Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:25:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối thủ của F-22?  (Đọc 96581 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
black_cat1
Thành viên
*
Bài viết: 228


« Trả lời #60 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2013, 05:50:24 pm »

F-22 thì nó cũng chỉ là giảm RCS chứ căn bản có biến mất hoàn toàn trên màn hình radar đâu, đang trong khu vực tuần tra chiến đấu tự dưng thấy có "con chim" bay với vận tốc cả trăm cây số giờ lại còn biết bật radar lên lock mình nữa thì làm sao mà nhầm được.
Logged
lang
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2013, 07:30:56 pm »

Điểm yếu của F22 là trần bay luôn thấp chưa tới 15km, do vậy dễ bị Su-35, Mig 31 hạ (nhưng phải trong điều kiện lý tưởng)
Logged
DanViet2011
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2013, 10:23:10 am »

Rất đơn giản... theo tôi thấy đối thủ của F-22 sẽ là SU-30TOK. Mặc dù giống nói chơi, luyên thuyên... nhưng sự thật sẽ không xa.

Người này chế được cái Mâu, thì rồi sẽ có người khác chế được cái Thuẩn.
Một cái ổ khóa cực kỳ tối tân... nhưng sau 1 thời gian thì có ông thợ ống khóa mở được.
Chỉ cần người ta tìm ra được loại ra-đa tân tiến hơn, gắn vào SU-30TOK (Thợ Ống Khoá) thì anh F-22 coi như tiêu đời. Mấu chốt của F-22 là tàng hình trên ra-đa... trị được nó, thì F-22 còn thua cả SU-30MKI.

Ai là người thắng cuộc? Công ty Lockheed. Chứng khoáng lên ào, ào. Đến khi công ty nào đó chế được kỷ thuật mới của ra-đa,; bắt được F-22. Thì chứng khoáng Lockheed xuống; công ty kia lên.

Người Mỹ không khái niệm chiến thắng, bá chủ bầu trời... chỉ có khái niệm tiền bạc mà thôi. Vì là chế độ tư bản, cho nên họ đặc nền tảng kinh tế của cá nhân là hàng đầu. Sẽ có khối anh mua F-22 hoặc một phần kỷ thuật F-22. Đó là mấu chốt của vấn đề. Động cơ "Super cruise", sơn tàng hình, kỷ thuật số, ... vân vân = tiền và tiền.

Giả định: Tôi chế loại bụi đặc biệt, vỏ ngoài bọc kim loại, trong lõi chứa magnesium. Tôi đoán được F-22 đang ở vùng trời hướng "xyz". 20 hỏa tiển đất bắn bụi này bao vòm trời. Động cơ F-22 hút vào, bụi hấp thụ nhiệt... tạo cho magnesium cháy sáng lên. Thấy được 2 luồn khói... 2 chiếc SU-30 "tẩn" cho 4 quả R-77 vào vị trí xác định. Chúng ta chỉ tốn cở 10 triệu USD là nhiều... đi đời 200 triệu USD. Còn hên, hên "tẩn" được anh B-2 thì phải mở tiệc rượu liên hoan.

Các bác có biết rằng ví-rút trên thị trường, có một phần lớn từ các công ty chống vi-rút tạo ra không? Chắc các bác cũng đã từng nghe. Vậy có khi nào Lockheed đang nghiên cứu loại ra-đa mới chuyên săn tầm F-22 không? Hay Nga đang ráo riết chế ra-đa chuyên trị PAK-FA? Chuyện này không còn là câu hỏi, nó là sự thật rồi.

F-22 ngoại trừ tàng hình và "super cruise" thì hầu như không còn điểm gì nỗi trội cả.
Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2013, 04:57:58 pm »

Nói một cách thật sự thì nếu muốn đánh bại 1 máy bay như F-22 thì phải làm giảm ưu thế không chiến tầm xa của nó, cái này thì phải nhờ các phương iện tác chiện điện tử kết hợp với một máy bay có trần bay lớn như Mig-31.
Ưu thế về trần bay của mig-31 sẽ làm giảm tầm tên lửa của F-22.
Logged
DanViet2011
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #64 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2013, 10:37:37 pm »

Có nhiều điểm về F-22 mà chúng ta chỉ nghe, nhưng chưa thấy; đó là RCS cực nhỏ. Khả năng tấn công của AIM-120D. Và khả năng né tránh của dòng SU-30, khi bị bắn chính diện, tốc độ tính toán của phi công và khả năng của ra-đa.
Chúng ta cần thông tin về RCS của F-22 chính diện, phía sau, phía dưới và phía trên, khi có xảy ra thực chiến, sẽ bị hé lộ. Theo tôi nghĩ thì có lẽ phía trên RCS là lớn nhất, bởi vì khi thiết kế sẽ bị ít chú trọng nhất.

Ra-đa của dòng SU-30, tỷ dụ IRBIS-E, sẽ phát hiện được AIM-120D ở khoảng bao xa?
Dù cho SU không thấy được F-22, nhưng khả năng hạ được SU của AIM là gần bao nhiêu?

Giả định không chiến mặt đối mặt:
Tiên đề:
AIM không thể hạ được SU nếu được bắn xa trên 60km (SU né được dể dàng), từ 40-59km xác xuất hạ được SU là 65%. Dưới 40km Irbis-E của SU có khả năng thấy được F-22.
Kết luận:
Vậy thì sau khi trái AIM đầu tiên, bắn ở tầm 59km, F-22 phải đợi kết quả của AIM và tiếp tục lao thẳng đến SU, hai bên tiến gần nhau tốc độ trên 2M. (AIM-120D) 4M + (SU-30) 1M = cở 5 Mach. Nếu hụt, SU và F-22 sẽ ở trong tình trạng quá gần... dưới 39km; thật là bất lợi cho F-22.

Bởi vậy ngoài khả năng tàng hình, F-22 cần phải có sự hiệu quả của vũ khí nữa, hoặc phải có cả AIM-Tàng Hình. Grin
Cái này gần giống như vụ bác LongTrec nói về kỷ thuật chống bắn sẻ.  Cheesy Cheesy
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #65 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 08:01:52 am »

Giả định không chiến mặt đối mặt:
Tiên đề:
AIM không thể hạ được SU nếu được bắn xa trên 60km (SU né được dể dàng), từ 40-59km xác xuất hạ được SU là 65%. Dưới 40km Irbis-E của SU có khả năng thấy được F-22.
Kết luận:
Vậy thì sau khi trái AIM đầu tiên, bắn ở tầm 59km, F-22 phải đợi kết quả của AIM và tiếp tục lao thẳng đến SU, hai bên tiến gần nhau tốc độ trên 2M. (AIM-120D) 4M + (SU-30) 1M = cở 5 Mach. Nếu hụt, SU và F-22 sẽ ở trong tình trạng quá gần... dưới 39km; thật là bất lợi cho F-22.

Bác có thể đọc một số lần tấn công ngoài tầm nhìn của F-4D đối với Mig-21 trong những tháng đầu của năm 1972 tại chương II (Skirmishes) quyển sách:
Peter Davies, USAF F-4 Phantom II Mig Killers 1972-73
http://www.filefactory.com/file/084db2/n/USAF_F-4_Phantom_II_Mig_Killers_1972-73.pdf

Theo đó, có trường hợp khi tấn công ngoài tầm nhìn, F-4D phóng liên tiếp hết cơ số tên lửa AIM-7 mang theo vào đối phương, chứ không phải là phóng từng quả, chờ xem kết quả trúng hay trượt rồi mới phóng tiếp. Nói nôm na là "bắn liên thanh", chứ không phải là "bắn tỉa (bắn sẻ)".
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2013, 08:45:08 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 09:10:49 am »

F-22 vác được có 6 quả AIM-120 D mà bác đòi bắn liên thanh thì mấy mà hết đạn, còn phải tính đến màn nhiễu nữa chứ.
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #67 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 06:16:24 pm »

Bạn chưa hiểu về nguyên lý hoạt động của tên lửa radar AIM-120D.
F-22 mà muốn bắn AIM-120D thì đầu tiên phải bật radar lên, rồi chiếu xạ Cheesy

Không hiểu bạn có nghĩ tới chuyện này chưa?

Có nhiều điểm về F-22 mà chúng ta chỉ nghe, nhưng chưa thấy; đó là RCS cực nhỏ. Khả năng tấn công của AIM-120D. Và khả năng né tránh của dòng SU-30, khi bị bắn chính diện, tốc độ tính toán của phi công và khả năng của ra-đa.
Chúng ta cần thông tin về RCS của F-22 chính diện, phía sau, phía dưới và phía trên, khi có xảy ra thực chiến, sẽ bị hé lộ. Theo tôi nghĩ thì có lẽ phía trên RCS là lớn nhất, bởi vì khi thiết kế sẽ bị ít chú trọng nhất.

Ra-đa của dòng SU-30, tỷ dụ IRBIS-E, sẽ phát hiện được AIM-120D ở khoảng bao xa?
Dù cho SU không thấy được F-22, nhưng khả năng hạ được SU của AIM là gần bao nhiêu?

Giả định không chiến mặt đối mặt:
Tiên đề:
AIM không thể hạ được SU nếu được bắn xa trên 60km (SU né được dể dàng), từ 40-59km xác xuất hạ được SU là 65%. Dưới 40km Irbis-E của SU có khả năng thấy được F-22.
Kết luận:
Vậy thì sau khi trái AIM đầu tiên, bắn ở tầm 59km, F-22 phải đợi kết quả của AIM và tiếp tục lao thẳng đến SU, hai bên tiến gần nhau tốc độ trên 2M. (AIM-120D) 4M + (SU-30) 1M = cở 5 Mach. Nếu hụt, SU và F-22 sẽ ở trong tình trạng quá gần... dưới 39km; thật là bất lợi cho F-22.

Bởi vậy ngoài khả năng tàng hình, F-22 cần phải có sự hiệu quả của vũ khí nữa, hoặc phải có cả AIM-Tàng Hình. Grin
Cái này gần giống như vụ bác LongTrec nói về kỷ thuật chống bắn sẻ.  Cheesy Cheesy

Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #68 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 08:56:52 pm »

Nếu bạn nào đó cho rằng Su-3x có thể hạ được F-22 nhờ độ cơ động thì nên xem lại, tên lửa AIM-120D được Mỹ liên tục cải tiến đầu dò, chúng được đem ra tập trận với các đồng minh và rất nhiều quốc gia phát triển đặt mua Grin Su-35 cũng chỉ là chiếc máy bay được gắn thêm radar mạng pha, các sensor phòng về như MAWS, động cơ 3D, ... trên nền khung Su-27 được thiết kế từ năm 198x thì cũng chỉ tương đương máy bay F-15 của Mỹ dù rằng mấy cái như MAWS, AESA radar  thì Mỹ đã bán F-15/16 có nó rộng rãi cho nhiều quốc gia rồi , trước cả Su-35  Grin Đương nhiên với thiết kế giảm RCS, vũ khí dấu trong khoang, mũ bay có chỉ thị mục tiêu  sẽ giảm lực cản không khí tiết kiệm nhiên liệu so với Su-35, RCS rồi cả AIM-9/120 với rất nhiều bản cải tiến đầu dò sẽ có ưu thế vượt trội so với Su-35, bạn Tiến nên nhớ là Mỹ đã test rất kỹ nên mới đưa F-22 vào sản xuất loạt
Trích dẫn
khi F-22 bật rada hướng bay của nó vẫn có thể bị phát hiện, và ngay cả khi phóng tên lửa từ ngòai tầm 90km hệ thống cảnh báo bị lock vẫn sẽ báo động.
Thành ra F-22 sẽ không chọn giải pháp mặt đối mặt như vậy, máy bay tàng hình sinh ra là để đánh lén, nó sẽ tìm cách tấn công tạt sườn hoặc từ phía sau

Su-35 nhận đươc từ cảm biến đuôi biết hướng chứ không lock được, trên HUD và mũ bay không hiện ô báo lock nên đành quay đầu để cho radar chính quét, tuy nhiên do RCS và độ bộc lộ hồng ngoại thấp nên phi công Su-35 không thể dùng R-77/27/73 đành vào gần thêm nữa .., tuy nhiên lúc này F-22 đã mở khoang và AIM-120D lao đi Su-35 cơ động bằng động cơ 3D gây tốn nhiêu liệu né được 2 quả, nhưng tới quả 4 thì ... vì lúc này đồng hồ nhiên liệu đã báo cáo gần cạn nên phi công hạn chế bớt những động tác cơ động tránh đạn  Grin

Radar trên Su-35 là Ibris E theo quảng cáo là quét được mục tiêu ở 400km còn dẫn bắn, theo dõi là chuyện khác  Grin Nhưng Su-30 làm sao thấy được F-22 vì RCS của Su-3x to hơn nhá  Cheesy Phi công F-22 lock được trước thì bắn trước như thế Su-30 toi, khoang vũ khí mở mất có 3s là cùng  Wink
Trích dẫn
2 su-30 sẽ bay song song & thẳng hàng theo chiều dọc (1 bay cực cao, 1 bay cực thấp). Khi bay với đội hình như vậy thì dù F-22 bay ở độ cao nào thì nó vẫn bị phơi lưng, hoặc bụng (nơi có RCS lớn hơn ở phần mũi rất nhiều) cho radar của ít nhất 1 su-30 chiếu vào, đặc biệt là phần bụng, F-22 sẽ mất tính năng tàng hình khi khoang vũ khí được mở ra.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2013, 08:07:26 am gửi bởi hoangpilot » Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 10:03:39 am »

Không cần lock, chỉ cần biết hướng địch ở đâu mà bay đến thôi bác ơi, chưa kể nếu như bộ thu của Su-35 nếu có khả năng đo xa thì nó hoàn toàn có thể bắn trả để gây khó khăn cho F-22.
Mấy cái truyện quảng cáo 1 địch trăm của F-22 thì nghe làm gì, làm gì có chiếc máy bay nào là thần thánh, ban đàu cái dự án này đã bị bỏ thời bill đến thời bush các ông trùm buôn súng lại nối nó lại.
bác bảo không dùng được R-77 thì đúng chứ R-27 thì dùng tốt, độ bộc lộ của hồng ngoại của F-22 không nhỏ tới mức đó đâu.
EF-2000 thực tế trong các cuộc tập trận đã chiếm ưu thế trước F-22 ở tầm 20km đổ lại, vào tầm này F-22 không có lợi thế nào cả. Điều đó cho thấy thực tế AIM-120 cũng không siêu việt đến mức 100% dù qua rất nhiều cải tiến, nếu không chắc chắn người ta chả giữ lại các tên lửa có đầu dò hồng ngoại làm gì.
Vì đầu dò rada của tên lửa thường có kích thước nhỏ nên khả năng chống nhiễu của nó khá hạn chế.
Ngay cả với mục tiêu không nhiễu các tên lửa AIM-120 cũng chỉ có con số bắn trúng là hơn 50% một chút, đấy mới là số tên lửa AIM-120 trúng mục tiêu chứ chưa phải là tỉ lệ trúng bởi vì phi công Mĩ thường sử dụng kết hợp AIM-120 với AIM-9.
Thực tế theo như lời kể của phi công Nga thì khi đối đầu với các tên lửa có đầu dò rada chủ động chủ yếu dựa vào ECM để đối phó.
Còn rada irbis-e thực sự là ưu thế vì nó lớn mạnh hơn hẳn các rada của phương tây,ưu thế về kích thước ăng ten khiến nó có góc quét rất lớn kết hợp với các cơ cấu cơ khi vượt giới hạn 180 độ, các AESA của phương tây có góc quét rất giới hạn chỉ khoảng 60 độ  quét điện tử kết hợp với quay góc cơ khí cũng chỉ 70-80 độ, ngày xưa còn gặp chứng méo chùm lệch pha phải lắc chảo.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2013, 11:48:09 am gửi bởi maxttien » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM