Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 08 Tháng Năm, 2024, 06:53:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tháng Tư ác liệt  (Đọc 57790 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:45:58 pm »

Trong sứ quán, người ta thấy mặt những nhân vật có danh tiếng của VN như: Cưụ cố vấn Ban An ninh quốc gia của Thiệu, tướng Quang to lớn đang đi dạo ở tầng trệt, khoác chiếc áo đi mưa rộng thùng thình. Quang ngồi xuống cách vài mét cạnh đại tá Toth, người Hung, đến để nhờ sứ quán Mỹ giúp cho người của ông đang chờ ở sân bay được di tản sớm.
Polgar dễ tính và độ lượng đã áp dụng 1 nguyên tắc: Ai đề nghị tôi giúp đỡ sẽ được đáp ứng. Wolfgang Lehman đã có tâm hồn ít nhậy cảm hay vì lo xa hơn là ông chủ CIA, Polgar. Nhân vật thứ 2 này của sứ quán từ chối can thiệp ưu tiên cho những người Ba Lan cuối cùng được rời Sài Gòn nhanh nhất, đang cầu cứu đến mình. Còn Polgar đã tổ chức 1 đoàn xe gồm 3 xe ô tô buýt đưa những người Hung ra sân bay.
Snepp luôn ở vị trí của mình, đang được tin của đài radio. Hình như Bắc Việt đã nhận được lệnh nổ súng và dinh Độc Lập vào lúc 18 giờ. 200 loạt đạn đại bác! Nếu như vậy thì phải phá hủy hết trung tâm Sài Gòn cùng với Sứ quán Mỹ và Pháp! Snepp vội vàng đến gặp Polgar báo tin này và được Polgar nói:
- Ông báo tin này ngay cho Martin biết.
Ông đại sứ lại chuyển tin này sang cho Minh may ra ông tổng thống này có thể can thiệp với người CS không ném bom xuống Sài Gòn?.
Cũng được tin này, Kissinger đã gọi tới Martin – Tất cả các ông phải di tản ngay… Tất cả. Đây là mệnh lệnh của chính tổng thống Ford truyền ra. Phải rời khỏi Sài Gòn trước khi đêm xuống.
12 giờ, giờ Sài Gòn, không còn thấy chiếc trực thăng di tản nào trên bầu trời thành phố.
Các xe ô tô buýt của Mỹ, chạy khắp nơi trong thành phố, thu nhặt mọi người. Để làm cho các cảnh sát và viên chức trong sân bay yên lòng, Mỹ đã hứa sẽ đưa tất cả họ cùng gia đình di tản. Những chuyến xe buýt đầu tiên đã tới được sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 12 giờ 10 phút. Không khí ở sân bay rất căng thẳng, trước các nhà để máy bay mà lúc này lại chỉ còn ít người. Có vài thuyền trưởng VN đã lợi dụng bán vé ra tàu tới 4000 và 12000 USD / người.
12 giờ 15 phút, thông tin về quân sự càng ngày càng xấu. 2 sư đoàn Bắc Việt đã đập tan Sư đoàn 25 của miền Nam VN cách phía tây Sài Gòn gần 30 km. 3 sư đoàn quân Bắc Việt khác đã bao vây, cô lập Sư đoàn 22 của Sài Gòn. Sư đoàn này chống đỡ khá kiên cường, nhưng không thể rút về cố thủ ở Sài Gòn được. Chiến lược của tướng Dũng là rõ ràng và uyển chuyển. Ông chỉ để vài sư đoàn của ông bao vây những đơn vị của miền Nam VN, kìm giữ chân họ lại, còn tung các sư đoàn khác đánh chiếm Sài Gòn.
12 giờ 30, có 36 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng cất cánh khỏi con tàu Hancock, có những chiếc máy bay tiêm kích Cobra (Rắn độc) và trực thăng chiến đấu đi kèm. Những chiếc máy bay chở người di tản bay về phía Sài Gòn. Lệnh cho các phi công là phải làm con thoi giữa hạm đội và sân bay Sài Gòn để chở hết các lính thủy Mỹ sang làm nhiệm vụ bảo vệ trước đây. Tướng Richard Carey, chỉ huy hải quân đã thỏa thuận với tướng Homer Smith, cần phải tranh thủ thời gian. Tất cả các máy bay trực thăng sẽ quay lại trở những người chạy trốn. tất cả các đơn vị tàu giăng hàng ngang cách bờ biển VN 12 dặm. Hạm động hùng mạnh trải rộng thành hình vòng cung dài 160 km. Con tàu chở đô đốc đậu ven biển cách 17 dặm. Người ta chưa bao giờ thấy 1 chiến dịch to lớn như vậy từ thời Dunkerque năm 1940. 35 con tàu lớn có hàng chục con tàu nhỏ tiếp tế và các tàu tuần thám vây quanh. Suốt dọc các bờ biển có rất nhiều người chạy trốn. Họ dùng những con tàu của ngư dân, dùng ca nô, thuyền buồm để chạy ra khơi tới hạm đội của Mỹ và miền Nam VN.
Những phi công lái máy bay trực thăng đã vấp phải những khó khăn không lường trước được. Người ta báo cho họ biết là khí tượng rất tốt, nhưng thời gian đã làm hỏng tất cả. Người ta phải tính toán đến hoạt động của trực thăng vào ban đêm. Hiển nhiên việc bay đêm với những chiếc trực thăng ấy, đòi hỏi người phi công phải thật khéo léo. Từ 3 hôm nay, tầm nhìn đã bị hạn chế.
Người ta báo động là có nhiều đơn vị quân đội Bắc Việt, trang bị những trọng liên phòng không và cả những tên lửa SAM, đang bố trí dưới hành lang của các đường bay ấy. Vào lúc cuối cùng, người ta thấy những quả bom nặng 200 livres (1000 kg) điều khiển bằng laser được trang bị cho các máy bay tiêm kích – ném bom Mỹ. Những chiếc máy bay tiêm kích – ném bom này rất có tác dụng chống lại các dàn pháo đại bác 130 ly nhưng lại kém tác dụng khi đối mặt đối với trọng liên và các tên lửa. Tốt hơn là phải sử dụng đến máy bay trực thăng chiến đấu AH-IJ với những quả rốckét và những đại bác 20 ly rất mạnh. Để chỉ điểm các vị trí pháo phòng không của Bắc Việt bằng chất lân tinh người ta đã cho máy bay ném bom A-7. May thay tất cả các phi công lái máy bay Cobra, đều đã là những người kiểm soát không lưu suất sắc. Điều đó cho phép họ bay tuần tra và hướng dẫn cho các máy bay trực thăng vận tải bay đêm được.
Từ sáng sớm, người miền Nam VN đã cướp lấy nhiều máy bay, nhồi nhét người của gia đình họ lên máy bay để ra hạm hội. Chiếc trực thăng Chinook CH-47 hạ cánh xuống thượng tầng mũi sau con tàu Blue Ridge. Viên phi công Trương Mã Quới đã tuyên bố với 1 phóng viên báo Newsweek:
- Các ông tướng, ông tá, các trung tá, đại uý đều đã phải ra đi. Tôi tự nhủ là đến lúc này các trung uý cũng sẽ phải làm như vậy.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #111 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:46:39 pm »

Xung quanh hạm đội Mỹ, chong chóng của các máy bay trực thăng quay tít. Ngay cả khi người ta ra lệnh là phải chờ đợi để các máy bay trực thăng tuần tự hạ cánh, nhưng các phi công miền Nam VN vẫn cứ hạ cánh bừa phứa không kể nguy hiểm là gì. Họ trút những người chạy trốn gồm binh lính và dân thường, đàn bà, người già, trẻ em, thúng mủng chất đầy hoa quả và cả vũ khí xuống tàu. Viên thuyền trưởng chính mắt trông thấy những người trên máy bay bước xuống với những con gà gió buộc chặt 2 chân. 2 máy bay trực thăng đã đâm mạnh vào con tàu Blue Ridge. Chiếc thứ 3, hạ cánh hụt, đã “chúi đầu” xuống con tàu.
Theo những người lập kế hoạch, số lượng người Mỹ chạy trốn to lớn sẽ được di chuyển từ sân bay. Nhưng dần dần tướng Carer hiểu rằng phải “bốc đi” khỏi đại sứ quán giữa 1000 đến 2000 người. Trước đây người ta tin là chỉ có 200 người thì chỉ cần 3 hay 4 trực thăng nhẹ của không lực Air America cũng đủ đảm bảo cho chiến dịch này. Nhưng đến nay họ đã phải dùng đến trực thăng hạng nặng CH-53 để hạ cánh xuống sứ quán cũng như xuống sân bay.
13 giờ 12 phút, tướng Trưởng rút về Sài Gòn sau khi Đà Nẵng thất thủ, đã dùng trực thăng bay ra tàu Midway. Còn vợ đại sứ Martin đã hạ cánh sau đó 1 lúc xuống tàu Denver.
15 giờ, lính thủy ở sân bay bảo vệ 3 bãi hạ cánh cho trực thăng đã được dọn quang trên bãi chơi bóng chày, sân quần vợt và 1 vườn hoa. Có khoảng 3000 người chạy trốn. Những người lính thủy theo đúng phương pháp chia họ ra thành từng nhóm 50-70 người. Chiếc máy bay trực thăng đầu tiên cất cánh chở các hành khách. Cánh quạt của trực thăng vận hành tốt. Những tin tức đến từ sứ quán Mỹ là đáng lo ngại. Để đảm bảo công việc bảo vệ di tản này chỉ có 1 toán 44 người lính thủy, vì vậy tướng Carey quyết định rút ngay 130 người trong số 840 người lính thủy bảo vệ sân bay, tăng cường cho nhóm 44 người.
Thiếu tá thuyền trưởng William Melton, 38 tuổi có 5 con, khắc chàm con bươm bướm với đầu của thầ chết trên cánh tay, là người California, làm thủy thủ từ năm 20 tuổi, đã đứng ra khỏi hàng, là người có mặt đầu tiên trong số lính thủy đã đổ bộ vào Đà Nẵng 10 năm trước đây. Ông cho rằng, những nhà chính trị phải chịu trách nhiệm về “tất cả những chuyện thối tha này”. Người của Melton đang ở trên con tàu gần con tàu độc lập của tướng Homer Smith. Thi thoảng người ta lại nghe thấy tiếng súng và đạn súng cối nổ tung. Mệnh lệnh ra nghiêm khắc: Không được nổ súng bắn trả, trừ trường hợp thật hế sức cần thiết. Melton nhìn những người dân và binh lính miền Nam VN xoay quanh đường kính mà lính của ông đang trấn giữ. Melton nghĩ rằng: “Chúng tôi đến đây chỉ để đóng cửa, tắt đèn và trở về nhà mình, thế là xong. – Ai ngờ!”
Martin có vài người lính thủy bao quanh đã trở về nhà ở lấy các hồ sơ cất trong tủ. Những người lính thủy ném quả lự đạn hỗn hợp nhiệt nhôm để đốt hết các hồ sơ ấy. Sau đó Martin về đại sứ quán.
15 giờ 30, để đưa những người Mỹ và VN còn tụ tập xung quanh sứ quán đi di tản, Martin đưa ra 1 nguyên tắc đơn giản: Ai đến trước, đi trước.
Tướng Carey thấy rằng những biện pháp di tản và bảo vệ sứ quán chưa đủ. 6ng đã cho sửa soạn bãi đáp của máy bay trực thăng ngay trên nóc sứ quán, 1 bãi hạ cánh khác là ở vườn hoa đã được dọn quang. – Nếu đám đông có đổ xô đến thì việc di tản vẫn đáp ứng được. Nhưng những báo cáo quân sự thường nói lịch sự là: “tham số đã được thay đổi”. các máy bay trực thăng vẫn tiếp tục làm con thoi, bay trong đêm. Đây là những ngày thật khó khăn cho phi công. Bộ máy quân sự khủng khiếp của Mỹ đã lơ là 1 điểm: Ở mỗi máy bay được dùng, người ta chỉ có 1 người phi công mà không ai nghĩ đến phải có 3 đến 8 người phụ sức. Các phi công và những người phụ trách súng máy trên các trực thăng đã phải làm việc liên tục, không được nghỉ.
Trong những ngôi nhà của sứ quán, những người chạy trốn, những nhà ngoại giao, các phóng viên báo chí nhốn nháo. Vài người đã đập vỡ những hòm đựng rượu Scoth và rượu Cognac, người khác vơ vét số thức ăn đựng trong tủ lạnh và các thứ thuốc. Ở khắp các gian gác, chuông điện thoại luôn reo vang. Nhiều tiếng xì xào lan truyền. Những đoàn xe ô tô buýt đã bị tấn công ở ngay trong thành phố. Đến lúc 16 giờ trong sứ quán đã có từ 5.000 đến 10.000 người VN. Họ phá vỡ cả hàng rào sắt, chen nhau vào sâu trong sân tới 30 mét cùng với những túi, valy các gói buộc hàng lỏng lẻo. Lính thủy Mỹ cố đẩy những người chạy trốn đang định leo qua hàng rào bên ngoài sứ quán. Trong số những người bị lính thủy đánh đuổi, người ta thấy có cả người Nhật Bản, người Hàn Quốc. Nếu là người da trắng thì lính thủy để mặc cho họ leo qua hàng rào. Những người cảnh sát VN của Sở cảnh sát đóng gần ở đấy cũng vượt qua hàng rào. Từ nhiều ngày trưiớc người ta đã thỏa thuận mà cả với họ là nếu họ chịu tham gia cùng lính thủy giữ gìn trật tự thì họ cũng sẽ được di tản. Người Mỹ có mặt lúc đó hiểu rằng nếu họ cũng ra đi thì sự thể sẽ xảy ra như thế nào? Dưới sức mạnh của cánh quạt trực thăng đang quay tít, vẫn có người chui được vào trong sứ quán. Thường thì, cha mẹ hay vợ của họ vẫn còn phải ở lại bên ngoài sứ quán. Người này người nọ gọi nhau, kêu khóc, van lạy lính thủy và các viên chức Mỹ cho họ vào.
16 giờ 30, những người có trách nhiệm của cơ quan CIA cho biết có 250 người VN là nhân viên của CIA đã bị bỏ rơi tại Trung tâm khoa logic ở xa đây, và còn có 100 người ở khách sạn Duc. 70 người phiên dịch không đến được sứ quán. Có vài trực thăng của hãng Air América không cất cánh được vì bộ pin của may bay đã bị lấy cắp. Người ta không còn tìm đâu ra xe buýt để sử dụng. Những người làm việc cho CIA, những người phiên dịch và gia đình họ không còn có phương tiện nào và cả thời gian để được ra cảng.
Đến 17 giờ 15 phút, đêm bắt đầu xuống, tướng Homer Smith ở sân bay và tướng Carey ở bản doanh của lính thủy đã làm hết sức mình. Nhưng ở Tân Sơn Nhất vẫn còn độ 1.300 người chờ được di tản. Người ta cần phải có 2 hay 3 giờ nữa mới “bố” đi được hết những người này, kể cả số lính thủy đang làm nhiệm vụ bảo vệ. Trong 1 giờ, 1 đồng USD đã từ 6000 đồng VN tăng lên thành 7000 đồng VN. Ở đại sứ quán mọi việc đều mờ mịt. Đô đốc hạm đội đề nghị cho biết con số ngưới chính xác. Martin chỉ còn biết trả lời: “Có độ 1500 đến 2000 người”.
Tướng Times gọi điện thoại cho Minh hỏi CS có đồng ý không bắn vào dinh tổng thống vào lúc 18 giờ không? Không có ai trả lời.
Xung quanh những ngôi nhà của tướng Homer Smith, trên sân bay, nhiều lính miền Nam VN đã thâm nhập vào chu vi do lính thủy canh gác, làm cảnh trở việc di tản. Họ đã bị lính thủy Mỹ đẩy lùi ra ngoài.
Cùng lúc này, trước sứ quán Mỹ đã nổi lên những đám cháy. Người ta tưởng là đạn đại bác đã bắn vào trong đường phố. Thực ra là 1 người VN đã vứt que diêm đang cháy vào bầu đựng xăng của chiếc xe Volkswagen làm chiếc xe này nổ tung.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:47:12 pm »

Gần phòng làm việc của tướng Smith trong sân bay, những viên chức Mỹ đang đốt những buộc tioền gồm hàng triệu USD. Làn sóng người chạy trốn tiếp tục dập vào tường của sứ quán ỹ. Những người Mỹ và chính Polgar đã phải giúp đỡ cho vài người chạy trốn vào được sứ quán. Polgar khóc nức nở vì không tìm được người lái xe của mình. Trong ngày hôm ấy, trực thăng của hãng Air América đã bốc đi được hơn 1000 người với khoảng 100 người trốn lên được máy bay. Quân đội Mỹ thấy ngày càng có nhiều người chạy trốn cần phải “bốc” khỏi sứ quán.
Mỗi chuyến bay, các trực thăng phải nhờ có đèn pha của ô tô chiếu sáng và chỉ trở được 60-80 người di tản. Người VN vẫn xếp hàng dài trong sân sứ quán, trên các cầu thang và lên tới tận nóc sân thượng. Máy điều hòa không khí không còn hoạt động được nữa. Cái nóng ngột ngạt. Đó đây thấy mùi khai nước tiểu và khói giấy đốt.
19 giờ 15 phút, tai nạn hay là 1 vụ khủng bố. Trong các ngôi nhà ở sân bay đã tắt hết điện. Tướng Smith quyết định: “Đi thôi!”.
Smith chuẩn bị ra chiếc trực thăng riêng của mình thì thấy xuất hiện toán người chạy trốn cuối cùng. Họ đã trèo vào trong máy bay của Smith làm tướng Smith phải chờ chiếc máy bay trực thăng khác.
Ngoài khơi Cap Saint Jacques, đại uý Cyril Moyer cùng với 52 lính thuỷ chở những người chạy trốn ra tàu Pioneer Commander, là con tàu dân sự chở hàng to lớn nhất. các lính thuỷ bố trí các hố xí và thùng nước ngọt ở khắp nơi trên con tàu. Moyer cho những người lính thuỷ trẻ tuổi của mình biết:
- Các anh giúp đỡ những người chạy trốn không được cảm tình với ai. Các anh phải tôn trọng những người già, hãy giữ khoảng cách với họ, đừng có sa vào cảnh yêu đương tình ái. Các anh là lính thuỷ, những người giỏi nhất.
Lính thủy được huấn luyện bảo vệ cho con tàu Pioneer Commander trong trường hợp những người lính Bắc Việt hay miền Nam định tấn công con tàu. Các khoang hầm tàu đầy ắp các bao gạo, sữa bột, cá ngừ và cá Sardines đóng hộp. Ở cửa tàu chỗ gần cầu thang, 2 lính thuỷ đang khám xét những người chạy trốn trên mạn tàu. Những người lính thuỷ đều có đầu óc và rất kỷ luật. Việc gì phải làm, việc gì không được làm. Cần phải duy trì trật tự trong số những người di tản, họ luôn ý thức được trách nhiệm về vấn đề an ninh. Cần phải tìm được những người di tản biết nói tiếng Anh và cả những người đáng ngờ vực. cần phải tịch thu các loại vũ khí, các chất nổ. Không được để cho người di tản đánh lộn nhau
Những ngườichạy trốn bị lục soát, nhưng lính thuỷ chỉ phát hiện được những khẩu súng ngắn và dao găm. Các hành khách này đến từ những cầu tầu khác. Có 1 số người đến từ bãi biển Cap Sain – Jacques, có người lại từ sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đến – nhiều người khác đã phải đi vòng vèo, từ Đà Nẵng rồi chuyển qua hết tầu này đến tầu khác. Lính thuỷ tìm được trong đám đông 3 bác sỹ, 7 đầu bếp và 1viên tướng tự xưng là tư lệnh hải quân và 1 thượng nghị sỹ. 2 người là viên tướng và thượng nghị sỹ không muốn dính vào 1 trách nhiệm nào, mặc dù Moyer còn phải trông nom hàng ngàn người chạy trốn khác..
Quanh con tầu Pioneer Commander còn có nhiều chiếc thuyền và những con tầu nhỏ lượn quanh. Vài chiếc đã bốc cháy.
Người Mỹ đã đưa được những người cuối cùng ở lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ. Ông lãnh sự Francis Mc Namara chở người của mình bằng con tầu. Các cơ quan tình báo khẳng định là có những toán quân của Bắc Việt, trang bị đại bác đã bố trí dọc con sông. Mc Namara tập trung người của mình ở các kho bến cảng. Mc Namara đội chiếc mũ cát-két có hàng chữ to: “Thiếu tướng hải quân của câu lạc bộ thuyền buồm ở Cần Thơ”. Khi đến bến cảng, Mc Namara không tìm thấy những phi công mà Mc Namara đang chờ đợi, kể cả những nhân viên của CIA.
Những người này đã được trực thăng của hãng Air América cứu thoát khi họ bị lính của miền Nam VN tấn công.
Trên đường, hạm đội nhỏ của Mỹ đã có những toán lính thuỷ tuần tiễu của miền Nam VN cập vào mạn tầu. Chỉ huy của họ đề nghị với Mc Namara là có thể chở theo những người ở độ tuổi phải động viên vào lính được không? Chắc chắn là được! Mc Namara đã chở theo 298 người VN trong đó có nhiều người là sỹ quan mặc thường phục. Không cần chờ ông lãnh sự trả lời, viên chỉ huy của toán tuần tiễu cười nói ngay:
- Tôi thấy mọi việc đều ổn thỏa, trật tự. Xin các ông cứ tiếp tục đi. Thượng lộ bình an và may mắn.
Đây là lúc cảm động thật sự, bất tử qua những tấm ảnh vì 1 ông già đứng bên cạnh lãnh sự đã nhận ra con trai của ông trong số những nười lính thuỷ tuần tiễu của miền Nam VN. 2 bố con ôm chặt lấy nhau. Người này ra đi, người kia còn ở lại…
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:47:41 pm »

21 giờ, trên nóc đại sứ quán Mỹ sáng rực ánh đèn người ta thấy xa xa những viên đạn rạch sáng lên bầu trời đêm, những đám cháy trong làn khói màu da cam. Người ra thấy những tiếng đạbn đại bác nổ ầm vang. Những chiếc trực thăng lớn CH-46 hạ cánh trên nóc tòa đại sứ. những viên phi công đội chiếc mũ to lớn, chắng chịt những dây và các khóa móc, trông giống như người ở Sao Hỏa. Alan Carter không thể đưa di tản các viên chức của cơ quan thông tin Mỹ và cô thư ký Eva Kim của đại sứ Martin trèo lên được trực thăng. Lúc này ở sứ quán còn độ 10 người làm công của CIA đang sửa soạn phá huỷ hết các máy móc truyền tin liên lạc.
Polgar đi đi lại lại, bên hông thắt lưng đeo khẩu súng lục, lẩm bẩm: “Toàn bộ máy móc này mất tới 5 triệu USD!”
Frank Snepp đến gặp tướng Times ở 1 máy bay khác. Họ cùng cất cánh – Khi máy bay lượn trên bầu trời Sài Gòn, Snepp chợt thấy đinh tai nhức óc, choáng váng khi nhận thấy trên đường từ Xuân Lộc về có hàng ngàn đèn pha các loại xe bật sáng chưng.
Đây là đoàn xe Camion và xe tăng của quân Bắc Việt chiến thắng đang tiến về Sài Gòn.
22 giờ, giờ Sài Gòn và 10 giờ, giờ Washington, ở Lầu năm Góc đã đạt tới đỉnh điểm (hết sức bối rối). Còn ở Cap Saint – Jacques mọi việc lại diễn ra khá tốt. Ở Cần Thơ cũng như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger lại nghĩ là mọi việc ở Sài Gòn đã bị phá tan hoang. Trước hết, người ta phải đưa di tản quá nhiều người VN. Cần phải chấm dứt việc này với sự có mặt của người Mỹ để ngừng việc đưa người đi di tản vào lúc nửa đêm, theo giờ Sài Gòn.
Người ta đã đánh điện cho Martin:
“Ông có hiểu là trong đại sứ quán còn độ 400 người. Ông phải đảm bảo cho tất cả những người đó. Tôi nhắc lại là những người Mỹ phải được di tản ngay”
Martin nổi giận trả lời ngay:
“Các ông có thể bảo cho tôi cách làm thế nào để ép buộc những người Mỹ phải bỏ lại những đứa con của họ đã có nửa là người Mỹ?’
Martin báo cho biết là bên cạnh mình còn có 1 linh mục, phụ trách các cơ quan tương trợ của nhà thờ Mỹ. Người linh mục này không muốn ra đi 1 mình mà không có những người VN đã từng giúp ông trong mọi công việc. Martin hỏi lại những người có quan hệ với tổng thống Ford và các giám mục Mỹ xem có thể bỏ lại linh mục này được không?
Ở đại sứ quán Pháp, qua dây nói, Pierre Brochand yêu cầu Minh cho ngừng các cuộc chiến đấu. Tướng Minh trả lời là để ông còn suy nghĩ. Brochand được báo cáo là những thùng dầu ma dút dự trữ còn để ở chỗ tường chung giữa 2 tòa đại sứ Mỹ và Pháp, dùng cho máy phát điện đã không thể lấy ra được. Brochand kêu gọi những thanh niên “ngớ ngẩn” (nhà quê), cái khối bòng bong của họ với đàn vịt, đàn gà… Brochand đã vận động được độ 10 thanh niên chuyển các thùng phuy đựng dầu ra giữa vườn, lấy tấm vải bạt nhúng nước phủ lên trên.
Vào lúc 23 giờ 6 phút, Nhà Trắng lại báo cho Martin biết phải chăm lo cho 150 người làm việc cho hãng IBM đang sống đó đây ở Sài Gòn cùng với gia đình của họ.
Martin nói:
“Họ phải tự giải quyết lấy thôi”.
Lúc 23 giờ 30 phút, ở sân bay, các lính thuỷ đã phá huỷ các ngôi nhà, những dụng cụ, thiết bị về liên lạc, gồm 200 máy, 60 máy điện toán, một kho chứa các dữ liệu, một vị sửa chữa các vệ tinh, máy điện toán lớn nhất của quân đội miền Nam VN mà vô tình lại được đặt trong những ngôi nhà thuộc về quân đội Mỹ. Người ta xóa rất nhiều tài liệu trong máy điện toán này. Điều đó diễn ra thuận lợi. Sỹ quan phụ trách nhiệm vụ này đã cài các chất nổ vào máy từ 6 hôm trước. Người này đã kiểm tra lần cuối công việc, đặt các khối thuốc nổ theo giờ chậm phát nổ. Sau đó các lính tuỷ vội vàng chạy đến chỗ sân chơi quần vợt nơi có những chiếc trực thăng cuối cùng đang chờ đón họ.
23 giờ 45 phút, Martin điện về Nhà Trắng:
“Kể từ bức điện cuối cùng vừa qua, đã có 19, tôi nhắc lại, 19 trực thăng nhẹ đã đến và đã đi… Tôi cần tương đương có 30 chuyến bay của loại CH-53 nữa. Tôi vẫn còn đang cần thiết. Ông có thể thông tin cho tôi biết được không?...”
15 phút trôi qua:
“… Chưa có gì xảy ra trong 20 phút vừa qua… Hình như tôi có thể để lại một số người ra đi vào ngày 30-4, và một bộ phận rất nhỏ vào ngày 1-5, nhưng tôi chưa tin chắc việc ra đi của số người này vào ngày hôm đó…”
Martin cho Kissinger biết là nếu tình hình xấu diễn ra quá nhanh thì Martin sẽ phải trèo qua tường sang sứ quán Pháp xin Mérillon cho trú ẩn.
Những người lính thuỷ cuối cùng đã rời khỏi sân bay vào sau giữa đêm. Vì họ đã phá huỷ các phương tiện máy móc liên lạc nên lúc này họ phải nhờ sứ quán với các phương tiện truyền tin của họ để liên lạc ra hạm đội.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #114 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:48:04 pm »

Đại tá Hòa ra lệnh chấm dứt các buổi phát tin trên Đài truyền hình VN vào lúc nửa đêm. Các lính dù gác xung quanh Đài truyền hình cũng đã rút đi hết. ông thủ tướng chính phủ bảo giám đốc đài vô tuyến truyền hình:
- Ngày mai tổng thống Minh sẽ đầu hàng. Chúng ta không muốn có mặt lính dù ở trong thành phố.
Bản doanh của quân đội bắc Việt đã ra lệnh cho các khẩu pháo của họ ngừng bắn. Tướng Dũng viết:
“Nửa đêm 29-4, toàn bộ lực lượng của chúng tôi đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn…”.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #115 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:48:45 pm »

Ngày 30-4
Mọi người ở Lầu Năm Góc vẫn không yên tâm. Hiện còn bao nhiêu người cần phải di tản vẫn còn lại trong sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
2 giờ 30 phút, giờ Sài Gòn, ông đại sứ cho biết ở sứ quán hiện còn 726 người Mỹ, 500 người VN, 53 công dân Mỹ và 173 lính thuỷ. Các nhà quân sự đã tính toán cần phải có 9 chuyến trực thăng CH-53 để đưa hết mọi người ra khỏi sứ quán. Ít phút sau Martin gọi điện thoại về Nhà Trắng sửa lại con số:
- Số người VN tăng lên gấp đôi so với lời báo trước.
Như vậy thực tế có 1.100 người VN đang chờ đợi di tản, 1 linh mục Đức và khoảng 12 nhà ngoại giao của Hàn Quốc…
Những người chịu trách nhiệm ở Washington thấy bực tức:
- Martin đã cho mọi người di tản quá chậm và bây giờ ông ấy cũng chưa muốn kết thúc. Người ta đã nói dối với chúng ta việc ở sân bay. Lúc đầu họ nói chỉ có 500 người chạy trốn, rồi tăng lên 1.000, rồi lại 2.000 người…
Những cân nhắc về chính trị lại được nghĩ tới, ở Washington người ta thấy cần phải đưa tất cả những người Mỹ di tản ngay lập tức.
2 giờ, giờ Sài Gòn, ông bộ trưởng Bộ ngoại giao Kissinger lại tiến hành hội nghị vào lúc 16 giờ.
Cuối cùng, vào lúc 3 giờ 15 phút, giờ Sài gòn chiếc trực thăng CH-46 đã hạ cánh xuống nóc tòa sứ quán.
Viên phi công đưa ra 1 thông báo:
“Dựa trên báo cáo với con số tổng cộng là 726 người được di tản, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương được phép cử ngay 9 máy bay trực thăng, không được quá con số này”.
Những từ “không được quá” đã được nhấn mạnh tới 2 lần.
“Tổng thống chờ đợi ông đại sứ Martin sẽ đi chuyến trực thăng cuối cùng… Thân ái!”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mong chuyến trực thăng cuối cùngsẽ cất cánh vào lúc 3 giờ 45 phút. Martin được yêu cầu phải biểu thị hết trách nhiệm đối với bức điện của tổng thống Hoa Kỳ. Polgar báo trước là ông ta sẽ ngừng tất cả mọi giao dịch vào lúc 3 giờ 20 phút. Lạ lùng là cũng đúng vào giờ ấy, ông chủ của CIA (Polgar) lại lao vào việc xem xét kỹ lại các vấn đề chính. Sau đó Polgar đã gửi điện về Washington:
“Kinh nghiệm này chỉ duy nhất có trong lịch sử Hoa Kỳ, và điều đó chứng tỏ là Hoa Kỳ không còn là 1 sức mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, sự thực về thất bại này và những điều kiện mà trong đó Hoa Kỳ đã gợi lên được sự thử thách mới về đường lối chính trị…”.
Để nắm đúng thời hạn ngừng phát tin, trong bức điện ấy Polgar cũng nói thêm về sự hà tiện của Quốc hội:
“… Những ai không rút ra được về những bài học của lịch sử thì chắc chắn lại phải mắc vào chuyện sai lầm ấy. Chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ không còn mắc phải 1 kinh nghiệm khác như ở Việt nam mà chúng ta đã học được bài học của chúng ta…”
Vào lúc 3 giờ 30 phút máy bay dùng để chỉ huy là chiếc C-130 bay lượn vòng quanh Sài Gòn và đã gửi bức mật mã… Từ bây giờ người ta sẽ chỉ đưa người Mỹ đi di tản nữa mà thôi. Ông đại sứ Matrtin sẽ lên chiếc máy bay đầu tiên sử dụng cho ông.
Kissinger cũng gọi điện thoại cho Martin:
“Ông và các anh hùng của ông bắt buộc phải về nhà ngay”.
3 giờ 45 phút, Martin đưa mắt nhìn đám đông người tụ tập trong sân sứ quán, nói:
“Từ lúc này, máy bay trực thăng hạ cánh trên nóc đại sứ quán chỉ dành cho người Mỹ”.
Sau đó Martin tuyên bố:
“Tất cả người VN đang ở trong ngôi nhà của sứ quán đều phải ra sân. Họ sẽ được trực thăng CH-53 chở đi”.
Nhà Trắng nhận được bức điện của Martin:
“Chúng tôi đề nghị được chấm hết nhiệm vụ vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 30-4 giờ địa phương, cần thiết phải phá huỷ các máy móc giao dịch liên lạc. Đây là bức điện cuối cùng của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn”.
Vào lúc 4 giờ 42, chiếc trực thăng CH-46 mang tên “Lady Ace 09”, có ghi ở 2 bên sườn mày bay, đã hạ cánh xuống nóc tòa đại sứ. Viên phi công đưa trình 1 mệnh lệnh của tổng thống:
“Ông đại sứ phải lên ngay chiếc Lady Ace 09”
Martin cùng với người tuỳ viên thông tấn, Polgar và đại tá Jacobson, lên máy bay. Nếu ông đại sứ từ chối không chịu ra đi vào lúc đó thì lại đã có 1 mệnh lệnh khác là đô đốc hải quân hạm đội Thái Bình Dương ký là:
“Phải bắt ngay Martin đưa lên máy bay”.
sứ quán còn nhiều người Mỹ như Wolgang Lehman. Viên chỉ huy đơn vị lính thuỷ cũng đã nhận được lệnh phải rút, nên đã yêu cầu các lính thuỷ lên hết cả trên nóc sứ quán.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:49:26 pm »

Đằng sau những bức tường của sứ quán, những người VN chen đẩy nhau, dẫm đạp lên nhau gào lên:
- Yêu cầu mang đưa con của tôi đi
- Tôi có vàng, có đôla…
- Vợ và con tôi đã ra đi rồi… Hãy cho tôi đi…
Họ van nài, khóc lóc… Đối với vài người Mỹ thấy tình trạng đôi ngả này thật là tàn bạo, cay đắng. Nếu người ta đã để cho những người này vào trong sứ quán thì những người đã ở trong đó nhất định không chịu rời bỏ. Các lính thuỷ phải dùng roi da để trấn áp và phải khó khăn lắm mới giữ được chu vi cách xa bức tường rào một quãng. Nhiều người VN liều lĩnh đã leo qua hàng rào. Vài người lại dùng xe tải cho lao vào cổng. Lúc này trong sân sứ quán còn độ 400-500 người, phần lớn là người VN và là những người làm công cho sứ quán, như các nhân viên phòng cháy, chữa cháy. Những người chạy trốn này được tổ chức thành 6 toán. Họ hiểu rằng người Mỹ đã bỏ rơi họ. các lính thuỷ rút hết lên cầu thang của sứ quán.
Khi đã xuống đến con tàu Okinawa, 1 đại tá Mỹ yêu cầu xin cử 6 trực thăng để đưa hết những người VN còn ở lại trong sân này. Những nhà ngoại giao khi đã đến được những con thoi của hạm đội Thái Bình Dương, lại “đã quên” nói là còn 420 người chạy trốn đang tụ tập ở sân sứ quán, trước khi còn nhiều người VN khác tràn đầy cả vào sân sứ quán.
5 giờ 30 phút, 200 người Mỹ, trong đó có 170 lính thuỷ còn chờ ở sứ quán. Nhiều giờ trôi qua. Người lính thuỷ cuối cùng trèo lên cầu thang. Họ đã đóng chặt cửa còn chốt thêm các thanh sắt ở phía sau họ. trong các khoảng trống của cầu thang và trong thang máy, họ vứt tất cả những đồ đạc, bàn, tủ, tất cả những gì rơi vào tay họ để lập hàng rào chặn những người chạy trốn đang đuổi theo bám sát họ. các lính thuỷ phải mất hàng giờ mới vượt qua được tầng gác cuối cùng. Họ thả xuiống những quả lựu đạn cay làm chảy nước mắt. Có 1 người trong số họ ném theo quả lựu đạn tấn công. Những người VN không thể trèo cầu thang được.
Xung quanh sứ quán có những người lính của miến Nam VN, mang súng, đi lang thang. Trên nóc sứ quán, người ta phải đặt khẩu liên thanh để canh chừng xung quanh.
5 giờ 47 phút, chiếc trực thăng Lady Ace 09, Martin kiệt sức, nhưng cảm thấy nhẹ người, cho rằng mình đã tránh được 1 thảm kịch và đã qua mắt được Bắc Việt. Tất cả người Mỹ đã được ra đi. Các lính thuỷ đã bị bắt phải chiến đấu. Martin có thể ở yên vị trí của mình lâu hơn, nhưng khi đã 45 tuổi, Martin cần phải tỏ ra có kỷ luật.
Súng cối đã nổ gần sứ quán Mỹ. Lúc bình minh không có sương mù. Chuến trực thăng cuối cùng đã đến. cánh quạt của nó hút phải làn khói của lựu đạn cay làm cho các lính thuỷ ngạt hơi mở mắt không được. các lính thuỷ chập choàng trèo lên máy bay. Người lính Juan Valder đẩy những người khác lên trước. Viên đội trưởng có cảm giác là những người lính của mình ai củng muốn lên máy bay để sau đó họ có thể tự hào nói là: “Tôi là người cuối cùng rút khỏi Sài Gòn… ”
7 giờ 53 phút, chiếc trực thăng cuối cùng bay lên, có những máy bay tiêm kích Cobra hộ tống. đây là lần đầu tiên, kể từ 10 năm nay, không còn bóng 1 người lính Mỹ trên đất VN.
Khi đáp xuống con tàu chỉ huy Blue Ridge, martin vội vào nagy buồng thông tin, nơi Polgar đang nói chuyện với các nhà báo, tuyên bố ngay:
- Nếu chúng ta giữ đúng mọi lời cam kết như 1 quốc gia xứng đáng với tên của nó (Hoa Kỳ) thì tất cả mọi việc sẽ không diễn ra như thế này.
Câu ngắn gọn này của Martin đã được các hãng thông tấn đưa lên truyền hình. Ông đại sứ nhận được ngay điện của Kissinger gợi ý là nên kiên quyết giữ vững ý nghĩ này với tổng thống Hoa Kỳ.
Martin ăn vội chút điểm tâm. Khi ông ngẫm nghĩ lại toàn bộ sự việc vừa qua, đã nói:
“Tôi thấy việc diễn ra như vậy không phải là danh dự của nước Mỹ”.
Trong 3 ngày 28, 29, 30 tháng Tư, 8 tàu đã chở 29.783 người chạy trốn, phần lớn là từ Cap Saint – Jacques. Con tàu Pioneer Commander đã tiếp nhận 4.669 người ở cửa sông sài Gòn.
Kết quả việc di tản bằng đường biển là tốt. các phi công của lực lượng không quân của hải quân đã phải bay trung bình mỗi ngày 13 giờ, họ gắng sức để có 689 chuyến bay, trong đó có 160 chuyến bay đêm và chỉ tính riêng cho các máy bay trực thăng chở người di tản, không kể đến những chuyến bay của các máy bay tiêm kích hộ tống. Có 2 nngười lính thuỷ bị chết trên sân bay. 1 chiếc CH-46 định đỗ xuống con tàu Hancock, đã rơi xuống biển và bị lật nhào, nhưng không chở người di tản. Viên phi công và phụ lái chết đuối. Người ta chỉ cứu được 2 người phụ trách súng máy. Như vậy tổng cộng có 4 người Mỹ bị chết.
Những chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, gần trụ sở của tuỳ viên quân sự, các lính thuỷ đã “bốc đi” được 5.600 người di tản. ở trong sân và nóc tòa đại sứ đã đưa được 2206 người chạy trốn, trong đó có 1373 công dân Mỹ.
Kể cả các tàu biển, máy bay và trực thăng, người ta đã đưa đi được toàn bộ là 130.000 người VN. Nhưng chắc con số này con hơn do các chuyến bay lậu.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:50:11 pm »

6- ĐẬP ĐÁ VÁ TRỜI

.
Đại tá Lê Vinh Hòa không muốn rời bỏ Sài Gòn. Vào lúc 6 giờ 30-4, Hòa vẫn ở nguyên vị trí của vai trò Giám đốc Đài truyền hình, Hòa muốn đi ra ngoài nhưng bị cảnh sát ngăn lại.
- Ông bị giữ ở đây.
- Ai ra lệnh.
- Theo lệnh của tổng thống Minh.

Ra đi tức là đào ngũ. Tổng thống đã cấm tất cả các sỹ quan không được rời bỏ Sài Gòn.
Ở căn cứ tại tân Sơn Nhất, binh lính chăm chú nghe đài – Transifars. Trung sỹ Thương cùng các bạn bè chờ đợi tin tức của chính phủ mới.
Các cố vấn của Minh tụ tập trong các văn phòng của thủ tướng đang bàn tán. Có nên giữ thế kiên quyết? Nhưng dựa vào ai bây giờ? Theo tin tức quân sự, cuối cùng thì những sư đoàn ở tiền duyên đã bị đánh tả tơi. Vài người cố vấn ngả về việc đầu hàng. Tổng thống Minh còn đang lưỡng lự. Những nhà ngoại giao Pháp thừa nhận là không hiểu ý đồ của CS muốn gì. Bất ngờ tường Francois Vanuxem xuất hiện trong bộ âu phục dân sự từ đầu đến chân, trông như kẻ quá khích của Algeria – Pháp, và như 1 thác sỹ triết học. Ông đã đưa ra quá nhiều kế hoạch, nên lúc này lại đề nghị thêm 1 kế hoạch khác: Người ta phải yêu cầu Trung Hoa mở cuộc xâm chiếm vào phía Bắc Việt nam, lúc đó Paris sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải. Người ta có thể để cho 1 Đông Dương trung lập hóa.
Minh đã soạn 1 văn bản, sau đó được ghi lại. vào lúc 10 giờ 24, đài vô tuyến đã phát đi bài này:
“Đường lối chính trị của chúng ta là hòa hợp. Tôi quả quyết tin rằng việc hòa hợp của người VN sẽ tránh được những cuộc đổ máu vô ích… Tôi yêu cầu các binh sỹ của VNCH hãy ngừng ngay những hành động thù địch và bình tĩnh tĩnh ở yên tại chỗ… Chúng tôi đang chờ ở đây để cùng nhau bàn về buổi lễ chuyển giao quyền lực và tránh đổ máu vô ích cho nhân dân”
Trong lời tuyên bố này, Minh đã tỏ ra rõ ràng là không tham quyền cố vị, không có 1 hình thức bề ngoài nào về quyền hành. Ông sẽ “chuyển giao” lại quyền hành ấy.
Ông thủ tướng cũng có 1 lời tuyên bố ngắn gọn:
“Trong ý nghĩa hòa hợp và hòa giải, tôi kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân sẽ vui sướng chào mừng ngày hòa bình hôm nay của dân tộc VN. Tôi kêu gọi tất cả các viên chức của chính phủ: hãy quay về nơi làm việc và hoạt động bình thường trở lại”.
Ở sân bay, trung sỹ Thương đã khóc.
Kỹ sư Vân muốn thấy sự khoan hồng của những người chiến thắng nên đã trở lại văn phòng làm việc của mình. Phần lớn các đồng nghiệp của kỹ sư Vân tuy đã đáp ứng lời kêu gọi của ông thủ tướng, nhưng họ vẫn sợ.
Xúm quanh nhà sư Thiện Huệ, phần lớn là những người chạy trốn vào nhà chùa, đã nói:
- Thế là xong. Chúng ta trở về nhà thôi.
Bộ chỉ huy Bắc Việt nghe trên đài vô tuyến lời tuyên bố của tướng Minh, tướng Dũng nói:
“Không có vấn đề tước đoạt chiến thắng này bằng mánh khóe lừa bịp khôn khéo”.
Bộ Chíonh trị đã chỉ thị cho tướng Dũng:

“Tiếp tục tấn công vào Sài Gòn theo đúng kế hoạch đã ấn định từ trước. Cấp tốc và tăng cường đến tối đa việc tiến quân lên phía trước. Giải phóng toàn bộ thành phố. Bắt kẻ địch phải hạ vũ khí. Đập tan tận gố những ý định muốn chống cự”.
Ơ khắp nơi trong Sài Gòn và nhất là ở những công sở và biệt thự của Mỹ đã bỏ lại, người ta đã cướp phá sạch sành sanh. Những đàn ông, đàn bà, trẻ con mang vác những chiếc đèn, chiếc radio, máy chữ, bàn ghế, đi văng, đệm, thậm chí cả đến những chiếc vòi máy nước. Trong sứ quán Mỹ, người ta tháo gỡ các máy điều hòa không khí, khiêng đi cả tủ lạnh. Có vài người còn muốn phá các két sắt. Từ 30 năm nay, người VN kiên nhẫn và khéo léo đã thu hồi, hàn gắn và sử chữa lại các vật dụng ấy để dùng. Họ tiếp tục củng cố lại cuộc sống. Những chủ đồn điền cũ đã ra đi, nhưng những người thay thế thì chưa có.
Ở dinh tổng thống liên tục có chuông điện thoại reo vang. Nguyễn Văn hảo, cụu Bộ trưởng Bộ Kinh tế nói với giọng to lớn:
- Dù có việc gì xảy ra cũng phải ở yên tại chỗ… Người Bắc Việt hiểu họ muốn gì. Họ đấu tranh từ 30 năm nay, họ xứng đáng lãnh đão đất nước VN… với 1 đất nước thống nhất và độc lập, tương lai sẽ được đảm bảo. Miền nam giàu có về nông nghiệp và dầu khí. Miền Nam có thể trợ giúp cho miền Bắc.
Ông bộ trưởng Bộ Thông tin mới tuyên bố:
- Chúng ta không có 1 phức tạp gì về sự đầu hàng… Không nên nói đến lực lượng thứ 3 nữa. Nó không có tư thế chính trị trong sạch. Nó chỉ đại diện cho 1 dân tộc muốn có đất nước thống nhất thống nhất và không đối địch.
Đại uý Phạm Thìn làm việc ở Tổng nha cảnh sát, những cấp chỉ huy của Thìn như tướng Bình Tư lệnh trưởng quốc gia và giám đốc cơ quan phản gián, cùng với 3 viên tướng khác, 4 đại tá cùng nhiều sỹ quan đã ra đi. Thìn còn ở lại với nhiệm vụ “duy trì trật tự và danh dự…”. Thìn đã đưa vợ và các con sang Pháp 2 ngày trước đây. Thìn đã từng làm việc khá lâu cho văn phòng hãng Air France nên người ta đồng ý giảm bớt 50% tiền vé máy bay. Thìn yêu cầu huỷ bỏ hết các hồ sơ tài liệu. Nhưng không ai tuân theo Thìn làm việc này. Thìn quyết định trốn vào nhà Thương Grall vì cho rằng mình sẽ được che chở bởi lá cờ của nước Pháp trồng trên đỉnh nóc nhà. Đại uý Thìn luôn nghĩ đến còn nhiều hồ sơ vẫn nguyên vẹn tại ban tham mưu, kể từ những tờ giấy đã ố vàng và đầy bụi bặm cho đến những bản báo cáo thứ 2 của CIA mới gần đây nhất. Thìn không thích những người CS nhưng phải công nhận những người CS rất thân tình. Họ nói đến chuyện hòa giải và hòa hợp… Chế độ nào cũng cần phải có cảnh sát. Thìn nghĩ vậy. Có thể họ sẽ hạ bớt cấp bậc của mình, nhưng sau này Thìn sẽ lấy lại được các lon cấp bậc ấy.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:50:58 pm »

Những toán quân lính miền Nam VN đi lang thang trong thành phố. Nhiều người đã vứt bỏ súng và quân phục. Có vài người còn vứt bỏ cả áo vét, quần bằng vải gai thô, ủng đi rừng, mũ và bao đựng đạn. lại thêm có những lời đồn đại trái ngược nhau. Có người Sài Gòn đoán rằng CS sẽ “trừng phạt” thành phố bằng cách ném bom tàn sát mọi người. Có nhiều người tin chắc như vậy. Có người lại khẳng định xe tăng của CS sẽ không tiến vào thành phố. Sài Gòn sẽ trở thành nơi yên ổn, như kiểu Hồng Kông vì Hà Nội cần có 1 cửa sổ mở ra phương Tây.
Ở quảng trường Lam Sơn, dưới chân tượng đài 1 người lính VN, có 1 xác chết nằm ở đó. Sau khi lời tuyên bố đầu hàng của của Minh được loan trên đài, 1 trung tá cảnh sát đã đến đây, đứng nghiêm chào tượng đài một lúc, sau đó rút súng tự bắn vào đầu để tự tử.
Ngày 30-4 ấy có nhiều sỹ quan tự tử, trong đó có tướng Phú, cựu tư lệnh Quân đoàn 2. Cũng như mọi khi trước đây, những ông quan đã thất bại trong 1 nhiệm vụ quan trọng đều phải tự tử.
Người ta báo động là các đơn vị của Bắc Việt đã tiến vào ngoại ô Sài Gòn. Những đơn vị của Quân đoàn 3 Bắc Việt đã đến gần sân bay. Tướng Dũng tung 150.000 quân vào chiếm Sài Gòn
Ở sân bay, trung sỹ Thương và độ 20 người lính đã nhận được lệnh của tư lệnh Lê Xuân Huyên:
- Xong rồi! Các anh hãy hạ vũ khí và trở về nhà. Không có người nào ra đi.
Ở dinh tổng thống, Minh mệt mỏi, những nét nhăn trên má, nói với các nhà báo:
- Tôi đang chờ những người anh em của chúng tôi ở “phía bên kia”.
Minh tâm sự với Jean – Luis Arnaul, giám đốc hãng AFP.
- Cần phải có người nào làm việc đó.
Khi quân đội Bắc Việt xuất hiện, những nhân viên do CIA bỏ quên lại tại khách sạn Duc đã bắn vài phát súng lục và tiểu liên. Lập tức những trọng liên và rốckét đã buộc họ phải im lặng. Đằng sau nhà thờ, 1 đội lính dù định ngăn cản các xe tăng. Tất cả những người này đều bị bắn chết hoặc bị bắt làm tù binh.
Người Sài Gòn ngắm nhìn những người chiến thắng thấy khuây khỏa, nhẹ mìnmh, vừa lo sợ, vừa ngạc nhiên. Có nhiều bộ đội rất trẻ và có kỷ luật. Các sỹ quan thì hình như đã hơn 40 tuổi.
11 giờ 45 phút trung sỹ miền Nam VN Thương nghe những bộ đội Bắc Việt, hỏi to bằng giọng Bắc:
- Ai chỉ huy ở đây?
Tư lệnh Huyên bước lên trước nói:
- Tôi!
Những bộ đội Bắc Việt ra lệnh cho tất cả binh sĩ miền Nam VN cởi bỏ quân phục. Binh lính vâng lệnh, đứng nghiêm trên mình chỉ còn mặc chiếc quần đùi, chờ đợi. Những người lính Bắc Việt nói với họ, trừ người chỉ huy:
- Các anh về nhà đi.
Trung sỹ Thương cũng ra đi.
Chàng thanh niên Tiến, người say mê điện ảnh từ Hà Nội vào đi cùng với 6 xe tăng đến trước Bộ Tổng tham mưu quân đội miền nam VN. Các xe tăng dàn hàng ngang, nòng pháo chĩa thẳng vào Bộ Tổng tham mưu. Tiến rất vui vì chiến tranh đã hết, anh sẽ được gặp lại gia đình và người em trai.
Xe tăng 879 do Bùi Đức mai lái đã đi vào đại lộ Thốngf Nhất, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Không có người nào chống cự, xe tăng 879 đã húc đổ cánh cổng sắt nặng nề tiến đến trước ngôi nhà lớn. Bùi Quang Thuận chỉ huy đại đội xe tăng, xuống xe tăng, bước lên bậc thềm, xuất hiện trên ban công. Một bộ đội đã leo ra ngoài mặt trước, vứt bỏ lá cờ của miền Nam VN và lá cờ nửa đỏ, nửa xanh của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã tung bay trước dinh. Lúc này là 12 giờ 15 phút, giồ Sài Gòn. Các bộ binh tản ra trên các bãi cỏ - xung quanh bộ đội và xe tăng có rất nhiều người dân, nhiều nhất vẫn là trẻ em và các nhà báo. Bộ đội và các sỹ quan trèo lên tầng gác thứ nhất thấy tổng thống Minh và những người thân cận của ông.
Những người Bắc Việt đầu tiên đã cứng cáp ra lệnh:
- Ai có vũ khí hãy vứt xuống đất.
Minh có quyền được 2 cách đối xử. 1 sỹ quan bậc cao nhất, tỏ ra có thiện cảm tiếp nhận sự đầu hàng nói ngay:
- Các ông không có việc gì phải sợ. Giữ người Việt Nam không có ai là người chiến bại. Chỉ có bọn Mỹ là thất bại thôi. Nếu các ông là những người yêu nước thì coi đây là dịp vui mừng. Chiến tranh ở đất nước chúng ta đã chấm dứt.
Minh đã trả lời người sỹ quan Bắc Việt:
- Chúng tôi đang chờ các ông để trao lại quyền hành.
Một trung uý hay thiếu uý tên là Tùng phản đối gay gắt:
- Ông không còn gì để bàn giao lại. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện. mời ông đến đài truyền hình để tuyên bố.
Minh cúi đầu bước xuống bậc thềm của dinh tổng thống đi đến đài phát thanh truyền hình. Ở đây Minh đã đọc 1 bản văn do 1 sỹ quan Việt nam soạn thảo:
- Tôi tuyên bố chính phủ sài Gòn hoàn toàn giải tán từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Chính phủ đã đầu hàng vô điều kiện chính phủ cách mạng.
Minh quay trở lại dinh cùng với những người của ông ăn bữa cơm. Một bữa cơm cho tổng thống có cua rán và mì dẹt đã sẵn sàng. Nhưng người ta lại đề nghị ông ăn theo khẩu phần ăn của quân đội có cơm và thịt hộp.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:51:29 pm »

Tướng Dũng ở đại bản doanh vô cùng mừng rỡ. Sau này ông đã viết trong hồi ký:
“Trên bản đồ của chúng tôi, 5 đạo quân như 5 cánh hoa sen đã nở tung. Quân đoàn 1 chiếm Bộ Tổng tham mưu. Quân đoàn 3 chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất. Quân đoàn 4 đóng ở Bộ Quốc phòng. Binh đoàn 232 kiểm soát Tổng nha cảnh sát. Quân đoàn 2 chiếm các khu quanh Dinh Độc Lập, nơi đã chứng kiến những kẻ đã bán rẻ nền độc lập của chúng ta cho bọn Mỹ…”
Tướng Dũng đã tìm hình ảnh cổ tích về hoa sen, loài hoa đứng đầu các loài hoa, mọc từ bùn lầy nước đục., nhưng lại là loài hoa đẹp và trong trắng nhất.
Tướng Dũng nghĩ rằng Sài Gòn và miền Nam cũng như Hà Nội và miền Bắc xứng đáng được hưởng “hòa bình và hạnh phúc”. Đơn giản chỉ vì họ chưa được biết đến hạnh phúc như thế nào mà họ đang tha thiết mong đợi. Người ở Hà nội thì đã biết đến điều này. Trong thành phố rối loạn và đầy những nghi ngờ có nhiều người dân và binh sỹ đã biết chuộc tội. Niềm hạnh phúc chung của mọi người, của tập thể đã át đi những khao khát nhỏ nhen của cá nhân, những con người ích kỷ và tư sản.
Ở Sài Gòn, trên quảng trường rợp bóng cây trước Dinh Độc Lập, lúc này có độ 2000 bộ đội miền Bắc, tươi cười, lễ phép. Khi họ mới đến đã không nhận thấy những biểu lộ vui mừng của đám đông nhân dân có từ trước.
Patrick Hays, giám đốc công ty Michelin đi một lượt vòng quanh Sài Gòn. Thời gian này thật là tuyệt vời. Hays đến nhà thương Grall, ở đây có rất nhiều người dân và nhiều binh sỹ mặc thường phục đi quanh các ngôi nhà. Trong nhà thương có đầy đủ những người chạy trốn. Đàn ông, đàn bà, trẻ con ngồi la liệt trên các bãi cỏ, bên tường các ngôi nhà những tấm tôn che làm mái nhà được dựng lên. Có nhiều người lo xa đã đến đây trú ngụ hàng tuần lễ từ trước.
Patrick hays nghe những điều đầu tiên do đài Giải phóng loan báo: Từ nay Sài Gòn gọi là thành phố Hồ Chí Minh. Theo tiếng Việt Nam, Hồ Chí Minh là “điều sáng suốt”. Phụ nữ phải ăn mặc chỉnh tề, đoan trang, mang quần áo giản dị của nông dân màu đen hay màu nâu.
Đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố trong đám đông nhân dân nồng nhiệt chào đón những người giải phóng đã có vài cuộc nổi dậy chống đối. Các xe tải đi khắp các phố, qua máy phóng thanh nói to:
- Lực lượng của mặt trận giải phóng dân tộc đã làm chủ thành phố. Yêu cầu mọi người không phải lo sợ gì. Nếu mọi người biết giữ gìn trật tự và kỷ luật sẽ được đối xử tử tế.
Ít lâu, dần dần những người bộ đội trẻ miền Bắc đã nắm tay nhau đi dạo chơi trên đường phố. Ở xa, thi thoảng lại có kho đạn nổ tung. Những cột khói đen bốc lên trời cao.
Cha Jean Mais biết được tin Sài Gòn đã sụp đổ do những người gác cho biết.
- Trường hợp của “anh” là nặng đấy – Anh là tên gián điệp quốc tế. Anh sẽ bị giam giữ lâu dài.
- Nhưng tôi phạm tội gì?
- Anh không biết à?
- Không!
- Thế nào! Anh còn có thể nói là anh không phạm tội mà cách mạng lại bắt anh vào tù!
-Mais phải chờ đợi và hết chuyển từ nơi giam giữ này sang nhà giam giữ khác. ở đây người ta chụp cho Mais cái túi choàng chỉ để hở 2 con mắt, chân phải xíach lại. Một hôm người gác bảo mais về thể lệ:
- Bây giờ anh mang “số 31”. Cấm anh không được nói ra tên của anh và cũng không được nói quá trình cũ của anh. Anh đã phạm vào tội chính trị.
Ở Sài Gòn, đại sứ Pháp Jean – Marie Mérillon đã điện về Quai d’ Orsay:
“Sài gòn đã không còn những cuộc chiến đấu. lẻ tẻ có vài người lính bắn lén, nhưng bị trừng phạt ngay…”
Thường do không nắm được thông tin về việc chính phủ của Minh đã đầu hàng vô điều kiện nên vẫn có vài lính dù và quân biệt động vẫn chưa chịu hạ vũ khí… Ở phía bên kia tường sứ quán Hoa Kỳ vẫn thấy những tràng tiểu liên nổ ròn rã…
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM