Thales họ muốn bán mấy món xuất khẩu thì cần quái gì phải bắc cầu qua Ấn Độ  Grin Như trường hợp kính ảnh nhiệt Catherine, Nga có nhu cầu và có tiền thì họ bán luôn giấy phép để từ đó tăng thiết giáp Nga " hết mù khi đánh đêm "  còn gì  Cheesy
Một hãng chế tạo máy bay sắp phá sản bỏ tiền túi ra mua số mũ bay về chỉ đủ để trang bị cho nhõn 1 phi đội Mig-29K/KUB đi chào hàng mà em tưởng là nhiều ha Grin Bĩ cực lắm thì MiG mới đi mua hàng chợ mà tây lông gọi là off-the-shelf về để giảm thời gian thương mại hóa máy bay. Chứ có tiền nhiều như Sukhoi thì hắn đã thửa hàng riêng em ạ.

Riêng anh Huyphong trước xài loại Shchel, rồi tới Xura-K quen rồi nên thấy tiện lắm. Phi công Nga chắc cũng thấy thế Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #91 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2013, 11:42:34 pm »



Trích dẫn
Bác bẩu mũ Nga không bằng mũ Thales vì lý do M29K Ấn bỏ mũ Nga để dùng mũ Thales sau đó bác đi tới quyết định là  mũ Nga không bằng mũ của Tây (Huh).

Nói bác chứng minh mũ Tây tốt hơn hoặc bằng mũ Thales thì bác bảo bác "không so sánh giữa Thales và các hãng khác"

Thế là thế nào?? Bác đi tới kết luận của bác kiểu gì??

Thế mũ  Topsight không phải hàng của Tây phương à  Grin Em nhắc lại chỉ so hàng Tây phương với Nga thôi thế không đúng à  Wink
 

Thằng bạn mình nó gốc Tây, xấu như quỷ, so với mình chỉ xách dép.
Vậy thằng Tây nào cũng xấu như quỷ và so với mình nó xách dép rồi ném thôi à?

Topsight nó gốc Tây, giả sử nó được Ấn chọn vì nó tốt hơn hàng Nga (chưa chắc). Thế thì cứ thằng Tây nào có mũ là đều tốt hơn hàng Nga hay sao?

Bác này tờ rôn khái niệm kinh dị.
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #92 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2013, 11:45:17 pm »

Bác huyphong cho em hỏi thằng F22 nó bắn tên lửa có phải chiếu xạ không ạ? Lúc nó chiếu, máy bay Su phát hiện thì có những biện pháp gì để phòng vệ ạ?
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #93 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 09:51:18 pm »

Bác huyphong cho em hỏi thằng F22 nó bắn tên lửa có phải chiếu xạ không ạ? Lúc nó chiếu, máy bay Su phát hiện thì có những biện pháp gì để phòng vệ ạ?
Cho tới thời điểm này thì F-22 vẫn phải bật ra đa vô tuyến để bắt bám mục tiêu và chỉ thị đầu tên lửa nếu muốn bắn tên lửa đầu nhiệt AIM-9X hay tên lửa tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động AIM-120D. Biện pháp phòng vệ chính vẫn là cơ động và bắn đạn mồi nhiệt, nhiễu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
DanViet2011
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #94 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 11:00:11 pm »

Cho tới thời điểm này thì F-22 vẫn phải bật ra đa vô tuyến để bắt bám mục tiêu và chỉ thị đầu tên lửa nếu muốn bắn tên lửa đầu nhiệt AIM-9X hay tên lửa tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động AIM-120D. Biện pháp phòng vệ chính vẫn là cơ động và bắn đạn mồi nhiệt, nhiễu.

Đấy... đấy. Cũng nghĩ như vậy, nhưng phải đợi bác nào rành hơn lên tiếng mới dám nhào dô.  Grin
Ngay lúc này thì như anh lính bắn sẻ nổ súng. Ánh sáng đầu nòng bật lộ điểm tàng hình ngay. Chỉ cần một chiếc Mig-21 với dàn ra đa kha khá, cộng thêm một máy computer phân tích dử kiện nhận từ ra-đa. Từ một chấm cở "con chim"... xuất hiện một "con heo" lửa lao đi... và "lock" máy bay mình. "Data-link" qua các máy bay khác. Mình có rớt 1 Mig-21, chiếc còn lại đẩy hết cơ số hỏa tiển; anh F-22 không chết, phi công né cú này củng hụt cả máu nảo. Grin Không như mấy phim quảng cáo F-22; 4 chiếc đấu hai, ba chục chiếc Mig-29 đâu. Chỉ là phim quảng cáo, khuyến mãi hàng mà thôi. Hollywood mà, xức một chút dầu thơm "Brute" sau khi cạo râu, đi ngang mấy em té lộp độp.  Quảng cáo là nghề của dân tư bản mà.

Nhiều bác cho là Mỹ nói phét... thật ra họ, quân đội Mỹ, không nói phét. Chỉ là các công ty tư nhân làm quảng cáo kiếm tiền thôi.
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #95 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2013, 11:43:58 pm »


Cho tới thời điểm này thì F-22 vẫn phải bật ra đa vô tuyến để bắt bám mục tiêu và chỉ thị đầu tên lửa nếu muốn bắn tên lửa đầu nhiệt AIM-9X hay tên lửa tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động AIM-120D. Biện pháp phòng vệ chính vẫn là cơ động và bắn đạn mồi nhiệt, nhiễu.

Ồ, như vậy về bắn tên lửa đầu nhiệt thì còn thua cả Su 30 nhà ta phải không bác. Su xx nhà có thiết bị bắn tên lửa đầu nhiệt không phải bật radar lên.  

Như vậy em F22 ở tầm xa thì chưa chắc dùng tên lửa radar ăn được Su, vì F22 phải chiếu xạ lộ vi trí và cách đánh. Còn ở tầm gần dùng tên lửa tầm nhiệt thì thua về cả tầm tên lửa, đạn tên lửa lẫn chuyện phải bật radar lên mới bắn tên lửa tầm nhiệt thế này thì lợi thế của F22 ở chỗ nào so với Su ạ, xin bác chỉ giáo?
Logged
nhaiquaiziev
Thành viên
*
Bài viết: 149


« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 01:28:01 am »


Cho tới thời điểm này thì F-22 vẫn phải bật ra đa vô tuyến để bắt bám mục tiêu và chỉ thị đầu tên lửa nếu muốn bắn tên lửa đầu nhiệt AIM-9X hay tên lửa tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động AIM-120D. Biện pháp phòng vệ chính vẫn là cơ động và bắn đạn mồi nhiệt, nhiễu.

Ồ, như vậy về bắn tên lửa đầu nhiệt thì còn thua cả Su 30 nhà ta phải không bác. Su xx nhà có thiết bị bắn tên lửa đầu nhiệt không phải bật radar lên.  

Như vậy em F22 ở tầm xa thì chưa chắc dùng tên lửa radar ăn được Su, vì F22 phải chiếu xạ lộ vi trí và cách đánh. Còn ở tầm gần dùng tên lửa tầm nhiệt thì thua về cả tầm tên lửa, đạn tên lửa lẫn chuyện phải bật radar lên mới bắn tên lửa tầm nhiệt thế này thì lợi thế của F22 ở chỗ nào so với Su ạ, xin bác chỉ giáo?

Kể ra người Mỹ cũng dại hơn cả chúng ta nhỉ  Wink

Không phải tất cả bọn chúng đều bật radar mà chỉ cần 1 trong số chúng bật là tất cả đều bắn được mọi thứ. Nếu không thì mang F-22 ra tháo datalink đem vứt cho rồi.
Lợi thế thứ nhất của nó là nếu bật cái radar cùn của nó ra nhìn thấy Su-30/35 thì Su có biết nó hướng đó rồi bật radar soi nó để tracking, homing cũng chẳng được vì RCS của nó quá nhỏ. Tức là khi Su bị nó soi bằng radar chỉ có 2 lựa chọn là chạy hoặc sấn tới gần hơn chứ không chuẩn bị phần tử bắn ngay được.
Lợi thế thứ 2 của nó là với RCS thấp thì cơ hội cho nó né đạn tầm trung của Su cao hơn do đạn phải đến thật gần mới may ra khoá được nó. Vậy Su muốn bắn nó phải bật radar lâu hơn nó và đó là cách Su tăng thêm lợi thế cho F-22.
Lợi thế thứ 3 của nó là bộc lộ hồng ngoại cực thấp khi bay siêu âm thì dù tầm tên lửa hồng ngoại của Su có xa cũng đâu có bám bắt được nó từ xa.

Nếu Su mà có nhiều lợi thế như các đồng chí nói thì chắc Nga họ không bày ra thêm chiếc T-50 làm gì cho tốn kém.
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 02:38:00 am »

RCS của nó quá nhỏ là chân lý không cần chứng minh? Nghe giống tôn giáo của giáo phái nào đó quá.

Ai bật? ai tắt radar đây? Câu chuyện ngụ ngôn đeo chuông cổ mèo chăng? Lại thêm chân lý nữa là thằng bật thì đứng rõ xa xoi cho thằng gần "tàng hình".

Nội 2 cái chân lý trên đã đá nhau rồi.

Sự thật thì buồn lắm. AN/APG-77 soi được tầm 250 km. Đứng xa bật ra đa xoi ma à!

Ngày xưa Mỹ khoe AN/APG-77 thấy tầm 600 km. Trừ hao đi còn 400 km. Đó là thấy cái Boeing.

Nga làm ra con Su-35 với ra đa rất mạnh là để chống tàng hình đấy.
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 10:27:25 am »


Không phải tất cả bọn chúng đều bật radar mà chỉ cần 1 trong số chúng bật là tất cả đều bắn được mọi thứ. Nếu không thì mang F-22 ra tháo datalink đem vứt cho rồi.

Lợi thế thứ 3 của nó là bộc lộ hồng ngoại cực thấp khi bay siêu âm thì dù tầm tên lửa hồng ngoại của Su có xa cũng đâu có bám bắt được nó từ xa.

Nếu Su mà có nhiều lợi thế như các đồng chí nói thì chắc Nga họ không bày ra thêm chiếc T-50 làm gì cho tốn kém.

Bác ạ, nó muốn bắn tên lửa radar thì phải chiếu xạ, một máy bay F22 chiếu xạ được 0001 mục tiêu. Hiện tại chưa có công nghệ 1 radar nhỏ như thế mà chiếu được vài mục tiêu cùng lúc, datalink giúp ích nhất là kết nối chỉ thị vị trí máy bay địch, theo dõi một số đối tượng quan trọng, chứ chiếu xạ 1 mục tiêu thì có datalink cũng chỉ bắn được tới 1 mục tiêu đó mà thôi.

Máy bay nào cũng có độ bộc lộ hồng ngoại thấp khi ở xa, ví dụ F22 có khá hơn, nhưng mà là rất xa cỡ vài chục km. Tên lử tầm nhiệt tác chiến tầm gần mà bác, về công nghệ tàng hình radar thì F22 vĩ đại thật, nhưng công nghệ làm mát cái đuôi cho F22 thì những loại máy bay khác làm khá nhiều, nó không phải là lợi thế so sánh.

Việc Nga làm ra PakFa không có nghĩa là phủ nhận các lợi thế của Su bác ạ. Nó cũng chẳng liên quan gì. Ví dụ Nhà đang đi Kia Morning muốn mua Mẹc về, thì có liên quan gì tới hàng xóm đi BMW đâu??? 
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #99 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 06:58:18 pm »

Trả lời và làm rõ 1 loạt vấn đề về F-22 đã được các tồng chí nêu ở trên:
- F-22 bật ra đa vô tuyến chiếu xạ không phải để điều khiển đạn, mà để chuẩn bị tham số phóng cho đạn AIM-120 hoặc chỉ thị đầu tự dẫn cho đạn AIM-9
- F-22 là loại tiêm kích đa nhiệm được thiết kế để chiếm ưu thế kĩ thuật trong các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột nhỏ, nơi lực lượng Mĩ và đồng minh là bên giữ thế chủ động chính trị và quân sự, còn nước đối địch đã kiệt quệ và bị cô lập.
- Ưu thế chiến thuật của F-22 so với các loại tiêm kích đối địch khác là "thấy trước-bắn trước-chạy trước" trong các tình huống tác chiến tưởng định rằng máy bay địch do zoombie chứ không phải do người lái.
- Su-27 hay Su-30 khi dùng ra đa quang điện tử làm kênh chính để sục sạo, bắt bám mục tiêu và chỉ thị đầu tên lửa nhiệt R-73 bắt mục tiêu thì vẫn cần tới ra đa vô tuyến để tính toán tham số cự li và tốc độ tiếp cận cho việc tính toán điều kiện bắn. Vì thế máy bay địch có thể phát hiện xung vô tuyến ngắm bắn của Su-2xxx trước khi nhận được tín hiệu từ bộ cảnh báo phóng tên lửa băng hồng ngoại.
- Các máy bay tiêm kích có chế độ giữ bí mật cho hoạt động của ra đa vô tuyến bằng cách chuyển năng lượng phát xạ đến khối triệt tiêu (khối tải tương đương) thay vì tới ăng ten. Chỉ khi tới cự li và phương thức tác chiến thích hợp thì phi công mới chuyển công tắc sang chế độ phát xạ kên chính hoặc phát xạ kênh phụ để sục sạo, bắt bám và chiếu xạ điều khiển tên lửa diệt mục tiêu.
- F-22 và các máy bay đương thời của Không quân Mĩ chả đóng góp được gì cho vụ truyền dữ liệu tình huống trên không giữa các máy bay, trừ việc hoàn thiện kênh truyền bảo mật bằng ăng ten định hướng cao AESA. Việc truyền dữ liệu (datalink) trinh sát tình huống trên không giữa các máy bay tiêm kích đã có từ thời F-14 của Mĩ, Su-27 và Mig-31 của LXô.
- Dữ liệu mục tiêu được truyền trong mạng do 1 chiếc tiêm kích làm nhiệm vụ mini-awacs chỉ gồm tham số mã mục tiêu, phương vị và cự li hoặc tốc độ tiếp cận của mục tiêu được mã. Khi nhận được các tham số này từ mini-awacs, máy tính trên máy bay tiêm kích sẽ hiển thị mục tiêu trên màn hình và tính toán vùng làm việc cho ra đa vô tuyến hoặc quang điện tử khi chuyển sang chế độ phát xạ sục sạo bắt mục tiêu. Do vậy khi được cấp tham số mục tiêu từ máy bay khác, máy bay được phân công tiêu diệt mục tiêu vẫn phải sử dụng hệ thống trinh sát trên máy bay mình trong quá trình chuẩn bị chiến đấu.
- Ra đa vô tuyến của máy bay tiêm kích hiện đại có nhiều chế độ hoạt động và cho phép quản lý, công kích được cùng lúc nhiều mục tiêu. Ở F-22, các đạn AIM-120 là loại tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động cho phép máy bay có thể công kích nhiều mục tiêu ở tầm xa. Cho dù dùng đạn tên lửa tự dẫn vô tuyến bán chủ động, thì với các ra đa sử dụng công nghệ quét chùm điện tử, máy bay có thể cùng lúc chiếu xạ điều khiển nhiều tên lửa công kích nhiều mục tiêu trong vùng làm việc của ra đa (ví dụ các loại F-14 và Mig-31).
- Nga vẫn cần PAK FA T-50 cũng như Mĩ cần F-22 và F-35 trong các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự qui mô nhỏ. Vì thế những đề án máy bay tiêm kích có tính năng đối không rất mạnh nhưng tư duy đại chiến không hợp thời như Mig-1.44 đã không được duyệt.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM