Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:18:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #390 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 06:38:11 pm »

Nơi thôn anh em TB đóng quân là một quần thể hơn 70 hộ dân, rải trên diện tích khá rộng, có những chỗ như đồng bằng




nhưng có những nhà, ngay sau lưng là núi như thế này




Từ thôn ra đến chợ là quãng đường dài hơn chục cây số, bà con ở đây tự túc đồ ăn thức uống, tuần chỉ xuống chợ vài lần

Nhưng với hơn ba chục con người thì ngày nào cũng phải đi chợ, và con trâu đầm trên kia đã phát huy xuất sắc sức kéo 4.5 của nó ...  Grin Grin
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #391 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 06:44:13 pm »

Ngôi nhà mà anh em TB cùng ăn, tập trung sinh hoạt là của một bác quê gốc Thái Bình, cựu chiến binh Hà Giang 1982 - 1984 ....

Nhà đơn sơ và nghèo, nhưng chủ nhà đã chuẩn bị sẵn giường chiếu tươm tất nhất có thể để " cán bộ chủ chốt của đoàn ăn nghỉ " - theo đúng lời của Bác chủ nhà




Nhưng TB cùng Anh cấp trưởng đã thống nhất từ nhà : Anh em đi để 3 cùng với bà con, thì cán bộ cũng sẽ 3 cùng với anh em trong đoàn!

Vậy là chiếc giường tình nghĩa của Chủ nhà đã chỉ là nơi để ưu tiên cho một vài đồng chí nữ khi bị mệt, ốm lên nghỉ ngơi, còn thì tất cả anh em TB đều ngủ ở nhà văn hóa, trải chiếu ( mang từ Hà Nội đi ) nằm trên nền xi măng .....
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #392 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 06:49:32 pm »

Nhà của Bác chủ làm bằng gỗ, vách ghép đơn sơ - rất đơn sơ



Nhìn xa thì vậy, lại gần thì vách nhà đây ... các tấm gỗ rất thưa  ....





Khi TB hỏi : Vách thế này, mùa đông gió bấc thì sao ?
Bác chủ nhà hồn hậu đáp : Thưa thế này, gió vào đằng này ra hết đằng khác, mặc ấm vào không sao đâu  Undecided

Rồi bác tiếp : Dần dần có tiền sẽ mỗi năm làm kín thêm một ít



Chính từ những chi tiết đời thường này, TB đánh giá rất cao những chuyến đi như thế này - đối với cán bộ, đoàn viên ... nhất là những em 8x, 8x cuối ( học sinh của các trường trong Đoàn của CQ TB ) ... các em từ Hà Nội lên và các em sẽ hiểu hơn về cuộc sống  ....
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #393 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 06:52:39 pm »

Với chính sách hỗ trợ của Nhà nước,  điện đã được đưa về thôn




Và cho dù nhà cửa còn rất đơn sơ, nhưng hầu hết những gia đình ở đây đều sắm TV,và do đây là vùng lõm ( sóng mobi gần như không có ), nên gia đình nào cũng có những thiết bị Hi -tech này  Grin

Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #394 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 06:58:16 pm »

Khi ở cùng bà con, thì anh em làm cùng bà con, đây là lò sao chè ... và một đồng chí đoàn viên trong Đoàn TB đang quay chè cùng bà con



Cô Thạc sĩ quay bằng tay, được hơn tiếng là mõi rã rời .. mồ hôi như tắm ... để được 2kg chè khô ta uống ...  Wink


Và khi bà chủ nhà quay chè ... bà dùng chân ... nhàn hơn hẳn  Grin

Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #395 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 07:03:56 pm »

Đoàn của CQ TB đã khám bệnh ( mấy đồng chí ở Bệnh viện mang cả máy siêu âm đi theo ), phát thuốc miễn phí, tập huấn về nông nghiệp, sửa đường thôn, tặng gạo .... và khi về bà con tặng cho rất nhiều quà, những sản vật tự trồng được là chè và nhãn ...


Sau chục ngày công tác, đoàn của CQ TB rút quân, cố gắng thực hiện đúng câu : " Đi dân nhớ, ở dân thương ...."



Đoàn rút quân về trong ánh chiều vùng sơn cước ... anh em trong đoàn dù là Bí thư các Đoàn cơ sở hay là học sinh, sinh viên khối trường ... ai nấy đều lưu luyến



Em xin hết chùm ảnh vặt về chuyến đi  Smiley
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #396 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 02:32:41 pm »

QUÂN SỬ DU KÝ
   Thật thật, giả giả chẳng biết đằng nào mà lần, mạng là thế giới ảo nhưng chẳng ai dám bảo nó không thật. Vào mạng ảo,  tôi lại có nhiều bạn thật, thật đến bao nhiêu  và thật như thế nào thì còn phải kiểm chứng. Nhóm CCB chúng tôi thử du Nam một chuyến theo những thông tin trên mạng  Quân sử xem thực hư thế nào???  Thăm những người bạn trên mạng, bạn chít chát mà các bậc cha chú vẫn hay la mắng con cái mình mỗi khi chúng ngồi ôm bàn phím. Thật là sìtin quá phải không các bác, cũng bởi thế loạt bài này tôi viết pha giọng Trỗi pha Quân sử  ký chút xíu có gì chưa phải mong các bác lượng thứ.
   GHÉ QUI NHƠN
   Qui Nhơn là quê của Đại trưởng trinh sát Võ Văn Hà ( một thành viên QS) nhưng hiện nay đã định cư ở Đồng Nai nên anh em chúng tôi không có ý giao lưu quân sử ở đây. Baogt có công chuyện với sở giao thông, tôi ( Phong Quảng) và Trung sĩ 1 mỗi người đều có nỗi niền  riêng với quê hương đất võ.
   Với Trung sĩ 1, dù không nói, nhưng tôi biết trong con người lãng tử tài hoa này thuộc không sót bài thơ nào của Hàn Mạc Tử. Vậy mà Qui Nhơn với Trung Sĩ  chỉ là hình ảnh ngọn núi tím mờ dưới ánh trăng nơi sân ga hơn 30 năm trước.
      Hôm nay có một nửa trăng thôi
      Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
      Ta nhớ mình ta thương đứt ruột
      Gió làm nên tội buổi chia phôi
Hàn Mạc Tử
   Không biết tâm sự này của thi sĩ họ Hàn có nói thay được tâm tư chàng lính trẻ Hà Thành năm nào,  khi đoàn tàu quân sự rời ga Qui Nhơn lao tiếp về phía Nam như một cơn lốc đưa anh vào những trận đánh khốc liệt miền biên cương. Thật buồn và tiếc cho Trung Sĩ ngày đó chưa kịp gặp đã chia xa đất, người Bình Định,  nhưng đổi lại chàng trai Hà Thành năm ấy đem đến cho chúng ta những dòng hồi ức sống động của người lính về mặt  trận “ Biên giới Tây Nam “. Và hôm nay sau 30 năm lỡ hẹn gặp lại …Anh lính xưa nay đầu đã điểm bạc, mới đến lại Qui Nhơn chắc phải nhiều tâm tư lắm lắm.
   Tôi đến Qui Nhơn lần này cũng mong gặp lại mấy người bạn Trỗi, một mối liên hệ tin cậy nhưng bung lung. Gần 40 năm rồi chứ ít gì, thú thực nếu đi ngoài đường có vô tình gặp nhau thì  chẳng thể nhận ra nhau., còn ngồi bên nhau chỉ nhắc :” Tao là trỗi K..” là thân thiện, là  tin cậy , Trỗi nó thế !
   Tối đầu ở Qui Nhơn mưa và gió, nghe có thằng Trỗi K7 mới vô là  bác  Nhất  Trung đến liền, tôi thật sự cảm động vì trước đó anh chưa thể nhớ và hình dung ra tôi. Tối đó, biển mưa gió lớn, bác Nhất Trung vẫn đầu trò cuộc nhậu với những câu chuyện hài bất tận làm người trong bàn sặc bia ra cả đường mũi, người ngoài bàn và các cháu phục vụ cứ ôm bụng phì  cười. Cuộc vui kéo dài tới khuya chưa muốn dứt.


Hôm sau Anh Trung đưa chúng tôi đi thăm nhà Chinh cùng K7 với tôi. Nhà Chinh kinh doanh lốp xe hơi, cả tầng 1 là cửa hàng chất đầy lốp xe các loại nhưng bố trí rất khoa học, gọn gàng. Anh bạn còn kiêm nghề sưu tầm đồ quân sự cổ. Trong nhà trang trí nào cây nhiệt đới, xẻng Mỹ , thùng đại liên, lựu đạn M26, súng côn Rulo…Ngay cả bình khí ném bơm lốp xe của bạn mình cũng có 1 không 2, được làm từ hai quả bom 250kg. Chẳng thế mà nhà quay phim Phạm Việt Thanh đi qua phải dừng lại …xin ghi hình.


Để ý thấy một túi nilon trong có dòng chữ :” Võng chiến sĩ QGP từ tháng 4/72 đến tháng 4/1975 ”. Hỏi ra mới biết tấm võng theo bạn suốt các trận đánh từ 1972  đến  Ban Mê Thuột, đến Dầu Giây và đến ngày toàn thắng 30/4/75. Chinh là lính trinh sát trung đoàn 95B, f 325, QĐ2. Cùng trung đoàn với các anh Lê Bình, Cường Mèo, Doanh Mán, Lê Minh chốt giữ thành cổ Quảng Trị cho đến ngày cuối cùng 16/9/1972.
Chúng tôi ngồi bên nhau ôn lại chuyện Quảng Trị, tôi chợt nhớ chuyện trinh sát f325 qua hồi ức của người lính sinh viên Tiến Tài do EGK9 tặng. Tôi hỏi Chinh về trinh sát sư đoàn 325 thì Chinh đều biết . Té ra cậu ấy đã từng là học viên lớp bổ túc trinh sát do tác giả cuốn hồi ức và Lê Minh K5 Trưỡng Trỗi dạy năm 1973 tại Quảng Trị, thế mà họ không nhận ra nhau. Lúc ấy mà hai ông cùng vỗ ngực tao trỗi thì đâu đến nỗi nhỉ.
Cũng lại là Chinh, một thành viên trong nhóm trinh sát “ luồn sâu” A74  không may đó.  Tôi xin trích dẫn mấy dòng trong “ Nhật Ký viết lại” của Nguyễn Tiến Tài_Nhà xuất bản Hội nhà văn_27/6/2008.
Ngày 5/1/1974, anh Ngơi và Hồ Bảo lên sư bộ nhận lệnh. Chiều về nhóm “luồn sâu” họp khẩn cấp nghe phổ biến :
1_ Tư lệnh trưởng sư đoàn , ông Duy Sơn, chính thức giao nhiệm vụ và đặt mật danh cho nhóm trinh sát là A74, do Hồ Bảo là trưởng nhóm, tôi là phó, anh Ngơi trực tiếp theo dõi và chỉ đạo.
2_ Sáng 7/1 được ấn định là giờ xuất kích của A74, xe ô tô của sư đoàn sẽ đưa đến một vị trí trên chiến tuyến miền Tây.
3_ Nhiệm vụ chi tiết sẽ được anh Ngơi phổ biến tai điểm xuất phát trên miền Tây.
……
Đi cùng A74, ngoài anh Ngơi, còn có một vài chiến sĩ, hoạc có vai trò dự bị, hoạc để hỗ trợ, đó là các trinh sát Hoạch, Chinh, Ngac, trinh sát thông tin Thứ và ytá  Tất.
…….
Cả Bảo và tôi đã lăn lộn với Quảng Trị khá nhiều, hết miền đông lại miền Tây, nhưng đay là lần đầu tiên chúng tôi cùng đi với nhau. Hai đứa đang huyên thuyên với nhau thì thấy xe của chúng tôi bị trơn, trườn ra mép đường. Ầm, ầm ầm. Cây cối, đất đá.Xe lật lăn xuống vực sâu hoán hút. Quay cuông, chới với. Ngay sau đó tôi không nhìn được gì nữa.Sờ soạng quanh người thấy đất đá ,cây cỏ. Mình đã văng ra khỏi xe. Sờ lên mặt thấy ướt nhầy, mùi tanh và vị mặn của máu lẫn với đất đá và lá cây. Hết tiếng đổ vỡ đến tiếng í ới rên rỉ. Tiếng những đồng đội của tôi, tiếng người lạ, tiếng ai đó rất gần tôi : Ngạc hy sinh rồi, bị vỡ ngực. Càng sau càng có tiếng nhiều người, có cả tiếng con gái , giọng Quảng Trị.

Lần đó Chinh bị thương nhẹ và là người bắn AK báo hiệu cấp cứu. Ôi ! 35 năm rồi còn gì, Chinh cứ tí lại nhắc tôi nhớ tìm cho số liên lạc của anh Tài, người dạy Chinh về cảnh đồ mà họ xa nhau từ lần bị thương đó, tôi hiểu điều gì đang diễn ra trong bạn,  tưởng đã yên ắng qua đi, hôm nay  bừng ùa về trỗi dạy nỗi nhớ đồng đội…
 Hôm này ngồi  đọc lại “nhật ký viết lại’ tôi lại mừng khi thấy tấm hình của nhóm trinh sát A74 chụp ngày 6/1/1974 , có Chinh . Điện thoại báo và cho số điện thoại anh Tài, cậu ấy vui quá.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #397 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 03:12:45 pm »

  Chờ mãi bây  giò mới có ký sự của  cậu em,hay lắm chị chờ nhé. Cám ơn em,giữ sức khỏe  em ạ,thấy đi mua sách vẫn hoành tráng lắm hát vẫn say sưa mà .
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #398 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 10:15:33 pm »

 Những trận chiến trong chuyến Nam du ký bây giờ chẳng khác cuộc chiến năm xưa là mấy bác Phong Quảng nhỉ? ngày xưa ta chiến đấu với quân địch , ngày nay ta chiến đấu gụ với đồng chí, Ngày xưa ta hô xung phong khi chiến đấu , bây giờ ta hô dô khi tác chiến . Cuộc chiến cứ kéo dài, kéo dài mãi hết trận này tới trận khác làm người lính CCB năm xưa thấy mệt mỏi. Grin
 Thôi thì ngày xưa ta quyết không đầu hàng , ngày nay chiến đấu dai dẳng quá thôi ta hạ vũ khí vậy.
 Thế mà có trong trận chiến có người xin thua xin đầu hàng mà người phía bên kia không chịu cho thua không đồng ý cho đầu hàng Angry Thế mới lạ, lính đơn vị nào mà hiếu chiến thế không biết Huh
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #399 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 12:04:45 am »


...Anh lính xưa nay đầu đã điểm bạc...


Anh nói xấu em thế nào ấy chứ?  Undecided

Còn xanh lắm!

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM