Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:13:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký Sự Chiến Tranh - Tập 2  (Đọc 55649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 10:53:28 am »

Tôi vào Sài Gòn đã được một tuần, một hôm cô cháu họ chợt nói với tôi : "Tướng Phú tự sát rồi cậu ạ". Tôi hỏi lại : "Tướng Phú là ai?". "Một nhân vật đang lên như diều, vừa rồi là tướng tư lệnh vùng 2". Tôi vẫn hỏi hừng hờ : "Tự sát bằng súng hay thuốc độc?". “Uống chloroquine, thuốc trị sốt rét của Mỹ”. Tôi không nói gì thêm nữa. Cô cháu tôi vẫn liến thoắng : "Y như là có mệnh giời hay sao ấy. Bắt đầu như thế, kết thúc như thế, thật xứng quá. Cứ nghĩ giời không có mắt, hóa ra vẫn có". Rồi cô ta nói tiếp : "Ông ta thích chơi súng lắm, sưu tập được một bộ súng rất có giá, cổ kim đông tây đủ cả. Nhà của ông ấy toàn treo có súng. Tướng vùng mà thích chơi súng thì đẹp quá. Ai ngờ lúc tự tử lại uống chloroquine, ngắc ngoải đến hai ngày mới chết. Súng đạn có sẵn trong tay mà không dám tự sát bằng súng cho trọn vẹn, lại dùng thuốc tự tử của đàn bà". Rồi tôi cũng quên đi. Đến lúc lấy tài liệu về các trận đánh của bộ đội ta trong tháng Ba ở Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung, rồi lại được xem một đống giấy má, sổ sách thu được ở Bộ tổng tham mưu quân đội nguy, thấy tên Phạm Văn Phú cũng hay được nhắc, nên mới bắt đầu chú ý. Trong số những bạn bè mới quen biết lại có người vốn thân thuộc với gia đình Phú từ lâu nên cũng góp nhặt được một vài chuyện có liên quan tới sự tìm hiểu trạng thái tâm lý và tinh thần của một đội quân tiêu xài rất tốn kém, nhưng chí khí chiến đấu lại không có là bao.

Phạm Văn Phú xuất thân là đại úy nhảy dù của đội quân xâm lược Pháp, đã từng bị bộ đội ta bắt sống ở Điện Biên Phủ rồi lại được tha về. Cuối năm 1954, Pháp rút quân đội và cơ quan cai trị vào trong Nam thì Phú sống ở Đà Lạt, chờ đợi được trở lại quân ngũ. Trong thời gian này, Phú lấy vợ. Vợ tên là Lâm Đệ, gọi trung tá Lựu, nguyên là tư lệnh phó sư đoàn ngự lâm quân thời Bảo Đại là dượng. Còn bố đẻ là người Hoa ở Chợ Lớn. Chị vợ chẳng những là người có nhan sắc mà còn biết cách đưa chồng tới cảnh phú quý, giàu sang. Đại uý quân nhảy dù của Pháp, học vấn không có gì, thân hình lại thấp bé, sau này đã lên tới cấp tướng vẫn không trút bỏ được cái lốt ngang ngáo của một thằng lính dù, thế nào lại vớ được một cô vợ tài mạo song toàn phải kể là trúng số độc đắc. Năm 1961, Phú là thiếu tá liên đoàn trưởng liên đoàn 77. Sau được Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy thì đổi là lực lượng đặc biệt. Tức là cái lực lượng thám báo, biệt kích, mặc áo lính có ít, mặc áo dân thì nhiều, tai mắt không chỉ của quân đội mà còn của cả một phe đảng. Khi liên đoàn 77 trở thành lực lượng đặc biệt thì do anh em đại tá Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu chỉ huy. Năm 1963, anh em Ngô Đình Diệm bị phái quân nhân giết chết, thì anh em nhà này cũng bị thủ tiêu luôn. Trong cuộc thanh trừng giữa các phe cánh mà họ thường gọi là "cách mạng 63", Phú chẳng những thoát hiểm mà còn được thăng cấp chức, là trung tá tham mưu trưởng thay Triệu, còn Đoàn Văn Quảng, đại tá, là chỉ huy trưởng. Gặp Quảng, Phú trở thành đối thủ của nhau bắt đầu từ cái năm ấy, rồi đánh đuổi nhau cho mãi những năm về sau này. Tôi chưa tìm hiểu được vì lẽ gì họ lại căm ghét, thù hằn nhau, chỉ biết được ít lâu thì Quảng đuổi Phú ra vùng chiến thuật I. Thế là ngôi sao Lâm Đệ lập tức chiếu sáng. Chẳng hiểu cô ta đã tới cửa nào, đã ăn nói làm sao, đã phải chịu những thể thức gì, trung tá Phú liền được thăng cấp đại tá nắm quyền chỉ huy sư đoàn 2 dưới quyền trung tướng Lãm. Một thời gian sau đại tá Quảng thế yếu lực mảnh bị nhổ đi, chuẩn tướng Lam Sơn về thay. Được nửa năm Lam Sơn lại đi và chuẩn tướng Phạm Văn Phú về làm tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Khi ra đi là anh trung tá uất ức, căm hận, nay trở lại là ngài chuẩn tướng đang được Sài Gòn yêu dấu. Mà con người ấy thì chẳng thể có tài cán gì, bất quá là biết ăn nói ngổ ngáo như một tên lính dù, ăn nói thôi, còn đánh đấm lại chẳng ra sao. Nhờ vợ cả. Nhờ ở sự khéo léo của phu nhân cả. Lúc này Lâm Đệ đã được gọi bà Thiệu, bà Khiêm là các chị. Chuẩn tướng Phú trở về cái nơi đã dám khinh rẻ mình, thi ân thi oán được ít lâu lại ra trung tâm huấn luyện Quang Trung thay Quảng làm chỉ huy trưởng, còn Quảng một lần nữa lại bị đầy đi nơi khác. Phú không dính líu gì đến vụ này, chỉ là người được chứng kiến sự đầu hàng của kẻ thù bấy lâu hắn vẫn căm tức. Người đã đánh đòn quyết định lại là mụ nhà thầu câu lạc bộ của trường huấn luyện. Vì Quảng thấy mụ ta ăn bẫm quá mà không thèm có lời thưa lại với ngài chỉ huy trưởng của trung tâm nên lấy làm tức, cho tay chân gây khó dễ. Nhưng đến là dại dột! Vì bà nhà thầu nọ dẫu mua cơm thừa canh cặn của nhà trường với giá thật rẻ là để đưa sang hai trại nuôi heo của hai vị phu nhân, có quyền thế nhất của Việt Nam cộng hòa. Một là tổng thống phu nhân, hai là thủ tướng phu nhân. Vậy cho nên ngài chỉ huy trưởng lập tức bị biếm chức còn kẻ đối đầu từ bấy lâu lại lù lù dẫn xác tới nhận quyền. Vì lẽ gì tướng Quảng bị đuổi đi thì ta đã rõ, còn tướng Phú được về thay thế là hoàn toàn nhờ ở sự mẫn tiệp của vợ biết lựa lúc giới thiệu với hai chị về người chồng rất mực trung thành của mình. Cứ khoanh lại cái khu vực câu lạc bộ đã là lãnh địa riêng của bà nhà thầu thì ông chỉ huy trưởng vẫn còn nhiều khoản kiếm chác khác hết sức ngon lành. Ví như ăn tiền hoãn dịch và miễn dịch cùng với các bác sĩ giám định y khoa của trung tâm. Vì là nhà trường huấn luyện tân binh nên còn là nơi trình diện lứa tuổi nhập ngũ của vùng III, một vùng dân đông và cũng giàu. Hoãn dịch sáu tháng hoặc một năm, hoặc hoãn dịch vô thời hạn vì lý do sức khỏe dẫu đã có giá từ một trăm ngàn, ba trăm ngàn đến nửa triệu, có trường hợp lên tới một, hai triệu là tùy theo cái giá máu mà người có máu muốn trả. Học tại trường xong, nhưng không phải đi bổ sung cho các sư đoàn bộ binh, vẫn được ở lại trường hoặc làm những công việc phục dịch lại cũng là một giá nữa. Dẫu sao cái chỗ ngồi ở một trung tâm huấn luyện không thể lừng lẫy bằng chỗ ngồi ở một quân khu. Làm ông chủ một vùng gồm hàng chục tỉnh vừa có tiền lại vừa có danh mà đường thăng tiến lại hết sức mau mắn, dễ dàng. Tư lệnh một vùng đã là chức vụ của một trung tướng, là bậc thang đầu để trèo lên những ngạch bậc chót vót trong quân đội và trong chính phủ. Giả dụ có phải về vườn cũng kiếm được cái ghế thượng nghị sĩ, đại sứ, lãnh tụ của một phe đảng. Tức là sẽ trở nên một người có mặt, có tên, chỗ đứng đã vững mà cái cơ hội để trở thành tỷ phú, tậu đồn điền ở nước ngoài, cho các con đi du học cũng chẳng lấy gì làm khó. Phú tuy ngồi ở trưng tâm huấn luyện nhưng vợ Phú vẫn dòm ngó những chỗ trống của bốn quân khu để lựa lúc thưa với hai chị, cho ông chồng được nhào tới thay thế. Quân khu I có trung tướng Ngô Quang Trưởng, một người bị Thiệu ghét, ghét trong bụng chứ không dám ra mặt, nhưng người Mỹ lại rất yêu, thế Vững như núi, tất nhiên không thể hy vọng gì được. Vùng 1 tiếng rằng vất vả nhưng cũng là miếng ngon, vì có cảng Đà Nẵng, chuyển hàng đến đưa hàng đi hết sức thuận lợi cho việc tìm ra đồng tiền. Lại có Tỉnh Quảng Nam nổi tiếng về quế, quế Quảng. Thời tướng Hoàng Xuân Lãm còn làm tư lệnh vùng 1 thì Nguyễn Văn Toàn gần như được coi là phụ tá kinh tài của Lãm, là “ông vua quế'” chỉ trong có mấy năm trong tay đã có bạc tỷ. Toàn bị phe cánh tố là tham nhũng, nhưng bản cáo trạng vừa công bố thì lại được lên cấp thiếu tướng, quyền tư lệnh quân khu II. Đều là nhờ ở sức mạnh của đồng tiền buôn quế Quảng mà có cả. Năm 1973, Toàn bị gọi về bộ tổng tham mưu để nắm lực lượng thiết giáp của quân lực. Nói thế cho sang chứ sự thật là không có công việc gì, là một cách bị thất sủng. Nhưng chỉ ít lâu sau trung tướng Nguyễn Văn Toàn lại được tổng thống bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu III. Chắc là vẫn nhờ vào đồng tiền. Khi Toàn bị gọi về bộ tổng tham mưu, tức là đã có một cơ hội rất hiếm hoi để vợ Phú thưa với các bà chị đưa chồng mình ra nhận chức tư lệnh quân khu. Bữa tiệc của thiếu tướng tư lệnh quân khu chiêu đãi các ngài tỉnh trưởng và các hàng chức sắc trong tỉnh là hết sức quan trọng. Những lời tán tụng lẫn nhau trên bàn tiệc tất nhiên chỉ là cái vỏ ngoài. Còn yêu ai hay ghét ai là ở cái lõi cái ruột bên trong. Tức là những quà biếu của các vị khách được mời đưa tới làm lễ ra mắt. Chẳng hạn một cái bình cắm bút nặng vài kí, chẳng lấy gì làm đẹp, nhưng lại được đúc bàng vàng, vàng y; là những chiếc bánh xem ra chẳng lấy gì làm ngon, có điều nhân bánh thay vì đổ thịt là những hạt xoàn; là những hộp bích qui hết sức giản dị, nhưng bên trong xếp toàn vàng lá. Đại loại mỗi vị tỉnh trưởng trong dịp lễ ra mắt này phải tiêu đi ít ra cũng là năm triệu, nói tắt là năm tê. Đại loại là thế. Phú nhận chức giữa năm 1973, qua được một năm 1974, đến mùa Xuân năm 1975 thì đã tự kết thúc số phận như ta đã rõ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 10:58:34 am »

*
*    *

Giả thử tôi có được cái may mắn chứng kiến những gì đã xảy ra trong mấy chục ngày sau cùng của một xã hội được tổ chức gần giống như một bang của nước Mỹ, đương nhiên sẽ không phải dùng đến bản báo cáo này. Còn như cũng chỉ được nghe kể lại thì thà giới thiệu với bạn đọc một người trong cuộc kể lại sự tình vẫn là hay hơn. Vả chăng họ lại kể lể với cấp trên của họ, sợ hãi có, căm uất có mỉa mai có, nên lời chứng càng có giá trị. Lấy bản báo cáo này để kết thúc cái phần này tôi nghĩ là hợp lý.


Ngày 1-4 của tiểu khu trưởng tiểu khu Khánh Hòa.

Phiếu trình của Lý Bá Phẩm, đại tá tiểu khu trưởng.

Trân trọng kính trình đại tướng,

Tôi xin lược trình diễn tiến đưa đến việc mất tiểu khu Khánh Hòa và thị xã Nha Trang.
Sáng sớm ngày 31-3-75, sau khi lữ đoàn nhảy dù bị tấn công ở cầu 24 (cách trung tâm huấn luyện Lam Sơn 3 km) các diễn tiến kế tiếp xảy ra như sau :

Ngày 01-4-75:

-Trung tâm huấn luyện Lam Sơn, biệt động quân và pháo binh chạy về phía Nha Trang mờ sáng.

- 10 giờ có nhiều quân nhân và biệt động quân kéo về bến xe Nha Trang bắn hỗn loạn, cướp xe và tràn về hướng Cam Ranh.

- Chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia tỉnh báo cáo nhân viên bỏ đi hết lúc 9 giờ 30 không ai tuần tiễu.
Vì hàng không Việt Nam dọn di, nhân viên tòa hành chánh phải lo phát vé và lãnh gạo phát cho trại tạm cư nhưng đã bỏ hết lúc 11 giờ.

- Lúc 10 giờ được báo tù nhân trại trung tâm cải huấn (1091 người) phá khám, lính gác có bắn chết một số (khám có tăng cường một trung đội biệt động quân ngày hôm trước để giữ).

- 10 giờ 30, quận trưởng Ninh Hòa báo cáo từ sáng sớm trung tâm huấn luyện biệt động quân ở Dục Mỹ cùng lính dù kéo qua khỏi quận, có cả pháo binh và thiết quân vận, và xin chỉ thị. Tôi trả lời là phải ở tại chỗ. Tình hình thị xã lúc bấy giờ tuy hỗn loạn, nhưng bộ chỉ huy tiểu khu vẫn làm việc.

- 12 giờ 30 phút, được báo cáo của đại úy đại đội trưởng phòng vệ bộ tư lệnh quân đoàn II: anh em binh sĩ ở bộ tư lệnh quân đoàn được các sĩ quan cho về nhà lo di chuyển vợ con, vì còn hai giờ nữa địch sẽ đến Nha Trang và bộ tư lệnh đã dời đi hết.

- Nửa giờ sau tôi lái xe đến bộ tư lệnh thì nơi đây đã di chuyển nhưng không biết đi đâu.

- 13 giờ 30 phút, đại tá Dực (tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh) điện thoại từ Diên Khánh nói không liên lạc được với bộ tư lệnh quân đoàn. Tôi trả lời quân đoàn đã bọn đi, đại tá Dực nói : nếu thế tôi cũng rút.

- 13 giờ 45 phút, điện thoại tới trung tướng Thuần, chỉ huy trưởng trường hạ sĩ quan, nhưng không ai trả lời (trường hạ sĩ quan phụ trách phòng thủ mặt bắc Nha Trang).

- 14 giờ họp sĩ quan tham mưu của tiểu khu đặt kế hoạch hành động. Lúc bấy giờ chỉ còn lại sĩ quan trưởng phòng. Mặc dù tiểu khu trưởng có trách nhiệm chiến đấu trong tiểu khu, nhưng sau khi bàn luận tôi nhận thấy:

1. Quân đoàn rút không nhận được chỉ thị về kế hoạch phối hợp đơn vị bạn, vị trí của quân đoàn.

2. Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh ở Diên Khánh, 2 tiểu đoàn chủ lực quân phía bắc Nha Trang đã rút lui.

3. Các trung tâm huấn luyện Lam Sơn, biệt động quân, pháo binh có nhiều quân nhân và đại bác không lập vị trí chặn địch trên đường tiến vào thị xã.

4. Tôi biết chắc chắn bộ tư lệnh sư đoàn 2 không quân đang xin cầu không vận để di tản.

Các sự kiện trên đưa chúng tôi đến kết luận bộ tư lệnh quân đoàn II đã bỏ khu vực Khánh Hòa, Nha Trang.
Về lực lượng tiểu khu, hầu hết các tiểu đoàn đã bị sứt mẻ, lại được phối trí ở các đồi và chân núi xa xôi (vùng núi Đồng Bò) để chống pháo kích và ngăn chặn địch xâm nhập, bảo vệ quốc lộ, quận ly, xã ấp nhằm kịp thời báo động để quân đoàn phản ứng khi có địch. Tiểu khu còn một tiểu đoàn thiếu ở phía tây thị xã nhưng không thấy lên máy liên lạc.

Vì hoàn cảnh như trên, tôi cảm thấy cuộc chiến đấu tại tiểu khu trở nên vô vọng, cho nên lúc 14 g 30 tôi ra lệnh cho các sĩ quan hiện diện truyền lệnh đến các đơn vị còn liên lạc được rút về Cam Ranh và Phan Rang đợi lệnh.

Tôi đích thân ra lệnh quận trưởng Diên Khánh, Vĩnh Xương cùng tập hợp về khu vực này. Quận trưởng Ninh Hòa thì đã có mặt tại thị xã.

Sau khi anh em rời khỏi, tôi vào phi trường tìm hiểu tình hình của bộ tư lệnh quân đoàn.

Theo lệnh chuẩn tướng Lượng, khó khăn lắm mới vào được phi trường. Quang cảnh trong phi trường hết sức hỗn loạn. Tất cả mọi người đều quyết chen lấn nhau giành di tản, vũ khí chất thành đống, nhân viên giữ trật tự bị tràn ngập, tiếng súng nhỏ nổ bừa bãi. Tôi và đại tá Lý, tham mưu trưởng quân đoàn, đến chỗ chuẩn tướng Lượng để xin chỗ trên trực thăng vận tải chinook, nhưng chỉ gặp có đại tá Phúc, tham mưu trưởng sư 2 không quân. Một lúc sau, chuẩn tướng Lượng đến, đại tá Phúc trình : “Lệnh Sài Gòn phải tử thủ khu vực Nha Trang, sẽ có lực lượng hùng hậu đến giải vây”. Chuẩn tướng Lượng trả lời : "Đ.m. tử thủ cái gì? Lính đi hết rồi, bỏ tù tôi chịu, không thi hành được!".

- 19 giờ 45 phút, trực thăng của tư lệnh quân đoàn II đáp xuống phòng làm việc của tư lệnh sư đoàn 2. Thiếu tướng tư lệnh nói như phân trần là tình hình đã như vậy, các anh bảo tôi làm gì được bây giờ. Có điện thoại kêu tại phòng hành quân. Nghe nói thiếu tướng tư lệnh điện thoại về bộ tổng tham mưu và tổng thống, không rõ nội dung điện đàm. Lúc trở lại, thiếu tướng tư lệnh nói: “Tôi cho phép các anh di tản, sau này nếu tổng thống có hỏi tôi sẽ là người chịu trách nhiệm và trả lời trước tổng thống”. Chuẩn tướng Lượng đáp: “Cảm ơn thiếu tướng tư lệnh”. Khi thiếu tướng tư lệnh ra đi, tôi hỏi chuẩn tướng Oánh: “Trước đây được lệnh chiến đấu dưới quyền chuẩn tướng, bây giờ có lệnh di tản của quân đoàn, chuẩn tưởng có cần tôi nữa không?”. Chuẩn tướng Oánh cảm ơn tôi và nói bây giờ không còn gì mà làm và tôi xin một chỗ trực thăng của chuẩn tướng Tất về đến phi trường Phan Rang vào lúc 22 giờ. Trước khi đi ngủ, thiếu tướng tư lệnh quân đoàn II chỉ thị tôi lập bộ tham mưu cho ông.

- Sáng 2-4-75, lúc 8 giờ tôi đến chỗ ngủ đêm của thiếu tướng tư lệnh thì thiếu tướng đã lên trực thăng vào Phan Thiết lúc 7 giờ 30.

Tôi xin đại tá Tự (tỉnh trưởng Ninh Thuận) cho một GMC để ra Cam Ranh đón quân nhân của Khánh Hòa. Đại tá Tự chở tôi trên xe Jeep vào thị xã, nhưng khi ra cổng phi trường bị ngăn chặn không cho ra. Đại tá Tự bảo: có vào thị xã không chắc đã có xe và xăng. Tôi trả lời đi như vậy cũng vô ích và đại tá Tự cũng nói là ở lại thì tốt hơn.

Trở lại phi trường Phan Rang, gặp đại tá Tiễu tại bộ tư lệnh sư 6 không quân. Cho đến tối vẫn không gặp tư lệnh quân đoàn cho nên khi phi cơ C.130 đáp xuống phi trường, tôi và đại tá Tiễu lên phi cơ về đến Sài Gòn lúc 21 giờ.

Sáng hôm sau trình diện bộ nội vụ, được ông tổng trưởng chỉ thị sẵn sàng trình diện thủ tướng chánh phủ.
Đến ngày 5-4-75, thủ tướng vẫn còn mắc họp nên tôi đã trình diện trung tướng tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu lúc 11 giờ.

Kính thưa đại tướng,

Vì nhận thấy tình hình của BTL/QĐ II và các đơn vị chủ lực quân là như vậy, mặc dù là tiểu khu trưởng, lúc bấy giờ không có một lực lượng nào khả dĩ chiến đấu được trong tay, cho nên đã lấy quyết định như đã trình trên. Kính mong đại tướng rộng xét nếu thấy quyết định đó không hợp lý, hèn nhát tôi xin chịu tất cả mọi tội hình mà đại tướng chế tài. Nếu có phần nào hữu ý kính xin đại tướng rộng lượng cho tôi được nhờ.

Trân trọng kính trình
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:00:34 am »

Chương VI
NHÂN VẬT THÂN YÊU CỦA BA CHỤC NĂM KHÁNG CHIẾN


Chiến sĩ...

Năm 1947, cách đây đã hăm tám năm, tôi là chiến sĩ của đại đội 14, thuộc trung đoàn 64. Chính trị viên đại đội là anh Thông Sơn. Gần ba chục năm sau, trở lại trung đoàn cũ lấy tài liệu về trận đánh quân địch rút chạy tại khu vực Cheo Reo - Củng Sơn lại gặp anh Thông Sơn, hiện nay là chủ nhiệm chính trị của sư đoàn 320. Đồng chí Cối, trung đoàn phó trung đoàn 64, tỏ vẻ ngạc nhiên "Anh cũng đã là lính của sư đoàn này à?". "Đúng thế, tôi đã là chiến sĩ của trung đoàn 64". "Năm nào?". "Năm 1947, tức là đã 28 năm". Tôi hỏi tại đồng chí Cối: "Anh sinh năm nào?". Đồng chí Cối cười: "Năm 1947, năm nay đã là 28 tuổi". Hăm tám năm, hai cuộc kháng chiến đánh Pháp rồi đánh Mỹ, từ đồng bằng Bắc Bộ đuổi giặc lần lần đến tận đồng bằng Nam Bộ và kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng. Nhìn trước nhìn sau chưa gặp một ai là người quen cũ. Năm ấy tôi mới mười bảy tuổi, cùng với một người nữa là liên lạc của đại đội kém tôi hai tuổi, một đứa mười bảy, một đứa mười lăm, hai đứa nhỏ tuổi nhất của đại đội. Nay, một người đã bốn mươi lăm tuổi, người kia nếu còn cũng đã bốn mươi ba, vậy thì lứa tuổi thanh niên ngày ấy cũng phải trong ngoài năm chục cả. Cầm súng đánh giặc từ thủa còn thơ, rồi lấy vợ, rồi đặt tên con bằng tên những chiến dịch đã được tham gia, rồi tiễn con tòng quân, rồi cha con lại gặp nhau ở cùng một chiến trường, đến lúc ấy mới được ăn mừng hoàn toàn thắng lợi. Còn nhớ tết năm 1947, đồng chí đại đội trưởng của tôi nói chuyện trước hàng quân: "Tết sang năm chúng ta sẽ về Thủ đô ăn một cái tết Độc Lập hoàn toàn.". Anh ơi! Cuối năm 1947 anh đã hy sinh ở mặt trận Bần Yên Nhân, và phải hăm tám năm sau, phải đến mùa xuân năm Ất Mão chúng ta mới giành được Độc Lập hoàn toàn trong cả nước.

Về đơn vị cũ, lấy tài liệu về những trận đánh nối tiếp suốt hai chiến dịch sau cùng, lòng dạ cứ bâng khuâng những thương, những nhớ. Gặp người hôm nay lại nhớ đến những khuôn mặt vô cùng quen thuộc của đồng đội năm nào; nghe kể những trận đánh của tháng Ba, tháng Tư năm 1975, lại nghĩ nhiều đến những trận đánh của năm 1947, năm 1948. Xưa kia chúng tôi không có ba lô, cán bộ trung đội khoác cái bị đựng một bộ quần áo thay, vài cuốn sách đọc dở. Các đội viên thì chỉ một khẩu súng, hai bao đạn, hai quả lựu đạn, quần áo vấn chặt trong cái chăn mỏng quấn chéo một bên và không có mũ, không có giày, quần áo cũng năm có năm không. Đến đâu dân thổi nấu cho ăn, bị thương dân cho thuốc, hy sinh cũng vẫn là dân cho vải liệm và hòm chôn. Thanh bạch và nhẹ nhõm vô cùng. Đến hôm nay, nhìn vào ba lô của người chiến sĩ ra trận cũng vẫn là rất thanh bạch: một cái võng, một bộ quần áo thay, vài cuộn bông băng, một cóng muối riềng. Ngoài ra là gạo, là đạn, trăm rưởi viên đạn AK, một quả đạn B40, hai quả cối 82 mang giúp cho đại đội hỏa lực. Đi xe có đoạn, có lúc còn đi bộ là hàng ngày, hành quân bộ nhưng gạo đạn không được thiếu nên phải chia nhau mà mang vác.

Khi trung đoàn 48 của sư đoàn 320 nổ súng đánh quận ly Thuần Mẫn thì tiểu đoàn 9 của trung đoàn 64 (cũng thuộc sư 320) rải quân chốt chặn nhánh đường 7B từ ngã ba Thuần Mẫn đến tây thị xã Cheo Reo. Còn con đường 7 địch sẽ rút chạy thì bắt đầu từ nga ba Mỹ Thạch qua thị xã Cheo Reo, qua Củng Sơn đến thị xã Tuy Hòa. Trận địa phục kích chủ yếu của tiểu đoàn 9 là tây Chư Pa (bắc nhánh đường 7B). Trong năm ngày, bộ đội đã đào một đường nhỏ ven chân núi, qua đường B, đến tận chân mỏm cao 758. Rồi xây dựng các hầm chốt nhiều hướng, nhiều tầng, làm các bãi mìn và lựu đạn. Đại để, một trung đoàn ngụy có lực lượng thiết giáp yểm trợ rơi vào đoạn phục kích này thì không mong sống sót lấy một trung đội. Tôi xin thuật lại chuyện một tiểu đội, tiểu đội của đồng chí Hợi trong những ngày này để bạn đọc dễ hình dung. Tiểu đội có năm người, bố trí ở một eo núi, cách trận địa chính khoảng hai cây số. Một bên là núi đá, một bên là bãi gianh và suối cạn, lô nhô những khối đá rất to. Tiểu đội Hợi nằm  bên bãi gianh, vì bên kia là dốc đứng, cỏ thưa chạy xuống leo lên đều khó cả. Việc trước tiên là hè nhau lăn những khối đá đến những chỗ cần thiết, rồi nấp sau đó mà đào khoét một chỗ ngồi tàm tạm. Ngay trong ngày đầu tiên, tiểu đội trưởng đã bị đá đè giập nửa bàn chân. Ngày thứ hai lại một người bị giập một bàn tay. Còn ba người kia cũng rách da, xẻ thịt, máu me bôi đầy áo đầy quần. Người bị giập chân thì ngồi gác chân đau lên một hòn đá nhỏ cho đỡ nhức, gập lưng dùng dao khoét đất; người giập tay thì quỳ xuống, tay đau buộc trước ngực, tay lành moi đất hất đổ lên. Cái nắng cao nguyên, cái khát cao nguyên nấu nung, cào xé từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn. Tối đến nhai nốt miếng cơm còn lại, tu nốt ngụm nước còn lại, nằm chợp mắt một chút nhưng nhức chân quá, nhức tay quá nhức đến muốn khóc được, lại chồm dậy dùng dao khoét tiếp, dùng tay moi tiếp. Làm cho nó quên đi cái  khát, quên đi cái đau, quên đi cả cái đói nữa. Họ phơi nắng, phơi sương, với một bàn chân tấy sưng, một bàn tay tấy sưng, với những vết xước đã bầm tím và lên mủ từ đêm đánh Buôn Mê Thuột tới 10 giờ đêm ngày 16 tháng Ba thì được lệnh rời vị trí phục kích, hành quân trong đội hình đại đội, vượt qua điểm cao 758, băng rừng, vòng hướng đông-bắc tới bản Khăn đông nam Cheo Reo, đánh địch rút chạy trên đoạn đường 7 từ thị xã Cheo Reo đến cầu A Nu. Mỏm 758 không có đường mòn, dưới chân là đá là đất lưng chừng núi là cây lớn, gần tới đỉnh là cỏ gianh cao lút đầu người. Ba tiếng leo lên, hai tiếng tụt xuống. Hợi xé một ống quần làm giẻ buộc chân, đệm cỏ gianh bên trong buộc giẻ ra ngoài, chống gậy dẫn đầu tiểu đội. Lúc bình thường với bàn chân tấy sưng đến gần gối, dẫu chỉ được nằm cũng vẫn khổ. Huống hồ lại phải hành quân, phải đi trong đêm, phải leo núi, những bước đi đầu tiên từ vị trí phục kích của tiểu đội tới vị trí của đại đội, phải tì người lên đầu gậy mà lết dần. Muốn ngã quỵ xuống, không được! Ngồi xuống là rồi khó đứng dậy, không đứng được dậy lại mất hai người khiêng cáng. Một tiểu đội có năm người mà mất hẳn ba người sẽ không còn là tiểu đội. Hãy cố gắng lên. Còn lết được thời hãy cố lên! Nhích từng bước, nhích dần mãi. Mồ hôi và nước mắt chảy giàn giụa. Mồ hôi ướt đầm người, răng cắn vào môi đến ứa máu, hãy cố lên! Đừng có làm phiền anh em, đừng làm lỡ việc của người khác. Thân người như nhẹ dần, chân bước dài ra, nhịp đi đã nhanh hơn. Và cứ thế, cứ sải rộng mãi chân mà bước tới, mà leo, mà trèo, lên tới đỉnh cả nửa người của bên phía chân đau như đã bị tê dại, như là chân của người khác, một vật từ bên ngoài ghép vào cơ thể mình. Hành động của người lính luôn luôn vượt quá những điều kiện để hành động của con người. Cái không có thể đã trở thành cái có thể. Vì sao lại có thể? Rất khó lý giải một cách thật rành rẽ. Lúc thường thì không thể, không có cách gì để có thể nhưng khi gánh vác một nhiệm vụ nó đã trở thành có thể. Làm rồi, nghĩ lại chính mình cũng ngạc nhiên vì sao lại có thể làm được. Cũng như Hợi khi kể chuyện cho tôi nghe, cũng tự hỏi vì sao lại có thể đánh địch từ đông-nam thị xã Cheo Reo đến tận dinh Độc Lập, tức là năm chục ngày tròn, không dừng nghỉ một chút nào, với một cái chân đau đớn đến thế, vướng nặng đến thế. Mà rồi cũng chẳng có thì giờ để nghĩ tới nó nữa. Vào thị xã Tuy Hòa, giẻ buộc chân đã rách tơi tả, những mảnh giẻ cứng giòn thấm máu, thấm nước, rồi khô, rồi ướt, rồi lại khô. Mở lượt giẻ ra, các vết giập đã khô miệng, đã đóng vẩy. Đánh đến Sài Gòn thì vẩy bong, lại là một bàn chân khỏe mạnh và sạch sẽ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:02:34 am »

Lên tới đỉnh 758, gặp tiểu đoàn trưởng báo tin địch đã rút chạy khỏi Plâycu và Công Tum từ sáng ngày 16. Lệnh cho bộ đội phải bỏ lại mọi tư trang vốn đã rất ít, kể cả gạo. Chỉ được mang theo một cái võng, mấy cuộn bông băng, cái bật lửa cho vào túi đựng mìn đeo trước ngực. Còn xẻng cuốc súng đạn là vật tùy thân rồi. Riêng cơ số đạn lại còn tăng thêm, đạn AK là ba trăm viên, lựu đạn sáu quả, đạn B40 là tám quả. Một người xếp vào gùi cả bảy quả đạn B40 và liều phóng, nhưng không gùi trên lưng mà đeo lủng lẳng trước ngực vì sợ vướng cành cây, túi mìn vắt lại phía sau, khẩu AK kẹp một bên nách và ba trăm viên dạn. Tiểu đội trưởng vác khẩu B40 và một quả đạn lắp sẵn ở nòng. Lại một khẩu trung liên và người mang đạn trung liên. Còn người thứ năm mang AK, gùi thêm ba quả cối 82 giúp đại đội hỏa lực cùng xẻng cuốc của cả tiểu đội. Cả năm người đều lặc lè nhưng không hề bỏ lại bất cứ một thứ gì khác. Trong khoảng mươi lăm phút dừng ở đỉnh 758 nhìn về phía thị xã Cheo Reo hướng đông-bắc, thấy một mảng sáng mờ mờ bốc lên, nhìn sang hướng tây, loang loáng lúc hiện lúc mất có nhiều vệt sáng kéo dài. Ban ngày đứng ở đây còn nhìn thấy cả dòng sông Ba, nước xanh thẳm chảy từ tây bắc thị xã, dọc theo phía đông đường 7, qua cầu A Nu thì ngoẹo xuống phía nam đường rồi thoát ra cửa Đà Rằng. Ngồi ở mỏm 758 hứng nắng, hứng nóng, nhìn dòng sông nhỏ tí phía xa, thì chỉ nghĩ đến nước, rồi nghĩ đến cái mát, cái trong, cái khoan khoái nếu được ngâm mình dưới ấy một nửa ngày.

3 giờ sáng ngày hôm sau, tức là ngày 17 tháng Ba, đại đội xuất phát đầu tiên mới tụt xuống chân núi bên kia. Nghỉ lại mươi lăm phút ăn nửa nắm cơm là rồi kéo nhau chạy. Chẳng có ai ra lệnh chạy, phía trên rảo bước là phía sau phải chạy. Từ Plâycu đến Cheo Reo là một trăm năm mươi lăm cây số, nhưng từ Cheo Reo đến Tuy Hòa có hơn sáu chục cây. Sáu chục cây xe phóng nhanh là mấy chốc. Chúng chạy đường thẳng, ta đón đánh phải quanh vòng, nhanh chậm khác nhau là thế. Hơn nữa, chúng chạy đã được một ngày mình mới đuổi theo, không khéo chỉ còn vớt vát được một vài đơn vị rút cuối. Diệt có vài trăm tên trong đám quân rút chạy tới cả vạn tên thì thật uổng phí vô cùng. Mà cái cơ hội may mắn này khó có thể tái diễn một lần nữa. Nó là duy nhất. Bỏ lỡ nó, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ phức tạp hơn lên rất nhiều. Tiểu đoàn trưởng nghĩ như thế, mà tiểu đội trưởng cũng nghĩ như thế. Mỗi người rảo chân lên một chút, thành thử hàng quân theo nhau chạy ào ào lúc nào cũng không rõ. Lại một người nào đó đốt cháy một sợi dây cao su lấy ánh sáng tìm lối mòn. Vì có một con đường mòn của tuyến vận chuyển thương binh. Lại thêm một người thứ hai đốt, rồi cả một dây lửa lập lòe kéo dài tới mấy cây số ở chân núi, xuyên vào những cánh rừng khoọc, nhằm theo hướng đông-bắc mà trườn lách mãi lên. Hết dây cao su dự trữ thì rút quai dép đốt, thân dép giắt vào thắt lưng, cả một mùa tác chiến đầu đội trời, chân dép đất, tới lúc tiến vào các thành phố mới cảm thấy rát bàn chân và nóng da đầu. Bộ đội nối đuôi nhau chạy một mạch đến 9 giờ sáng ngày 17 thì nhìn thấy mặt đường 7 phía nam bản Khăn. Phía đông đường là sông Ba, phía tây đường là hàng chục lượt rào dây thép gai, rào đơn. Bộ đội thành một hàng dọc, men theo các hàng cọc, nhổ đinh, vén dây, lách người qua, nhích dần mãi đến mép đường, bố trí các điểm chốt. Khẩu B.40 của Hợi đặt trên một ụ mối mọc đầy cỏ và cây gai. Khẩu trung liên bố trí cũng trên một ụ mối khác cách khẩu B.40 khoảng mươi mét. Còn các tay súng AK thì lợi dụng các rãnh nước đào khoét một lúc cũng thành một công sự cá nhân. Lúc này là 12 giờ trưa ngày 17. Trên đường vẫn có xe chạy nhưng là xe đò chở hành khách, tất nhiên có cả dân có cả lính, nhưng đã có dân là không được phép nổ súng. Lại có từng tốp xe Hon-da chở người và đồ đạc. Cả năm người đã bảy đêm nay không được ngủ. Cả bảy đêm, cứ ba người thay nhau đào hầm, một người đi lấy cơm và nước uống, còn một người vận chuyển gạo. Đêm thứ bảy thì hành quân, còn từ đêm nay trở đi tất nhiên lại càng phải thức, phải thức cho tỉnh táo, vì tin rằng đám quân lính từ hai tỉnh kéo về dồn ứ ở Cheo Reo phải nhanh chóng thoát khỏi khu vực đã bị vây hãm từ đêm nay. Bắt đầu từ đêm nay kể ra cũng đã quá muộn. Những chuyện không may thường theo một cửa mà đến là như thế. Trong lúc chờ đợi, cả năm người ngồi chụm lại với nhau ở ụ súng B.40, chia nhau phong lương khô duy nhất còn sót lại, rồi bàn tính về thế trận của hai bên trong mấy ngày tới. Mỗi đêm đến kho gạo của chiến dịch là thâu lượm được bao nhiêu tin tức. Tin tức lượm về lại đoán non đoán già về nhiệm vụ của hướng này, về hành động của mũi kia. Cũng có lúc đoán trúng, cũng có lúc đoán sai, nhưng đoán định mãi rồi cũng luyện được thành một phản ứng nhạy bén, gần như là linh cảm trước những hiện tượng trông thấy đã đành, mà cả những hiện tượng còn chưa trông thấy.

Lực lượng bố trí của sư đoàn 320 trong ngày 17 tháng Ba là như sau:

- Tiểu đoàn 9 của trung đoàn 64, vào lúc 11 giờ đã ra sát mặt đường 7, phía nam bản Khăn hai cây số.

- Trung đoàn 64 thiếu, cùng với một tiểu đoàn cao xạ từ đông-bắc Buôn Mê Thuột đã tới vị trí nhiệm vụ mới là đèo Chư Mria (nam Cheo Reo).

- Trung đoàn 52 sau khi diệt Kênh Săn, chiếm quận ly Phú Nhơn, phát triển sang Phú Thiện, chia cắt đội hình phía sau của địch (từ ngã ba Mỹ Thạch đến thị xã Cheo Reo).

- Trung đoàn 48 cùng với một tiểu đoàn xe tăng và một cụm pháo của chiến địch đã nhích tới tây-nam thị xã Cheo Reo, gần sát sân bay, và đã đưa được một lực lượng vòng lên hướng tây-bắc.

Lực lượng địch rút chạy khỏi hai tỉnh Công Tum và Plây Cu gồm có sáu liên đoàn biệt động quân, một lữ đoàn kỵ binh (ba thiết đoàn), một liên đoàn công binh, một liên đoàn truyền tin, một bộ phận cơ quan của quân khu II, một bộ phận sĩ quan của sư đoàn 6 không quân, hai liên đoàn bảo an và toàn bộ lực lượng cảnh sát của hai tỉnh Kon Tum và Plâycu. Tính đầu là hai mươi bảy đơn vị. 16 giờ ngày 17 tháng ba, toàn bộ lực lượng của địch ở hai tỉnh trên đã rút hết về thị xã Cheo Reo.

16 giờ 30 ngày 17, một đoàn xe gồm bảy chiếc GMC và hai xe chở khách, có xe bọc thép M. 113 đi hộ tống lọt vào trận địa phục kích của đại đội 11. Bộ đội ta dùng tiểu liên AK bắn thủng lốp xe đầu và dùng B.40, B.41 đánh các xe chở lính. Hai xe chở dân thì gọi hành khách xuống cho chạy giạt xuống vệ đường tránh đạn: Cả bảy xe đều bị bốc cháy, riêng chiếc M. 113 đi hộ tống sau cùng thì chạy lộn được về Cheo Reo.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:04:43 am »

Đêm 17, tiểu đội Hợi rời vị trí buổi chiều sang bố trí phía đông đường, giáp sông Ba. Trong đêm, tiểu đoàn 9 đã bố trí xong thế trận đánh địch: đại đội 9 chặn đầu, đại đội 10 thốc đuổi, còn đại đội 11 lùi lại phía sau làm lực lượng cơ động của tiểu đoàn. Cách đánh là vận động tấn công kết hợp với các điểm chốt, bố trí thành nhiều tầng từ nam bản Khăn đến phía bắc một con suối nhỏ, đoạn đánh dài ba cây số Trong đêm, bộ đội ngồi dọc hai vệ đường đào đắp công sự, trên đầu chiếc C.130 ì ầm thả pháo sáng, phía Cheo Reo tiếng máy gầm gào khi to khi nhỏ. Một bên liều chết rút chạy, một bên kiên quyết chặn đánh, cuộc chiến đấu trong mấy ngày tới là rồi sẽ đẫm máu đây, Hợi tính toán với anh em trong tổ như thế. Mờ sáng ngày 18 , hố đào cũng chỉ sâu được khoảng bảy mươi phân, chặn lát bằng cọc rào, hòm gỗ và những bao bì lớn nhỏ lôi kéo từ trong cái đống đồ đạc của chiếc GMC đổ ven con suối cạn. Tôi xin ghi lại lời kể của đồng chí Hợi về những trận đánh của tiểu đội trong ngày 18 tháng Ba từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm: "Hỏa lực của tiểu đội có một B.40, một trung liên và mấy tay súng AK. Nhiệm vụ của cả trung đội là chặn đứng những chiếc xe chạy thoát khỏi những tổ chốt của đại đội 10 để đại đội 11 kịp vận động lên đánh tiếp. Súng nổ từ lúc 6 giờ sáng, gần hai giờ sau mới thấy một chiếc M.48 và một chiếc xe bọc thép M.113 chạy ào ào tới. Cách đánh của bọn rút chạy cũng mánh lới lắm: dùng pháo của tăng bắn thẳng vào các mô đất, ụ mối, bụi cây cho quang đi sau đó dùng đại liên, cối cá nhân quét tiếp, gần sát chỗ bố trí của mình thì bộ binh ngồi trên xe quăng lựu đạn, rồi xe rú máy phóng vượt qua. Nhưng thoát sao được, vì các chốt của ta bố trí dày sít, thoát chốt này lại gặp ngay chốt kia. Khói lửa ùn lên ở phía trên từ 6 giờ sáng, mãi đến 8 giờ mới gặp hai xe địch nhào tới, đoạn đường dài chưa tới ba cây, đủ biết phải may mắn lắm chúng mới gặp được bọn tôi và bọn tôi cũng phải có may mắn mới được dịp nổ súng. Tôi kê khẩu B.40 lên một cái chậu nhựa nhằm vào chiếc M.48 bóp cò, nó cháy ngay, chiếc xe sau dừng lại, quay nòng 12 ly 8 bắn ào ào vào ụ đất rồi vòng xuống phía tây đường rông lên. Nó chạy được một đoạn, lại nghe có một tiếng nổ khác, trong nháy mắt đã là hai đống lửa khói bốc ngùn ngụt ở giữa đường. Những đứa sống sót nhảy nháo nhào ra hai bên, chúng tôi chỉ cần hét theo : "Bỏ súng xuống! Đứng lại!", là lập tức chúng ngồi thụp xuống từng nhóm đợi anh em mình đến dẫn về phía sau. Súng đạn tạm dừng khoảng hai tiếng, không thấy xe nào chạy lên, mà hình như cũng không nghe thấy cả tiếng gầm rú của máy nữa. Một đơn vị đã bị diệt gọn, chắc chắn là thế. 10 giờ lại nghe có tiếng rú máy từ rất xa, rồi mất hẳn, rồi rất gần như sau lưng mình. Cậu giữ trung liên hét to : "Nó chạy theo bờ sông, anh ơi!". Quay người nhìn lại, tháp pháo đã loi ngoi trên đám lá ngô xanh rì rẽ lên. Cả mấy thằng nhảy ra khỏi công sự, chia thành hai mũi, một mũi ven rìa đường, một mũi men mép nước, chạy ngược lại. Xe đã tới gần, đưa mắt nhìn xung quanh, chẳng có chỗ nào để trú nấp, đành phải đứng trong một bụi chuối mà bắn. Bắn xong, kẹp súng vào nách, lăn tròn người vào bãi ngô, rồi chồm dậy, lắp một quả đạn khác, bắn tiếp chiếc M.113 đang chạy dò dẫm phía sau. Bắn cháy hai xe, chạy thêm một đoạn, cứ thấy rát bỏng ở háng. Bị thương rồi sao? Chắc không phải? Đưa tay sờ soạng một lúc không thấy có máu, chỉ rát. Nhờ thằng mang đạn cúi người xem hộ, thì trời đất ơi! một vệt xém đã xuyên giữa đũng quần, cả quần ngoài lẫn quần trong, nhưng lại chừa ra da thịt của mình. Vào Sài Gòn, thanh niên nó chê đũng quần may quá rộng, mới nói đùa : nếu may chật thì mình đã bị lòi ruột. Được nghỉ ngơi một buổi trưa, anh em ngồi gà gật ở công sự riêng tôi cứ ôm lấy bàn chân mà rên nho nhỏ, đau quá, nhức quá, lúc chạy, lúc lăn như chân người lành, lúc ngồi lại thấy nhức, thấy đau. Cũng là may, có việc thì nó tha mình, hết việc nó lại hành mình. Nghiến răng mà chịu đựng mấy ngày này, còn cố được thì hãy cỗ gắng lên. 2 giờ chiều lại một đợt đánh nữa. Xe địch chạy thẳng đường thì làm mồi cho các tổ chốt, nên mới quẹo sang đông đường, đi sát mép sông. Vẫn bị vấp, chẳng thoát được xe nào. Chúng liền cho xe đâm xuống phía tây bản Khăn, vòng theo dải rừng khoọc, rồi rẽ quành lại mặt đường quãng gần cầu A Nu. Nhưng lại đụng đầu với số anh em nằm ở bệnh xá và tiểu đoàn bộ. Bác sĩ, bệnh nhân, anh nuôi, trợ lý chính trị và tham mưu dùng tiểu liên và lựu đạn xông ra đuổi đánh. Đại đội 11 chia làm hai mũi vòng lại đánh chặn từ hai đầu. Trung đội tôi cũng được lệnh kéo đến, nổ súng yểm trợ. Lúc này quân địch đã hoảng hốt lắm rồi. Nghe tiếng súng nổ là lập tức bỏ xe chạy, thì cũng là chạy vào tay anh em mình cả. Thằng Tề, tiểu đội trưởng của đại đội 10, bị sốt rét nằm ở bệnh xá chiều ngày 17, hai tay hai quả lựu đạn thế nào lại túm được thằng trung tá liên đoàn trưởng liên đoàn 21. Xe tăng bỏ lại, xe bọc thép bỏ lại, xe kéo pháo 175 còn mới nguyên cũng bỏ lại, đếm thoang thoáng cũng phải dăm chục xe vừa xe tăng vừa xe bánh xích. Bãi xe ở bản Dung Mỹ gần đó cũng phải dăm sáu chục xe. Nhìn lên mặt đường một dải lửa khói kéo dài hàng cây số, mỗi lúc một bốc cao ngọn. Tiếng máy của các loại xe vẫn gầm gào, tiếng đạn nổ từ bên trong ruột xe chát chúa, y hệt một trận đánh lớn, vẫn còn đang diễn ra. Con đường đang bốc cháy đã trở thành một chiến lũy lửa, người qua còn khó nói gì đến xe, một đoàn xe. Trời đã tối hẳn, tiểu đội tôi chạy theo ven đường, vòng trở lại đoạn đánh của mình. Đạn nổ từ các xe bay veo véo qua đầu, bụng bảo dạ : "Đánh “xe sống” không sao, lại bị thương vì mấy cái "xe chết" thì thật buồn cười". Khi vượt qua miệng cống trước tổ chốt cuối cùng của đại đội 10, chợt nghe có tiếng ho nhẹ. Máy gào, đạn nổ mà lại nghe ra một tiếng ho tự mình cũng nghĩ làm lạ. Chắc là một tiếng động gì đó, vốn tính đa nghi lại nghĩ là tiếng ho chăng? Vẫn cứ nên kiểm tra lại một chút, nào có mất gì? Tôi kêu tiểu đội dừng lại, hướng mắt vào miệng cống, gọi to : "Còn ai trong ấy thì ra đi? Bỏ súng xuống, nhanh lên!". Không một tiếng động nào đáp lại, tôi phải dọa: "Ra đi! Nếu không chúng tôi sẽ quăng lựu đạn vào đấy!". Gần như cả cái đám người trốn nấp trong đó trả lời cùng một lúc : "Chúng tôi xin hàng. Chúng tôi xin ra ngay!". Một người ra dấu, rồi một người nữa, đếm được lần lượt vừa chẵn hai chục, nhìn quần áo mặc đều là sĩ quan cả. Tôi hướng mặt vào một hình người to cao nhất, chưa rõ là già hay trẻ, là cấp chức gì, hỏi : "Các anh là sĩ quan của đơn vị nào? thuộc binh chủng nào?". Người kia hơi cúi xuống, đáp rất lễ phép : "Thưa, chúng tôi thuộc nhiều đơn vị, có mấy anh trên cơ quan của quân đoàn, có anh ở sư đoàn 6 không quân, rồi liên đoàn 23, liên đoàn 66 truyền tin và một số anh ở thiết đoàn 19". Tôi lại hỏi: "Còn anh ở binh chủng nào? Cấp bậc gì?”. "Dạ, thưa tôi là trung tá, liên đoàn trưởng liên đoàn 23". Khi tôi bảo một đồng chí trong tiểu đội dẫn cả hai chục sĩ quan này về tiểu đoàn, thì cái anh chàng to lớn là liên đoàn trưởng liên đoàn 23 nói với tôi rất rụt rè : “Dạ, thưa tôi muốn được biết tên anh, vì anh là người chiến sĩ Giải phóng đầu tiên tôi được gặp...”.

Tôi rất ngạc nhiên :

“Tên tôi là Hợi, anh đã ở chiến trường này thì phải chạm mặt với bộ đội luôn chứ, đâu phải lần đầu?”

“Thưa, tôi nói rất thật lòng vì tôi mới dời lên Công Tum trước tết có mấy ngày”.

"Trước anh ở đâu?

"Trước tôi ở Biên Hòa.

"Đang ở Biên Hòa lên đây làm gì cho khổ?

"Dạ, chuyện cũng dài lắm, nhưng không chết đã là may mắn rồi. Chỉ thương vợ con sẽ đau buồn vì chưa biết tôi sống chết ra sao?

"Một tháng nữa thì gia đình anh sẽ được biết tin thôi.

"Dạ, tôi rất mong thế. Thật là nghịch cảnh, tôi là một sĩ quan trong quân đội của ông Thiệu, nhưng lúc này lại nóng lòng mong ông ấy từ chức để anh em Giải phóng sẽ sớm vô Sài Gòn".

"Hắn có nói tên là Bình hay là Bảo gì đó, tôi không còn nhớ. Câu chuyện còn dài của hắn nếu có thì giờ nghe chắc cũng rất lạ".

11 giờ 30 ngày 19, ta đã tiêu diệt, bắt sống, bức hàng toàn bộ quân địch còn lại ở thị xã Cheo Reo và khu vực quanh đó. Ngày 20 một lực lượng của trung đoàn 64, có xe bọc thép và pháo quét bọn tàn binh từ dẻo Chư Mria đến đông quận Phú Túc, làm bàn đạp cho đại quân tiến về Củng Sơn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:06:27 am »

Ngày 21, tiểu đội Hợi cùng đại đội vượt qua cầu A Nu, tiến sát về quận Phú Túc. 16 giờ ngày 21, địch ném bom phá cầu. Nhịp cầu không sập ngay mà lửa cháy lan trên ván gỗ như một giàn lửa. Xông vào giàn lửa đã bốc cao ngọn là bốn chiếc xe bọc thép loại K.63. Trong xe có xăng, có đạn, có người, xăng bén lửa thì cả bốn chiếc sẽ bị thiêu cháy trong chớp mắt. Cũng là may, cả bốn xe đều qua được chiếc cầu lửa dài hàng trăm mét an toàn, rồi dừng lại ở chỗ bố trí của tiểu đội Hợi. Người đầu tiên từ trên chiếc xe đầu nhảy xuống là đồng chí Cối tham mưu trưởng trung đoàn 64. Cùng đi với tham mưu trưởng có tiểu đoàn trưởng các tiểu đoàn 9, 7 và 8, cùng với một tiểu đội trinh sát. Họ là bộ phận mở đường của cánh quân tiến về hướng đông. Tham mưu trưởng ngồi ngay trên mặt đường vừa ăn lương khô vừa thông báo tóm tắt tình hình tác chiến của sư đoàn trong bốn ngày, rồi nói thêm : "lắm chuyện đã xảy ra rồi mà còn ngỡ là trong cảnh mộng. Ví như một cậu của trung đoàn 48 được gặp lại gia đình sau ngày giải phóng Cheo Reo. Xa nhau từ năm 59, đến năm 75 mới được gặp lại, vậy là mười sáu năm". Cả mọi người đều ngạc nhiên. Lính miền Bắc, gia đình ở miền Bắc, còn gặp người thân nào nữa ở miền Nam, mà lại là ở Cheo Reo, một vùng cao nguyên heo hút của miền Nam. Hỏi tên cái người đã gặp sự may mắn hiếm có ấy thì tham mưu trưởng không nhớ. Chuyện đã hoang đường, người trong chuyện lại không có tên, ai mà tin được. Tham mưu trưởng lý lẽ : "Có nhiều chuyện hôm qua là khó tin, nhưng hôm nay lại là chuyện có thật. Chuyện thật của hôm nay còn vượt xa những chuyện khó tin của hôm qua. Thời thế đã đổi thay rồi."

Chuyện của cậu bộ đội nào gặp lại gia đình ở Cheo Reo vẫn là khó tin, cho đến lúc này vẫn cứ khó tin. Nhưng thời thế đã đổi thay thì lại có thể tin được. Nổ súng ngày 8 tháng Ba, đến ngày 20 tháng Ba, tức là mười hai ngày sau đã giải phóng bốn tỉnh của cao nguyên miền trung! Năm 1968 chưa được thế. Năm 1972 cũng chưa được thế. Nhưng năm 1975 lại là chuyện đã xảy ra, là chuyện đã có thật. Hai chân đứng trên mặt đường 7, đoạn đường phía trên, đoạn đường phía dưới hàng nghìn chiếc xe đủ loại đang bốc cháy, lại chẳng phải là chuyện có thật đó sao? Nhưng vẫn lúc ấy, nếu một người nào đó nói trước rằng : Trong vòng một tháng mười ngày nữa, chúng ta sẽ đứng ở lầu tư của dinh Độc Lập, chúng ta sẽ ngồi ở phòng tiếp khách của Nguyễn Văn Thiệu, ngắm nhìn cái gạt tàn thuốc hình lục lăng mà tán với nhau rằng : "Cái gạt tàn đẹp thế mà thằng cha lúc chạy lại quên không mang theo, giờ có nghĩ lại chắc cũng tiếc". Nếu một người nào đó dám nói trước như thế thì cũng chưa dễ đã ai tin, dẫu rằng vẫn công nhận thời thế đã đổi thay rồi.

*
*    *

Câu chuyện tưởng như khó tin quả nhiên là chuyện có thật. Tôi đã được gặp nhân vặt chính trong chuyện. Tên anh là Ka Son Chư, người Ê Đê. Anh bảo mới hăm tám tuổi nhưng nhìn gương mặt rất khó đoán, lúc như già hơn, lúc lại như trẻ hơn. Anh rất hay nói, tuy âm sắc của tiếng phổ thông chưa được mềm, chưa được rõ, nhưng chứ nghĩa dùng rất chính xác và văn chương. Tôi ghi tên anh là Ka Son Chư, anh đánh vần bảo tôi viết lại là Ksor Sor Chư. Ksor Sor là họ mẹ. Anh bảo tôi : "Nếu được ở gần nhau tôi chỉ bày cho anh ít ngày là sẽ nói được tiếng Ê Đê thôi". Tôi cười : “Mới chỉ nhìn tên sông tên núi trên bản đồ vùng Tây Nguyên đã thấy rối rít cả lên, nói gì đến học tiếng”. Chư giải thích luôn, anh hay nói và vui tính : "Nhà báo là thông minh, học biết ngay thôi. Biết cách dạy thì học rất mau, anh ạ! Ví như, ở Công Tum thì núi gọi là ngọc : Ngọc Rinh Rua, Ngọc Tô Pa, Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Linh. Ở Gia Lai, thì núi lại gọi là Chư : Chư Nghé, Chư Pông, Chư Kra, Chư Pa. Ở Công Tum, Đak là nước, các con sông đều bắt đầu vần dak cả : Đaksi, Đakbla, Đakđam. Ở Gia Lai, thì Ya lại là nước : Yasúp, Yadrăng, Yaleo. Chỉ như thế thôi, bây giờ anh có nhìn địa danh trên bản đồ cũng đã thấy dễ dễ rồi, có phải không?. Chư làm liên lạc cho cách mạng từ năm mười một tuổi, đến năm mười ba, tức là năm 1959 thì được chú Cao cho ra Bắc học văn hóa “để sau này về quê hương xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Năm đó thì chưa thể biết chủ nghĩa xã hội là gì, nhưng được ra Bắc, ra Hà Nội, Bác Hồ lại đang ở Hà Nội, là rất vui rồi. Gùi gạo, gùi muối đi bộ cả mấy tháng nhưng chưa có lúc nào thấy nhớ nhà, thấy mệt nhọc, chỉ háo hức, muốn đi nữa, muốn được đi xa mãi. Chư học văn hóa ở trường Dân tộc trung ương mười năm, tức là đến năm Bác Hồ mất thì hết chương trình phổ thông cấp 2. Lên trường văn hóa ở Lạng Sơn học lớp 8, lớp 9. Về trường Bắc Thái học lớp 10, thi tốt nghiệp xong lại tiếp tục theo học trường công nghiệp nhẹ. Năm 1973, đi bộ đội. Năm 1974 vào chiến trường miền Nam. Tóm lại đời anh trong vòng mười lăm năm trở lại đây là : học và học. Đi bộ đội được hai năm thì một năm ở trường huấn luyện, cũng vẫn là học. Chư than phiền với tôi: "Đời tôi thật là chán, không có thành tích gì để kể với nhà báo. Vào chiến trường đã hơn một năm, nhưng đã được đánh trận nào!". Tôi cũng ngạc nhiên : “Ở dưới đại đội mà không đánh thì làm gì?”. "Chuyện là thế này, Chư nói, ở trên sư đoàn xin mãi mới được xuống trung đoàn, rồi từ trung đoàn lại xin xuống tiểu đoàn. Mà khó lắm : Năm ngoái đánh to ở làng Siêu nhưng tôi lại phải ở phía sau làm anh nuôi. Trận đánh xong rồi tiểu đoàn trưởng mới cho phép ra trận địa xem xác xe tăng địch. Xuống đến đại đội cũng vẫn chưa được đánh, anh em đánh nhau phía trước, tôi đi làm công tác dân vận phía sau, cũng là nhiệm vụ trên giao cả, nhưng chỉ bực là chưa được nổ súng một lần nào. Vì sao? Vì các anh ấy sợ tôi chết. Đại đội trưởng bảo : “Đi học cả mười mấy năm mà chết thì uổng quá, cố giữ lấy cái mạng để còn phục vụ lâu dài cho quê hương”. Tôi đã bực lắm : "Các anh thì sao? Các anh chết không đáng tiếc sao?". Đại đội trưởng vẫn cười cười : "Chư ơi, chúng mình đông, còn người dân tộc có văn hóa cao như Chư là ít lắm, ít thì phải giữ lấy, đừng có phí phạm". Tôi không muốn cãi lại cấp trên, nhưng như thế là còn phân biệt, là chưa bình đẳng, phải không nhà báo?". Tôi không trả lời sao cả, theo tôi, Chư nói đúng mà đồng chí đại đội trưởng nói cũng đúng. Rồi Chư kể cho tôi nghe bữa gặp lại gia đình ở Cheo Reo vừa được giải phóng : "Đêm 18 tháng Ba, quân ta vào Cheo Reo. Sáng 19 tháng Ba, cấp trên đã cho tôi vào thị xã để hỏi thăm tin tức gia đình. Lúc này tôi đã được trung đoàn lấy lên làm trợ lý dân vận. Chiều ngày 18, đứng ở mỏm Chư Ria với chính ủy, nhìn xuống Cheo Reo đã mừng quá, quê hương mình là ở dưới đó, nhưng cảnh vật lại rất lạ, chưa nhận ra một dấu vết nào quen thuộc cả. Cả ngày 18 không ăn gì mà vẫn no. Đêm 18, nghe tin ta đã làm chủ thị xã lại càng bồn chồn, da mặt lúc lạnh lúc nóng, ngồi không yên mà đứng cũng không yên. Sáng 19, thì được đi cùng với chính ủy vào Cheo Reo làm nhiệm vụ trong ủy ban quân quản. Quê tôi là buôn Bir, cách thị xã hai cây số, đi qua làng mà không nhận ra làng. Xưa kia đường vào buôn có nhiều cây gạo và cây kơ nia, bây giờ trống trơn cả, chỉ thấy có mái tôn và mái tôn. Đến trụ sở của ủy ban quân quản, gặp một thằng mới lớn lên, cũng người Ê Đê đi công tác với một chú cán bộ bên Đảng, liền hỏi nó : "Quê mày ở đâu?". "Ở Bir!". Mừng quá, nắm chặt bàn tay nó mà giật : "Con nhà ai?". Nó nói tên mẹ nó, nghe rất lạ. Mẹ nó chỉ hơn tôi vài tuổi chứ mấy, năm tôi còn ở nhà có đứa con gái nào có tên giống như mẹ nó đâu. Tôi lại hỏi thăm tin tức gia đình ông ấy, bà ấy, anh ấy có biết không? Nó đứng ngẩn ra một lúc rồi trả lời là không biết. Tôi quát lên : “Mày ở Bir mà lại không biết ông già Nê Deo à?”. Gần hai ngày chỉ có uống chứ không ăn, mà không đói. Chính ủy cho phép về nhà nửa ngày vì nghe nói nhà gần, nhưng đi quanh quẩn từ đường này sang đường kia đã mất gần nửa thời gian rồi. Dân dắt díu nhau, ôm, xách, khiêng, đội quần áo, đồ đạc trở về nhà cũ; binh lính, sĩ quan ngụy ngồi vón lại từng đám chờ bộ đội đến cho ăn và dẫn đi; súng lớn súng nhỏ quăng xếp từng đống ở các đầu đường, các bãi trống, trước cửa các công sở; và xe, các loại xe chật đường, chật phố, cái đang cháy, cái đã cháy rụi, cái còn nguyên. Cứ loanh quanh giữa cái đám xe pháo, súng đạn, người đi xuôi người kéo ngược từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều mà vẫn chưa tìm được lối về buôn Bir. Về sau, có một anh thanh niên đi xe đạp, đeo băng đỏ, khoác súng, gọi to : "Anh giải phóng định về đâu đây?". Thì ra anh đã chú ý tới tôi được một lúc lâu rồi. Nghe tôi nói muốn về buôn Bir, anh bảo ngồi sau xe sẽ đèo về tận đầu buôn, vì đường đi rất gần. Mẹ tôi mất năm tôi còn rất nhỏ, bố tôi đã lấy vợ kế. Năm còn ở nhà thì mẹ kế chưa sinh em, nên bà rất quý tôi và thằng út. Nghĩ đến mẹ kế cũng thương, cũng nhớ như mẹ đẻ. Bước vào trong buôn lại nhận dần ra lối cũ, hỏi một người ngồi quay lưng lại, đang rèn dao : "Ông có biết nhà cụ Deo không?". Người kia quay lại, nhìn rất quen nhưng không thể nhận ra là ai : “Giải phóng hỏi cụ Deo có việc gì?”. Tôi lại hỏi tiếp : "Cụ Deo còn sống không?". Người kia đứng dậy nhìn tôi chằm chằm : “Cụ Deo còn sống, tôi là con cụ Deo đây”. Tôi hét to : “Anh Ksor Bai phải không?”. "Phải, chú cũng là người ở buôn này à?". Tôi nắm lấy tay anh : "Chư đây? Chư ra Bắc học đã về đây?". Nghĩ là anh Bai phải ôm chăm lấy em mà khóc, nhưng không, anh vẫn đứng im, vẫn nhìn, rồi nói rất thong thả : "Không phải Chư, Chư nó chết từ nhỏ kia". Tôi càng quát to : "Anh quên tôi hả? Chư đây mà. Chư là con cụ Deo, em anh Bai mà không phải à?". Anh Bai cúi mặt nhìn xuống, miệng nói lảm nhảm những gì gì, mà già quá mà không giống một chút nào với anh Bai rất đẹp trai lúc tôi ra đi. Anh em còn đang đứng với nhau thì bố tôi bước đến, tóc bạc hết, nhưng nhận ra được ngay. Tôi gọi : "Bố ơi! Tôi là Chư đây.". Ông già nhìn tôi rồi lại nhìn anh Bai : "Chư à? Chư chưa chết à?”. Rồi ông cụ thở một hơi rõ dài, nói to hơn : "Là Chư thật phải không?". Đến lạ lùng! Con về hẳn hoi mà vẫn ngờ là chưa phải. Tôi bước lên nhà sàn, nhà sàn ở Đắc Lắc dài như một toa tàu, trên lợp lá mùn cun, rồi ngồi thu lu ở một góc nhà nhìn người này rồi nhìn người kia, mọi người cũng giương mắt nhìn tôi, không có ai cười, không có ai khóc. Gặp lại cha, gặp lại mẹ, gặp lại anh mà buồn, buồn quá. Một lúc rất lâu, ông già mới bảo bà mẹ kế của tôi. "Đi làm cơm cho thằng Chư ăn". Tôi đứng bật dậy, nói vội : "Tôi phải đi công tác ngay, khi khác về lâu tôi sẽ ăn cơm". Anh Bai nói : "Lại đi ngay, hả Chư?". Ông già không nói gì thêm. Tôi cũng không nói gì thêm, cầm mũ, xách súng rồi đi luôn. Mà buồn quá anh ơi! Mười lăm năm nghĩ đến bố trong bao nhiêu đêm không ngủ, đến lúc được gặp lại bố, cả hai bố con đều không nhỏ được một giọt nước mắt. Ngày 1 tháng Tư, thị xã Tuy Hòa được giải phóng. Ở lại Tuy Hòa hai ngày lại trở về Cheo Reo có nhiệm vụ. Cấp trên cho về thăm bố mẹ một ngày. Nhà đông người quá. Người con riêng của mẹ kế cũng đi làm liên lạc cho cách mạng, rồi cũng được ra miền Bắc học văn hóa, đã được trở về công tác ở Quy Nhơn. Thằng em trai út đi lính cộng hòa ở Cam Ranh, tướng chạy quân tan, mới lần mò được về nhà trong đêm trước. Lại một cô em gái, con của bố và bà mẹ kế năm nay đã mười lăm tuổi. Rồi bà con đến chơi, rồi cán bộ của địa phương tới thăm, nhiều người lắm. ông bố tôi nắm lấy tay tôi, nói với mọi người : "Thằng Chư đây, nó là em thằng Bai, nó đi làm cách mạng đầu tiên...". Rồi ông già khóc. Tôi nói tiếp : "Tôi là Chư, tôi đi theo cách mạng năm mười ba tuổi, tôi...". Nói được có thế rồi tôi cũng muốn khóc. Thế là cả hai cha con đã được khóc. Xa nhau mãi, lúc được gặp nhau có khóc mới thật là vui. Với các anh tôi là người đi sau cùng, với gia đình tôi là người đi trước nhất. Tôi đã nói với gia đình : "Tôi là người được giác ngộ đầu tiên, vậy bố mẹ, anh Bai, các em hãy nghe theo lời tôi..." . Anh Bai bảo ngay : “Em là người cách mạng, em nói gì gia đình cũng nghe cả”. Tôi bắt đầu câu chuyện, kéo dài một đêm, như sau : "Tôi đã ở Lạng Sơn. Tôi đã ở Thái Nguyên, các dân tộc ít người ở ngoài Bắc đã tiến bộ xa lắm rồi...".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:35:10 pm »


*
*    *

...và tư lệnh
Tối thứ ba anh Vũ Lăng kể tiếp :
"Tôi nói tóm tắt lại tình hình tác chiến của bộ đội ta ở mặt trận Tây Nguyên từ ngày 17 tháng Ba đến ngày 24 tháng Ba là như sau : Ngày 17 tháng Ba, địch rút khỏi Plâycu. Trung đoàn 95A, tức là trung đoàn đánh giao thông trên đường 19 từ Mang Dang lên Con Từng, liền tiến thẳng vào quận lỵ Lệ Trung, tiêu diệt quân địch còn ở đó rồi tiến vào Plâycu. Ngày 18 tháng Ba, trung đoàn 29 của sư đoàn 968, là một mũi nghi binh từ đầu tháng Ba ở bắc Công Tum, tiến vào thị xã Công Tum. Ngày 17 tháng Ba, trung đoàn 19 cũng của sư đoàn 968, đánh chiếm Thanh Bình. Còn sư đoàn 3 của quân khu 5 cùng với một tiểu đoàn của trung đoàn 95A giải phóng An Khê trên đường 19 vào ngày 22 tháng Ba. Lúc này, lực lượng của ta đã hình thành ba mũi tiến quân. Một mũi tiến theo đường 19 gồm có những lực lượng của sư đoàn 968, trung đoàn 95A và sư đoàn 3 của quân khu 5. Một mũi tiến theo đường 7 gồm sư đoàn 320 và trung đoàn 95B. Một mũi tiến theo đường 21 gồm có sư đoàn 10 và trung đoàn 25. Cả ba mũi đều chọc thủng ra vùng duyên hải của miền Trung, tức là các huyện phía nam tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Quân đi, xe đi, pháo đi, thế mạnh như vũ bão. Mũi tiến của sư đoàn 320 thì ngày 18 tháng Ba, trung đoàn 48 giải phóng thị xã Cheo Reo; các ngày 18, 19 và 20, trung đoàn 64 bao vây truy kích quân địch rút chạy trên đường 7; ngày 21, giải phóng quận lỵ Phú Túc; ngày 24 thì vây diệt địch ở Củng Sơn. Đến ngày 24 tháng Ba, lực lượng quân ngụy ở quân khu II đã bị tiêu diệt đến già nửa. Sau khi ta đánh chiếm Nha Trang và Cam Ranh thì quân đoàn II xem như bị xóa sổ. Đến ngày 4 tháng Tư, quân ngụy đã mất hẳn hai quân đoàn, tức là 40 vạn quân, tức là một nửa quân số. Khi chúng ta tiến vào Sài Gòn thì lực lượng của ta đã là mười lăm sư đoàn, quân ngụy chỉ còn có năm sư đoàn, ba đánh một, mà là ba mạnh đánh một yếu. Ngày 19 tháng Ba, ta giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 20 tháng Ba, giải phóng An Lộc (đông Nam Bộ). Ngày 24 tháng Ba, Bộ chính trị Đảng ta khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và đề ra chủ trương : a) Nắm thời cơ tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. b) Trong quá trình chuẩn bị tấn công Sài Gòn cần phải nắm thời cơ địch đang tiến hành rút lui chiến lược, tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 1 và bộ phận còn lại của quân đoàn 2 ngụy, không cho chúng rút về co cụm lại xung quanh Sài Gòn. Vào lúc này quân đoàn 2 của ta cùng với lực lượng bộ đội địa phương của quân khu Trị - Thiên và quân khu 5 đang tung hoành ngang dọc tại các tỉnh thuộc quân khu I của ngụy. Quân đoàn 1 của ta cũng đã lên đường. Chiều sâu nhiệm vụ và chính diện tấn công của mỗi quân đoàn phải tính là hàng trăm cây số. Tốc độ tấn công cũng đạt tới vài chục cây số mỗi ngày. Phương châm hành động của cán bộ chỉ huy là : thần tốc, táo bạo, bất ngờ. Khẩu hiệu của toàn quân là : Quyết chiến! Toàn thắng! Ngày 25 tháng Ba, ta giải phóng Thừa Thiên - Huế. Quân đoàn 1 ngụy bị ép lại ở đồng bằng Quảng Đà. Ngày 29 tháng Ba, ta giải phóng Đà Nẵng, tiêu diệt và làm tan rã hơn mười vạn tên địch. Cũng đúng ngày 24 tháng Ba, Bộ chính trị quyết định chuyển lực lượng bộ đội của chiến trường Tây Nguyên thành lực lượng cơ động chiến lược cấp quân đoàn, gọi là quân đoàn 3. Vừa đánh địch, vừa xây dựng lực lượng thành một đơn vị cơ động cấp quân đoàn, lại kịp đưa cả quân đoàn tham gia chiến dịch sau chót, chiến dịch Hồ Chí Minh, làm từng ấy việc trong có một mùa tác chiến. Bình thường không thể tổ chức, xây dựng nhanh chóng đến thế. Tốc độ hành động, tốc độ xây dựng đều rất cao, thực hiện được phương châm : càng đánh càng mạnh. Về chiến lược thì càng đánh càng mạnh, nhưng trong phạm vi một chiến dịch là rất khó. Có chiến dịch thắng lợi lớn nhưng không phát triển mà phải dừng lại và kết thúc.

"Lại nói về mũi tiến của sư đoàn 10 theo đường 21 về Nha Trang. Ngày 22 tháng Ba, ta đánh chiếm Khánh Dương. Từ ngày 19 tháng Ba, đã có một tiểu đoàn của trung đoàn 25 ra chiếm đèo Mơ Đrắc nhưng mình đi bộ nên chậm. Thành thử lữ dù 3 đến được trước, liền dựa vào địa hình hiểm yếu lập tuyến phòng thủ ngăn quân ta tràn xuống. Lữ dù 3 gồm ba tiểu đoàn 2, 5, 6, cùng với tàn binh của trung đoàn 40 (thuộc sư đoàn 22) và lực lượng bảo an của địa phương, lấy tiểu đoàn làm đơn vị kết hợp với các trận địa pháo hình thành các nút chặn liên tục từ đèo Mơ Đrắc đến Dục Mỹ. Cách đánh của chúng cũng rất lợi hại : Chia thành từng phân đội nhỏ chốt giữa các lực lượng của ta, ép dần ta lại rồi dùng hỏa lực pháo binh và máy bay mà tiêu diệt. Vậy thì lực lượng của ta cũng không được tập trung, cũng phải chia thành phân đội. Mặt khác phải tiêu diệt thật nhanh chóng các cụm pháo. Đi theo trung đoàn 28 là lực lượng tấn công chủ yếu, có một cụm pháo của chiến dịch làm nòng cốt để tổ chức các hỏa lực, chủ yếu là phát huy khả năng pháo đi cùng, ví như cối 120, cối 82, và ĐKZ 57, thêm B.40, B.41 đến gần, bắn thẳng. Trước tiên là diệt cụm pháo của tiểu đoàn 5. Pháo mất, chiến thuật bị phá vỡ, chúng chạy dồn về tiểu đoàn 6. Lại diệt luôn cụm pháo của tiểu đoàn 6. Các nút chặn của tiểu đoàn này bị bật luôn, lại chạy dồn về tiểu đoàn 2. Bộ chỉ huy của lữ dù 3 cũng ở liền đó. Chúng ta lại di chuyển hỏa lực tập trung đánh cụm pháo cuối cùng. Chúng có ba mươi sáu khẩu pháo 105 và 155, thì bị diệt mất hai mươi tám khẩu. Có một khẩu ĐK bắn bảy phát phá hủy sáu khẩu pháo, thật là một chuyện chưa từng có. Lữ dù 3 tháo chạy, nhưng chạy sao thoát. Một lực lượng đã được đưa đến từ trước cắt ngang đoạn đường giữa đèo Mơ Đrắc và Dục Mỹ, dùng H.12, ĐK, cối, bố trí hai bên sườn núi mà xỉa xuống trục đường. Phía sau đuổi phía trước chặn, bọn dù này có chạy giỏi lắm cũng chỉ thoát được khoảng một tiểu đoàn. Tuyến dù đã bị phá vỡ! Ngày 2 tháng Tư, quân ta tiến vào Nha Trang. Ngày 3 tháng Tư ta vào Cam Ranh. Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu ngày 4 tháng Ba, kết thúc ngày 3 tháng Tư. Ba mươi ngày, tiêu diệt và làm tan rã một quân đoàn chủ lực nguy cùng toàn bộ lực lượng vũ trang của địa phương thuộc năm tỉnh vùng cao nguyên miền Trung và hai tỉnh miền duyên hải, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn gồm bảy tỉnh, và khoảng một triệu rưởi dân...

"Diệt xong hai cụm pháo của hai tiểu đoàn dù 5 và 6, thì tôi nhận được điện của chỉ huy sở tiền phương gọi về gặp anh Dũng nhận nhiệm vụ mới. Thế là lỡ mất một dịp may được cùng với bộ đội tiến vào Ninh Hòa. Mà tôi thì rất ao ước được đứng trong đội ngũ đầu tiên trở lại cái thị trấn này sau ba chục năm xa cách. Ba mươi năm về trước, tôi mới có hơn bốn tuổi. Ông bà sinh cơ lập nghiệp ở vùng Đơ, sau mới về Thịnh Hào tức là Hàng Bột bây giờ, có thể tự xem là dân Hà Nội chính gốc. Cách mạng thành công chưa được mấy ngày thì quân Pháp đã lại gây hấn ở Nam Bộ. Anh Huỳnh Tấn Phát được ủy nhiệm ra nhận một số cán bộ đưa vào tổ chức lực lượng kháng chiến. Trong đoàn quân Nam tiến đầu tiên do anh Phát dẫn đầu có tôi và mấy người bạn thân cùng hoạt động ở Hà Nội trước ngày khởi nghĩa. Đến Ninh Hòa thuộc khu 6 thì rẽ vào đường 21 lên Buôn Mê Thuột, đóng quân tại trại lính khố xanh, tức là tiểu khu Đắc Lắc bây giờ. Cuối tháng Một năm 1945, đánh trận đầu tiên với quân của Lơ-cléc thọc từ đồn điền Ba-ranh sang. Hai bên giáp trận giữa ban ngày, bên ta có bảy chục người, bên nó là một tiểu đoàn, chúng ta bị hy sinh mất chín đồng chí. Rồi bọn tôi kéo nhau chạy, cứ theo đường 21 mà chạy về tận Xuân Hòa, rời xuống đến Ninh Hòa. Cuộc đời chiến đấu kéo dài ba chục năm bắt đầu từ cái trận ấy, từ cái tháng ấy. Sang tháng Chạp, anh Phát dẫn sáu anh em trong đội vào Nam Bộ trước, đi theo quốc lộ I qua Phan Rang, Phan Thiết vào miền Đông. Số còn lại do tôi phụ trách ngày ngày tập hợp anh em đi đều bước đến chỗ đồng chí quản lý của khu 6 báo cáo quân số, xin ăn cơm, ăn xong lại hát một bài rồi kéo về phố Ninh Hòa. Mà buồn quá, giặc thì còn ở xa, lại chưa có việc gì để làm, người xin được vào Nam Bộ ngay, người lại muốn trở ra Bắc, không biết phải xử trí như thế nào? Anh Phạm Kiệt là tư lệnh khu 6 lúc bấy giờ liền tổ chức mấy chục người lại thành một đội tuyên truyền cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng Giêng năm 1946. Đi tuyên truyền là phải biết hát, biết làm kịch. Kịch diễn nửa chừng mới đứng ra nói chuyện về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, giới thiệu công trạng của các vị ra ứng cứ, là hô hào đồng bào bỏ phiếu cho các vị đó. Sau đợt tuyên truyền này, anh Kiệt lại giao cho tôi làm công tác huấn luyện quân sự cho những anh em từ ngoài Bắc vào qua Ninh Hòa, hoặc đi nữa vào tận Nam Bộ, hoặc rẽ lên Buôn Mê Thuột. Huấn luyện quân sự ở cái năm đã xa xôi ấy là như sau : "Tổ súng máy bắn, nổ súng trường tiến. Tổ súng trường bắn, tổ súng máy tiến...". Cứ lấy cái sân bóng ở Ninh Hòa mà bày binh bố trận, thấy đội hình tiến lui nhịp nhàng, uyển chuyển là đã hài lòng lắm. Lại nhớ cái tết năm 1946, còn cách vài ngày nữa là tết, đang ngồi với trung đội bàn tán về cách đánh du kích thì địch ập đến. Nổ súng lung tung một chập, mình chạy, quân Pháp dồn đuổi đến tận chân đèo Dốc Mỏ. Lại dắt nhau chạy nữa, qua đèo Dốc Mỏ mất hai đêm hai ngày sang tận Đồng Bò, quên mất cả chiến tranh du kích. Khi được gặp anh Nguyễn Sơn ở trường tiểu học Tuy Hòa, anh mắng là lũ bại trận, lũ chạy dài, mặt thằng nào thằng ấy cứ đực ra. Nó đánh rát thì mình phải chạy, không chạy thì đưa ngực ra hứng đạn sao? Nghĩ thế, nghĩ một cách thơ ngây và đơn giản như thế. Nhớ lại cái năm đã rất xa ấy, thương vô cùng, mà nhớ cũng vô cùng. Giả thử có ai hỏi vào cái năm ấy ta sẽ thắng Pháp bằng cách nào cũng rất khó trả lời. Nhưng nhất quyết là phải đánh, đánh rồi lại rút, rút nhiều nơi, rút mấy năm liền, nhưng vẫn cứ phải đánh. Đánh mãi rồi cũng tìm được ra một cách đánh. Đánh đến trận Điện Biên Phủ thì thấy cái sự thắng nó đã là lẽ tất nhiên rồi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:36:32 pm »

"Cái đêm ngồi ở chỉ huy sở của sư đoàn 10, bị pháo 155 của bọn dù dập đúng, chết mất một đồng chí thông tin đi cùng, cả đêm tôi không ngả lưng một lúc nào. Trong đêm ấy tôi biết một cách chắc chắn là chúng ta sẽ giải phóng toàn miền Nam trong mùa Xuân này, là cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng kéo dài đã ba chục năm đang tiến dần tới những giây phút sau chót. Vì tin là thế, biết chắc chắn sẽ là thế nên sự vắng mặt đột nhiên của người này người kia hóa ra đau đớn vô cùng. Lại nghĩ đến trận đánh đầu tiên trong đời và người bạn thân nhất đã hy sinh trong trận đánh đầu tiên của năm ấy. Năm ấy anh cũng chỉ trạc tuổi tôi, hăm ba hăm bốn tuổi. Mãi mãi anh là một chàng trai hăm bốn tuổi. Đồng chí thông tin vừa hy sinh trong đêm cũng chỉ mới ngoài hai mươi. Mà người hy sinh đêm nay chưa phải là người sau cùng. Nếu người sau cùng lại là tôi thì tôi rất mãn nguyện, vì tôi đã được tận mắt nhìn thấy Cách mạng đang toàn thắng. Ngồi trên xe trở lại đoạn đường 21 về Buôn Mê Thuột vừa bâng khuâng, vừa lạ lùng. Có bao nhiêu sự trùng hợp rất ngẫu nhiên mà ngỡ đâu như đã được chọn lọc, đã được sắp xếp từ trước để tạo ra một kết thúc lý thú và có hậu. Cũng đoạn đường này lần đầu tiên được biết thế nào là chiến tranh, rồi cũng vẫn đoạn đường này được chứng kiến những ngày sau cùng của một cuộc chiến tranh. Ở cái năm đã rất xa, mấy chục người súng thiếu, đạn thiếu, kinh nghiệm đánh giặc lại càng thiếu, bỏ chạy trước một tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp, từ Buôn Mê Thuột xuống đến Ninh Hòa. Ba chục năm sau, nhìn một cánh quân nào pháo nào xe, nào súng lớn súng nhỏ, ầm ầm tiến xuống miền duyên hải để tiêu diệt nốt nhưng đơn vị còn lại của một quân đoàn ngụy được gọi là mạnh. Lúc mới đến vùng đất này, tóc hãy còn xanh, còn rất xanh, khi trở lại, chưa hẳn là một ông già, nhưng tóc đã bạc trắng. Trong cánh quân tiến đánh Nha Trang, trong cánh quân tiến đánh Tuy Hòa, có nhiều anh em đánh trận này là trận đầu tiên. Đánh là thắng ngay, nổ súng là đuổi giặc, chỉ một bước nhảy đã đứng ngang hàng với những người hành quân từ ba chục năm về trước. Họ là những người đến may mắn. Nhưng sự may mắn của họ đã được chuẩn bị gian khổ từ nhiều năm. Nên nghĩ là quá dễ, là quá thuận, là của trời cho. Rồi đến lượt họ cũng lại phải chuẩn bị nhẫn nại, chuẩn bị gian nan trong một chục năm, hai chục năm, có thể là ba chục năm cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thành chủ nghĩa xã hội. Chỉ mong rằng khi gặp khó khăn, gặp trở ngại thì họ chớ vội nản, chớ vội buồn, chớ vội nghĩ rằng : "Không xong rồi, hỏng hết cả rồi, phải tìm một cách khác thôi". Muốn giành được độc lập và tự do thì không có cách nào khác là cầm súng đánh đuổi quân xâm lược. Muốn giữ được độc lập và tự do mãi mãi thì cũng không có cách nào khác là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng một nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa có thể còn khó hơn cả những năm dài đánh giặc, rồi sẽ có những trận thắng, và cũng có cả những trận thua. Tự mình vạch ra một cách thức cho riêng mình thì phải biết gánh chịu những sự thắng, sự thua rất tất nhiên đó. Hãy tin ở tương lai, hãy tin ở những thế hệ sẽ tiếp nối. Nếu như chúng ta tự nghĩ không có điều gì đáng phải hổ thẹn với ông cha, thì những lớp người tới sau chắc chắn cũng sẽ không có điều gì đáng phải hổ thẹn với chúng ta cả. Một dân tộc đã được hoàn toàn giải phóng, dân tộc đó sẽ làm nên những việc phi thường.
“Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại của những thay đổi phi thường”.

Tết Bính Thìn

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:39:55 pm »

XUÂN THIỀU
 
BẮC HẢI VÂN XUÂN 1975


I. KỂ CHUYỆN TỪ KHU NHÀ THUỘC VỀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG

Kể lại những điều hiểu biết về chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở Trị Thiên - Huế cho một nhà báo nghe, tôi chợt nhớ cách vài hôm trước đây có một tin vắn đăng trên báo Nhân dân. Tin về tên bại tướng Lâm Quang Thi đã xin được chân bồi bàn ở một tiệm rượu bên Mỹ. Tôi khoe cái tin này với các bạn bè trong phòng tác chiến chúng tôi. Lạ thay, không ai bình luận gì cả. Có anh đọc xong đoạn tin, tủm tỉm cười. Có anh ghé mắt nhìn qua một tý rồi dửng dưng làm việc mình. Có anh còn phũ phàng gạt tờ báo ra, chặc lưỡi coi như chuyện Lâm Quang Thi làm bồi bàn là tất nhiên, tin này có gì mà quan tâm. Riêng tôi, tôi lại thấy thú vị. Thoạt tiên tôi bỗng buồn cười cho một kiếp người. Sau đó, tôi để trí tưởng tượng của mình bay đến một thành phố xa lạ, ồn ào, với những ngôi nhà cao tầng, với những dòng người và xe nườm nượp hối hả. Trong một khách sạn trang trí lòe loẹt, có một anh chàng bồi bàn da vàng đang chạy bắng nhắng giữa đám khách da trắng trong tiếng nhạc giật cuồng loạn, tiếng dao dĩa cốc tách va vào nhau, tiếng cười nói la hét, huýt sáo của những người say :

- Ê bồi. Thêm một "Mác-ten".! Cho nhiều Sô-đa vào.!
- Ê ông lỏi da vàng! Sâm banh mau lên!
- Này! Vang trắng còn nữa không?

Hắn quay cuồng bận rộn, luôn mồm : thưa ông, thưa cô thưa ngài,... Hắn đang học cách bưng khay làm sao cho đi đứng thật uyển chuyển như múa. Ở Mỹ, nhìn người da vàng hầu bàn, không ai ngạc nhiên. Dù sao thì với hình dáng nhỏ bé, tóc đen, mũi tẹt với màu da vàng đục, với cách phát âm tiếng Anh còn cứng, hắn cũng trở nên một thứ lạ mắt. Còn lạ mắt hơn là khi khách hàng biết được rằng hắn vốn là tên tướng bại trận ở Việt Nam, một tướng ba sao cơ đấy. Người ta thích gọi hắn hầu bàn nhất là tụi sĩ quan hoặc lính tráng sống sót ở Việt Nam trở về. Hoặc vì tò mò để nghe thằng da vàng nói năng ngô nghê cho vui. Hoặc vì muốn hả dạ, để thằng tướng xưa kia biết thế nào là hầu hạ kẻ khác. Hoặc vì thương hại, tội nghiệp anh chàng. v.v.. Có điều là hầu như ai cũng gợi chuyện với hắn :

- Thế nào? Anh bạn người Việt Nam à? Di tản sang chăng?
- Thưa ngài, vâng.
- Hồi ở bên nước, đằng ấy làm nghề gì?

Hắn chỉ muốn quát vào mặt người đối thoại rằng, mày hỏi xỏ tao hả, mày coi thường tao hả? Tao đã từng là cấp tướng, gọi một tiếng là hàng trăm thằng như thứ mày chạy đến hầu hạ. Tao từng cụng ly thân hữu với các tướng lĩnh cao cấp Hoa Kỳ : Oét-mô-len, A-bra-ham,... Tao đã từng... chợt nhìn cái khay bưng trên tay, hắn sực tỉnh, hiểu ra thân phận mình lúc này. Hắn cười gượng :
- Dạ, làm nhì nhằng thôi ạ!

Hắn ỡm ờ đánh trống lảng, cố quên cái quá khứ xấu xa nhục nhã đi. Nhưng quá khứ chưa xa. Một bước ngoặt cuộc đời xảy ra cách đây sáu bảy tháng sao gọi là xa được? Hắn chưa quên thời kỳ vàng son của hắn - thời kỳ còn là trung tướng Lâm Quang Thi tư lệnh phó quân đoàn 1, quân khu 1, tư lệnh tiền phương vùng bắc Hải Vân - người chỉ huy cao cấp nhất ở Huế. Nói bước ngoặt cuộc đời cũng là thi vị hóa, chứ cái nghề làm tướng của Lâm Quang Thi thực chất cũng chỉ là anh bồi bàn cho thằng Mỹ mà thôi. Nhưng kệ thây cuộc đời hắn. Cuộc đời làm tướng tay sai của hắn có gì mà quan tâm? Sở dĩ đọc xong cái tin kia, tôi thấy thú vị có thể do cá tính của tôi, một thứ cá tính không biết nên khen hay nên chê. Tôi là trợ lý phòng tác chiến quân khu, nhưng anh em hay trêu tôi là người mơ mộng. Công việc ở phòng tác chiến là một công việc đòi hỏi tính cụ thể, chuẩn xác, khoa học, vậy mà anh em đùa như thế, nghe ra dễ bị mếch lòng, song tôi biết không ai có ý châm biếm chế giễu mình. Thú thật, chẳng qua thỉnh thoảng tôi cũng nổi hứng làm đôi bài thơ (thơ tôi là loại thơ vườn đến nỗi gửi sang báo Quân giải phóng Trị Thiên - Huế, cũng thường được góp ý kiến chứ ít khi được đăng. May phúc mà được đăng thì hầu như ban biên tập đã phải sửa đến nửa bài rồi). Tôi lại vốn là người đa cảm. Nghe một tiếng chim kêu thống thiết giữa trời hoàng hôn, nhìn những đợt sóng vỗ hoài vào ghềnh đá cam chịu, tôi thấy lòng mình chợt buồn, nỗi buồn của một người cô đơn. Đang đi giữa rừng bỗng thấy phía trước mở ra một thung lũng đầy nắng và hoa mua tím, tôi chỉ muốn reo lên. Cái cảm giác vui vẻ tràn dâng trong người khiến tôi chỉ muốn trở thành trẻ nhỏ, chạy tung tăng giữa nắng, ngắt những cánh hoa, đặt lên lỗ hổng nắm tay, dùng tay kia đánh một cái bốp. Cánh hoa này rách đã có cánh kia, lo gì. Mỗi cánh hoa là một tiếng nổ. Tiếng pháo tuổi thơ đấy!

Đầu óc tôi rất dễ liên tưởng. Đang vẽ bản đồ chiến lệ trận tập kích đồi 235 chợt nhớ tới chúng bạn thân hy sinh trong trận ấy, thế là nước mắt cứ giàn giụa. Ngồi gói thủ pháo với anh em, tôi là người đầu tiên nhắc tới chuyện gói bánh chưng, bánh tét, và lẽ dĩ nhiên chính tôi cũng đâm ra nhớ nhà...

Ừ nhỉ! Tôi là người hay liên tưởng. Bởi vậy, đọc xong cái tin vắn về tên bại tướng Lâm Quang Thi đã thành anh bồi bàn kia, tôi lẳng lặng rời bàn làm việc, đi ra hành lang lầu hai, tỳ tay vào lan can, nhìn ra toàn khu Mang Cá, nơi cách đây không lâu còn là sào huyệt của tên bại tướng Lâm Quang Thi. Nói cho đúng hơn, không phải sào huyệt của riêng hắn mà của hàng lô hàng lốc tướng tá ngụy khác. Chẳng hạn như tên trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh quân đoàn 1, tư lệnh quân khu 1 - một thứ người hùng kiểu Mỹ, một tay đại bợm đầu cơ chính trị và ma mãnh gian ngoan trong mánh khóe đề cao uy tín cá nhân. Với dáng người gày gò xấu xí nét mặt lúc nào cũng lạnh như tiền, hắn rất ít nói; chỉ nói lúc cần quyết định, cần ra lệnh. Hắn không bao giờ nhắc đến cái tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre), quê hương hắn với những cù lao Minh, cù lao Bảo với những kênh rạch và những nếp nhà lợp bằng lá dừa nước, dù để khoe khoang cái cơ nghiệp đại địa chủ của cha hắn mà hắn đã ăn xài thỏa thuê. Lúc còn trẻ tuổi, hắn cũng không bao giờ nói ra là bằng cách nào mà hắn cuỗm được vợ một tay đại úy về làm vợ mình. Ấy thế, nhưng hắn vẫn để cho người ta biết hắn còn mang một mảnh đạn trong phổi. Một mảnh đạn của Việt cộng nhức nhối trong người lúc hắn còn là trung úy. Và đáng lý hắn được giải ngũ, thì hắn tình nguyện ở lại quân đội thề chống cộng suốt đời, và hắn đã ở lại với ba nguyên tắc sống nổi tiếng bỉ ổi. Một là, bằng mọi giá phải làm vừa lòng cố vấn Mỹ, kể cả cố vấn cấp trên lẫn cố vấn đồng cấp (có lần hắn đã cõng một cố vấn Mỹ bị thương chạy thoát chết, và vì thế hắn được thăng chức rất nhanh). Hai là, biết và dám nướng quân : thí quân lúc cần thiết cho một mục đích nào đó (tất nhiên là vì mục đích cá nhân). Thí quân không hề thương tiếc, không mảy may động lòng. Ba là, biết hướng về binh lính, mà tìm cách vỗ về phỉnh nịnh họ, vì họ là những con vật hy sinh. Với ba nguyên tắc sống tàn bạo và bỉ ổi ấy hắn dám gạt bỏ ngay những ham muốn này để phục vụ cho ham muốn khác. Vì thế, hắn đã gây được ấn tượng giật gân cho mọi người chung quanh.

Ở Đà Nẵng, hắn vẫn thường bay trực thăng ra Huế, đáp xuống cái khu Mang Cá này để kiểm tra, đôn dốc, để ra lệnh, hội họp. Để cho mọi người phải hiểu rằng hắn là tư lệnh quân đoàn 1, tư lệnh quân khu 1, người có quyền sinh quyền sát trong khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Bà con ở Huế vẫn nhắc tới Ngô Quang Trưởng với mùa hè năm 1972, khi ta tiến công giải phóng Quảng Trị, đuổi địch đến sông Mỹ Chánh. Hồi đó, Ngô Quang Trưởng được phái đến thay Hoàng Xuân Lãm đã bị gọi ra tòa. Tên tướng gian ngoan này đã lớn tiếng trên đài phát thanh Huế tuyên bố tử thủ, quyết tâm bảo vệ cố đô đến giọt máu cuối cùng. Giữa cái thành phố đã rã rời hoảng loạn, tiếng nói của hắn ít ra cũng vỗ về trấn an được phần nào tụi ngụy quân, ngụy quyền. Tiếc thay, hồi đó ta chưa đủ mạnh để giải phóng được Thừa Thiên - Huế, nên bỗng nhiên, lời nói dóc của hắn hóa ra ứng nghiệm. Một số người nhẹ dạ tâng bốc hắn, cả đàn cả lũ tụi ác ôn đề cao hắn và hắn cũng biết cách đi bách bộ dọc đường Trần Hưng Đạo để đám thanh niên nuôi ria mép nửa say nửa tỉnh trong các quán rượu, quán cà phê đổ ra đường đứng nghiêm chào hắn, hò hét suy tôn hắn là bậc anh hùng. Bà con ở Huế nhắc tới năm 1972 để giễu hắn năm 1975 này. Giễu hắn vì "bé cái nhầm", hắn lại huênh hoang tuyên bố “... dẫu có chết, hắn cũng sẽ sẵn sàng chết trên đường phố Huế”. Buồn cười thay, hôm 25 tháng 3 năm 1975 không có xác chết nào trên đường phố Huế cả, và hắn vẫn sống mạnh khỏe ở Đà Nẵng, chỉ phải uống một ly rượu mạnh, để tự trấn an tinh thần mình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:41:39 pm »

Dưới trướng Ngô Quang Trưởng, ngoài Lâm Quang Thi ra còn nhiều tên khác : Tên thiếu tướng tư lệnh phó quân dân phụ trách các tiểu khu (tức là phụ trách bình định) Hoàng Vinh Lạc, tên đại tá tham mưu trưởng quân đoàn 1 Hoàng Mạnh Đán, tên đại tá Hy tham mưu trưởng quân đoàn 1 tiền phương, tên đại tá Duệ tiểu khu trưởng Thừa Thiên, tên chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh, tên chuẩn tướng Bùi Thế Lân và tên đại tá Nguyễn Thành Trí chánh, phó tư lệnh sư đoàn thủy quân lục chiến, tên chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng tư lệnh sư đoàn dù, tên đại tá Dũng, lữ trưởng lữ đoàn 1 thiết kỵ, tên... Ồ, nhiều tên khác không thể kể hết. Những tên tướng tá bại trận ấy đã có một thời vênh váo vào ra khu Mang Cá này, cái hang ổ đầu não dù để chỉ huy toàn bộ quân ngụy ở Trị Thiên - Huế mà chúng còn gọi là bắc Hải Vân. Giờ đây, thằng thì đã cao chạy xa bay sang nước ngoài, thằng thì vào các trại cải tạo của ta, và có thằng đã xanh cỏ. Tôi đã bắt gặp chúng nó rạng ngày Bộ tư lệnh quân khu về đóng ở Mang Cá. Chúng phơi mặt ra trên những tấm ảnh vương vãi khắp sàn nhà, cầu thang, hố xí những chiến sĩ của sư đoàn 325, 324 của trung đoàn 6 đã lôi chúng từ những quyển "an-bom" lưu niệm, từ những khung ảnh treo tường, từ những ngăn kéo, ô bàn, ô tủ, v.v.; và sau khi chửi thề chửi đổng vài câu đã xé đôi, xé ba, xé tư, ném tung ra đất cho những khuôn mặt béo phì đầy hãnh tiến của một thời, tha hồ ngắm đế giầy đế dép cao su Quân giải phóng. Cùng vương vãi với những khuôn mặt nhớp nháp ấy là cờ xí, quần áo rằn ri, kê-pi, bê-rê.. mũ đồng; là những huy hiệu tạp nham mang hình chim ưng, trâu điên, hổ vằn, ngựa trắng, ... ; là súng đạn các loại, là giấy tờ, tài liệu, báo chí bay tung lên như bươm bướm mỗi lần có trận gió qua; là chân dung tên bán nước Nguyễn Văn Thiệu bị gạch chéo hoặc bị chọc thủng mắt; là dây thép gai, vỏ đồ hộp mang nhãn hiệu Mỹ, Đài Loan hoặc Nhật Bản.

Bây giờ, tất cả những thứ rác rưởi ấy đã được thu dọn từ lâu. Khu Mang Cá đã trở thành doanh trại Quân đội  nhân dân Việt Nam. Bộ tham mưu chúng tôi làm việc ở đây. Cục chính trị ở kia và đằng sau chúng tôi là Cục hậu cần, Cục kỹ thuật.

Lúc này, vừa vào đầu giờ làm việc của buổi sáng, doanh trại trang nghiêm. Các chiến sĩ vệ binh đứng gác, vài chiếc hon-da tắt máy dắt bộ qua cổng. Phía ngoài cầu Kho là áo màu, là xe cộ nổ máy, là cuộc sống bình thường của nhân dân. Tiếng súng đã tắt, vĩnh viễn tắt rồi. Một cuộc sống hòa bình đang mở ra... Bất giác, tôi ngước nhìn lên và bắt gặp lá cờ đỏ sao vàng đang uốn lượn trên cột cờ giữa sân. Cái màu đỏ như có hơi thở ấy đang phập phồng in lên những đám mây màu xà cừ.

"Đã ba mươi năm..." - Tôi thầm kêu lên. Đã ba mươi năm, kể từ ngày tôi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên. Hồi đó, tôi chỉ là một chú bé con bận quần xà lỏn chạy đi “coi” người lớn giành chính quyền ở huyện. Bây giờ tôi đã đến bốn mươi, lác đác vài sợi tóc bạc. Ba mươi năm, qua hai cuộc kháng chiến ác liệt để hôm nay lá cờ đỏ sao vàng bay lượn trên cột cờ khu Mang Cá như một sự khẳng định chiến thắng. Niềm tự hào trào dâng trong lòng, tôi đưa tay lên chấm những giọt nước mắt ứa ra trên mi, chỉ sợ ai trông thấy.
Với một tâm trạng xúc động như thế, tôi cứ lững thững đi dọc hành lang, xuống cầu thang, đi dọc hành lang tầng dưới - nơi có những bao cát xếp chồng lên nhau thành một bức tường bảo vệ. Có thể quên đi cái hang ổ của tụi ngụy xưa kia, bởi vì khu Mang Cá bây giờ gợi lại cho tôi cái cảm giác quen thuộc của khu doanh trại quân đội ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định - những khu doanh trại do Pháp xây để lại cổ lỗ xấu xí nhưng được cái chắc chắn, vững chãi. Lại vẫn cờ, khẩu hiệu, ảnh Hồ Chủ tịch trang trí ở các phòng. Lại vẫn những cán bộ bận quân phục "ga- bác-đin" hoặc vải chéo xanh, quân hàm đeo trên ve áo, ngồi làm việc hoặc đi lại bận rộn. Lại vẫn phích nước, ấm chén - và có khi còn có cái ống điếu thuốc lào bằng "duya- ra" máy bay Mỹ - đặt trên bàn uống nước, lại vẫn những dãy giường cá nhân, chăn màn xếp gọn ghẽ vuông góc và những chiếc hòm gỗ giản dị vừa là tủ vừa là bàn đêm.

Cuộc sống của một doanh trại ổn định tạo nên cái không khí quen thuộc. Dấu tích của đội quân chiếm đóng và đội quân đánh thuê còn lại trên những chiếc tủ, chiếc bàn bằng kim loại nặng nề, trên những chiếc ghế dựa có bánh xe, có trục xoay di chuyển tiện lợi, trên những chiếc quạt hai cánh của hãng "Giê-nê-rôn ê-léc-tơ-rích" Mỹ, to tổ bố, cao lênh khênh đặt ở góc phòng.

Không - tôi tự cãi mình - dấu tích của chúng còn khá nhiều, rải rác đó đây từ câu viết bậy trong hố xí đến lá cờ sọc dưa dùng làm giẻ lau xe đạp Nhưng tập trung hơn cả, có lẽ là khu nhà hầm “trung tâm hành quân”. Đây là một thứ nhà hầm hình chữ nhật, khá rộng lớn, đắp nổi bằng nhiều tầng bao cát xếp dày, đạn đại pháo 130 ly không xuyên thông, có hàng rào thép chống đạn B.40 bao quanh. Nhà "trung tâm hành quân" này bây giờ trở thành một thứ bảo tồn để nghiên cứu, để nhìn vào đó càng tự hào về chiến thắng của ta.

Một ý nghĩ ham muốn xem lại chợt đến, mặc dù tôi đã quá quen thuộc với ngôi nhà này, tôi quay về phòng tác chiến mượn cái chìa khóa. Chẳng vì nhà này do phòng tác chiến chúng tôi quản lý. Đấy là nơi chúng tôi chứa tất cả mọi thứ tài liệu quân sự của địch và tất nhiên cũng là nơi thuận tiện để chúng tôi cất hon-đa, xe đạp mỗi lần đi phép hoặc đi công tác xa không cần đến. Tính tôi hay hình dung ra như thế, khi mở khóa đánh tách một cái, là tôi hình dung ra tên đại tá Hy đang đứng thẳng người giơ tay lên vành mũ kê-pi chào bọn quan trên Ngô Quang Trưởng, Lâm Quang Thi, v.v.. Hắn đứng chào ngay cạnh cửa hành lang nơi có dán bản quy định cho tất cả các sĩ quan đi vào “trung tâm hành quân". Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ khôi hài : “...Riêng tớ thì được miễn chứ!”. Cái hành lang tối lờ mờ bỗng chốc sáng bừng lên khi tôi ấn vào công tắc bên tường. Liên tiếp các buồng khác được sáng đèn. Một mùi mốc vì thiếu hơi người. Những dãy bàn ghế trống không. Vẫn treo nguyên trên tường là các bản theo dõi, thống kê, quy định nhiệm vụ sĩ quan trực chiến, các loại bản đồ được đánh dấu bằng bút chì màu. Chúng nó vẫn còn kia chăng? Những tên sĩ quan tham mưu trực tác chiến, tình báo, trực không quân, trực pháo binh, công binh, thông tin, sĩ quan trực hải quân, tiếp liệu, v.v.., những tên đeo hoa mai trên ve áo, tóc râu đều sức dầu thơm còn ngồi sau những chiếc bàn kia chăng? Thực ra, tôi đã gặp chúng trong các trại cải tạo, đang đánh trần ra chặt gỗ dựng nhà, hoặc đang im lặng nghe bài giảng vỡ lòng đầu tiên : thế nào là nước Việt Nam, thế nào là đế quốc Mỹ.
Thực ra trước đó nữa tôi đã gặp chúng giơ tay đầu hàng dọc con đường xuống cảng Tân Mỹ bên cạnh ngổn ngang xác xe tăng, xe giép, xe vận tải các loại - cái thì chổng kềnh dưới ruộng, cái thì bẹp gí, vỡ mặt, cái thì cháy ra màu gỉ đỏ. Thực ra bạn bè tôi đã tóm được chúng trên các nống cát dưới Hà Thanh, Hà Úc, Tư Hiền - những tên ngoan cố nhưng bất lực không thể chạy ra biển trong lúc tàu bè ngoài khơi bị trúng đạn pháo ta bốc cháy.

Bây giờ chúng không thể nào còn ở trong ngôi nhà hầm này nữa, mà tôi vẫn tưởng tượng ra chúng. Nhưng lạ chưa, chúng trở nên bất động y như người trong cuốn phim dùng thủ thuật cho đừng hẳn lại. Khuôn mặt thằng nào cũng trở nên cứng đờ như đắp bằng thạch cao. Phải chăng cái ảo giác này là do từ cái không khí chết lặng của căn phòng mà thời gian dường như đã chấm dứt, đã dừng hẳn theo tờ lịch treo tường chỉ rõ ngày 25-3-1975.

Tôi đứng trước những tấm bản đồ ở buồng chỉ huy được thiết kế như những cánh cửa tủ xếp chồng lên nhau. Tấm bản đồ miền Nam Việt Nam đã được gạch xiên và khoanh viền lại bằng bút chì than ở toàn bộ Tây Nguyên, ở Tam Kỳ, Quảng Ngãi và Quảng Trị - đánh dấu những vùng đất đã mất vào tay quân ta. Đấy là lần ghi cuối cùng của tên sĩ quan tham mưu trực chiến, sau đó chắc hắn không còn đầu óc nào mà ghi vào bản đồ nữa, hắn lo thu xếp vợ con gia đình và thu xếp lấy cái thân hắn. Nhưng chỉ mới chừng ấy thì nhìn lên bản đồ, cũng đã thấy Huế - Đà Nẵng trơ ra như một cù lao, lọt thỏm giữa những vòng vây thít chặt.

Tôi lần lượt mở những cánh cửa tủ khác. Những tấm bản đồ Trị Thiên - Huế mỗi cái có một tác dụng theo dõi riêng cũng lần lượt hiện ra. Hầu như bản đồ nào cũng được ghi chép, đánh dấu vào những ngày đầu của chiến dịch. Sau đó, hoặc vì tự lừa dối để trấn an tinh thần ngay trong bộ tư lệnh tiền phương của chúng, hoặc vì không đủ minh mẫn sáng suốt để làm việc, chúng đành bỏ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM