Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:36:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #550 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 08:59:42 pm »

Bác Thắng hỏi nghiêm túc đấy. Ngày trước ở với dt thiểu số phía Bắc người ta hay tính đường đi bằng ''dao quăng '' hoay '' khăn vắt vai''. Như nào thì để NCS trả lời bác @

Chú biết thì cứ nói đi chứ, lại còn " nhường mic " cho cháu ạ? Wink

@ Thanhson2003 : Cảm ơn bác đã giải thích, em xin phép nói thêm về ý nghĩa của cụm từ " hai con dao quăng " này. Thực ra ý nghĩa của nó có nhiều gốc tích, em trình bày ra đây có gì chưa phải các bác bổ sung cho hoàn thiện nhé :

*** Người dân tộc đi rừng thường có đeo 1 con dao bên hông. Đi được một đoạn xa thì họ đổi từ hông này sang hông kia, chính là họ tính khoảng cách đoạn đường đó tương đương với 1 lần đổi hông ấy.

VD : 1 người đeo dao đi trong rừng và đi được 10km thì thấy dao nặng quá, người ấy dừng lại đổi dao sang hông kia cho đỡ mỏi => đó là 1 lần quăng dao = 10km người đó đã đi được.

Khoảng cách đoạn đường nhiều hay ít phụ thuộc vào sức khỏe của người đó. Nói chung khái niệm " hai con dao quăng " là đơn vị tính của người dân tộc, ý là con đường rất xa.

---> " Khăn vắt vai " cũng là cụm từ tương tự, họ quàng khăn đi 1 đoạn đường xa đổ mồ hôi thì họ lấy khăn ra lau rồi đổi bên vắt khăn (từ vai trái sang vai phải hoặc ngược lại ).

*** Có 1 cách giải thích khác : Ngày xưa người dân tộc " chia đất " và giành đất theo kiểu dùng con dao quăng càng xa càng tốt, dao đến đâu thì đất đến đấy, việc quăng dao này phụ thuộc vào sức khỏe của từng người, thường thì họ cũng phải quăng được qua 2 quả đồi trở lên.
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #551 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:13:16 pm »

*** Có 1 cách giải thích khác : Ngày xưa người dân tộc " chia đất " và giành đất theo kiểu dùng con dao quăng càng xa càng tốt, dao đến đâu thì đất đến đấy, việc quăng dao này phụ thuộc vào sức khỏe của từng người, thường thì họ cũng phải quăng được qua 2 quả đồi trở lên.

 Shocked Shocked Shocked
Logged
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #552 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:13:41 pm »

Cũng có nhiều cách suy diễn NCS à! Nhưng "quăng dao" theo nghĩa đen của cụm từ này thì không đúng đâu.
Cách giải thích của bạn, tôi không thấy khác với những gì tôi biết. Ngày nay, có thể tập quán canh tác, điều kiện đường sá thuận lợi hơn cũng như việc trao đổi hàng hoá thuận lợi nên hầu như các lò rèn thủ công tại các chợ phiên vùng cao không còn nhiều. Dao quắm của người miền núi đã mất dần mũi cong truyền thống và chất lượng thép dùng để rèn, tôi cũng kém đi nhưng thói quen đeo dao bên hông thì vẫn còn.
Hà Giang nơi bạn đến cũng là vùng đất mà chúng tôi yêu mến. Nơi sơn cùng thuỷ tận, đất trời giao hoà mới cảm thấy rõ nhất cảm giác thiêng liêng về máu đỏ, da vàng, về tình cảm thiêng liêng của người con Việt.
mà mùa này HG đẹp lắm, lại có cả thảo nguyên tam giác mạch đẹp đến nao lòng!
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #553 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:53:16 pm »

 Hồi năm 83 khi tôi vừa nhập ngũ, có lần đi vào Tằng loỏng bọn tôi có gặp đồng bào dân tộc bọn tôi hỏi như ở xuôi mình vẫn hỏi là còn xa không. Bọn tôi được trả lời là còn con dao quăng nữa thôi, lúc đi rồi tôi nói chuyện với bọn nó là:'' Cứ cho họ khỏe cũng không thể quăng dao nổi 1km, còn gần thôi''. Ấy vậy mà bọn tôi đi cũng còn khoảng chục cây, mấy anh em đều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. Sau này khi sang HG ở với dân tộc Tày thì lại không có khái niệm đó, có lẽ do họ ở cùng dân Kinh mình nên không biết. Lâu ngày tôi cũng quên, hôm nay đọc bài viết của NCS thấy nhắc đến nên hỏi thôi chứ cũng không có ý gì đâu.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #554 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 08:50:07 am »

Cũng có nhiều cách suy diễn NCS à! Nhưng "quăng dao" theo nghĩa đen của cụm từ này thì không đúng đâu.
Hà Giang nơi bạn đến cũng là vùng đất mà chúng tôi yêu mến. Nơi sơn cùng thuỷ tận, đất trời giao hoà mới cảm thấy rõ nhất cảm giác thiêng liêng về máu đỏ, da vàng, về tình cảm thiêng liêng của người con Việt.
mà mùa này HG đẹp lắm, lại có cả thảo nguyên tam giác mạch đẹp đến nao lòng!

Dạ vâng, em cảm ơn bác !

Đúng là cách giải thích thứ 2 của em có vấn đề, nhưng cách người ta quăng dao để xác định phần đất của mình là có thật, em lúng túng nên diễn đạt chưa thoát ý, em xin lỗi nhé !

Mùa này HG đẹp thật ạ, vì điều kiện thời gian không cho phép nên xe không dừng để bọn em có thể chụp tam giác mạch, nhưng sẵn có những tấm hình em đã post ở đây, mến tặng bác như 1 lời cảm ơn chân thành với tình cảm bác dành cho mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc yêu thương :

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=8392.300

@ nguyendinhthang : Dù chú không nói câu cuối nhưng cháu vẫn biết........cảm ơn chú đã quan tâm và nếu cháu không nhầm thì chú cũng có nhiều " duyên nợ " với HG  Wink. Chuyến đi này cháu cũng gặp 1 CCB chiến tranh biên giới phía Bắc như chú, nhưng chú ấy chiến đấu ở Hoàng Su Phì chú ạ !
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #555 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 08:51:16 am »

Bạn NCS là người thành phố mà đi bộ được hai con dao quăng ở vùng núi đá Đồng Văn là giỏi đấy!

Bác khen thế bằng khen biển nhiều nước ...
"Con dao quăng" hình như cũng tương tự khái niệm "một rựa" thì phải, các bác nhỉ?
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #556 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 09:39:11 am »

Em xin chốt lại cái ''dao quăng'' là thế này :
Ở miền núi phía Bắc chiều dài đường đi được tính theo thời gian đi. Đồng hồ lại ko có nên người ta tính bằng '' dao quăng'' hoặc '' khăn vắt vai'' cũng như người Kinh nói '' nhai giập bã trầu'', ''ăn hết miếng trầu''. '' Khăn vắt vai '' thì ai cũng hiểu. Còn '' dao quăng '' nhiều  người ngộ nhận. Người miền núi thường đeo dao nhọn cán dài . Loại thường để vót nan, chẻ lạt của người Kinh. Con dao được cài vào cái ''phẻng'' bằng gỗ hoặc sừng trâu. Buộc ngang thắt lưng bằng dây da thú, ruột mèo hoặc dây vải. Khi đi bộ , gánh vác. Cái phẻng cùng con dao chuyển động kéo cái dây xoay theo. Khi lệch quá người ta phải chỉnh lại gọi là '' con dao quay''. Chẳng hiểu sao lại gọi chệch ra là '' con dao quăng''. Cũng cần nói thêm về cụm từ '' con dao quăng''. Đó là tên một câu chuyện dị bản '' sự tích cây nêu ngày Tết''. Theo cụ Nguyễn Đổng Chi. Một vài dân tộc phía Bắc có chuyện chàng trai nọ giao ước với lũ quỷ rằng chàng quăng dao tới đâu thì đất của dân tộc chàng tới đó. Vì được trời (Phạ) cho sức khỏe nên chàng quăng dao xa tới mức bọn quỷ ko có đất ở.Cho nên cũng có người cho ''con dao quăng'' là quãng đường đi hết tầm mắt. Mà tầm mắt ở miền núi khó xác định.
 Nay thì khác rồi. Đường to có cột cây số, có đồng hồ. Chẳng ai lấy''dao quăng'' mà tích đường đi cả.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2009, 10:23:26 am gửi bởi MUCTAU » Logged
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #557 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 09:58:06 am »

          Mặc dù đã cố gắng lắm thì chúng tôi cũng chỉ đi được 4 hộ nghèo, trở về trường chúng tôi nghỉ ngơi 1 chút rồi vào bữa cơm, các thầy được sắp xếp ăn cơm chay riêng. Những bữa cơm như thế này là dịp để chúng tôi gần gũi và hiểu nhau hơn (tất nhiên là qua......ly rượu )Cheesy Tôi chẳng hiểu sao các TNV cứ " gán ghép " tôi với thầy hiệu trưởng (anh sinh năm 76, một người có Tâm và có cả Tài ). Các TNV cứ xôn xao bàn tán làm cho sư ông Thích Nguyên Kiền cũng phải lên tiếng :

- Thôi cho con này ở luôn đây với thầy hiệu trưởng đi, mỗi năm thầy sẽ dẫn chúng nó 2 lần lên thăm con (cười )

     Thế rồi thầy " bắt " chúng tôi uống chung ly rượu và thầy cũng nâng ly (không uống ) để chứng kiến, vui vẻ thì thế thôi chứ tôi biết thầy hiệu trưởng sắp lập gia đình với 1 chị làm phòng hành chính của huyện Đồng Văn và tôi cũng chuẩn bị có hạnh phúc riêng của mình (đôi khi cũng phải biết mà vờ như không biết, thế mới gọi là biết )Wink Những câu chuyện, những lời bông đùa chúng tôi dành cho nhau như gắn kết giữa cái tình miền xuôi với miền ngược, chúng tôi đã không còn khoảng cách từ lâu rồi. Ăn cơm trên ủy ban xã xong, chúng tôi về trường nghỉ ngơi chuẩn bị sắp xếp các tiết mục văn nghệ, mặc dù chỉ là giao lưu thôi nhưng cũng phải cố gắng làm chương trình cho bài bản để các sư thầy, ni cô, Phật tử....thật sự ấn tượng và khó quên.

Mở màn là tiết mục của các thầy cô giáo, bài hát " Bài ca người giáo viên nhân dân "



TNV, anh bí thư đoàn trường và anh VDG phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh HG hát vang ca khúc " Hà Giang quê hương tôi " - chúng tôi hát rất say sưa với niềm tự hào như quê hương của mình.

" Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu. Đây Hà Giang quê hương tôi, đây Hà Giang quê chúng tôi. http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=x3NFZxQBzd




Điệu khèn múa đôi, thường thì người ta chỉ múa vào dịp mùa xuân để giao duyên.



Thầy hiệu trưởng tặng lại chiếc khèn (nét văn hóa của người H'Mông ) cho đại đức Thích Chánh Thuần.



Các thầy cùng TNV hát bài " Niềm an vui " : " " Niếm an vui vẫn luôn có thật như bữa cơm thanh đạm dưa cà giản đơn thôi người đừng đánh mất, khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa, khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa. Phật quanh ta ở nơi ta bà, khi uống ăn nhớ niệm di đà và khi ta làm điều nhân ái thấy y như là phật đến trong ta, thấy y như là phật đến trong ta. Đời ta qua bao nhiêu phố phường nhưng chỉ vui trên 1 con đường, đường thanh cao dạt dào mưa pháp, sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương, sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương. Về đi thôi dứt tan não phiền, xa nẻo mê danh lợi sắc tài, làm thân ta hận sầu tê tái, quyết quay trở về bờ giác an vui , quyết quay trở về bờ giác an vui "

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=3YFY6wPWyS



         Hát xong chúng tôi tranh thủ bóc 2 thùng kẹo ra và đi chia đều cho các em nhỏ, trời càng về khuya sương xuống càng lạnh, có những em còn mặc quần áo cộc. Các sư thầy rất thương nên bảo TNV chạy về xe lấy áo len và mũ len cho các em. Mong rằng những tấm áo, những chiếc mũ ấy sẽ sưởi ấm cho các em khi cái lạnh buốt của vùng sơn cước đang đến, mùa đông trên HG lạnh lắm, ăn cơm tay còn run có khi không cầm nổi đũa. Trong khi chúng tôi đang chia kẹo và chụp hình cùng các em nhỏ thì ở trên phía sân khấu anh bí thư đoàn trường vẫy tôi lên :

- Anh em mình song ca 1 bài cho vui đi?
- Thôi, em đang ốm mệt không hát được đâu !
- Cố gắng hát đi, em thích bài " Trước ngày hội bắn " đúng không?
- Vâng, đúng là em thích bài ấy nhưng mà thôi để dịp khác, hôm nay anh em mình hát bài nhẹ nhàng tình cảm kiểu như là ..." Hết zai rồi em có lấy anh không? " (cười ) Hết rau rồi em có lấy măng không? - bài " Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây " ấy  Cheesy

      Chỉ vài phút ngẫu hứng thế là 2 anh em nhảy lên sân khấu luôn, chẳng có tập tành gì cả, thôi thì cây nhà lá bờ ao  Wink Tiếp theo là tiết mục của đại đức Thích Chánh Thuần với 1 ca khúc rất đặc trưng của đất và người Hà Tây " Bỗng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh, trời đất Hà Tây tay em dệt lụa..." thầy có gọi tôi lên hát với thầy bài hát trong phim Tây Du Ký (cả lời Trung và Việt ) nhưng tôi xin phép là không thể hát nổi nữa rồi. http://www.youtube.com/watch?v=MRN5Y9eVK4k Phải công nhận là thầy hát hay tuyệt (cũng may tôi không hát cùng thầy chứ không thì......). Lửa trại bắt đầu được khởi động, làm nóng bầu không khí của sân trường, chúng tôi hát, chúng tôi chạy vòng quanh đống lửa. Bình thường chả ai dám cầm tay các thầy, ni cô nhưng đến lúc này chúng tôi rất vô tư và chính các thầy cũng chủ động gần gũi mọi người nên chúng tôi cảm thấy trái tim mình được sưởi ấm không phải vì ngọn lửa đang ngùn ngụt bốc cháy mà vì TÌNH NGƯỜI.






        Trời đã về khuya, những đôi chân tình nguyện cũng mệt mỏi rồi và muốn tìm nơi nghỉ ngơi.




« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2009, 10:11:10 am gửi bởi nguoichiensi » Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #558 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 07:39:17 pm »

         Buối tối hôm ấy thật sự vui, kết thúc đêm lửa trại các thầy cô giáo rồi các em học sinh rất muốn các TNV ở lại chụp hình tập thể, chụp riêng với nhau gọi là kỷ niệm. Tôi không biết các TNV khác như nào nhưng với cá nhân tôi vinh dự được các thầy cô giáo và các em nhỏ rất nhớ tên, muốn có những tấm hình lưu lại để nhớ về nhau nhiều hơn và cũng chính từ vụ ảnh ọt này mà tôi gặp 1 sự cố nho nhỏ. Tôi đi tìm các TNV để về chung phòng nghỉ ngơi nhưng tìm mãi không thấy đâu cả, trời lạnh nên phòng nào cũng đóng cửa (trong số phòng đó có cả phòng các sư thầy, ni cô ) không lẽ mình cứ đi lần lượt từng phòng để gõ cửa thì kỳ quá, điện thoại không có sóng để gọi mà hỏi. Tôi đi đi lại lại cuối cùng đi ngang qua sân trường thì " bị " 3 thầy cô kéo vào phòng liên hoan bánh kẹo, uống rượu mừng thành công của buổi giao lưu, lẽ ra đây là " hậu trường " dành riêng cho các TNV, vậy mà tôi phải " chịu trận " cùng với 1 chị nữa (chị này chủ yếu khai thác tin của cán bộ xã để viết bài nên hầu như suốt buổi tối hôm ấy chị chỉ " bám " lấy anh T là bí thư Đảng ủy xã ) lại nói thêm về anh T, chiều hôm ấy khi nghe tin đoàn chúng tôi lên thăm xã, anh đang họp và dự khai mạc hội chợ ở huyện Đồng Văn (cách xã ST 60km) liền phóng xe về ngay cùng 1 người nữa để đón tiếp đoàn cho chu đáo. Buối tối hôm ấy mặc dù tôi đã nói khó rằng không thể uống rượu nhiều trong thể trạng mệt mỏi như này, trời lạnh lại dễ cảm nhưng vẫn nâng ly cho phải phép lịch sự, các thầy cô giáo đã nấu sẵn 1 nồi cháo mặc dù chỉ có hành hoa và  muối nhưng nó thật sự cần thiết với tôi trong lúc ấy (giả sử không có bát cháo thì tôi cũng không chắc mình có thể trụ lại được lâu hơn vì thực sự là quá mệt và nhức mỏi toàn thân từ trước chứ không phải vì say rượu ).
          Với cá nhân tôi, buổi tối hôm ấy thật sự có ý nghĩa, nhiều niềm vui đến với tôi không chỉ bởi lời khen cho tấm lòng nhiệt tình, cho tình cảm đặc biệt với quê hương HG mà bởi vì tôi cảm nhận được mình như 1 người con xa nhà bấy lâu được trở về chào đón trong tình yêu thương của mọi người, được chăm sóc, hỏi han ân cần như người một nhà chứ không phải là chúng tôi mới gặp nhau 1 - 2 lần. Tôi được anh VDG phó chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội " ưu ái " tặng riêng tập thơ : " Làm bạn cùng cao nguyên đá " gồm 42 bài thơ anh viết về đề tài thiếu nhi vùng cao HG, những vần thơ rất dễ nhớ và dễ thuộc, tôi đọc mà thấy mình như trẻ lại khoảng hơn chục năm về trước, cái thời mà tuổi thơ của tôi cũng thiếu thốn tình cảm, thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa, một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, đi đâu và làm gì cũng chỉ lầm lũi một mình. Tôi đang miên man nghĩ về ký ức tuổi thơ như vậy thì bỗng nhiên giật mình bởi tiếng gọi : " Em ơi ra ngoài với anh 1 chút đi ! " Tôi ngẩng đầu lên thì ra là thầy hiệu trưởng gọi, anh biết tôi mệt nên có ý muốn dẫn tôi ra ngoài cho thoải mái. Đêm hôm ấy là 14/09 âm lịch nên trăng cũng sáng, trăng HG đẹp thật ! Chúng tôi đi bộ lên quả đồi gần đó ngồi trò chuyện, chúng tôi chia sẻ với nhau về những câu chuyện rất đời thường, về cảm nhận của nhau với các sư thầy, với các thầy cô giáo....tất nhiên có cả cảm nhận về cá nhân :

- Anh thấy em cũng bướng bỉnh và cá tính nhỉ, tại sao em có thể dũng cảm lên HG nhiều đến vậy, anh chưa dám nói là em lại gắn bó với đất và người nơi đây?
- Em không mạnh mẽ như anh thường nghĩ, cũng không dũng cảm như anh vẫn thường tin, em chỉ là em : yếu đuối và nông nổi, vẫn khóc những khi sợ hãi, vẫn bướng bỉnh khi biết mình sai, vẫn cần lắm có anh ở bên cạnh, có anh để che chở, để yêu thương và hạnh phúc.
- Từ anh trong câu em nói là anh nào vậy?
- Dạ, anh người Lào ạ (cười )  Wink

         Nói chung với những câu hỏi như vậy tôi hay lảng tránh bởi tôi không thích tự nói về những gì mình đã làm được với mảnh đất nơi đây, những điều ấy còn quá nhỏ bé, nó chẳng đáng kể gì so với rất nhiều người khác, đặc biệt là với những con người đã chiến đấu và hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến tranh biên giới, máu của các Anh đã đổ xuống cho cây đời mãi mãi xanh tươi, cho bản người H' Mông yên bình.....cho tôi một HG để mà thương mà nhớ. Trời càng về khuya càng lạnh, tôi biết anh cũng đang ốm như tôi vì anh đang bận kiểm tra công tác giáo dục với đoàn thanh tra của huyện Đồng Văn, nghe tin đoàn lên thăm là anh về để triển khai công việc cho giáo viên ngay, công việc như 1 vòng tròn khép kín và không kịp thở. Cán bộ trên này là như vậy, cuối tuần thay vì được nghỉ ngơi thì phải vào trong xóm để họp, phải đi lên các điểm trường trên núi để kiểm tra......Chúng tôi chia sẻ cho nhau những trăn trở về cuộc sống của bà con, của các em nhỏ, nên chăng có 1 định hướng lâu dài? Cả 2 im lặng, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng của mình....Tôi bật đèn điện thoại soi sáng, đã 1h30 anh ạ ! Chúng tôi về trường cũng là lúc 1 TNV nam đi tìm tôi :

- Em đi đâu để mọi người tìm thế, có về ngủ không thì bảo?
- Ơ em đi tìm mọi người chả thấy thì có, thế nhóm mình ở đâu thế anh?
- Ơ với a cái gì? Mọi người ở trên trạm y tế nàng ạ.
      Tôi chào thầy hiệu trưởng để đi về phòng ngủ, đêm hôm ấy tôi và chị HLN cùng 1 chị nữa ngủ tại phòng bác sĩ của trạm y tế, cái giường rất bé và chật khó nhúc nhích người nhưng có 1 niềm hạnh phúc len lỏi vào trong trái tim mỗi người, ngày mai phải xa rồi......nhớ lắm !
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #559 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 08:07:09 pm »

Hơi lạc đề tý!Nếu NCS là nam thì tôi nhầm,nếu là nữ thì cho tôi(anh)hỏi 1 câu hơi khó trả lời:Lúc nào cũng tận tâm với công việc thế,thì lấy đâu thời gian dành cho...riêng tư?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM