Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:46:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221579 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #270 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:02:53 am »

Hì Hì, đạt được kết quả như vậy cũng là do các bác QKTĐ rất "chăm chỉ luyện tập" trước khi xuất quân đấy, bác TS1 nhỉ Wink
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #271 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:53:20 am »

Các Bác QKTD nam chinh kiên cường, đi đâu là chạm súng đấy, chiến sự ác liệt kéo dài dọc bước tiến quân, vậy mà quân kỳ vẫn phấp phới, đội hình vững vàng .... xứng danh hào kiệt đất Hà Thành, bái phục bái phục!

Các bác QK7 chặn đánh nhiệt tình, trận lớn, trận nhỏ như thiên la địa võng, lực lượng hùng hậu, hỏa lực mồi la liệt, đạn nhọn gụ chảy tràn như suối, thể hiện chí thành đãi chiến hữu, quả thực là Hảo hán chốn trời Nam!


Sau đợt tình nguyện, tác chiến nhỏ lẻ mạn rừng núi phía Bắc, em nhận thấy, em mà được bám chân các bác QKTD nam chinh, chắc là bị loại khỏi vòng chiến ngay từ cửa ngỏ thành phố, dọc theo QL1A ... hic ...

Mong các Bác QK7 sớm xuất quân Bắc phạt

Săp tới anh ra đấy, anh và chú dẫn nhau đi uống nước ngọt coi ai xỉn trước, nhé ...
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #272 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 03:23:46 pm »

Ó kà! Sơ!

Bác ra Hà Nội ới em nhá, anh em đi ăn kem Tràng Tiền ... hĩ hĩ ...
Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #273 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 10:28:55 pm »

TẢN MẠN CHUYỆN XẾP HÀNG

Nếu ai đã qua thời bao cấp thì chẳng thể quên được cái món xếp hàng. Xếp hàng để mua mọi thứ, từ cân gạo, mớ rau, bìa đậu ... đều phải xếp hàng. Người ta xếp nhiều giờ trước khi cái cánh cửa gỗ mốc meo sứt sẹo của hàng mậu dịch mở ra để ít nhất yên tâm là mình đang cầm giữ một phần cơ hội...mua được thứ mình cần.  Nếu anh lười không muốn đứng xếp trong hàng dài thõng thượt đấy thì ít nhất phải có hòn gạch hay cái rổ rách thay thế, nếu không thì chịu khó xùy ra ít hào cho cái đám đầu cơ gạch ngói vỡ, rổ rách ở đầu hàng mà "mua lấy một viên" (tức là 1 cái chỗ do nó xí phần sẵn từ trước). Cá nhân tôi thì ghét cái chuyện xếp hàng này kinh khủng, nhất là sau một lần đi xếp hàng mua dầu hỏa, mải đánh đáo với mấy thằng ở vỉa hè mà dầu thì không mua được, can mất đằng can, về nhà mẹ đuổi đánh chạy quanh khu tập thể.
Vì ghét xếp hàng mà tôi ghét cả cái hàng phở Bát Đàn lẫn Lý Quốc Sư mặc dù phở ngon, hợp khẩu vị, chỉ vì ở đó cứ hay phải xếp hàng chờ mua bát phở (nhất là buổi sáng). Nhiều khi còn rước thêm cái bực mình vì thái độ nhà chủ bán hàng mà khỉnh khỉnh như đang phát chẩn "Ăn gì?"... "mười lăm ngàn"..."bê đi"....mặc dù mình là người đang tham gia phần vỗ béo cái đám khinh khỉnh đấy. Nhiều người bày cách “ông cứ sang bên cà phê nhà Quỳnh, rồi bảo chúng nó sang lấy cho”, ấy thế nhưng mình lại không thích cái kiểu ngồi te he trên cái ghế đẩu của quán cà-phê, tay bưng bát phở đã bị/được đổ sẵn tương ớt-chanh theo khẩu vị ước lượng của thằng nhân viên quán cà phê, cong lưng húp sì sụp bát phở vì nó mất đi cái cảm giác thưởng thức mà chỉ còn là “nhồi năng lượng”. Vậy là có đến 7 năm nay mình chẳng đến đấy nữa.
Vì ghét xếp hàng mà tôi chả mấy khi hòa nhập được các em tuổi “tiền mãn teen” trong mấy vụ ăn uống. Các em bi giờ đi ăn uống hay chọn những chỗ có tiếng một chút, sành điệu một chút, vậy là những chỗ đấy nếu đến muộn một chút thì chắc chắn sẽ phải xếp hàng một chút, “anh thông cảm chưa có chỗ anh ạ”. Vậy là cả một lũ mặt mũi tưng bừng cố gắng đứng nói chuyện với nhau giữa cái không khí ngột ngạt oi ả của buổi trưa hè để chờ đến lượt vào chén. Có lần trước cửa quán Ngon trong cái nắng tháng Bảy tôi tuyên bố với các em “Anh lúc nào cũng coi Phở 24 chỉ là một thứ mì ăn liền mà nước dùng có nhiều hồi và quế, nhưng trong trường hợp này anh thà nhắm mắt ngồi trong đấy chén một bát rồi về nghỉ còn hơn đứng rang nắng xếp hàng kiểu này!”. Và quay đít về trước. Thế nên mỗi khi có ai đó định mời đến một nhà hàng nào nghe tên có vẻ sành điệu một tý là tôi hỏi ngay “ở đó có phải xếp hàng không?”.
Vì ghét xếp hàng nên một lần đứng trước dãy người dài dằng dặc kéo từ trong ra đến tận ngoài vỉa hè một siêu thị trên đường Orchard ở Sin, tôi đã phá lên cười và hét toáng lên “Bọn điên!” khi biết được hàng dài những nam thanh nữ tú đó kiên nhẫn xếp hàng từ nhiều giờ trước chỉ vì hôm đấy gian hàng LV sẽ “sale”, họ đang chờ nó mở cửa. Những đôi nam nữ hồ hởi nắm tay dắt nhau lần lượt vài cặp một được bước vào gian hàng, những cặp khác thì kiên nhẫn chờ. Một lúc sau thì lần lượt các cặp lại hồ hởi bước ra và trên tay…chả có cái gì. Phần lớn họ kiên nhẫn xếp hàng để chỉ vào…xem, vì dù giảm giá đến mấy thì sinh viên cũng khó đủ tiền để mua một món đồ LV tại mấy cửa hàng này.

(Còn tiếp)
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #274 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:03:20 pm »

Bởi vậy với tôi, xếp hàng là một thứ xa xỉ, lãng phí thời gian, sức khỏe. Mệnh đề này luôn luôn được chứng minh và củng cố, mình là Thượng Đế, là người trả tiền thì mình cần phải được phục vụ chu đáo. Tôi gần phát điên khi mà trong cùng buổi sáng phải bước vào 2 quán cà phê là Gloria’s Jean và Coffee Bean, cả 2 quán cho dù nhân viên nhiều hơn khách, nó vẫn bắt khách phải tự ra quầy mua đồ, trả tiền và tự bê đồ về bàn với giá “bố của đắt” là hơn 2 trăm ngàn cho 3 món đồ uống gồm đá xay và si-rô. Tôi sẵn sàng dẫn bạn tôi ra quán cóc trên vỉa hè HCMC uống ly cà phê 7 ngàn chứ cóc thèm bước vào những quán như vậy, ít ra người ta còn mang cà-phê tận nơi cho mình kèm một nụ cười.
Vì thế có lẽ chỉ duy nhất tại sân bay là tôi chấp nhận xếp hàng (có lựa chọn nào khác đâu cho dù là C – Class đi chăng nữa thì vẫn phải xếp thôi). Ấy vậy mà tại Nội Bài, trước cửa an ninh, bị ngay một bà cụ “tạt đầu”. Chà chà chưa có ai cẩn thận như bà cụ này, vào sân bay rồi vẫn còn đội cái mũ lưỡi trai trên đầu và cái mũ lưỡi trai đó được bảo vệ bằng một cái…mũ bảo hiểm. Tay xách một cái làn được bọc sơ sài bằng cái bao xác rắn, thập thò bên trong là mấy con vịt đã được cắt tiết vặt lông mà… chưa chín. Thôi, gặp “thứ dữ” rồi, đành tặc lưỡi nhường cụ đi trước cả quãng vì rồi đằng nào tay kiểm tra máy soi cũng bắt cụ quay lại quầy để gửi cái đám “môi trường tiềm năng của H5N1” kia thôi mà. Đến lượt về tại TSN, trong lúc đang từ tốn đẩy cái xe tiến vào khu “đường ngoằn ngoèo” dẫn vào quầy đăng ký thì giật bắn mình vì tiếng bước chân chạy gấp gáp, tiếng xe đẩy nẩy “xoành xoạch”. Vừa sững người lại chút thì một quả “gen-tờ - lờ - mần” chừng gần 40 cao ráo mượt mà, áo phông cá sấu vàng chanh, quần Âu sọc đen là pli thẳng tắp hì hụi đẩy cái xe “vượt trong” tiến trước vào con đường giữa hai hàng dây. Vượt lên trước rồi thì quả vàng chanh hãm tốc độ thủng thẳng bước từ từ uốn éo theo con đường kiểu “mê cung” này. Lúc này tôi mới hiểu mục đích của quả vàng chanh cũng chỉ là “vượt một thằng đi trước” mà thôi. Đành chỉ cười nhạt một cái nghĩ “Tại sao phải bon chen thế khi mà vẫn phải xếp hàng chờ vào quầy, ở quầy ra thì xếp hàng chờ kiểm tra an ninh, rồi thì xếp hàng chờ ra tàu…cuối cùng cũng bay như nhau”. Nhưng ở đời đúng là thiên bất dung gian, từ đâu lại tòi ra một quả thanh niên sành điệu, lưng đeo ba lô, hông máng laptop, đầu gật gù theo giai điệu phát ra từ Ipod. Nhưng khủng nhất là thanh niên này cứ thế tiến vào quầy theo kiểu “xông pha”, tức là cứ cắt thẳng đường mà đi, cứ vướng cái dây xanh ngăn cách nào là tự tháo chốt bước qua, cắt ngang mặt tôi, cắt ngang mặt quả vàng chanh, lù lù tiến vào vị trí chờ quầy! Ối chà, quả vàng chanh mặt hằm hằm “này, ra đằng sau xếp hàng đi chứ thằng kia!”. Cái “thằng kia” vẫn đang gật gù nghe nhạc nên coi như điếc, vậy là một cú kéo áo giật nhẹ đến vẹo cả người. Đương nhiên tiếp theo là khẩu chiến “mày thiếu văn hóa” và “ông quá thô lỗ, bỉ ổi” lôi ra…. Cô bé áo dài xanh vẫn điềm nhiên không can thiệp, dấu nụ cười sau chiếc khẩu trang thời đại dịch ra hiệu cho tôi và những khách phía sau. Khi đi ngang qua tự nhiên lại ngứa mồm “Này, đến Hà Nội thì hai ông dắt nhau ra Bát Đàn mà ăn phở nhá!”, cả hai hơi sững lại một chút rồi lại tiếp tục quay sang nhau chứng minh trình độ văn hóa.  Ô kìa, sao mình lại cảm thấy khoan khoái khi vượt qua 2 thằng này nhỉ? Bố khỉ, có lẽ mình cũng nên đi ăn bát phở Bát Đàn!  Grin   
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #275 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:16:29 pm »

Xếp hàng ... lại xếp hàng ... đi đâu chẳng xếp hàng nhễ?  Wink

Xếp hàng để mua sắm, nhận dịch vụ, được chăm sóc ... nhất là ở thời kỳ cung thì ít mờ cầu thì nhiều cũng do nạn "nhân mãn" tạo nên, làm răng mờ tránh được.  Từ thuở lêu bêu, ngơ ngác khi "chuồn" ra nước ngoài được, thằng tôi đã quen với nhu cầu xếp hàng (lãnh nước, lãnh thực phẩm, lãnh quần áo ...) xong xếp hàng để mua sắm, xếp hàng để lo bao mớ tính tình tinh...

Tôi đến Mỹ vào cuối thập niên 70's, mờ có duyên lại được "bông xô" ở bang Louisiana ở miền nam.  Hầu hết các địa phương của miền nam nước Mỹ, dân da trắng và da màu còn sống có khoảng cách chẳng mấy gần nhau.  Mặc dù chân ướt, chân ráo, người chưa tắm gội hết chất phèn ... nhưng mình cũng khá "tế nhị" về hiện tượng phân chia, ranh giới vô hình của sác sắc dân ở Mỹ (nhất là được sự thổi phồng qua sách báo của thời chiến tranh, v.v.)

Ông bảo trợ của tôi, lúc nớ có hãng xây cất nhà cửa tương đối phát đạt vì nhờ kinh tế dầu thô của vùng vịnh Mễ Tây Cơ đang lên...  Sang Mỹ chỉ được 2 ngày rưỡi là ông đã cho lính đến rước tôi đi ... cày (mèn, lúc nớ tôi rủa thầm là ... bông xô lủng ... sang Mỹ để đi học .. nào ngờ bị đì làm kiếp cu li như thế nầy ...); mặc dù "bức xúc" lắm, nhưng tôi vẫn bấm bụng đi làm (mờ lúc đầu biết làm gì đâu .. ngoài việc phát cỏ, làm sạch những khu nhà mới xây, sau khi bị ong chích, họ mới cho vào làm việc bốc xếp trong kho ....)

Đi làm lúc nớ, tôi chưa biết cách mang đồ ăn trưa theo; thế nên thường theo mấy người Mỹ làm chung để mua thức ăn nhanh.  Ở miền nam xứ Mỹ, món gà rán (fried chicken) tương đối phổ thông, mờ nổi tiếng nhất là thương hiệu Popeye Fried Chicken....;  Có một buổi trưa nọ, tôi cũng xếp hàng chờ đến phiên... (cố tình để mình thám sát mặt trận, xem đám Mỹ họ đặt hàng, ăn uống như thế nào... ).  Chuyện gì nó đến rồi phải đến, trong lúc thằng tôi còn ngơ ngơ, ngác như gà mở cửa mả... em bán hàng chu miệng hỏi tôi bằng giọng miền Nam dẻo nhẹo:

- Anh muốn gì? (what ya want)

Tôi giật mình chỉ lên mấy cái hình mờ ấp úng đáp:

- Tôi muốn ... muốn gà rán (I want some fried chickens)

Tôi càng hoảng khi nghe cổ hỏi tới bằng một giọng chẳng mấy kiên nhẫn và cộc lốc ...

- Thích gà gì, thịt đen hay thịt trắng (what kind of chicken ya want, dark meat or white meat?)

Mèn đéc, tôi lúc đó nào biết thịt gà trắng là ức & cánh, còn thịt nâu là phần đùi gà ... mờ lại nghĩ rằng đến gà mờ chúng còn phân biệt chủng tộc huống chi là người ...  nên lấp bấp mờ chỉ tiếp ...

- Tôi chỉ muốn mấy cái miếng đó .... (ah ... I only want some of those)

Đó là kinh nghiệm lần xếp hàng mờ tôi sẽ chẳng bao giờ quên ở xứ Mỹ!  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:20:43 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #276 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 08:50:38 am »

Viết tiếp đi 2 bác, đọc thích lắm.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #277 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 10:11:24 am »

Nhân thấy cs chuyện bức xúc về xếp hàng, góp thêm mấy mẩu này:
1/ Cụ Hồ, những năm 19 của thế kỷ trước, khi tuyệt đại dân Việt con mù chữ, đã có bài tham luận nổi tiếng tại hội nghị Véc-xây. Bài tham luận đó hay đến mức các ký giả quốc tế cũng phải giật mình.
Cũng vẫn cụ Hồ, những năm 44-45, sau khi bôn ba 4 phương, đã về lại Việt Nam. Khi ấy, cụ viết 'Việt nam sử diễn ca", mà cụ gọi đó là những vần nôm na, cho người mù chữ, ngu đần cũng có thể hiểu được lõm bõm.

2/ Cũng có người là thành viên của quansuvn.net, khi đang ngồi nhấm nháp cà phê trong quán Empire's Cat ở Shinjuku, chợt nhận điện của đối tác thẽ thọt: eo ôi, mua xong ở Diamon Plaza rồi, mà mưa quá không về được.Thành viên đó liền bốc máy gọi cho Travel Việt, có trụ sở ở Biên hòa: điều ngay 1 xe lên X, đón Y về Z. Khi thanh toán, lưu ý kế toán là charge vào tài khoản cá nhân của ....(thành viên quansuvn.net)
Nhưng khi lên phường, xin cái chứng nhận có hộ khẩu để đi tiêm cho con chó, vẫn kiên trì xếp hàng và nhẫn nại nghe nhân viên phường đáng tuổi con mình nhấm nhẳn.

3/ Những cái đó, hay là việc xếp xếp hàng, đều phải phụ thuộc vào hoàn cảnh. Thế thời thế, thế thời phải thế. Dọa 1 con bò cản đường xe chạy, thì có khi bị nó cho ăn 1 nhát thủng ruột.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #278 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 11:49:19 am »

Ở Quy Nhơn, PhongQuảng còn có cuộc hội ngộ với anh Nhất Trung, bạn đồng môn trường Nguyễn Văn Trỗi xưa_ nguyên thượng tá giám đốc công an giao thông đã nghỉ hưu. Té ra cánh quản lý giao thông với cánh thương binh không lạ gì nhau. Hai bên “đụng trận” nhau tại bàn sum họp do cánh thương binh tổ chức để từ biệt bọn tôi.

Như các bạn thấy trong ảnh : anh Hải ngồi bên trái tôi. Anh ấy rất lịch sự phải không? Vì mùa hè miền Trung nắng nóng như thế mà vẫn diện quần dài và đi giày thể thao Adidas trắng tinh. Mặc thế để che hai cái chân gỗ của anh ấy đấy! PhongQuảng giả bộ véo mạnh vào bụng “chân”. Hắn cười hề hề : “Ai chứ em không bao giờ tất giày bị thối. Tiết kiệm cho vợ được khối!”. Chúng tôi cũng bật cười. Ha ha ha! Buồn cười quá đi mất (! ) Ha ha ………

Hải cụt cả hai chân vì mìn 652A, thế quái nào mà vẫn mày mò học được lái xe ô tô, chở cá chợ Đầm kiếm tiền nuôi vợ. Và hắn đã chạy rất tốt, nhưng tôi đoán là không được cấp bằng lái xe. Anh em công an giao thông Bình Định cũng lờ đi cho. Chuyện giai thoại chưa kiểm chứng, theo lời kể của Hải cụt là anh Trung đã tuyên bố xanh rờn : “Thằng nào bắt xe thằng Hải thì bỏ tiền ra mà nộp phạt cho nó!”   
   
.Thầy giáo Bảogt vẫn phải ở lại dạy nốt ngày Chủ Nhật nên vào sau. Tôi với PhongQuảng lên tàu vào QK7 trước, tiếp tục cuộc hành trình. Do cả chiều cùng thù tạc, ôn lại chuyện xưa nên Tân mất suất chạy. PhongQuảng dúi cho chút tiền và hộp mứt khế xào gọi là chút quà Hà nội cho vợ chú em. Tân bảo nhà em nghèo không có gì tặng các anh. Vậy em tặng anh cây bồ đề này em đã trồng cách đây cả chục năm. Anh chăm sóc nó thay em!

Tân vác cho chúng tôi cái cây bồ đề đó đến tận cửa lên tàu. Tôi lia máy chụp vội mấy anh em ra tiễn rồi chui giường nằm ngay.  Cái đầu óc vốn mơ màng vì rượu bỗng muốn nhại lại thơ Nguyễn Trọng Tạo:

Anh trót để tình yêu tuột mất
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn
Hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
Một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn

Anh trót để “chân” ra đi vô cớ
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu

Anh trót để “đôi chân” bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng_ Mìn rồi!
Điều Có thể đã hoá thành Không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...
 
(Những chữ trong ngoặc là chữ tôi sửa)


Tạm biệt Quy Nhơn! Tạm biệt!

Phú Yên; Nha Trang; Tháp Chàm …trôi qua trong giác ngủ chập chờn

Tôi gặp cây quen trước khi gặp người. Tàu qua Dầu Giây, Long Khánh. Hai bên đường ray là rừng điều (đào lộn hột) cây thật lớn và rậm rạp. Lại nhớ hồi nằm ga Rômeas tháng 3 năm 79, tiểu đoàn tôi dự bị, nằm vạ vật trong vườn điều sau ga. Khẩu 37 mm hai nòng của địch bắn liên hồi, nổ bôm bốp mé trung đoàn 1(e của lethaitho)  đang đánh chính diện vào núi. Chưa có lệnh xuất kích vu hồi, chúng tôi hái những trái điều vàng ửng, vị chua ngọt ăn cho đỡ khát nước. Thấy cái hạt mập mạp lộn ra ngoài màu xanh xám trông hay hay. Mình mới thử cho lên miệng cắn ra xem nhân nó như thế nào? Không cái ngu nào giống cái ngu nào! Một dòng nhựa quánh dính phèo vào môi bỏng rát. Chỗ môi bị nhựa vỏ điều làm bỏng đó mấy hôm sau mới tróc ra. Hạt điều bùi béo, đóng gói để nhậu hay ăn chơi là thứ phẩm. Sản phẩm chính của cây điều chính là cái thứ nhựa quý trữ trong vỏ hạt đó. Nó dung làm phụ gia sơn tổng hợp, điều chế chất chống ăn mòn cho má phanh….

Ủa! Lại lan man mất rồi !

Logged
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #279 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 11:58:59 am »

Cá nhân tôi thì ghét cái chuyện xếp hàng này kinh khủng, nhất là sau một lần đi xếp hàng mua dầu hỏa, mải đánh đáo với mấy thằng ở vỉa hè mà dầu thì không mua được, can mất đằng can, về nhà mẹ đuổi đánh chạy quanh khu tập thể.

 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin!'

Đọc bài của Bác Vaxiliep thấy sướng quá!  Grin Grin Grin đúng là tuổi thơ của chúng ta thời đó khổ quá nhỉ? cả xã hội như vậy, không còn gì là tuổi thơ... nữa, bé tý đã phải thức dậy từ sáng sớm tinh mơ để xếp gạch, xếp rổ để đi mua các thứ cho gia đình.  Bây giờ con của chúng ta quá sướng, có khi là học cấp III rồi bố mẹ vẫn đưa đi học và đón về. Nhưng thôi, đó là hoàn cảnh mà!

Còn chuyện xếp hàng bây giờ, Bác Vaxiliep miêu tả cũng rất "chuẩn", em cũng cực kỳ bức xúc với hàng phở Bát Đàn, thái độ bán hàng rất khó chịu.  Trước đây  quán phở này còn không có giấy lau miệng, thật không thể tưởng tưởng nổi! Shocked Shocked Shocked, bây giờ thì khá hơn, "có cả" giấy lau miệng. Ăn xong bát phở thì ướt hết cả áo vì nóng! Vì vậy, em rất ít ăn ở quán này, chỉ có "nhà em" vì thèm phở quá nên thỉnh thoảng vẫn lui tới.  Em cũng rất giống Bác ở chỗ, nhiều khi tức quá, nên ghé đại Phở 24 hoặc Phở Vuông, mặc dầu không ngon lắm, nhưng thôi, mát mẻ hơn và phục vụ tốt hơn!

Có một lần, người nhà em từ TP HCM ra HN chơi, mấy ông anh vẫn thích ăn những quán ăn xưa, vì vậy đưa các bác ấy đến ăn phở Bát Đàn.  Cũng giống như Bác Vaxiliep, nhà em cũng được gợi ý là sang quán Cafe trước cửa ngồi (bên cạnh quán Quỳnh) và trả thêm mỗi bát phở là 5000đ một bát, em rất khó chịu nhưng vì chiều các ông anh bà chị nên đành vào đó ngồi.  Đợi mãi chả thấy phở.... rồi cuối cùng phở cũng được bê sang, nhưng em phát hiện ra là bát phở rất nhiều bánh và cái tô không phải là của quán "gia truyền" và giá tiền tính gần gấp đôi, hỏi mấy đứa phục vụ thì nó vẫn cãi là phở của nhà "gia truyền", nhưng không phải mà nó lấy phở của nhà bên cạnh, thế là hội nhà em tức quá đứng dậy không  ăn nữa, mặc dầu vẫn phải trả tiền vì ngồi quá lâu và cũng đã uống nước ở nhà hàng đó. Tức quá đi mất! mình rõ ràng là dân 36 phố phường mà để cho mấy thằng đánh giầy lừa mình thế chứ!  và tự nhủ đấy là "ngu phí" Grin Grin Grin

 Thực ra văn hóa xếp hàng là tốt chứ không phải là xấu, nhưng quan trọng là văn hóa bán hàng của mình rất kém đặc biệt là ngoài Bắc, thái độ phục vụ kém vô cùng, người phục vụ "không biết cười" ! vì vậy họ sẽ không bao giờ nhận được tiền "Tip"

Tiện đây, em có vài cái hình chụp ở Seoul khi vào ăn Gà tần thuốc bắc, đây là một quán ăn nổi tiếng ở Seoul, Tổng thống HQ và các quan chức cao cấp của HQ cũng thường xuyên tới nhà hàng này.  Họ cũng xếp hàng, nhưng xếp để lấy bàn thôi và được phục vụ rất chu đáo và những người phục vụ luôn có một nụ cười trên môi! (dài hết một dãy phố luôn):

[]


[]


[]
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM