Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:52:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winfred Burchett  (Đọc 23055 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:34:54 am »

WINFRED BURCHETT, hồi ký
Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà nội - 1985
Người gõ: Ngao5 (tức Mõ Hà Nội)
Lời nhà xuất bản
Winfred Burchett sinh năm 1911 trong một gia đình nông dân Anh di cư sang Australia. Cuộc sống cay đắng cực nhọc của thời niên thiếu đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Burchett. Rời Australia, Burchett bắt đầu cuộc đời làm báo của mình. Lúc đầu, ông làm phóng viên cho báo London hàng ngày của Bi-vơ-brúc xuất bản ở Berlin trong thời gian này, Burchett nhanh chóng trở thành một trong những phóng viên Anh có năng lực và nổi tiếng nhất.
Cuộc đời làm báo của Burchett là cả một chuỗi dài những cuộc khám phá, những cuộc luận chiến của nghề làm báo và là sản phẩm của những cuộc đụng độ nóng bỏng của thế kỷ 20. Ông đã đem hết nhiệt tình và sự say mê đối với công việc làm báo để ủng hộ những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã xảy ra trong thời mình.
Dưới hình thức hồi ký, Burchett đã giới thiệu trong tập sách này nhiều sự kiện quan trọng của thế giới trong suốt 40 năm, kề từ tháng 9 năm 1930 - khi ông bắt đầu viết báo, đến tháng 9 năm 1979 - khi Burchett theo dôi Hội nghị cấp cao các nước không liên kết lần thứ 6 họp ở La Habana. Đó là 40 năm có nhiều biến cố sôi động và phức tạp diễn ra trên thế giới. Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng những trang hồi ký này rất quý. Nó cung cấp được khá nhiều tư liệu có thể giúp chúng ta tim hiểu thêm về những biến cố lịch sử trong quãng thời gian 40 năm nói trên. Vì thế, Nhà xuất bản Thông tin lý luận đã trích dịch và xuất bản cuốn Hồi ký Burchett để giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhà xuất bản Thông tin lý luận
______________________
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:45:43 am gửi bởi ngao5 » Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:43:58 am »

1. Chia cắt nước Đức
Chia cắt nước Đức thành 2 là một cuộc phẫu thuật dài và đau xót. Những nhà luật học của liên đoàn phương Tây chịu trách nhiệm dự thảo những tải liệu về thủ tục pháp lý để làm chủ được công việc, đến mức nhà báo khó mà có thể nếu lên được gì trong mọi giai đoạn của cuộc phẫu thuật đó. Nhưng có một vài đường lối chỉ đạo đã được thoả thuận (mà người ta xem là không lịch sự nếu nhắc lại trước mặt những người thực hiện Mỹ hoặc Anh nhưng nếu bị vi phạm thì có thể chỉ có hậu quả nghiêm trọng. Một đường lối như vậy là điều 14 của Hiệp định Posdam, được xác định bằng một tài liệu gọi là chỉ thể JCS (tham mưu liên quân) số 1007 đã được Roosevelt, Churchill và Stalin chấp nhận ở Yalta.
Điều 14 nói rằng nước Đức sẽ được đối xử như một đơn vị kinh tế riêng lẻ và vạch ra bảy lĩnh vực đặc biệt trong đó các chính sách chung phải được áp dụng”. Lĩnh vực thứ nhất là “về sản xuất và phân phối hầm mỏ và công nghiệp...”. Người Nga đề nghị thiết lập một cơ quan hỗn hợp giám sát toàn bộ việc sản xuất và phân phối than mỏ, kết hợp các mỏ than nâu quan trọng của Xa-xô-ni trong vùng Xô-viết với các mỏ than cứng ở vùng Rua. Người Anh phản đối việc Rua sẽ “tương trợ” vùng Xô-viết vì có hiệu quả lớn hơn. Những đoàn chuyên gia cử đến các khu vực than chính để xem xét các phương pháp lấy than đã thấy rằng, trong khu vực các mỏ than nâu dưới đất đã bị thiệt hại nặng.
Người Anh cho là người Nga đã sử dụng quá mạnh cả máy lẫn người, nhưng cũng phải khâm phục sự tiến triển của công việc. Còn người Nga thì cho rằng người Anh chỉ chơi ở Rua. Họ kiến nghị rằng thợ mỏ phải được cấp thêm mức ăn, bọn quốc xã phải thôi giữ các chức vụ chủ chốt, phải cải thiện ngay các điều kiện nhà ở của thợ mỏ và các nghiệp đoàn phải có tiếng nói hơn trong việc sắp xếp sản xuất và các vấn đề khác. Người Anh tỏ ra bực mình đối với điều mà các quan chức của họ nói riêng với nhau về “một sự ngờ vực điều gì sẽ xảy ra nếu người Nha lại vào vùng Rua”. Vào giai đoạn này cả người Mỹ lẫn người Pháp không quan tâm lắm đến vấn đề đó.
Chính sách chính thức của Anh cho đến ít ra cuối năm 1946 là “xã hội hoá” vùng Rua. Nhưng dưới sức ép của tướng Clê, người Anh bắt đầu thụt lại. Lập luận cơ bản của Mỹ về các chức năng xã hội là: “Chúng ta đến đây để dạy cho người Đức chế độ dân chủ có phải không. Vậy thì làm thế nào người Anh lại được phép gán ép các học thuyết xã hội cho khu vực của họ ở Đức?”
Một vài quan chức Công đảng được cử vào Uỷ ban kiểm soát của Anh tiến hành một cuộc chiến đấu nhẹ nhàng ở phía sau. Nhưng Clê thúc Con-rát A-đơ-nao-ơ, lúc đó thuộc phe thiểu số trong ban lãnh đạo dân chủ Thiên chúa giáo, tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ và tích cực tuyên truyền chống lại các biện pháp xã hội hoá và đòi kinh doanh tự do để cho nước Đức có thể đóng vai trò xứng đáng của mình trong sự phục hồi kinh tế châu Âu
Tuy vào giữa năm 1947 vấn đề “xã hội hoá” vùng Rua rõ ràng đã trở thành một từ chết, nhưng London và Uỷ ban kiểm soát của Anh ở Berlin vẫn cải chính dữ dội. Trong khi đưa ra một trong những lời cải chính, một người phát ngôn của Uỷ ban đã thừa nhận rằng “có sự khác nhau về ý kiến giữa người Mỹ và chúng tôi về vấn đề đó... Quan điểm của Mỹ là... người Đức phải có cơ hội để tự phát biểu về đề tài đó. Trên thực tế, tướng Clê không có ý định để cho người Đức tự quyết định công việc của mình. Việc này đã được làm rõ trong quá trình thực hiện vấn đề “xã hội hoá” ở vùng Grê-tơ Hét-xe, mà cùng với Bavaria và Út-tem-be Ba-den, đã hình thành khu chiếm đóng của Mỹ. Tại các cuộc bầu cử lập hiến ngày 30 thảng 6 năm 1946, những người dân chủ - xã hội và cộng sản đã giành 50 trong số 90 ghế. Một hiến pháp đã được vạch ra, bao gồm điều khoản 41 quy định xã hội hoá công nghiệp nặng và các ngành phục vụ công cộng. Chính phủ quân sự Mỹ địa phương phản đối điều khoản đó nhưng chính phủ Grê-tơ Héc-xơ giữ vững lập trường. Vấn đề đó được đưa lên đến tướng Clê. Ông ta quyết định rằng Hiến pháp không được bỏ phiếu như một tài liệu chung duy nhất và riêng điều khoản 41 phải được đem trưng cầu ý dân.
Như vậy là những người bỏ phiếu cho Grêxơ Hét-xe đã được hỏi liệu họ có muốn đất nước của họ tước đoạt và quản lý các mỏ quặng sắt và pô-tát, các công nghiệp sắt thép, các nhà máy điện và đường xe lửa hay không, ngay dù cho trụ sở của một số công ty đó nằm ở ngoài đất nước của họ. Tướng Clê tin rằng khi đặt vấn đề ra một cách chi tiết và rõ ràng như vậy thì điều khoản 41 sẽ bị đa số áp đảo bác bỏ. Nhưng cũng như trong nhiều vấn đề khác, khi đụng đến những mong muốn thực sự của nhân dân Đức thì Clê đã sai lầm. Cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 1 tháng 12 năm 1946 và được chấp nhận với hơn 70% phiếu bầu, một đa số lớn hơn bỏ phiếu cho phần còn lại của Hiến pháp. Sau đó Clê phủ quyết điều khoản 41 chướng tai gai mắt đó. Ông ta nói: “Nhân dân Đức với tư cách là một thể thống nhất phải quyết định các vấn đề lớn”. Điều nảy đảo ngược lại sự chống đối của ông ta trước đây đối với bất kỳ cái gì thoáng có vẻ tập quyền trung ương và xâm phạm đến quyền cao cả của người dân.
Lý lẽ mà Clê đưa ra để chống lại các kế hoạnh của Anh đối với vùng Rua chỉ là vì ông ta cho rằng việc Chính phủ quân sự Anh áp đặt các biện pháp xã lội hoá là không dân chủ. Khi những người bỏ phiếu của No-thơ Rai-nơ Uét-xpha-lia, trong đó có vùng Rua, mạnh mẽ tán thành xã hội hoá và một đạo luật thực hiện diều đó được thông qua ngày 6 tháng 8 năm 1948. Clê lại nhấn mạnh nước Đức phải được xem như một đơn vị toàn bộ. Vào lúc đó, nước Anh đã dính sâu vào kế hoạch Mác-san đến mức Ngoại trưởng Éc-nết Bi-vin dễ dàng thoả hiệp và Chính phủ quân sự Anh phủ quyết đạo luật xã hội hoá vùng Rua.
Đối với những nhà báo và những người phong kiến tại chỗ, một màn kịch đang được đạo diễn đồng thời ở hai cấp. Ở cấp cao, sự phân cao Đông - Tây đang có hiệu lực; ở cấp thấp hơn đang diễn ra quá trình Mỹ dàn dần nuốt và tiêu hoá các vùng của Anh và của Pháp để thành lập một quốc gia Tây Đức theo hình ảnh của chính mình. (Quá trình đó với những mưu chước như tạo ra một cuộc khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở vủng của Anh và của Pháp đã được mô tả chi tiết trong quyển sách Cuộc chiến tranh lạnh ở Đức của tôi).
Việc chia cắt nước Đức cuối cùng là một cuộc phẫu thuật lớn, đưa các Đồng minh cũ trước đây đến gần miệng hố chiến tranh và tạo ra một tình trạng khủng hoảng thường trực tại trung tâm của châu Âu. Công cụ được lựa chọn là việc cải cách tiền tệ, điểm thứ 6 của 7 điểm trong điều 14. Đó là vấn đề mà ít nhất cùng có một sợi chỉ đoàn kết có thể được duy trì. Mọi người đều đồng ý rằng phải có một đồng tiền mới. Đồng Mác cũ đã được các nhà in của quốc xã in ra hàng tỷ và còn được tăng thêm với đồng Mác của các nước chiếm đóng Đồng minh. Cả hai đều không còn giá trị. Nông dân không muốn trao đổi sản phạm của họ lấy những giấy bạc là họ không thể mua được gì để trồng trọt trên cánh đồng của họ: hoặc để nuôi gia súc. Những nhà chế tạo cũng chẳng muốn sản xuất lại máy móc mua nguyên liệu để sản xuất hàng hoá. Những công nhân có lương tâm làm việc đủ 8 giờ một ngày trong nhà máy hoặc trong cơ quan, thấy rằng tiền lương của anh ta mua được ít hàng hoá hơn là số hàng anh ta có thể mua với số tiền chỉ trong vài phút hoạt động chợ đen, là việc mà một tỉ lệ lớn những công nhân đồng nghiệp của anh ta đang làm.
Từ đầu năm 1948, trên báo chí theo giấy phép của Anh và Mỹ bắt đầu xuất hiện thông tin nói rằng người Nga đang in những giấy bạc riêng và sắp đưa vào khu vực của họ. Tôi được ông Phó Giám đốc của một cơ quan của Uỷ ban kiểm soát Anh cho biết rằng anh ta đã có “bằng chứng không thể thối cãi được” rằng người Nga đã phân phát giấy bạc mới cho các ngân hàng trong khu vực Xô-viết. Nhưng anh ta chưa thấy những giấy bạc đó và cũng không thể cho biết một cách chính xác số lượng, ngày phát hành hoặc ngày phân phối. Phía Liên Xô cũng cải chính dứt khoát rằng họ không in giấy bạc mới và cũng chẳng có ý định nào về một sự cải cách tiền tệ riêng rẽ. Nhưng tin đồn ngày càng lan truyền.
Sau cuộc họp các Ngoại trưởng ở London tháng 1 năm 1948 không có kết quả, tướng Clê công bố rằng ông ta “sắp cố gắng một lần nữa để đạt được thoả thuận về cải cách tiền tệ”. Các chuyên gia tài chính Anh ngay từ đầu đã tin rằng có thể đạt được thoả thuận. Tiếp theo lời công bố của Clê, có những cuộc họp đặc biệt của Hội đồng kiểm soát Đồng minh mà chỉ 4 người đứng đầu 4 ban và các cố vấn tài chính của họ tham dự. Những kế hoạch của Mỹ và của Liên Xô giống nhau đến mức một Uỷ ban đặc biệt đã được thành lập để báo cáo lại cho Hội đòng kiểm soát chậm nhất là ngày 10 tháng 4 năm 1948.
Đầu tháng 3, tôi ăn cơm với một cố vấn tài chính của Clê. Anh ta buồn rầu và chán nản đến mức không thể ăn được. Tôi kết luận rằng mọi việc đều đổ vỡ hết. Không phải vậy. “Trời biết được cái gì cắn rứt Clê khi ông la nói thử lần nữa về vấn đề cải cách tiền tệ. Chúng tôi đang ở trong tình trạng bế lắc tồi tệ nhất. Người Nga đã đồng ý mọi thứ và tình hình đang rắc rối cực độ, khó mà thoát ra được”.
“Chúng tôi nghĩ đó là điều mà các ông chiến đấu để đạt tới và chắc chắn báo chí được phép làm cho mọi người tin như vậy”.
“Làm thế nào chúng tôi có thể có một đồng tiền chung được trừ phi chủng tôi có thể kiểm soát được nhập khẩu của họ”, anh ta trả lời, nhắc đến một vấn đề mà chưa bao giờ được nêu lên công khai. “Để làm việc đó, tôi sẽ phải kiểm soát khu vực của họ và họ sẽ đòi kiểm soát các khu vực của chúng tôi. Lúc đó chúng tôi sẽ rơi vào địa ngục nào?
Đến lúc đó thì 4 cường quốc đã quyết định được số tiền sẽ in và tỷ lệ đối với tiền cũ. Tiền sẽ được in tại “nhà in quốc gia” trên biên giới các khu vực Mỹ và Liên Xô của Berlin, và tiến hành dưới sự kiểm soát của 4 nước lớn. Mẫu của đồng tiền đã được thông qua và chiếu cố đến sự ám ảnh có tiếng của tướng Cơ-ních, tiền đó được gọi là đồng Mác Deuische, chứ không phải đồng Mác Pteich. Các khuôn đã được cắt và việc in thực sự đã bắt đầu.
Điều có vẻ như kỳ lạ đối với một ít nhà báo muốn đi sâu vào điều đang xảy ra của một vấn đề sống còn nhất, đó là việc không có họp báo hoặc phát bản tin, đó là nột sự bặt tin hoàn toàn. Mặt khác thì chiến dịch báo chí của Anh- Mỹ đưa tin người Nga sắp tung số lượng lớn tiền mới vào khu vực của họ, đã đạt tới đỉnh cao.
Đã đến phiên của Thống chế Socolovsky chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng kiểm soát trong tháng 3 đầy số mệnh của năm 1948. Bình thường thì các cuộc họp được tiến hành vào ngày 10, 20 và 30 mỗi tháng với một chương trình nghị sự đã được vạch trước. Vì Xô-cô lốp-xki muốn thảo luận về cuộc hội đàm 3 nước lớn mà tướng Clê và Rô-bớt-xơn đã tham dự ở London hài tuần trước đó, nên ông ta không định chương trình cho phiên họp ngày 20 tháng 3. Các tướng phương Tây không chịu thảo luận như vậy trên cơ sở rằng chỉ có những kiến nghị chứ không phải “quyết định” đã được đưa ra ở London và không có liên quan gì đến Hội đồng kiểm soát. Vì “kiến nghị” chính là đặt Bi-đô-nia (được hình thành bằng việc sáp nhập các khu chiếm đóng Anh và Mỹ với nhau) và khu của Pháp trong phạm vi của kế hoạch Mác-san, nên Socolovsky không đồng ý. Các tướng không chịu thảo luận bấl kỳ mặt nào của cuộc hội đàm London. Socolovsky nhắc lại lần thứ hai và lần thứ ba nhưng không được trả lời, rồi ông ta đứng dạy và nói “phiên họp kết thúc”. Đó là kết thúc chính thức Chính phủ 4 nước lớn ở Đức. hoạt động được 2 năm và 9 tháng kể từ sau khi ký Hiệp định Posdam.
Hai ngày sau, Socolovsky triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban tài chính đặc biệt. Nửa giờ trước khi cuộc họp bắt đầu các đại biểu Mỹ và Anh, tiếp theo đến phút cuối cùng là Pháp, công bố không thể đến dự. Vào cuối tuần, ông ta hai lần triệu tập những cuộc họp của Ban Giám đốc tài chính, một cơ quan thường trực gồm bốn người đứng đầu của các cơ quan tài chính của mỗi bên. Trả lời của phương Tây là vì Socolovsky đã “bỏ ra” khỏi Hội đỏng kiểm soát nên những đại diện của họ không dự các cuộc họp Uỷ ban nữa. Theo tôi, Socolovsky đã phạm một sai lầm chiến thuật vì đã không triệu tập cuộc họp Hội đồng kiểm soát ngày 30 tháng 3. Những người đồng cấp phương Tây của ông vui mừng vì ông đã không triệu tập cuộc họp đó.
Nếu phương Tây muốn Hội đồng kiểm soát tiếp tục hoạt động thì rất là đơn giản. Tướng Cơ-ních làm chủ tịch tháng 4. Nhưng ông ta không triệu tập phiên họp ngày 10 tháng 4. Công việc ngừng lại ở trụ sở các phái đoàn và đoàn kiểm soát 4 nước rút lui. Ngày 20 tháng 6, các nhà chức trách phương Tây phát hành giấy bạc mới, rực rỡ, in ở Mỹ cùng một cỡ với đồng đô-la. Những giấy bạc đô đã nằm đợi trên tàu hơn 3 tháng ở cảng Brimen. Lời tố cáo rằng người Nga đã in những giấy bạc riêng đã tỏ ra là không đúng. Một biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra khi phương Tây phát hành giấy bạc của họ. Các tờ Mác cũ trong khu vực Liên Xô được đóng thêm một cái dấu. Ba tháng sau, cải cách tiền tệ mới được thực hiện ở đó.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:46:24 am »

Đức đã bị chia đôi và việc đưa đồng tiền phương Tây vào Berlin đã nêu lên vấn đề quy chế của thành phố đó. Các nước lớn phương tây tuyên bố Berlin lả một thành phố do 4 nước quản lý, trong đó họ có quyền ngang nhau với người Nga. Người Nga thì cho rằng, thì họ mới chiếm được thành phố, họ mời 3 cường quốc phương Tây vào chủ yếu là dể cùng nhau cai quản toàn bộ nước Đức được dễ dàng, còn thì bây giờ, các nước lớn phương Tây có thể trở về các khu vực chiếm đóng của họ. Sự kiểm soát của Liên Xô dôi với vấn đề vận tải đã nêu lên vấn đề quyền vào Berlin của các nước phương Tây. Một vài điểm ghi chép vắn tắt của một cuộc họp nhân viên 4 nước lớn, trong đó được thoả thuận rằng các nước phương Tây có thể dùng xe lửa và đường xe hơi chạy từ Ham-xtớt trên biên giới của các khu vực do Anh và Liên Xô kiểm soát, nhưng người Nga sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề “kiểm soát và duy trì” đường xe lửa và đường xe hơi, đó là những văn bản gốc về các quyền đó.
Bốn ngày sau, các Đồng minh phương Tây đưa đồng tiền riêng của họ vào. Các nhà chức trách Liên Xô đề ra sự kiểm soát thuế quan đối với mọi sự di chuyển không quân sự vượt qua các biên giới khu vực của họ bằng cách đóng cửa con đường bộ và con đường xe lửa Ham-xtớt lên cơ sở những đòi hỏi của sự “kiểm soát và duy trì”.
Việc này đã được suy diễn như là một cuộc “phong toả” Berlin và 2 ngày sau tướng Clê khánh thành cầu hàng không nổi tiếng chuyển hàng cung cấp vào và ra Berlin. Trong khoảng thời gian này các kế hoạnh của Clê về một lực lượng chiến đấu đặc biệt Đồng minh tiên lên đường Ham-xtớt được thảo ra. Nếu việc này bắt đầu được triển khai thì một cuộc chiến tranh nóng, hạn chế hoặc không hạn chế, sẽ không thể nào tránh khỏi được.
Việc chia cắt nước Đức và phát động một cuộc chiến tranh lạnh đã đạt đến điểm mà tôi cảm thấy không còn có thể hoạt động thêm nữa ở Berlin, trừ phi tôi sẵn sàng muốn trở thành một người viết thuê những tin tuyên truyền cho chiến tranh lạnh.
Sau khi tôi chuyển quan điểm này cho tờ Tin nhanh hàng ngày, chủ bút đối ngoại Sáclơ Phô-lây đã đến Berlin và chúng tôi đã đồng ý với nhau một cách thân ái rằng vào lúc mà tôi tự chọn lấy, tôi có thể hoạt động theo quy chế của một nhà báo tự do mà tôi rất thích. Tôi có thể theo dõi Đông Âu cho tờ Tin nhanh hàng ngày với tư cách là cộng tác viên, với một “số tiền ứng trước” phải chăng và tôi sẽ được tự do viết cho các báo khác, cũng như tự do chọn cơ sở cho tôi và tự do chấm dứt công việc phóng viên của tôi.
Cảm giác của tôi khi rời nước Đức là một sự pha trộn giữa thất vọng và lo sợ. Tôi đã từng là nhân chứng của việc phô trương nguy hiểm chính sách “bên miệng hố chiến tranh” và tôi không thể làm gì được. Nước Đức đã biến thành một thùng thuốc súng mà tôi cảm thấy có thể no bật ký lúc nào. Người Nga chịu trách nhiệm đến mức nào? Ngoài việc Socolovsky bỏ hội nghị và tính cảnh giác, tính kiên quyết của Liên Xô, cũng không thể nào chê trách người Nga về sự chia rẽ này. Tướng Clê và những người ủng hộ ông ta trung chính quyền Tru-man và nhất là trong giời lãnh đạo Đảng Cộng hoà đã dùng thủ đoạn một cách có ý thức để ở đưa đến tình trạng đó. đây không phải chỉ là ý kiến thiếu thận trọng của tôi, mà nó dựa vào việc theo dõi sự phát triển của quá trình đó, ít nhất cũng với sự cần cù không kén bất cứ đồng nghiệp nào của tôi; và vào việc sử dụng những cố gắng đặc biệt để thấy cả hai phía của điều đang xảy ra. Ý kiến đó đã được nhiều nhà báo khác và một vài nhà viết xã luận thạo tin tán thành. Trong tác phẩm hai tập của mình về nguồn gốc của chiến tranh lạnh, D. I. Plê-min kể những ví dụ đáng chú ý về việc đó: Oan-tơ Lip-man phàn nàn về phạm vi đã được giao cho các quan chức của chúng ta ở Đức đề vạch ra các chinh sách về Đức của chúng ta. Tướng Clê là người đề xuất ý kiến đầu tiên, được các cố vấn của ông ta ở Berlin và cáo cấp trên trực tiếp của ông ta ở Lầu Năm góc ủng hộ.
Sau khi Clê cải chính những lý lẽ đó, Xăm-mơ Uên ủng hộ mạnh mẽ những lời lên án đó. Ông ta tuyên bố rằng ai cũng biết là tướng Clê thỉnh thoảng hành động độc lập trong khi vạch ra chính sách và ông ta còn được phép của Washington để duy trì sự chủ động trong việc đó. Điều này có nghĩa là sự kiểm soát chính sách về Đức của các sĩ quan quân đội và các nhà ngân hàng đầu tư là những người không có sự hiểu biết thực sự về lịch sử châu Âu hoặc về các lực lượng xã hội và kinh tế, về tâm lý các dân tộc một họ phải giao thiệp. Vì vậy chẳng có gì được làm để ngăn cản sự sống lại của chủ nghĩa dân tộc Đức. “Không có cải cách ruộng đất và không huỷ bỏ tỷ lệ tập trung sức mạnh công nghiệp”. Nước Pháp đã luôn luôn bị gạt sang một bên và các quyết định đưa ra ở Đức gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại với Moscow (Diễn đàn thông tin, ngày 10 tháng 8 năm 1988) (F. Phlê-min: Chiến tranh lạnh và nguồn gốc của nó. New York 1961, trang 526). Những ý kiến như vậy trùng hợp một cách chính xác với những ý kiến của riêng tôi và là thực chất của nhiều bài viết gửi cho tờ Tin nhanh hàng ngày. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu Chính phủ At-li - Bi-vin ở Anh tập trung đủ khí thế để bảo vệ lợi ích thực sự của đầt nước và được một giới báo chí cảnh giác, có dũng khí phát hiện và phơi bày điều đang xảy ra và ủng hộ nó, thì sự phân liệt ở Đức có thể tránh được và những quan hệ hữu nghị với Liên Xô có thể duy trì được.
Người Nga muốn gì? Trước hết là an ninh. Tại Hội đồng kiểm soát Đồng minh và tại các cuộc họp Ngoại trưởng khác nhau, họ chủ yếu muốn có một nước Đức thống nhất nhưng được tháo ngòi nổ và trung lập, dưới một chế độ chính trị và xã hội do nhân dân Đức tự lựa chọn lấy. Họ muốn một giải pháp giống như giải pháp đối với nước Áo. Với việc trôi qua của năm tháng, có thể thấy rằng giải pháp Áo cũng là kết quả của chế độ quản lý và chiếm đóng của 4 nước lớn, là một giải pháp tốt. Tốt cho Đồng minh, tốt cho nhân dân Áo. Một nước Áo trung lập hoá. Tại sao lái không thể là một nước Đức trung lập hóá. Nước Áo ngày nay là một trong những nước hoà bình, thịnh vượng và không rắc rối nhất ở châu Âu và thực vậy, cả trên thế giới nữa. Nó không bao giờ là nguồn gốc rắc rối hoặc căng thẳng trong cộng đồng quốc tế. Vì nó đã thoát khỏi gánh nặng phải duy trì cải lục lượng vũ trang lớn, nên tỷ lệ lạm phát của nó là thấp thất ở châu Âu.
Phải chăng một nước Đức “Áo hoá” là một khả năng thực sự? Đúng là như vậy. Cuộc họp quyết định của các Ngoại trưởng 4 nước lớn ở Berlin (ngày 27 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1954 đã tập trung vào vấn đề đó. Trên thực tê, sự tán thành cuối cùng nền trung lập của Áo và sự chấm dứt kiểm soát của nước lớn đã đạt được là nhờ Ngoại trưởng Xô-viết Molotov đã nhấn mạnh việc gắn vấn đề đó với một hiệp ước 4 nước lớn tương tự cho Đức. Nhưng các nước lớn phương Tây đã quyết định sáp nhập tiềm lực kinh tế và quân sự của Tây Đức vào thị trường chung và NATO rồi. Đó là vào thời kỳ mà Đa-lét, người xem trung lập là “nguy hiểm” và “không đạo đức”, quản lý chính sách đối ngoại của Mỹ. Lời cảnh cáo của Molotov về việc tạo ra hai khối thù địch đối đầu với nhau ở châu Âu đã bị làm ngơ. Hiệp ước làm cho Áo trở nên độc lập, trung lập và thoát khỏi sự chiếm đóng của Đồng minh đã được ký ngày 15 tháng 5 năm 1955 và các lực lượng chiếm đóng của Đồng minh đã được rút trong vòng 5 tháng.
Phần chính trong đề nghị của Molotov ở Berlin là 4 nước lớn phải rút các lực lượng vũ trang của mình khỏi Đông và Tây Đức, chỉ giữ lại một số nhỏ, theo sự thoả thuận “để làm chức năng bảo vệ cần thiết cho nhiệm vụ kiểm soát của họ”: các Chính phủ Đông và Tây Đức sẽ có những đơn vị cảnh sát “mà số lượng và trang bị sẽ được 4 nước lớn quy định” cùng với các đội thanh tra của nước lớn, để bảo đảm không vượt quá giới hạn đã quy định. Việc thực hiện các điều khoản này sẽ bảo đảm trung lập hoá Đức và tạo những điều kiện cho một giải pháp toàn bộ đôi với vấn đề Đức”. Đề nghị này chẳng đưa lại được gì cả. Và kết quả cuối cùng là Hiệp ước Warsaw của 8 nước cộng sản Đông Âu được ra đời tháng 5 năm 1955 như là một tổ chức đối lập lại Hiệp ước NATO của 12 nước Bắc Đại Tây Dương ký tháng 4 năm 1949. Sự chia cắt nước Đức có nghĩa là sự chia cắt các quan hệ đáng sợ trên thế giới, như tôi cảm thấy lúc đó.
Cuối cùng, ít nhất cũng có sư nhích lại gần với nhau giữa hai nửa của nước Đức, không nhất thiết là bằng một biện pháp hay một hình thức mà các nhà làm chính sách của phương Tây nhận thức là phù hợp với lợi ích của họ. Những người Đức có ý thức về chính trị và không phải chỉ ở cánh tả, đều biết ai chịu trách nhiệm về việc chia cắt đất nước của họ. Không phải chỉ những nhà viết sử mới nhắc lại rằng Liên Xô đã chiến đấu gay gắt chống lại việc đó, cũng như Liên Xô đã chiến đấu gay gắt - trong trường hợp này thì thành công - chống lại các kế hoạch của phương Tây chia cắt nước Áo. Những lý lẽ mà tướng Clê dùng lúc đó và các phương pháp bạo lực để thống nhất của ông ta đã mất hiệu lực. Các chính khách Đức đã chuyển về phương Đông lâu rồi, tại Ra-pan lô năm 1922 chẳng hạn (Hiệp ước ngày 16 tháng 4 năm 1922 giữa Đức và Liên Xô - ND) để tìm sự ủng hộ trong khi hình thành số phận dân tộc của đất nước. Rõ ràng có những dấu hiệu rằng nhân dân Đức, cả Đông lẫn Tây, đều chán ngán và lo sợ trước triển vọng vô hạn định của sự tồn tại một thùng thuốc súng và muốn làm một điêu gì đó. Có những nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là ở Tây Đức, phản ánh điều đó và họ nhận được một sự đáp ứng đầy cảm tình từ phía Liên Xô.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:47:00 am »

2. Vào TQ của Mao.
Sáng sớm ngày 26 tháng 6 năm 1950, chuông nhà ở của tôi ở Budapes réo lên. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra đó là con gái của người cho tôi thuê nhà, một Tham mưu trưởng trước kia của quân đội phát-xít thuộc quyền đô đốc Mi-clốt Hoóc-ti đờ Na-gi-ba-ri-a. Sau khi xin lỗi đã làm phiền tôi quá sớm, cô ta nói: “Cha tôi muốn biết khi nào chúng tôi có thể lấy lại được căn nhà”. Tôi nói chúng tôi mới ký lại giao kèo chỉ tuần trước đày thôi. Cô ta nói “nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi muốn về Budapes ngay. Cha tôi nói sẽ trả tiền lại và trả thêm tiền đền bù”. Khi tôi lễ phép hỏi cái gì đã thay đổi, cô ta kêu lên: “Ông là người rất thạo tin, ông không biết chiến tranh đã bắt đầu rồi sao? Cha tôi cho ràng chỉ vài ngày nữa người Mỹ sẽ đến đây và cần phải sẵn sàng để đón họ”.
Hôi tôi được biết rằng đánh nhau đã xảy ra tại một nơi cách đây rất xa, nơi đó gọi là Triều Tiên. Với núi giờ khác nhau, chiến tranh đã diễn ra được 12 giờ rồi, nhưng đêm trước tôi lại không nghe tin tức. Sau khi bảo đảm với cô khách của tôi là sẽ không có Mỹ đến “trong khoảng vài ngày”, là tôi sẽ không bỏ căn buồng này nhưng rất hoan nghênh cha cô đến nói chuyện thêm, tòi đã khất được cô ta.
Sau đó tôi đi bộ đến văn phòng hãng AFP và rất ngạc nhiên thấy tiệm cà-phê ngoài trời của khách sạn Briston (bây giờ là khách sạn Duna) chật ních một loại khách hàng ít thấy ở Budapes trong những ngày này. Từ những đôi giầy ống đánh bóng đen nhánh, đến những phù hiệu đeo trên mũ vải tuồn của họ, rõ ràng họ là những bạn chí thiết của ông chủ nhà của tôi và những bạn sĩ quan của ông ta, vừa mới xông ra khỏi những biệt thự của họ bên bờ hồ Balaton. Rõ ràng họ đang thảo luận “tin vĩ đại” đó nhiều người có cả những tấm bản đồ trải trên bàn cà-phê.
Phóng viên Gioóc-giơ Hiu-dơ của AFP chưa đến. nhưng cô thư ký thanh nhã người Hungary của anh ta đã có mặt. Cũng sôi nổi như cô con gái của vị chủ nhà của tôi, cô cũng lôi ra một tấm bản đồ và nói: “Chỉ là vấn đề vài giờ”. Cô ta tiu nghỉu khi tôi giảu thích rằng đánh nhau xảy ra ở Triều Tiên xa xôi chứ không phải ở Coóc-phu. Đó là tâm trạng mà Đài châu Âu tự do gây ra. Đài này bày ra luận điệu rằng, “hãy làm cho đánh nhau xảy ra, bất cứ ở đâu, và các lực lượng của thế giới tự do sẽ đến với các bạn”. Những nhà quý phái bị truất quyền và những dại tá bị sa thải sống trong một thế giới mơ màng nuốt từng lời của đài châu Âu tự do, đài này có rất nhiều nhân viên người Hungary, dưới sự điều khiển của một nhân viên CIA lâu đời “đại uý Ben” (tức là La-đi-xlat Pha-ra-gô đối với những ai đã biết hắn). Một vài tuần trước đây, tôi đến gặp người chủ cho thuê nhà của tôi tại biệt thự huy hoàng Balaton của ông ta để ký thêm hợp đồng thuê nhà. Trên tường phòng làm việc, ông ta treo đầy những tranh vẽ tàu sân bay, những kiều xe tăng, trọng pháo và các vũ khí khác. Địa vị cao quý được dành cho khái niệm của một hoạ sĩ về một chiếc tàu sân bay khổng lồ với hàng lá máy bay, ầm ầm bay ra khỏi thân chiếc tàu quái vật. Vị tướng hỏi tôi đã thấy chiếc nào chưa, và khi tôi nói tôi không thấy bởi nó không có, thì ông ta mỉm cười và nói: “A” nó còn trong danh sách mật. Khi tôi nói tôi đã trải qua một số thời gian trên các tàu sân bay của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. thì ông ta mời tôi ở lại ăn tối và gặp một số người bạn.
Một số người bạn đó hoá ra là một tá bá tước, tướng và tá, một số có vợ cùng đến, xưng hô với nhau bằng cấp bậc và chức tước, bằng những cái nghiêng mình và hôn tay. Sau khi uống cho ấm bụng bằng rượu mận mạnh, chúng tôi ngồi vào một bàn thắp nến, lấp lánh ánh bạc và thuỷ tinh. Về phần ăn, tôi chỉ nhớ món cá hồi bắt trong hồ Balaton, ít có ở các khách sạn Budapes, tiếp theo là rượu vang trắng. gà lôi rán và một số rượu không có nhãn nhưng tuyệt vời, rượu vang đỏ nhẹ. Sau đó, tôi chỉ còn nhớ lại sự hăng hái mà những người đàn ông đã bày tỏ khi họ rút sang phòng riêng của vị tướng để uống cà-phê, rượu cô-nhẳc và nghe những câu chuyện chiến tranh thế giới thứ hai của tôi. Họ quan tâm nhất đến những câu chuyện có tính chất kỳ lạ: một chiếc máy bay chiến đấu rời tàu sân bay trong đêm tối và được ra-đa hướng dẫn đến mục tiêu, những phi công Ka-mi-ka-dê (Thần Phong) quyết tử bổ nhào, từ bầu trời đầy đạn đỏ rực như thể ngồi trên một quả bom để lái nó vào mục tiêu hoặc đành chịu nổ trong biển nếu không trúng mục tiêu, việc đánh chìm hạm đội của Nhật Bản trong cuộc chiến đấu lớn tại biển Phi-líp-pin. Mắt của các nhà quý phái bị tước quyền lợi đó sáng lên đầy hy vọng khi tôi mô tả cuộc nhảy cửu lên các hòn đảo tất yếu dẫn những người tấn công đến mục tiêu cuối cùng. Về đỉnh cao tại Hi-rô-xi-ma, không phải những điều đau khổ của nạn nhân hoặc những tác động đối với trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, mà là khả năng tàn phá của quả bom nguyên tử lúc đó còn là độc quyền của Mỹ đã làm cho họ quan tâm.
Sau khi ăn uống đã xong xuôi đâu vào đầy, mọi người vẫn còn trao đổi với nhau một cách sôi nổi. Những lời mời được đưa ra cho những bữa cơm khác ở những bàn ăn quý phái khác. Rõ ràng tôi có thể ăn cơm và kể chuyện chiến tranh ở các biệt thự hồ Balaton hết tháng này qua tháng khác. Nhưng chỉ một lần này là đủ! Với việc các lực lượng Liên hợp quốc, kể cả Anh tham gia chiến tranh Triều Tiên, khó mà có thể đăng được gì từ Đông Âu ngay trên tờ Thời báo London, là tờ đã được mở rộng cho những tin về phát triền kinh té và xã hội hơn là tờ Tin nhanh hàng ngày.
Từ ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ngày 1 tháng 10 năm 1949) tôi đã cố gắng thiết lập những tiếp xúc với các bạn bè nhằm tổ chức một chuyến đi thăm nước đó. Cuối cùng một bạn nhà báo Mỹ Bê-ti Gra-ham chuyển lại cho tôi một dấu hiệu. Chị ta đã theo dõi từ phía cộng sản những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu trước khi Mao chiếm Bắc Kinh và bảo đảm với tôi rằng những người bạn cũ, lúc đó có những địa vị cao không quên tôi đâu. Con đường tốt nhát để vào là tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc ở Hồng Công. (Ngày 6 tháng 1 năm 1950, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Chính phủ Anh đã thừa nhận Chính phủ Bắc Kinh. Vì tôi có một hộ chiếu Anh, nên điều đó sẽ làm dễ dàng các công việc ở Hồng Công).
Trong lúc đó thì tôi được mời đi giảng tại Australia, nơi mà 5 năm rồi tôi đã không đến thăm. Nhưng một vấn đề của cá nhân đã giữ tôi ở lại Budapes. Đó là vấn đề ở lại với người vợ Bun-ga-ri của tôi, Vétxa Ô-xi-cốp-xca, chúng tôi đã cưới nhau ở Sofia trước đêm Thiên chúa giáng sinh năm 1949. Nhiều năm xa cách với Éc-na, người vợ đầu của tôi, đã dẫn đến cuộc ly hôn đầu năm 1948. Vét-xi-li-a và tôi gặp nhau trong chuyến đi thăm Sofia đầu tiên của tôi vào đầu mùa hè năm 1948, và tình bạn ngày càng sâu sắc thêm qua những chuyến đi thăm sau đó của tôi. Gia đình của cô ta là một trong số những người xã hội chủ nghĩa đầu tiên, và bản thân cô ta là một nhà hoạt động của phong trào thanh niên chống phát-xít ở Bun-ga-ri và cuộc đấu tranh ở Italy, nơi cô ta đã tốt nghiệp tiến sĩ văn học và lịch sử nghệ thuật ở Trường đại học cũ Pa-đu-a. Khi chúng tôi gặp nhau, Vét-xa làm việc ở Vụ báo chí Bộ Ngoại giao để đợi được đi làm phóng viên ở nước ngoài. Cô ta đã được học và nói thạo được bốn thứ tiếng ở châu Âu. không kể tiếng mẹ đẻ. Sự quan tâm của chúng tôi và những sở thích của chúng tôi rất phong phú và chúng tôi đã nghiêm túc nghĩ đến việc kết hôn với nhau.
Vào đầu năm 1951, người ta xem là khá không trung thực đối với người Australia nếu anh ta nghĩ đến việc đi “Trung Quốc đỏ”. Còn đối với nước Australia của Rô-bớt Men-đi thì Trung Hoa nhân dân là một “người bị ruồng bỏ” và các hộ chiếu Australia đều bị đóng dấu “không có giá trị đi Trung Quốc đỏ”. May mà tôi đã đề phòng xin được một hộ chiếu Anh mới, trước khi rời Budapes, đặc biệt được ghi là có giá trị đi Trung Quốc của Mao Trạch Đông.
Sau 4 tháng viết và giảng ở Australia, tôi bay đi Hồng Công và tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc tại trụ sở là một căn phòng tối, có hai thanh niên với vẻ mặt thông minh đang trực ở đó. Họ nhanh chóng hiểu những yêu cầu của tôi. Phải mất hai tuần mới có trả lời của Bắc Kinh. Vừa đúng thời gian hai tuần, người ta nói với tôi sẽ có chuyến tàu đi đến biên giới. Ngẫu nhiên, ngày đó lại là ngày đầu năm của năm con Hổ nhường chỗ cho năm con Mèo. Đường phố tại ga xe lửa Cửu Long đầy xác của hàng triệu quả pháo. Tờ báo mà tôi đọc khi tàu ra khỏi ga ở đi biên giới, trích lời của các thày bói Quốc dân đảng phân tích những dấu hiệu và điềm lạ ràng năm con Mèo sẽ là năm của chiến tranh thế giới thứ ba.
Hành khách xuống tàu ở phía Cửu Long, sau khi làm thủ tục với các quan chức Anh, phải đi bộ mang theo hành lý vài trăm thước Anh đến Shum chun ở phía Trung Quốc. Một sĩ quan người Ấn Độ, với huy hiệu cảnh sát trên vai lấy hộ chiếu của tôi, đọc tên rồi đi nhanh đến một ngôi nhà nhỏ lợp tôn. Vừa lúc tôi đuối kịp, anh ta nói vào máy: “Thưa ông, con người đó đã đến”, và đọc những chi tiết của hộ chiếu. Tôi giằng lại hộ chiếu và cả ống nghe từ ta anh ta, tôi hỏi và đòi giải thích về thái độ như vậy. Tôi nói: “Đây là một hộ chiếu Anh, có giá trị đi Trung Quốc, và tôi là một nhà báo đi làm nhiệm vụ nghề nghiệp”. Có tiếng nói trong ông nghe giải thích rằng đó là để bảo đảm an toàn cho những công dân Anh và yêu cầu tôi trao máy lại cho sĩ quan an ninh đó. Từ đó chẳng có rắc rối gì thêm nữa và tôi qua biên giới, được những người Lữ hành xã giúp đỡ, kể cả việc mang hành lý hộ tôi.
Nhớ lại những sự lộn xộn và bẩn thỉu của đường xe lửa Trung Quốc trong quá khứ, tôi không thể không có ấn tượng ốt đối với tình trạng trôi chảy của chuyến đi từ Shum Chun đến Quảng Châu. Mỗi vé tàu đều có số, do đó không có sự chen chúc hoặc phải đứng. Trong những ngày trước kia, ngay ở những vùng xa chiến tranh, hành khách vẫn phải vứt hành lý qua cửa sổ và trèo qua đó để vào toa. Mỗi người lái tàu được phân phối một số vé ngồi mà anh ta phải trả hoa hồng cho cấp trên trực tiếp của mình, rồi sẽ thu lại tiền hoa hồng đó bàng cách bán đấu giá số vé đó cho ai cần vé và trá giá cao nhất. Cái toa tàu đầy bụi than, sàn tàu thì đủ loại rác rưởi, buồng vệ sinh không còn dùng được và không có nước để rửa.
Tàu đi Quảng Châu rất sạch sẽ. Những người phục vụ không mong được hối lộ, mà quan tâm đến người già và những bà mẹ có con mọn. Nếu hành khách vứt bừa bãi vỏ lạc xuống sàn tàu thì họ bị nhẹ nhàng phê bình và chỉ cho xem bản nội quy yêu cầu hành khách không được khạc nhổ hoặc làm bẩn tàu. Tôi nghĩ đây là một tàu để phô trương nhằm gây ấn tượng tốt. Nhưng chuyến tàu Quảng Châu - Bắc Kinh lại còn tốt hơn và sau đó thì tôi thấy rằng, cách phục vụ và sự sạch sẽ là tình trạng phổ biến trên các tàu Trung Quốc mới.
Toa tàu đi Bắc Kinh rất sạch, cứ hai tiếng đồng hô các hành lang được lau chùi một lần. Chè, cà-phè, ca-cao và sữa nóng được phục vụ trong toa và cơm tuyệt diệu thì phục vụ ở toa ăn. Bia trong cốc không bị sóng sánh, tuy tàu chạy 50 dặm một giờ. Những cầu mới làm, những nhà ga sạch sẽ và thái độ phục vụ hữu nghị, có hiệu quả tất cả cho thấy có cái gì mới đó ở nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Đó là ấn tượng đầu tiên và tiếp tục có giá trị đối với phần lớn những điều mà tôi gặp về sau.
Sau khi thu xếp xong tại một khách sạn bình thường ở Bắc Kinh, tôi gọi điện cho Tân Hoa xã theo con số mà Be-ti Gra-ham cho tôi 6 tháng trước đây. Có sự rắc rối khi tôi yêu cầu nói chuyện với Bê-ti. Sau khi trình bầy tôi là ai, và tôi ở đâu, tôi được báo là một người nào đó sẽ đến gặp tôi ngay; Bê-ti đã tự tử ngày hôm trước và tôi được mời đến dự lễ tang cô ta.
Tinh thần cô ta rất suy sụp từ khi có cái chết, cũng là tự tử của một trong những người bạn thân nhất của cô ta, nhà văn Mỹ A-nhét Xmét-ly. Tiếp theo những công trình của Ét-ga Xnâu, những sách của A-nhét Xmét-ly Bài ca chiến đấu của Trung Quốc, Con đường vĩ đại và những quyền khác, đã góp phần đắc lực vào việc truyền bá cuộc cách mạng Trung Quốc. Bị hành dinh Tô-ki-ô của tướng Mác A-tơ tố cáo đầu năm 1949 là một gián điệp Xô-viết, A-nhét Xmét-ly thấy rằng không thể trở về sống được ở Mỹ, nên cô ta đã đi London để tự làm chủ cuộc đời của mình. Bê-ti cũng chuẩn bị để về nước, nhưng đã nghĩ lại trước những lời tố cáo của Giô-dép McCarthy đối với tất cả những gì mà đầu óc bệnh hoạn của ông ta cho là có gắn với việc “mất” Trung Quốc. Những báo cáo tiền tuyến của Bê-ti Graham về những thắng lợi trên chiến trường của cộng sản đăng trên báo Diễn đàn người đưa tin Neư York chắc chắn đã giành cho cô ta một chỗ danh dự trong danh sách thù địch của ông ta. Trùm lên tất cả là câu chuyện yêu đương với một nhà báo phương Tây đã đưa cô ta đến thảm hoạ.
Tại lễ tang có rất nhiều bạn cũ từ những người ở Trùng Khánh, kể cả Cung Bành, Bang Lang, Kiều Quán Hoa và những người khác quanh Chu Ân Lai. Nhiều người bạn thân thiết của cô tin rằng một phần lý do của sự suy sụp tai hoạ đó là việc cô ta cho rằng không thể xuất bản bất kỳ cái gì có giá trị về Trung Quốc khi cô ta trở về. Đồng thời, với tư cách là một người tiến bộ, nhưng dứt khoát là một người Mỹ không cộng sản, cô ta xúc động và tự thấy tủi nhục nếu hình ảnh một nước Mỹ tao nhã, tự do mà cô rất tự hào lại có thể bị chìm ngập dưới những rác rưởi ô nhục của chủ nghĩa Mác Các ti. Cô ta đã thực sự gói ghém hành lý để ra đi qua Hông Công (lúc đó tôi đang Hồng Công) thì có tin rằng dưới sức ép của Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án Trung Quốc là “xâm lược” trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Ý định của riêng tôi là ở lại Trung Quốc khoảng 3 tháng để thu thập tài liệu cho những bài báo và một quyển sách về điều gì đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, sau đó tôi sẽ trở về Australia.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:47:36 am »

Bằng một phong cách điển hình, Mao tìm cách giải quyết cùng một lúc tất cả những tai hoạ và xấu xa tượng trưng cho tình trạng lạc hậu của Trung Quốc từ lúc Trung Quốc mở cửa cho khách nước ngoài vào. Các nạn lụt, nạn lãnh chúa chiến tranh, nạn địa chủ, nạn dốt, đau ốm và quy chế phong kiến đối với phụ nữ, tất cả đều bị tấn công trên một mặt trận rộng lớn. Đi lùi sâu vào lịch sử và truyền thuyết, thì tai hoạ lớn nhất và thường xuyên nhất là chu kỳ lặp đi lặp lại của lụt lội và hạn hán. Trong tất cả các con sông lớn, sông Hoàng và sông Hoài là hai con sông gây tai hoạ nhất. Nhưng trong những năm ngay trước khi Mao giành được thắng lợi, thì sông Hoài đã vượt sông Hoàng, trở thành con sông gây rắc rối lớn nhất. Nếu nhân dân gọi sông Hoàng là con sông đau khổ thì đó là vì về lịch sử mà nói, nó đã từng là nguồn gốc của phần lớn những đau khổ do lụt lớn xảy ra. Tuy vậy, không phải chỉ thiên nhiên mới gây ra lụt lội, bọn xâm lược và những triều đại chinh chiến cũng góp phần gây ra tình trạng đó. Sông Hoài là trường hợp như vậy...
Trong gần 1.000 năm, sông Hoài là một con sông hiền hoà, chảy theo hướng đông ra biển. Mức nước thấp, nằm dưới các cánh đồng chung quanh. Rồi vấn đề chính trị xen vào. Năm 1194, nhà Thanh, gốc Mãn Châu, gây sức ép với nhà Tống đang cầm quyền, trong khi chính nhà Thanh có những vấn đề với người Mông Cồ ở phía Bắc. Đó là một năm mưa to, và có nguy cơ sông Hoàng, lúc đó là biên giới tự nhiên ở phía bắc của Trung Quốc, sẽ gây lụt. Triều đình nhà Tống cho hàng vạn nông dân đến nơi xung yếu Yun Yu, là nơi sông Hoàng đổi chiều bắc - nam sang đông chảy ra biển. Nhà Thanh thấy sức mạnh của lụt là một đồng minh không thể đánh bại được buộc nhà Tống luôn luôn phải đối phó ở phía nam. Để cho nhà Thanh có thể rảnh tay đánh quân Mông Cồ ở phía bắc. Nhà Thanh tấn công các thợ đắp đê, đuổi họ đi và sông Hoàng bị vỡ bờ, tràn vào các cánh đồng Hoa Bắc, làm ngập các nhánh sông của sông Hoài rồi cuối cùng gộp dòng sông đó vào sông Hoàng.
Sông Hoàng đưa cát từ Mông Cổ về lấp dần con đường ra biển của sông Hoài làm cho nước ứ lại, gây thành một loạt các hồ lớn. Bảy thế kỷ sau, sông Hoàng lấp dần lòng sông Hoài ở đoạn dưới và đoạn giữa làm cho sông Hoài lại phải đổi dòng lên hướng bắc, trở lại dòng cũ của nó. Nhưng lần này lòng sông bị nghẽn bùn, do đó ngay trong những năm bình thưởng mức nước cũng lên cao bằng các cánh đồng chung quanh. Vì vậy gặp một cơn lũ bình thường nó cũng gây lụt, làm thành hàng loạt các hồ trên con đường chảy nối liền sông Hoài với sông Hoàng. Mỗi một lần thay đổi dòng như vậy là một lần tồn thất hàng triệu sinh mạng.
Những chiến lược quân sự của Quốc dân đảng cũng đã tàn phá sông Hoàng. Tháng 6 năm 1938, Tưởng Giới Thạnh nghĩ rằng bằng việc chuyển nước sông Hoàng xuống hướng nam lần nữa, hắn có thể chặn bước tiến của quân đội Nhật trong khi hắn vẫn có thể đối phó được với cộng sản. Do đó tại một điểm trên khúc cong của sông Hoàng đê đã bị phá. Nhân dân địa phương đồ tới đê vá lại chỗ đê vỡ, nhưng bị hoả lực súng máy đuổi bắn. Một nửa triệu dân, kề cả nhiều binh lính của chính quyền Tưởng, đã bị chếf đuối trong 24 giờ đầu và 6 triệu người khác không còn nhà cửa. Một lần nữa, nước lụt lại tôn thêm lòng sông Hoài ở những đoạn giữa và đoạn dưới làm cho mức nước cao hơn các đồng ruộng chung quanh. Do đó các đê ngăn nước đã được xây dựng. Năm 1946 và năm 1947, các kỹ sư Mỹ bịt chỗ cong của sông Hoàng nhằm giúp cho một cuộc tấn công của Quốc dân đảng vào quân của Mao ở phía nam con sông, nhưng cuộc tấn công đã không thành công. Tuy vậy sông Hoàng lại được đẩy trở lại dòng cũ của nó.
Đó là những chính sách lợi dụng lụt lội mà tướng Phu Tso-yi, một trong những tướng tài của Tưởng nhưng đã đầu hàng, giúp cho quân cộng sản Trung Quốc, tháng 1 năm 1949. giải phóng được Bắc Kinh mà không phải bắn một phát súng nào, nay được Mao cử làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi đã giải thích như vậy.
Toàn bộ kế hoạch trị thuỷ sông Hoài gồm có 3 phần: một hệ thống bể chứa trên núi để kiểm soát tốc độ nước xuống vùng trung lưu; những bể chứa nhỏ hơn, những đập và những xi-phông ở vùng trung lưu kết hợp với những sông đào sâu nối các nhánh sông và một hệ thống cửa để làm chậm tốc độ nước chảy ra biển; việc xây dựng một lối thoát mới ra biển trong vùng hạ lưu và củng cố các đập tại vùng đó. Công trình đòi hỏi phải đào một khối lượng đất gấp đôi khối lượng đất khi đào kênh Xue.
Quang cảnh làm việc chứng minh khả năng phi thường của bàn tay con người. Công trường thứ nhất là ở Sui Chiên, phía bắc tỉnh An Huy, là nơi mà sông Thuỷ, một trong những nhánh sông quan trọng nhất của sông Joài đà làm ngập 3 triệu mẫu Anh đất trồng trọt năm vừa qua. Công việc ở đây là đào một con sông dài 21 dặm để tách sông Thuỷ chảy vào một hồ và đào sâu lòng sông dải 110 dặm.
Từ trên chóp một đê cao, người ta thấy tứ phía trong tầm mắt của mình hàng nghìn người làm việc mầu đen và màu xanh, nào đào, nào khiêng, nào đắp, nào nện. Họ vừa hát, vừa hò, vừa làm việc. Đằng xa thấy như những bầy “kiến người”, nhưng khi thâm nhập vào họ thì thấy họ rất hăng say làm việc và kể cho nhau những câu chuyện xúc động về những gia đình và những trang trại bị lũ cuốn đi hoặc những nơi khổ cực sống dưới chế độ của địa chủ. Những người mà tôi nhập cuộc đang đào dặm cuối cùng của một con sông đào chính, rộng 45 mét dưới đáy, 198 mét trên miệng, sâu 3,6 mét với hai bờ đê cao 4,5 mét. Không có máy đào, không có xe ủi đất tất cả đều làm bằng cuốc, xẻng và bằng tay với những thúng đan để chuyển đất.
Tôi hỏi kỹ sư Chang Tso Bang: “Đưa máy móc thay cho lao động con người, như đưa máy bơm chẳng hạn, có kinh tế hơn không? Tôi vừa nói vừa chỉ vào hàng đoàn người dùng thúng, dùng xô, dùng xe nước để tát nước từ lòng sông lên.
Người kỹ sư đó nói: “Chúng tôi có một vài máy bơm 5,5 sức ngựa chạy bằng Di-ê-den, Nhưng chúng tôi tôi phải bỏ đi vì dầu quá đắt. Bởi vì tiền tiêu để tát một mét khối nước bằng bơm đi-ê-den có thể dùng để tát 22 mét khối bằng xe nước và 14 mét khối bằng xô hoặc thùng: Tiền đó để cho nông dân còn tốt hơn là để nhập dầu”. Ông ta giải thích rằng chỉ tiêu đã được tính bằng gạo chứ không phải bằng tiền. Toàn bộ đầu tư cho công trình này là hàng chục nghìn tấn gạo cần thiết để nuôi 3 triệu người chuyển đất và đá trên toàn bộ công trình.
Những lớp học văn hoá được tò chức vào buổi tối. Những người nông dân làm việc chăm chỉ nắn nót tập viết từng nét chữ một theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Công trình trị thuỷ này chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ những hoạt động đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc mới, dưới sự điều khiển của những bàn tay lao động đầy tài năng của người nông dân. Đòn gánh và những chiếc đầm nện đất là phương tiện duy nhất để vận chuyển đất đá lúc bấy giờ. Oang Pheng-vu, một cán bộ địa phương nhấn mạnh về một mặt khác của việc trị thuỷ này.
“Ông có thể thấy được cách suy nghĩ của người nông dân thay đổi từng ngày... Một người nông dân xung phong tham gia vào công việc trị thuỷ để kiếm được một số gạo đủ nuôi sống bản thân anh ta và một ít gửi về cho gia đình. Anh ta nhận thấy rằng việc ngăn dòng nước lũ tràn vào làng là để bảo vệ mảnh đất anh ta sẽ được chia sau cuộc cải cách ruộng đất. Anh ta ngóng chờ việc chia đất đó để cày cấy, gieo trồng, đo từng cu-bít đất (đơn vị đo chiều dài ngày xưa bằng 45,72 cm) đã làm được trong một ngày lao động, và tính xem trên mảnh đất đó anh ta thu hoạch được bao nhiều. Nhưng mặt khác, anh ta cũng nhận thấy rằng, phương thức làm việc theo đội cũng rất thuận lợi, ví dụ như nện đất chẳng hạn. Anh ta đã có ý thức để lao động lập thể. Anh ta bắt đầu trao đổi ý kiến của mình với người khác, dự những cuộc họp của những người nông dân đến từ nhiều làng xã khác nhau nói về hậu quả của lũ lụt đã gây ra cho họ trước đây. Anh ta cảm thấy mình là một thành viên của một tập thể lớn đang lao động để xây dựng quê hương- một thành viên trong gia đình của những người lao động.
Trong cuộc họp, trên một lấm bản đồ đơn giản vẽ con sông và các chi nhánh của nó, mọi người bàn kế hoạch trị thuỷ con sông và một số nơi khác. Nhìn trên bản đồ. anh ta nhận thấy rằng làng xóm và nơi anh ta đang làm việc cùng với một số khu vực lao động khác, ở đó những người dân như anh ta đang xây dựng những đập chắn nước để ngăn dòng nước chảy xuống làng anh ta và cả vùng đó, đều nằm trong một kế hoạch rộng lớn.
Anh ta nghĩ về gia đình, làng xóm quê hương, và bắt đầu có khái niệm về tổ quốc Trung Hoa của mình. Một khái niệm trừu tượng dần dàn trở thành hiện thực.
“Lý do duy nhất để anh ta có thể rời làng xóm của mình để tham gia vào công việc cải tạo con sông đó là vì ở làng quê, công việc làm ăn đã có tổ chức. Vợ, con, bố, mẹ anh ta với mọi người khác cùng nhau làm việc. Ở làng đã có cuộc cải cách ruộng đất, họ có thể là những đội trưởng sản xuất, hoặc cùng nhau cày đất, gieo hạt, thu hoạch vụ mùa, cùng nhau chung vốn nuôi gia súc, nếu cần thiết, ở đây, trên mặt trận trị thuỷ này và làng xóm, hình thức làm ăn tập thể bước đầu đã được thực hiện. Họ sẽ không bao giờ quay trở lại con đường làm ăn cá thể nữa. Ở đây chúng tôi không chỉ thuần hoá con sông Hoài, mà còn làm thay đổi nếp suy nghĩ của con người nữa”.
Quy mô lớn của công trình có thể thấy được tại tỉnh Man Tan, là nơi mà phần lớn các suối làm nên sông Hoài đã bắt nguồn tại vùng núi lởm chởm của tỉnh Hà Nam. Một trong 10 bể chứa sẽ được xây dựng ở đó với 22 đập nước, 6.000.000 nông dân làm việc ở đó, xây đập, mở rộng lòng sông và củng cố các đê.
Hùng, tên một bể chứa nước mới xây dựng theo kế hoạch, đang ở trong tình trạng gay go. Trước đó mấy ngày, bỗng có những trận mưa trái mùa và chỉ trong vài phút, nước sông tràn qua 5 điểm của công trình giữ nước xoá sạch thành quả lao động của 20.000 nhân công làm trong 10 ngày trên khu vực đó. Nhưng 10.000 quân tiếp viện đã lên đường đi tới đó và những người kỹ sư tin tưởng rằng bể chứa nước sẽ được xây dựng xong trước mùa nước lũ.
Công việc chính là xây dựng một đập cao 18 mét giữa hai núi đá thạch anh đỏ. Ngoài bàn tay con người ra, phương tiện duy nhất để tiến hành công việc là thuốc súng đen làm tại địa phương để phá núi. Mười một nghìn công nhân đá và mỏ tấn công vào các núi bằng búa tạ và dao trổ. Nước sẽ được chuyền để tưới 3000 mẫu Anh đất trong giai đoạn đầu và 16.000 mẫu trong giai đoạn hai của công trình sẽ được hoàn thành trong năm sau. Nhưng trong vài tuần nữa, 10.000 mẫu đất có giá trị hai bên bề chứa nước Hùng thường là bị ngập hằng năm, sẽ được hoàn toàn cứu thoát.
Trong chuyến đi lên Ghen Ho Chi tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng người phụ trách phần việc quan trọng nhất của toàn bộ công trình lại là một phụ nữ trẻ rất đáng chú ý, Chien Cheng Ying giỏi lắm cũng chỉ 29 tuổi Cô ta nắm rất vững chắc công việc, nhưng khi nói đến mình thì đỏ mặt như một nữ sinh. Đó là một sự khiêm tốn không thật. Nửa thế kỷ sau, tại Đại hội quốc dân lần thứ IV, Cheng Ying được bầu làm Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi và Điện lực. Cô ta cũng được bầu lại tại Đại hội lần thứ V (tháng 11 năm 1977 - tháng 2 năm 1978).
Bố cô ta tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi ở Mỹ, hăng hái trở về nước để làm công tác trị thuỷ. Nhưng “Quốc dân đảng chỉ lợi dụng lụt, đánh thêm thuế khi có lụt, chứ không làm cái gì thực sự cả”. Ông ta thất vọng chuyền sang nghề xây dựng ở Thượng Hải. “Cha tôi không chống lại việc tôi học nghề kỹ sư, tuy rất hiếm nữ học nghề đó, nhưng ông báo trước không nên học kỹ sư fhuỷ lợi. Vì tôi sẽ chẳng kiếm được việc, và nếu có kiếm được thì cũng chẳng có việc thực sự đâu”. Nhưng cô ta cứ học và đứng đầu khoa kỹ sư tại trường Đại học Thượng Hải. Sáu tháng trước khi thi tốt nghiệp, cô bỏ trốn khỏi Thượng Hải, lúc đó bị Nhật chiếm đóng, và tham gia Tân tứ quân của cộng sản.
“Tôi nghĩ rằng tôi phải bỏ nghề kỹ sư vĩnh viễn để trở thành một nhà cách mạng”. Nhưng mặc dù chiến đấu gay gắt, Tân tứ quân vẫn quan tâm đến công việc đề phòng lụt. Công tác của cô lúc này là phá đường và phá cầu, sau đó lại sửa chữa và xây dựng lại khi chiến tranh chuyển nhiều. Chiến công xuất sắc của cô tháng 2 năm 1948 là phá khối băng trên sông Hoàng, suýt làm tràn nước ngập nhiều vùng quan trọng.
Đang được nghỉ ở Thượng Hải thì có lời kêu gọi trị thuỷ sông Hoài, cô ta lại lao vào công việc. Cô ta rất hăng hái cũng như nhiều trí thức của các gia đình khá giả đì theo cách mạng Trung Quốc. (Nhưng bị trả ơn một cách bạc bẽo trong cái được gọi là “Đại cách mạng văn hoá vô sản”).
Tôi đã viết nhiều về công trình sông Hoài, không phải chỉ vì đó là ấn tượng đầu tiên và lớn nhất của tôi về những biến chuyển mạnh mẽ đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, mà còn bởi vì rất nhiều vấn đề và các cách giải quyết của chung đã được tập trung ở đó. Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, tôi đã được chứng kiến nhiều công trình lớn ở Trung Quốc, nhưng không có công trình nào có tác động giống như vậy.
Trong vòng 6 tháng sau khi đi rất nhiều nơi và nghiên cứu kỹ rất nhiều vấn đề, tôi đã tập trung đủ tư liệu để viết một quyển sách mà tôi đã xin lỗi trong lời nói đầu về sự hấp tấp của tôi: “Bởi vì chưa có tư liệu nào khác của những phát triển đương thời” (quyển China’s Feet Unbound - Những bước chân của Trung Quốc không bị ràng buộc). Khi tôi sắp rời đi Australia với bản thảo, thì tôi nhận được một bức điện của chủ bút đối ngoại của tờ Buổi chiều, một tờ báo của Paris gần với Đảng cộng sản Pháp: Tôi có thể đi Triều Tiên không. Ở đó sẽ có các cuộc đàm phán về một cuộc ngừng bắn? Cung Bành lúc đó đứng đầu Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, đồng ý rằng tôi có thể theo dõi các hoạt động của phái đoàn Trung Quốc. Hơn nữa, chồng cô ta, người bạn cũ Kiều Quán Hoa của tôi, lúc đó cũng là vụ trưởng một vụ trong Bộ Ngoại giao, sẽ là một thành viên của phái đoàn đó. Khi tôi hỏi anh ta cuộc hội đàm sẽ kéo dài bao lâu, anh ta cau mày và nháy mắt nhanh trong vài giây rồi nói: “Tôi có thể nói 3 tuần lễ”. Mang theo đồ dùng tối thiểu, vì chúng ta phải thật nhẹ. Nhưng “3 tuần lễ” đó hoá ra là 2 năm rưỡi, một chuyến công tác dài nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:48:24 am »

3. Chiến tranh báo chí ở Triều tiên
Đó là một đêm giữa hè đẹp trời ngày 13 tháng 7 năm 1951, khi chúng tôi vượt chiếc cầu bị nã pháo mạnh trên sông áp lục, nồi liền An Tung ở phía Trung Quốc với Tân Nghĩa Châu ở phía Triều Tiên. Ngồi trên hành lý và các túi gạo trong một chiếc xe tải Molotova mui trần là nhà báo và nhà nhiếp ảnh về Trung Quốc, A-lan Uyn-min-tơn của tờ Công nhân hàng ngày của Đảng Cộng sản Anh và tôi. Không khí êm dịu và những ảnh hưởng còn lại của buổi hoàng hôn nhiều màu sắc đã xua tan những ý nghĩ đến thực tế là chúng tôi đang đi vào chiến tranh, một thực tế bỗng nhiên lộ rõ khi xe chúng tôi chạy qua những cảnh tàn phá của thị trấn Tân Nghĩa Châu mà các máy bay ném bom của Mỹ đã để lại. Nhiều khung xe chở khách và chở hàng chống chất hai bên đường xe lửa. Tân Nghĩa Châu, một thị trấn với 200.000 dân đã bị đổ nát và các làng ven sườn phía nam thị trấn đó chỉ còn lại những tường nhà và những nền nhà màu đen. Chúng tôi đi về Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên, rồi đi về Khai Thành, nơi cuộc đàm phán ngừng bắn sẽ bắt đầu trong vòng vài ngày tới. Điều ngạc nhiên thứ nhất là toàn bộ những chiếc cầu trên con đường bắc - nam duy nhất đó, bắc qua một tá sông và suối và đã từng là mục tiêu trong hơn một năm của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vẫn còn nguyên vẹn. Cảm tưởng thứ hai, khi màn đàm buông xuống và các vì sao bắt đầu xuất hiện, là sự hoạt động của hệ thống báo động máy bay đơn giản nhưng có hiệu quả. Những người gác đứng cách nhau khoảng một ki lô-mét dọc theo chiều dài của con đường. Khi nghe tiếng máy bay đến họ bắn một phát súng, lập tức xe tắt đèn trước. Khi máy bay đã đi xa, còi lại thổi và đèn lại bật lên. Đoàn xe không giảm tốc độ dù cho có tiếng súng bẳn hay có tiếng còi. Trong đêm đầu đó chúng tôi vượt nhiều đoàn xe ngựa bánh cao-su kéo pháo; những người đánh xe điều khiển từ 6 đến 8 ngựa không phải bằng dây cương mà bằng tiếng lách cách của roi da dài. Khi phát hiện thấy máy bay thì xe ngựa chạy ra khỏi đường và lẫn vào cây cối hai bên đường.
Sau khi đến ngoại ô Bình Nhưỡng, chúng tôi nghỉ lại trong một khu rừng thông nhỏ, nhưng không ngủ được vì tiếng bom inh tai nhức óc dội xuống vùng chung quanh ga xe lửa. Sau mỗi đợi bom, có một thời gian hoàn toàn yên lặng, chỉ nghe tiếng còi của đầu máy xe lửa như nói lên rằng: “Tôi vẫn còn yên lành”. Trong ngày tiếp theo, chúng tôi được nghỉ một cách tương đối yên tĩnh, và lấy làm thích thú khi nghe tín của một đài nào đó nói rằng: “Báo chí cộng sản” đang trên đường đi đến hội nghị và chắc là sẽ được chỉ thị tránh mọi tiếp xúc nguy hiểm với thế giới tự do.
Phần đường nguy hiểm nhất là đoạn đường dài, thẳng ở ngay phía nam Bình Nhưỡng. Chúng tôi đi được khoảng nửa đường thì nghe có tiếng súng báo động nổi lên trên tiếng động cơ của xe chúng tôi lúc đó đang chòng chành với một tốc độ nguy hiểm nhưng không có đèn, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng nhào xuống của máy bay và vài giây sau là tiếng súng máy của nó. Đạn rơi ở đâu chúng tôi không thấy, nhưng cả xe chúng tôi lẫn bất kỳ xe nào khác trong đoàn đều không bị trúng đạn. Dù pháo sáng lơ lửng rất lâu trên bầu trời rồi lần lượt hết chiếc này đến chiếc khác rơi xuống đất. Ngồi sát vào nhau trên hành lý dưới ánh sáng trắng chói chang đó, lúc nào cũng có thể ăn bom. Chúng tôi không thể không khâm phục sự vững vàng của những người lái xe Triều Tiên và Trung Quốc, đêm nào cũng chở hàng trên con đường huyết mạch duy nhất đó để ra tiền tuyến. Những người lái xe đã lợi dụng pháo sáng để tăng tốc độ trên con đường được chiếu sáng hàng dặm trước mặt.
Có những lúc đoàn xe phải dừng lại vì những người nông dân và binh sĩ đang chữa một chiếc cầu hoặc lấp một hố bom trên mặt đường. Khi tiếng máy xe ngừng nổ, người ta có thể nghe thấy tiếng những người nông dân đang làm việc lên đường, hoặc đang điều khiển những con bò nặng nề cày đêm hoặc tiếng sột soạt của những lưỡi hái và tiếng nói của những người phụ nữ khi họ ôm những lượm lúa lên bờ. Các đoàn xe bò tới nơi, cũng buộc phải dừng lại, đợi dấu hiệu tiến lên hoặc ngoặt qua các đường khác mà xe cơ giới không thể đi được.
Ban ngày, chúng tôi mới có được ấn tượng thực sự đầu tiên về sự tàn phá của bom đối với nông thôn Bắc Triều Tiên. Ngay thôn xóm nhỏ nhất cũng không được loại trừ. Làng xã chỉ còn là một mảnh đất bằng phẳng như sẵn sàng để được cày lên. Một vài nền móng bằng đá một vài cổng đá hoặc những ống khói bị đánh sập rải rác trên mặt đất lẫn lộn với tro xám. Sau đó, khi đi qua đoạn đường Khai Thanh - Tân Nghĩa Châu vào ban ngày, tôi thấy toàn bộ những làng, những thị trấn trước kia nay đã quay trở lại với những túp lều nguyên thuỷ, không có một tiện nghi gì trừ những tiện nghi để bảo vệ con người. Ở Bình Nhưỡng còn một vài căn nhà nguyên vẹn khi tôi đi qua. Nhưng không có bệnh viện. trường học, nhà thờ, mỉếu mạo hoặc bất kỳ một toà nhà công cộng nào còn đứng vững được dọc theo toàn bộ con đường từ Áp Lục đến Khai Thành.
Một vài dặm cuối cùng vào Khai Thành còn đầy những xe tăng Mỹ có xe kéo pháo nằm bên cạnh: Những xe tải dường như chỉ mới hư hại sơ sài cũng bị đẩy sang bên đường để nhường tôi cho những xe khác tốt hơn vượt lên. Nó đánh dấu con đường rút lui của Mỹ sau khi “chí nguyện quân” nhân dân Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến tranh 7 tháng trước đây, tháng 11 năm 1950. Ngoại ô thành phố cổ Khai Thành trước đây không bị tấn công bằng lực lượng trên không hoặc trên bộ để bảo đảm an toàn cho các đoàn xe sớm đến đây họp. Ở đây, một xe chở pháo của Lực lượng không quân Hoàng gia Anh đã bị đánh nẳm kềnh ra đó.
Thoạt nhìn, thành phố đó dường như bị tàn phá hoàn toàn, Trung tâm là một mớ hỗn loạn, một vài người dân mặc đồ trắng, thờ ơ, ngồi trong các quán bán rau quả vừa mới dựng lên. Những dấu vết còn lại của trường học kiểu phương Tây nằm lẫn lộn với những đầu vết của trường Triều Tiên xây dựng một cách đơn sơ hơn. Nhưng Khai Thành, trung tâm sản xuất nhân sâm nổi tiếng của Triều Tiên, là nơi nghỉ mát mùa hè ưa thích của những người giàu có. Vì nằm sâu trong các lớp đồi và thung lũng quanh vùng trung lâm nên nhiều biệt thự lẻ vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tôi được đưa đến một trong những biệt thự đó. Chúng tôi tắm dưới một thác nước trong vài phút để rũ sạch bụi bặm và mồ hôi của hai đêm đi xe, và chúng tôi trở nên chỉnh tề, có thể dự cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí của “phía bên kia” tại một phiên họp định bắt đầu trong một vài giờ nữa. Địa điểm của cuộc họp là một ngôi nhà Triều Tiên giàu có điển hình, xây dựng theo kiểu cổ điền với một mái ngói cong. Tuy bị một vài dấu tích của chiến tranh nhưng nó còn nguyên vẹn và còn tiện lợi cho cuộc họp.
Tôi e rằng sẽ hơi quá mức nếu nói rằng sự xuất hiện của Uyn-min-tơn và tôi đã tạo ra một cảm giác mạnh mẽ. Sau khi tổ chức đợt quay phim và chụp ảnh hai người cộng sản “Cáp-ca” (da trắng - ND) giới báo chí bên kia vẫn chưa thật quyết định nên tiếp tục với chúng tôi như thế nào. Rõ ràng họ rất bối rối khi biết rằng chúng tôi không có người bảo vệ, lại tỏ ra sẵn sàng trà trộn với họ và có cách cư xử giống như cách cư xử bình thường của các nhà báo trong những cơ hội như vậy. Trong số những nhà báo Mỹ, có nhiều người biết tôi trong những ngày làm phóng viên chiến tranh. Một điều làm cho tôi rất chú ý trong ngày đầu tiên đó là các phóng viên được chấp nhận ở phía Liên hợp quốc tin rằng cuộc hội đàm sẽ bị kéo dài.
Vì nghe lời khuyên của Kiều Quán Hoa một cách quá nghiêm chỉnh nên tôi chỉ mang theo đúng một bộ quần áo và áo lót nhẹ để thay. Đêm đó tôi nhắc lại “thuyết 3 tuần” của anh ta (Kiều Quán Hoa đã đến Khai Thành vài ngày trước các nhà báo), anh ta vẫn còn tự tin và giải thích như sau: “Chính Đin A-ki-xơn đã bắt đầu mọi việc bằng cách nói ngày 2 tháng 6 rằng, một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, nơi cuộc chiến tranh bắt đầu là có thể chấp nhận được đối với Mỹ và coi đó là một thắng lợi của Liên hợp quốc. Lập trường chính thức của chúng tôi và cũng là lập trường của các đồng chí Triều Tiên là chế độ Lý Thừa Vãn được Mỹ ủng hộ đã gây chiến tranh. Vì vậy một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 có thể coi là một thắng lợi của chúng tôi. Lập trường đó đã được báo cho Liên Xô biết. Ngày 23 tháng 6, Gia-cốp Ma-líc trả lời A-ki-xơn, rằng một cuộc ngừng bắn dựa vào việc cùng rút quân khỏi vĩ tuyến 38 là một giải pháp chấp nhận được. Ba ngày sau, đặc biệt nhắc lại trả lời của Ma-líc. Đin A-ki-xơn đã báo cho Quốc hội Mỹ rằng một giải pháp như vậy cũng có thể chấp nhận được đối với Liên hợp quốc. Chúng tôi đến đây với sự đồng ý hoàn toàn của các đồng chí Triều Tiên để thực hiện một giải pháp như vậy: một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 và rút các lực lượng của cả hai bên để tạo ra một khu phi quân sự có kiểm soát. Tại sao phải quá 3 tuần để giải quyết điều đó?”.
Đây là một trong những dịp hiếm có để tôi có thể nhận ra rằng một sự phân tích xuất sắc của Kiều Quán Hoa lại tỏ ra hoàn toàn sai.
Một trong những bí mật của 2 năm đàm phán lại Khai Thành - Bàn Môn Điếm là việc Kiều Quán Hoa - con người không hề xuất hiện công khai và lên không hề được nhắc tới - là một nhân vật chủ chốt của đoàn đàm phán Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Tại phiên họp mở đầu ngày 10 tháng 7 năm 195l. Tướng Nam Nhật than mặt chơ phía Triều Tiên - Trung Quốc đề nghị một chương trình 3 điểm nhằm ngừng bắn ngay tức khắc trên cơ sở rút các lực lượng của mỗi bên cách vĩ tuyến 38 về phía bắc và phía nam 40 km, trao đổi tù binh và rút tất cả quân nước ngoài trong thời gian ngắn nhất. Phó Đô đốc C. Tơn-nơ Gioa, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, không chịu lấy vĩ tuyến 38 làm cơ sở cho một tuyến ngừng bắn, hoặc ghi việc rút quân nước ngoài vào chương trinh. Đó là vấn đề chính trị và ông ta chỉ có quyền thảo luận các vấn đề quân sự. Hơn nữa, ông ta muốn vấn đề trao đổi tù bỉnh phải là mục được thảo luận đầu tiên. Phải mất 2 tuần mới thảo luận được một chương trình 5 điểm trong đó không nhắc gì đến vĩ tuyến 38, xếp vấn đề trao đổi tù binh là mục thứ 4 và tránh vấn đề rút quân nước ngoài bằng việc đưa ra mục thứ 5 gọi là những kiến nghị cho các Chính phủ có liên quan”.
Từ ngày đầu của cuộc đàm phán - thảo luận về tuyến ngừng bắn ngày 27 tháng 7 năm 1951 - cho đến khi ký Hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 7 năm 1953, Chu Chi Pin, Uyn-min-tơn và tôi tự thấy ngẫu nhiên đã đóng vai trò là những “sĩ quan thông báo” không chính thức cho những nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy Liên hợp quốc. Điều đó, như các hãng thông tấn và báo chí hàng đầu của thế giới đã công khai tuyên bồ, là do kết quả của việc huỷ bỏ, xuyên tạc và những báo cáo không đúng sự thật về hội nghị của các phát ngôn viên chính thức của Liên hợp quốc. Vì những báo cáo của Uyn-min-tơn và của tôi công bố lại London và Paris thường là khác với những báo cáo do các hãng thông tấn thường xuyên công bố về những vấn đề nóng bỏng nhất của hội nghị, nên các tờ báo bắt đầu “ăn cắp” cách trình bày của chúng tôi và đăng bên cạnh cách trình bày của những người khác. Vì những báo cáo của chúng tôi tỏ ra rằng chúng tôi có những tin đúng đắn về các vấn đề thực tế hơn là các nhà báo của Liên hợp quốc, nên các báo bắt đầu thường xuyên quay sang phía chúng tôi không những về những vấn đề thuộc các đề nghị của phía bắc Triều Tiên - Trung Quốc mà còn có cả những đề nghị do phía Liên hợp quốc đưa ra nữa. Tình hình này đã đi đến mức là không có nhà báo nào của Liên hợp quốc, có trách nhiệm viết một báo cáo từ địa điểm của hội nghị mà được chấp nhận nếu chưa kiểm tra lại bằng cách so sánh với báo cáo của Uyn-min-tơn, Chu Chi Ping hoặc của tôi.
Việc đó bắt đầu khi hội nghị thảo luận về tuyên ngừng bắn. Tuy các cuộc đàm phán được tiến hành trong các cuộc họp kín, nhưng các phóng viên Liên hợp quốc được thông báo rằng phía Bắc Triều Tiên -Trung Quốc không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38. Thực ra là Đô đốc Gioa đã bất đầu bằng việc đòi các lực lượng cộng sản rút xa 35 dặm khỏi các vị trí phòng thủ mà họ đã thiết lập dọc theo một mặt trận dài 150 dặm từ biển Hoàng hải đến biển Nhật Bản. Lập luận của họ là làm như vậy là để “bù lại” việc Bộ chỉ huy Liên hợp quốc sẽ chấm dứt các hoạt động quân sự trên biển, trên không cũng như trên bộ trong khi các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc chỉ ngừng bắn trên mặt đất mà thôi. (Họ không có các lực lượng không quân và hải quân tương ứng với tên đó ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh).
Tướng Nam Nhật thì lập luận rằng chiến trường đã được thiết lập phù hợp với toàn bộ lực lượng quân sự của mỗi bên (các lực lượng Liên hợp quốc tiến vào phía bắc một ít ở phần phía đông của vĩ tuyến 38, còn các lực lượng cộng sản thì cũng tiến vào phía nam ở phần phía tây của vĩ tuyến). Điều lô-gích là chấm dứt chiến tranh ở nơi nó bắt đầu và ở nơi mà cán cân quân sự đã được phục hồi một cách đại thể.
Chưa nói đến cái sai hay cái đúng của hai lập trường đó, nhưng báo chí của Liên hợp quốc không những được thông báo về những yêu sách của Đô đốc Gioa mà còn được thông báo rằng do cộng sản không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 nên cuộc hội đàm không tiến lên được. Các phóng viên Liên hợp quốc bắt đầu đặt những câu hỏi dựa trên những bản tin của Uyn-min-tơn và của tôi, bắt đầu thăm dò xem chúng tôi có thực sự giữ vững cách trình bày của chúng tôi không, khi có những lời cải chính đứt khoát của sĩ quan báo chí Liên hợp quốc, thiếu tướng William P. Nất-con-xơ.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:49:57 am »

Một việc khó xử xảy ra khi các nhà báo Liên hợp quốc thấy sự khác nhau rõ ràng giữa điều họ được phổ biến với điều chúng tôi biết, họ mời chúng tôi chỉ trên chiếc bản đồ mà sĩ quan thông báo thường dùng tuyến ngừng bắn thực sự theo yêu cầu của Đô đốc Gioa. Rõ ràng bản đồ của họ là một bản đồ đặc biệt bị vẽ sai để dùng cho báo chí. Họ đem đối chiếu cách trình bày của Nất-côn-xơ với cách trình bày của chúng tôi mà cuối cùng Nất-con-xơ đã thừa nhận là đúng. Ngày 22 tháng 8. Bôp Tác-man của hãng AP trích dẫn một nhà báo “cộng sản” (tức là tôi) nói rằng nếu phía Liên hợp quốc thật sự muốn một cuộc ngừng bắn dọc theo mặt trận chiến đấu thực tế thì Liên hợp quốc có thể đạt được và đó cũng là lập trường đã được tuyên bố của Đô đốc Gioa lúc bấy giờ. Đó là cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, hoặc là một cuộc ngừng bản dọc theo mặt trận thực tế. Cùng đêm đó, trụ sở của phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc ở Khai Thành bị ném bom (đợt bom sát thương đầu tiên rơi xuống giữa nhà ở của tướng Nam Nhật và nhà ở của các nhà báo, một vài mảnh bom trúng vào xe gíp của tướng Nam Nhật).
Một cuộc điều tra do các sĩ quan liên lạc hai bên tiến hành đêm đó đã được hoãn đến sáng hôm sau. Trong kho đó thì cuộc họp hôm sau đã bị tướng Nam Nhật huỷ bỏ. Sĩ quan liên lạc chính của Liên hợp quốc, Đại tá An-đriu Gi. Kin-ni của lực lượng không quân Mỹ đưa tin rằng “cộng sản” đã tạo ra một sự kiện để phá hoại các cuộc hội đàm về ngừng bắn. Họ đà cắt đứt cuộc hội đàm! Tin đó lan nhanh ra khắp thế giới trong vòng vài giờ.
Hôm sau, lại gây ra những câu chất vấn của các phóng viên Liên hợp quốc khi Uyn-min-tơn và tôi được tin nói rằng chỉ có phiên họp ngày 23 tháng 8 bị huỷ bỏ. Nhưng các cuộc tiếp xúc giữa các nhà báo của khai bên bị cắt đứt. Kin-ni tuy đã hứa tiếp tục cuộc điều tra vào sáng ngày hôm sau và sẽ đưa nhà báo theo anh ta, lại tuyên bố rằng những người “cộng sản” từ chối điều tra thêm nữa về “cái gọi là sự kiện” đó và đã cấm các nhà báo Liên hợp quốc ra khỏi Khai Thành.
Một tuyên bố của tướng Kim Nhật Thành và của Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc ngày 23 tháng 8 đã phản đối cuộc ném bom, nhưng không nhắc gì đến việc phá vỡ cuộc đàm phán. Trái lại, tuyên bố nói: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc đàm phán ngừng bắn có thể tiến hành trôi chảy để đi đến một thoả thuận công bằng và hợp lý có thể chấp nhận được cho cả hai phía...”. Tư lệnh Liên hợp quốc Ma-thiu B. Rít-uê tiếp tục hành động như thể các cuộc đàm phán đã thực sự bị cắt đứt nhưng báo chí Mỹ, Anh và Pháp tỏ ra nghiêm chỉnh hơn, bắt đầu hỏi liệu ông ta có phần vội vã trong kết luận không. Tướng Nam Nhật chuyển sang một trụ sở khác, nhưng đến 31 tháng 8, hai quả bom 500 cân Anh đã được thả cách đó 200 thước Anh. Ngày đêm sau một số nhà báo theo đại tá Kin-ni đến điều tra. Thực tế chứng tỏ các nhà báo không hề bị “cấm ra khỏi khu vực Khai Thành” đã được Uyn-min-tơn và tôi đưa tin. Kin-ni khó có thể phủ nhận việc hai quả bom lớn đã nổ nhưng lại đưa ra chuyện ngụ ngôn rằng “một máy bay không được xác định” đã bị phát hiện trên màn ra-đa đêm đó cho nên cuộc “tấn công đó là đo chính máy bay của các ông thực hiện”. Sau đó, trừ Tướng Nam Nhật, phần đông nhân viên phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc trừ Chu Chi Ping, đều đi Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Các triển vọng hoà bình dường như bị đập tan ra từng mảnh.
Tướng Nam Nhật lại chuyển nơi ở lần nữa, lần này vào trung tâm Khai Thành. Sáng sớm ngày 10 tháng 9, chúng tôi tỉnh dậy vì tiếng nhào xuống của một chiếc máy bay và tiếng súng máy của nó bắn vào khu vực của chỗ ở mới. Một cuộc điều tra đã được thực hiện, lần này do đại tá Đa-râu cũng thuộc lực lượng không quản Mỹ phụ trách. Anh này đưa ra lý thuyết rằng các viên đạn còn thấy ở các nhà quanh nhà của Nam Nhật có thể được bắn từ một súng máy đặt trên một mái nhà gần đây. Anh ta được yêu cầu phải toàn bộ nhân dân Khai Thành. Sau khi người đầu tiên chứng minh có nghe thấy tiếng máy bay và tiếng súng bắn, thì anh ta bỏ không điều tra nữa. Sau đó trong ngày, hãng Roi-lơ đưa tin từ Tô-ki-ô rằng “cuộc điều tra dường như không hơn gì một việc làm lầy lệ mấy...”
Không khí trong đêm ngày 10 tháng 9 rất căng thẳng. Một sồ dân còn ở lại đã chạy lên con đồi ở phía bắc vì máy bay bay trên thành phố suốt ngày, vi phạm bay chế bất khả xâm phạm đã được nêu lên. Bộ ba báo chí của chúng tôi và các sĩ quan liên lạc Bắc Triều Tiên - Trung Quốc ở cùng chung với chúng tôi đều cảm thấy rằng đây là đêm mà hoà bình hoặc một cuộc chiến tranh với quy mô rộng lớn sẽ được quyết định. Chúng tôi không buồn cởi áo quần khi nghe tiếng máy hay B-26 lượn và bổ nhào trên đầu, chúng tôi đợi những quả bom đầu tiên rơi xuống. Người ta tích cực đề nghị chúng tôi trở về Bắc Kinh, nhưng chúng tôi cảm thấy rằng vì lợi ích của lịch sử, bất kỳ cái gì xảy ra phải được những người chuyên nghiệp chứng kiến và ghi lại. Có thể đây là sự bắt đầu đáng khiếp sợ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
Trên đài phát thanh hồi 11 giờ đêm, có tin giật gân rằng Rít-uê đã thừa nhận và xin lỗi về sự kiện đó. Lần này ra-đa phát hiện rằng một máy bay Liên hợp quốc đã bay trên Khai Thành vào lúc cuộc tấn công xảy ra do “nhầm đường bay” và một “hình thức kỷ luật”, đã được thi hành đối với phi công. Lời xin lỗi dường như để chuẩn bị mở đường cho việc nối lại các cuộc thương lượng. Rõ ràng tại các cuộc họp liên lạc phái đoàn Liên hợp quốc muốn địa điểm hội nghị chuyển từ Khai Thành đến Thôn Ba Nhà của Bàn Môn Điếm hầu như nằm ngang trên vĩ tuyến 38. Một cuộc họp trong một nhà lầu tại địa điểm mới ngày 11 tháng 10, và được thừa nhận rằng một vòng tròn với bán kính 1.000 thước Anh quanh nhà lầu họp sẽ là khu vực trung lập. Các con đường đi từ Mun San ở phía nam (nơi đóng trụ sở tiền tiêu của phái đoàn Liên hợp quốc) và từ Khai Thành ở phía bắc cũng sẽ “không bị tấn công”. Trong vòng 24 giờ, 3 máy bay phản lực Mỹ đã bắn phá bên trong vòng tròn 1.000 thước Anh đó, giết chết một trẻ nhỏ Triều Tiên đang đánh cá tại một con suối đọc theo đường.
Vào lúc này những thành viên có trách nhiệm hơn của báo chí Liên hợp quốc rất nghi ngờ, cũng như chúng tôi đã nghi ngờ từ ngày 22 tháng 8 trở đi, rằng lực lượng không quân Mỹ đàng cố gắng phá hoại các cuộc đàm phán. Sự nghi ngờ đó đã được củng cố thêm khi lần đầu tiên một sĩ quan lính thuỷ đánh bộ Mỹ, trung tá Giôn G. Mu-rê hướng dẫn cuộc điều tra: Anh là xác nhận sự vi phạm; lại có một lời xin lỗi nữa và ngày 25 tháng 10, Đô đốc Gioa và tướng Nam Nhật lại mặt đối mặt lại bàn hội nghị, lần này trong một nhà lầu quân sự lớn. Các phóng viên Liên hợp quốc lại có mặt nhưng đã được chỉ thị không được tiếp xúc với Chu Chi Ping, Uyn-min-tơn hoặc với tôi, nhưng rõ ràng họ đã phớt lờ đi.
Ngày 14 tháng 11 năm 1951, ngày hôm trước của cuộc đàm phán trao đổi tù binh, ĐạI tá Giam Han-lây thẩm phán biện hộ quân đoàn thứ 8 của tướng Giêm Halây Phlit đưa ra một báo cáo cho rằng những “người cộng sản”
đã giữ ít nhất 5.790 tù binh Liên hợp quốc, kể cả 5.500 người Mỹ, từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hàm ý của báo cáo đó là: Tại sao vẫn tiếp tục đàm phán khi “tất cả các tù binh đã bị sát hại”? Đó là nhằm vào việc phá hoại hội nghị một cách trắng trợn đến mức Tổng thống Harry Truman cảm thấy buộc lòng phải nói với báo chí ngày hôm sau rằng ông ta không hề được báo về những cuộc tàn sát như vậy. Ba ngày sau đó, người phát ngôn của Rít-uê bày tỏ “hoàn toàn tiếc rằng sự phối hợp với Washington đã không được tốt” và việc đưa ra bản tuyên bố của Han-lây “tất nhiên đã không có bất kỳ một mối liên hệ nào với các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tiến hành”.
Bốp Ơn-xơn, đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hăng AP. bạn cũ của tôi từ cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, đến Bàn Môn Điếm với một ý kiến độc đáo. Hãng AP có một nhà nhiếp ảnh - Phăng “Pê-pi” Nô-en - có tên trong danh sách tù binh đã được Đài phát thanh Bắc Kinh công bố. Vậy thì tại sao không gửi cho anh ta một máy ảnh và phim dể anh ta chụp ảnh những bạn tù binh của mình? Bằng cách đó các gia đình sẽ thấy con và chồng của họ còn sống. họ sẽ gây sức ép để hiệp ước đình chiến được ký kết. Vì tù binh ở trong các trại do người Trung Quốc quản lý, nên tôi đưa đề nghị đó ra với Kiều Quán Hoa. Câu trả lời là: “Tại sao lại không, nếu hãng AP muốn hy sinh một máy ảnh?”. Một vài ngày sau, một máy ảnh của báo chí và nhiều phim đã đã được chuyển giao tại Bàn Môn Điếm và sớm được gửi đến trại tù binh trên sông Áp Lục nơi Nô-en bị giam. Vào khoảng mười ngày sau, các bức ảnh do Nô-en chụp bắt đầu xuất hiện dần dần ở Bàn Môn Điếm đã gây ra một cảm xúc nhất định.
Rít-uê có vẻ tức giận, nhưng một điều xấu hơn đã xảy đến. Các cuộc đàm phàn về tù binh đang được tiến hành, thì ngày 18 tháng 12 năm 195l, một danh sách gồm 11.559 tù binh Liên hợp quốc bị giam ở miền Bắc đã được chuyển cho Phó Đô đốc Bu-thơ-ven E. Líp-bai của hải quân Mỹ, đứng đầu tiểu ban về vấn đề tù binh của Liên hợp quốc. Trên đầu danh sách của hơn 3.000 tù binh là tên Thiếu tướng Uyn-liam Đin, chỉ huy sư đoàn bộ binh Mỹ thứ 24 đã bị tiêu hao nhiều trong những ngày đầu của chiến tranh. Trong cuộc thông báo không chính thức cho những phóng viên có lựa chọn, sĩ quan báo chí Nất-ôn-xơ vồ ngay lấy tên của Đin để chứng minh toàn bộ danh sách là giả. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc có “tin xác thực” rằng Đin đã chết, bị hành hình ngay sau khi bị bắt. Đoàn báo chí từ lâu đã khẳng định tin Đin đã chết.
Tướng Rít-uê không phải là người duy nhất lo ngại về thành công của các bức ảnh do Nô-en chụp. Hãng UP cũng bị thiệt hại nặng: “Những ảnh của Nô-en đã giết chúng tôi” - một trong những người đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hãng UP đã nói như vậy. Anh ta đi Bàn Môn Điếm để hòng cứu vãn được gì chăng trong vấn đề ảnh chụp đó cho hãng tin của anh ta. “Những người Bắc Triều Tiên nói rằng họ đang giam giữ tướng Đin. Người của chúng tôi tôi nhấn mạnh rằng ông ta đã chết. Vậy anh có thể chụp cho chúng tôi m(}t vải ảnh của Đến để khứng minh rằng ông ta còn sống không?”
Vài ngày sau tôi đã có mặt trên con đường Khai Thành - Bình Nhưỡng với một nhà chụp ảnh Trung Quốc. Tình cờ cùng đi xe với tướng Nam Nhật trên đường về họp với Kim Nhật Thành. Chiếc xe đã bị bắn, và tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Tướng Nam Nhật điềm tĩnh hút thuốc chẳng thèm nhìn lại khi đạn bắn xới con đường phía sau xe chúng tôi và bên cạnh những nông dân mặc áo trắng chạy vào các hầm bên đường. Người lái xe lao được xe vào một chỗ núp bên đường và tôi lại thấy trong nháy mắt vô số viên đạn bắn ra từ chiếc phản lực khi chúng nhào xuống xới bụi đất bay lên bên đường. Sau vài giờ không ngủ được vì bom của các cuộc tấn công ban đêm thường xuyên đã nổ quá gần, cuộc phỏng vấn với tướng Đin đã diễn ra và người thợ ảnh đã chụp được ảnh anh ta.
Một vài ngày sau tờ báo hằng ngầy chính thức của Quân đội Mỹ Sao và Vạch đăng hai trong báo liền ảnh tướng Đin mặt béo tốt, mặc áo cài chéo, chơi cờ vớicon người trong trại, ăn cơm bằng đũa, tập quyền Anh và dạo trong rừng.
Ảnh đã được đăng trên các báo ở Mỹ cùng với câu chuyện của tướng Đin như anh ta đã kể với tôi, và được tôi kể lại cho các nhà báo ở Bàn Môn Điếm, khi tôi trở lại đó Đin đã đi lang thang khoảng 3 tháng sau khi Sư đoàn thứ 2 của anh ta bị tan rã ở Ta-gôn, trốn trong rừng và sống với quả rừng. Cuối cùng anh ta gặp được một người Nam Triều Tiên biết tiếng Anh anh ta trả đô la để người này dẫn anh ta đến tuyến của Đồng minh, nhưng người này lại đưa anh ta đến trụ sở du kích gần nhất. Do đó anh ta trở thành tù binh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên.
Từ cuối tháng 10 năm 1952 từ Tổng hành dinh Tướng Phít-uê một bị vong lực đã được luân chuyển, phàn nàn rằng Tổng tư lệnh đã phải chú ý đến việc một số phóng viên lợi dụng những phương tiện treo dõi tin tức của mình để kết bạn về giao thiệp, trao đổi với địch. “Bị vong lục do Sĩ quan báo chí của Rít-uê công bố, nói rằng Bộ tư lệnh Liên hợp quốc lo ngạỉ trước việc một vài phóng viên giao thiệp quá mức, kể cả việc uống rượu với các nhà báo cộng sản”. Các phóng viên được nhắc nhở rằng những cách giao thiệp như vậy phải được chấm dứt ngay và trong tương lai, các phóng viên phải cư xử như thế nào đó để “không làm hại đến an ninh quân sự”.
Trong buổi sáng, sau khi công bố bị vong lục, toàn bộ đoàn báo chí Liên hợp quốc bày tỏ một “sự kết bạn” có tính chất phô trương kể cả “uống rượu”. Họ có thể làm như vậy vì nhiều người được chỉ thị đặc biệt khỏng phải tuân theo lệnh của Rít-uê. Nhưng viên chủ bút không may của tờ Sao và Vạch không được như vậy. Anh ta bị cách chức và phải trở về nước. Việc thay thế anh ta đã đi đôi với một cuộc tấn công bẩn thỉu vào Hãng AP, ngụ ý rằng có sự “bán mình” cho kẻ địch để kiếm một vài bức ảnh. Hãng AP phản đối và đòi được một chỗ bằng như vậy trên báo, để trả lời. Bài trả lời do Sác-li Béc-na viết, và phản ánh một phần những sự ngớ ngẩn của bộ phận quan hệ công cộng đã làm cho Rít-uê bị đẩy vào chân tường như vậy:
Tại sao quân đội lại phải có những lời tố cáo như vậy? Quân đội -không muốn những tin và những ảnh có giá trị mà những người cộng sản đưa ra... tất cả các phóng viên đều biết những phóng viên cộng sản là người như thế nào. Họ chỉ tin có chủ nghĩa cộng sản. Nhưng biết bao lần họ đã đưa ra những tin nóng hồi về điều gì đang xảy ra: tại bàn đàm phán cho các phóng viên Đồng minh và các câu chuyện của họ đều là đúng đắn. Vài tháng trước đây Bộ chỉ huy Liên hợp quốc công bố không có cuộc họp phổ biến tin tức nữa, trong khi các tiểu ban đình chiến vẫn tiếp tục các cuộc họp. Và các nhà báo cộng sản vẫn được thông báo tin và họ thông báo lại cho các nhà báo Đồng minh. Đỏ là tin tức duy nhất về cuộc đàm phán ngừng bắn mà cáo báo cáo của thế giới tự do có được. Quân đội không muốn loại tin đó bởi vì những ảnh của tù binh Đồng minh ở Bắc Triều Tiên luôn luôn cho thấy những tù binh được nuôi tốt và được đối xử tử tế... Truyên truyền của cộng sản chăng. Tất nhiên, đó điều mà cộng sản muốn qua những bức ảnh của họ, nhưng không có ai mặc cả gì với các nhà báo cộng sản cả. Ảnh và tin của họ là hoàn toàn tự do (Sao và Vạch. ngày 10 tháng 2 năm 1952).
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:50:48 am »

Rít uê và Nất-côn-xơ chịu một số thất bại lớn về tuyên truyền đối với điều mà chính họ làm ra. Lý do mà báo chí Liên hợp quốc không có được những bản tin của chính họ, đó là vì những bản tin đó sẽ tiết lộ khoảng cách giữa điều được nói ra để sử dụng ở trong nước, tức là đòi chấm dứt chiến tranh với chính sách thực sự của các nhân vật quân sự quan trọng, tức là muốn tiếp tục chiến tranh. Chiến lược đàm phán của Mỹ là nhằm vào điều đó, nhưng lại giấu không cho công chúng biết. Tất cả những nhà báo theo dõi các cụm đàm phán khá lâu đều biết điều đó. Trong một phản ứng ngầm chống lại chính sách ngăn cấm báo chí của Rít-uê - Nấc-côn-xơ. Câu lạc bộ báo chí hải ngoại dành giải thưởng 1951 - 1952 về công trình nhiếp ảnh nổi tiếng trong năm cho Pê-pi Nô-en. Và đó thực sự là giải thưởng có giá trị. Tháng 5 năm 1952, tướng Rít-uê rời Tokio đi nhận nhiệm vụ mới - tư lệnh Đồng minh tối cao ở châu Âu và tôi không nhớ khi ông ta ra đi có nhiều người khóc không, nhưng chắc là không có nước mắt của giới báo chí.
Trong lúc đó, vì Bun-ga-ri đã cấp thị thực xuất cảnh cho vợ tôi và vỉ các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Triều Tiên rõ ràng là còn tiếp tục một thời gian nữa, tôi đã thăm dò khả năng ở vợ tôi làm công việc hiệu đính các bản viết bằng tiếng Pháp cho Nhà xuất bản tiếng nước ngoài của Trung Quốc. Do nhu cầu phù hợp với khả năng nên không có vấn đề gì lớn. Cô ta cũng đang làm thủ tục để được chấp nhận là phóng viên của tờ Mặt trận văn học, tạp chí hàng tuần của Hội nhà văn Bungary. Tôi đang thăm trại tù binh ở sông Áp Lục thì nhận được điện báo Vét-xa đang đến Bắc Kinh trên con tàu tốc hành xuyên Siberi. Tôi liền đi Thẩm Dương bằng xe gíp đến An Đông rồi từ đó đi bằng tàu lửa. Tôi tới Thẩm Dương trong một đêm tắt điện vì máy bay Mỹ ném bom nhà máy thuỷ điện Sui Ho trên sông Áp Lục mà tôi đã đi qua 1-2 giờ trước đó.
Khi tàu đến Thẩm Dương, Vét-xa được đưa xuống cùng với hành lý và đi ngược với chiều về Bắc Kinh để qua cầu của sông Áp Lục, tuy bị hư hại nặng vì bom nhưng vẫn còn dùng được, để vào Triều Tiên. Chúng tôi chỉ ở chung được với nhau một tháng đầu. Đó là một kiểu đón tiếp rất mất lịch sự đối với với người vợ mới cưới được hai năm rưỡi. Cuộc chiến tranh tiếp tục 18 tháng liền sau khi các vấn đề lớn đã được giải quyết như định ra đường ngừng bắn, và việc giám sát quốc tế, và các đại biểu đang quần nhau về vần đề trao đổi tù binh. Thông thường đây là một vấn đề giải quyết đơn giản nhất. Theo những công ước hiện hành, thì việc hồi hương các tủ binh sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi chiến sự chấm dứt. Tuy vậy các nhà thương lượng Mỹ lại nêu ra nguyên tắc hoàn toàn mới về hồi hương tự nguyện, nghĩa là làm cho Tưởng Giới Thạch có thể xen vào công việc của tất cả các tù binh Trung Quốc; Lý Thừa Vãn của Nam Triều Tiên có thể xen vào công việc của các tù binh Triều tiên. Các nhà thương lượng Mỹ vẫn đã không muốn ngừng bắn, lại có điều kiện để ngăn cản một cách vô hạn định một giải pháp toàn bộ. Các nhà thương lượng Bắc triều Tiên- Trung Quốc coi việc “giữ lại bắt buộc” đó và việc gây sức ép để các tù binh Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ quyền hồi hương là rất lạc lõng. Nhưng cuối cùng vấn đề này dường như cũng được giải quyết. Các đại biểu đã thoả thuận rằng tất cả các tù binh muốn về nước sẽ được trao đổi ngay sau khi hiệp định ngừng bắn được ký. Những người còn lại thì đưa đến những khu vực khác để họ cân nhắc có về nước hay không, sau khi được trình bày những điều kiện về nước. Theo tin của báo chí Liên hợp quốc, ngày 16 và 17 tháng 6 năm 1953 khi hiệp định toàn bộ đã thảo xong và sẵn sàng được ký thì quân Lý Thừa Vãn, với sự đồng loã của các cai ngục Mỹ đã dùng súng ép 27.000 tù binh Bắc Triều Tiên ra khỏi trại giam. Rồi Lý công bố số đó sẽ được sáp nhập vào các lực lượng vũ trang của hắn ta. Việc này đã phá hoại cơ sở của hiệp định sắp được ký vào ngày 25 tháng 6, kỷ niệm lần thừ 3 ngày xảy ra chiến tranh Triều Tiên.
Để làm yên dư luận công chúng và các Đồng minh Liên hợp quốc hiện có quân ở chiến trường, Tổng thống Ai-xen-hao (vừa đánh bại ứng cử viên Dân chủ Át-lai E. Stê-ven-xơn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1952 bằng lời cam kết chấm dứt chiến tranh Triều Tiên) đã cử thứ trưởng Ngoại giao Oan-tơ S. Hô-bec-xơn đốn nói chuyện với Lý. Sau 2 tuần gặp nhau hằng ngày giữa hai tên “diều hâu” nổi tiếng đó, một thông cáo chung nói rằng một công ước “an ninh chung” đã được thoả thuận. Trong vòng 24 giờ, Lý đã hân hoan công bố rằng những cuộc đàm phán chính trị sẽ được đưa ra sau ngừng bắn, (điều 5 của chương trình) sẽ bị giới hạn trong 3 tháng, sau đó y có quyền tự do hành động một mình. Việc đó lại phá hoại một điều khoản quan trong khác của dự thảo hiệp định.
Các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc lại hoạt động trở lại và trong vòng 6 ngày đã quét sạch 5 sư đoàn Nam Triều Tiên và làm tê liệt 2 sư đoàn nữa. Có một điều không được biết là việc Canada đã ra một tối hậu thư cho Mỹ. Điều này đã được nhà ngoại giao Canada Se-xtơ Ron-ning tiết lộ. Ron-mng lúc này đứng đầu Vụ Mỹ và Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Canada đã viết trong cuốn sách Một ký sự về Trung Quốc trong cách mạng:
Canada không thể chấp nhận bị cột chặt vào một lập trưởng cuối cùng có nguy cơ phá hoại các cuộc đàm phán. Canada doạ không tham gia các hoạt động chiến sự được trở lại, nếu Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không chấp nhận những điều kiện của Liên hợp quốc cho một cuộc đình chiến. Đây là một bức thư tối hậu thực sự với đúng nghĩa của nó, là một tuyên bố cuối cùng về các điều kiện mà nếu bị bác bỏ sẽ đưa lại sự cắt đứt quan hệ của Canada với các cường quốc khác gắn với hành động của Liên hợp quốc ở Triều Tiên. Chính lập trường kiên quyết này của Canada đã thúc ép một quy định hoặc là hoàn toàn làm theo các điều kiện của Đại hội đồng vừa ký một cuộc đình chiến hoặc là, tiếp tục một giải pháp quân sự mà không có sự tham gia của Canada.
Các nhà thương lượng Liên hợp quốc trở lại nhà lều hội nghị. Tướng Nam Nhật yêu cầu một loạt các biện pháp nhắm bảo đảm là sẽ không có giới hạn về thời gian cho cuộc đình chiến. Nó phải bao gồm cả các lực lượng Nam Triều Tiên và Liên hợp quốc. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không được ủng hộ hậu cần và mọi ủng hộ khác cho bất kỳ hành động xâm lược nào của quân đội Nam Triều Tiên; quân đội Nam Triều Tiên cũng phải ngừng bắn trong vòng 12 tiếng sau khi hiệp định đình chiến được ký kết; và những bảo đảm khác. Những yêu cầu này đều được trung tướng William K. Ha-ri-xơn chấp nhận và các trở ngại cuối cùng đã được gạt bỏ để ký hiệp định ngừng bắn.
Trong ngôi chùa Hoà Bình bề thê do quàn đội nhân dân Triều Tiên xây dựng trong 5 ngày tại địa điểm thương lượng Bàn Môn Điếm, vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 1953, Ha-ri-xơn và tướng Nam Nhật đã ký những văn kiện quy định sẽ chấm dứt tiếng súng trong vòng 12 tiếng sau đó. Cuối ngày hôm đó, các văn kiện được tướng Mác Clác (người đi thay cho tướng Rít-uê) ký tiếp ở Mun San và tướng Kim Nhận Thành ký tiếp ở Bình Nhưỡng.
Về phương diện cá nhân, một sự kiện quan trọng đã xảy ra 10 tuần trước đó. Bút danh mà tờ Tin nhanh hàng ngày đặt ra cho tôi đã được chính thức hoá bằng sự ra đời của Pi-tơ, con trai của Vét-xa Ô-xi-cốp-xca và Uun-phrết Burchett ở Bắc Kinh...
Như là một ghi chú về tên của chương này, cần phải chú ý rằng “cuộc chiến tranh báo chí” đã được tiến hành mãnh liệt giữa các nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy của Liên hợp quốc với các sĩ quan báo chí của Mỹ hơn là giữa các nhà báo của mỗi bên. Mối quan hệ hầu như luôn luôn bình thường như giữa các nhà chuyên nghiệp và tình bạn được xây dựng tại Khai Thành - Bàn Môn Điếm đã đứng vững trước thử thách của thời gian...
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:51:51 am »

4. Sự lôi cuốn của Đông Dương
Dường như không thể tin được, nhưng thực sự chẳng có gì đáng nghi ngờ. Con người mảnh khảnh với chòm râu dài từ trong cánh rừng bước ra, gậy cầm tay, áo vắt vai, không phải ai khác mà chỉnh là Cụ Hồ Chí Minh truyền thuyết. Được người Pháp đưa tin đã chết đến vài chục lần. Cụ vẫn ở đó, tay đang rộng, mảnh dẻ, nhưng không thể nào nhầm được. Không thể nào quên được buổi gặp gỡ dầu tiên đó, với vẻ ấm cúng và thông minh trong đôi mắt nâu thẫm của Người, đúng một tuần kể từ khi tôi rời Khai Thành, nghỉ vài ngày ở Bắc Kinh để thăm Vét-xa và bé Pi-tơ. Đầu tiên, Cụ Hồ Chí Minh hỏi thăm về sức khỏe của tôi không phải là để xã giao lịch sự mà thực sự là để xem tôi có bị kiệt sức sau nhiều năm ở Triều Tiên và sau chuyến đi dài ngày từ Bắc Kinh đến không?
Trên đường đến Việt Nam, tôi nghe đài sóng ngắn và thấy rằng phần nhiều tin từ Hà nội bị Pháp chiếm đóng đều nói về một địa điểm gọi là Điện Biên Phủ. Người Pháp đã chiếm được địa điểm này làm một căn cứ để tấn công Việt Minh từ phía sau và để quét sạch các sở chỉ huy của họ. Câu hỏi rõ ràng đầu tiên là điều gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ? Bác Hồ lật ngửa mũ lưỡi trai che nắng của Người xuống bàn, đưa mẩy ngón tay mảnh khảnh vòng quanh vành mũ, Bác nói: “Đây là rừng núi, nơi có các lực lượng của chúng tôi. Dưới kia là thung lũng Điện Biên Phủ, ở đó là người Pháp với những đội quân tinh nhuệ nhất. Họ sẽ không bao giờ ra được - tuy có thể mất một ít thời gian”
“Một Stalingrad Đông Dương?”
“Trên một phạm vi khiêm tồn, vâng, hơi giống như Stalingrad”.
Như tôi đã phát hiện trong nhiều cuộc gặp về sau nét điển hình ở Cụ Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnh, Cụ có thể trình bày được những vấn đề rất phức tạp. Hình ảnh những quân tinh nhuệ nhất của đội quân viễn chinh Pháp lại nhốt vào đáy mũ lưỡi trai của Cụ sẽ là cuộc chiến đấu lịch sử Điện Biên Phủ khi lên đến đỉnh cao. Tại trụ sở trong rừng, tôi gặp ông Phạm Văn Đồng mảnh dẻ với đôi mắt sâu rực cháy, đang bị bệnh sốt rét kinh niên và hậu quả của 6 năm bị giam cầm tại “Hòn đảo địa ngục” Côn Sơn dày vò. Ông rất thích thú nghe kể về các cuộc đảm phán ngừng bắn ở Triều Tiên, nhất là những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm sau khi ký hiệp định ngừng bắn. Ông sẽ sớm đi Giơ-ne-vơ để lãnh đạo phái đoàn Việt Minh tại hội nghị nhằm chấm dứt chiến tranh ở Dông Dương.
Người thông báo cho tôi về bối cảnh của cuộc chiến tranh và về tình hình hiện nay, trả lời những câu hỏi của tôi là ông Xuân Thuỷ, mà 23 năm sau lại dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ Cộng hoà, tại Hội nghị Paris để giải quyết một cuộc chiến tranh khác ở Việt nam. Người duy nhất trong các nhà lãnh đạo chính mà tôi không được gặp trong chuyến thăm đầu tiên là ông Võ Nguyên Giáp, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Việt Minh. Cụ Hồ Chí Minh giải thích có vẻ như xin lỗi: “Lúc này đồng chí Võ Nguyên Giáp đang bận việc gì đó”. Một vài ngày sau, lực lượng của tướng Giáp, dưới sự chỉ huy tại chỗ của ông, đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào các tiền đồn bảo vệ khu căn cứ chính của Pháp ở Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đấu thực sự bắt đầu khi tôi ở trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh. Tôi đến Việt Nam hầu như là tình cờ. Những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm đột ngột chấm dứt khi Trưởng phái đoàn Trung Quốc Hoàng Hoa (về sau trở thành Ngoại trưởng) đã mô tả cách tiến hành đàm phán của Mỹ là “một điều xảo trá trắng trợn”. Ác-tơ Đin, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, xem đó là một sự xúc phạm đối với danh dự của nước ông ta và cũng bỏ hội nghị. Hội nghị Ngoại trưởng ở Berlin đã đi đến thoả thuận triệu tập một hội nghị đặc biệt lại Giơnevơ để thảo luận vấn đề Triều tiên. Người ta cũng đồng ý một công đôi việc ghi thêm vào chương trình việc thử giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Lúc đó A-lan Uyn-min-tơn có khó khăn về vấn đề hộ chiếu, cho nên tờ Công nhân hàng ngày của London yêu cầu tôi theo dõi Hội nghị đó. Vì tôi chẳng biết một tý gì về cuộc chiến tránh ở Đông Dương nên tôi thấy cần thiết phải nắm được một số bối cảnh có cơ sở hiểu biết khi các cuộc đàm phán bắt đầu ở Giơ-ne-vơ.
Chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên đó nhất thiết là phải ngằn, chỉ 2 tuần thôi. Tôi đã tranh thủ gặp các cán bộ cấp cao để thảo luận những mặt khác nhau của cuộc đấu tranh. Vào lúc đó cũng như từ đó về sau, cả những người Việt Minh ở miền Bắc cũng như 10 năm về sau, những người Việt cộng ở miền Nam, tôi chưa hề gặp một nhà cách mạng Việt Nam nào khoác lác hoặc lạc quan tếu. Nêu có ai đó không đúng thì thường chỉ ở khía cạnh tuyên bố thấp hơn tình hình thực tẻ... Những nhận thức và ấn lượng sâu sắc của tôi đã được hình thành không chỉ do các cuộc trao đổi với các cán bộ cấp cao và những báo cáo chi tiết của họ, mà còn thông qua các cuộc đi thăm ở nông thôn, từ những xã ven đồng bằng sông Hồng đến những xã dọc con đường tiếp viện chính đến Điện Biên Phủ. Nếu quân Pháp có thể thấy được những điều xảy ra ban đêm trên các con đường vượt qua đèo núi để đến chiến trường quyết định đó, thì sự sửng sốt của họ khi bất ngờ bị dội pháo sẽ giảm đi rất nhiều. Nông thôn yên tĩnh và thụ động dường ấy nhất là nhìn từ trên không và vào lúc ban ngày, đã sôi sục lên vì hàng trăm nghìn hoạt động vào ban đêm. Từ xe tải đến xe bò, từ xe đạp đến lưng con người, mọi hình thức có thể nghĩ ra được để chở hàng tiếp tế đều đã vượt qua rừng, lên núi xuống dốc, tiến vào Điện Biên Phủ”.
Đạn được qua đường Trung Quốc vào và một số từ chính các xưởng của Việt minh, gạo mua từ đồng bàng sông Hồng, mọi thứ cần thiết để cung cấp và nuôi bộ đội chiến đầu đều đưa vào Điện Biên Phủ qua những đoàn vận chuyển ban đêm vô tận. Trước rạng đông và trước khi máy bay trinh sát phát hiện, con đường tiếp vận có được nguỵ trang bằng những bụi cây mà người ta sẽ dẹp đi khi các đoàn vận tải lại tiếp tục di chuyển n khi trời tối. Chỉ ban đêm người ta mới có cảm giác là cả một dân tộc đang có chiến tranh, ít nhất là ở những khu vực mà tôi đã đến trong 2 tuần đó. Tuy có nhiều dịp tôi chỉ đi cách các vị trí của Pháp một hoặc vài dặm, nhưng tôi chẳng có cảm giác gì về sự có mặt của Pháp, trừ những máy bay của họ bay ban ngày.
Cuộc đấu tranh không phải chỉ đóng khung trong các vấn đề quân sự. Nó đã đến giai đoạn mà sự ủng hộ của quần chúng nông dân sẽ là quyết định trong cuộc chiến đấu tuyệt đỉnh hình thành ở Điện Biên Phủ. Cụ Hồ Chí Minh giải thích rằng để giành được sự ủng hộ đó, người nông dân phải thấy được lợi ích của họ đang chiến thắng.
Do đó khi nông dân xã Hùng Sơn, tỉnh Thái Nguyên, là nơi mà Cụ Hồ đóng trụ sở, làm lễ đốt văn khế ruộng đất và giấy nợ đã từng ràng buộc họ vào bọn địa chủ đã bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, thì tôi dã cớ mặt. Đó là một buổi lễ đầy xúc động tổ chức vào ban đêm vì ban ngày máy bay địch làm chủ bầu trời. Một cơn mưa sương không thể làm giảm nhiệt tình của nông dân ngồi quanh đống lửa, và cũng không thể làm tắt ngọn lửa bùng sáng lên mỗi khi cò một đống giấy được vứt thêm vào đó. Đó là một trong những phút long trọng nhất mà tôi tình cờ thấy được trong quá trình diễn biến của lịch sử.
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã đến trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh, nơi đây có khoảng vài chục nóc nhà tre lợp tranh dựng rải rác trong rừng để tránh thiệt hại nặng nếu bị ném bom. Với tư cách là người đứng đầu của phong trào kháng chiến Pa-thét Lào của nước Lào láng giềng. Xu-pha-nu-vông đến dự cuộc họp để phối hợp chiến lược ở Giơ-ne-vơ. Là một con người mạnh khỏe đầy sức sống, có nghị lực, ông đã từ bỏ cảnh sung túc của triều đình ở Lu-ăng Pra-băng để sống một cuộc sống khắc khổ, nguy hiểm ở rừng núi. Cũng giống như Cụ Hồ Chí Minh, ông là một người biết nhiều thứ tiếng.
Ông xem xét lại tình hình ở Lào, nhấn mạch sự phối hợp chặt chẽ giữa cuộc đấu tranh ở Việt nam và cuộc đất tranh ở Lào. Ông khẳng định việc đó sẽ được phản ánh trong cuộc chiến đấu này cần phát triển tại Điện Biên Phủ cũng như tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Tôi được tặng một bản đồ vẽ tay chi tiết của Việt Nam dài 6 bộ, rộng 3 bộ Anh tô bằng ba màu để làm quà khi tôi ra đi: màu đỏ là những khu vực do Việt Minh kiểm soát chặt; mầu vàng là khu vực du kích, nghĩa là nơi mà du kích kiểm soát ban đêm và Pháp có thể hoạt động ban ngày; màu xanh là khu vực còn dưới sự kiểm soát chặt của Pháp. Khi so với số ít bản đồ tình hình mà Pháp công bố thỉ có vẻ như Việt Minh quá lạc quan.
Tôi rời Việt Nam so với lúc mới đến, ít ra cũng hiểu rõ hơn về các vấn đề của Đông Dương như: tinh thần của nhân dân, chất lượng lãnh đạo ở Việt Nam và ở Lào.
Có nhiều việc phải ngẫm nghĩ trên chuyến đi dài ngày đến Bắc Kinh và một chuyến đi còn dài hơn, lần này với Vét-xa, trên tàu tốc hành xuyên Siberi đi Moscow và sau đó đáp máy bay đi Giơ-ne-vơ. Đó là một chuyện đi lý thú, một dịp nghỉ chữa bệnh rất cần thiết và thay đồi chế độ ăn sau 2 năm rưỡi cơm dưa muối ở Triều Tiên. Trong những ngày đó, phải mất 7 ngày đêm để chạy qua quãng đường từ hồ Bai-can xuyên Xi-bê-rí đến U-ran, mà chỉ có 10 phút nghỉ ở những ga xa nhau nhất.
Tại Giơ-ne-vơ, mặc dù không quên kinh nghiệm ở Bàn Môn Điếm, chúng tôi vẫn tìm Kiều Quán Hoa và hỏi xem anh ta dự đoán cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu. Anh ta mím môi, chớp mắt và nói: “3 tháng”. Một vài ngày sau, khi chúng tôi báo cho một vài bạn đồng nghiệp ở Bàn Môn Điếm rằng chúng tôi đã thuê một căn phòng trong 3 tháng, họ đều nói: “Các bạn điên rồ à?”. Trên thực tế, lần này Kiều Quán Hoa nói đúng. Cuộc hội nghị đã kéo dài gần như đúng 3 tháng.
Trong các cuộc thảo luận non để đẩy hiệp định ngừng bắn lên một hiệp ước hoà bình, mà tất cả những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đều tham dự, Giôn Pho-xtơ Đa-lét dùng mọi cố gắng chính để tổ chức một cuộc can thiệp kiểu Triều Tiên đề cứu người pháp ở Đông Dương. Ngoại trưởng Anh An-tô-ni I-dơn về sau tiết lộ rằng, tại một bữa tiệc tối ngày trước khi bắt đều hội nghị, Đa-lét kéo ông ta ra một mình để yêu cầu Anh ủng hộ cuộc tấn công bằng không quân của Mỹ xuống Điện Biên Phủ. I-đơn viết rằng đêm đó ông ta “lên giường với tâm trạng của một người băn khoăn, lo lắng: “Chúng ta rất có thể dễ rơi vào một cuộc chiến tranh không đúng, chống lại một đối tượng không đúng, ở một địa điểm không đúng”. Vào ngày tiếp theo, như I-đơn đã tiết lộ trong một phần hồi ký của ông ta tên là Full circle (Vòng tròn khép kín), Đa-lét cùng với Chủ tịch Tham mưu liên quân, Đô đốc Ác-tơ W. Rát-pho, còn đi xa hơn nữa bằng việc yêu cầu lực lượng không quân Hoàng gia cùng tham gia với lực lượng không quân của Mỹ trong các cuộc tấn công đó. I-đơn trở về London ngay để gặp Churchill và nói với Churchill rằng, ông ta không tán thành việc Mỹ tin rằng một sự can thiệp như vậy sẽ có hiệu quả hoặc có thể giới hạn chỉ trong việc tấn công bằng không quân. Ông ta trích lời Churchill tóm tắt lập trường như sau: “Điều mà người ta yêu cầu chúng ta làm là giúp vào việc lừa dối Quốc hội dể tán thành một hành động quân sự, mà bản thân nó không đem lại hiệu quả tích cực, nhưng lại có thể đưa thế giới đến vực thẳm của một cuộc chiến tranh lớn”.
Không được biết những chi tiết như vậy nên trong giai đoạn bàn về Triều Tiên của cuộc họp cánh nhà báo cảm thấy có cái gì đó ám muội đang xảy ra. Da-lét tự làm cho người ta chú ý trong ngày đầu tiên bằng việc không bắt tay Chu Ân Lai, do đó nói lên phong cách tham gia của Mỹ. Đa số áp đảo của Nhóm Mười Sáu, tên người ta gọi những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đã hai lần chấp nhận những đề nghị cho một giải pháp Triều Tiên một do Chu Ân Lai và một do Molotov đề nghị, để rồi cuối cùng bị các phái đoàn Mỹ -Nam Triều Tiên bác bỏ. Tướng Oan-tơ Bi-đen Mít, người thay Đa-lét sau vài ngày đầu, đề nghị rằng vấn đề Triều Tiên nên được chuyển cho Liên hợp quốc. Và như vậy là gạt Trung Quốc ra.
So với Bàn Môn Điếm thì đại diện báo chí ở Giơ-ne-vơ lại ở một mức độ rất khác. Trên chóp bu là những chuyên gia được chọn lựa cẩn thận của Bộ Ngoại giao Mỹ và Anh, không bao giờ vi phạm những nguyên tắc ngoại giao như Giô An xốp và các nhà viết bình luận khác, mà theo ông ta những đề nghị diều hâu nhất cũng chỉ được coi là quá bồ câu. Nhưng cũng có những nhà chuyên nghiệp chất lượng cao rất ngạc nhiên trước những biện pháp rất thô bạo của Đa-lét và nhóm của ông ta: những nhà báo, như Tôm Ha-min-tơn ở tờ Thời báo New York; Ri-sớt Ha-rít của tờ Thời báo London, Xây Phri-đen của tờ Diễn đàn nngười đưa tin New York; Giơ-nơ-vi-e Ta-bu-rix của Sở thông tin Paris, là những người mà hoạt động dũng cảm chống phát-xít và quốc xã trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai của họ đã làm cho ngành báo chí đi vào lịch sử; Pi-e Cuốc-ta-đơ người viết bình luận hằng ngày rất có uy tín của báo Nhân Đạo; và An-béc-lô Gia-cô-về-lô của tờ Unita của Đảng cộng sản Italy và nhiều người khác thuộc nhiều quan điểm chính trị khác nhau.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:52:42 am »

Tình hình xảy ra tại hội nghị đã làm cho không chỉ các nhà báo mà cả những nhà ngoại giao cũng thấy khó chịu. Se-xtơ Pton-ning, quyền trưởng đoàn của đoàn Canada bình luận rất hùng hồn về việc đó:
Tôi nghĩ tôi đến tham dự một hội nghị hoả bình theo những đường lối đã được đề ra ở Berlin. Trái lại, điều được nhấn mạnh lại là sự cản trở việc thực hiện một giải phảp hoà bình. Tôi đặc biệt khó chịu về những tuyên bố, nhất là của Nam Triều Tiên được Mỹ ủng hộ, gây ấn tượng rằng hội nghị đã được triệu tập chỉ là để chứng minh rằng không thể có một giải pháp chính trị bằng thương lượng.
Ron-ning cũng dứt khoát về lý do tại sao phần thảo luận về Triều Tiên tại hội nghị đã bị thất bại. Nói đến đề nghị của Xmith chuyển vấn đề đó cho Liên hợp quốc giải quyết, khi mà thoả thuận sắp đạt được, Ron-ning viết:
Chu trả lời rằng việc đó sẽ có nghĩa là Trung Quốc sẽ bị gạt ra khỏi các cuộc thương lượng thêm nữa, bởi vì Trung Quốc không có chân trong Liên hợp quốc và như vậy không thể có thoả thuận cuối cùng về Triều Tiên được. Không có ai lên phát biểu tại hội nghị nữa và hội nghị đã thất bại. Trước đây Đa-lét đã từng hùa với Lý rằng hội nghị sẽ chẳng đưa lại cái gì có thể chấp nhận được và ông ta đã giữ lời hứa.
Một khi vấn đề Triều Tiên đã bị gạt đi rỏi, thì hội nghị chuyển sang bàn bạc về Đông Dương. Ông Phạm Văn Đồng đến hội nghị ngày 4 tháng 5 năm 1954, được Molotov và Chu An Lai đón tại sân bay Giơ-ne-vơ. Tại một cuộc thảo luận ở Liên hợp quốc vài tháng trước đó Ngoại trưởng Pháp đã mô tả ông ta là một “con ma không có thật”. Mặc dù sức khỏe yếu, ông Phạm Văn Đông vẫn có “giá trị thực sự” khi ông bước ra khỏi máy bay. Thế nhưng Bi-đôn vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của ông trong một vài ngày đầu của cuộc thảo luận về Đông Dương bắt đầu từ ngày 8 tháng 5. Người đồng khí thân thiết của ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp, đã trao lại cho ông một vũ khí hiệu nghiệm nhất, mà không phải bất kỳ nhà thương lượng nào cũng có thì dám nghĩ đến để đánh dấu sự bắt đầu của một hội nghị như vậy: Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn một ngày trước khi hội nghị đó khai mạc. Nhờ thời điểm tuyệt diệu của ông Giáp, kế hoạch Đa-lét nhằm quốc tế hoá cuộc chiến tranh đã thất hại. Việc ông ta đề nghị cho Bi-đôn một hoặc hai quả bom nguyên tử để dùng ở Điện Biên Phủ đã quá chén.
Sự kiện ít được biết này là do một nhà báo Pháp rất xúc động nói với tôi lại Giơ-ne-vơ, đã được Bi-đô nhắc tới trong quyển sách của ông ta Từ cuộc kháng chiến này sang cuộc kháng chiến khác. Tại một cuộc họp ở Paris giữa Bi-đôn, Đa-let và I-đơn ngày 23 và 24 tháng 4 1954, trước Hội nghị Giơ-ne-vơ, Đa-lét kéo riêng ông ta ra một chỗ và nói: “Và nếu tôi cho anh 2 quả bom nguyên tử để dùng tại Điện Biên Phủ thì sao?” Phản ứng của Bi-đôn là việc đó sẽ “gây nguy hại cho người bảo vệ hơn là cho kẻ tấn công”.
Rồi Bi-đôn tiếp tục hành động như thể ông ta đã có Mỹ và cả các cường quốc phương Tây là đồng minh của mình, nhưng thực tế thì ông ta không có như vậy. Ông ta có Đa-lét nhưng không có nước Mỹ. Và thậm chí cũng không có sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội Pháp. Sau một tháng thảo luận một cánh vô bổ, Chính phủ Đa-ni-en Bi-đôn bị đổ và một tuần sau thì được thay bằng một Chính phủ do Pi-e Măng-đét Phrăng-xơ đứng đầu. Măng-đét Phrăng-xơ cam kết thương lượng hoà bình ở Đông Dương vào ngày 20 tháng 7, đúng một tháng sau khi nhận chức nếu không thì sẽ từ chức.
Từ Washington, Đa-lét còn hoạt động rất mạnh để ngăn cản giải pháp hoà bình và thiết lập một công cụ để thực hiện sự can thiệp quốc tế. Do đó, tổ chức hiệp ước Đông - Nam Á (SEATO) ra đời, mà ông ta hy vọng nó sẽ lao vào hành động đúng lúc để ngăn cản Pháp “đầu hàng”. Một cuộc họp trọng yếu giữa Đa-lét, I-đơn và Măng-đet Phrăng-xơ đã được tổ chức ở Paris ngày 12 và 13 tháng 7, một tuần trước hạn cuối cùng cho hoà bình hoặc là tan vỡ. Các quan hệ tốt đã được thiết lập giữa Măng-đét Phrăng-xơ và Chu Ân Lai (quá tốt đến nỗi không thể hợp với lập trường của Việt Nam, như về sau đã được tiết lộ) nhưng người Nga và người Việt Nam thì nghi ngờ rằng Đa-lét đã thắng ở Paris và sẽ có một sự can thiệp theo kiểu Triều Tiên. Đó là một trong những lúc nghiêm trọng nhất của Hội nghị về Đông Dương, theo như tôi đã biết qua các cuộc tiếp xúc của tôi với các phái đoàn Trung Quốc và Việt nam. Điều làm sâu sắc thêm những mối ngờ vực của họ là thực sự chẳng có gì được công bố trên báo chí về cuộc họp Paris đó.
Như đã được tiết lộ công khai nhiều năm sau, ông Phạm Văn Đồng đã đồng ý nhận thoả hiệp quan trọng do sức ép của Trung Quốc. Nhưng thoả hiệp đó đã lấy những bảo đảm mà Chu đạt được trong các cuộc gặp song phương với Măng-đét Phrăng-xơ làm cơ sở. Vào ngày 10 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng đã chấp nhận một đường ranh giới quân sự tạm thời dọc theo vĩ tuyến thứ 16 không phải vĩ tuyến 13 như ông đã đề nghị. Ông cũng đã đồng ý các cuộc bầu cử của mỗi nước trong vòng 2 năm chứ không phải 6 tháng, và ông đã rút lui những đòi hỏi rằng những người Khmer It-xa-rắc ở Campuchia và Pa-thét Lào ở Lào tham gia hội nghị. Nhưng đến ngày 10 tháng 7 thì về phản ông, đó là lúc đã đi đủ xa và không thể đi xa hơn nữa và Molotov đã ủng hộ lập trường đó của ông. Từ trước đến nay, mọi thứ đều xoay quanh hiệu lực của những bảo đảm mà Măngđét Phrăng-xơ đưa ra cho Chu Ân Lai. Không khí quanh ba phái đoàn cộng sản, nhất là phái đoàn Việt nam, trong đêm 13 tháng 7 năm 1954 là một bản sao của không khí ở Khai Thành trong đêm ngày 10 tháng 9 năm 1951. Đó là một tình hình có thể bốc cháy, nhưng có lẽ là một tình hình trong đó các sáng kiến báo chí có thể đóng góp được một vai trò.
Sáng hôm sau, tôi bay đi Paris và tạt vào Quai d' Orsay (Bộ Ngoại giao Pháp). Tôi đi qua cửa chính nhưng bị một người bảo vệ an ninh chặn li. Tôi trình tình thẻ báo chí Hội nghị Giơ-ne-vơ của tôi và yêu cầu được gặp một phát ngôn báo chí. Người bảo vệ nói: “Nhưng hôm nay là ngày 14 tháng 7 (ngày Baxti), không có ai ở đây cả”. Thì ra tôi hoàn toàn không nhớ đến ngày đó.
Tôi khăng khăng nói rằng nhất định phải có ai đó làm nhiệm vụ trực ban, và đến lúc đó thì một người cao lớn, áo quần lịch sự, xuất hiện và hỏi nhu cầu của tôi. Tôi đưa thẻ báo chí ra anh ta xem xét hồi lâu rồi nói: “Theo tôi!”
Đưa tôi vào một phòng rộng, anh ta tự giới thiệu là Ma-xơ-nê và nói liệu có thể giúp tôi được gì. Bằng cách cố hết sức giải thích tầm quan trọng của câu hỏi có liên quan đến giai đoạn nghiệm trọng này của Hội nghị Giơ-ne-vơ, tôi đề nghị anh ta có thể cho tôi biết về Hội nghị các Ngoại trưởng vừa qua không. Bằng một câu trả lời thẳng thắn nhất ở cấp đó, anh ta cho biết tình hình căn bản như sau: Đa-lét khăng khăng đòi thành lập ngay Tổ chức SEATO và can thiệp ngay vào Đông Dương. Măng-đét Phrăng-xơ trả lời không tán thành. Đa-lét đập bàn. Măng-đét Phrăng-xơ cũng đập bàn. I-đơn kiên quyết ủng hộ Măng-đét Phrăng-xơ. Đa-lét bỏ đi một cách giận dữ. Chính sách của Pháp là làm mọi thứ hợp lý để đạt một cuộc ngừng bắn vào ngày 20-7-1954. Rất tiếc là lúc đó tôi đã không viết cho tờ Thời báo, tôi liền gọi điện cho tờ Công nhân hàng ngày và sáng hôm sau, tờ báo này dành đủ chỗ cho bài của tôi về thất bại của Đa-lét trong việc bắt nạt người Pháp và người Anh trong việc tôi kéo họ phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ tạo ra một Triều Tiên thứ hai ở Việt nam. Bài đó đã được đọc tại Giơ-ne-vơ vào lúc tôi trở về ngày hôm sau và đã góp phần vào những cố gắng được nối lại để đi đến một giải pháp, trong khi ông Phạm Văn Đồng vẫn đồng ý từ vĩ tuyến 16 lùi lại vĩ tuyến 17 để làm dễ dàng cho một giải pháp toàn bộ có thể ký đúng vào lúc mà Măng-đét Phrăng-xơ đã tự đặt ra cho mình.
Sự tiếp tục với một bộ phận có trách nhiệm của nhóm báo chí thường đóng một vai trò quan trọng để thúc đẩy công việc, khi mà ngoại giao trở nên quá cứng rắn. Những tiếp xúc như vậy vượt qua được những khó khăn chính trị và tư tưởng, và cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ việc I-đơn và Măng-đét Phrăng-xơ thực sự muốn chấm dứt chiến tranh và đã bác bỏ những mệnh lệnh của Đa- lét. Một ví dụ của việc này là tình bạn của tôi với A-đen-be đờ Xi-gông-dác, lúc đó là phóng viên ngoại giao của tờ báo Pháp Nước Pháp buổi chiều. Anh ta đã cùng hoạt động với Măng-đét Phrăng-xơ trong phong trào Nước Pháp tự do của Charles De Gaull khi phong trào này đóng trụ sở tại London. Quan hệ của anh ta với Măng-đét Phăng-xơ cũng đại khái như quan hệ của tôi với Chu Ân Lai, Kiều Quán Hoa và Phạm Văn Đồng, vì vậy những quan điểm ở cấp báo chí nhanh chóng quay trở về cấp bộ. Tuy nhiên, tình thân hữu kiểu Bàn Môn Điếm với các nhà báo Mỹ không tồn tại nữa. McCarthy vẫn còn đó (hắn ta bị đổ đúng 9 ngày sau khi HộI nghị Giơ-ne-vơ kết thúc) và phần đông các nhà báo Mỹ ăn và uống từng nhóm riêng. Những cuộc gặp của tôi với Xây-phri-đen của tờ Diễn đàn thông tin New York chẳng hạn, luôn luôn phải được tổ chức ở một quán ăn xoàng xĩnh nào đó xa trung tâm họp báo của Hội nghị. Quan điểm chính thức của Mỹ cho rằng Hội nghị Giơ-ne-vơ rồi sẽ kết thúc trong một thất bại đau đớn và chiến tranh sẽ mở rộng là không thể tránh khỏi. Các quan chức báo chí Mỹ dường như có ý định tách các nhà báo ra khỏi những điều đang thực sự xảy ra, nhưng dùng một biện pháp ít nay gắt hơn là kiểu mệnh lệnh của Rít-uê.
Suốt trong ngày 20 tháng 7, hoạt động ngoại giao rất sôi nổi, những dự thảo hiệp định được luân chuyển giữa các phái đoàn. Nhiều thì giờ quý đã bị mất đi vì Oan-tơ Bi-đen Mít không chịu hợp tác trong bất kỳ công việc nào, nằm khoèo tại buồng khách sạn và mọi dự thảo đều phải gửi đến đó. Ông ta còn bận với các đại biểu của chế độ Ngô Đình Diệm mà Mỹ đã dựng lên ở Sài Gòn mới 15 ngày trước đây và với các đại biểu của Lào và Campuchia để thúc đẩy họ đưa ra những cản trở cuối cùng không cho hiệp định có thể ký được vào nửa đêm ngày 20 tháng 7.
Phiên họp cuối cùng được định vào 8 giờ tối, nhưng rồi bị hoãn hết giờ này sang giờ khác cho đến nửa đêm. Xe hơi và các chuyên gia thảo hiệp định đi, về giữa cáo biệt thự của I-đơn và Molotov vì hai đồng chủ tịch và nhân viên của họ đang làm việc cho những dự thảo có thể chấp nhận được. Việc làm này của hai đồng chủ tịch đã bị gây khó khăn vì những điều bác bỏ và vì những điều khoản mà mãi tới phút cuối cùng Xmit mới đưa ra cho những người mà anh ta che chở.
Những phóng viên, trong đó có cả bản thân tôi, gọi điện về cho báo của mình từng phút một. Nhưng nửa đêm đến, rồi một giờ, rồi hai giờ sáng, quá chậm không thể kịp đăng trên phần lớn các báo châu Âu. Về kỹ thuật mà nói, Măng-đét Phrăng-xơ đã thua cuộc chạy đua với thời gian. Nhưng xe hơi vẫn còn chạy tới chạy lui và đoàn báo chí vẫn tiếp tục ở lại Nhà Báo chí, là nơi các phương tiện thông tin và chuyển điện đã được tập trung. Đến 3 giờ 50 phút sáng ngày 21 tháng 7, có công bố rằng hiệp định đình chiến đã được ký cho Việt nam và Lào (một hiệp địch tương tự cho Campuchia được ký lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày). Một tuyên bố cuối cùng của Hội nghị sẽ được đưa ra vào cuối buổi chiều ngày 21-7.
Đối với những người quan sát, thì hành động cuối cùng của cuộc họp lịch sử diễn ra vào buổi chiều ngày 21, khi các đại biểu xuất hiện để thông qua các văn kiện cuối cùng. Những nhà chụp ảnh chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, chen nhau chiếm những vị trí tốt nhất cùng với nhân viên thư ký, đánh máy, lái xe lẫn lộn với những nhà báo hoặc bất kỳ ai có lý do để có mặt lúc để chụp ảnh các Ngoại trưởng khi họ xuất hiện lần cuối.
Các ngoại trưởng cùng với một vài nhân viên đi ra theo từng phái đoàn một để lên xe của họ. Điều khá đặc biệt là quần chúng hoan nghênh và vỗ tay theo sự đánh giá của họ đối với thành tích của mỗi đoàn. Đối với I-dơn và Molotov thì quần chúng hoan nghênh rầm rộ vì công việc không mệt mỏi của họ với tư cách là đồng chủ tịch. Người ta hoan nghênh khá rộng rãi Măng-đét Phăng-xơ, có lẽ vì đã thắng cuộc cho chính ông ta. Người ta vỗ tay chào các đại biểu của Vương quốc Lào và Campuchia. Đối với Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng, có sự tung hô của quần chúng. Đối với Chu Ân Lai đó là do tài khéo léo của ông ta vào buổi xuất hiện đầu tiên của mình trên sâu khấu ngoại giao thế giới. Còn đối với ông Phạm Văn Đồng thì rõ ràng là vì thái độ rộng lượng và hoà giải của ông. Người cuối cùng xuất hiện là Oan-tơ Bi-đen Mít được tiếp đón trong sự im lặng. Ông ta là người duy nhất xuất hiện không có nụ cười trên môi, và không có tiếng vỗ tay hoặc một lời hoan hô: một kiểu yên lặng dành cho kẻ bị mất mát. Đóng góp cuối cùng của ông ta là tách Chính phủ của mình ra khỏi hiệp định đã đạt được nhưng đã cam kết rằng Mỹ “sẽ không đe doạ hoặc dùng vũ lực để làm rắc rối các hiệp định đó”. Trên thực tế, như tôi đã đưa tin tại chỗ, trong vòng vài tháng sau, và như Tài liệu Lầu Năm góc xác nhận 17 năm sau đó, Mỹ đã đi vào con đường dùng vũ lực “để phá hoại các hiệp định trước khi mực khô trên các chữ ký”
Cuối ngày đó những người phát ngôn phái đoàn Mỹ và Anh thông báo không chính thức cho một số nhà báo được lựa chọn rằng đường ranh giới tạm thời dọc vĩ tuyến 17 để tách và tập kết các lực lượng chiến đấu sẽ trở thành đường chia cắt chính trị vĩnh viễn. Khi được hỏi về việc đó, ông Phạm Văn Đồng nói. “Người Mỹ đến Giơ-ne-vơ với những kế hoạch của họ, và chúng tôi, với những kế hoạch của chúng tôi. Họ muốn không có Hội nghị Giơ-ne-vơ. Thay cho một cuộc ngừng bắn, họ muốn một cuộc chiến tranh mở rộng với sự can thiệp của Mỹ. Nhưng như bạn thấy đó, chúng tôi đã đạt được một cuộc ngừng bắn. Và bạn sẽ thấy chúng tôi sẽ thống nhất đất nước chúng tôi. Không có chính phủ nào có thể được duy trì ở miền Nam, dù cho có viện trợ ào ạt của Mỹ, nếu Chính phủ đó công khai chống lại công cuộc thống nhất đất nước”.
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM