Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:12:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221589 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #540 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:46:16 am »

       11h hơn chúng tôi được mời vào ăn cơm, các món ăn nếu để mà nói ở dưới xuôi thì cũng bình thường nhưng so với trên này thì cũng là " sang " rồi. Nhưng thực sự là vẫn chưa " che giấu " nổi sự thiếu thốn khi mà cả mâm cơm chỉ có bát (chén ) bột canh ớt ở giữa, từ món dưa muối, bắp cải luộc, đậu phụ luộc....tất cả món luộc đều được chấm vào đấy hết ! Rút kinh nghiệm lần trước, chúng tôi nhất trí để lại mỗi đĩa 1 nửa phần các em nhỏ.

Ăn cơm cũng phải tranh thủ....tóe loe  Wink



     Sư ông Thích Nguyên Kiền rất vui tính nên các TNV mới dám đùa (giỡn ) như này. Em L (MC ) là tâm điểm chú ý của thầy  Cheesy



     Sau bữa cơm, chúng tôi chuyển những thức ăn đã chia sẵn từ trước xuống bếp cho các em nhỏ đúng bữa của các em. Tôi nói thêm về cuộc sống của các em nơi đây và chính tôi cũng là " nhịp cầu " nối giữa các thầy và các em nhỏ (tôi nói tiếng H' Mông bởi vì ở đây rất ít các em biết tiếng Kinh ). Buồn !







       Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các thầy, Phật tử đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh các em ăn mèn mén. Những thức ăn chúng tôi cầm xuống các em ăn rất nhanh như sợ bị mất phần, ăn như chưa từng có..... Tôi chợt thấy tim mình nhói đau !













(còn nữa )



« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2009, 09:53:59 am gửi bởi nguoichiensi » Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #541 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 10:21:19 am »

          Chúng tôi ở lại không lâu thì mọi người trong đoàn giục ra xe nhanh để còn sang xã Sủng Trái cho kịp. Khi đi từ bếp ra ngoài, chúng tôi bắt gặp trên con đường đi từ sân trường (nơi trao quà ) cảnh bà con phấn khởi khi nhận được quà và đi về nhà (có bà con nhà cách xa hàng chục km ) nghĩ mà thương !

Đây là những chiếc phản nằm còn mới nguyên, mong rằng cuộc sống của bà con bớt khổ hơn !






Sư ông Thích Nguyên Kiền chụp hình kỷ niệm cùng các em nhỏ.



" Khoảng trời riêng "  Cheesy



      14h10p chúng tôi lên đường sang xã Sủng Trái, con đường chỉ có 18km nhưng phải đi mất hơn 2 tiếng bởi có rất nhiều đoạn như này, 1 bên là vách đá và 1 bên là vực sâu :





       Sau rất nhiều nỗ lực của cả đoàn cùng bà con đang làm đường ở đó (đại đức Thích Chánh Thuần đã bị hòn đá sắc nhọn cứa vào đứt tay và chảy máu nhiều, may mà TNV có giấy ăn mềm nên đã thấm máu ngay cho thầy ). Cuối cùng thì " Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương (mà) xe ta bon ra chiến trường...." Cheesy







      Chúng tôi dừng chân nghỉ giữa bạt ngàn những dãy núi đá nhấp nhô, bản làng của người H' Mông xa xa thật yên bình và thơ mộng. Tôi tự hỏi lòng mình rằng không biết đến bao giờ tôi mới hết yêu cảnh đẹp và con người nơi đây? Và rồi cũng tự trả lời 1 cách đơn giản : Không bao giờ !



(còn nữa )

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2009, 10:27:35 am gửi bởi nguoichiensi » Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #542 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 03:16:47 pm »

        Con đường từ xã nọ sang xã kia thật vất vả gian nan, nhưng cũng không vấn đề gì bởi ai cũng hiểu một điều rằng " Lửa thử vàng, gian nan thử sức ". Từ trên cao nhìn xuống chúng tôi đã thấy xã Sủng Trái (ST) nhưng để xuống tận nơi thì cũng phải mất 2 con dao quăng là ít (nói theo kiểu đồng bào dân tộc )  Cheesy. Xe dừng lại, tất cả mọi người xuống xe trong sự chào đón nhiệt tình của cán bộ xa, các thầy cô giáo trong trường PTCS Sủng Trái như lần trước, vẫn những cái bắt tay ấm áp tình người, những nụ cười thân thiện, chỉ khác lần này chúng tôi tự tin gọi tên nhau như người một nhà :







          Xe hàng của đoàn xuất phát từ 3h sáng tại thị xã Hà Giang nên khi chúng tôi lên đến ST thì tất cả hàng đã được xếp gọn gàng như này :



Lãnh đạo xã và thầy hiệu trưởng cùng tiếp đón đoàn :



           Tôi đứng giữa sân chỉ cho các thầy thấy con đường cao tít trên núi kia là con đường xe của đoàn vừa mới đi qua đấy ạ. Ai cũng giật mình chỉ kịp thốt lên 1 lời " Ôi thế á? ". Rồi các thầy muốn tôi là " phiên dịch " để các thầy đến được gần hơn với các em nhỏ, dạy các em Niệm Phật, tôi sẵn sàng !





          Không khí của buổi trao quà cho các hộ nghèo diễn ra hết sức khẩn trương nhưng không kém phần trang trọng :





Bà con và các em học sinh đứng chật kín sân chờ đến lượt mình nhận quà :





         Đại đức Thích Chánh Thuần và sư ông Thích Nguyên Kiền trao bánh kẹo và 5 triệu tiền mặt cho thầy hiệu trưởng mua nước cho các em nhỏ dùng (ở trên này 1 triệu mua được 4 khối nước ) 5 triệu tiền mặt cho cán bộ xã lo trợ cấp thêm những hộ nghèo đặc biệt khó khăn và lo ăn uống, nghỉ ngơi cho đoàn trong đêm hôm ấy.



(còn nữa )


Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #543 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 03:33:38 pm »

        Khi cái nắng cuối chiều tắt dần, đoàn chúng tôi bắt đầu triển khai công việc đi vào một vài hộ nghèo gần đó để trực tiếp trao quà, trước cổng trường các thầy dừng lại tặng áo cho các em nhỏ :





       Con đường đá chênh vênh, mới đi có 400m nhưng cảm giác như đi 4km dưới xuôi vì độ cao và dốc của đường, ấy vậy mà chẳng thấy ai kêu mệt, giá mà thời gian cho phép thì chúng tôi sẽ đi nhiều hơn nữa....









Cô bé này mồ côi cha mẹ và hiện ở với bà. Bà đã già yếu và nghèo lắm.











          Các thầy chia kẹo cho 1 em bé đi dọc đường, thầy Thiện Quang nói với tôi " Con mượn cho thầy cái gùi của cô bé kia nhé " - Dạ vâng, được thôi ạ ! Tôi lại gần và nói lại bằng tiếng H" Mông với em nhỏ nội dung như vậy. Cô bé rất dễ thương và gật đầu liền  Cheesy





(còn nữa )
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #544 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 04:29:36 pm »

 Bạn ngươichiensi cho tôi hỏi là tôi thấy bạn nhắc đến quãng đường còn hai con dao quăng, tôi trước kia cũng nghe nói đến mà lại không hiểu cách tính thế là như thế nào. Bạn có biết thì giải thích hộ với.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
toan_jon
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #545 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 05:00:12 pm »

Bạn ngươichiensi cho tôi hỏi là tôi thấy bạn nhắc đến quãng đường còn hai con dao quăng, tôi trước kia cũng nghe nói đến mà lại không hiểu cách tính thế là như thế nào. Bạn có biết thì giải thích hộ với.
bác Thắng hỏi đểu hả... Grin Grin Grin Grin Grin
Logged

giữa cằn cỗi chợt nghe hồn sao xuyến
ngỡ môi em thầm đợi những mùa xuân!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #546 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 05:45:51 pm »

Chuyến đi này của nguoichiensi ''mạch lạc'' hơn chuyến trước đấy. ''Còn nữa'' thì nữa đi!
Bạn ngươichiensi cho tôi hỏi là tôi thấy bạn nhắc đến quãng đường còn hai con dao quăng, tôi trước kia cũng nghe nói đến mà lại không hiểu cách tính thế là như thế nào. Bạn có biết thì giải thích hộ với.
bác Thắng hỏi đểu hả... Grin Grin Grin Grin Grin
Bác Thắng hỏi nghiêm túc đấy. Ngày trước ở với dt thiểu số phía Bắc người ta hay tính đường đi bằng ''dao quăng '' hoay '' khăn vắt vai''. Như nào thì để NCS trả lời bác @
Logged
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #547 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 06:02:09 pm »

Bạn ngươichiensi cho tôi hỏi là tôi thấy bạn nhắc đến quãng đường còn hai con dao quăng, tôi trước kia cũng nghe nói đến mà lại không hiểu cách tính thế là như thế nào. Bạn có biết thì giải thích hộ với.
Người miền núi thường dùng một loại dao đi rừng đặc biệt, mũi dao cong (còn gọi là dao quắm) để phát cây khi đi rừng hoặc khi làm nương, chuôi dài và thường được đựng trong bao bằng gỗ (hoặc các mảnh giang ghép lại). Dao này họ tự rèn hoặc mua tại các chợ phiên vùng cao. Khi đi rừng đeo dao bên hông bằng 1 sợi dây tết bằng lạt giang, do dao dài và sợi dây đeo mảnh nên cọ vào bên hông, thường đi một lúc họ đổi bên bằng cách xoay sợi dây đeo và mỗi lần như vậy được tính là một con dao quăng.
Bạn NCS là người thành phố mà đi bộ được hai con dao quăng ở vùng núi đá Đồng Văn là giỏi đấy!
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #548 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 06:52:23 pm »

Bạn ngươichiensi cho tôi hỏi là tôi thấy bạn nhắc đến quãng đường còn hai con dao quăng, tôi trước kia cũng nghe nói đến mà lại không hiểu cách tính thế là như thế nào. Bạn có biết thì giải thích hộ với.
Người miền núi thường dùng một loại dao đi rừng đặc biệt, mũi dao cong (còn gọi là dao quắm) để phát cây khi đi rừng hoặc khi làm nương, chuôi dài và thường được đựng trong bao bằng gỗ (hoặc các mảnh giang ghép lại). Dao này họ tự rèn hoặc mua tại các chợ phiên vùng cao. Khi đi rừng đeo dao bên hông bằng 1 sợi dây tết bằng lạt giang, do dao dài và sợi dây đeo mảnh nên cọ vào bên hông, thường đi một lúc họ đổi bên bằng cách xoay sợi dây đeo và mỗi lần như vậy được tính là một con dao quăng.
Bạn NCS là người thành phố mà đi bộ được hai con dao quăng ở vùng núi đá Đồng Văn là giỏi đấy!
Tôi cũng miền núi đây nhưng nghe như vầy không phải mấy. Còn chính xác ra sao để tôi hỏi lại đã.
Logged

nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #549 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 08:17:17 pm »

         Chúng tôi tiếp tục hành trình sang các hộ nghèo khác, trên đường đi tôi có giới thiệu thêm về cuộc sống của bà con nơi đây cho các thầy và Phật tử thấu hiểu và chia sẻ. Tôi kể cho họ nghe về những kỷ niệm với mảnh đất này, những tháng ngày nghỉ hè khi còn SV tôi đã tình nguyện một mình lên đây 4 cùng với bà con dân tộc H"Mông : Cùng ăn - Cùng ở - Cùng làm - Cùng nói tiếng dân tộc, cứ sáng đi bộ lên nương, trưa bỏ mèn mén ra ăn, chiều lội qua suối để về, tối tranh thủ học tiếng do cán bộ xã dạy hoặc các chiến sĩ biên phòng dạy. Ban đầu hơi bỡ ngỡ, tất cả vô cùng khó khăn, lạ lẫm với 1 cô bé sinh ra và lớn lên ở thành phố như tôi, nhưng dần cũng quen, đôi bàn chân đỡ sưng phồng hơn, cái tay cũng quen làm công việc nặng nhọc để chia sẻ cùng bà con, hết tháng nghỉ hè tôi chẳng muốn về trường......khi về bạn bè cứ chọc quê " Ngố rừng đã về " Cheesy. Chính bởi thế mỗi lần lên HG là tôi lại lẩm nhẩm đọc những vần thơ của Chế Lan Viên :

"...Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. "

         Tôi thầm biết ơn những con người đã cưu mang, che chở cho tôi trong suốt quá trình 4 cùng ấy. Con người quê tôi " Sống trong đá, chết vùi trong đá " họ có nghị lực phi thường, hun đúc trong tôi tình yêu thương cháy bỏng (không bao giờ cháy khét ) Cheesy với HG. Có nhiều khi tôi ngồi một mình rồi thần người ra suy nghĩ chả hiểu sao mình yêu HG nhiều đến vậy (hỏi chấm và chấm than ) Wink Mải mê với những câu chuyện, những kỷ niệm đẹp của tôi khiến mọi người giật mình đi cách xa đoàn rồi, phải nhanh đuổi kịp thôi :





Cụ Chánh đang thử món mèn mén  Cheesy



Đứa trẻ này cứ ặt cổ ra như vậy, đã nghèo rồi lại còn bị bệnh, khổ quá !





Chung một niềm vui !.



(còn nữa )
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM