Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:32:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #460 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 09:29:06 am »

Nhóm tình nguyện của chúng tôi có bằng ấy người, tiêu chí tuyển chọn là các TNV phải có sức khỏe tốt (không lo được cho mình thì làm sao lo được cho người khác? ), phải làm việc hết sức mình....chính vì thế nên chị trưởng nhóm HLN đã từ chối khá nhiều bạn muốn đi chỉ để biết HG như thế nào (như thế gọi là đi chơi rồi ). Trong nhóm của mình, tôi tình cờ gặp lại QA, chúng tôi là đồng nghiệp của nhau ngày còn làm tại tạp chí Văn hóa doanh nhân (do đại tá - nhà văn Lê Lựu làm tổng biên tập ), cả 2 anh em bắt đầu " nổ " chúng tôi nhắc cho nhau nhớ về những kỷ niệm cách đây 2 năm, nhớ về đêm thơ rằm tháng Giêng tại Văn Miều Quốc Tử Giám (đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật ), nhớ về đêm giao lưu " Người lính là doanh nhân " chúng tôi gặp " chúa đảo Tuần Châu " - Đào Hồng Tuyển, người lính trẻ nhất của đoàn tàu không số năm nào.....rất nhiều kỷ niệm ùa về trong ký ức. Hót nhiều quá cũng mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Thỉnh thoảng giật mình bởi sự cựa quậy của cô bé bên cạnh, bởi những câu hỏi rất ngô nghê (hệt như tôi lần đầu lên HG vậy ) :

- Chị ơi ! Túp lều kia người ta ở để trông coi rừng à? Thế nhà người ta ở đâu hả chị?
- Chị ơi ! Đường đi cứ như này mãi á? Không có lan can để bảo vệ ạ?
- Không phải túp lều đâu em à, nhà người ta ở quanh năm suốt tháng đấy. Còn về đường đi thì ở đây chưa ăn thua gì, càng lên cao càng dốc chênh vênh, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu, không phải như đường thành phố mà có giải phân cách và lan can đâu em à - Tôi nhẹ nhàng giải thích cho cô bé hiểu.

Trên đường đi chúng tôi gặp những cảnh tượng như này, xót xa !



Cậu bé này 12 tuổi rồi mới đang học lớp 1 thôi (tôi nói chuyện bằng tiếng H" Mông )



Chúng tôi dừng xe tại cổng trời Quản Bạ.






2 em cùng phòng với tôi.



Vượt khoảng 30km chúng tôi đến với xã Lùng Tám, đây là xã nghèo nhất của huyện Quản Bạ, chỉ có nghề dệt Lanh, đa phần 97% là dân tộc H" Mông, số còn lại là dân tộc Lô Lô và Dao. 100% phụ nữ không biết chữ (theo thống kê của hội phụ nữ tỉnh )

Chính vì thế bà con mong lắm những đợt cứu trợ như thế này. Trong ngóng ra :






Ngoài mong đợi.



Rồi cuối cùng cán bộ cũng đến (họ toàn gọi chúng tôi là cái cán bộ dưới xuôi )



Bà con giúp đỡ chuyển đồ vào trong để chuẩn bị trao tặng cho các hộ nghèo. Đợt này chúng tôi trao 73 phần quà (1 chăn ấm + 10kg gạo ) cho các hộ nghèo. 2 phần quà (cặp sách, bánh kẹo ) cho 2 em cha mẹ mồi côi  Wink (theo lời chị HNL ) thực ra là : mồ côi cha mẹ, ở với dì ghẻ.

Chị Yên - phó chủ tịch hội phụ nữ tỉnh (chị gái của chị HLN ) cùng chủ tịch UBND xã Lùng Tám, trao quà cho 2 em Thào Thị Chợ - Hồ Mí Sình



Những ánh mắt mòn mỏi mong chờ.



Những ánh mắt biết nói, những nụ cười rạng ngời hạnh phúc trên môi dù cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn.





Những sự thật đau lòng, cán bộ xã phải cầm tay bà con ấn vào danh sách để điểm chỉ thay chữ ký.



Các TNV luôn sát cánh bên nhau, đó cũng là yếu tố làm nên thành công của chương trình. Chặng đường mới được 1/3 thôi, còn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi ở phía trước.





(còn nữa )


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2009, 09:54:05 am gửi bởi nguoichiensi » Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #461 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 10:18:40 am »



Hình như Bác là thành viên tổ chức Thiện nguyện hay Phi chính phủ à ?
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #462 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 04:49:57 pm »

Trong hơn 8 năm biết làm chương trình thiện nguyện, thì 6 năm tôi gắn bó với HG, mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc yêu thương. Ai cũng ngạc nhiên hỏi vì sao tôi yêu HG nhiều đến thế? Tôi không biết, có khi biết vì sao mình yêu, yêu như thế nào thì lại là toan tính, cứ để mọi cái diễn ra 1 cách tự nhiên thôi. Chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất, tôi nhớ tháng 9 năm 2006 khi tôi gặp Thào Thị Chợ (cô bé được trao quà ở trên ) lúc đó hoàn cảnh của em là bố mẹ bỏ nhau, em sống với bố và dì ghẻ. Còn lần này quay lại, cán bộ xã cho biết bố mẹ em đã qua đời rồi, 1 cô bé 10 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ sống với dì ghẻ. 1 buổi lên nương, 1 buổi đi học, con đường tương lai của em mờ mịt quá. Tôi trách mình không thể làm nhiều hơn thế cho những hoàn cảnh như em.

Một cuộc hội ngộ đầy bất ngờ và thú vị, ngoài sức tưởng tượng với tôi, đó là tôi gặp lại đứa con nuôi của mình. Lần gặp gần nhất là Tết năm ngoái, con tôi giờ đã hơn 5 tuổi (cháu sinh 20/09/2004 ). Nếu ai đã từng đọc bài đầu tiên trong topic này hẳn sẽ rõ : http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3129.0



Mặc dù gia đình còn nghèo nhưng tôi luôn động viên bố mẹ đẻ cho con đi học mẫu giáo để con biết nói tiếng Kinh, điều này hết sức quan trọng. Cả ngày anh chị lên nương (trưa ăn cơm luôn ở đấy ) tối mới về. Bà nội 65 tuổi là hậu phương vững chắc của con.





Con tôi rất ngoan và đáo để lắm. Trong lúc tôi đang hướng dẫn 1 số bà con lên nhận quà và điểm chỉ vào danh sách (nói bằng tiếng H" Mông) vì họ không biết tiếng Kinh thì ở dưới con tôi cứ ê a với gói kẹo, có lúc gọi " Mẹ...mẹ " (vì bà nội nói con gọi mẹ 1 lần là lần sau cháu biết cứ thế gọi ) con gọi bằng được tôi phải bóc kẹo cho ăn chứ nhất định không để cho các anh chị em TNV bóc đâu. Được ăn rồi thì thích lắm, cười tít mắt, biết các cô chú chụp hình là quay ra nghiêng trái nghiêng phải rất đáng yêu. Vì con sống trong môi trường xung quanh toàn bà con dân tộc nên con nói tiếng Kinh bập bõm lắm, tôi dặn bà nội khi con đến lớp bà bảo cô giáo phải tập cho con nói thật nhiều thì mới quen. Tôi thấy thương con mình nhiều lắm, như chính tôi đã sinh ra nó vậy, tôi buồn ! Mang tiếng là con nuôi nhưng chẳng nuôi được con ngày nào, chỉ được gặp con trong những dịp hiếm hoi như này, biết là nhóm sẽ rẽ vào Lùng Tám trao quà nhưng cũng không chắc gặp được con vì làm sao để liên lạc? Điện thoại không, thư từ không, trừ khi là vào tận nhà mới gặp mà vào nhà thì cũng không phải dễ dàng gì. Tôi không dám nhận con 1 cách hợp pháp (bằng giấy tờ ) tôi sợ " Ốc không mang nổi mình ốc còn mang cọc cho rêu " tôi chỉ có tâm nguyện cố gắng bằng tất cả sức mình để con tôi không chịu nhiều thiệt thòi, để con tôi được đến trường và học cái chữ, được ăn cơm trắng (chứ không phải ăn ngô (mèn mén ) )...." Niềm vui ngắn chẳng tày gang " thì chúng tôi phải lên đường đến xã Sủng Trái để kịp làm chương trình trung thu tối hôm ấy, tôi tranh thủ chơi với con. Mặc dù cán bộ xã nhiệt tình mới cơm cả nhóm nhưng chúng tôi từ chối khéo, trong thâm tâm chúng tôi nghĩ mình đi làm tình nguyện quà tặng chẳng bao nhiêu mà để người ta tiếp đón linh đình thì lãng phí quá, điều đó không nên và hết sức tránh.



Tạm biệt Lùng Tám, tạm biệt con yêu ! Tôi chạy ngay lên xe để giấu đi những giọt nước mắt khi con tôi cũng đang khóc thét đòi tôi, tôi quay lại thấy bà nội đang dỗ dành con, rồi bà nói câu gì ấy...Con tôi đưa tay lên vẫy, các TNV cũng đưa tay ra vẫy, tôi sẽ nhớ lắm bàn tay nhỏ xíu ấy. Biết bao giờ mới được gặp con lần nữa? Nó là động lực, là sức mạnh giúp tôi thêm niềm tin, niềm hạnh phúc để đi tiếp con đường còn lại, mang đến cho nhiều trẻ em khác (như con ) 1 tuổi thơ bớt khó khăn cực nhọc, các em sẽ vui vẻ hồn nhiên như chính cái tuổi của mình. Tôi tin vào điều ấy !

(còn nữa )

Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #463 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 07:01:21 pm »


Hình như Bác là thành viên tổ chức Thiện nguyện hay Phi chính phủ à ?

Ngày trước bọn em có tên nhóm " Trái tim tình nguyện ", có giấy tờ hợp pháp, dấu má đàng hoàng (mỗi lần đi xin tài trợ cũng dễ hơn ) nhưng sau này giải tán vì nhiều lý do, bây giờ thì em cảm thấy có chương trình nào mình sắp xếp được thời gian, có khả năng tham gia thì mới chung tay góp sức thôi bác ạ. (nhưng với riêng HG thì em ít từ chối lắm )  Wink
Cảm ơn bác đã quan tâm ạ.
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #464 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 08:10:56 pm »

Nhìn chị HLN quen quen.Có phải đt của chị ấy có 3 số đuôi là=875 không hả người chiến sĩ?
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #465 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 08:30:35 pm »

Nhìn chị HLN quen quen.Có phải đt của chị ấy có 3 số đuôi là=875 không hả người chiến sĩ?

Không phải ạ  Grin
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #466 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 09:07:03 am »

Tôi xa nhà cũng được 1 ngày rưỡi, đã đến lúc phải gọi điện về hỏi thăm mẹ như thế nào. Lại nói về chuyện sóng điện thoại, tôi chẳng lạ gì nữa, mobi thì chết từ Tuyên Quang, Viettel thì thoi thóp lên đến thị xã HG, chỉ có Vina là khỏe nhất. Chính vì thế mỗi lần đi HG tôi luôn chủ động mang theo 2 sim điện thoại đề phòng có công việc ở nhà, việc cơ quan phải giải quyết. Tôi xa nhà nhiều nên cũng quen rồi, kể cả không gọi điện về thì nỗi nhớ gia đình vẫn thường trực trong tim, nhưng lần này tôi muốn gọi nhiều hơn. Mẹ tôi mới trải qua ca phẫu thuật mắt được 20 ngày, tôi gọi cho cả chị dâu nhờ chị để ý đến mẹ hơn (dù mẹ tôi cũng là mẹ của chị nhưng " Không được ăn thịt ăn xôi, thì cũng được lời nói cho tôi vừa lòng " - có lẽ chị dâu tôi cũng sẽ nghĩ vậy ), được cái chị là người khá cẩn thận, chu đáo và thương mẹ chồng nhiều nên khiến tôi yên lòng phần nào.
Xe chạy chậm lại khi vào đoạn cua, khi gặp phải con đường gập ghềnh khó đi, chúng tôi hát " Xe ta bon bon trên đường tiền phương đang vẫy gọi, mà xe ta bon ra chiến trường...." rồi chị HLN còn rút điện thoại ra gọi cho các sư thầy, còn chúng tôi đồng thanh " Nam mô a di đà phật " vì thầy dạy chúng tôi, khi gặp đoạn đường khó đi, các con hãy nói câu ấy. Cả xe lại cười xua tan đi nỗi mệt nhọc, tôi nhìn ra cửa kính chỉ tay vào Núi Đôi và tự hào giới thiệu với các em lần đầu tiên lên với HG. Núi đôi Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km, thuộc địa phận thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. (theo những danh lam thắng cảnh của HG ). Quản Bạ cũng là huyện có xã Thanh Vân, nơi đặc sản HG ra đời : rượu Ngô ( gọi tắt : Ngô Thanh Vân - rượu người mẫu, uống phát nào chuẩn luôn phát ấy ) mà uống nhiều quá thì Ngô = Ngu (vì không còn kiểm soát được mình nữa - tôi chưa bao giờ để rơi vào tình trạng này )




(hình mang tính chất minh họa - không chụp cùng đợt với chuyến đi này )

Con đường dẫn vào xã Sủng Trái thật vất vả gian lao, nhưng cũng nhờ những băng rol của UBND xã, của trường THCS : " Nhiệt liệt chào đón nhóm tình nguyện " Vì HG thân yêu " đến thăm và tặng quà...." mà chúng tôi biết đường đi cho đúng. Xã Sủng Trái (huyện Đồng Văn) là một trong 35 xã nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Cách thị xã Hà Giang 125km. Với 831 hộ trong đó có 745 hộ nghèo (= 92,3%) hơn 5000 khẩu. Cuộc sống của bà con nơi đây vô cùng khó khăn do thiếu nước, thiếu đất sản xuất và khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Diện tích đất trồng quá hạn hẹp giữa những rừng đá chập trùng (411,5ha/ 2509ha diện tích đất tự nhiên). Xã có 13 xóm 100% đồng bào dân tộc Mông. Giữa ngút ngàn núi đá tai mèo, việc “đưa cái chữ” đến từng thôn bản thật khó khăn và vô cùng vất vả. Hiện trường PTCS Sủng Trái có 935 học sinh trong đó có 185 học sinh trung học cơ sở, 179 học sinh bán trú dân nuôi. Học sinh mầm non có 15 lớp với 314 cháu. Với địa hình vô cùng khó khăn, núi non hiểm trở, để đến trường, các em học sinh phải vượt qua những con đường gập ghềnh, vách đá cheo leo, có khi phải đi bộ đến nửa ngày.
Năm học mới đã được gần 1 tháng, nhiều trẻ em không có sách vở đến trường. Mùa đông sắp kéo về mang theo cái đói, cái rét. Hầu hết người dân nơi cao nguyên Đá Đồng Văn nói chung và xã Sủng Trái nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong mùa khô do nguồn nước cạn kiệt. Để có được 1 can nước, đồng bào và các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh phải đi bộ hơn 10km qua những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt. Mùa Đông nơi đây thường đến sớm hơn (tháng 11) và kết thúc muộn hơn miền xuôi (tháng 5). Trung thu là từ mà rất nhiều trẻ em trên Cao nguyên Đá chưa được biết đến. (trích lời kêu gọi trong đợt quyên góp ủng hộ của nhóm )



Lần đầu tiên tôi đến Sủng Trái là tháng 2/2004, sau 5 năm bộ mặt của ST đã thay đổi rất nhiều, dễ nhận biết nhất trên các xã vùng cao của HG là mô hình : Trường học - Ủy ban - Trạm y tế được xây liền kề nhau. Cán bộ xã, hiệu trưởng và giáo viên đi bộ ra đón đoàn, các TNV cũng xuống xe luôn để đáp lại tấm chân tình của chủ nhà. Những cái bắt tay nồng ấm tình người, không thể diễn tả hết niềm vui, chúng tôi sẽ là nhịp cầu nối để đến với bà con dân tộc, với các em nhỏ thân yêu.










Những ánh mắt ngơ ngác



1 chút sợ sệt, e dè (trẻ em vùng cao thấy đông người lạ, chúng nhát lắm )



Bà con đứng chật kín sân chờ được trao tặng quà.



Bà con cũng thích " diễn " trước ống kính Cheesy



Chúng tôi được dẫn vào phòng truyền thống cũng là phòng họp của UBND xã. Anh Triểu - Bí thư Đảng ủy xã tiếp chuyện " Các bạn đang ngồi ở vị trí cao hơn 1600m so với mực nước biển, cứ yên tâm là không bị làm phiền vì ở đây không có sóng điện thoại ". Các bạn TNV trong nhóm tôi rất thân thiện và nhiệt tình, nụ cười luôn thường trực trên môi.





Nghỉ ngơi xong chúng tôi được mời sang trường THCS ăn trưa, trường cũng gần ủy ban (mất 5p đi bộ ). Các em học sinh cũng nhiệt liệt chào đón.




Nhà trường làm 5 mâm cơm, cán bộ giáo viên, UBND xã và nhóm tình nguyện ngồi xen kẽ để giao lưu. Tôi biết là không thể tránh được phải uống rượu, nó thể hiện cái TÌNH của người vùng cao. Họ nhiệt tình đến.........phát sợ.







- Em tên là gì? - 1 ly
- Em bao nhiêu tuổi? - 1 ly
- Em quê ở đâu? - 1 ly

Cứ thế cho đến hết cái lý lịch trích ngang trích dọc thì sơ sơ cũng phải 15 ly là ít, em cùng phòng với tôi là TNV nhỏ tuổi nhất nhóm. Em chưa bao giờ uống rượu nên ngay từ ngụm đầu tiên em đã phải chạy ra ngoài (mà lại đúng lúc bí thư Đảng ủy tiếp ) tôi " đỡ đạn " cho em theo phép lịch sự và nói các lãnh đạo hết sức thông cảm. Tôi biết lượng sức mình trong các cuộc vui với mọi người, mình còn phải làm nhiều việc cơ mà. Cán bộ vẫn không ngừng chúc rượu, tôi lo sợ các em TNV phải uống nhiều nên tôi giả vờ kéo 1 vài em ra lấy lý do là triển khai công việc sắp tới, coi như 1 sự " giải thoát " cho chúng tôi.
Ở dưới sân trường, 1 số các thầy giáo đang chuẩn bị phông chữ cho chương trình, 1 số TNV thử trống, tôi và 3 TNV nữa chịu trách nhiệm về văn nghệ và trò chơi. Mỗi người 1 việc, mọi cái được tiến hành rất khẩn trương.
 






Chúng tôi mời các em lên hát, mặc dù đã dỗ dành, động viên các em nhưng nhiều em còn e dè xấu hổ (mắc cỡ ) chỉ có 3 em học lớp 9 là dũng cảm lên hát bài " Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh "






(còn nữa )
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2009, 03:14:21 pm gửi bởi nguoichiensi » Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #467 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 10:24:35 am »

- Năm ngoái, chỗ tớ có 1 tổ chức PCP đến làm từ thiện cho hộ đồng bào dân tộc; rồi bắt đi nghe giảng đạo (đạo gì bên Hàn Quốc hay sao ý, nghe tên lạ lắm; tớ không nhớ); đồng bào đi hăng hái lắm, vì nghe giảng 1 buổi sáng thì được phát 15 kg gạo/hộ. Được gần 1 tháng, tổ chức ấy hết gạo, thì đồng bào cũng không đi nghe giảng nữa. Mình hỏi 1 ông già làng, ông bảo: "Có gạo thì tao đi họp, không gạo thì để tao đi rẫy chớ ! không đi rẫy, không có gạo thì cái bụng tao đói lắm".
Tớ hỏi lại Già làng: "Thế nhà nước không cho Già gạo hả?". Già làng bảo: "Nhà nước chỉ làm đường, cho điện sáng, khám bệnh không mất tiền, cho vay tiền mua trâu; chứ nhà nước hổng có cho gạo, chán lắm !". Hì.
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #468 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 10:37:41 am »

Nhìn cái hình Núi đôi - Hà Giang này sao trông quen quen? Không biết chụp từ lúc nào?
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #469 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 10:52:53 am »

- 1 tổ chức PCP đến làm từ thiện... rồi bắt đi nghe giảng đạo... đồng bào đi hăng hái lắm, vì nghe giảng 1 buổi sáng thì được phát 15 kg gạo/hộ.
Vẫn để chuyện này xảy ra? Lạ thật.

Già làng bảo: "Nhà nước chỉ làm đường, cho điện sáng, khám bệnh không mất tiền, cho vay tiền mua trâu; chứ nhà nước hổng có cho gạo, chán lắm !".
Làm đường điện hàng chục km, làm trạm điện,... là phần nhà nước. Phần nhân dân (cùng làm) là mua cái bóng điện. Thằng "đạo" nó mua bóng đèn đến cho dân thế là dân theo đạo vì nó cho... điện. "Bổn cũ soạn lại" vẫn thấy hay nhỉ!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM