Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Chín, 2023, 02:15:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện tình dưới đáy ba lô  (Đọc 27606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2008, 10:55:22 am »

LÁ CÂY "VÔ TÌNH" VẪN THẮM


1972- 1999. Đúng 27 năm chúng tôi mới có một cuộc gặp gỡ lại nhau. Và cũng có dễ đến mười năm nay tôi mới lại có một đêm ngủ lại quê nhà - nơi tôi đã sống cả một thời thơ dại trước khi nhập ngũ. Ngủ trong chính ngôi nhà mình, mà không hiểu sao, suốt đêm tôi trằn trọc không tài nào chợp mắt được. Ngày mai tôi sẽ gặp lại tất cả bạn bè hồi còn học phổ thông trung học, ngày mai tôi sẽ gặp lại Xe…
 
Hoàng Thụy Lâm

1972- 1999. Đúng 27 năm chúng tôi mới có một cuộc gặp gỡ lại nhau. Và cũng có dễ đến mười năm nay tôi mới lại có một  đêm ngủ lại quê nhà - nơi tôi đã sống cả một thời thơ dại trước khi nhập ngũ. Ngủ trong chính ngôi nhà mình, mà không hiểu sao, suốt đêm tôi trằn trọc không tài nào chợp mắt được. Ngày mai tôi sẽ gặp lại tất cả bạn bè hồi còn học phổ thông trung học, ngày mai tôi sẽ gặp lại Xe…

Tôi và Xe ở khác làng nhau, nhưng học chung một lớp suốt cả gần ba năm cấp III. Xe hơn tôi một tuổi thôi, nhưng lúc nào cũng tỏ ra là “đàn chị” nên nói chung là ít trò chuyện với nhau. Xe có nước da trắng, đôi mắt buồn và khi nào đến lớp cũng mặc một chiếc áo bà ba màu “xanh sĩ lâm”… Tôi biết về Xe chỉ có vậy. Mấy anh lớp trên, mấy anh hơn tuổi cùng lớp luôn “tìm cớ” để gặp được Xe; còn tôi thì không. Tôi là thằng học giỏi nhất nhì trong lớp, lại có chân trong “ban cán sự”, tôi không muốn mất thời gian vào những chuyện mà tôi cho là viển vông. Nhưng trước ngày tôi có lệnh “ra phục vụ tại ngũ” thì mọi chuyện trở nên rất khác. Buổi sáng trước khi lên đường, vừa từ một cuộc chia tay với các thầy cô đi ra, tôi gặp Xe. Xe đứng chờ tôi ngoài hành lang phòng họp Hội đồng nhà trường với vẻ mặt rất buồn. Xe hỏi: “Hai giờ chiều tập trung ở huyện đội?”. Tôi: “ừ”. “Về nhà bằng gì, đi bộ à?” - Xe lại hỏi. Tôi vẫn “ừ”. “Lên xe đạp cùng về đi” - Xe nói. Tôi trả lời: “Quen đi bộ rồi. Vả lại, cũng nên hành quân bộ cho quen dần với đời lính”… Thế là người dắt xe, người đi bộ bên nhau suốt dọc sân trường. Đang là dịp nghỉ hè nên trường rất vắng. Lá cây “vô tình” rụng đỏ lối đi. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng không thấy nơi nào có thứ lá cây như vậy. Chẳng biết tên thật của loài cây này là gì nhưng ngày ấy, các thầy cô, những người trồng loài cây này gọi là cây Rết - Đờ - Hê Miêng, còn cánh học trò chúng tôi thì gọi nó là cây vô tình. Vô tình không biết hè đã đến, vô tình rụng trên những bờ vai, vô tình rơi vào cửa sổ … Cậu Tuệ “thi sĩ” lớp tôi thì thêm câu thơ: “Lá ơi, lá ơi/ Sao đỏ đến vô tình”. Tôi và Xe rảo bước trên cái nền lá ấy, không ai nói với ai. Sắp đến lối về làng, Xe bảo: “Có cái này làm kỷ niệm cho An”. Tôi dửng dưng đón nhận chiếc bút máy hiệu Trường Sơn để trong một cái túi nhỏ mầu đỏ, miệng túi tòn ten một quả bông xanh và “Cám ơn”. Xe nhìn tôi và giọng em như lạc hẳn đi: “An đi, bình an nhé! Nhớ viết thư về…” Nói rồi lên xe đạp vun vút, vun vút. Tôi nhìn theo cái bóng nhỏ, nhỏ dần, nhỏ dần trên cánh đồng chang chang nắng mà lòng thấy dửng dưng. Tôi đang ngổn ngang trăm ý nghĩ về những ngày đã qua và những ngày sắp tới của tôi.

Mãi những ngày sau đó, khi đã trở thành người lính thực thụ, đã ở rừng, đã lội suối, vượt đèo, đã biết thế nào là “cháo bẹ, rau măng”, đã hiểu vì sao có câu “ba lô con cóc, anh đi, em khóc” tôi mới thấy hết giá trị của cái vật kỷ niệm nhỏ bé mà Xe đã trao cho tôi trước buổi lên đường. Những lúc buồn nhất, gian khổ nhất tôi lại giở cây bút Trường Sơn với cái túi đỏ có quả bông màu xanh ra. Nó trở thành người bạn bất ly thân trên những nẻo đường hành quân của tôi. Nó như có sức mạnh vô hình nâng đỡ tôi những lúc buồn, buồn tưởng như không còn chịu đựng được nữa. Cầm trên tay kỷ vật của Xe, nhớ Xe, tôi đã mấy lần ghi thư về cho Xe mà không hiểu sao không có được một lần hồi âm. Tôi buồn lắm, nhưng nỗi buồn cũng phôi phai bởi cuộc sống nhà binh bộn bề công việc, bởi công việc, bởi thời gian, thời gian cứ vùn vụt trôi đi như “bóng câu cửa sổ”… Tôi lấy vợ, sinh con và sống bình thường nơi thành thị như bao người khác. Một mùa hè xa lắm với những chiếc lá vô tình đỏ ối thủa nào tưởng đã qua đi, đi qua không bao giờ trở lại, đâu ngờ lại trở về.

… Ngày mai tôi sẽ gặp lại Xe và bè bạn thuở nào. Tôi mong trời mau sáng, tôi hồi hộp trước một cuộc hội ngộ sau 27  năm trời. Tôi bí mật gài cây bút Trường Sơn lên nắp túi áo nhà binh và cố ý để cho quả bông màu xanh tòn ten trước ngực - cái quả bông xanh đã theo tôi đi qua một nửa đời người mà còn như chửa phai màu.

Giữa ồn ào bè bạn, giữa những cái bắt tay và tiếng ly, tiếng cốc chạm nhau canh cách, tôi vẫn nhận ra cái bóng nhỏ cũng như tiếng nói rất nhỏ của Xe. Xe vẫn như ngày nào, nước da trắng, chiếc áo may theo kiểu bà ba và đôi mắt buồn buồn. Cái khác duy nhất tôi nhận được ở Xe là mái tóc, mái tóc dường như thưa hơn và nhìn kỹ đã thấy dăm ba sợi bạc… Lúc tôi đến chạm cốc với cánh chị em (ở  quê tôi vẫn theo tục cũ đàn ông cùng ngồi mâm đàn ông, đàn bà ngồi cùng mâm đàn bà), Xe ngước mắt nhìn tôi một thoáng rồi cúi xuống mâm mê chiếc cốc còn đựng đầy bia “Bắc Sông Hồng”. Đợi khi tôi  đã chạm cốc hết cả vòng mâm Xe mới khẽ khàng hỏi: “Mấy con?”. Tôi: “Một”. Xe: “Tham thế! Thảo nào bụng đã hơi phề phệ”. Tôi cười rút vội chiếc danh thiếp đưa Xe và lại tiếp tục với công việc chạm cốc, bắt tay, chào hỏi những người bạn khác… Cuộc vui hội ngộ kết thúc lúc làng xóm đã lên đèn. Giữa ồn ào, nhốn nháo của bữa tiệc tàn, tôi vẫn nhận ra bóng dáng và tiếng nói  của Xe. Xe bảo: “Được nghỉ có lâu không?”. Tôi: “Mai đi”. Xe: “Vội thế, có việc nhờ đấy nhé”. Tôi: “Sẵn sàng”… Vừa nói được có thế Xe như bị đám đông cuốn đi. Tôi chỉ còn kịp nhận ra cái bóng nhỏ bé của Xe khuất dần sau cánh cổng.

Một tuần sau tôi có khách lạ. ấy là một thiếu nữ mà khi cháu mới bước vào cửa, tôi đã suýt buộc miệng kêu lên: “Xe”!. Cháu giống mẹ lúc trẻ như hai giọt nước. Giống cả từ nước da, tiếng nói, ánh mắt đến ăn vận (chiếc áo may theo kiểu bà ba màu xanh sĩ lâm). Cháu lễ phép đưa tôi phong thư: “Mẹ Xe con gửi chú thư này”. Tối đó, nhà tôi đưa cháu đi ra ngoài phố sắm thêm ít đồ trước khi cháu vào ký túc xá trường đại học Bách khoa. Tôi giở thư Xe ra đọc. Thư viết rằng, Xe nhờ vợ chồng tôi đưa cháu nhập học, lại nói thêm “nhờ cô chú trông nom, bảo ban cháu thành người” và nữa thật nửa đùa: “Biết đâu duyên trời run rủi, tạo hoá chẳng vô tình chúng tôi và cô chú lại trở thành thông gia với nhau. Chữ “tạo hóa chẳng vô tình”. Xe khẽ nhẹ gạch chân. Kèm theo thư là một chiếc lá được ép phẳng. Đó là, lá cây vô tình đã khô nhưng màu còn rất đỏ, ở phía cuống lá ghi vẻn vẹn mấy con số: 7.3.1972 và chữ X.A bằng mực tím, màu đã phai nhưng còn đọc được. Tôi cầm trên tay chiếc lá vô tình mà lòng không thể dửng dưng. Chiếc lá của loài cây mà chỉ quê tôi mới có, chiếc lá duy nhất có ở trên đời (Có lẽ chỉ có tôi và Xe mới hiểu được những con số và hai chữ viết trên đó. Bảy tháng ba năm một chín bảy hai là ngày tôi lên đường nhập ngũ, còn chữ XA là tên tôi và tên Xe ghép thành - XE + AN). Chiếc lá ấy đã đi cùng Xe suốt 27 năm trời cũng như chiếc bút Trường Sơn có quả bông màu xanh đã theo tôi cũng ngần ấy tháng ngày suốt thời quân ngũ.

Tôi đã nảy ra một ý nghĩ rằng, sẽ gửi lại cho Xe chiếc bút Trường Sơn có quả bông màu xanh kia - để em biết lòng tôi. Nhưng nghĩ thế nào lại thôi, bởi tôi không muốn nó và chiếc lá vô tình kia cứ phải xa nhau mãi. Gần ba chục năm ròng còn gì! Chúng sẽ bên nhau, bên tôi và có lẽ bên cả Xe nữa, mãi mãi. Chắc ở quê nhà Xe cũng mong như vậy.

Và không hiểu sao cứ thứ bảy mỗi tuần tôi lại ra trước cổng nhà ngóng đợi cháu, con gái Xe mà bấy nay vợ chồng tôi đã coi như con gái từ ký túc xá sinh viên về.

Nguồn: Tạp chí VNQĐ
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 05:29:42 am »

CHUYỆN TÌNH CỦA NGƯỜI ĐỘI TRƯỞNG BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN

 Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong những năm đánh Mỹ, tôi đã nghe những trận đánh vang dội của Biệt động Sài Gòn vào các khách sạn, tòa đại sứ Mỹ... Câu chuyện về họ như một huyền thoại, mà lứa tuổi ấu thơ của tôi mong được gặp những chiến sĩ kiên cường ấy. Mới đây, tôi nghe tin ông Nguyễn Thanh Xuân, đội trưởng đội 5 Biệt động Sài Gòn đã ra đi. Tôi vội tìm đến nhà ông, và may mắn được gặp vợ ông-bà Vũ Minh Nghĩa, cũng là một chiến sĩ của đội 5 Biệt động Sài Gòn. Bà đã kể cho tôi nghe những chiến công lẫy lừng và chuyện tình éo le của người đội trưởng đội 5 Biệt động Sài Gòn.
 


Những chiến công vang dội

Ông Nguyễn Thanh Xuân (thường gọi là Bẩy Bê), sinh năm 1930, ở Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Ông tham gia chiến đấu ở trung đoàn 62 tỉnh Bình Thuận từ năm 1947. Ngay từ những trận đánh đầu tiên ông đã thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí sáng tạo trong đánh địch, ông được kết nạp Đảng năm 1949. Năm 1956, tổ chức đưa ông vào Sài Gòn hoạt động với nhiều nghề nghiệp khác nhau để che mắt địch, lúc thì đạp xích lô, đạp xe ba gác, thợ may, bán dừa tươi, bán nước sâm, rau má… Ông bị địch bắt lần thứ nhất vào năm 1958. Sau ba năm giam cầm, không khai thác được gì, chúng buộc phải thả ông. Ra tù, ông về công tác ở ban Quân báo miền. Năm 1964, ông được giao chỉ huy đội 5 Biệt động Sài Gòn. Năm 1966 ông bị địch bắt, đày đi Côn Đảo cho đến năm 1973 mới được thả.

Thời kỳ là đội trưởng đội 5 Biệt động Sài Gòn, ông đã lập nên những chiến công vang dội làm chấn động cả thế giới, khiến kẻ thù hoang mang lo sợ. Những trận đánh lớn mà Bẩy Bê trực tiếp chỉ huy và tham gia đã đi vào sử sách. Trận đầu tiên là ngày 24-10-1964, ông chỉ huy và trực tiếp đánh khách sạn Caravell 10 tầng, cao nhất Sài Gòn lúc đó, bằng 37kg thuốc nổ, đánh sập và làm hư hại 43 phòng. Trận tiếp theo vào ngày 14-12-1964, ông trực tiếp chỉ huy và lái xe chở 200kg thuốc nổ, đánh sập và hư hại toàn bộ khách sạn Brink, tiêu diệt và làm bị thương 159 sĩ quan cấp tá Mỹ. Ngày 30-3-1965, ông Bẩy Bê là người lái chiếc xe chở 150kg thuốc nổ đánh hư hại toàn bộ Tòa đại sứ Mỹ trên đường Hàm Nghi, sát thương nhiều cố vấn Mỹ, trong đó có phó đại sứ Mỹ Ali Giôn-xơn…

Những chiến công vang dội của ông đã góp phần vào thành tích chung của đội 5 Biệt động Sài Gòn. Năm 1967, đơn vị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nên truyền thống của đơn vị với 16 chữ vàng: “Đoàn kết một lòng-mưu trí vô song-dũng cảm tuyệt vời-trung kiên bất khuất”.

Chuyện tình éo le

Bà Nghĩa như chìm vào trong ký ức của mấy chục năm về trước. Năm 1965, Vũ Minh Nghĩa mới 19 tuổi đầu, đã xung phong vào đội 5 Biệt động Sài Gòn. Nghĩa là con gái của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Đăng, quê ở Củ Chi, cả 9 anh chị em Nghĩa đều tham gia hoạt động cách mạng. Vào Đội biệt động, Nghĩa nhận đủ mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao: liên lạc, vận chuyển vũ khí thuốc nổ từ chiến khu vào thành, đưa tin tức từ thành ra cứ, lúc hợp pháp, lúc bán công khai, lúc bí mật. Đội trưởng Bẩy Bê lúc đó đã 35 tuổi. Ông và Minh Nghĩa thường xuyên đi công tác cùng nhau vào trinh sát trong thành. Ông đã giúp đỡ bà rất nhiều về kinh nghiệm chiến đấu và nghiệp vụ chuyên môn. Từ tình đồng chí, họ đã bước sang tình yêu lúc nào không biết. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, họ đã đến với nhau bằng tình yêu trong sáng, mãnh liệt. Dù không tổ chức đám cưới nhưng họ đã coi nhau như vợ chồng. Tháng 6 năm 1966, ông Bẩy Bê bị địch bắt lần thứ hai. Chúng dùng những đòn tra tấn dã man, hòng khai thác tin tức người chiến sĩ biệt động, nhưng ông đã thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường, quyết không khai báo. Không tìm được chứng cứ gì, địch đầy ông ra Côn Đảo. Còn bà Vũ Minh Nghĩa tiếp tục chiến đấu trong đội 5. Chiến dịch xuân 1968, đội 5 Biệt động Sài Gòn được giao nhiệm vụ đánh vào Dinh Độc Lập. 15 chiến sĩ, trong đó chỉ có bà Nghĩa là phụ nữ, thực hiện nhiệm vụ vào sáng mùng 2 Tết. Dự kiến sau khi chiếm dinh Độc Lập, bà sẽ là phát thanh viên kêu gọi các lực lượng địch đầu hàng. Thật không may, xe chở thuốc nổ phá cửa sau vào dinh đã không nổ. Cuộc chiến đấu không cân sức giữa 15 chiến sĩ biệt động với hàng trăm tên địch suốt ngày mùng 2 Tết. 8 đồng chí hy sinh, còn lại 7 người bị thương và vũ khí cạn kiệt bị địch vây bắt. Vũ Minh Nghĩa bị mảnh lựu đạn của địch, máu ra xối xả. Khẩu súng cạc-bin của bà hết đạn. Rồi bà và 6 chiến sĩ biệt động đội 5 lần lượt sa vào tay giặc. Qua một loạt nhà tù, bà bị chúng đày ra Côn Đảo. Cả hai vợ chồng bị giam ngoài đảo mà không gặp được nhau, không có tin tức gì của nhau.

 Sau hiệp định Pa-ri 1973, địch phải trao trả tù nhân cho ta. Riêng trường hợp Bẩy Bê và một số tù nhân khác bị tra tấn đến tàn phế, không đi được. Chúng sợ trao trả sẽ bị báo chí phanh phui chế độ hà khắc nhà tù, nên chúng thả ông và hai tù nhân khác trong vùng chúng kiểm soát ở cánh đồng Chó Ngáp thuộc tỉnh Long An (tỉnh Hậu Nghĩa trước đây). Ông Bẩy Bê tìm cách móc nối cơ sở, được bà Võ Thị Tránh, một quần chúng của ta đưa về nhà bà ở ấp chiến lược Bầu Tre, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi (Năm 1963, bà Tránh lấy chồng là bộ đội huyện Củ Chi. Năm 1965, trên đường đi công tác về, anh bị trúng bom địch hy sinh, bỏ lại bà Tránh với người con gái chưa đầy 1 tuổi). Bà Tránh đón 3 tù nhân về nhà, nhìn cảnh các anh gầy gò, da xanh bủng, phải dùng hai chiếc ghế lết đi, bà không cầm được nước mắt. Tên trưởng ấp thấy người lạ đến nhà, đến truy hỏi. Bà phải nói dối là mấy người bạn làm ăn về chữa bệnh. Sau đó bà chuyển 3 ông ra ngoài căn cứ ấp Bầu Chứa, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Bà mua thuốc men, lương thực đưa vào căn cứ chăm sóc các ông. Ít ngày sau, ông Bẩy Bê hồi phục sức khỏe, ông trở về tiếp tục làm nhiệm vụ đội trưởng đội 5 Biệt động Sài Gòn. Tri ân tấm lòng tận tình chăm sóc của bà Tránh, hơn nữa đã nhiều năm không biết tin tức gì của Vũ Minh Nghĩa, nên ông đã đến với bà Tránh vào giữa năm 1973. Ông vận động bà Tránh tham gia vào đội 5 Biệt động Sài Gòn, họ trở thành đồng chí và bạn đời của nhau từ đấy. Đầu năm 1974, bà Tránh sinh con gái Nguyễn Thị Thanh Hồng, cũng là lúc bà Vũ Minh Nghĩa được trao trả về tại sân bay Lộc Ninh. Sau đó bà về công tác tại Quân báo Miền. Mãi đến đầu năm 1975, bà Nghĩa mới tìm gặp được ông tại Củ Chi, thì lúc đó ông đã có vợ và con gái. Éo le hơn, vợ ông Bẩy Bê là em họ bà Nghĩa. Bà Võ Thị Tránh sinh năm 1942, hơn bà Nghĩa 5 tuổi, nhưng về họ hàng bà là vai em của bà Nghĩa (mẹ bà Nghĩa là chị ruột mẹ bà Tránh). Chuyện tình riêng chưa kịp giải quyết, thì họ đã lao vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Người đội trưởng nhân nghĩa, ân tình

Ông đã không nghe lời khuyên của nhiều người bỏ bà Vũ Minh Nghĩa để lợi con đường tiến thân, mà trái lại ông đã chăm sóc bà chu đáo. Mãi đến năm 1980 (khi bà Nghĩa 34 tuổi), bà mới sinh con trai đầu lòng Nguyễn Thanh Hiệp và 1984 sinh con gái Nguyễn Thị Xuân Hạnh. Còn với bà Võ Thị Tránh, vợ của người đồng đội đã hy sinh, người đã hết lòng chăm sóc ông những ngày sau khi ra tù, là người đồng chí, người bạn trong chiến đấu thì làm sao ông có thể bỏ được, nhất là hai người đã có con chung và đã báo cáo với cơ quan. Ông báo cáo với tổ chức, ông có hai gia đình và trách nhiệm của ông với hai người vợ như nhau.

Năm 1992, ông Nguyễn Thanh Xuân về nghỉ hưu. Nghỉ hưu nhưng ông không ngơi nghỉ một ngày. Ông vẫn tích cực hoạt động các phong trào địa phương. Những năm gần đây, với vai trò Chủ nhiệm câu lạc bộ Truyền thống vũ trang Quân khu Sài Gòn-Gia Định, ông tiếp tục cùng cán bộ câu lạc bộ chăm lo đời sống vật chất tinh thần của các Cựu chiến binh. Câu lạc bộ đã vận động xây dựng được 52 căn nhà tình nghĩa-tình thương, đi tìm và cải táng hài cốt của đồng đội. Mới đây, khi còn nằm trên giường bệnh, biết mình không qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, ông đã gọi vợ con lại viết tâm nguyện của mình: “Khi tôi qua đời, nếu tiền phúng điếu nhiều xin hiến tặng xây 2 căn nhà tình nghĩa, 1 căn cho phường 25, quận Bình Thạnh và 1 căn cho quận Bình Thạnh, số tiền còn lại sẽ chuyển tặng cho hội Khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh”. Một tuần sau, ngày 16-8-2006, ông Nguyễn Thanh Xuân từ trần. Đám tang rất đông các đoàn thể, đơn vị, cá nhân đến chia sẻ niềm thương tiếc tiễn đưa ông. Số tiền phúng điếu được hơn chín mươi triệu đồng. Cũng có ý kiến muốn lo tang lễ của ông xong hãy làm việc thiện. Nhưng cả hai bà vợ của ông đều từ chối: “Trước nay anh sống, lúc nào cũng lo cho mọi người, gia đình cảm phục tấm lòng anh. Bây giờ anh mất rồi, anh còn muốn làm được một việc tình nghĩa cuối cùng vì người nghèo, xin hãy làm đúng như lời anh dặn!”. Thế là cả hai người vợ của ông đã chuyển ngay số tiền được phúng viếng này đến quận Bình Thạnh và Hội Khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh, để các nơi này tiến hành xây dựng nhà theo tâm nguyện của người đã khuất. Thượng tướng Phan Trung Kiên, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng viết về người đồng chí của mình: “…Đồng đội và nhân dân ghi tạc công lao của đồng chí đã cống hiến hết mình vì Tổ quốc và nhân dân”.

(Theo qdnd)
---------------
(Ảnh: Bà Vũ Minh Nghĩa năm 19 tuổi)

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2008, 05:31:34 am gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 10:35:32 am »

CHUYỆN TÌNH CỦA MAI


Về Hà Nội được mươi ngày, tôi bắt đầu mon men dạo phố. Dẫu sao cũng phải làm quen với nơi mình gắn bó 4 năm đại học chứ. Với lại, đi bộ cho nó thon người. Mỗi hôm tôi đi chừng hai cây số rồi quay lại. Và mỗi hôm theo một con đường khác nhau. Hôm nay, trời trở heo may se lạnh, tôi đi ngược con đường Cát Linh rồi chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào tôi té nhủi vào hàng ngô nướng trên lề đường. Chị bán hàng cau mày khó chịu vừa nhặt chậu than vừa lầm bầm:

Quỳnh Vân

Về Hà Nội được mươi ngày, tôi bắt đầu mon men dạo phố. Dẫu sao cũng phải làm quen với nơi mình gắn bó 4 năm đại học chứ. Với lại, đi bộ cho nó thon người. Mỗi hôm tôi đi chừng hai cây số rồi quay lại. Và mỗi hôm theo một con đường khác nhau. Hôm nay, trời trở heo may se lạnh, tôi đi ngược con đường Cát Linh rồi chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào tôi té nhủi vào hàng ngô nướng trên lề đường. Chị bán hàng cau mày khó chịu vừa nhặt chậu than vừa lầm bầm:

- Con gái con đứa, mắt mũi để đi đâu mà đi với đứng.

Tôi vừa phủi bụi nơi ống quần vừa lí nhí nói lời xin lỗi. Mới đi được mấy bước chân đã nghe có tiếng người gọi giật lại:

- Vân, Vân “còi” phải không?

Trước mắt tôi là Mai, Mai “giời ấn” đây mà. Nhưng sao nó lại già nhanh thế kia? Ngày trước nó mũm mĩm nhất tiểu đội tê lê típ của tôi. Mới đây mà đã hơn 10 năm. Chúng tôi tíu tít chào nhau rồi tranh nhau hỏi han mọi chuyện. Mai bỏ mặc đống ngô kéo tôi tấp vào ngôi nhà cao 3 tầng gần đó.

- Nhà tao đấy. Vào đi.

Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi, ngôi nhà đẹp như một lâu đài cổ tích. Công nhân viên chức như tôi, có nằm mơ cũng không dám ước.
- Mày phải ở đây chơi, chờ lão Doanh nhà tao về cho biết mặt.

- Doanh nào? Có phải…

- Còn ai vào đây nữa. Doanh “tín hiệu âm thanh” ngày xưa đó. Tôi và Mai cùng sinh ra trên bờ sông Hồng, cùng nhập ngũ một ngày và cùng tiểu đội. Tôi mỏng mảnh như cọng cần, Mai lại đầy đặn căng tròn sức sống. Thế mà lại thân nhau mới lạ. Sau khi kết thúc khoá nghiệp vụ truyền trữ. Tôi vào sân bay Thọ Xuân, còn Mai vào sân bay Nha Trang. Tiếng là xa nhau nhưng ca trực nào chúng tôi chẳng gặp nhau trên máy. Hết nói chuyện bằng thoại lại nói chuyện bằng tín hiệu máy móc. Một hôm, cả tôi và Mai cùng thu được một bức thư lạ trên mạng. Đó là trang thư đầu tiên làm quen của một người bạn trai ở đài “Tiền Giang”. Cũng vì bức thư ấy mà tôi bị anh sĩ quan trực ban bắt chạy ba vòng quanh sở chỉ huy. Thế là a lê hấp phăng teo. Còn Mai và chàng trai ấy tiếp tục trao đổi với nhau qua thư và mạng thoại. Có phải cảm giọng nói dịu dàng của Mai hay không mà Doanh - tên chàng trai bắt đầu có tín hiệu lạ. Thư nào của Mai viết cho tôi cũng đầy ắp kỷ niệm tình yêu của họ. Tôi vừa mừng vừa lo cho Mai. Nó mồ côi mẹ nên giàu lòng trắc ẩn. Nếu đổ vỡ, lòng tin sẽ khó gượng lại được. Một thời gian sau, chúng tôi bặt tin nhau do tôi chuyển đơn vị và được phân công làm ở một bộ phận khác. Mấy lần tôi về quê tìm sang nhà Mai nhưng đều không gặp vì cả nhà Mai đã chuyển vào định cư tại Ban Mê Thuột. Ai dè lại gặp Mai giữa đất Hà Thành này…

Mai kể, đôi mắt ngời lên một niềm hạnh phúc không cần giấu giếm: “Chúng mình yêu nhau qua thư được hơn một năm thì anh ấy được cử ra Hà Nội học. Hơn một năm sau thì chúng mình quyết định gặp nhau. Gặp để thỏa lòng thương nhớ chứ lòng mình đã quyết từ lâu. Anh ấy cũng mồ côi mẹ từ nhỏ, thiếu thốn tình cảm gia đình. Nếu anh ấy không chê mình ít duyên thì…”.

Mình đáp tàu ra Bắc lòng cứ thấp thỏm lo âu, ký hiệu gặp nhau là chiếc khăn tay trắng buộc cổ tay phải. Ngày giờ lên tàu mình đã nói kỹ trong điện thoại, nhưng khi xuống ga mình cố tình không đeo khăn tay. Mình muốn quan sát anh ấy từ xa, nếu thấy bất lợi là đi luôn. Hôm ấy, tàu về muộn hai tiếng. Gần Tết, trời lạnh khan, lạnh muốn cứng đông người lại. Từ góc khuất của toa tàu mình đã nhận ra anh ngơ ngác kiếm tìm. Đó là một chàng trai cao to, thô mộc với gương mặt xương xương dầy mụn cá. Không định mà mình tự nhiên buông một tiếng thở dài. ý định chạy trốn anh hơn một lần xuất hiện trong đầu. Sân ga vắng teo mà anh vẫn đứng như hoá đá. Một cái gì chen cứng nơi họng mình như uất ức như hờn tủi. Đêm càng hun hút mênh mông. Dù gì cũng phải gặp một lần rồi ai đi đường nấy. Mình bước xuống sân ga đúng vào lúc anh quay mặt lại. Hai đứa đứng như trời trồng. Giọng mình tự nhiên khô khốc:
- Mai xin lỗi đã để anh phải chờ…

Hình như anh đã đọc được gì nghi ngại trong mắt Mai nên chỉ dè dặt:
- Anh đã sợ rằng Mai không đến.
Chiếc cúc khác mầu đính vụng về trên ve áo anh khiến Mai thấy thương thương nhưng chỉ đến khi mình ngỏ ý mời anh vào quán ăn bát phở nóng thì mới thay đổi được “Cục diện…”

Mai ngừng nhẹ, mắt như ngấn nước. Tôi sốt ruột giục Mai:
- Rồi sao nữa hả Mai?

Anh ấy đỏ bừng mặt luống cuống:
- Mai cứ vào ăn đi để anh trông đồ cho.

Mình sững lại một giây rồi oà khóc tức tưởi. Mình khóc vì cái gì cũng khó cắt nghĩa. Vừa tủi phận mình vừa xót thương anh. Số tiền phụ cấp ít ỏi của một học viên chỉ đủ cho anh bắt xe từ Sơn Tây xuống đây mà thôi. Sau này khi đã nên vợ nên chồng mỗi lần nhắc lại chuyện này mình cứ nao nao muốn khóc.

- Còn lúc ấy? Tôi không nén nổi tò mò.

- Mình quyết định gắn bó với anh suốt đời sau câu nói ấy. Chúng mình đã khóc với nhau hết nửa đêm về sáng ngay tại ga tàu. Con người ta có những phút quyết định thật bất ngờ. Chỉ có một điều mình tin là đã quyết định đúng.

- Thế tại sao Mai về được đây?

- Đấy là chuyện sau này. Anh ấy học xong về công tác tại quân chủng, mình được chuyển theo chồng. Ngôi nhà này chúng mình mua lại năm
ngoái bằng tiền bán xuất đất được chia. Cháu Thanh năm nay ba tuổi, đang đi nhà trẻ Vân ạ. Anh ấy có lẽ đã về nhưng qua lớp đón con. Hôm nay Vân phải ở đây một đêm. Chúng mình phải bù khù với nhau. Anh Doanh cứ nhắc cậu luôn, nhất là khi đọc được bài viết của cậu.

- Cám ơn các cậu, có lẽ để dịp khác. Tối nay mình phải họp chi bộ. Đã biết nhà, lần sau mình sẽ đến và ở lại. Nhưng mà này, thiếu tiền hay sao mà phải bán thêm ngô nướng?

Mai cười làm sáng bừng gương mặt:
- Thiếu thốn gì đâu? Làm cho vui ấy mà. Mình đâu có viết lách như cậu được?

Chia tay Mai, tôi ra đến đường mới sực tỉnh:
- Thế các cậu cưới nhau bao giờ?

Mai cười ngượng nghịu, đôi mắt thông minh chơp chớp trẻ đến ngỡ ngàng.

- Thì cưới ngay ga tàu chứ đâu? Nhà văn gì mà suy luận dở òm, “dzậy” mới đặc biệt chớ!
Trời đất, sao tự nhiên mình “bé tí nhạt toẹt” thế nhỉ? Có nhiều điều trong cuộc sống, giản dị đến độ chẳng có nhà văn nào sáng tạo nổi có lẽ thế mới là cuộc đời chứ!

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 12:03:42 pm »

Chuyện người tiểu đội trưởng


Nguồn: Tạp chí vănnghệquânđội

Nhận được điện của anh Đình, người tiểu đội trưởng cũ mấy năm không gặp, tôi vội vã thu xếp đi ngay. Tôi chỉ không hiểu tại sao anh lại hẹn tôi ở nhà Thám.
Nhà tôi cách nhà Thám khoảng bảy cây số. Cách đây mấy năm, chúng tôi mới chỉ là những chú binh nhì mặt búng ra sữa, nói đến con gái, gần con gái chỉ rấm rích đưa đẩy nhau vừa thích vừa sợ.

Duy có Thám là khác. Khác không phải Thám có tài năng đặc biệt. Khác là nó đã có vợ. “Có vợ”, nghe cứ như mắc tội mắc nợ gì. Tân binh có vợ chỉ có thời các “cụ”, thời chống Pháp chống Mỹ chứ giờ ai lại thế. Chắc cưới tảo hôn, cưới chạy “đất”, chạy “bụng” chứ yêu đương gì.

Tôi thương Thám vì thấy nó lủi thủi ngơ ngẩn suốt ngày. Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng rất hay chỉ trích vì nó hay quên, việc gì cũng quên, đã thế lại hay giở ảnh vợ ra ngắm. Cái hôm anh Đình giật tấm ảnh, tôi đã phải nhảy bổ vào giữa. Mắt nó quắc lên.

- Anh không có quyền!

- Liệu đấy, chỉ suốt ngày tơ tưởng.

Tôi kịp chặn bàn tay nó lại, tách khỏi người tiểu đội trưởng, ấn nó xuống giường. Anh Đình quay phắt đi nhưng để tấm ảnh xuống đầu ba lô của nó khẽ khàng cẩn thận. Tôi bảo:

- Thì có gì cũng phải nói để các anh ấy giúp, lầm lụi thế ai chịu được, cứ như quân thù không bằng.

- Nói mẹ gì, các ông ấy dè chèng tao đào ngũ mất điểm thi đua đơn vị.

Tôi biết Thám không bao giờ làm cái việc nhơ nhuốc ấy. Việc mà có người trông rất đường hoàng đạo mạo đã làm. Đó là con một vị chức sắc trong huyện. Khi phát biểu trong hội trường nhận quà tết tân binh cậu ấy nói hùng hồn lắm, rất tươi cười rất hăng hái trong con mắt ngưỡng mộ của thanh niên chúng tôi, lại còn cười với mấy đoàn viên nữ. Thế mà trốn đầu tiên, trốn êm de chứ không ầm ĩ như bọn xóm Bãi. Mà cũng lạ, cứ tưởng đi học tài chính về bố xếp chân cho ai ngờ đùng cái ông bố “có vấn đề” phải nghỉ, cậu con bài bạc nghiện hút bị trường đuổi lêu lổng trở thành “đối tượng”. Mới biết thời gian có cách đo đếm của mình, sòng phẳng an nhiên.

Sau vụ “tấm ảnh”, tưởng hai người giận nhau, ai ngờ thân như anh em ruột. Cố nhiên, tôi cũng được đóng góp một chân cho cái bộ ba đầu rau ấy.

Ngay tối hôm đó, anh chủ động gặp hai thằng. Cuộc gặp hầu như chỉ anh nói, nó im lặng. Thi thoảng dè dặt trả lời. Hóa ra tiểu đội trưởng Đình cùng huyện, anh học cấp ba cùng chị gái Thám. Phải đến chi tiết ấy nó mới cởi mở với anh. Anh bảo ngay buổi đầu đã nhận ra nó ở đôi lông mày đống mác bặm trợn giống chị, đặc biệt cặp mắt sắc hun hút, hễ giận dữ là xanh lét lên. Gia đình Thám khá đặc biệt, mẹ mất sớm, bố không lo làm ăn lại suốt ngày rượu chè, bài bạc, đánh đập hai chị em. Ở làng, chị em Thám có tiếng tần tảo thương yêu đùm bọc nhau. Dân làng họ mạc cũng vì thế mà thương, vun vén. Có một dạo, bố Thám bỏ đi miền ngược hơn một năm tưởng không về, họ hàng nội ngoại xúm vào tổ chức cưới vợ cho Thám. Vừa xong thì ông bố về chửi đầu làng cuối làng, cứ rượu vào là chửi, chửi họ hàng và đánh đuổi chị em vợ chồng Thám. Thôn đe, xã đe vẫn chứng nào tật ấy. Tội nhất là chị Lụa, đẹp người, đẹp nết, nhiều đám dạm hỏi mà vẫn ở nhà vì bố. Sau này, Thám và chúng tôi mới biết rõ tấm lòng của chị. Chị ở lại còn vì Loan, chị không nỡ để em dâu tủi phận, phải bơ vơ trong chính nhà mình. Chị Lụa ơi! Chị ở đâu bây giờ?


Chúng tôi ngơ ngác tìm vào mắt nhau, rồi hụt hẫng nhìn mỗi người một hướng. Phải! Chị Lụa bây giờ ở đâu? Chị có còn ở cái bản heo hút ấy? Tại sao con gái chưa chồng khi bỏ làng đi lại không thể quay trở lại. Tập tục hay hủ tục đã trói buộc suy nghĩ của chị? Tại sao chị lại trốn anh? Khi anh Đình nói vẫn chưa tìm được chị chúng tôi đều sửng sốt. Lại tưởng mọi chuyện đã xong rồi. Thì ra mình đã vô tâm. Ra anh cứ để chúng tôi vui sau cuối mới đưa phần chìm của buổi gặp. Anh hẹn tôi lên đây là có việc đặc biệt, việc anh tưởng chúng tôi quên.


Sau vụ “tấm ảnh”, nghe anh Đình, nghe tôi, Thám chí thú vào huấn luyện và tiến bộ bất ngờ. Khi biết bắn đạt ba điểm mười sẽ được thưởng phép Thám luyện tập ghê lắm. Không phụ công nó, những bông hoa ùa đến sau ba lượt huơ cờ của đồng đội báo bia. Mười ngày phép là giấc mơ của nó, của chúng tôi. Tôi và anh Đình nhét đủ thứ lỉnh kỉnh vào ba lô Thám. Anh Đình còn ép cả những chùm hoa sim tím lịm trong quyển sổ có chép những bài thơ tặng chị Lụa. Trong ba tháng tân binh, bọn tôi vẫn thư từ cho nhau. Mỗi lá thư của chị như một món quà vô giá với anh Đình. Thế mà chỉ ngày thứ hai nó đã mò lên đơn vị, thẫn thờ như tượng không hồn…


Thám là người cực kỳ ít khóc, chưa bao giờ thấy nó khóc. Càng có điều gì đau khổ càng đanh sắt lại. Nó trừng trừng nhìn vào khoảng tường trắng phía trước. Tôi đi lại cật vấn đủ điều nó không mở miệng, mắt xanh lét lên, hun hút lạnh người. Anh Đình bước vào, im lặng một lúc rồi đến chỉnh ngay ngắn cái ba lô còn căng rốp Khi bàn tay anh mân mê những cánh sim dại rụng ra từ quyển sổ tặng chị Lụa thì hốc mắt xanh lét ấy lăn xuống từng giọt nước. Nó khóc mà không một tiếng nào phát ra, chỉ đôi vai run lên và những sợi tóc cứng quèo động đậy. Đến đêm thì sự việc được nó kể rành rọt, bình tĩnh lạ thường, ngoại trừ ánh mắt cháy xanh.


Việc không nằm ngoài dự kiến của nó mới đau. Biết trước sự đổ vỡ mà không thể tránh khỏi là cay đắng lắm. Cách đấy hai tuần một tối Thám bảo tôi, nó thấy rất nóng ruột, như có người đun nấu củi lửa ở trong mật trong gan những không thể xin về vì đã cận ngày bắn. Nó mơ thấy bố say rượu đánh đuổi chị Lụa, đánh đuổi Loan. Hai người uất lên tự tử. Sự việc đúng như giấc mơ ấy. Có điều hai người con gái kia không chết mà bỏ đi. Nó rưng rưng đưa thư của vợ cho chúng tôi xem. Nếu không có lá thư, không có anh Đình và tôi, không hiểu sự việc diễn ra thế nào.


 Sau một tuần ổn định tâm lý cho nó, chúng tôi thống nhất một phương án: ba anh em sẽ đi tìm chị Lụa và Loan, sẽ đi Hà Giang theo chỉ dẫn mù mờ của lá thư, bằng mọi cách phải tìm được họ. Cũng tuần ấy, sau khi biên chế tân binh về các nơi, theo đề xuất của cán bộ đại đội, chúng tôi được giữ lại bồi dưỡng khung tiểu đội phục vụ mùa tân binh mới. Anh Đình đúng dịp ra quân. Anh báo cáo rõ với chỉ huy kế hoạch đi tìm và xin cho chúng tôi được nghỉ phép. Các anh cán bộ đại đội cân nhắc, động viên Thám, nói tiếc là không có thẩm quyền xin được xe, mong anh em thông cảm.


 Anh Đình lên kế hoạch rất tỉ mỉ. Toàn bộ số tiền ra quân của anh cộng với chỉ vàng chị gái cho được hoạch định làm lộ phí. Tôi và thằng Thám chả có đồng nào. Có lẽ không bao giờ chúng tôi quên được chuyến đi ấy.


Đường đi càng ngày càng heo hút, có đoạn cảm giác như bị lạc, mụ mị, đầu òng ọc, hoa mắt nhìn quãng đường sâu hoăm hoắm. Hơn một ngày ì ạch chúng tôi cũng đến được Hà Giang, lử lả như ba kẻ bại trận. Suốt hành trình bươn bả, ban đầu còn bàn bạc sôi nổi và hy vọng nhưng càng về chặng cuối ai nấy lầm lì theo đuổi những suy nghĩ của mình. Ra khỏi bến xe, chúng tôi xốc lại đội hình, ăn uống lót dạ, anh Đình nảy sáng kiến vào nhờ nơi ăn ở của Thị đội. Khi chúng tôi trình bày giấy tờ và lý do chuyến “công tác” đặc biệt, anh cán bộ trực ban bảo: “Nguyên tắc thì không có tiêu chuẩn nhưng cảnh lính với nhau tôi sẽ báo cáo giúp các đồng chí chỗ ở và cái xe đạp để đi lại. Ăn uống thì phải tự lo”.


Theo sự chỉ dẫn của anh chúng tôi lên kế hoạch sẽ đi hết mười cái chợ trong vùng. Chợ phiên vùng cao là nơi để tìm người. Anh cán bộ bảo thế. Mọi người cũng nghĩ có thể hai chị em buôn bán ở cái chợ nào cũng nên.


Loanh quanh chợ nọ chợ kia đến ngày thứ sáu thì Thám ốm. Nó bao nhiêu năm không ốm đau gì nên chúng tôi rất hoảng. Rủi có chuyện gì biết ăn nói thế nào với đơn vị. Nó nằm im, tròng mắt xanh chuyển sang màu đục, người nóng lạnh miên man. Trong mê sảng nó bảo: “Chị Lụa ở chợ Pá Nùng. Hôm qua trong mơ chị mách em thế”. Tôi giật mình lật chiếc khăn đắp mặt thấy hơi nước bốc ngùn ngụt trong tiếng ú ớ của nó.


Anh cán bộ bảo chỉ có chợ Pà Nùng của người Mèo cách đây một ngày đường nhưng mùa này không lên được. Sau thấy sự quyết tâm của chúng tôi anh nhượng bộ nhưng kiên quyết bắt Thám ở lại, đích thân anh dẫn đi.


Sau gần một ngày vừa đi vừa trượt, có khúc phải toài, chạng vạng thì đến được chợ. Chợ rất nhiều ngựa, nhiều đàn ông say rượu ngủ lăn lóc bên cạnh những bà vợ cũng say ngất ngư. Anh cán bộ bảo: “Mình có thằng bạn bán muối ở đây, tối nghỉ ở đó”. Anh nói chưa hết câu anh Đình đã quýnh lên: “Lụa! Lụa ơi! Có phải…?”. Tôi ba chân bốn cẳng chạy ra đã thấy hai người líu ríu mừng mừng tủi tủi.
- Chị…
Tôi nói được có thế thì nghẹn lại, nước mắt trào ra. Anh cán bộ kéo chúng tôi về cuối chợ, bên bếp rượu.
Thám khỏi ốm cũng kỳ lạ và nhanh như lúc ốm. Khi biết tin đã tìm thấy hai người, nó hỏi anh cán bộ đủ thứ chuyện và lục xục suốt đêm. Hôm sau, đón hai anh em ở đầu dốc, chúng tôi ngỡ ngàng trước chàng trai hồng hào nhanh nhẹn. Chị Lụa với Loan khác lắm, Loan bẽn lẽn nép vào chị. Chị nghiêm nghị nhìn Thám. Nước mắt lại chảy ra.
Mấy ngày ở bản là mấy ngày đẹp nhất của chúng tôi, đặc biệt là anh Đình và Thám. Cuộc sống như không có gì ràng buộc, không còn cơ cực của hôm qua và cả ngày mai.
Nhưng còn thời hạn trả phép, còn tương lai của mấy con người và đặc biệt là đồng đội chúng tôi, họ đang đợi chúng tôi trở về với mùa tân binh kế tiếp.

Anh Đình bao giờ cũng là người tỉnh táo nhất. Anh họp tất cả thành viên lại, như một cuộc giao ban.
Mọi người đều có ý kiến riêng của mình nhưng cuối cùng đều đi đến thống nhất. Tôi và Thám phải về đơn vị. Anh Đình trước mắt về quê vì anh đã nhận quyết định ra quân. Chị Lụa và Loan trở về làng. Anh Đình thu xếp công việc xong sẽ gặp nhau ở nhà Thám. Mọi người nhất trí cao quyết định đã được cân nhắc rất kỹ ấy.

Nhưng cuộc đời có phải lúc nào cũng được như những quyết định.
Sau buổi ấy, tôi và Thám bắt xe về đơn vị, vừa kịp hết phép. Hơn mười ngày sau nhận được thư Loan báo đã trở về làng, nhưng chỉ mình Loan về. Chị Lụa bảo chị đợi anh Đình lên đón chị, anh hẹn thế. Chúng tôi cũng mong muốn anh đón chị về quê anh và biết đâu chỉ ít ngày tháng nữa thôi tin mừng sẽ đến với chúng tôi sau mùa tân binh này.
Tin mừng đến, nhưng là tin của Loan báo bạn tôi sắp trở thành bố. Chúng tôi rất mừng nhưng vẫn nghĩ nhiều đến anh và chị.

Sau vụ tân binh, Thám ra quân, tôi thi đỗ và đi học ở trường rồi ra trường, công việc kéo đi năm này năm khác. Từ ấy hầu như rất ít thư từ, tin tức. Mãi hôm anh điện báo hẹn gặp nhau ở đây…

Tôi đứng lên, nghiêm ngắm nhìn mọi người.

- Thưa anh! Em và vợ chồng Thám vô tâm quá. Mấy năm nay cứ nghĩ là anh chị đã ở với nhau rồi. Em sẽ báo cơ quan xin nghỉ phép cùng anh và Thám đi tìm chị.

Người tiểu đội trưởng của chúng tôi im lặng. Vợ chồng Thám im lặng. Một lúc lâu, anh Đình lên tiếng:

- Có lẽ lần này chỉ mình đi là đủ. Cảm ơn các cậu.

Mọi người chìm vào im lặng. Ngoài kia những vạt nắng vàng nhạt xôn xao…

PHONG SƯƠNG
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 12:06:13 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 12:12:41 pm »

Chuyện bất ngờ


Nguồn: Tạp chí vănnghệquânđội

Cuối năm 1948, vào quãng hạ tuần tháng mười một âm lịch. Đêm hôm đó rét lắm, trời lại tối như mực, tiểu đội tôi được lệnh đi quấy rối đồn Cầu Lạng trở về. Trên đường về, khi vượt qua một quả đồi rậm, đường hẹp và rất dốc, không may một cậu bị trượt chân ngã trật khớp gối, phải ngồi lại nắn bóp mãi mới đứng dậy khập khiễng đi được.

 Tôi quyết định cho Thắng và Toàn là hai chiến sĩ cùng trong tổ ba người ở lại dìu cậu ta đi sau còn chúng tôi đi trước. Chừng gần tiếng sau đến một quả đồi gianh, bỗng nghe có tiếng người khóc rên rỉ ở phía chân đồi. Tôi vội cho tiểu đội dừng lại và cử người xuống xem xét tình hình.


Năm phút sau chiến sĩ đó chạy về cho biết:
- Ở dưới thung lũng có hai vợ chồng là dân đi buôn chè nghe tin địch càn vào làng chưa rút nên phải ở đây để ngóng. Anh chồng bị sốt nặng, còn chị vợ bị đau bụng đau bão gì dữ lắm không đi được cứ nằm vừa khóc vừa rên.


Sau khi biết được tình hình, suy nghĩ một lát, tôi quyết định:
- Tất cả súng đạn đồ đạc của chín người dồn lại cho sáu người vác, còn hai người lấy bao tải làm cáng cáng chị vợ đi theo, một người dìu anh chồng. Nếu anh ta mệt quá không đi được thì cõng đổi. Cách đây hơn hai cây số có một bản nhỏ, vào đấy thuốc thang, củi lửa cấp cứu.


Nùng và Chúc là hai chiến sĩ trẻ khỏe vào loại nhất nhì tiểu đội được phân công cáng chị vợ, còn Hiếu, một anh chàng đã có tuổi, nước da ngăm đen, tư thế vững vàng, tính tình bộc trực, vẫn được anh em trong tiểu đội gọi là “bố” được phân công dìu anh chồng.


Cáng chuẩn bị xong, chúng tôi vực chị vợ lên cáng và khiêng đi. Trong đêm tối cũng không nhìn rõ mặt chị, chỉ nghe tiếng kêu mà đoán chị vào quãng trung niên, vóc người tầm thước nhưng ốm yếu, gầy guộc.


Chiếc cáng lên vai mới đi được mươi bước bỗng chị kêu thét lên đau đớn. Đi thêm bước nào chị lại kêu thét lên bước ấy, cuối cùng chúng tôi phải đặt chị xuống theo yêu cầu của chị, hai người xốc vào hai bên nách để chị đứng thẳng lên. Thì ra, cái cáng làm theo kiểu cái võng nên khiến chị phải gò lưng tôm lại, do đó cơn đau đẻ càng tăng thêm và không thể hãm được nữa, chị đã đẻ.
- Oe oe oe!... Tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ mới lọt lòng mẹ chào đời ở giữa núi rừng âm u hoang vắng trong đêm đông mịt mù không một ánh đuốc nghe mới cảm động làm sao!
- Báo cáo đồng chí tiểu đội trưởng, chị ấy đẻ rồi! Bố Hiếu ơi! Lại đây... lại đây mau!


Tiếng Nùng gọi gấp gáp xen lẫn tiếng trẻ khóc oe oe. Tôi cùng Hiếu chạy vội lại. Tất cả còn lúng túng chưa biết làm gì, Hiếu đã vội vàng cởi phăng chiếc áo của mình bọc lấy đứa bé đang khóc nằm dưới đám cỏ rồi ôm nó vào trong lòng.
- Cái gì lằng nhằng thế này hả bố Hiếu?


Nùng rờ phải một bối thịt lùng nhùng, bất giác kêu lên.
- Nhau đấy! Khỉ ơi là khỉ!
- Làm thế nào bây giờ?
- Mày chạy lại hỏi chúng nó xem có con dao nào không? Mau lên!
- Cả tiểu đội này ai có gì mà tôi không biết, làm gì có dao! Có con dao găm anh Thắng giữ, anh ấy lại đi sau mất rồi!
- Thế sao bây giờ?


Một thoáng im lặng, mỗi người suy nghĩ theo mỗi hướng để may ra tìm được một sáng kiến gì đó giải quyết cái công việc đột xuất và hóc búa vào loại bậc nhất thế gian này mà ở trong trường không có sách vở nào dạy tới.


Bỗng Nùng mạnh dạn:
- Này, hay là ta dùng... dùng xẻng vậy!


Lại một thoáng im lặng, rồi nửa phút trao đổi, cuối cùng “hội đồng y khoa” tập thể quyết định: Dùng biện pháp lấy xẻng để cắt nhau.


Chiếc xẻng được Hiếu lấy vạt áo lau sạch lưỡi, Nùng và Chúc theo lệnh của Hiếu nắm cuống nhau mỗi đứa một đầu kéo căng ra, cuống nhau về phía đứa bé thì nắm lấy một nắm (tức là khoảng 10 đến 12 phân) lấy đó làm cỡ để cắt.


Bố Hiếu một tay cầm xẻng, một tay cầm chỗ cuống nhau trống ở giữa rồi cưa. Xẻng cùn, nhau dai, nhay đi nhay lại hơn chục cái mới đứt. Bà mẹ cứ kêu, em bé cứ khóc. Chúng tôi vừa động viên chị vừa làm, chẳng ai trông thấy ai, chỉ cảm thấy hai bàn tay ươn ướt, lầy nhầy.


Cắt nhau xong, chúng tôi tưởng thế là được rồi không buộc rốn cho đứa trẻ, cũng may mà máu nó đông lại, nên đứa bé không việc gì, đến bây giờ nghĩ lại nhiều lúc chết cười sao mà lúc đó mình ngốc vậy.


Chúng tôi định vực chị lên cáng để tiếp tục đi, nhưng chị vẫn còn kêu đau, chốc chốc chị lại vật vã từng cơn dữ dội. Trong đêm tối chỉ thấy hai bàn tay chị lên gân cào xé cây cỏ xung quanh loạt xoạt cũng đủ biết chị đang phải trải qua cơn đau đớn biết chừng nào.


Bọn chúng tôi hết thảy đều lúng túng. Bỗng Chúc vốn yên lặng từ lúc bắt tay vào việc đến giờ lên tiếng phán đoán:
- Này, hay là sót nhau, tôi vẫn thường nghe người ta nói khi đẻ còn sót nhau thì đau ghê lắm!


Mọi người chẳng hiểu ra sao, sờ người chị thì thấy tay chân đã lạnh toát cả, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập cứ chốc chốc lại xen vào một cơn rặn không ra hơi.


Chừng một lát sau nghe tiếng chị rặn một hơi dài hết sức thì bỗng nhiên nghe tiếng khóc oe oe lại vang lên.
- Chị ấy lại đẻ nữa!


Nùng như một đứa trẻ reo lên:
- Lại một cô nữa nhé! Chà, con gái tuổi tý sinh vào ban đêm là sướng phải biết đấy!


Đã có kinh nghiệm lần trước, lần này chúng tôi giải quyết cắt nhau cho đứa bé thứ hai nhanh gọn hơn. Hai đứa bé mới sinh được ủ vào trong hai cái áo trấn thủ khét mùi thuốc súng.
- Các anh cho tôi tí lửa, tôi rét lắm!


Tiếng chị phều phào trong cơn gió đứt quãng:
- Chị cắn răng chịu vậy. Ở đây gần địch lắm không đốt lửa được.
- Hừ... Hừ... tôi chết mất các anh ạ!


Chị nói trong tiếng rên, giọng đã yếu lắm. Tôi sờ vào người chị thấy toàn thân lạnh toát và run như cái dẽ, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập liên hồi.


Tôi quyết định cởi chiếc áo sơ mi đang mặc đắp cho chị, Nùng, Chúc cũng làm theo tôi, mỗi thằng cởi một cái đem quấn vào đầu và chân chị, ba chúng tôi mỗi thằng chỉ còn một manh, thằng nào thằng ấy rét run như cầy sấy.


Tôi phân công: Nùng, Chúc cáng người phụ nữ, tôi và Hiếu mỗi người ấp một đứa trẻ, còn anh chồng thì động viên cố gắng chống gậy đi theo. Phân công xong tất cả lên đường.


Đi được một lúc bỗng thấy tiếng Nùng thất thanh từ phía trên gọi xuống:
- Anh...! Anh Tiến ơi! Lên đây mau! Lên đây mau!


Tôi vội vã chạy lên. Thấy tôi, Nùng hốt hoảng:
- Có lẽ chị ấy chết rồi anh ạ!
- Sao!... Chị ấy...!


Tôi vẫn không tin và vội đến chỗ cáng để xem. Tôi sờ vào người chị, toàn thân đã lạnh toát, chân tay bất động. Tôi để tay vào mũi chị cũng không thấy hơi thở, tôi để tay vào lồng ngực chị nghe ngóng thì lồng ngực cũng lặng im như phiến đá.


Thôi thế là chị đã chết thật rồi! Tội nghiệp! Đau đớn, cái đói và cái rét ghê người đã làm người đàn bà suy kiệt không còn đủ sức để chống đỡ nên đã bị thần chết lôi tuột đi một cách dễ dàng và im lặng mà chúng tôi không hề hay biết.


Chúng tôi hội ý chớp nhoáng rồi khiêng xác chị đi một quãng nữa ra bãi cỏ trống ngồi nghỉ.


Ánh trăng hạ tuần trộn lẫn với màn sương đêm dày đặc tỏa xuống khoảng đồi núi âm u một màu trắng đục.


Hai đứa bé hình như cũng hiểu được nỗi đau xót trước cảnh thương tâm của cuộc đời mẹ cũng thức dậy cất tiếng khóc oe oe tiễn biệt, làm cho cảnh tượng càng thêm não nùng đứt ruột.


Người chồng nắm lấy tay tôi vừa run vừa khóc:
- Cảm ơn các anh đã có lòng cứu giúp vợ chồng em, nhưng ông trời ông ấy chả thương, cái số phận nhà em đã đành như vậy xin các anh chôn cất giùm, còn em lạy các anh, cho em xin các anh một quả lựu đạn, và xin các anh nuôi dùm hai cháu, nếu may ra chúng nó sống, trời cho làm người thì sau này chúng sẽ là con của các anh!...


Chúng tôi phải dùng mọi lời lẽ để động viên, an ủi người đàn ông và quyết định an táng người vợ trên mỏm của quả đồi rộng.


Mộ vừa đắp xong thì gà rừng cũng bắt đầu gáy rộ.


Quãng đường từ đây về chỗ tạm trú còn xa, phải tranh thủ đi gấp, nếu không trời sáng, sương tan, máy bay địch sẽ gây trở ngại.


Không còn cách nào khác, cả tiểu đội mỗi người mỗi lời tập trung an ủi người chồng. Cuối cùng anh chồng cũng cố gượng dậy lau nước mắt để chúng tôi dìu đi cùng hai đứa trẻ sơ sinh.


Trời đã sáng rõ, nhân dân lẻ tẻ vào rừng. Một bà cụ trạc gần sáu mươi đi hái măng gặp chúng tôi, thấy máu me đầy người liền hỏi:
- Các anh bị thương sao không băng lại để máu chảy ra như vậy? Rõ khổ! Tội nghiệp! Có ai việc gì không?
Tôi kể lại tất cả đầu đuôi sự việc đêm qua cho cụ nghe. Cụ liền quay lại dẫn anh em về nhà mình. Rồi cụ tất tả đi đốt lửa và lấy gạo đưa cho tôi bảo đem nấu cháo lấy nước đổ cho hai đứa bé và cho anh chồng.


Đống lửa đốt lên giữa nhà, ấm ran. Nồi cháo đã sôi sùng sục tỏa ra một mùi hương gạo mới thơm nức. Bố Hiếu lấy thìa con hớt lưng chén nước cháo thổi nguội đổ vào miệng cho hai đứa bé. Hai đứa bé để gần nhau, hai cái miệng nhỏ chóp chép trông rất đáng yêu, cả tiểu đội đứng vây quanh xem...


Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2009, 12:14:40 pm »

Chuyện bất ngờ (Cont)


Nguồn: Tạp chí vănnghệquânđội


Công việc tạm xong. Chúng tôi kéo nhau ra suối tắm rửa. Dòng suối róc rách, nước chảy trong veo. Bên gốc cây ngái ven suối, cả bọn thấy một bé gái nhỏ đang ngồi bên cái tay nải, có một người đàn bà đang loay hoay ở dưới suối. Nhìn kỹ mới biết là chị ta đang vắt sữa xuống dòng suối. Chúng tôi thấy lạ lại gần hỏi chuyện:
- Chào chị! Chị đi đâu đấy!
- Chào các anh! Dạ...! Em... Em đi... Người đàn bà thẹn thùng.
- Chị ở đâu lại qua đây sớm thế?
- Dạ, em ở mãi Gia Viễn!
- Cháu nhỏ kia là con của chị?
- Dạ vâng, cháu mới lên hai đã phải mồ côi bố các anh ạ!
- Anh ấy mất rồi à? Bị ốm hay bị giặc?
- Chả giấu gì các anh, cách đây nửa tháng gia đình em bị máy bay ném bom chôn vùi hết cả. Ba bố con chết, còn em và con cháu gái này ra ngoài sông giặt nên may còn sống sót.


Chị nghẹn lại lấy tay lau nước mắt rồi kể tiếp:
- Bây giờ ở làng em chả còn ai thân thuộc, tài sản cũng chẳng còn gì, mẹ con em định dắt nhau lên Phú Thọ nương nhờ bà chị gái cho có chị có em, chứ ở đây một mình em không thể sống được. Mẹ con em đi đến đây đã hai ngày rồi, chỉ thương cho con bé nó mỏi chân không chịu đi!...


Bố Hiếu ghé vào tai tôi:
- Này! Người thì thừa sữa vắt đi, trẻ thì không có sữa bú, cũng là dịp may, ta mời chị ấy vào kia nghỉ chân và cho hai đứa bé nó xin ngụm sữa!


Tôi gật đầu, tất cả anh em đều tán thành, Nùng nhanh nhẩu:
- Thôi cũng là dịp may, chị cho cháu vào chỗ chúng tôi nghỉ chân, cơm nước xong, trưa hãy đi!
- Dạ, xin cám ơn các anh, đường còn xa, em cho cháu đi kẻo trưa nắng.
- Chị bảo cháu mỏi chân thì hãy vào đây cho cháu nghỉ một tí đã nào, nay chả đi thì mai, vội gì! Vả lại chúng tôi cũng đang cần chị giúp cho một việc.
- Dạ, việc gì ạ?
- Việc rất quan trọng! Xin chị một ít sữa để cứu sống hai cháu bé mới sinh vừa mồ côi mẹ!


Người đàn bà ưng thuận, dắt con, ôm nải theo chúng tôi về nhà.


Đống lửa được bỏ thêm củi đỏ hừng hực ấm ran cả ba gian nhà lá. Hai đứa bé được bú sữa, mút chùn chụt một lát thì hết khóc. Anh chồng cũng đã dứt cơn sốt, lại được húp ít cháo nóng và được sưởi ấm nên đã tươi tỉnh hơn. Ngồi quanh đống lửa lúc này chúng tôi mới có dịp nhìn kỹ từng người và hỏi chuyện riêng tư.


Người đàn ông bất hạnh, tên là Nguyễn Hữu Chính. Năm nay anh Chính ba mươi tuổi. Quê ở Hà Nam. Người tầm thước, nét mặt thông minh, sáng sủa. Nghề chính của anh và vợ là làm ruộng, nhưng tranh thủ những ngày rỗi đi buôn vặt để kiếm thêm tiền tiêu. Vợ chồng anh lấy nhau đã tám năm mới sinh con lần đầu và cũng là lần cuối.


Người đàn bà cho sữa tên là Đinh Thị Mão hai lăm tuổi, dáng người đậm đà, nước da xanh nhợt, đôi mắt thâm quầng, giọng nói dịu dàng nhưng khá sắc sảo. Chồng chị là người có ít nhiều học thức và ham hoạt động, vừa làm xã đội phó lại phụ trách hai lớp học bình dân. Hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận. Hoàn cảnh hai người thật đáng thương, cuộc sống trước mắt của họ đang rất gay go, nhất là hai đứa bé.


Bỗng nhiên tôi nảy ra một ý nghĩ: Hay là bàn cách để hai anh chị này lấy nhau luôn cho được việc. Nếu không hai đứa bé kia không có sữa sẽ chết mất. Chúng tôi nháy nhau ra hội ý chớp nhoáng rồi trở vào.
Bố Hiếu cất giọng đầu tiên:
- Này, chị ạ! Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Trong hoàn cảnh hai anh chị đều gặp chuyện không may rất đáng thương tâm, chi bằng chị lấy anh ấy cho có vợ có chồng nương tựa lẫn nhau.


Chị chàng giật nẩy mình như đụng phải tổ kiến lửa, mặt đỏ bừng thẹn thùng cúi nhìn xuống giẫy nảy:
- Thôi, em lạy các anh, các anh đừng trêu em nữa. Đã buồn gió lại thổi thêm, đã chua như dấm còn nêm sơn trà. Em đang đứt từng khúc ruột, các anh lại còn nói đến chuyện ấy nữa!


Tôi đang định nói thì Nùng cướp lời:
- Ấy nó đứt từng khúc nên bây giờ mới phải tìm cách để nối nó lại.


Chị Mão vẫn gạt đi và nói phải lên nhà bà chị đã, còn anh chàng cứ ngồi ngây ra, cũng nhấp nhổm muốn nói điều gì, nhưng chúng tôi gạt đi, mỗi người một câu ra sức vun vào. Mãi sau chị Mão nghẹn ngào nói: “Hai người ốm yếu, ba đứa con dại lấy gì mà nuôi nhau!”.


Chúng tôi hiểu, như vậy là chị đã có thể đồng ý, chỉ còn phân vân về đời sống trước mắt thôi.


Trong khi đồng chí liên lạc về chỗ trú quân cũ để báo cáo với tiểu đoàn và ngay đêm hôm đó đã mang trở lại hai mươi hai đồng tiền quỹ của đơn vị, cả tiểu đội đồng ý nhịn ăn mỗi ngày một bữa trong sáu ngày của mười người để góp thêm, tổng cộng được tám đồng. Chúng tôi gộp cả hai món lại được ba mươi đồng đem ủng hộ cho hai người và bọn trẻ, đồng thời đọc bức thư của tiểu đoàn gửi kèm theo để động viên.


Anh chàng lúc này được hơi nóng của lửa và tình thương của mọi người sưởi ấm đã tươi tỉnh, hồng hào, mạnh dạn ra. Hai anh chị đồng ý lấy nhau trong nỗi nghẹn ngào khó tả.


Chín ngày sau anh ra chợ mua một con gà trống và hai đấu gạo nếp về cúng mụ cho hai cháu, đồng thời kết hợp làm lễ tơ hồng. Hai người mời tiểu đội chúng tôi đến dự (chắc là có ý đãi tiểu đội chúng tôi một bữa để đền đáp công ơn đã hết lòng giúp đỡ xây dựng lại tổ ấm cho họ).


Mấy ngày sau chúng tôi được lệnh trên gọi về chuẩn bị đi nhận nhiệm vụ mới. Vợ chồng nọ dọn đi theo chúng tôi. Tới nơi trú quân thì gần tối, chính trị viên tiểu đoàn chạy ra, reo tướng lên:
- Hoan hô các đồng chí đỡ đẻ đã về!
Biết có cả gia đình kia đi cùng, anh bảo:
- Đón vào đây! Vào đây đã.


Tin tức truyền đi nhanh như gió. Cả đơn vị cùng bà con trong bản đến thăm chật cả gian nhà.


Chính trị viên trao đổi với ông chủ tịch xã để bố trí chỗ ở và hướng giải quyết cuộc sống cho gia đình mới phát sinh này.


Một cụ già xởi lởi nói ngay:
- Nhà tôi có hai cháu gái lớn đã đi lấy chồng, còn thằng út chưa vợ đi bộ đội, chắc còn lâu mới về. Nhà rộng lắm, giờ còn hai ông bà già. Tôi xin phép được đón anh chị ấy về ở cho vui!


Ông chủ tịch xã nói như reo:
- Ồ thế thì hay quá, còn gì hơn được nữa! Tôi xin thay mặt tất cả cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!


Chia tay chúng tôi, anh Chính, chị Mão nghẹn ngào không nói nên lời.


Ông chủ tịch nắm chặt tay tôi lắc lắc:
- Các anh cứ yên tâm đi chiến đấu, chúng tôi sẽ hết sức quan tâm đến gia đình họ. Đấy vừa là tình cảm cũng là trách nhiệm của chúng tôi nữa.


Trước khi chia tay. Chúng tôi thi nhau ôm hôn hai đứa bé. Có những giọt lệ trào ra làm ướt đẫm vầng trán ngây thơ của chúng.


Đã gần 60 năm trôi qua nhưng kỷ niệm này vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi và đồng đội. Không biết giờ này họ đang ở nơi nào, không biết hai em bé sinh đôi dạo ấy lớn lên ra sao, lần nào gặp lại nhau chúng tôi cũng nhắc đến họ. Anh Chính, chị Mão và các bé ơi, nếu đọc được câu chuyện này hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ này nhé: Nguyễn Ngọc Doanh, phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đang đợi...

NGUYỄN NGỌC DOANH
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM