Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:40:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #70 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 09:24:25 am »

Buổi sáng hôm ấy tôi còn nhớ đường rất trơn & lất phất mưa. 4 chị em lên đường trong sự tiễn đưa lưu luyến của vợ chồng anh chị bạn, trước khi đi chúng tôi đã đổi xe vì 1 chiếc xe đã hết xăng  Grin. Từ thị trấn Yên Minh lên Đồng Văn cũng chừng gần 50 cây số, con đường đi chỉ có đèo & dốc, một bên là vách đá dựng đứng, bên kia là vực sâu rất nguy hiểm, trộm vía ô tô mà lao từ trên đỉnh xuống khuất tầm nhìn thì không ai lường trước được hậu quả.





(ST )

Biết là vậy, nhưng dường như không gì ngăn nổi chúng tôi đến với nơi được gọi là cực Bắc của Tổ quốc. Hai bên đường đi chỉ toàn những dãy núi đá tai mèo nối tiếp nhau xen kẽ vào đó là những nương ngô xanh mướt một màu. Để có được thành quả như vậy, bà con nơi đây hết sức vất vả, phải địu nước & đất lên tít trên cao, đổ đất vào từng hốc đá & bắt đầu trồng cây, khí hậu cao nguyên đá cũng chiều lòng người bởi những cây ngô họ trồng luôn xanh tốt, cho ra rất nhiều bắp to & đều hạt.Ngô của đồng bào dân tộc thường là giống ngô màu vàng (người Kinh quen gọi là ngô răng ngựa) hạt của nó rất rắn vì nó đã già. Không biết tự bao giờ, người ta đã biết làm món Mèn Mén từ những bắp ngô như thế, hạt ngô được tỉa hết ra 1 cái thúng thật to, sau khi rửa sạch họ cho vào cối giã nhuyễn rồi cho vào 1 cái nồi thật to đồ lên cho đến khi cạn nước là ngô đã chín. Món này thoạt đầu ta nhìn sẽ thấy nó giống tô cơm rang với trứng, rất chi là hấp dẫn Cheesy. Người dân tộc H'Mông mỗi lần có phiên chợ thường trộn Mèn Mén với Thắng cố như hình minh họa dưới đây:





(ST)

Lại nói về thắng cố, là món ăn đặc trưng của vùng cao nhưng không phải dân tộc nào cũng có.Thắng cố là món ăn được nấu từ lục phủ ngũ tạng của con ngựa hoặc con trâu (nhưng ngựa ăn ngon hơn chẹp chẹp )  Cheesy. Người Kinh bây giờ cũng biết nấu thắng cố, lần nào lên nhà dì ở Bắc Hà (Lào Cai ) tôi cũng vào bếp nấu món này rồi cả gia đình ngồi quây quần thưởng thức như 1 món lấu. Nhưng không hiểu sao, tôi cảm giác thấy không được ngon như những lúc ngồi bên 1 góc chợ, gọi 1 tô thắng cố (4ngàn/ muôi ) kèm theo 1 tô mèn mén (có khi là bà con dân tộc họ cho chứ cũng chẳng phải mua ). Có khi là ở phiên chợ nó có cái không khí nhộn nhịp, thấy lòng mình ấm lại nơi tình quê nghĩa mẹ mang hương vị vùng cao mà mỗi ai đi xa đều phải nhớ về.




(ST)

Người Kinh mình lên chợ chỉ tò mò xem họ nấu, họ chế biến ....rồi tặc lưỡi : Ah thì ra món thắng cố là như này đây ! Eo ôi sao bẩn thế mà họ ăn ngon lành nhỉ? Nhưng xin thưa, nó là " nguồn " nuôi sống mỗi con người nơi đây khi cái đói cái nghèo còn đeo đẳng, có gia đình nghèo lắm, còn không có mà ăn phải đi hái nấm trong rừng về ăn rồi cả nhà bị nhiễm độc (vụ nhiễm độc nấm ở huyện Xín Mần - 2006 ). Càng nghĩ lại càng thấy thương, nhưng bây giờ Hà Giang cũng thay đổi nhiều rồi, cũng có cơm để ăn, trẻ con được đến trường, tuy chưa phải là tất cả nhưng...........mong được thấy HG thay đổi từng ngày !

Thật tiếc trong chuyến đi này, tam giác mạch chưa ra hoa để tôi chỉ cho các chị thấy & ngắm nhìn một trong những loài hoa tôi yêu thích : hoa bạc hà ! Mấy chị em vừa đi vừa trò chuyện rối rít, đến từng đoạn tôi chỉ cho các chị thấy đây là đường vào cụm Phó Bảng, còn kia là đường rẽ lên ngôi nhà trong phim " Chuyện của Pao " ( được chuyển thể từ tiểu thuyết " Tiếng khèn môi sau bờ rào đá " của nhà văn Đỗ Bích Thúy - Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ quân đội ), các chị đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác & trong thâm tâm tôi hiểu một điều các chị cũng như tôi vài năm về trước, khi lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này, HG -  Như một cô gái kiêu sa, tự thấy mình đẹp !

Từ thị trần Đồng Văn, vượt 21 km nữa chúng tôi lên tới xã Ma Lé :



(ST )


Đi suốt 1 quãng đường xa mệt mỏi chúng tôi ghé 1 quán nước bên đường & cũng tranh thủ hỏi xem có điện thoại bàn để gọi lên đồn thông báo cho các chiến sĩ biết. Lại nói về chuyện điện thoại, mạng mobie thì đã chết ngay ở Tuyên Quang rồi, Viettel thì chỉ được ở thị xã chứ càng lên cao càng yếu dần đi, chỉ có Vina là khỏe nhất nhưng đến đây cũng chẳng còn 1 vạch sóng nào. Sau khi nghỉ ngơi & gọi điện hẹn hò xong xuôi, chúng tôi tiếp tục lên đường, chỉ còn 12km nữa thôi. Dọc 2 bên đường chúng tôi bắt gặp cảnh bà con đi chợ phiên về ríu rít chuyện trò, họ đi nghênh ngang như thể đường chỉ của riêng nhà mình  Cheesy phải bấm còi xe rất to từ xa thì mới có đường để đi, đó là còn chưa kể có 1 vài anh chàng say xỉn nằm luôn giữa vệ đường mặc cho xe cộ, người đi lại, mặc kệ cả những thứ mình mới mua hoặc đổi được từ phiên chợ sáng nay.Họ cứ nằm đấy cho tới khi tỉnh rượu mới về (đây cũng là đặc điểm chung về giao thông vùng cao ). Chúng tôi đến đồn biên phòng Lũng Cú cũng là khi đồng hồ đã điểm 12h45, 2 chị thắc mắc : Sao im lặng thế nhỉ? Tôi cười & nhớ đến chế độ trong ngày của các chiến sĩ : Bây giờ là gần 1h chị ơi, các chiến sĩ đang nghỉ trưa mà, thôi chị em mình vào đi !

(còn nữa )
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2009, 07:11:25 pm gửi bởi nghecon_buongbinh » Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 11:01:23 am »

" Ngỡ đứt hơi sau điệp trùng Ma Lé
Chợt cửa mây phía trước hiện ra
Ngô xanh quá phơi mầu ngầy ngậy
Trời trong veo ánh mắt chói loà

....Chân chưa đến mấy ai hiểu được
Đến nơi rồi tất cả muốn làm thơ
Núi non dựng như thành như luỹ
Xương thịt cha ông bồi đắp tự bao giờ

Dòng Nho Quế chảy tràn lồng ngực trẻ
Trái mận,trái lê đặc sản quê nghèo
Tay mẹ đơm bát xôi ngô thơm thảo
Trong ngọt bùi còn biết mấy gieo neo ... "
 (ST )

Phải nói là Lũng Cú quá đẹp chứ không phải là đẹp nữa, đồn biên phòng Lũng Cũ nằm chênh vênh trên cao nếu đứng từ phía dưới nhìn lên, khuôn viên của đồn cũng không rộng lắm, nhìn thẳng từ cổng vào là bậc cầu thang đi lên phòng truyền thống là nơi các chiến sĩ họp triển khai nhiệm vụ, cũng là nơi tiếp khách luôn. Phía bên phải là dãy nhà nghỉ ngơi của cán bộ & chiến sĩ, bên tay trái là nhà ăn. Ở khoảng góc sân là cây đào & 1 bộ bàn ghế hình gốc cây trông rất ngộ.



Cán bộ của đồn biên phòng Lũng Cú - người đút tay vào túi áo là phó đồn Vũ Ngọc Lâm



(ST )

Đón tiếp chúng tôi là phó đồn (vì trưởng đồn về phép có việc gia đình ) và 5 anh em cán bộ chiến sĩ, khi chúng tôi ngồi xuống ghế nghỉ ngơi cũng là lúc ở dưới nhà ăn lục đục chuẩn bị cơm cho 4 chị em. Thật tình là rất ngại, nhưng không thể từ chối trước những lời mời nhiệt tình, loáng 1 cái bữa cơm thịnh soạn đã được dọn sẵn. Tôi bỗng chợt nhớ về những ngày này 4 tháng về trước cũng tại bàn ăn này các chiến sĩ của đồn đã tiếp tình nguyện viên chúng tôi 1 bữa cơm trưa thật no sau 1 chặng đường dài mệt mỏi, ai cũng chu đáo & nhiệt tình. Tôi giật mình nhìn ly rượu đầy mà 1 chiến sĩ đã rót vừa xong, 4 chị em nhìn nhau lắc đầu xin khất đến tối sẽ " chiến đấu đến hơi thở cuối cùng ". Ăn uống xong mặc dù có đến 4 cô nhưng chẳng anh nào cho đụng vào chén đũa để rửa, tất cả kéo nhau ra dưới gốc đào uống nước & bắt đầu bàn " kế hoạch tác chiến " tiếp theo. Anh phó đồn cử đồng chí Bùi Quang Cần (sau này chúng tôi gọi đùa là Bùi Ân Cần ) dẫn chúng tôi lên cột cờ & thăm 1 trạm biên phòng ngay dưới chân.Vừa đi chúng tôi vừa được anh kể cho nghe về sự tích những cổng trời (ở HG mỗi huyện đều có 1 cổng trời - được tách ra từ 2 dãy núi ) về phong tục tập quán đồng bào dân tộc.

282 bậc cầu thang đưa bước chân chúng tôi lên tới cột cờ Lũng Cú, đứng trên này phóng tầm mắt nhìn ra xunh quanh thật thú vị, anh Cần chỉ cho chúng tôi thấy đường biên mờ mờ xa xa là nước bạn Trung Quốc, ngày ấy chưa được phân giới cắm mốc rõ ràng & đầy đủ như bây giờ. Nhìn là cờ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em đang phần phật tung bay trước gió, chúng tôi không ai bảo ai nghẹn ngào xúc động : Tổ quốc là đây !
Bước xuống chân cột cờ, tiếp đón chúng tôi là anh em cán bộ chiến sĩ của trạm biên phòng (được cử từ trên đồn xuống đây làm nhiệm vụ bảo vệ & canh gác cột cờ ).Nhìn như ai quen quen phải không chị T? - UH đúng rồi, chị Hải Nho đấy, cô giáo dưới Ma Lé hôm chị em mình đi tình nguyện đến trường chị ấy còn gì?
Chị Nho là vợ anh Nam - chiến sĩ ở trạm này, rồi anh kể cho chúng tôi nghe 1 lần đi dân vận mà anh " được vợ " đấy, 1 cô giáo dưới xuối lên đây " cắm bản " ( là cụm từ chỉ những người gắn bó với làng bản nơi đây ). Thật xúc động khi chứng kiến một mối tình giản dị, đơm hoa kết trái nơi cao nguyên đá bạc màu thời gian. Trong khi mọi người nói chuyện, tôi tranh thủ ghé thăm trạm quân - dân - y kết hợp, ở đây các chiến sĩ vừa là thầy thuốc, là thầy giáo nữa. Anh Tuấn trạm trưởng, kể cho tôi nghe về những lần đỡ đẻ cho thai phụ rất vất vả vì người ta còn hạn chế trong nhận thức, nghĩ mà lại thương. Những năm gần đây được Đảng, Nhà nước quan tâm, đồng bào dân tộc cũng được khám & cấp thuốc miễn phí. Chia tay trạm biên phòng, anh Cần dẫn chúng tôi ghé thăm 1 nhà trưởng bản gần đó. Ngôi nhà tranh chênh vênh trên sườn núi, ông tự hào khoe với chúng tôi : " Cái ti vi này của cán bộ nó cấp cho mình đấy, cả bản chỉ có 1 cái thôi a " mấy chị em mắt tròn mặt dẹt nhìn nhau bởi giữa cuộc sống thành thị mỗi nhà 1 cái, nhà nào nhiều tầng có khi mỗi phòng còn có 1 cái, lại chạnh lòng & thương. Anh Cần giải thích : Ở đây mỗi bản chỉ có 1 cái thôi, trưởng bản giữ, ban ngày bà con đi làm nương, tối về đốt đuốc đi xem đến hết chương trình thì ai về nhà nấy. Tiễn chúng tôi ra về giữa cái nắng chiều đã khuất dần sau núi, giữa những thúng ngô vàng óng được phơi ngoài sân.........

Mấy anh em về đến đồn khi trời đã chập choạng tối, nghỉ ngơi 1 chút thì cơm nước đã được dọn sẵn, như đoán trước được tình thế " lâm trận " tôi quay ra nói với 3 chị " Chuẩn bị chết nhé, mà có chết cũng phải chết trong vinh quang đấy "  Cheesy. Và rồi ý như rằng, hôm đó có những 6 bàn ăn được dọn ra, chỉ cần mỗi chiến sĩ " đi " 1 vòng rượu là chị em đã có nguy cơ nghiêng ngả 1 góc nhà rồi  Cheesy. Không tự hào nhưng tửu lượng của tôi là khá nhất trong 4 chị em vì dù sao tôi cũng tiếp xúc & gần gũi với cánh lính rất nhiều rồi, cũng được " rèn luyện " hẳn hoi mà. Hay ho gì chuyện con gái rượu bia, mấy chị em từ chối khéo với hàng tá lý do, tôi tình cờ gặp anh T (bạn tôi được điều từ biên phòng tỉnh lên đây ) câu chuyện miên man, tôi ngồi lại 1 chút trong khi 3 chị về phòng truyền thống chuẩn bị màn hát hò với các chiến sĩ. Buổi tối trời se lạnh, phải nói trận rượu hôm ấy làm tôi nhớ nhất trong tất cả những lần lên HG, nhưng cũng may tôi chỉ thấy người hơi choáng váng chứ không cho a sê nôn & li vơ phun gặp nhau được. Liên hoan văn nghệ hát hò ầm ĩ thật vui, 23h cũng khuya rồi, các chiến sĩ đã chuẩn bị sẵn phòng nghỉ cho chúng tôi. 4 chiến sĩ thức suốt đêm gác không ngủ (sau này chúng tôi mới biết các anh đã nhường giường để 4 chị em ngủ thật thoải mái ).3h30 đang ngủ giật mình, tôi không thể ngủ được nữa, ra sân ngồi dưới gốc đào rót nước uống trong cơn khát đang tìm đến, sương mù giăng kín & cái lạnh của cao nguyên làm tôi run người. Bất chợt một bàn tay rắn chắc đặt lên vai tôi, 1 chiếc áo choàng qua người, tôi quay lại thấy N. Thật cảm động không biết nói gì hơn, rồi em ngồi xuống ghế kể cho tôi nghe về cuộc sống nơi đây. Đồng bào dân tộc họ đi chợ từ 2h - 3h đêm, đi bộ hơn chục cây tới sáng mới đến nơi.Miên man trong câu chuyện kể thì trời cũng đã tảng sáng, mùi thức ăn thơm nức. Tôi chạy xuống phụ các chiến sĩ một tay. 8h ăn uống nghỉ ngơi xong, mấy chị em tiếp tục lên đường khi cái nắng ban mai đã ửng hồng, cán bộ chiến sĩ của đồn ra tiễn chúng tôi trong tình cảm " quân dân " thắm thiết, hẹn ngày tái ngộ. Không biết chúng tôi có để lại ấn tượng xấu, tốt gì trong lòng các anh? Chỉ biết 1 điều rằng, với cá nhân tôi, lúc nào cũng mang trong mình tình yêu thương cháy bỏng với HG, sẽ nhớ mãi những kỷ niệm đã có với đồn biên phòng Lũng Cú, với bà con dân tộc nơi đây. Trên đường về tôi lẩm nhẩm đến thuộc lòng bài thơ tôi mới kịp đọc trên tờ bích báo trong phòng truyền thống của các chiến sĩ mang quân hàm xanh thân thương :

" Mời anh lên cực Bắc một lần
Anh sẽ yêu đến tận cùng nỗi nhớ
Nếu phải xa trong ký ức mãi gần
Lên quê núi để lòng mình thanh thản

Anh lên nhé không hẹn ngày hẹn tháng
Nơi đất cằn lòng người thật thẳm sâu
Bông tuyết trắng - trắng ngần trên đá xám
Mỗi đông tàn mang xuân đến bên anh "



(ST)
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2009, 11:03:03 am gửi bởi nghecon_buongbinh » Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #72 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 05:40:58 pm »

          Hà Giang là miền đất sở trường của bạn MT rồi.
          Phóng sự tỉ mỉ, đầy đủ và nhiều ảnh tư liệu hay quá.

              Giá trị nhất là cái phần thăm Đồn biên phòng Lũng Cú.
              Hình như bây giừo các bác canh biên phòng cũng là bộ đội rồi thì phải.

          Ngày xưa mình nhớ họ là Công an NDVT, có Bộ tư lệnh đóng ở phố Đinh Công Tráng, Hà Nội (Chéo trước cổng Viện Quân y 108)
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 06:05:37 pm »

Ảnh sưu tầm bác ... cô Trinh sat ạh! Bạn Mờ Tê cũng có ghi như thế mà!  Grin Bạn ấy đi nhiều nhưng tòan quên mang máy chụp. Hoặc giả bạn í cất giữ để dành cho anh lính nào đấy thôi.

Ủa mà ông Tây dừng xe máy đâu rồi em Tê?  Grin
Logged
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #74 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 07:10:14 pm »

Ảnh sưu tầm bác ... cô Trinh sat ạh! Bạn Mờ Tê cũng có ghi như thế mà!  Grin Bạn ấy đi nhiều nhưng tòan quên mang máy chụp. Hoặc giả bạn í cất giữ để dành cho anh lính nào đấy thôi.

Ủa mà ông Tây dừng xe máy đâu rồi em Tê?  Grin

Chú ơi cháu có máy ảnh đâu, toàn chụp ké máy của " chùa "  Grin thế nên thi thoảng hình thì do mình chụp đấy nhưng máy của người ta nên cứ phải thỏa thuận cái " tên nguồn "  Grin (mớ hình ảnh chụp ở Suối Tiên, dinh Độc Lập, Đầm Sen là 1 ví dụ )

Mà chú đang nói đến ông Tây dừng xe máy nào ấy nhỉ?  Grin
Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #75 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 09:36:47 am »

Cuộc đời là những chuyến đi............có những chuyến đi tràn ngập niềm vui & hạnh phúc, cũng có chuyến đi để lại trong lòng những lắng đọng suy tư về số phận những con người !

Buổi họp BCH Đoàn trường ngoài sự tham dự của các thầy cô giáo, chỉ có lớp trưởng & bí thư mới có mặt. Kế hoạch phát động 1 chuyến tình nguyện đi xa xa 1 chút đã được nhăm nhe từ trước, vấn đề là chưa đưa ra bàn cụ thể hơn mà thôi. Tây Bắc thì đi quá nhiều rồi, hay là miền Trung nhỉ? Tôi đưa ra gợi ý : Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng ! Sự lo lắng thế hiện trên khuôn mặt của các thầy cô, còn chúng tôi thì háo hức lắm, gì chứ SV báo chí cứ được đi là thích rồi. Cuối cùng thì phương án của tôi đưa ra cũng được duyệt.

Vì là người khơi mào ra, đương nhiên tôi sẽ phải có trách nhiệm với lời nói của mình, thể hiện luôn bằng hành động chứ không cần phải nói nhiều. Liền ngay sau đó tôi cùng các thầy cô & các bạn trong các khoa khác bắt đầu lên kế hoạch thời gian, địa điểm tập trung, tặng quà gì, liên hệ với giám đốc bệnh viện.......có khối việc để làm nhưng mà zời ơi bí thư lớp tôi ngố lắm  Cheesy rất lười đi & lười tìm hiểu những việc mà cô nàng cho là " trên trời dưới bể " vậy đấy, mọi việc đổ lên đầu lớp trưởng là tôi đây. Khó khăn nhất vẫn là vấn đề tài chính cho chuyến đi, sao bây giờ nhỉ? Tôi xin phép BCH Đoàn phát động phong trào quyên góp, được sự đồng ý, dấu má đã đóng vào văn bản & được đưa về triển khai tại các khoa & các lớp, chẳng mấy chốc phong trào đã lan nhanh toàn trường & rất được các bạn SV ủng hộ (kể cả các thầy cô giáo nữa ), thật đúng là " Dân vân mà tốt thì làm việc gì cũng dễ "  Cheesy. Tất cả đã xong xuôi, lên đường !

19h chúng tôi bắt đầu xuất phát, ai cũng háo hức thật bởi lần đầu tiên được đi xa như thế mặc dù có bạn say xe (kể cả con trai ) nhưng dường như ai cũng nhận thức được rằng chuyến đi này sẽ rất ý nghĩa (đã tình nguyện thì làm gì có chuyện vô nghĩa nếu như mình làm với 1 chữ TÂM ). Ngoài sữa, bánh mì & 1 số hoa quả có sẵn trên xe, dọc đường chúng tôi có dừng lại để ăn cơm, ăn phở & nghỉ ngơi. Suốt 1 chặng đường dài tất cả mọi người đều vui vẻ hát hò, nhưng tôi cảm nhận được các bạn cũng như tôi : rất mệt !
10h sáng hôm sau xe của đoàn đậu trước cổng bệnh viện, được sự tiếp đón từ cổng của các bác sĩ, y tá điều dưỡng của bệnh viện khiến chúng tôi cảm thấy lòng mình ấm ấp. Hàng trăm xuất quà lần lượt được chuyển xuống & mang vào trong, đặt lên những chiếc bàn dài đã được bệnh viện chuẩn bị sẵn, kê rất nghiêm chỉnh. Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng tọa lạc trên 1 khu đất rất rộng, có vẻ còn hoang sơ lắm, những dãy nhà màu trắng yên tĩnh, khuôn viên của bệnh viện rất nhiều cây xanh, ghế đá .......hình như đây là đặc điểm chung của bệnh viện thì phải? Xe vừa đến nơi đã mệt rồi, cộng thêm việc vận chuyển quà tặng nữa, mệt hơn & thở dốc. Phòng khách bệnh viện chật kín, chủ yếu là cán bộ bệnh viện & các thầy cô, đại diện 1 vài bạn SV ngồi thưa chuyện, thăm hỏi làm quen bước đầu. Bữa trưa hôm ấy đoàn được mời cơm, bữa cơm rất giản dị nhưng ai cũng hiểu mình đi làm tình nguyện chứ không phải là đi công tác mà mơ ước những bữa cơm thịnh soạn, đầy đủ chất dinh dưỡng. Quan trọng & ấm áp nhất vẫn là tình cảm, tình người với nhau, chúng tôi tự nhắc nhở nhau phải giữ trật tự, yên tĩnh luôn là điều cần thiết trong môi trường này. Ăn uống xong chúng tôi nghỉ ngơi 1 chút, cũng không có chỗ rộng để nằm thoải mái, giường & chăn chúng tôi để dành cho các thầy cô, còn đâu chia nhau ra : đứa thì nằm trên ghế, đứa thì rủ nhau đi thăm từng phòng ban, nói chuyện & chia sẻ với các bác sĩ, y tá đang trực......

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng là nơi tiếp nhận các bệnh nhân từ Quảng Nam, Quảng Trị, Huế đến & điều trị. Mỗi người 1 hoàn cảnh, một số phận.......chúng tôi không khỏi xúc động khi được nghe kể về những bệnh nhân nơi đây. Có những em còn rất nhỏ đã bị tâm thần phân liệt, có những em bị thần kinh từ nhỏ, những cô bác khi xưa từng tham gia kháng chiến bị sức ép bom đạn, người yêu hy sinh ..........đâm ra bị tâm thần, lúc nào cũng hoảng loạn & mất trí nhớ. Chúng tôi nhìn nhau, trên khóe mắt mỗi người đỏ au, tôi cố gắng nén cảm xúc của mình khi những giọt nước mắt chỉ muốn tuôn ra bất cứ lúc nào. Rời phòng trực, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thu (tôi đọc được chưc thêu trên áo ) đưa chúng tôi ghé thăm từng phòng, đi đến đâu chúng tôi dừng lại đến đó, có những ánh mắt tò mò, có những cái miệng hét toáng lên......tôi cảm giác họ như những bệnh nhân nhiễm chất độc da cam mà chúng tôi đi thăm cách đó thời gian không xa, chẳng khác là mấy khi họ cứ ngơ ngác, miệng ú ớ, chân tay khua loạn cả lên.........Đang đứng ngẩn người ra suy nghĩ thì bất chợt tôi giật mình, 1 người phụ nữ kéo tay tôi " Này này, vào đây chơi ! Vui lắm " sau đó là tiếng cười phá lên nghe đến rợn người, tôi bị lôi đi vào 1 căn phòng cũng khá rộng, nhìn xung quanh thấy mỗi góc 1 đám người, có góc cửa sổ lại có người phụ nữ xõa tóc, đôi mắt nhìn xa xăm.......Tôi bắt đầu bình tâm hơn, nhìn người phụ nữ đứng trước mặt mình đang cầm chiếc lược chải nhẹ lên mái tóc hơi rối, miệng cười cười rất duyên. Bà cũng trạc tuổi mẹ của tôi, bác sĩ trẻ lại gần nói với tôi : Đây là cô Bích, người ở Lệ Thủy - Quảng Bình, ngày xưa cô đã từng làm ở trạm quân y trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ (tôi bất chợt nhớ đến bác sĩ Đặng Thùy Trâm ), chồng cô mất trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị, rồi giặc đốt nhà & giết luôn cả người mẹ già cùng cô con gái nhỏ mới tròn 5 tuổi. Trước sự mất mát đau thương như vậy cô đã gượng dậy để hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng rồi vì suy nghĩ nhiều quá nên thần kinh không ổn định, dần dần cô mất trí không còn nhớ gì cả. Em gái đưa cô về nhà chăm sóc rồi thấy bệnh tình không thuyên giảm mới chuyển vô đây, được 6 năm rồi đấy ! ". Tôi nhìn mắt người bác sĩ trẻ đượm buồm, muốn được chia sẻ với những người bác sĩ, y tá nơi đây bởi trong suốt bao năm họ đã " chung sống " với những con người không bình thường, vậy mà họ luôn chăm sóc chu đáo & coi như người thân của mình, bên ngoài trời bắt đầu lất phất mưa, rồi dần dần nặng hạt hơn, có cả sấm sét nữa. Bỗng 1 tiếng hét thất thanh, rồi tiếng la rất lớn " Nó đến đấy, nó đến trạm rồi các đồng chí ơi ! " - đó là tiếng cô Bích, vừa nói xong cô chui ngay vào gầm giường như thể ngày xưa cô chạy xuống hầm trú ẩn cùng đồng đội trong những lần Mỹ ném bom, thật tội nghiệp mà không biết phải làm sao?

(còn nữa )
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2009, 12:28:49 pm gửi bởi nghecon_buongbinh » Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #76 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 10:19:05 am »

Rồi trời cũng ngớt mưa & tạnh hẳn, tôi đưa tay mở toang cánh cửa sổ, cửa ra vào & bước ra ngoài sân. Mọi vật dường như sáng sủa hơn, cây cối xanh hơn, 1 màu xanh dịu mát lòng người. Tôi ghé xuống 1 chiếc ghế đá vẫn còn những giọt nước mưa đọng lại, lấy tay lau cho khô & ngồi xuống. Lòng tôi trĩu nặng một nỗi buồn, tôi suy nghĩ về cô Bích, rồi tôi liên tưởng đến mẹ mình. Ôi những người phụ nữ Việt Nam !

Ngày tôi cầm kết quả thi đậu ĐH trên tay, niềm vui chưa dứt thì nỗi lo tiền trường ập đến, mẹ khóc & con khóc. Thế rồi mẹ đấu tranh tư tưởng nhiều lắm, cuối cùng tôi cũng được đi học cho bằng bạn bằng bè. Tôi hiểu để có ngày hôm nay mẹ tôi đã phải nhọc nhằn sớm khuya, tiền học phí của tôi được giảm 1 nửa cũng là mồ hôi xương máu của mẹ (mẹ tôi là thương binh ). Chính vì thương mẹ nên tôi mới cố gắng học thật tốt, tôi lao vào đi làm kiếm sống từ những năm đầu đi học, dành thời gian tham gia các phong trào tình nguyện để biết, để hiểu & để chia sẻ với những mảnh đời còn khó khắn, những số phận bất hạnh hơn mình rất nhiều. Những tháng ngày đi học là những tháng ngày phải bon chen với cuộc sống nơi Hà thành để mẹ không bao giờ phải khổ, để cảm nhận niềm vui trên đôi mắt của mẹ mặc dù ngày sinh nhật mẹ 8/3 tôi chỉ kịp gửi 1 tấm thiệp tự tay làm vẻn vẹn với 2 dòng :

Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con

Suốt gần 20 chục năm qua mẹ đã làm thêm cả nhiệm vụ, trách nhiệm của 1 người cha. Con bé mà mẹ từng dắt tay đến trường mẫu giáo khi mới 5 tuổi trên đầu quấn vành khăn trắng, con bé đã từng đánh nhau với con trai khi nó ném đất bẩn vào chiếc váy mới.........giờ nó khác nhiều rồi.Tôi đã hiểu vì sao những bậc làm cha làm mẹ đã nói rằng " Dù chú biết con chú sẽ ngã, nhưng chú vẫn để cho nó ngã cháu à ". Bởi sau sự vấp ngã ấy là phải tự mình đứng dậy, phải tự chủ, vững vàng hơn trong suy nghĩ & hành động. Miên man suy nghĩ, nghĩ suy rất nhiều, bất chợt tôi thấy có người nắm tay tôi, giọng nhè nhẹ " Răng mà khóc rứa? ". Tôi quay lại nhìn, lúc này tôi mới có " cơ hội " nhìn cận mặt người ngồi trước mặt tôi. Một người đàn bà đẹp, dù trên trán vẫn còn nếp nhăn của thời gian, tôi ôm chầm lấy cô & gục đầu vào vai khóc nức nở như thể đó là mẹ mình. Người ta tâm thần đấy, nhưng người ta cũng có lúc tỉnh, cũng nhận biết được diễn biến tình cảm của người khác. " Đi, đi ra suối chơi đi, đi hái hoa nữa, đẹp lắm " tôi lại bị lôi đi, lấy chiếc khăn trong túi ra lau những giọt nước mắt còn vương trên má, tôi chạy theo. Nghe thì nghe nói vậy chứ tôi biết là ở bệnh viện làm gì có suối (vì tôi đã đi " trinh sát " từ trước đó ) hoa thì có nhiều & đủ loại, rất đẹp nữa. Cô ngắt 1 bông hoa giấy cài lên đầu & không quên cài 1 bông lên đầu tôi, tôi cười và trộm nghĩ sao mà đáng yêu thế? Cô chỉ như 1 đứa trẻ con không hơn, rất nghịch & ngây thơ trong sáng, chứ ai biết đâu được người đàn bà này đã phải trải qua những mất mát đau thương vô cùng to lớn.

Đến giờ uống thuốc rồi, bác sĩ ra nhắc nhở chúng tôi. Tất cả ngừng mọi hoạt động, tôi dìu cô Bích về phòng trong tình thương yêu của 1 người con, niềm vui lan tỏa trong tôi, hạnh phúc thật ! Nắng chiều đã tắt & trời chập choạng tối cũng là lúc đoàn chúng tôi chia tay bệnh viện sau khi đã gửi lại những xuất quà bé nhỏ của mình, những món quà mang nặng nghĩa tình. Cán bộ bênh viện cảm ơn rất nhiều & tiễn chúng tôi ra tận xe rồi vẫy tay chào. Tạm biệt bệnh viện tâm thần Đà Nẵng với những người " chiến sĩ " áo trắng thật đáng khâm phục, tạm biệt những bệnh nhân thân thương nơi đây. Không chắc họ đã cảm nhận hết được chuyến đi tình nguyện này của chúng tôi, nhưng tôi chắc 1 điều rằng từng người trong đoàn & cả tôi sẽ còn đọng mãi kỷ niệm chuyến đi này. Riêng tôi không bao giờ có thể quên được cô Bích......Tôi đã đi & tôi đã thấy, tôi gặp lại mình trong một chút thân quen !
Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
3m_h0k_t1n
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 10:49:47 am »

em hok tin!
bài của chị nghề_còn-bú_ống_bình show off bản thân quá, chả thấy gì hay
Logged
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 09:24:49 am »

Nét văn hóa của người Hà Ri

Ai đã đến Bình Định sẽ không thể quên được những nét văn hóa độc đáo của 1 số dân tộc nơi đây, làng Hà Ri - xã Vĩnh Hiệp - Vĩnh Thạnh - Bình Định là một trong những làng như thế.

Làng Hà Ri có 110 hộ, 458 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đa số là người Ba na. Cũng như các dân tộc khác có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng người Hà Ri còn tự hào có cồng chiêng là âm nhạc đặc sắc. Cồng chiêng gắn liền với cuộc sống của người dân tộc Ba na từ khi họ sinh ra, khi làm lễ trưởng thành và cho đến khi họ qua đời thì cồng chiêng cũng ngân vang đưa họ về với tổ tiên. Cồng chiêng từ bao đời nay đã là nguồn gốc của thơ văn, sử thi của đồng bào dân tộc, bên âm vang núi rừng, như tiếng gọi mời : " Ơi giàng, hãy về chứng dám cho buôn làng, 1000 ché to, 1000 ché nhỏ, ta hãy uống. Cồng chiêng đánh lên mừng ấm no, gà vịt đầy sân ".

Cùng với lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, người Ba na cũng có những lễ hội như vậy, có điệu múa Xoang rất đẹp, họ đi thành vòng tròn vừa múa & hát " Cồng chiêng ơi hãy ngân vang, ta đứng về phía già làng, cồng chiêng hãy ngân vang theo tiếng hú của buôn làng....". Cồng chiêng không chỉ theo người Ba na trong những lễ hội, nó còn có trong từng nếp nhà của mỗi người nơi đây. Tôi đã bắt gặp ông Đinh Cờ Răng ngồi đánh nhạc cụ là cây đàn Đâng Cà Râng gồm có 6 thanh âm làm từ cây Rạch, vợ ông ngồi kế bên hát say mê những bài hát quen thuộc của dân tộc họ.

Tạm biệt Hà Ri, trong tôi còn đọng mãi một nét đẹp văn hóa nơi đây, mong một ngày trở lại miền đất võ Bình Định thân thương.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2009, 10:35:43 am gửi bởi nghecon_buongbinh » Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 09:42:42 am »

Nét văn hóa của người Hà Ri

Ai đã đến Bình Đình sẽ không thể quên được những nét văn hóa độc đáo của 1 số dân tộc nơi đây, làng Hà Ri - xã Vĩnh Hiệp - Vĩnh Thạnh - Bình Định là một trong những làng như thế.

Làng Hà Ri có 110 hộ, 458 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đa số là người Ba na. Cũng như các dân tộc khác có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng người Hà Ri còn tự hào có cồng chiêng là âm nhạc đặc sắc. Cồng chiêng gắn liền với cuộc sống của người dân tộc Ba na từ khi họ sinh ra, khi làm lễ trưởng thành và cho đến khi họ qua đời thì cồng chiêng cũng ngân vang đưa họ về với tổ tiên. Cồng chiêng từ bao đời nay đã là nguồn gốc của thơ văn, sử thi của đồng bào dân tộc, bên âm vang núi rừng, như tiếng gọi mời : " Ơi giàng, hãy về chứng dám cho buôn làng, 1000 ché to, 1000 ché nhỏ, ta hãy uống. Cồng chiêng đánh lên mừng ấm no, gà vịt đầy sân ".

Cùng với lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, người Ba na cũng có những lễ hội như vậy, có điệu múa Xoang rất đẹp, họ đi thành vòng tròn vừa múa & hát " Cồng chiêng ơi hãy ngân vang, ta đứng về phía già làng, cồng chiêng hãy ngân vang theo tiếng hú của buôn làng....". Cồng chiêng không chỉ theo người Ba na trong những lễ hội, nó còn có trong từng nếp nhà của mỗi người nơi đây. Tôi đã bắt gặp ông Đinh Cờ Răng ngồi đánh nhạc cụ là cây đàn Đâng Cà Râng gồm có 6 thanh âm làm từ cây Rạch, vợ ông ngồi kế bên hát say mê những bài hát quen thuộc của dân tộc họ.

Tạm biệt Hà Ri, trong tôi còn đọng mãi một nét đẹp văn hóa nơi đây, mong một ngày trở lại miền đất võ Bình Định thân thương.
Cô Thoáng đi Bình Định bao giờ thế, hay lại đi trên mạng? Viết ít thôi có phải tốt hơn không?  Cry
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM