Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:39:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về số thành viên của đội tuyên truyền giải phóng quân  (Đọc 35282 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 01:43:29 pm »

"Đúng ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 36 người. Hai người hôm đó nhận nhiệm vụ đi lấy lương thực, thực phẩm về cho đội nên vắng mặt trong buổi thành lập. Hai người đó là ông Trần Quang Hùng (cựu tư lệnh phó quân chủng Phòng không - Không quân) và ông Điện (cựu tư lệnh phó quân chủng phòng không)".

Người ta còn cho rằng: Cụ Hồ rất giỏi Ngũ kinh, Tứ thư nên việc lập đội có 36 thành viên là chuyện hợp lý.

Nếu điều đó đúng theo tôi cũng nên bổ xung 2 ông Hùng, Điện vào danh sách Đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ngày đầu.


Đây là thông tin mà bạn E236 đã tin cho tôi, vậy đề nghị các bác cho ý kiến! Và đúng như thế thì có phải cải chính lại sách vở như đã từng làm với vụ xe tăng ta tiến vào dinh Độc lập.
Logged
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:25:17 am »

Bác có thể kể cho tôi biết danh sách, đôi nét về về 36 vị trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên không...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 04:24:45 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 09:43:21 pm »

Không biết cuốn do new@ giới thiệu có không, bởi tôi tìm chưa ra cuốn đó!

...Ngoài thuật lại những ngày đầu của đội VNTTGPQ cho đến tháng 9 năm 1945, cuốn sách còn giá trị ở phần thông tin tổng quát về những chiến sỹ đầu tiên ấy.
Một cuốn sách tốt.
Logged

panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 01:13:43 am »

"Đúng ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 36 người. Hai người hôm đó nhận nhiệm vụ đi lấy lương thực, thực phẩm về cho đội nên vắng mặt trong buổi thành lập. Hai người đó là ông Trần Quang Hùng (cựu tư lệnh phó quân chủng Phòng không - Không quân) và ông Điện (cựu tư lệnh phó quân chủng phòng không)".

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân không phải chỉ có 34, và cũng không phải chỉ có 36 mà còn có hơn số đó. Cũng cần nhắc lại rằng cán bộ và chiến sĩ của đội được tuyển chọn từ những cán bộ và chiến sĩ các đội du kích, đội vũ trang do Đảng lãnh đạo, họ đến từ khắp nơi. Vì lý do đường xá xa xôi, lại thêm phải vượt qua đồn bốt địch... cho nên có nhiều người đến chậm. Chính vì lý do này mà trong ngày thành lập đội chỉ có đúng 34 người. Phải vài ngay sau đó thì nhiều người mới đến được nơi tập kết, có thể kể ra đây những người đến sau như Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Vũ Lập, Trung tướng Nguyễn Văn Cừ... Chính vì vậy, điều dễ thấy trong tiểu sử của những vị này, ngày tháng năm nhập ngũ đều ghi là 22 tháng 12 năm 1944. Con số chiến sĩ Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chắc chắn phải nhiều hơn 36 nhiều, bởi trong ngày thành lập đội được chia thành 3 tiểu đội nhưng chức vụ của tướng Đàm Quang Trung sau khi đến là trung đội trưởng. Do đó nếu như tính luôn trường hợp của Đại tá Trần Quang Hùng và Đại tá Nguyễn Văn Điện thì không biết sẽ phải thêm vào bao nhiêu người nữa?! Chính vị vậy nói 34 là đúng vì đây là quân số đầu tiên, vì trước thời điểm thành lập chắc chắn là khó biết quân số, vì số người tuyển chọn là do các đội du kích, vũ trang chọn lựa gửi về.

Thông tin thêm về Đại tá Trần Quang Hùng và Đại tá Nguyễn Văn Điện có thể xem xem trong:

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1667.270

Như vậy, năm nhập ngũ của Đại tá Trần Quang Hùng là tháng 3 năm 1945. Giả thiết có thể đặt ra là ông cũng đựoc tuyển chọn tham gia thành lập đội, nhưng vì lý do như trên ông không tham gia được. Sau đó ông không tiếp tục ở trong đội mà được giao nhiệm vụ khác.

Còn trường hợp của Đại tá Nguyễn Văn Điện thì có thể khẳng định chắc chắn là ông không tham dự buổi lễ thành lập nhưng là những người tiếp theo nhập ngũ. Một số chi tiết để khẳng định:

- Ngày nhập ngũ là 22 tháng 12 năm 1944.
- Tháng 12 năm 1944, ông là chiến sĩ Giải phóng quân Cao Bằng. Tiểu sử ông do Bộ Tư lệnh PKKQ ghi chưa chính xác, bởi Giải phóng quân mãi tận tầm tháng 4 tháng 5 năm 1945 mới thành lập dựa trên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân. Như vậy Giải phóng quân Cao Bằng tương ứng với Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
- Trước khi vào đội thì ông là liên lạc cho lần lượt các ông Chu Văn Đế (Nam) và Đàm Quang Trung, cả hai ông đều là những người được tuyển chọn về thành lập Đội, riêng ông Chu Văn Đế là tham gia ngay từ ngày đầu tiên. Cho nên, Đại tá Nguyễn Văn Điện vắng mắt là do đi dẫn đường cho ông Đàm Quang Trung thì có lý hơn (vì khi đó là liên lạc của ông ĐQT).


Người ta còn cho rằng: Cụ Hồ rất giỏi Ngũ kinh, Tứ thư nên việc lập đội có 36 thành viên là chuyện hợp lý.

Cụ Hồ giỏi mấy thứ trên nhưng cụ không mê tín, cụ không chỉ giỏi mấy thứ trên mà còn hiểu biết biên chế quân đội. 3 tiểu đội, 34 người thì hơi... lẻ.

Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 08:21:40 am »

Em ủng hộ ý kiến của bác panphilov về việc không nên tính số thành viên đội VNTTGPQ là 36 người có cả hai đồng chí Trần Quang Hùng và Đại tá Nguyễn Văn Điện. Nếu tính cả hai người này thì quả thật phải tính rất nhiều người khác.

Đơn cử là trường hợp 3 nữ đồng chí: Trung tá Đàm Thị Loan (người Tày, phu nhân cố Đại tướng Hoàng Văn Thái), Nông Thị Thanh (sau là Bí thư huyện ủy Ngân Sơn, Giám đốc Bảo tàng Khu tự trị Tây Bắc, đã mất) và Hoàng Minh Cầm (sau này là Chủ tịch Hội Phụ nữ khu tự trị Tây Bắc). Cả ba bà đều có mặt tại rừng Trần Hưng Đạo ngày 19-12-1944, nhưng do được phân công chuẩn bị bữa cơm cho đội nên không tham dự lễ tuyên thệ. Ngay tối hôm ấy ba bà đã tham gia buổi liên hoan lửa trại của đội. Nhưng 3 bà vẫn không tính vào danh sách 34 đội viên đầu tiên:

1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình;

2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình;

4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng;

5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng;

11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên;

13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình;

14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng;

16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên;

18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng;

19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn;

21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn;

22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng;

24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn;

25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng;

26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng;

27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn;

28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng;

29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng;

30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng;

32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng;

33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng;

34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên;

(Danh sách 34 đội viên trên em lấy ở đây: http://www.caobang.gov.vn/default.aspx?tabid=253&ID=649&CateID=)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 08:31:44 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:55:21 am »

Em nghĩ nếu lấy số 34 người thì nên gọi đây là danh sách những người tham gia tuyên thệ thì chính xác hơn là DS các TV đội VNTTGPQ.
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:58:02 am »

Có thằng em mới lên miền núi làm 1 bài nhân ngày 22/12, nội dung viết về 1 trong những người lính của đội VNTTGPQ

http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Gap-lai-chien-si-tre-nhat-Doi-VN-tuyen-truyen-giai-phong-quan/200912/73525.datviet

Nghe nó kể thì các cụ hiện nay mất cả rồi, chỉ còn 3 người (kể cả cụ Giáp)
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 12:07:29 pm »

Có thằng em mới lên miền núi làm 1 bài nhân ngày 22/12, nội dung viết về 1 trong những người lính của đội VNTTGPQ

http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Gap-lai-chien-si-tre-nhat-Doi-VN-tuyen-truyen-giai-phong-quan/200912/73525.datviet

Nghe nó kể thì các cụ hiện nay mất cả rồi, chỉ còn 3 người (kể cả cụ Giáp)

Buồn, lúc mà Internet đã phát triển và điều kiện cũng khá hơn thì hầu hết những nhân chứng sống lại không còn.
Bây giờ mà không có những người như bạn bác Tre thì cũng chẳng có ai lo chuyện ghi chép lại, và tầm chục năm nữa chắc cũng chỉ còn toàn sử bàn giấy để đọc.

Ước gì có thể gạt bỏ hết vướng bận...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 04:18:07 pm »

Nhân tiện mới đọc bài viết này trên Báo Quân đội Nhân dân hôm qua.

Việt Minh đánh đâu được đấy


Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Thiếu tá Ngô Đức Thụ, phóng viên Báo và Truyền hình Quân khu 1, chúng tôi được gặp cụ Lê Thị Chói (tức Lê Minh Cầm) tại nhà riêng. 90 tuổi, lưng còng, bước đi đã chậm, nhưng trí nhớ của cụ vẫn rất tuyệt.

Kể lại những tháng năm tuổi trẻ tham gia phục vụ cách mạng, cụ để lại cho chúng tôi nhiều cảm phục về tấm lòng của một đảng viên suốt đời hi sinh, cống hiến cho cách mạng. Sớm tham gia tổ chức Hội Việt Minh từ những năm 1941 ở quê hương Hòa An (Cao Bằng), vận động nhân dân đoàn kết, chống bắt phu, đi lính cho phát xít, thực dân… khi phong trào phát triển và bị bọn mật thám ra tay trấn áp, Minh Cầm và một số đồng chí phải lánh sang Nguyên Bình hoạt động. Tại đây, cụ vinh dự được chứng kiến ngày Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời…

Hào khí cách mạng của một thời tuổi trẻ như sống lại, cụ kể: Cấp trên thấy phong trào lên mạnh, nhân dân một lòng theo Đảng, nên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức một đội vũ trang, nhằm gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong nhân dân và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

Nhiều người con ưu tú của Cao Bằng được lựa chọn tham gia đội quân đầu tiên ấy. Bộ phận nấu ăn cho đội có 3 phụ nữ  là Minh Cầm, Nhật Thành và Nhật Tâm (tên bí danh). Nhớ lại thời khắc lịch sử, cụ kể: Hôm ấy, vào buổi chiều muộn (ngày 22-12-1944), nắng không còn xiên xuống tán rừng, lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được tổ chức tại núi Sam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc tổng Hoàng Hoa Thám, nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Buổi lễ đơn giản, nhưng trang nghiêm. Đội gồm 34 chiến sĩ, xếp thành hàng, đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh; đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng quân. Trước đông đảo đại biểu của các dân tộc Tày, Nùng, Dao của hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và đại biểu của Liên tỉnh ủy, cán bộ, chiến sĩ của Đội đồng thanh đọc 10 lời thề danh dự của Quân đội cách mạng Việt Nam, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi được tổ chức giao phó...

Sau lễ tuyên thệ, bộ phận hậu cần được giao chuẩn bị một bữa cơm để “liên hoan”. Bữa cơm hôm đó chỉ có ít muối; cơm được nấu bằng nồi đất và mấy ống lam. Cấp trên, cấp dưới, cán bộ, đội viên ngồi quây quần bên nhau, vừa ăn vừa nghe các đồng chí lãnh đạo nói chuyện về tình hình cách mạng thế giới, cách mạng Trung Quốc đang phát triển mạnh, có lợi cho ta. Trong lòng ai cũng rất phấn khởi...

Giọng kể khúc chiết, ánh mắt sáng lên và rất xúc động, cụ kể tiếp cho chúng tôi về những ngày đầu của đội quân cách mạng.

Hôm đi đánh đồn Phai Khắt, đồng chí Võ Nguyên Giáp cải trang, đội mũ phớt giống như “Ty châu đi kinh lý”, một anh người Dao dắt ngựa, một anh gánh hai bó lúa. 5 giờ chiều ngày 25-12-1944, toàn đội cải trang, nhanh chóng tiến thẳng vào đồn, bất ngờ đột nhập kho vũ khí, buộc địch nộp súng đầu hàng. Tên đồn trưởng Pháp vừa ở châu về chưa kịp trở tay đã bị bắn chết. Trận đánh đồn Phai Khắt chỉ mất ít phút, ta thu hơn chục khẩu súng và bắt sống 17 tên lính dõng... Sau trận đánh, cán bộ đội họp với địa phương bàn cách đối phó với địch, phân phát chiến lợi phẩm cho đồng bào, chỉ giữ lại một ít thóc gạo, rồi lại cấp tốc hành quân đi đánh đồn Nà Ngần. Sáng sớm hôm sau (ngày 26-12-1944), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lại cải trang như một đội lính dõng, nhanh chóng chiếm đồn Nà Ngần. Tên quan khố đỏ và hai tên lính chống cự bị bắn chết tại chỗ, số còn lại đầu hàng, ta thu 30 khẩu súng... Đội quân cách mạng hạ liên tiếp hai đồn giặc, tin ấy lan nhanh khắp các thôn xóm, bản làng.

Dừng một lát, cụ kể: Sau khi bắt tù binh, đội giải thích cho họ rằng, Việt Minh làm cách mạng, đánh đồn là để giải phóng nhân dân, giải phóng đất nước, người Việt Nam không đánh người Việt Nam. Đội quân của Việt Minh “đông” lắm, có cả phụ nữ, rất thiện chiến, Việt Minh đánh đâu được đấy... rồi thả họ.

Người phụ nữ dân tộc Tày có vinh dự được phục vụ, chứng kiến những ngày đầu chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, sau này trở thành Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Hội trưởng Hội phụ nữ Khu tự trị Việt Bắc, Đại biểu Quốc hội khóa 2... Và niềm hạnh phúc lớn đối với cụ: Đúng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm nay (3-2-2009) cụ vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh.

Bài và ảnh: NGÔ ANH THU (theo Báo Quân đội Nhân dân)
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 08:50:36 pm »

Có thằng em mới lên miền núi làm 1 bài nhân ngày 22/12, nội dung viết về 1 trong những người lính của đội VNTTGPQ

http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Gap-lai-chien-si-tre-nhat-Doi-VN-tuyen-truyen-giai-phong-quan/200912/73525.datviet

Nghe nó kể thì các cụ hiện nay mất cả rồi, chỉ còn 3 người (kể cả cụ Giáp)

Nguồn này của bác Tre nói ông Hà Hưng Long là chiến sĩ trẻ nhất của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (20 tuổi). Nhưng em lại thấy có nguồn khác khẳng định đồng chí Long Văn Mần mới là chiến sĩ trẻ nhất (16 tuổi):

http://www.luutruvn.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=697&listId=cb018edc-28eb-4aca-9b21-bd3ad3eef91d&ws=content
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM