Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:55:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký Winfred Burchett  (Đọc 23047 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:53:07 am »

Lịch sử chứng minh rằng ông đúng. Nhưng sự thiệt hại thật khủng khiếp - máu của người Việt nam và cả của người Mỹ nữa, đã phải đổ trên những cánh rừng và đồng ruộng của Việt nam trước khi lời tiên tri đó trở thành sự thật. Và dưới ánh sáng của điều mà về sau đã xảy ra trên chính đất nước của họ và của chiến sự với Trung Quốc và Campuchia, nhiều người Việt nam 25 năm sau còn công khai lên tiếng về những ngờ vực, mà trong thời gian đó đang diễn ra hội nghị, họ chỉ dám nói một cách riêng tư: những hy sinh tại Giơ-ne-vơ có xứng đáng không? Có phải sẽ tốt hơn nếu không tiếp tục dùng vũ khi để thống nhất Việt nam và giúp các lực lượng cách mạng ở Campuchia, và Lào giành chính quyền không? Đối với cán cân quân sự giữa Việt minh và đồng minh của mình với đội quân viễn chinh của Pháp, thì việc quét sạch người Pháp ra khỏi Đông Dương chỉ là một vấn đề đơn giản thôi. Nhưng còn một điều chưa rõ, nó đè nặng lên suy nghĩ của Liên Xô và Trung Quốc là mức độ đe doạ miệng hố chiến tranh của Đa-lét thực hay giả. Vì vậy những ưu thế của thắng lợi không được phát huy. Trong lời bình luận của ông sau khi ký, ông Phạm Văn Đồng xúc động sâu sắc đã nói với chúng tôi: “Tôi chẳng biết chúng tôi sẽ giải thích việc này như thế nào cho các đồng chí của chúng tôi ở Miền Nam”.
Thực tế rằng Việt nam, người chiến thắng không thể tranh cãi, nhưng rộng lượng đã nhân nhượng nhiều nhất ở Giơ-ne-vơ, đã được thấy rõ trong đánh giá của Se-xtơ Ron-ning, 20 năm về sau:
“Chính những nhân nhượng của Chu Ân Lai và những nhân nhượng mà Chu Ân Lai xui cụ Hồ Chí Minh chấp nhận đã giúp cho Măng-đét Phrăng-xơ đạt được hiệp định Việt nam, Lào và Campuchia. Mặc dù thắng lợi quân sự của tướng Giáp đối với các lực Lượng quân sự của Pháp từ Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã có nhân nhượng quan trọng nhất khi ông chấp nhận sự chia cắt tạm thời của Việt nam trong 2 năm. Nhân nhượng đó đó cản trở việc thống nhất trở lại”.
Làng xóm đã chuyển về sát các đường lớn và ban ngày nông dân làm việc trên đồng ruộng của họ, khi tôi từ biên giới Trung Quốc đuổi theo đơn vị Việt Minh được chỉ định là đơn vị đầu tiên vào Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 1954. Trẻ con chơi trên đường phố; những nhà mới xây được trang trí bằng cờ đỏ và khẩu hiệu; phụ nữ, trẻ em và những người buôn bán đi lại trên dường làng; nông dân chạy từ ruộng lên để hoan hô khi chúng tôi đi qua. Hơn bao giờ hết, đoàn nhà báo nước ngoài nhỏ bé của chủng tôi là chứng cớ rành rành đầu tiên rằng hoà bình đã chấm dứt sự tách rời Việt nam ra khỏi thế giới bên ngoài. Nếu chúng tôi dừng lại ở đâu một lúc thì nhân dân mang đến nước chè, hoa quả mời chúng tôi và sờ vào người chúng tôi. Con đường chạy qua những tàn tích của các thành phố thuộc địa quan trọng trước kia và những xã mới được dựng lên trên tro tàn của những xã cũ. Từ biên giới cho đến khu vực cách Hà Nội khoảng 12 dặm không còn một chiếc cầu nào còn đứng vững. Bốn con suối lớn phải qua bằng phà, trên một chục suối nhỏ khác thì qua bằng đường ngâm sâu. Hàng nghìn mẫu ruộng bậc thang bỏ trắng, đất khô và nứt nẻ. Pháp đã ném bom phá huỷ một bể chứa dẫn nước vào các kênh.
Nhóm của chúng tôi gồm hai nhà báo Xô-viết, một Tiệp, một Ba Lan, một Áo, một Italy và tôi, đã ngủ đêm tại một tiền đồn nhỏ của quân đội nhân dân Việt nam cách Hà Nội 12 dặm. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến nơi hẹn với một sĩ quan Pháp. Anh ta sẽ đi với chúng tôi qua vùng chưa rút quân để vào Hà Nội theo dõi việc chuyển chính quyền hết vùng này đến vùng khác. Hai bên đường nhựa vẫn còn giây thép gai, pháo đài và boong-ke của Pháp. Trên các boong-ke là những lưới giây thép gai nhìn từ xa trông giống những mạng nhện không lồ. Tại một chiếc cầu bắc qua một nhánh nhỏ của sông Hồng, người sĩ quan hộ tống đang đợi, cùng với một đơn vị tiền phong của Quân đội Nhân dân Việt nam. Gọn gàng trong bộ đồng phục ka-ki sạch sẽ với dép cao-su họ trông rất trẻ và tươi cười, tỏ ra rất quen với kỷ luật khi họ sắp thanh hàng và đợi lệnh ra đi. Dấu hiệu đầu tiên của đội quân viễn chinh là một người lính châu Phi mất tinh thần, ngồi xổm trên cầu, quân phục đầy mồ hôi và bụi bặm, súng kẹp giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống ngực - một bức tranh của sự khổ sở và mất tinh thần. Anh ta là điển hình cho số còn lại. Khi chúng tôi đến gần Gia Lâm, ngay phía bên kia sông Hồng của Hà Nội, chúng tôi thấy một vài biểu hiện của sức mạnh quân đội Pháp: xe tăng hạng nặng, xe bọc thép, trọng pháo, lính đội mũ sắt ngồi trên những xe 10 bánh, sắn sàng kéo ra trong khi đội quân trẻ, hay ít ra là có vẻ trẻ, mang súng các-bin. lựu đạn tự tạo và dép cao-su, đang đợi để tiến vào tiếp quản.
Thành phố màu xám và có vẻ hoang vằng, vụt sống lại khi họ tiến vào. Việc chuyển giao đã được thực hiện từng khối từng khu vực cho đến khi thành phố được hoàn toàn giải phóng. Đôi khi, phía bên này của một đường phố đã được giải phóng, phía bên kia còn bị chiếm đóng trên vài giờ nữa. Tình hình đó đã gây ra một cảnh tượng trái ngược đầy kịch tính; một bên thì cờ đỏ sao vàng tung bay ở các cửa sổ, nhân dân chen chúc nhau trên vỉa hè, giữa lề đường và phố xá hoặc nhà ở, vừa hoan hô vừa khóc, ôm chầm lấy các chiến sĩ làm cho các chiến sĩ cũng khóc theo; còn bên kia thì những cảnh sát quân sự Pháp to béo, lưỡi lê trên họng súng sẵn sàng túm ngay những ai tìm cách ra đường hoặc treo cờ chỉ vài phút sớm hơn lúc chuyển giao. Sự hăng hái phút chốc này tượng trưng cho sự nuối tiếc 80 năm thuộc địa của họ khi họ dứt ruột phải ra đi.
Dọc theo vỉa hè, nhân dân tiến song song với người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt nam đi đầu đoàn quân, biển người ngày càng đông khi những chiến sĩ giải phóng tiến sâu vào thành phố. Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt nam kêu gọi bình tĩnh và trật tự, trước hết không khiêu khích... và tình hình đã diễn ra đúng như lời kêu gọi. Nhưng từng khối, từng khối thành phố nở rộ lên sức sống diệu kỳ. Chỉ một vài giờ sau đã xuất hiện cờ đó, cổng chào vững chắc, với chim bồ câu hoà bình, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, đèn hoa với tất cả những biểu tượng của hoà bỉnh, chiến thắng giải phóng và hân hoan.
Việc tiến vào tiếp quản có tính chất nghi thức của quân đội nhân dân Việt nam sẽ được thực hiện ngày hôm sau. Dân phố làm việc cả đêm để dựng nhưng cổng chào trên các đường tiến. Ngoài số làm tay sai rút theo quân Pháp, toàn bộ nhân dân đã đổ xuống đường để đón các chiến sĩ giải phóng đi bằng xe tải và xe gíp của Mỹ, điều khiển những trọng pháo và súng chống máy bay Mỹ, mang theo súng Ba-do-ka và súng máy Mỹ, chiến lợi phẩm thu được ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường khác. Sự vui sướng đạt đến đỉnh cao khi một tin lan rộng như lửa rừng nói rắng những anh hùng trở về chính là những chiến sĩ thuộc “Trung đoàn của Thủ đô Hà Nội”. Trung đoàn đã được thành lập chủ yếu từ nhữnh công nhân và sinh viên đã từng bảo vệ thủ đô chống lại bọn xâm lược Pháp 8 năm trước đây. Sau 2 tháng chiến đấu anh dũng bảo vệ từng tấc đất, họ đã ra đi. Đến trưa, lễ tiếp quản thành phố chính thức đã chấm dứt, nhưng trước khi kết thúc, chiếc tàu điện đầu tiên trang trí đầy hoa và cờ chạy trên các đường phố, nói lên sự cảnh giác của nhân viên địa phương bảo vệ Nhà máy điện chống lại âm mưu của Pháp muốn tháo dỡ nhà máy đi. Những xe tải đầy gạo và các hàng hoá khác tiến vào Thủ đô đi sau các đội quân. Buổi chiều, từng nhóm chiến sĩ và nhân dân cùng nhau làm việc để tổng vệ sinh, bốc rác rưởi lên xe tải của quân đội, quét đường phố, vỉa hè, thông các cống rãnh; quân đội và nhân dân kể lại với nhau những điều xảy ra trong 8 năm trời cách biệt.
Có tin đồn về sự phá hoại và chắc chắn có hành động phá hoại trong những ngày đầu của cuộc tiếp quản. nhưng các nhà chức trách mới rất cẩn thận khi nói về vấn đề này. Trật tự được lập lại trong thành phố một cách êm thấm và mọi hoạt động trở lại bình thường đã gây nên những ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà báo cùng vào với Quân đội Nhân dân Việt nam, và những nhà báo được hấp nhận bên cạnh người Pháp, được ở lại thêm vài ngày.
17 năm sau khi đọc lại những tiết lộ của Phái đoàn quân sự Sài Gòn, được CIA thành lập trong Hội nghị Giơ-ne-vơ để tiến hành phá hoại và thực hiện các hành động nửa quân sự khác ở miền Bắc, người ta mới thật kinh ngạc trước hiệu quả hoạt động của những cán bộ Việt Minh để tiếp tục mọi công việc và ở những bọn phá hoại.
Phái đoàn quân sự Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 1954 khi cuộc đàm phán Giơ-ne-vơ đã tiến hành được 3 tuần. Khi người đứng đầu của nó, đại tá Ét-oát G. Lan-xđan (không quân Mỹ) đến Sài Gòn với một hộp tài liệu nhỏ, áo quần và một chiếc máy chữ...
Nhóm miền Bắc của phái đoàn cũng ra đi với toán quân cuối cùng của Pháp...
Nhóm miền Bắc dùng những ngày cuối cùng của nó ở Hà Nội để làm biến chất số dầu của Công ty vận tải xe buýt làm cho các máy của xe buýt bị hỏng dần vì dùng thứ dầu đó; để tiến hành những hành động đầu tiên nhằm phá hoại lâu dài đường xe lửa (việc này đòi hỏi phải hợp tác với một nhóm kỹ thuật đặc biệt của CIA ở Nhật Bản) và để soạn một danh sách chi tiết các mục tiêu có thể thực hiện các hoạt động nửa quân sự trong tương lai.
Khi cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Tiến sĩ Đa-ni-en En-xbe bị truy tố năm 1971 vì đã trao một bản sao Tài liệu Lầu Năm góc cho tờ Thời báo New York, Uỷ ban bảo vệ anh ta được thành lập đã mời tôi làm “cố vấn chuyên môn danh dự”. Nhiệm vụ rất dễ dàng của tôi là cung cấp chứng cớ bằng tài liệu nói lên rằng, điều mà người ta xem là tuyệt mật đối với công chúng Mỹ, thực ra chỉ là điều mà mọi người đều biết công khai ở nơi thực hiện chính sách của Mỹ, một trường hợp nói lên điều đó là việc “phá hoại định giờ đường xe lửa” mà CIA chủ trương. Trong tập thứ 5 của bộ Tài liệu Lầu Năm góc do nhà xuất bản Gra-vơn xuất bản, tôi đóng góp một chương Phía tiếp nhận trong đó mô tả phần đông các nhân viên của Lan-xđan đã bỏ trận địa như thế nào khi họ đặt chân lên miền Bắc, như anh ta đã thừa nhận. Người Việt nam biết rất rõ những hoạt động của Lan-xđan, của các đội chiến tranh tâm lý gián điệp và phá hoại của anh ta. Tình cờ mà tôi biết được câu chuyện về mưu đồ phá hoại đường xe lửa khi tôi viết câu chuyện về mỏ than Hòn Gai - Cẩm Phả, chẳng bao lâu sau khi người Pháp rút đi. Một người nào đó đã chú ý đến một người đi lang thang ban đêm quanh các đống than bánh tại vùng để than. Người ta tưởng hẳn là một tên ăn cắp vặt. Nhưng khi hắn ta đặt những bánh than vào đống than, hắn ta đã bị bắt và những bánh than đã bị phát hiện có chứa những chất nổ cực mạnh; chắc chắn đó là công việc của toán gián điệp CIA ở Nhật. Khi cho những viên than đó vào đầu máy xe lửa hoặc vào các nhà máy điện và các lò của các xưởng thì chúng sẽ gây thiệt hại kinh khủng, nhưng không thể tìm được nguyên nhân. Khi tôi ở Cẩm Phả các toán công nhân còn phải dỡ cái núi than bánh để tìm: người ta có thể nhận ra được những bánh thán “nóng” chính là do nó ít láng hơn các bánh than khác. Các nhà chức trách Việt nam sau khi giải thích toàn bộ câu chuyện, kể cả việc kẻ phạm tội là một nhân viên ngầm của Pháp được CIA tiếp quản, cho học kỹ thuật gián điệp và phá hoại, rồi cho thâm nhập trở lại Bắc Việt nam, đã yêu cầu tôi không viết về vấn đề đó vì họ không muốn Lan-xđan biết rằng họ đã biết rõ các hoạt động của y.
Khi cuộc sống ở miền Bắc trở lại bình thường, tôi đi Bắc Kinh, rồi lại trở lại Việt nam với Vét-xa và Pi-tơ, để cho Pi-tơ lúc này đã 2 tuổi tập nói từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt nam, xen vào giữa là tiếng Pháp. Có rất nhiều vấn đề về những thay đổi lớn lao để đưa tin như cải cách ruộng đất, việc đối xửr với các dân tộc thiểu số, việc bắt đầu thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, chỉ trừ có việc thi hành điều khoản then chốt của Hiệp định Giơ-neyơ: tiến hành các cuộc bầu cử trong vòng 2 năm để thống nhất đất nước chưa được thực hiện. Chẳng bao lâu, các báo bắt đầu không còn quan tâm đến Việt nam sau khi sự chém giết đã chấm dứt, hoặc ít ra là có vẻ như vậy, cho nên tôi tập trung vào việc thu thập tư liệu cho một quyển sách được xuất bản ở nhiều nước và bằng nhiều thứ tiếng với đầu đề Phía bắc vĩ tuyến 17. Sách đã được xuất bản lần dầu tiên năm 1956 và trên bìa bọc quyển sách tiếng Anh có câu ghi chú: “Tác giả bày tỏ niềm tin rằng không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được nhân dân Việt nam bắt tay với nhau qua hàng rào giả tạo đó (vĩ tuyến 17) để quét sạch nó”.
Giữa tháng 5, tôi đến Hải Phòng để theo dõi việc lá cờ tam tài bị hạ xuống lần đầu tiên ở phía bắc vĩ tuyến 17 và việc các quan chức quân sự và hành chính cuối cùng xuống tàu chiến đi Sài gòn. I. Vét-xa đánh dấu sự kiện lịch sử này bằng việc cho Goóc giơ chào đời từ một bệnh viện Hà Nội.
Tôi cũng đi thăm Lào để nối lại sự quen biết cửa tôi với Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tại trụ sử trong rừng thuộc tỉnh Sầm Nưa và đi Campuchia, để làm quen với Thái tử Nô-rô-đôm Sihanouk trong Hoàng cung của ông ta ở Phnompenh.
Tháng 7 năm 1956 đã đến và qua đi mà không có bầu cử như đã được quy định coi đó như một phần thiết yếu của Hiệp định Giơ ne vơ. Tình hình lúc đó chứng minh rõ ràng rằng chừng nào một chính phủ phụ thuộc vào Mỹ còn cầm quyền ở Sài Gòn thì sẽ không hề có bầu cử hoặc bất cứ một hình thức nào khác của một giải pháp chính trị cho Việt nam Và điều gì xảy ra ở Việt Nam nhất định sẽ ảnh hưởng quyết định đến tình hình của Lào và Campuchia.
Vào đầu năm 1957, tôi đã viết và xuất bản một quyển sách thứ hai: Ngược dòng Cửu Long, nói về tình hình Lào và Campuchia. Không có khả năng cho những phát triển mới trong tương lai trước mắt ở khu vực này vì vậy tôi bắt đầu nhìn quanh tìm những đồng cỏ mới. Sự lựa chọn nhất định sẽ bị hạn chế vì, trong lúc này tôi bị mất hộ chiếu.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:53:43 am »

5. Đông Âu 1956
Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã đưa tin về các vấn đề thuộc phạm vi bên ngoài. Chìa khoá để giải quyết những vấn đề đó phần lớn, nếu không phải là tất cả, đều nằm ở “thủ đô của hai siêu cường”. Về mặt báo chí là nói, ý nghĩ cho rằng phải đi vào đó để tìn một sự thay đổi là rất có ý nghĩa. Vì không có một hộ chiếu có thể được thế giới phương Tây chấp nhận, nên tôi chỉ có thể đi Moscow (vào lúc này tôi đã bị mất hộ chiếu Anh. Chính phủ Anh nói vấn đề bây giờ là do Chính phủ Australia cấp cho tôi hộ chiếu mới; nhưng chính phủ Australia dưới quyền của Robớt Men-đi đã từ chối).
Vấn đề này đã được đặt ta khi tôi nhận được lời mời dự một cuộc họp của Tổ chức quốc tế các nhà báo tại Helsinki vào tháng 6 năm 1956, và nói chuyện về công tác báo chí trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Làm sao có thể đi được khi không có hộ chiếu? Bộ Ngoại giao Việt nam có thể cấp giấy thông hành một lượt đi với dấu thị thực nhập cảnh đóng trong đó. Với điện mời của tôi, các nhà chức trách Phần Lan sẽ cho tôi thị thực nhập cảnh và các nhà chức trách Xô-viết thì cho thị thực hai chiều. Đến dự Hội nghị báo chí đó có nhà văn kiêm nhà báo anh Xi-đrich Ben-phrê-giơ mà tôi rất khâm phục nhưng chưa hề được gặp. Chúng tôi có nhiều điều giống nhau, ngoài việc trên thực tế anh ta cũng đã làm việc 6 năm cho đế chế báochí của Bi-vơ-brúc và đã làm việc trong khu vực của Mỹ ở Tây Đức khi tôi ở Berlin.
Tháng 8 năm 1948, Ben-phrê-giơ cùng hai người bạn Mỹ Giêm Ơ-rơn-xơn và Giôn Mác Mê-nớtx, thành lập tờ Người bảo vệ quốc gia một tờ tuần báo độc lập, cấp tiến như đã ghi trong phần giới thiệu của tờ báo. Nó ra đời chủ yếu là để đưa tin và nêu quan điểm của “phía khác”, nhằm cân bằng với quan điểm của chính phủ. Là một người phóng khoáng đáng khâm phục. Ben-phrê-giơ mới ra khỏi nhà tù của Mỹ chưa đầy một năm khi chúng tôi gặp nhau ở Helsinki; điều kiện để được thả là anh ta phải chấp nhận bị trục xuất ra khỏi Mỹ vì là một “người lật đổ”. Bằng một lời tố cáo “khinh thường quốc hội”, Mc Carthy đã đẩy anh vào tù vô hạn định và việc đó chỉ chấm dứt khi Mát Mé-nơtx và Ơ-rơn-xơn quyết định bằng “đa số phiếu” rằng Xi-đrích phải chuyển “văn phòng” của anh ta từ trung tâm nhà tù liên bang trên Oet-xtrít, New York sang London. Ở đây anh ta sẽ hoạt động như là chủ bút lưu vong của tờ báo. Đúng là tôi gặp anh ta ở Helsinki với tư cách đó. Từ thời chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi đã có sự dàn xếp hữu nghị với nhau; tin gì của tôi mà tờ Người bảo vệ quốc gia thấy là có thể in được thì tờ báo có thể tuỳ ý sử dụng.
Khi thảo luận về những khó khăn ở Đông Dương và cả những khó khăn về công tác báo chí của tôi và về ý định muốn tìm một cơ sở nới, Xi-đrích nói: “Tại sao không chính thức hoá các quan hệ của chúng ta và trở thành phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow? Thời đại sau Stalin rất được các bạn đọc chúng ta quan tâm”, liệu các nhà chức trách Xô-viết có đồng ý không? Việc chấp nhận các phóng viên phương Tây trong những ngày này còn rất hiếm. Chúng ta sẽ được cung cấp tài chính như thế nào? Tờ Người bảo vệ quốc gia chỉ có thể có một sự đóng góp khiêm tốn thôi, nhưng cả hai chúng tôi còn một số lớn tiền rúp về các sách đã xuất bản ở Liên xô chưa thu nhận được.
Sau Hội nghị Henxinki, cả hai chúng tôi đều quá cảnh Moscow, Ben-Phrê-giơ trở về London, tôi thì đi thăm Ba Lan vài hôm, rồi đi Nam Tư là nơi mà Ti-tô, Nát-xe và Nêru sẽ tổ chức cuộc họp ba bên ở Bri-ô-ni để đặt cơ sở cho Phong trào không lên kết. Tại cuộc họp của Ti-tô, Ne-ru và Nát-xe ngày 18 và ngày 19 tháng 7- 1956 trên hòn đảo Bri-ô-ni, các nhà báo phải ở lại bên phía đất liền, vì những lý do an ninh. Chính vì một giác quan thứ sáu về tình hình sắp diễn ra mà tôi đến đó chứ không phải vì một tin quan trọng nào. Hội nghị Băng-đung đã tạo ra một nhân tố mới vào bầu trời quốc tế. Những nước đã từng thoát khỏi chế độ thực dân khi nó còn cường thịnh cũng như những nước mới thoát được ách thực dân gân đây đã gặp nhau, xác định nhân cách tập thể của họ và đưa ra những nguyên tắc mới trong mối quan hệ lẫn nhau. Trên tất cả, họ đã không dính độc lập của họ đối với các “siêu cường” tuy từ này lúc đó chưa được dùng. Nếu Ti-tô có thể đẩy được Nam Tư lên ngôi sao mới đó, ông ta có thể tìm được quỹ đạo đang bị thiếu và vì Nam Tư là một nước châu Âu tương đối phát triển so với các nước Á-Phi vừa gặp nhau ở Băng-đung, thì ông ta có thể chiếm được một vai trò lãnh đạo. Tôi đã chú ý đến bản công bố của Ti-tô ủng hộ 10 quyết định lớn tại Hội nghị Băng-đung. Thông qua việc đọc kỹ thông cáo Bri-ô-ni, người ta có thể thấy được mầm mống của Phong trào không liên kết. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Hội nghị thành lập Phong trào đó lại diễn ra ở Belgrad.
Trong một dịp dừng chân ngắn tại Belgrad, tôi gặp một người bạn. Xơ-gia Prây-xơ, chủ bút một tờ báo của nghiệp đoàn khi tôi thăm Belgrad lần đầu tiên năm 1946, bây giờ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng phong cách vẫn rất dễ gần như trước. Anh ta giải thích tầm quan trọng mà Ti-tô dành cho việc phát triển một phong trào của “lực lượng thứ ba”.
Khi trở về Budapes, rõ ràng tình hình ở đây trở nên căng thẳng một cách không bình thường. Sự chấn động lần này không phải vì các bá tước, tướng lĩnh và các lâu đài hồ Balaton của họ. Đường phố buôn bán Va-xi Ut-ca thường là rất sạch sẽ, nằm ở ngay trung lâm thành phố, cách khách sạn của tôi vài phút đi bộ, bây giờ đầy những rác rưởi không ai dọn dẹp. Cửa hàng bần thỉu và hàng tháng nay không ai chú ý đến việc bày hàng nữa. Trên các dường phố khác tình hình còn xấu hơn. Ngay nhìn cảnh bề ngoài cũng thấy rằng thành phố đã sa sút về tinh thần. Điều gì đang xảy ra? Đó là câu hỏi tôi hỏi Mi-clô Gi-mơ, mà tôi gặp đang đi trên đường Pê-tơ-phi. Tôi đã gặp anh ta tại Hội nghị Giơ-ne- vơ, khi anh ta thay mặt cho tờ báo của Đảng Cộng sản Da-bát Nép, mà anh ta làm chủ bút. Trước câu hỏi của tôi anh ta cho tôi một địa chỉ mà anh ta sẽ có mặt tại một cuộc chiêu đãi đêm đó và mời tôi đến để chứng kiến “những điều rất lý thú”.
Tôi đến và thật là dễ sợ. Trong một khu vườn rộng của một biệt thự ở ngoại ô Bu-đa-pél, một nửa khu nhà sang trọng của Budapes, rất nhiều phụ nữ đẹp với những bót thuốc lá dài, vây quanh Gi-mơ, tất cả đều nói oang oang về “cách mạng”. Khi tôi bước vào, Gi-mơ quay sang phía tôi. Anh ta hỏi: “Khi nào thì người Mỹ giải phóng chúng tôi khỏi người Nga?”. Khi tôi nói tôi nghĩ rằng khả năng đó là con số không và một cố gắng như vậy sẽ đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba, thì Gi-mơ trả lời một cách bi thảm: “Vậy thi chúng tôi phải tự làm lấy và mặc kệ chiến tranh thế giới thứ ba”. Người khách duy nhất bày tỏ sự kinh tởm khi thấy cuộc chiến tranh thế giới mới được tính toán một cách nhẹ dạ như vậy, là I-van Bo-díc-xa mà lần cuối cùng tôi gặp thì còn là “trợ lý Bộ trưởng ngoại giao”. Anh ta đã bị giáng chức vì bị nghi là có những “xu hướng hữu khuynh”. Chúng tôi vẫn là bạn tốt với nhau và tôi có thể thấy rằng anh ta chia sẻ sự ghê tởm của tôi vì bị kéo vào một cuộc họp đầy âm mưu để thảo luận một cuộc nổi dậy vũ trang. Không kể những điều phải và điều trái của tình hình cũng như những lo lắng chân thật, rõ ràng là một điều phiêu lưu của những nhà “cách mạng” của buồng khách tìm cách đẩy công nhân Hungary vào một công cuộc chỉ có thể là tuyệt vọng. Khi tôi nói lên sự không bằng lòng của tôi vì đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ như vậy với một nhà báo Hungary, là người đã giới thiệu tôi với Gi-mơ và đưa tôi về khách sạn sau bữa tiệc, thì anh ta chỉ trả lời “Mi-clô Gi-mơ là một trong những nhà trí thức hàng đầu của chúng tôi, nhà nghiên cứu Hy tạp vĩ đại nhất của chúng tôi”. Việc nghiên cứu Hy tạp có thể đưa lại đức tin gì để lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang, liều lĩnh và đẫm máu như Gi-mơ đã làm trong vài tuần sau; đó là điều tôi không sao hiểu được. Trái ngược với Budapes, Praha rất bảnh bao, xinh đẹp. Khi tôi nhận xét sự trái ngược về mức sống trong một cuộc nói chuyện với chủ bút tờ Quyền lợi đỏ, tờ báo hàng ngày của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thì anh ta nói rằng nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Đảng là bảo đảm cho người Tiệp Khắc phải được ăn, mặc và sống tốt hơn.
Tôi trở lại Moscow.
Việc xin chấp nhận là một phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow còn cần thêm một số ngày nữa để giải quyết. Có một quy chê quy định số lượng ngang nhau giữa Mỹ và Liên Xô trong việc chấp nhận các phóng viên, và tất cả các chỗ đã đầy đủ rồi. Nhưng điều đó đã vượt qua được vì tuy tờ báo là của Mỹ, nhưng tôi lại là người Australia và chưa có người nào đồng hương với tôi đã có mặt ở Moscow. Rồi lại đến vấn đề giấy thông hành Việt nam của tôi chứ không phải là một hộ chiếu Australia. Việc này có thể giải quyết được nếu Việt nam đồng ý thường xuyên cấp lại, như họ đã làm. Vấn đề cuối cùng là cung cấp chỗ ở cho một gia đình ít nhất là 4 người. Một khu nhà ở dành cho nhà báo đang được xây dựng và sẽ hoàn thành trong vòng 6 tháng.
Tôi lại đi Bắc Kinh để gặp Vét-xa và cả hai chúng tôi sẽ đưa tin về Đại hội lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội lần thứ 8 là đại hội đầu tiên kể từ năm 1945. Chủ tịch Mao đọc báo cáo khai mạc và đặt cơ sở cho những cái tiếp theo. Mối quan hệ Trung - Xô còn tốt Mao nói: “Chúng ta phải nghiên cứu tốt, học tập Liên Xô, các nước Dân chủ nhân dân, các đảng anh em trên thế giới cũng như nhân dân toàn thế giới. Chúng ta không bao giờ được có thái độ tự phụ sô-vanh nước lớn và trở thành kiêu căng và tự mãn trước thắng lợi của cách mạng và một số thành công trong việc xây dựng đất nước chúng ta...”.
Trong báo cáo tổng hợp của mình, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình, mà tên tuổi lúc đó hầu như không được biết đến ở nước ngoài, đã ủng hộ đường lối Xô-viết trong việc tố cáo tệ “sùng bái cá nhân”. Một mặt quan trọng trong điều lệ mới của Đảng, được thông qua sau khi thảo luận và xem xét, là việc củng cố quyền giữ quan điểm thiểu số và bảo vệ những ai có quan điểm đó. Đặng Tiểu Bình nói: “Nếu chân lý cuối cùng thuộc về phía thiểu số thì việc bảo vệ quyền giữ những quan điểm thiểu số sẽ giúp cho Đảng phát hiện chân lý” (về sau ông ta là một trong những người được hưởng nhiều nhất điều khoản này).
Vào lúc này chúng tôi đã cân nhắc những cái nên và những cái không nên trong việc chuyển cơ sở của chúng tôi đến Moscow. Trong những nhân tố không nên thì có: Pi-tơ và Gioóc-giơ đã nói thông thạo tiếng Việt đơn âm, vậy thì làm thế nào chúng có thể quen với tiếng Nga đa âm được Đấy là chưa kể đến những mùa đông của vùng gần các băng dương sau khi đã quen với những mùa đông nhiệt đới. Mặt khác, ở Việt nam, từ người dân thường cho đến các nhà lãnh đạo đã chiếm trái tim của chúng tôi. Sẽ là một nỗi đau lớn về tinh thần khi phải ra đi. Trong các nhân tố nên thì: sẽ có những thay đổi lớn đáng chú ý trong thời đại sau Stalin, trong khi chúng tôi đã cạn những đề tài đã viết và cũng không chắc chắn về việc xuất bản ở Việt nam. Còn đối với Vét xa, thì cô ta sẽ thấy vui thích di chuyển đến một nước gần với quê hương của mình hơn, với một tiếng nói mà cô ta chẳng thấy có khó khăn gì trong khi sử dụng.
Chẳng bao lâu sau khi chúng tôi trở về Hà Nội, cuộc bạo loạn phản cách mạng đã xảy ra ở Hungary. Như tôi đã đoán chắc, không có “lực lượng giải phóng nào” đến cứu những người đã cầm vũ khí cả. Mi-clô Gi-mơ một trong những người cầm đầu bạo loạn đó bị bắt tại trận trong khi đang phân phát vũ khí trên đường phố. Một mặt có nghĩa nữa là cuộc bạo loạn đó không được nông dân ủng hộ, mà theo truyền thống thì nông dân là một lực lượng rất cách mạng ở Hungary, nhưng vào lúc này đã thành một bộ phận đáng tin cậy nhất trong quần chúng. Mm cách bản năng họ biết rõ điều mà Gi-mơ và những người ở cấp cao hơn trong cuộc bạo loạn đó đã không biết đến. Đó là sự can thiệp của phương Tây, tất nhiên sẽ đặt chế độ Ex-téc-ha-đi và Min-den-ti trở lại lên lưng họ. Nhà báo đã giới thiệu tôi với Gi-mơ, đã bỏ chạy khi nổ ra tiếng súng đầu tiên.
Tháng 4 năm 1957, sau một cuộc đi thăm ngắn Lào và Campuchia, chúng tôi chuẩn bị hành lý và chào tạm biệt các bạn Việt nam. Thị thực vào Liên Xô của tôi đã được cấp, giấy thông hành của tôi được cấp lại và như vậy là tôi rời Hà Nội để ở lại Bắc Kinh ngày 1 tháng 5 và sau đó đi Moscow.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:25 am »

6. Trở nên quen với Moscow
Moscow năm 1957 là một địa điểm lớn của những bài tường thuật nhưng lại có ít nhà báo để theo dõi. Đó là năm của Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới, mà công việc chuẩn bị đang được tiến hành tích cực khi chúng tôi đến; và là năm của Hội nghị lớn nhất chưa từng thấy của các nhà lãnh đạo cộng sản trên thế giới - kể cả sự có mặt lần đầu và cũng là lần duy nhất của Mao Trạch Đông tại một sự kiện như vậy. Trên tất cả, đó là năm kỷ niệm lần thứ 40 Cánh mạng bôn-sê-vích, được tiếp theo bằng việc phóng “Sputnik” đầu tiên và việc cho ra đời một loạt cái máy bay chở khách phản lực làm kinh ngạc cộng đồng vận tái đường không của thế giới.
Ngôi nhà xây cho nhà báo chưa hoàn thành, dân chúng tôi phải bằng lòng với hai buồng ở khách sạn Savoa (bây giờ là khách sạn Berlin). Các con tôi chưa quen với việc múi giờ thay đổi. Ngủ và dậy kkhông đúng lúc, không chịu ăn, nói thì toàn nói tiếng Việt nam mà chúng tôi chẳng hiểu gì lắm...
Một phần thưởng mà chúng tôi sớm nhận được để trừ lại nỗi nhớ nhung Việt nam là chỉ sau vài tuần chúng tôi đến, Cụ Hồ Chí Minh đã đến thăm chính thức Liên Xô. Nghi lễ đón tiếp có 21 phát súng đại bác, Quốc ca của hai nước, diễu hành của Đội danh dự, giới thiệu với Đoàn ngoại giao, rồi đến đoan báo chí... Cụ đã trông thấy chúng tôi đứng ở hàng thứ ba trong giới báo chí.
Và trước sự lo sợ của nhân viên an ninh lễ tân và trước sự ngạc nhiên của đoàn ngoại giao, Cụ đã rời hàng danh dự của những người đứng đón chào Cụ và bước đến chỗ chúng tôi đặt bó hoa lớn mà Cụ đã nhận khi bước xuống máy bay, vào tay của Vét-xa. Những thành viên khác của phái đoàn cùng làm gương như vậy chuyển cái bó hoa của họ cho chúng tôi và ôm hôn chúng tôi trước sự ngạc nhiên của cái nhân viên an ninh và lễ tân.
Tính thanh thoát và quan hệ trước sau như một với bạn cũ của Cụ Hồ Chí Minh luôn luôn đứng trên mọi thứ nghi thức lễ tân. Một vài ngày sau, sau vài lần gọi giây nói, một xe hòm đen lớn chở chúng tôi đến một biệt thự đã từng là của Stalin trong khu rừng ở ngoại ô Moscow. Và ở đó chúng tôi ăn cơm sáng với Cụ Hồ Chí Minh. Đó là một toà nhà gạch khá đơn giản, một số tường của nó có thể đổ xuống khi người ta bấm vào một cái nút để cho những người bảo vệ có thể chạy ra ngoài để đối phó với những kẻ xâm nhập. Sau khi hỏi thăm về sức khỏe của chúng tôi và của “lũ quỷ sứ”, Bác Hồ cho chúng tôi nghe về những phát triển ở Việt nam kể từ lúc chúng tôi ra đi. Bữa cơm sáng chỉ là sự nối lại của một tình bạn thân thiết và nói lên cái bên trong đơn giản và nhân ái của Cụ Hồ Chí Minh. những biểu hiện chú ý đặc biệt của Người hầu như chắc chắn đã giúp chúng tôi giải quyết được một trong những khó khăn lớn.
Việc cung cấp nhà ở cho những nhà ngoại giao và nhà báo là do cơ quan phục vụ ngoại giao đoàn phụ trách, và cho đến trước khi có cuộc đi thăm của Bác Hồ, mỗi lần tôi hỏi về nhà cửa thì chỉ được đáp bằng những cái nhìn lạnh lẽo. Ngôi nhà xây dựng cho báo chí đã hoàn thành, nhưng ngưởi ta lại quyết định phá những bức tường ngăn đôi hai buồng tiêu chuẩn cho những gia đình Liên Xô lớn ở biến thành một buồng cho một gia đình nhà báo nước ngoài. Việc này đòi hỏi phải mất thêm vài tháng nữa. Nhưng thình lình, tôi được cấp chỗ ở tại khu nhà Vư-xốt-ky Đôm (Nhà chọc trời) nhìn xuống sông Moscow, cách nửa dặm về phía dưới Crem-li. Cùng ở với chúng tôi trong ngôi nhà đó là những nhân vật nổi tiếng như nữ diễn viên ba-lê Ga-li-na U-la-nô-va và nhà viết xã luận A-lec-xăn-đơ Tva-đốp-xki. Người ta nói rằng trước kia chính Stalin duyệt danh sách những người được ở ngôi nhà này.
Từ những ngày đầu tiên ở Liên Xô, tôi đã bị cuốn vào những bài báo trong các báo khoa học nói về việc nghiên cứu vũ trụ và tên lửa. Tôi gửi một bài báo về vấn đề đó cho tờ Tin nhanh chủ nhật, chủ bút khoa học đã chấp nhận bài báo tuy với nhiều dè dặt. Sau đó thì chủ bút đối ngoại lại gọi điện cho tôi: “Bạn thân ơi” sao đúng lúc như vậy! Thực sự bạn đã vào đúng đường bên trong rồi”. Các nhà khoa lọc vũ trụ Xô-viết đã xác minh “tài chuyên môn” của tôi về các vấn đề vũ trụ bằng việc phóng lên vũ trụ con tàu “Sputnik” đầu tiên của họ ngày chủ nhật (ngày 4 tháng 10 năm 1957), trước khi bài báo của tôi được xuất bản. Bài báo đó được chuyển từ trang đăng truyện sang trang đầu trong mục tin hàng đầu. Các nhân vật quan trọng của đế chế tin nhanh tưởng rằng tôi hết sức thông thạo về các công việc vũ trụ khi mà ngày hôm sau, tôi có thể để cho chủ bút tờ báo nghe tiếng “bíp bíp” giòn giã của “Sputnik” cũng như có thể nói với họ lúc nào có thể bố trí người để chụp được vệt đi của “Sputnik” trên bầu trời.
Phản ứng của thế giới rất là lạ lùng. Trong vòng 24 giờ, tôi được tờ Thời báo New York chuyên về công việc hàng không hỏi liệu tôi có nhầm nó là 8 ki-lô gam chứ không phải là 80 ki-lô-gam không? Trong các bình luận đáng chú ý có bình luận của nguyên Tổng thống Harry Truman, vì ông ta chắc rằng sự kiện đó chẳng hề đã xảy ra và tiếng “bíp bíp” chỉ là tuyên truyền của cộng sản. Thượng nghị sĩ Xtu-at Xai-min-tơn, nguyên Bộ trưởng lực lượng không quân Mỹ đòi phải tiến hành cuộc điều tra ngay tại sao chương trình vũ trụ của Mỹ đã bị trì hoãn.
Sáu ngày trước ngày kỷ niệm lần thứ 40 của Cách mạng Tháng Mười, một “Sputnik” khác nặng 508 ki-lô- gam với con chó Laika bên trong đã được phóng lên. Trong sự hoan nghênh hầu như toàn cầu đối với kỳ công khoa học hết sức to lớn này, cũng có một vài phản ứng điên cuồng. Liên đoàn chống các môn thể thao tàn bạo của Anh đã bày tỏ sự “ghê tởm, chán ghét và khinh miệt” đối với một thí nghiệm như vậy về một con chó nó làm cho các nhà khoa học dù là người Nga hay bất kỳ một người nước nào khác bị đặt ra ngoài phạm vi những người tử tế” và bày tỏ hy vọng rằng Liên hợp quốc sẽ đưa ra ngoài vòng pháp luật những thí nghiệm ghê tởm như vậy cùng với những người tiếp tục những thí nghiệm đó. Thượng nghị sĩ Xai-min-tơn mô tả sự kiện đó như là một Cảng Trân Châu về mặt kỹ thuật. Tổng thống Ai-xen-hao phát biểu với nước Mỹ trong ngày thứ năm về chuyến bay của Lai-ka và giải thích rằng nước Mỹ đã có “38 kiểu (tên lửa) khác nhau hoặc là sẵn sàng để sử dụng hoặc đang phát triển”. Trong khi đó thì Lai-ka vẫn cứ tiếp tục bay quanh thế giới. Đến ngày thứ 12 thì tin về máy thay dưỡng khí trên “Sputnik” đã ngừng hoạt động và Lai ka đã chết “một cái chết không đau đớn” được công bố. Tại cuộc Hội nghị báo chí Moscow, trong đó một nhà khoa học vũ trụ hàng đầu công bố cái chết của Laika, đã có một “phút yên lặng” tưởng nhớ cái chết của nhà du lịch đầu tiên của thế giới trên vũ trụ. Chính sự hy sinh của Lai-ka đã bảo đảm sự trở về an toản của Yuri Gagarin trong mọt chuyến bay tương tự 3 năm rưỡi sau đó.
Giữa các chuyến bay đó, tôi để nhiều thì giờ đi sâu vào lịch sử của việc nghiên cứu khoảng không vũ trụ và tên lửa của Nga, một sự nghiệp đã ra đời từ rất lâu trước Cách mạng bôn-sê-vích. Đã có nhiều cuộc đi thăm các đài thiên văn và các nhà bảo tàng, kể cả nhà thiên văn tại Ka-lu-ga trong nhà của Konstantin Sioncovsky, người tiên phong vĩ đại của thế giới trong việc vạch ra các vấn đề cơ bản của việc đi lại giữa các hành tinh, kể cả ba tốc độ vũ trụ cần phải đạt được. Những giải pháp cho các vấn đề đối phó với tình trạng mất trọng lượng để thiết kế một tàu cứu nạn vũ trụ không lồ với sức chứa 200.000 người (trong trường hợp xảy ra một tai nạn kinh khủng nào đó, đòi hỏi phải bảo đảm sự sống sót của con người bằng cách rời bỏ hành tinh của chúng ta) đã được dán đầy trên tường nhà ở Kaluga của người thầy giáo toán học khiêm tốn đó. Nhiều chuyên gia ở phương Tây xem thằng lợi này của Liên Xô là nhờ sự cộng tác của các nhà khoa học Đức đã từng làm việc với Oéc-nhe Von Broon tại Pi-ne-mun-đê trong việc phát triển các tên lửa có điều khiển của chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là một câu hỏi mà tôi đề ra cho giáo sư Ep-ge-ni Phi-ô-đô-rốp, người hoàn toàn chịu trách nhiệm về chương trình vũ trụ của Liên Xô ngay sau khi Mỹ cố gắng lần đầu tiên phóng một vệ tinh nặng 3 cân rưỡi Anh nhưng đã thất bại vì chiếc tên lửa Van-gat đã nổ trên bệ phóng tại mũi Ca-na-van. Câu trả lời của Phi-ô-đô-rốp là:
“Đúng là có nhiều chuyên gia tên lửa Đức làm việc ở đây sau chiến tranh, nhưng công việc của họ chỉ giới hạn vào việc chỉ cho chúng tôi về hoạt động như thế nào và những nguyên tắc của nó. Nhưng ngay lúc đó chúng tôi đã theo những đường lối hoàn toàn khác. Và chẳng bao lâu chúng tôi thấy rằng chúng tôi học được ở họ rất ít hoặc chẳng có gì để học cả”. Không có sự hy vọng rằng chúng tôi không giữ những bí mật của chúng tôi, nhưng phải biết rằng về nguyên tắc mà nói, chúng tôi có những ý kiến khác ở nhiều điểm với những ý kiến mà các chuyên gia Đức đề nghị. Chúng tôi bác bỏ những kế hoạch của họ; nhưng người Mỹ thì chấp nhận. Chỉ có đơn giản như vậy mà thôi...
Những nhà khoa học của chúng tôi ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã lấy các vì sao làm mục tiêu của họ rồi...
Sioncovsky tin rằng con người sẽ chinh phục vũ trụ và công việc của ông đang còn hưởng dẫn chúng tôi trong công tác nghiên cứu của mình. Chúng tôi đã làm khá nhiều công việc về đề tài đó từ rất lâu trước chiến tình thế giới lần thứ 2 và chúng tôi đã dẫn đầu bất ký nước nào, kể cả Mỹ, về lĩnh vực tên lửa. Sau chiến tranh, tiến bộ của chúng tôi còn nhanh hơn, vẫn với mục tiêu cuối củng là đóng những tàu vũ trụ có thể đưa chúng tôi trước hết đến mặt trăng rồi đến các hành tinh khác.
Cùng với Chủ tịch Brê-giơ-nép và một nửa triệu người Nga, gia đình chúng tôi đã có mặt ở quảng trường Đỏ Mảt-xcơ-va ngày 14 tháng 4 năm 1961 để hoan nghênh Yuri Gagarin trở về trái đất. 48 giờ trước đó, Gagarin đã làm nên lịch sử bằng chuyến bay một vòng quanh trái đất 108 phút, với tốc độ khoảng 18.000 dặm một giờ, và đã đưa con tàu vũ trụ Phương Đông trở về trái đất an toàn. Gagarin và vợ anh là Va-li-a đã đi xe trần trang trí đầy hoa diễu qua khoảng một triệu người Moscow đứng chật ních 10 dặm đường cùng với hoa cờ những hình tên lửa màu đỏ với các khẩu hiệu “Vinh quang cho Cô-lông của vũ trụ”, “Bây giờ lên mặt trăng”, “Tiếp tục đến các hành tinh”. Gagarin vẫn giữ nự cười dễ dãi và điển hình của mình. Quá trình luyện lập vũ trụ không chuẩn bị cho anh những thử thách khi được giới thiệu với toàn bộ đoàn ngoại giao tại cuộc tiếp đón ở sân bay. Tất cả mọi người giữ vị trí quan trọng ở Liên Xô có điều kiện đều đã có mặt ở đó. Cả ở sân bay lẫn tại quảng trường Đỏ, gia đình chúng tôi cũng có mặt đầy đủ, kể cả An-na Winfred-đốp-na sinh tại bệnh viện Moscow 3 năm trước đây. Gioóc-giơ và Pi-tơ với ông nội 89 tuổi Gioóc-giơ của chúng. Gioóc-giơ đã đến từ Australia một vài ngày trước đó.
Phát biểu của Gagarin chỉ ngắn thôi nhưng được nhiệt liệt hoan nghênh từng câu một, nhất là khi anh ta kết luận: “Tôi chắc rằng tất cả các bạn phi công vũ trụ của tôi đã sẵn sàng bay quanh hành tinh chúng ta bất cứ lúc nào. Chúng tôi có thể tuyên bố một cách tin tưởng rằng chúng tôi sẽ lái con tàu vũ trụ của chúng tôi bay xa hơn nữa”.
Sau các diễn văn là một cuộc diễu hành khổng lồ. Một dòng sông cuồn cuộn những người với cờ và khẩu hiệu chảy qua quảng trường Đỏ, tất cả các con mặt dán vào người anh hùng mặc quân phục chỉnh tề trên lễ đài. Đêm hôm đó, đỉnh cao của một ngày hân hoan là một cuộc chiêu đãi thần thoại. Trong khi có khoảng 2.000 khách ăn uống bên trong, hàng trăm nghìn người khác đổ xuống đường và các công viên đứng đông nghịt trên các cầu để ngắm các ngọn tháp chăng đèn kết nhau của điện Cremli. Chẳng bao lâu trong bầu trời trên những ngọn tháp đó rộ lên hàng vạn chùm pháo hoa đủ các màu sắc phản chiếu xuống mặt nước yên tĩnh của con sông Moscow. Bữa tiệc Crem-li kết thúc bằng một cuộc hoà nhạc, trong đó những ca sĩ, nhạc sĩ và những diễn viên múa lớn nhất của đất nước ca ngợi người anh hùng vũ trụ đầu tiên của mình.
Anh phát biểu, đua ra những sự việc, những lời nói đùa và chỉ nghỉ để nhớ lại một điều gì đó. Anh luôn luôn có những cử chỉ bằng tay, cố vẽ lên những hình ảnh trong không khí. “Lúc xấu nhất của tôi à?”. Cánh tay anh đưa lên: “Phút đầu tiên”. Cánh tay hạ xuống - “Và tức quay trở về”. Anh gõ gõ ngón tay xuống bàn. Những từ xấu nhất là từ tương đối. Không có lúc nào xấu cả. Mọi thứ hoạt động tốt, mọi thứ đều được tổ chức chính xác, chẳng có gì sai cả...
Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, anh thiếu tá trẻ nhận một vật kỷ niệm khác cho chuyến bay anh hùng của mình. Người cha của Burchett, 89 tuổi, nhà báo già nhất ở Australia đang nghỉ ở Moscow lúc đó. Trong hành lý của ông ta có một chiếc bu-mơ-răng dùng để đi săn (bu-mơ-răng là một thứ vũ khí của thổ dân Australia ném ra, nó bay tới địch rồi lại quay về chỗ người ném - ND), ông bước vào phòng với vũ khí đỏ và lúc Gagarin sắp rời khỏi phòng, ông nói: “Hãy cầm lấy cái này, giữ nó như một biểu tượng của việc trở về an toàn. Nó luôn trở về và tôi hy vọng rằng anh và đồng sự của anh cũng làm như vậy”. Phấn khởi, Gagarin xem xét vũ khí làm một cách chính xác đó, trong khi người phiên dịch giải thích cách sử dụng và cách các chuyên gia túm lấy nó khi bay trở về như thế nào. “Tôi sẽ giữ gìn nó - Gagarin nói, giương cao vũ khí đó lên - Đây là một loại biểu tượng tốt đáng giữ”.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:51 am »

Khi tôi trở về nhà thì chuông điện thoại rung lên. Một đại lý văn chương của London là bạn cũ của tôi, chủ hiệu sách Pan-te London - muốn có một quyển sách về con người bay vào vũ trụ đầu tiên và về mọi thứ có liên quan đến anh ta để lên đó. Nếu hiệu sách đó cử một nhả văn về các vấn đề vũ trụ đến Moscow để giúp thì liệu trong vòng một tháng tôi có thể viết xong được một cuốn sách không? Cuộc chiêu đãi đã có một lác dụng kích thích, và tôi đã nhàn lời. Giá sách của tôi lúc đó đã đày mọi thứ mà tôi có thể thu thập về đề tài đó Một vài ngày sau An-tô-ni Pơ-đi đến. Chúng tôi phân công với nhau, chủ yếu sao cho số lớn tài liệu mà tôi đã thu thập được sắp xếp trật tự và liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong vòng chưa đầy bốn tháng kể từ lúc Yuri Gagarin bay lên vũ trụ, quyển sách về sự kiện đó đã được bày trên các tủ của các nhà bán sách hàng đầu của nước Anh và đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác nhau. Giống như gần một ngàn những nhà báo trên khắp thế giới, ngay khi Gagarin bay lên quỹ đạo tôi đã đăng ký phỏng vấn anh. Vào lúc đó, những khoản trích những bản tin về vũ trụ của tôi trong tờ Tin nhanh hàng ngày thường trực đăng lại trên báo chí Xô-viết. Nhưng cho đến lúc cuối cùng, không chắc gì có thể có cuộc phỏng vấn được.
Ngay sau khi đã được sắp xếp xong, khi tôi đợi ở buồng tiếp khách kiểu cổ của Uỷ ban Liên lạc văn hoá của Nhà nước, Vla-đi-mia Kô-dơ-lin, Vụ phó Vụ Báo chí, người đã giúp tôi sắp xếp cuộc gặp và sẽ làm phiên dịch đã nói: “Tôi không thể bao giờ nghĩ rằng cuộc phỏng vấn sẽ xảy ra... hiếm có nhà báo nào của chính chúng tôi được nói chuyện với anh ta. Chúng tôi đã nhận được những đăng ký từ khắp nơi của thế giới. Tất cả đều không được nhận”. Thế nhưng cửa mở.
Gagarin bước vào một mình nhanh nhẹn và tươi cười. Ấn tượng đầu tiên là nhân phẩm tốt của anh. Một nụ cười rộng, thực sự là một cái cười thoải mái, bước đi nhẹ nhàng và một không khí hữu nghị tươi sáng. Anh thấp. chắc nịch với thân hình khoẻ khoắn. Nhưng cái chính của đức tính của anh, có lẽ, nằm ở hai điểm khác: cái bàn tay và con mắt của anh. Tay anh khỏe một cách không thể ngờ được, đôi mắt của anh hầu như mầu xanh sáng.
Gagarin đã không hỏi câu nào trước, và các câu trả lời của anh rất nhanh, làm cho người phiên dịch khó khăn lắm mới đuổi kịp.
Nhưng tiếc thay, bùa hộ mệnh đó không có tác dụng. Tháng 8 năm 1968, đại tá Yuri Gagarin đã chết khi thử một kiểu máy bay phản lực mới. Tro của anh đã được chôn ở thành Crem-li, và đất nước đã mặc niệm anh. Ngoài tất cả những công trạng khác của anh, anh là một con người nồng nhiệt, dễ thương, không hề bao giờ không chào hỏi mọi người trong gia đình chúng tôi khi gặp giữa đường.
Quyển sách của tôi bán chạy, những lại xảy ra ra một sự kiện lạ lùng với một công ty xuất bản ở Mỹ. Công ty này đã mua bản quyền của Bắc Mỹ từ hiệu sách Pan-te với một số tiền lớn, nhưng về sau lại không chịu xuất bản lấy lý do rằng đó là sản phẩm “tuyên truyền Xô- viết”. Hiệu sách Pan-te phát đơn kiện và 5 năm sau mới được giải quyết. Pan-te đã được đến một số tiền lớn, vì đã bị vi phạm hợp đồng. Nhà xuất bản đó đã bị một thất bại choáng váng khi quan toà theo dõi vụ kiện này phát biểu, ông ta nói rằng nếu chuyến bay thực sự là một sự tuyên truyền tốt đẹp cho Liên Xô thì thật là lạ nếu quyển sách không phản ánh điều đó.
Hàu như cùng ngày cuốn sách viết về Gagarin được xuất bản, Ghẻcman Stepanovich Titov được đưa vào vũ trụ. Không phải chỉ một vòng quanh trái đất 108 phút mà đã bay 17 vòng và ở trên vũ trụ 25 giờ. Lại một yêu cầu nữa của cùng nhà xuất bản như lần trước. Pơ-đi lại đến và chúng tôi có một cuộc phỏng vấn với Titov dài hơn so với Gagarin. Titov đã được huấn luyện để trở thành một nhà khoa học cũng như một phi công vũ trụ và anh rất thông thạo mọi mặt khoa học của chuyến bay.
Sau 3 tuần lễ, Pơ-đi về nước với phần lớn bản thảo, trong khi tôi đi sâu vào Siberi để nghỉ cuối tuần với gia đình Ti-tôp. Bố Stepan tượng trưng cho cái gì tốt đẹp lãng mạn và hào phóng của tính chất Nga, ông sống gần Bec-non ở ven đông - nam của vùng thung lũng Siberi. Chỉ mới vào giữa mùa thu mà mặt đất đã bị vùi sâu dưới tuyết. Tôi ở lại nhà viên quản lý của một nông trang tập thể. Nông trang này gồm cả xã mà Stepan là giáo viên địa phương. Tôi đi về nông trang này bằng một chiếc xe trượt tuyết một ngựa kéo có chuông kêu leng keng chạy qua một rừng cây bu-lô tráng lệ. Lý do của một cuộc đi thăm không phải chỉ để tìm hiểu bối cảnh gia đình của German Stepanovich mà còn để có một thực tế về việc nhân dân sống ở vùng Siberi xa xôi như thế nào?
Tại cuộc gặp đầu tiên, Stepan, một người mảnh dẻ nhưng đầy nghị lực, đi hơi khập khiễng đã xin lỗi vì không có buồng riêng cho tôi trong túp nhà gỗ ghép của ông. Khi tôi trở về nhà ở đêm đó, người quản lý giải thích rằng Stepan từ chiến tranh thế giới thứ hai trở về làng thì thấy một gia đình rất đông, mà người trụ cột trong gia đình đã bị chết ở mặt trận, sơ tán đến mà phải sống trong điều kiện rất chật chội. Ông giáo Stepan có ngôi nhà rộng đang chờ đón ông về. Sau khi thảo luận trong gia đình, ông và nhà vũ trụ tương lai xây dựng một nhà bằng gỗ ghép đủ cho bố mẹ, em gái và German. Còn ngôi nhà kia của nhà giáo thì chuyển cho gia đình không có nhà đó. Đó là loại việc có thể đã xảy ra trong những ngày khai phá đất đai ở vùng quê hương Gíp-xlan của tôi.
Khi người quản lý biết tôi là một người Australia, anh ta hỏi liệu tôi có biết gì về các con thỏ không, bởi về nông trường đang làm thêm nghề phụ bằng cách nuôi thỏ để lấy da. Anh ta có cảm giác rằng vứt xác của các con thỏ đó cho lợn là một lãng phí. Thịt đó người có thể ăn được không? Tôi khuyên: “Hãy thử quay nó như quay thịt gà đi”. Đêm sau, tại nhà Titov; trong phòng ăn cơm chật ních người hàng núi thịt thỏ quay đã được bày trên bàn, ít ra cũng là 3 con thỏ cho 1 người, rượu vốt-ca cũng nhiều như vậy, nên đêm đó thật là một đêm rất vui vẻ. Stepan chơi vĩ cầm: khách hát những bài hát ưa thích cũ; người ta uống rượu chúc mừng German Stepanovich và các nhà vũ trụ nói chung. chúc mừng hoà bình và tình hữu nghị quốc tế và một cốc riêng chúc tôi đã giới thiệu thịt thỏ quay làm món ăn cho địa phương.
Quyển sách về Titov đã có một kết thúc không hay đổi với tôi. Khi việc xuất bản đang tiến hành thì tôi phát hiện quyển sách đã lấy tên là “Chuyến bay của tôi vào vũ trụ của German Titov như đã được kể với Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Nhưng khi người đồng tác giả với tôi rời Moscow với bản thảo viết tay chúng tôi lại thoả thuận với nhau là quyển sách sẽ lấy tên Chuyến bay của German Titov vào về trụ của Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Tại sao Titov lại phải chịu trách nhiệm về điều chúng tôi đã viết về chuyến bay của anh, khi chỉ một phần năm của nội dung trực tiếp là của anh? Bìa của đợt xuất bản đầu tiên đã được in khi tôi gọi điện cho nhà xuất bản yêu cầu họ giữ lại đầu đề ban đầu như đã được đồng ý với Titov. Yêu cầu đó đã được thực hiện, tôi phải thanh toán chi tiêu và số tiền chi tiêu đó hoá ra là nhiều hơn sồ tiền tôi đã được chia về bản quyền của quyển sách.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:55:28 am »

7. Việt nam bùng cháy trở lại
Sau 5 năm ở Moscow, những ý nghĩ của tôi ngày càng hưởng về châu Á, đặc biệt là về Việt nam. Những người thỉnh thoảng từ Việt nam đến mang lại những tin báo động về chiến sự đã tiếp diễn và về khả năng của một cuộc chiến tranh toàn bộ. Tại Moscow, tờ Tin nhanh hàng ngày, có một phóng viên. Sau đó có thêm các phóng viên khác của tờ Bưu điện hàng ngày, tờ Điện tín hàng ngày và BBC. Đối với báo chí và các phương tiện thông tin của Anh, thì vai trò tiên phong của tôi đã chấm dứt. Sau khi tờ Tin nhanh hàng ngày không cần đến sự phục vụ của tôi nữa, tôi chuyển sang ở Thời báo tài chính mà các bạn đọc cần tin tức khách quan về các sự phát triển kinh tế và về tin tức nghiên cứu thị trường. Đây là một lĩnh vực hoạt động mới, lý thú, những quá xa với những quan tâm thực sự của tôi. Sự tin tưởng rằng tôi không bao giờ có thể làm phóng viên tại tổng hành dinh đã được củng cố thêm. Ngay những lúc hồ hởi nhất trong việc đưa tin về các cuộc chinh phục vũ trụ, sự quan tâm của tôi vẫn gắn chặt vào các vấn đề của trái đất chúng ta. Chính ở đây, tương lai của nhân loại phải được quyết định.
Mùa xuân năm 1962, tôi thăm lại các quốc gia Đông Dương cũ nhằm tiếp xúc với thực tế rất cần thiết cho tôi trong các cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh ở Hà Nội; với các hoàng thân anh em cùng cha khác mẹ, Xu-pha-nu-vông ở cánh đồng Chum và Xu-va-na Phuma ở Viêng Chăn; với Thái tử Norodom Sihanouk ở Phnompenh; và với hàng chục những người tị nạn dọc theo các biên giới Campuchia, Lào và đang trốn qua vĩ tuyến 17 để vào Bắc Việt nam, tôi ngày càng tin rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật ở miền Nam Việt nam, Lào và đang gây các sức ép không thể chịu đựng nổi nhằm buộc Sihanouk phải từ bỏ chính sách trung lập của ông ta ở Campuchia. Khi tôi thay đổi đề tài bằng việc đề nghị cho tôi xem xét tình hình ở miền Nam, Cụ Hồ Chí Minh khuyên tôi trước tiên nên thăm các vùng biên giới và tôi đã làm như vậy trong các tuần tiếp theo sau đó.
Dọc theo tất cả các biên giới, tình hình đối với người kinh cũng như các dân tộc ít người, nhất là ở những vùng dọc theo biên giới của Việt nam với Lào và Campuchia, đều giống nhau. Đang có cuộc dồn nông dân và các bộ lạc vào trại tập trung mà người ta gọi là các ấp chiến lược. Dọc theo biên giới phía nam của Campuchia, giáp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. khói và mùi của chiến tranh làm vẩn đục không khí khi cuộc hành quân “Mặt trời mọc” lên đến đỉnh cao. Đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên do cố vấn Mỹ chỉ đạo và được không lực Mỹ yểm trợ. Lúc đó, tôi chỉ nghe những câu chuyện do những người tị nạn chạy trốn kể lại về những sự khủng khiếp của bom na-pan, bom sát thương và những “toán bình định” đến để dồn những người còn sống sót vào các ấp chiến lược. Chính ở dọc vĩ tuyến 17 tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trên đường ra Hà Nội để báo cáo về Đại hội lần thứ 1 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam họp ở tỉnh Tày Ninh từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 1962. Ông là cán bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đây là một con người gợi cảm với một khuôn mặt bình tĩnh, suy tư và một tinh thần trong sáng, hay phân tích. (Sau khi Việt nam thống nhất, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam). Trả lời câu hỏi đầu tiên của tôi về giai đoạn mà cuộc đấu tranh đã đạt tới, ông nói: “Nói chung Ngô Đình Diệm kiểm soát các đô thị và phần lớn, chứ không phải tất cả các đường chiến lược. Chúng tôi nắm nông thôn. Nhưng nếu Diệm và các cố vấn quân sự Mỹ muốn ra khỏi Sài Gòn, thì chúng chỉ có thể thực hiện được bằng việc tổ chức một cuộc hành quân. Chúng không dám di chuyển, thậm chí 10 hoặc 15 dặm về phía bác Sài Gòn. Sự khủng bố và sự đàn áp đã man đang đẩy mọi người vào cánh tay của cuộc kháng chiến”. Khi tôi hỏi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam lấy vũ khí của mình ở đâu, ông Nguyễn Văn Hiếu nói: “Trong giai đoạn này, chúng tôi dùng vũ khí lấy được của Mỹ vào tất cả các hành động lớn và cũng dùng những vũ khí do những người đảo ngũ của các lực lượng Sài Gòn mang đến, thường là những đơn vị trọn vẹn. Người Mỹ rêu rao rằng chúng tôi được cung cấp vũ khí từ Bắc Việt nam. Nhưng đó sẽ là điều ngớ ngẩn ngay khi việc đó có thể làm được. Bạn hãy nghĩ đến vấn đề vận chuyển, nhất là khi những hành động quan trọng nhất của chúng tôi lại xảy ra trong các khu vực cực nam. Chính người Mỹ cung cấp cho chúng tôi tại nơi mà chúng tôi cần đến. Rõ ràng là tốt hơn nếu chúng tôi lấy được loại súng phù hợp với loại đạn mà chúng tôi đã chiếm được hoặc mua ở chợ đen”.
Rõ ràng cuộc chiến tranh của Việt cộng ở miền Nam cũng theo một kiểu mẫu giống như kiểu mẫu của cuộc chiến tranh của Việt nam chống Pháp. Tôi trở lại Moscow tin chắc rằng cuộc chiến tranh sẽ trở thành quy mô lớn. Một khi đã tham gia vào một cuộc mạo hiểm như vậy Mỹ sẽ tăng gấp đôi công sức của họ, nhưng rồi họ cũng sẽ thua. Vào lúc này, tôi đã biết một ít về lịch sử Việt nam và cách mà các chính quyền cũ và nhân dân đã đứng dậy để chống mọi kẻ xâm lược chiếm đóng trong 2.000 năm và cuối cùng đã đánh bại chúng. Do đó trong một quyển sách mà tôi viết ngay trong chuyến đi thăm dài ngày này The Furtive War (Cuộc chiến tranh lén lút - ND) đã có một sồ nhận xét có tính chất tiên tri; những lời tiên đoán này có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với các Tổng thống Mỹ nếu họ chịu để ý tới. Nước Pháp đã đưa những tướng và nguyên soái từng lẫy nhất của họ sang tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương. Hết người này đến người khác, những tướng lĩnh đỏ đã mất tiếng tăm hoặc sinh mạng. đôi khi cả hai. Các tướng của Lầu Năm Góc dường như cũng nghiêng theo con đường như vậy. Họ dường như nghĩ rằng với sự ủng hộ của Mỹ, họ có thể làm tốt với tên độc tài Ngô Đình Diệm hơn là người Pháp với vua Bảo Đại. Những mảnh vụn của máy bay Mỹ, xe tăng và những cỗ pháo trong thung lũng Điện Biên Phủ là lời cảnh cáo khá đủ cho những điều sẽ xảy ra vào cuối con đường. Nước Mỹ có thể nhiều tướng hơn người Pháp nhưng sinh mạng và tiếng tăm của họ hoặc cả hai, cũng có thể bị huỷ diệt. Kết quả cuối cùng sẽ giống nhau. Họ không có đủ khả năng để buộc người Việt nam quỳ gối.
Ro ràng là Nhà Trắng có thể tự bào chữa cho mình vì không thay đổi chính sách trước ý kiến của một nhà báo nước ngoài, cấp tiến như tôi. Nhưng có những chuyên gia báo chí Mỹ có uy tín, sản sinh ra tử trong nước, không cấp tiến cũng nói những điều giống như vậy. Họ cũng thấy, như tôi đã thấy rằng ít có công việc gì khó khăn và mạo hiểm bằng việc tìm cách kéo một cuộc chiến tranh ra khỏi những kẻ gây ra chiến tranh, một khi họ đã ngoạm răng nanh của họ vào đó. Nếu có độc giả nào nghĩ rằng tôi đã hài lòng vì được là một trong những người đầu tiên báo trước điều mà nước Mỹ đang đi tới ở Việt nam, thì không phải là như vậy. Trái lại, tôi rất phiền muộn trước điều mà chắc chằn sẽ xảy ra ở Việt nam và rất thất vọng trước sự bàng quan chính thức rất phổ biến lúc bấy giờ. Tôi chán nản đến mức phải nắm bệnh viện đến 4 tháng, trong đó 3 tháng ở bệnh viện Moscow. Về bệnh lý thì được chẩn đoán là bị viêm thần kinh gốc ở lưng. Sau đó các bạn thầy thuốc tâm thần phương Tây cho biết trường hợp của tôi là một hình thức suy nhược cơ thể và tâm thần gây ra do lo nghĩ quá nhiều. Tôi bị sút sức khoẻ rất nhiều trong một thời gian, đến mức nhà văn Australia Phran-cơ Hác-đi, sau khi thăm tôi ở bệnh viện, nói với các bạn rằng: “Burchett sẽ không thể nào đi trở lại được có lẽ anh ta sẽ không bao giờ rời bệnh viện”. Tuy vậy, tôi vẫn có các kế hoạnh khác, chủ yếu là đi Việt nam càng sớm càng tốt để tự mắt thấy được tình hình.
Trong phòng đợi lại sân bay Viêng Chăn đầu tháng 11 năm 1963, trong khi đơn chiếc máy bay giao thông của Uỷ ban kiểm soát quốc tế bay từ Hà Nội đến Phnompenh, thình lình tôi nhận thấy trong một ghế trống bên cạnh tôi có một máy chữ Héc-mét kiểu nhỏ. Tôi kín đáo chuyển sang một ghế khác, tôi kinh ngạc nhận thấy khuôn mặt quen của Téc Hao-ơ. Chúng tôi đã cùng làm việc với nhau trong những ngày ở Berlin khi anh ta là phóng viên của tờ Tóm tắt hàng ngày của ngài Kem-xlây. Vợ anh ta, Rô-bin, tác giả của nhiều cuốn sách về môn nấu ăn và anh ta, Téc Hao-ơ đã là khách của tôi tại một bữa ăn trưa thịnh soạn ở Niu Đê-li 3 năm trước đây. Anh ta lướt mắt qua khắp phòng đợi, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt tôi, rồi lại bỏ qua. Việc cải trang của tôi với bộ râu đen bắt đầu bạc và đôi kính râm đậm đã có tác dụng. Nếu anh ta xem danh sách hành khách, anh ta sẽ thấy một người Áo, tên là Bức-ca-đơ nhà kinh doanh đăng ký đi Phnompenh. Téc nhìn trẻ lại và bắt đầu có một cái nhìn chằm chằm, nghi kỵ nhưng may thay chuyến bay Băng Cốc của anh được công bố trên loa phóng thanh. Anh ta sách ngay máy chữ đi ra cửa.
Tôi đã đi vào công việc nhà báo quan trọng nhất của. tôi kể từ Hirosima, và mong muốn sâu sắc nhất của tôi là không nên gặp bất cứ đồng sự nảo vào giai đoạn này. Bộ râu của tôi là bộ râu thật, có được là nhờ hơn một tháng lăn lộn với các du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam ngay ở phía nam vĩ tuyến 17 xuyên qua biên giới từ Lào. Các cán bộ từ các tỉnh Bắc của Nam Việt nam và từ cao nguyên thường đến những điểm hẹn để thông báo cho tôi tình hình khu vực của họ, chủ yếu là những phát súng đầu tiên đã xảy ra như thế nào và về tình hình mới nhất. Rõ ràng là tôi cần phải đến sát hơn trung tám của các sự việc gần Sài Gòn hơn, nơi Ban lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đóng trụ sở. Vi vậy tôi trở về Hà Nội chuẩn bị những kế hoạch chi tiết để vào Campuchia và từ đó vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam mà không gây thiệt hại gì cho chính sách trung lập của Sihanouk. Sihanouk sẽ không có cách gì cả ngoài việc từ chồi, nếu tôi xin phép một cách hợp pháp. Còn nếu tôi đi qua mà ông ta không biết thì cũng chỉ thêm một chuyến vượt qua biên giới trong sồ hàng trăm chuyến vượt qua hàng ngày không hợp phàp nhưng òng ta không kiểm soát được. Vì vậy mới có sự sửa đổi cải trang đôi chút mặt mũi, tên tuổi và quốc tịch của tôi. Các bạn Bắc Việt nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam rất xem trọng việc không làm hại đến lập trường của Sihanouk và tôi đã làm như vậy.
Chẳng có gì xảy ra ở sân bay vì danh sách hành khách của máy bay Uỷ ban kiểm soát quốc tế thường không bao giờ bị kiểm tra. Nhưng một giờ sau khi tôi vào buồng ở khách sạn, có tiếng gọi cửa và một con người to lớn tóc hung hung đưa tay ra cho tôi và nói với một giọng Mỹ. “Hi! Bạn là Winfred Burchett? Tôi là Rớt Johnson của Uỷ ban phục vụ những người bạn Mỹ. Tôi thấy tên bạn trong danh sách dưới nhà và không thể ngờ đến số may của tôi. Tôi đang đọc các bài báo của bạn trong tờ Người bảo vệ và nghĩ rằng bạn có lẽ còn ở trong rừng Quảng Nam”.
Làm gì bây giờ? Các kế hoạch vạch ra một cách thận trọng đã bay thành mây khói. Anh ta có một bộ mặt tao nhã và tổ chức của anh ta cũng có tiếng tốt. Tôi quyết định phó mặc cho tính ngay thẳng của anh ta. Tôi bèn nói “Tôi mới từ Quảng Nam đến và bạn sẽ đọc về nó trong các bài của tôi. Nhưng đề nghị cho tôi một đặc ân. Tình cờ bạn gặp tôi, nhưng đừng tiết lộ sự có mặt của tôi cho các đồng sự nhà báo khác, nếu không họ sẽ quấy rày tôi mãi mãi. Tôi cần nghỉ vì thế tôi mới chọn khách sạn không có tiếng này”. Anh ta hứa với tôi hoàn toàn kín đáo và đã giữ lời hứa. Đó là cơ sở cho một tình bạn vững bền, được nối lại tại những cuộc gặp gỡ ở nhiều nơi trên thế giới.
Sau đó, tôi mới phát hiện ra rằng người bạn địa phương chịu trách nhiệm đăng ký khách sạn cho tôi đã quên tên mới của tôi. Vì thế mà Rớt Johnson phát hiện được nơi ẩn trong khiêm tốn của tôi.
Sáng sớm hôm sau, tôi được đưa nhanh bằng xe hơi đến tỉnh biên giới Tây Ninh của Nam Việt nam. Đêm đó, sau khi vượt sông Mê Công bằng phà tại Công Pông Chàm và nghỉ tại một đồn điền cao-su vì cái nóng buổi chiều và đầu đêm người lái xe đưa tôi đến một điểm mà con đường đi song song rất gần với biên giới. Khi biết không có ai theo dõi, người lái xe cho xe đi chậm lại và bật đèn ba lần. Cũng có ba tia sáng trả lời lại. Xe dừng lại và tôi nhảy xuống. Cả người tôi và túi dết được những bàn tay không thấy mặt đón lấy và đẩy vào một cái rãnh đầy lau sậy, đúng vào lúc ba xe tải đầy quân Campuchia súng ống sẵn sàng chạy qua, chiếu đèn vào phía chúng tôi. Rồi chúng tôi bắt tay nhau, nhưng không được nói gì và tôi được hướng dẫn bám vào nòng súng của anh du kích đi trước tôi để đi tới. Chúng tôi đi rất nhanh và không có tiếng động trừ tiếng sột soạt của lá khô dưới dép cao-su. Sau khoảng một tiếng đồng hồ chúng tôi ngồi lại trên một thân cây, vẫn còn phải tiếp tục thận trọng. Vài phút sau đó, một du kích xuất và cho biết mọi việc đều tốt. Chúng tôi tiếp tục đi hai tiếng đồng hồ nữa, đây là những lúc khó khăn nhất cho tôi cũng như khi chúng tôi để xa hơn về phía bắc, bởi vì chúng tôi phải lê chân qua những “cái cầu” chỉ làm bằng một thân cây hoàn toàn tròn.
Cuối cùng chúng tôi dừng lại và cái túi dết được để xuống đất. Bây giờ cười hồn nhiên hơn, bắt tay mạnh mẽ hơn và đã nghe nói đến hai tiếng: Nam Bộ. Thuốc lá được đốt lên và mọi người thấy thoải mái. Việc nói chuyện với nhau chỉ bị hạn chế vì khó khăn ngôn ngữ, khi tôi chỉ biết vài tiếng Việt nam còn họ thì chỉ biết vài tiếng Pháp.
Khi chúng tôi nghỉ, hai chiến sĩ du kích hạ một cây nhỏ, tỉa hết nhánh và cột những dây võng của tôi vào hai đâu cây. Tôi được mời nằm trên chiếc võng đã trở thành một cái cáng nằm trên vai của hai chiến sĩ du kích lực lưỡng. Với một thái độ giận dữ nhất định, tôi yêu cầu họ thử gân chân của tôi. Có những nụ cười và những lời nói tán thưởng và kết quả là chiếc võng được tháo ra gấp lại, còn cây thì bị vứt đi. Ngay hôm sau khi tôi gặp người phiên dịch, anh ta giải thích rằng những người du kích đã được báo là tôi “đã già và không quen đi bộ”. Đó là một sự nói không đúng đối với tuổi 52 của tôi và đối với những năm tháng hoạt động của một chương trình luyện tập khắc nghiệt trước đây của tôi. Nhưng hiếm khi tôi thấy những người du kích nắm sai tin tức.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:56:04 am »

Trong những ngày này, chỉ những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ mới được phép trở về. Họ đã ra miền Bắc bằng thuyền nhưng sẽ trở về bằng đôi chân của họ. Nhiều người đã quá già và không còn đủ sức để đi, cho nên chương trình luyện tập một tỉnh rừng núi Hoà Bình của Bắc Việt Nam, trên thực tế là một cuộc thử thách để loại bớt số người. Chương trình gồm có đi với tốc độ nhanh bắt buộc, leo núi, ăn cơm hoặc sắn hết ngày này qua ngày nọ, bắn súng trường và súng ngắn (trên thực tế, tôi không hề bao giờ mang một vũ khí nào trong bốn chuyến đi sau đó của tôi vào các vùng chiến tranh). Nhưng cũng giống như những vị chủ nhà không muốn hy sinh cuộc đời của tôi vì không thể chịu đựng được sự khắc khổ và tốc độ của cuộc chiến tranh nhân dân, tôi cũng không muốn hy sinh cuộc đời của những người đồng hành với tôi vì tôi không theo kịp tốc độ của họ. Do đó, tôi cố gắng và tôi đã thành công, để chứng minh rằng tôi có thể đạt được những tiêu chuẩn của họ, như kết quả của những năm tháng lăn lộn trong cuộc đời khủng hoảng trên khắp đất nước Australia.
Vào ngày thứ hai sau khi tôi vượt qua biên giới, những chiếc xe đạp đã được đưa đến. Chương trình luyện tập gồm có vượt qua chỗ trống, vượt qua các suối cạn và các lòng sông khô, nhưng không tập đi xe đạp Những ấn tượng của tôi, ghi lại lúc đó đã nhắc đến một số những điều may rủi.
Một con đường nhỏ hẹp, quanh co, không bao giờ có được 3, 4 mét đường thẳng, với rễ cây và gốc cây gẫy khắp nơi. Những gốc cây con và những bụi cây bị chặt gần sát đất, vướng vào pê-đan và mắt cá của bạn; những dây leo sẵn sàng quấn vào cổ bạn nếu bạn nhìn luống để tránh gốc cây; những cành nứa chéo nhau thành giàn không bao giờ cao quá đầu của bạn, dù cho bạn cúi sát xuống tay lái như thế nào. Vô số gai nhọn chìa ra đường xé áo xé da thịt của bạn ra từng mảnh. Nào bẫy, nào gốc cây, nào thòng lọng nào gai sẵn sàng ngáng xe bạn lại và hất ngã bạn bất cứ lúc nào...
Tệ hơn nữa là ngoài việc tôi rất sợ phải vượt qua những chiếc cầu chỉ làm bằng một thân cây như đã nói ở trên. Bây giờ lại phải vác xe đạp trên vai qua những cầu như vậy. Thế nhưng sau ít giờ đi xe đạp trên con đường mòn đầy gốc cây quanh co khúc khuỷu, tôi bắt đầu thích tiếp tục đạp xe ý thức về thăng bằng đã trở lại và hết ki lô mét này đến ki lô mét khác vèo vèo lui lại sau. Nó còn tốt hơn một xe gíp, bởi vì không có tiếng động cơ nên nghe rõ mồn một tiếng máy bay để lao vào bụi.
Chiếc xe đạp Nam Bộ đầu tiên của tôi là chiếc “Ma vích” và tuy nó thuộc nhãn hiệu Pháp, nhưng khung và hai bánh có khắc chữ Mỹ - Việt nam nói lên đó là quà của nhân dàn Mỹ. Cũng giống như quả bom na-pan và cái túi dết của du kích và quân đội mà tôi gặp trên đường cũng vậy. Túi dết hầu như là các túi đựng bột mỳ trắng, trên có in những chữ lớn: “Đây là quà của nhân dân Mỹ, không được bán hoặc trao đổi”... ngoài những vũ khí đã lấy được, hầu như mọi trang bị mà tôi thấy từ máy phát điện đến các máy hàn tại chỗ về trang bị tia X đều khắc chữ về nguồn gốc của nó...
Vào ngày thứ ba sau khi vượt biên giới, nhóm chúng tôi được cấp thêm một phiên dịch, một bác sĩ, một người nấu bếp, một cán bộ an ninh, một cán bộ thuộc cơ quan báo chí Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam và một người bảo vệ cá nhân. Trong gần 3 tháng chúng tôi cùng đi với nhau, được bổ sung bằng những người hướng dẫn, được luôn luôn thay đổi từ vùng này qua vùng khác. Hầu như không tôi luôn luôn có mặt trên đường đi từ sáng sớm cho đến giữa ngày với 10 phút nghỉ sau một giờ đạp xe. Sau bữa cơm trưa nghỉ trưa, cuối buổi chiều và buổi tối thì đi thăm các đơn vị quân đội, các thôn xã, các xưởng vũ khí trong rừng, các trạm y tế hoặc dành cho các cuộc phỏng vấn và các hội diễn văn nghệ. Thời tiết nóng và ẩm ban ngày, nhưng ban đêm thì chịu được, và trừ khi có pháo lớn và súng cối bắn quá gần, còn thì tôi ngủ rất ngon trên một chiếc võng treo giữa hai cây với một chiếc màn mà đình màn thì bằng ni lông để tránh lá cây và sâu bọ.
Đó là thời kỳ trước khi chiến tranh hoá học Mỹ làm trụi lá cây và giết hại chim muông, trước khi các đồn điền cao-su và những rừng hoang bị xoá sạch, và khi mà người ta cảm thấy hoàn toàn an toàn nếu đi hoặc nghỉ dưới vòm rừng xanh. Sau khi trình bày những điều mà tôi muốn thấy và chụp ảnh những người mà tôi muốn gặp và tất cả những gì có thể minh hoạ cuộc chiến tranh nhân dân đã được tiến hành ở miền Nam Việt Nam như thế nào, tôi rất vui sướng để tất cả các việc sắp xếp hoàn toàn trong tay những người chủ của tôi. Hành trình của chúng tôi thường bị thay đổi từ giờ này qua giờ khác, tuỳ theo nội dung của những thư ngắn viết chi chít trên những mảnh giấy nhỏ có thể nuốt được, mà cứ vài giờ những người giao liên đi xe đạp lại mang tới. Khi chúng tôi ở những vùng tương đối trống trải ở nông thôn, những máy bay do thám Mô- ran của Pháp mà các bạn của tôi gọi là “đầm già” là tai hoạ đối với cuộc sống của chúng tôi. Mỗi khi các máy bay đó phát hiện được cái gì thì máy bay ném bom chiến đấu và các máy bay lên thẳng gắn súng sẽ đến “làm nhiệm vụ” ngay.
Một buổi xế chiều, vì bị “đầm già” phát hiện và phải đạp xe nhanh qua một đồn điền cao-su, trong khi vẫn còn nóng, tôi rất ngạc nhiên khi được đưa vào một căn nhà tranh và thấy trên chiếc bàn tre một chai Uýt-xki Giôn Hegơ. Người chủ nhà đã nhiều tuổi được giới thiệu là một “nhà cách mạng lão thành từ cuộc nổi dậy Mỹ Tho năm 1940” hỏi tôi muốn uống nguyên chất hay pha với Xô-đa. Khi thấy tôi ngạc nhiên, ông ta nói: “Nhưng anh ở Sài gòn rồi mà!”. Trên thực tế chúng tôi ở cách trung tâm Sài Gòn 6 dặm, gần một xã lớn, An Thạnh Tây mà Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam nắm rất chắc. Nơi mà tôi đến thăm sáng mai, chỉ có thể đến bằng cách đi bộ. Rõ ràng vừa mới xảy ra đánh nhau ở đó, một số nhà đã bị phá huỷ, nhung đó là một xã dầy sức sống với nhiều cờ và khẩu hiệu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam.
Một trong những chiến công của những “người vạch chương trình” cho tôi là hộ tống tôi vào được trong một ấp chiến lược nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài gòn. Đó là quận Hóc Môn của Sài Gòn. Dân làng đã nhào ra ôm hôn những chiến sĩ của đơn vị du kích nhỏ đi theo chúng tôi, nghĩ rằng họ đã được giải phóng. Một người già gầy yếu tập hợp nhanh chóng dân làng lại khi những người hướng dẫn bảo đảm với họ rằng tôi là một “người bạn nước ngoài”. Ông ta nói: “Đây không phải là cuộc sống. Chúng tôi muốn làm việc ngoài đồng vào buổi chiều mát dịu nhưng đúng lúc đó chúng tôi lại phải trở về. Chúng tôi phải về phía trong cổng nửa giờ trước khi mặt trời lặn, nếu không chúng tôi sẽ bị đánh đập. Không có cây để bóng mát, chứng chặt đi tất cả. Không thể nuôi lợn hoặc gà với kiểu nhà này nằm trên thóp của nhà kia như thế này. Thậm chí không có lấy một ao cá”.
Một chiến sĩ du kích đến, báo tin chúng tôi phải rời đi chỗ khác. Bốn tên lính định đã vào ấp gần nơi chúng tôi vào và đã trở về vị trí của chúng cách đó 1.000 thước anh. Chúng có thể bắn pháo. Vì vậy chúng tôi đi nhanh ra khỏi chỗ đó cho đến lúc chuyên gia an ninh nói là đã ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chúng tôi nghỉ lại trên một mảnh ruộng lúa cao, uống một ít bia, và theo dõi các máy bay ném bom hạ xuống đường băng trên sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn.
Một sự kiện nổi bật khác xảy ra trong thời gian 10 ngày tôi ở khu vực Sài Gòn là một cuộc gặp gỡ với 12 trong số 16 thành viên của Uỷ ban chấp hành khu vực Sài Gòn - Gia Định của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Người phiên dịch là Chủ tịch Uỷ ban Huỳnh Tấn Phát, nguyên là nhà kiến trúc của Sài Gòn, đồng thời là Tổng thư ký của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam, về sau là Thủ tướng chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam Việt nam thành lập tháng 6 năm 1969, và về sau nữa là phó Thủ tướng phụ trách công cuộc xây dựng lại đô thị và nông thôn trong nước CHXHCN Việt nam.
Tôi ngồi trước một chiếc bàn trong ngôi nhà gỗ nông dân điển hình để nghe những thành viên của Uỷ ban nói về những hoạt động của các tổ chức trong Mặt trận. Những lời dịch của ông Huỳnh Tấn Phát ngày càng khó nghe vì tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo, đạn súng cối và súng máy rộ lên mỗi lúc một mạnh. Trong một lúc nghỉ, chúng tôi ra ngoài, ngồi dưới một vòm cây, khét nghẹt vì khói chiến tranh và rất khó thở. Tôi cố làm ra vẻ chẳng lo ngại gì khi nhận xét: “Có vẻ như một cuộc chiến đấu đang xảy ra ở gàn đây”. Ông Huỳnh Tấn Phát nói với một giọng xin lỗi: “Không có ại nói với bạn về việc đó à? Đó là trung tâm huấn luyện nhảy dù Quang Trung của Mỹ ở cách đây vài ki-lô-mét về phía dưới. Bọn học viên không thể nhảy dù nữa bởi vì quá nhiều tên bị rơi vào khu vực của chúng tôi. Bây giờ chúng được huấn luyện về cách đánh của bộ binh trong những điều kiện của một chiến trường được bố trí như thật. Với tiếng ồn ào như vậy, có nghĩa là một lớp học đang thi tốt nghiệp”.
“Hai ki-lô-mẻl à? Có quá gần để có thể không được yên tâm chăng?”
“Không thực sự như vậy”. Còn người tươi cười, gọn gàng đó, có vẻ như mới bước ra khỏi văn phòng kiến trúc sư ở Sài Gòn của mình, mở bản đồ ra và bắt đầu cho tôi một bài học về cuộc sống “cài răng lược với địch” như các cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam thường trình bày, coi đó là một bộ phận thiết yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Nếu bạn ngó vào bản đồ thì đường như các xã giải phóng của chúng tôi bị bao vây khắp nơi. Nhưng trên thực tế thì chính là các vị trí của địch bị các chiến sĩ du kích của chúng tôi bao vây. Ông ta chỉ cho tôi một khu ấp trong quận Bình Chánh cách Sài Gòn 3 dặm về phía tây - nam, nơi trước đây tôi đã ở lại vài ngày để tổ chức lễ giao thừa năm Mão và năm Thìn. Theo bản đồ thì đêm đó và phần lớn ngày hôm sau, chúng tôi ở cách một vị trí của địch chỉ vài trăm thước Anh. Hiện nay vị trí đó không còn nữa. Ôông Phát nói như vậy và đánh một chữ thập đỏ lên đó. Nó đã bị chúng tôi chiếm vài tháng nay, nhưng tôi quên không gạch nó đi. Nhiều tháng trước cuộc rút lui vị trí đó đã bị bao vây cả ngày lẫn đêm. Chúng sợ chúng tôi tấn công bất cứ lúc nào nên chúng đả tháo chạy”. Nếu nghe câu chuyện đó ở Hà Nội, hoặc ở Moscow tôi sẽ khó mà tin được mặc dù tôi đã biết rất nhiều về tính chân thật của những nhà cách mạng Việt nam. Nhưng bây giờ tôi đang sống với thực tế của tình hình như vậy, hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác. Chưa bao giờ tham vọng muốn gần thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân lại được hoàn toàn thoả mãn bẳng thời kỳ ở quanh Sài gòn, trong nửa đầu của tháng 2 năm 1961.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:56:28 am »

Một buổi sáng sớm, khi phân phát báo Sài Gòn cho Ba Tư - người phiên dịch nói tiếng pháp của tôi - một người liên lạc mang đến một bức thư ngắn. Thư đó gửi cho người đứng đầu lực lượng quân sự của khu vực Sài gòn, còn đang giấu tên, nhưng đã ngẫu nhiên sống với chúng tôi đêm đó trong một góc của một đồn điền cao-su. Là một người nhanh nhẹn, vui vẻ, ông ta cho những người bạn đi đường với tôi xem thư đó và những nét chữ trả lời nguệch ngoạc của ông ta rồi cài lại thắt lưng và súng Côn, nói một với câu bông đùa, cười hớn hở và đi ra. Ba Tư, sau này trở thành một người phiên dịch tại Hội nghị Paris về Việt nam, về sau đó nữa là người phiên dịch hướng dẫn trong thành phố Sài gòn giải phóng, giải thích rằng một đại đội nhảy dù đã tiến vào khu vực dồn điền lúc nửa đêm và kèm theo nhận xét của cán bộ rằng, chúng đang đi về phía chúng tôi. Ba Tư mà lúc đó tróng các bài viết của tôi, tôi gọi là Huỳnh nói: “Tốt hơn là chúng tôi đưa bạn xuống hệ thống đường hầm”. Tôi nhận thấy rằng mọi thứ đều được gói gắm một cách nhanh hơn lệ thường. Ba Tư nói tiếp: “Chúng còn cách đấy khoảng nửa dặm, nhưng chúng tôi vẫn còn một số quân cạnh đây. Đạn sắp sửa bay quanh đây nên tốt hơn là chúng ta không được la cà”
Vì tôi thấy chưa cần thiết phải đi vào các đườn hầm, mà tôi chắc là. không phải đào theo cỡ của tôi, nên tôi được bố trí vào một hầm tròn nguỵ trang kỹ, có những hầm liên lạc chạy thẳng ra phía sau.
Bọn nhảy dù mặc đồng phục nguỵ trang rằn ri xanh tiến một cách thận trọng bằng hai nhóm: Khoảng 50 tên đi trước với vũ khí bộ binh thông thường và 30 tên đi sau một chút, với súng cối. Nhóm đầu có ba cố vấn Mỹ. Thấy có hai đường hầm và một số quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trong đó, bọn lính dù nhảy xuống và bắn bằng súng hạng nặng của cả hai nhóm. Quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trả lời bằng hai loạt ngắn, cũng súng hạng nặng, làm bị thương 3 tên. Bọn chỉ huy Mỹ múa tay múa chân và la hét, rõ ràng là ra lệnh tiến lên. Bọn nhảy dù do dự một lúc rồi thu các súng máy và súng cối mà chúng mới dựng lên lại, và rút vào rừng cây. Câu chuyện kết thúc nhanh chóng như vậy. Còn các chiến sĩ du kích thì theo hệ thống đường hầm của họ và chẳng bao lâu một thư nhỏ lại được đưa đến: Bọn nhảy dù đã rút về căn cứ huấn luyện Quang Trung của chúng. Một nhà lãnh đạo du kích địa phương phàn nàn rằng nếu tay súng máy không bắn lúc đó thì bọn nhảy dù sẽ đi trúng vào một cái bẫy và số đông sẽ bị quét sạch. Nhưng người chỉ huy khu vực thì giải thích rằng anh ta làm như vậy là do muốn bảo vệ một “người bạn nước ngoài” với ít hành động quân sự nhất.
Khi chúng tôi sắp rút khỏi khu vực Sài Gòn, thì một bức thư nhỏ khác gây ra những cái nhìn nghiêm trọng. Người chỉ huy khu vực không hề bao giờ vắng mặt vào những lúc nguy kịch, giải thích rằng: “Trong thời gian vài ngày nữa, địch sẽ bắt đầu một cuộc hành quân lớn với 5 tiểu đoàn, khoảng 4.000 quân càn quét chính khu vực mà bạn phải đi qua. Cuộc càn quét đó sẽ kéo dài ngày, và chúng tôi đề nghị bạn ở lại đây, là nơi mà chúng tôi có thể bảo vệ bạn”.
Vào buổi sáng đầu tiên của cuộc hành quân đó, do phải tuân theo những chỉ thị, tôi phải giơ thẳng tay lên trời, tụt chậm xuống trước qua một miệng hầm vừa cỡ thân người tôi để vào một hệ thống đường hầm. Theo sau là một số người cùng đi với tôi. Những người khác thi chuẩn bị sẵn sàng cho “hành động quân sự”. Như đã thấy trước, 5 tiểu đoàn dẫn đầu là 23 xe tăng lội nước M-113, đã xuất phát. Một số đơn vị đã chiếm một đầu mối đường cách chỗ chúng tôi nửa dặm; đạn trung phao và đạn súng cối nổ gần một cách đáng sợ, nhưng chính tiếng nổ của súng máy mới buộc phải ra lệnh xuống hầm ngay. Khi nhóm người hạn chế của chúng tôi đã vào cả trong hầm, miệng hầm được lấp bằng đất và lá cây. Mọi vết tích đều được xoá sạch. Trong khi những người khác có thể cúi mình và đi được thì tôi chỉ có thể quỳ hai gối và bò. Ngay việc thở cùng khó khăn vì chúng tôi đã tiêu phí quá nhiều dưỡng khí để chui và đưa hành lý vào hầm.
Khi nhưng người khác đã đi xa vào trong, không khí trở nên dễ chịu hơn, nhưng tôi vẫn còn thấy rất khó chịu vì chật chội và quá kín và vì tỉếng súng máy. Trong khi tôi còn đang thở một cách khó khăn và tiếng súng dường như. đến từ mọi phía, Ba Tư xuất hiện để bảo đảm với tôi rằng “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa bạn ra khỏi tình hình này”. Tôi giải thích rằng tôi đang lo những ghi chép và phim chụp của tôi và về việc tôi không hề gửi một chữ nào cho gia đình tôi ở Moscow trong nhiều tuần nay. Anh ta biến đi và vài phút sau thì trở lại để nói: Nếu bạn muốn gửi một điện rất ngắn, 3 hoặc 4 chữ, thì chúng tôi có thể gửi đi được. Nhưng phải viết ngày bây giờ”. Tôi viết ngay: “Văn phòng bảo chí Moscow, sức khỏe hoàn hảo, chúc mừng”, và xé đưa cho anh ta. Sau một lát, Ba Tư trở lại báo tin đã đánh điện, cái túi đựng phim và ghi chép của tôi (trên 300 trang đánh máy) đã được dấu kín trong vách hầm. Rồi anh đưa tôi đến một chỗ có lỗ thông hơi. Áp sát mặt vào một buồng không khí mát tuyệt diệu, tôi lơ mơ chớp ngủ.
Hệ thông đường hầm đã được mở rộng. Đường hầm mà tôi đang ở nối với nhiều xã về sau mở rộng đến Sài gòn, với một cửa ra dưới Dinh Tổng thống. Trong một kíp khác, tôi đã được đưa đi từ bộ phận hầm này đến bộ phận hầm khác.
Trò chơi ú tim với cái chết này xảy ra ở Củ Chi, một trong những quận hành chính phía bắc của Sài gòn. Trong một trườn hợp chúng tôi tiến đến sông Sài gòn mà bên kia là tam giác sắt nổi tiếng ở Quận Bến Cát, điểm nóng nhất trong suốt cuộc chiến tranh. Khi vừa đến bờ sông, chúng tôi nghe thấy tiếng máy của một số tàu lớn chạt đường sông. Có tin báo rằng một chiếc tàu đổ bộ lớn của Mỹ đang bỏ neo khoảng một dặm phía hạ lưu sông; máy của tàu vẫn chạy nhưng trên tàu chỉ có tổ lái. Người ta đánh giá rằng, chiếc tàu đó đang đợi đón quân đưa vào vùng mà chúng tôi có ý định ở lại, cho nên tốt hơn là chúng tôi phải dọn đi ngay.
Đó là một đêm sáng trăng đẹp, và trong nửa giờ đầu, chúng tôi đi nhanh qua đồng lúa vừa mới gặt. Chúng tôi có thể nghe tiếng tàu đổ bộ đó, hướng về phía mà chúng tôi vừa mới bỏ ra đi, và hầu như ngay lúc đó có những loạt đạn đại bác bắn trên đường chúng tôi đang đi. Lần này là cuộc chơi ú tim với đạn pháo lớn. Khi thì có lệnh nằm xuống đất, khi thì có lệnh tiếp tục đi. Các lệnh này là dựa vào tiếng đạn được bắn như thể nào. Cuộc ú tim này kéo dài trong 3 giờ cho đến khi chúng tôi đến được một vành đai rừng dày, là nơi mà chúng tôi có thể treo võng một cách tương đối an toàn.
Vào đêm thứ 4 cuộc hành quân chấm dứt, tiểu đoàn đó đã rút lui và chúng tôi tiến về khu vực mục tiêu tiếp theo trong tỉnh Bình Dương ở phía tây - bắc. Trong lúc này tôi bị cảm lạnh đột ngột và nhiệt độ hạ xuống dưới mức trung bình. Vì có thư báo tin, chúng tôi phải ra đi giữa cái nóng của ban ngày, khoảng 104 độ F (Fa-ren-hét - ND), và lần này là đi xe đạp. Vì cát lún quá sâu trong quãng rừng trống lớn nhất, chúng tôi buộc phải dắt xe. Hầu như liền sau đó có hai máy bay ném bom chiến đấu bay về phía chúng tôi. Vác xe đạp và hành lý trên vai, chúng tôi chạy đến một bụi cây thì máy bay liệng trên đầu tìm mục tiêu. Sau một vài vòng chúng bỏ đi. Khi tôi tìm cách đứng lên. Hai chân tôi quỵ xuống: cây cối và bầu trời lẫn còn với nhau và nhoà để trên con đường cát. Hai chiến sĩ du kích vạm vỡ phát hiện ra tình trạng sức khỏe của tôi nên đã chạy đến. Một cây nhỏ đã được chặt ra, và chiếc võng của tôi đã được treo vào đó. Lần này, tôi không thể từ chối chiếc cáng bởi vì sự an toàn của toàn nhóm đang bị lâm nguy. Nhưng lúc đó, một người nấu ăn, làm việc một cách kỳ diệu đi về phía tôi với một chai bia La-ruy của Sài gòn bọt trắng sủi trên cổ chai. Bác sĩ khuyên tôi uống từ từ: sự khó chịu của tôi là do thiếu nước bởi vì mồ hôi đã đổ quá nhiều, nhất là khi cố gắng vượt qua khu rừng trống đấy cát. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tất cả chúng tôi lại bắt đầu đạp xe đi đến khu vực cắm trại “an toàn” của chúng tôi.
Đây là lúc mà tôi đến gần nhất tình trạng bị ngất từ trước đến nay. Làm sao tôi có chai bia vào lúc đó, mà lại là bia ướp lạnh, đo là một trong những bí mật lặp đi lặp lại của tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng mà tôi không thể không ngạc nhiên. Cơn hiểm nghèo đã vượt qua được là điều đáng ghi nhớ nhất trong chuyến đi lần đó của tôi. Những điều mắt thấy tai nghe phong phú ở khu vực Sài gòn củng cố lòng tin của tôi rằng Mặt trận dân tộc giải phóng đã có gốc rễ sâu xa trong nhân dân miền Nam; nếu chỉ là vấn đề chiến đấu thẳng với chế độ Sài gòn, dù được Mỹ ủng hộ ào ạt. Mặt trận Dản tộc giải phóng nhất định sẽ thắng. Điều chưa lường được là liệu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ mà tôi chắc là sẽ xảy ra có thể làm nhích cán cân về hướng khác được không.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:57:09 am »

8. Sa vào bãi lầy
Sau những cuộc phiêu lưu xa hơn nữa, tôi trở lại Phnompenh và thu xếp để gặp Quốc trưởng, Thái tử Norodom Sihanouk. Tôi chưa biết chắc mình sẽ được tiếp như thế nào. Tôi đã vào đất nước của ông ta với giấy tờ căn cước giả và đã vượt qua vượt lại biên giới với Nam Việt nam một cách phi pháp.
Khi tôi vào buồng khách tại Điện Săm-ca Mon, ông ta nắm lấy tay tôi trong cả hai tay của mình và nói: “ông Burchett, tôi được biết rằng ông đã đạt được một kỳ công phi thường. Xin chúc mừng!”. Cùng lúc một chai sâm banh được mở ra và một thợ ảnh đã chụp khi hai cốc chạm nhau..
Tôi có mang theo một quà tặng của ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên luật sư của Sài Gòn và hiện là chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Một vài ngày sau khi tôi đến miền Nam, du kích Mặt trận dân tộc giải phóng đã chiếm một trại huấn luyện của lực lượng đặc biệt ở Hiệp Hoà cách Sài gòn khoảng 20 dặm về phía tây bắc. Trong các tài liệu lấy được, có những tài liệu liên quan đến các kế hoạch huấn luyện và tác chiến của bọn phản bội Khơme Xơ-rây (Khmer tự do) nhắm lật đô chế độ trung lập của Sihanouk. Sihanouk đánh giá rất cao và cũng rất thích thú với một bản đồ cho thấy rằng phần lớn vùng biên giới ở phía miền Nam Việt nam đã thuộc Việt cộng một cách chắc chắn. Mắt ông ta tròn xoe vì bất ngờ, khi ông ta trải bản đồ lên trên bàn và reo lên: Bây giờ tôi thấy tôi phải thảo luận các vấn đề biên giới với ai.
Sihanouk đã hỏi những câu thông minh về tình hình và khi tôi xin lỗi nếu điều tôi làm đã làm rắc rối cho lập trường của Campu-chia, thì ông ta trả lời: “Chúng tôi trung lập, nhưng chúng tôi cũng độc lập và do đó mà có quyền chọn bạn bè của chúng tôi”. Chúng tôi chia tay nhau, thân thiết hơn bao giờ hết.
Rời Phnompenh, tôi đến dự một cuộc chiêu đãi khó tin được ở Hà Nội; trước tiên gặp Cụ Hồ Chí Minh và báo cáo những ấn tượng của tôi, rồi gặp ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt nam để nói lại một lần nữa những điều đó và trả lời những câu hỏi sâu sắc của ông. Rồi gặp ông Võ Nguyên Giáp. Ông đã cho tôi một bản của quyển “Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân” với một lời đề tựa viết tay về chuyến đi “anh dũng” của tôi, và ông còn hỏi những câu hỏi cụ thể hơn nữa. Cuối cùng là một cuộc chiêu đãi chưa từng có của toàn Bộ Chính trị đối với một người nước ngoài và còn thêm nhiều những câu hỏi nữa. Tất cả họ đều rất thích thú trước sự dũng cảm của một người nước ngoài có kiến thức nhất định về quân sự và chính trị.
Khi tôi về nhà với gia đình ở Moscow, những câu hỏi còn chi tiết hơn nữa. Các con tôi lúc đó đã 6, 9 và 11 tuổi. Vét-xa đã dựa vào một vài cảnh lửa trại lãng mạn để giải thích việc “vắng mặt lâu ngày của tôi”. Sự giải thích đó còn gợi thêm nhiều câu hỏi hơn nữa. Việt nam đối với tôi đã trở thành một điều ám ảnh.
Vì vậy cuối năm 1964 đầu năm 1965 tôi lại trở lại đó. Đối với tôi mọi việc vẫn như cũ, trừ một điều rất thích thú khi tôi được biết rằng trong năm qua các đại đội đã phát triển thành những tiểu đoàn, các tiểu đoàn thành các trung đoàn và đã thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá quan trọng về vũ khí. Trong chuyến đi thăm đầu tiên, tôi mang theo một máy quay phim 16 mi-li-mét để quay phim lần đầu tiên. Với sự giúp đỡ của một người quay phim của Mặt trận dân tộc giải phóng, người mà luôn luôn giật lấy máy từ tay tôi để tự quay khi xảy ra những nguy hiểm lớn, tôi đã trở về với khối lượng phim đủ để cho một nhà sản xuất phim vô tuyến truyền hình Pháp, Hô-giơ Píc làm được một phim tài liệu 42 phút. Đây là cuốn phim đầu tiên về Chiến tranh Việt nam được chiếu ở “phía bên kia” và được chiếu trên khắp thế giới, trừ Australia. (Sau đỏ một cuộc phỏng vấn đã được tiến hành, ông Tơ-ni Phơ-gu-xơn thuộc Uỷ ban Phát thanh Australia cho biết, cuốn phim đó không những không được sử đụng mà còn bị đốt đi, có lẽ để tránh làm ô nhiễm các hồ sơ lưu trữ).
Tháng 2 năm 1965, trong khi tôi còn ở miền Nam Việt nam thì Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt nam một cách có hệ thống và trong tháng tiếp theo sau đó, lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, do đó Mỹ bắt đầu dính vào một cuộc chiến tranh dài và tốn kém khác trên lục địa châu Á.
Tháng 4, tôi ở Jakarta ở dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Á - Phi (Băng-đung). Tại cuộc chiêu đãi của Tổng thống Sukarno, Chu Ân Lai phát hiện ra tôi, và lập tức kéo tôi riêng ra một góc của phòng tiệc, mà một số trợ lý của ông ta đã vây lại. Ông ta nói: “Bạn lại mới ở Việt nam lần nữa. Cho tôi biết tình hình đã diễn ra như the nào? Tôi không trực tiếp đọc các bài báo của bạn, nhưng vợ tôi Đặng Dĩnh Siêu, thường xuyên đọc các bài đó và cũng có đọc cho tôi nghe một ít”.
Tôi cho ông ta biết tóm tắt những cảm tưởng của tôi, và đưa ra những minh hoạ về việc nhân dân rất gắn bó với cuộc đấu tranh vũ trang, đồng thời cho biết lòng tin của tôi dựa vào chuyến đi thăm thứ hai rằng dù Mỹ có can thỉệp vào một cách ào ạt cũng không thể thay đổi được tình hình. Ông ta đưa ra một vài câu hỏi, rồi nói: “Thật là phi thường. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đưa cuộc chiến tranh du kích đến một mức hoàn hảo ít nhất định, nhưng các đồng chí Việt nam của chúng ta còn đưa nó lên những đỉnh cao mà chúng tôi chưa hề mơ ước đến. Hãy đến Bắc Kinh và nói chuyện với các tướng lĩnh của chúng tôi. Họ sẽ say mê”. Lợi dụng cuộc gặp, tôi hỏi liệu ông ta có đồng ý cho phép một cuộc phỏng vấn có quay phim về thái độ của Trung Quốc đối với sự can thiệp của Mỹ ở Việt nam hay không?
Cuộc phỏng vấn đã diễn ra vài ngày sau, ngày 25 tháng 4 năm 1965. Nhiều tuần trước đó, đã có thông tin đồn có tính chất đe doạ từ Washington, rằng mọi cố gắng của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các hoạt động của Mỹ ở Việt nam sẽ có những hậu quả tàn khốc. Chu Ân Lai đã tự phát biểu như sau:
“Mỹ đã bị chìm vào một địa vị khốn khổ nhất ở Việt nam. Giống như tất cả những kẻ xâm lược trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc Mỹ chắc chắn phải thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Ngay những chính khách của Pháp, nước đồng minh của Mỹ cũng vạch ra rằng không có lối thoát cho Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt nam.
Sự viện trợ lẫn nhau của nhân dân Việt nam để chống lại sự xâm lược của nước ngoài là quyền thiêng liêng không thể xâm phạm của họ. Nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của nhân dân Việt nam. Cũng như nhân dân Việt nam, nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận logic kẻ cướp của Mỹ. Nếu Mỹ lấy cớ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Bắc Việt nam đối với nhản dân Nam Việt để ném bom Việt nam, thế thì làm sao nó không có thể lấy cớ Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt nam làm cái cớ như vậy để ném bom Trung Quốc? Đỏ là một vấn đề nguyên tắc không thể có bất kỳ sự mơ hồ nào được. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất trước những đe doạ của Mỹ.
Chúng tôi đã đáp ứng một cách kiên quyết lời kêu gọi ngày 2 tháng 3 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam (kêu gọi quân đội và cán bộ Việt nam cũ ở miền Bắc trở về miền Nam và kêu gọi tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt nam) và sẵn sàng đưa người chúng tôi đến chiến đấu vai kề vai với nhản dân miền Nam Việt nam nếu họ yêu cầu như vậy. Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ lập trưởng của Quốc trưởng Campuhia, Thái tử Sihanouk tức là một Hội nghị Giơ-ne-vơ mới về vấn đề Campuchia, không được đụng đến vấn đề Việt nam. Để giải quyết vấn đề Việt nam, Mỹ phải chấm dứt cuộc xâm lược chống lại Việt nam và rút tất cả các lực lượng vũ trang của minh ra khỏi miền Nam Việt nam. Vấn đề miền Nam Việt nam chỉ có thể do chính nhân dân Việt nam tự giải quyết. Độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ Việt nam phải được bảo đảm. Dù cho có làm gì đi nữa, Mỹ cũng không thể tự cứu mình khỏi thất bại chắc chắn ở Việt nam”.
Liền sau khi phỏng vấn Chu Ân Lai, tôi cũng đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng. Ông xác nhận rằng Bắc Việt nam chỉ cần nêu yêu cầu là quân Trung Quốc sẽ vào phía ông. Nhưng ông nói thêm trên thực tế tôi thấy trước rằng sẽ không có tình hình như vậy vì chúng tôi không thiếu nhân lực.
Về sau một chi tiết có liên quan đến cuộc phỏng vấn Chu Ân Lai đã được tiết lộ. Tôi đã thoả thuận với ông ta trước rằng cuộc phỏng vấn đó sẽ được công bố cùng với phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, Xu-pha-nu-vông, Thái tử Sihanouk và Nguyễn Văn Hiếu, tất cả cùng một đề tài giống nhau, vào thứ sáu ngày 4 tháng 3 trên chương trình vô tuyến truyền hình hàng tháng rất có tiếng của Pháp, gọi là “Năm cột trên trang một”. Nhưng trong khi còn ở Jakarta, tôi nhận được một bức điện của Chu Ân Lai trên đường về ghé lại Quảng Châu, yêu cầu tôi công bố ngay bài phỏng vấn của ông ta. (Việc này không thể làm được vì quá chậm nên không thể sửa lại chương trình). Có phải Chu muốn công bố trước khi Mao có thể can thiệp để chặn lại không? Mao sẽ biết nội dung cuộc phỏng vấn chỉ vài phút sau khi máy bay của Chu đến Bắc Kinh và Mao đã nói rõ ông ta không muốn Trung Quốc dính đến Việt nam. Đó là một suy nghĩ trớ trêu cũng như câu hỏi trớ trêu rằng quan điểm của Mao hay của Chu sẽ thắng?
Qua những tư liệu mà Việt nam công bố năm 1979, rõ ràng là Mao đã thẳng. Ví dụ, đã có cuộc thoả thuận bí mật rằng Trung Quốc phải cho phi công chiến đấu sang Việt nam trong tháng 6 năm 1965. Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965, Bắc Kinh điện cho Hà Nội rằng “thời điểm chưa đúng lúc” và không có cách nào “ngăn chặn địch tăng cường ném bom”. Trong những cuộc thảo luận giữa hai bên tháng 8 năm 1966, Việt nam được báo rằng Trung Quốc “không có sức mạnh không quân sẵn có để bảo vệ Hà nội”.
Trong tháng 12 năm 1964, như Việt nam về sau tiết lộ, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc đã gửi một thông điệp của Chủ tịch Mao cho cụ Hồ Chí Minh bằng lòng cung cấp mọi thứ cần thiết kể cả quân sự, với điều kiện là Việt nam khước từ bất cứ viện trợ nào của Liên Xô. Tất nhiên đề nghị này bị bác hỏ.
Tôi không thể thực hiện lời nói của Chu Ân Lai gặp các tướng lĩnh ở Bắc Kinh. Nhưng về sau ông ta nói với tôi rằng ông ta rất quan tâm đến điều tôi đã biết và đã nói với ông ta ở Jakarta. Ông ta nói thêm: “Tất nhiên chiến tranh nhân dân được đưa lên mức cao hơn trong chiến đấu. Nếu trước kia chúng tôi có những kinh nghiệm của các đông chí Nam Việt nam, thì có lẽ chẳng phải có cuộc trường chinh).
Quá cảnh qua Hà Nội, trên đường từ Jakarta về Moscow tôi hỏi cụ Hồ Chí Minh nghĩ gì về lời rêu rao trên báo chí Mỹ rằng, việc xây dựng nhanh chóng lực lượng Mỹ ở Đã Nẵng báo trước một cuộc xâm lược Bắc Việt nam của Mỹ. Hồ Chủ Tịch cười và nói: “Tốt hơn bạn nói việc đó với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Nhưng ý kiến đó làm cho tôi nhớ lại hình ảnh một con chồn bị mắc một chân vào bẫy. Nó bắt đầu giẫy giụa để tìm cách thoá thì “ụp” một chân thứ hai lại mắc vào một bẫy khác”. Tôi có hỏi tướng Võ Nguyên Giáp, đọc cho ông nghe vài đoạn trích từ báo chí Mỹ chế nhạo ông là một tín đồ của chiến tranh nhân dân với một đội quân trang bị bằng những vũ khí cũ lấy được ở Điện Biện Phủ. Với nụ cười mỉa mai, ông nói: “Hãy để cho họ thử, chúng tôi sẽ tiếp đón họ nơi nào chúng tôi gặp họ với những vũ khí hiện đại mà các đồng chí của chúng tôi ở miền Nam không có... Nhưng họ cũng sẽ tự thấy mình mắc vào cuộc chiến tranh nhân dân. Toàn dân đoàn kết lại như dưới thời tổ tiên chúng tôi và bọn xâm lược sẽ thấy rằng mỗi xã là một tổ ong bò vẽ. Bất kỳ lúc nào, và bất kỳ ở đâu chúng tôi chiến đấu ở đó luôn luôn sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân”.
Trong cuộc nói chuyện với Sihanouk ở Phnompenh trên đường đi Jakarta, tôi đã nêu khả năng chuyển trụ sở của tôi đến Campuchia để theo dõi cái mà chúng tôi đều đồng ý sẽ là một cuộc đối đầu quân sự lâu dài, nguy hiểm trong vùng. Ông ta đã biết rằng tôi ủng hộ một cách không do dự chính sách trung lập của ông ta. Ông ta nói: “Xin mời ông cùng với gia đình đến bất kỳ lúc nào ông muốn”.
Vấn đề là phải thuyết phục trẻ con để chúng đồng ý di chuyển một nửa vòng thế giới một lần nứa. Chúng đã có những bạn tốt ở tất cả các cấp, từ bạn học ở nhà trường cho đến “các bác” như Coóc-nây, Su-cốp-ki nhà văn Xô-viết lỗi lạc. Nhiều dịp cuối tuần chúng đi đến Pi-ri-đen-ki-nô, khu nhà ở của các nhà văn trong rừng ngoại ô Moscow, nơi mà Su-cốp-ki và “các bác” nhà văn dễ thương khác có biệt thự của họ. Chúng tôi phải gợi lên những hình ảnh của “các bác” trong rừng như chúng tôi định gọi bất kỳ người du kích nào có thể đến nhà chúng tôi ở Phnompenh; của những con khỉ và các thú nuôi ưa thích khác trong nhà, của việc câu cá trong biển ấm, ngoài trời mở rộng chứ không phải trong một lỗ đục qua băng ở sông Volga, v.v..., để đánh bại việc trẻ con không muốn có một sự thay đổi chỗ ở nữa.
Khi những hành trang đã được chuẩn bị xong đêm đó, chúng tôi nghi đến rất nhiều tình bạn nồng nhiệt đã được hình thành, nhất là giữa những nhà báo, nhà văn với nhau như Borít Pa-xtơ-nác và I-lia E-ren-bua cũng như cộng đồng khoa học mà chúng tôi có nhiều tiếp xúc do kết quả của sự quan tâm trong vấn đề vũ trụ...
Vì Vét-xa là người Bun-ga-ri và các con chúng tôi có nhiều bạn mà cha mẹ chúng đã trở thành bạn của chúng tôi; nên chúng tôi có nhiều người tiếp xúc hơn là phản đông các phóng viên khác. Chúng tôi có đầy đủ lý do để ghi nhở lòng nồng nhiệt và tính rộng rãi tự nhiên của nhản dân Xô-viết.
Đầu tháng 9 năm 1965, chúng tôi rời căn nhà Vi-xốt-ky đi Cairô, đoạn đầu của cuộc đi trú mới đến Campuchia. Và lúc này hai cháu trai đã nói thông thạo tiếng Pháp (ngôn ngữ gia đình) và đang bắt đầu nói một vài tiếng Anh học ở trường chuyên ngữ Nga-Anh; tất cả ba đứa đều nói thông thạo tiếng Nga ở trường và ở vườn trẻ, và tiếng Bun-ga-ri như là “tiếng nói mùa hè” của chúng khi nghỉ hè với gia đình Vét-xa.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:57:36 am »

Hai tháng sau khi ổn định cuộc sống ở Phnompenh, tôi trở lại miền Nam Việt nam. Mục đích chính là xem Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam giải quyết như thế nào trước quy mô tăng nhanh sự can thiệp của Mỹ và xem giới lãnh đạo nhìn những phát triển tương lai như thế nào. Từ điểm vượt biên giới mà một toán hộ tống nhỏ đang đợi, chúng tôi đạp xe 11 tiếng đồng hồ, với mỗi giờ nghỉ 10 phút theo quy định, đến thẳng khu vực đóng trụ sở của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Trong hai ngày và hai đêm nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Châu một quan chức cấp cao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam đã thấy xuất hiện một triển vọng rõ ràng và một thực tế lạc quan. Tất nhiên, tôi nhớ lại những thông báo tình hình mà cụ Hồ Chí Minh chủ toạ trong Tôtng hành dinh trên rừng của Người hơn 11 năm trước đây. Nhưng đó là hai con người rất khác nhau. Cụ Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng tự rèn luyện, ăn mặc và hành động bình thường, giản dị. Ông Nguyễn Hữu Thọ là một nhà trí thức thành thị được Pháp giáo dục đã bỏ nghề luật rất có lợi ở Sài gòn để đem tài năng và lòng yêu nước phục vụ cuộc kháng chiến thứ nhất chống Pháp. Ông mặc rất lịch sự dù đó chỉ và bộ quần áo may bằng vải ka-ki. Cách nói và điệu bộ là của một trí thức thạo đời. Nhưng các vấn đề khác đều giống nhau. Các lực lượng cách mạng có thể đứng vững được không trước ưu thế trội hẳn về kỹ thuật quân sự và về tài lực kinh tế? Mặt trận dân tộc giải phóng sẽ đối phó với bộ máy quân sự mạnh nhất của thế giới như thế nào? Trả lời một trong các câu hỏi, ông Nguyễn Hữu Thọ đã cho tôi một hình ảnh còn đọng mãi với tôi trong suốt cuộc chiến tranh, cũng như hình ảnh chiếc mũ lưỡi trai của cụ Hồ Chí Minh về Điện Biên Phủ.
“Chiến tranh, đôi khi có thể so sánh nhu một ván cờ. Nhưng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam chắc chắn không phải là một ván cờ. Khi Lầu Năm góc quyết định dùng đến quân Mỹ, đó là vì họ đã thua trong cuộc chiến tranh đặc biệt (đó là cuộc chiến tranh trong đó Mỹ cung cấp mọi thứ trừ quân chiến đấu). Ai đã thua trong một ván cờ, bàn cờ sẽ bị xoá sạch. Mỗi bên sắp xếp lại quân của mình rồi hai bên bắt đầu lại. Trong chiến tranh không phải như vậy. Khi người Mỹ chuyển sang “chiến tranh hạn chế” (không phải hạt nhân mà hạn chế về địa lý) họ chuyển vào một tình hình trong đó người của chúng tôi đã ở trong vị trí chiến thắng trên bàn cờ. Về mặt quân sự thì chúng tôi nắm chủ động chiến lược. Người Mỹ chỉ có sự tự do lựa chọn hạn chế về nơi mà họ có thể đặt quân và tướng của họ. Họ không thể vạch ra một con đường ranh giới rồi nói: “Phía nam là của các anh, phía bắc là của chúng tôi. Hãy chiến đấu đi rồi sẽ thấy ai thắng”.
Một trong những nhân tố quyết định là cuộc chiến tranh sẽ được tiến hành theo những điều kiện của aỉ. Nếu người Mỹ có thể gán ép những điều kiện của họ, thì các lực lượng vũ trang của chúng tôi sẽ sớm ẹi tiêu tan. Chúng tôi không có máy bay, không có tàu biển, xe tăng và phà lớn. Nhưng vì chúng tôi làm chủ tình hình, chúng tôi có núi và có dân, chúng tôi sẽ đề ra những điều kiện của chúng tôi. Chính chúng tôi là người quyết định những cuộc chiến đâu quyết định sẽ diến ra ở đâu, khi nào và như thế nào.
Chúng tôi sẽ buộc họ đánh theo cách của chúng tôi không để cho họ có quyền tập trung hoặc phân tán. Nếu họ muốn phân tán, chúng tôi buộc họ phải tập trung. Nếu họ thấy rằng tập trung sẽ tốt hơn thì chúng tôi sẽ buộc họ phải phân tán”.
(Winfred Burchett: Việt nam sẽ thắng - New York, Sách Người bảo vệ, 1968, trang 66-67)
Sự phân tích cơ bản này của một con người không được rèn luyện về các vấn đề quân sự, luôn luôn giữ được giá trị của nó trong suốt cuộc chiến tranh. Muốn làm cho sự phân tích đó mất hiệu lực, các nhà vạch kế hoạch chiến tranh Mỹ phải làm được hai việc cơ bản: chiếm được cao nguyên Trung Bộ và biến nó thành lãnh thổ của họ, chiếm được tinh thần, quả tim và khôi óc của nhân dân miền Nam Việt nam. Các chỉ huy quân sự Mỹ liên tiếp nhau không giành được tiến bộ nào trong cả hai hướng nên thất bại là tất yếu.
Khi còn là một công dân bình thường, Henry Kít-sinh-giơ đã ý thức được điều đó. Nhưng khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Ri-sớt Nixon thì ông ta đã gạt lẽ phải sang một bên và khuyến khích Nixon rằng ông ta có thể thắng lợi trong khi các tổng thống khác đã thua. Ông ta nhắm mắt trước cái lô-gích của chính ông ta, đã được bày tỏ một cách rất có ý thức khi ông ta viết: “... chúng ta đã để mất một câu thâm ngôn chủ yếu của chiến tranh du kích... người du kích thắng khi nó không thua: quân đội chính quy thua nếu nó không thắng”.
Sau một năm Mỹ trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh mà không đạt được kết quả hấp dẫn nào, thì cuộc tấn công bằng không quân chống lại Bắc Việt nam đã được đẩy mạnh, và đã xuất hiện ở Washington và Sài gòn một lý thuyết về việc “thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng cuộc ném bom miền Bắc”.
Ngày 24 tháng 4 năm 1966, một vài ngày sau khi B52 đã được sử dụng lần đầu tiên để chống lại miền Bắc, tôi hỏi tướng Võ Nguyên Giáp xem lý thuyết đó như thế nào. Trong một cuộc phỏng vấn ghi âm cho truyền hình Pháp, ông ta cười một cách khinh bỉ và nói:.
“Các nhà chiến lược Mỹ không thiếu những lý thuyết. Có những lý thuyết mà bạn vừa nói đến, nhưng cũng có những lý thuyết khác, hợp lý hơn, nó xác định rằng chính ở miền Nam Việt nam mà kết quả của cuộc chiến tranh sẽ được quyết định.
“Lý thuyết đúng đắn duy nhất là: cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt nam là một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Còn đối với nhân dân ở miền Nam họ đang chiến đấu để tự vệ hợp pháp, để bảo đảm quyền lợi dân tộc của mình...
“Bằng việc dùng không quân tấn công chống Việt nam Dân chủ Cộng hoà, người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh ra toàn nước Việt nam. Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng tôi nắm vũ khí trong tay chống lại sự xâm lược của Mỹ, để cứu nước. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi một người yêu nước Việt nam và của toàn dân Việt nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hoà bỉnh thống nhất Tổ quốc...
Tướng Giáp đã nói điều mà không một người Việt nam nào khác đã nói cho đến lúc đó: Đó là bằng cách đưa cuộc chiến tranh không quân ra miền Bắc, Mỹ đã đưa lại một sự thống nhất quân sự trên thực tế của Việt Nam. Nếu thấy bay ném bom Mỹ có thể đố1 xử với Việt nam như một thực thể duy nhất thì tại sao quân đội trên bộ của ông Giáp lại không có thể làm như vậy? Nhưng Washington làm ngơ trước một kiểu cảnh cáo rõ ràng như vậy.
Trong khi một cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng về một đề tài tương tự như vậy đang được quay phim ở dinh Chủ tịch vài ngày sau đó, cụ Hồ Chí Minh bước vào, chào Vét-xa và tôi. Với máy quay phim ở tư thế sẵn sàng, tôi không thể không hỏi: “Người Mỹ đang nói họ sẽ thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng việc ném bom miền Bắc. Vậy Cụ sẽ nói gì?”
“Không bao giờ. Chúng tôi sẽ chiến đấu 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Chúng tôi có sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Chúng tôi sẽ thắng”.
Lời tuyên bố rất đơn giản đó, tuyên bố duy nhất của “Bác Hồ” trong cuộc phỏng vấn truyền hình, đã nhanh chóng truyền đi khắp thế giới.
Ba tháng sau tôi trở lại tổng hành dinh của ông Nguyễn Hữu Thọ. Cuối tháng 8 năm 1966, tôi gặp và phỏng vấn ông. Tôi đặt vấn đề: “Trong ước tính ban đầu của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng lực lượng Mỹ lúc đó đã lên đến 300.000 quân, do đó ngay dù cho Bắc Việt nam và Trung Quốc có tham gia vào cuộc chiến tranh, thì số quân trên bộ tối đa cần thiết của Mỹ cũng chỉ là 205.000 quân. (lúc đó đã có dư luận đến 500.000 quân). Mặt trận dân tộc giải phóng xem việc này như thế nào? Ông có thể chịu đựng được sức mạnh quân sự ghê gớm như vậy không? Những người bạn lạc quan nhất của các ông ở nước ngoài nói: cho rằng người Mỹ không thể thắng là điệu tất nhiên, nhưng Mặt trận dân tộc giải phóng cũng không thể thắng. Những người ít lạc quan thì nói: “Thế là hết đối với Mặt trận dân tộc giải phóng! Nhiều người bạn của chúng tôi, kể cả một số chủ bút, nghĩ rằng tôi quá tay mê mới nhấn mạnh rằng các ông có thể tiếp tục và cuối cùng sẽ thắng. Vậy thì ông thấy tình hình như thế nào?”.
Ông Nguyễn Hữu Thọ với mái tóc húi cua bắt đầu điểm bạc, mà 3 năm trước đây chưa hề thấy, đã trả lời:
“Chúng tôi cho rằng sức mạnh của một quân đội trong thời chiến gồm có nhiều nhân tố mà những nhân tố quyết định lại thuộc về chính trị và tinh thần. Chúng tôi có ưu thế tuyệt đối đối với người Mỹ trên các mặt chính trị và tinh thần. Toàn dân chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này và không lùi bước trước bất khó khăn hoặc hy sinh nào. Chúng tôi cũng mạnh hơn người Mỹ trong các mặt căn bản khác của cuộc đấu tranh, như vị trí chiến lược hậu phương và cách tiến hành thực tế chiến tranh của chúng tôi. Các lực lượng trên bộ cũng hơn các lực lượng của họ, đó là những nhân tố quyết định kết quả trên chiến trường. Mặc dù người Mỹ mạnh về dụng cụ và trang bị, nhưng họ cũng có những điểm yếu căn bản; về chính trị và vật chất, về chiến lược và chiến thuật... Chúng tôi có thể thành công trong việc đương đầu chống lại mọi việc tăng quân của Mỹ và có thể đánh bại về quân sựr bọn xâm lược Mỹ trong bất cứ tình huống như thế nào. Trên thực tế, nếu việc Mỹ không thể đưa lại một chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt nam là một sự thật, thì cũng thật rõ ràng đối với chúng tôi rằng nhân dân miền Nam Việt nam và các lực lượng vũ trang của mình có thể đưa lại thắng lợi cuối cùng, bất chấp sức mạnh quân sự và kinh tề của Mỹ như thế nào.
Ông Trương Ký, một nhân viên khác của ông Nguyễn Hữu Thọ, đã giải thích rằng vì sự cần thiết phải mở rộng các căn cứ hậu cần và do đó phải tăng thêm số quân để giữ các khu vực mở rộng đó, cho nên với tổng số 500.000 quân Bộ tư lệnh Mỹ sẽ có ít quân chiến đấu hơn lúc nó đã có trong các chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 mặc dù lúc đó tổng số quân chỉ có 50.000”. Trương Ký nói:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bao vây và bám sát những căn cứ của họ dù cho các căn cứ đó được thiết lập ở đâu. Các lực lượng của chúng tôi cũng đang tăng lên về lượng cũng như về chất. Khi chúng tôi trở nên mạnh hơn thì họ sẽ có nhu cầu tương ứng như vậy để bảo vệ những căn cứ đó... Tăng gấp đôi số quân trong những hoàn cảnh như vậy, sẽ có nghĩa là tăng lớn hơn gấp đôi những khó khăn... Lực lượng cơ động của họ sẽ nhỏ hơn dần, chứ không phải lớn hơn”.
Vì chế độ Sài gòn của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang đưa những yêu sách về lãnh thổ đối với Campuchia và tuyên bố rằng các biên giới chưa hề bao giờ được xác định, tôi đã hỏi những câu hỏi về điểm đó và ông Nguyễn Hữu Thọ trả lời rằng “Mặt trận dân tộc giải phóng thừa nhận độc lập và chủ quyền của Vương quốc Campuchia trong giới hạn của biên giới hiện nay”. Việc đó đã trở thành một công thức quan trọng về mặt lịch sử.
Tôi trở về Phnompenh một vài phút sau nửa đêm ngày 30 tháng 8 năm 1966. Một vài giờ sau đó Tổng thống Charles De Gaull đến thăm chính thức Campuchia. Đêm đó, văn bản về cuộc phỏng vấn ông Nguyên Hữu Thọ, chi tiết hơn nhiều so với phân tích trong các trang sách này, đã nằm trong tay Thái tử Norodom Sihanouk và Tổng thống Charles De Gaull.
Tôi bảo đảm rằng cả hai đã nghiên cứu tài liệu đó với sự quan tâm lớn và kết quả là Charles De Gaull đã bổ sung cho bản thảo của diễn văn lịch sử mà ông ta đọc hai ngày sau tại một cuộc mít tinh quần chúng ở sân thể thao Olem-pich của Phnompenh. Những phần đặc biệt xúc phạm đến Tổng thống Lin-đơ Giônxơn của Mỹ, trích từ bản tiếng Anh của diễn văn và đã được phân phát là:
“Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 196l được ký kết. Campuchia với lòng dũng cảm và sáng suốt đã chọn chính sách trung lập, một chính sách mà các hiệp định đó đưa lại và vì trách nhiệm của nước Pháp không còn có hiệu lực nữa nền chính sách đó có thể tránh cho Đông Dương trở thành khu vực đối đầu giữa các nền thống trị và tư tưởng đối địch nhau và trở thành nơi thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ. Đó là lý do tại sao, trong khi nước của ngài thành công trong việc cứu được thể xác và tinh thần của mình vì đã làm chủ được chính ngôi nhà của mình, thì quyền lực chính trị và quân sự của Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam và gây ra ở đó một cuộc chiến tranh dưới hình thức kháng chiến quốc gia.
Do đó tôi tuyên bố rằng nước Pháp hoàn toàn tán thành những cố gắng của Campuchia nhằm đứng ngoài cuộc xung đột và vì mục đến đó, nước Pháp sẽ mở rộng sự ủng hộ và giúp đỡ. Vâng, nước Pháp đã xác định lập trường của mlnh. Nước Pháp đã bày tỏ việc đó bằng sự lên án của mình đối với các sự kiện hiện nay”.
Và bài diễn văn tiếp tục, theo cùng một mạch suy nghĩ như vậy. Trong diễn văn táo bạo đó. Charles De Gaull đã xác định nguyên nhân của chiến tranh là mưu đồ của Mỹ thay Pháp ở Đông Dương; tính chất của cuộc chiến tranh là sự xâm lược của Mỹ và cuộc kháng chiến cả nước chống lại sự xâm lược đó; giải pháp của chiến tranh là đàm phán trên cơ sở rút quân Mỹ. Ông ta cũng nhấn mạnh việc nước Pháp không chịu bỏng tay để kéo Mỹ ra khỏi đám lửa Đông Dương Không có gì lạ nếu các nhà vạch chính sách Mỹ chết điếng người đi trước bài diễn văn đó.
Ngày chủ nhật tiếp theo sau ngày ra đi của Charles De Gaull, Sihanouk tổ chức một bữa tiệc trưa cho các nhà báo nước ngoài còn ở lại Phnompenh. Khi bày tỏ sự hài lòng lớn của minh đối với cuộc đi thăm, nhất là đối với đoạn trong thông cáo chung nói lên rằng: “Nước Pháp, về phần mình, xác nhận sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn của các biên giới hiện tại”. Sihanouk nâng cốc với tôi và nói: “Tôi phải cảm ơn ông Burchett, người đã mang lại công thức đó của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Từ nay trở đi việc chấp nhận công thức đó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ nước nào muốn thiết lập các quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia và ngay cả cho những nước muốn duy trì những quan hệ đã được thiết lập từ trước”.
Đó là một tuyên bố long trọng và trong vòng vài tháng sau đó, bắt đầu từ nước Việt nam dân chủ cộng hoà, đã có một lần sóng bảo đảm “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giói hạn của các biên giới hiện tại”.
Đó là một công thức mà Washington bắt buộc phải cố nuốt trong việc lập lại các quan hệ ngoại giao 3 năm sau đó.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 06:58:24 am »

9. Những nguy hại cho hoà bình
Lầu Năm Góc do McNamara đứng đầu tiếp tục bị ám ảnh bởi lòng tin chắc rằng một khi liều lượng bom đúng mức đã đạt được cho miền Bắc, thì cuộc chiến tranh sẽ thắng ở miền Nam. Lầu Năm góc tưởng có thể tranh thủ được dư luận công chúng khi McNamara tiên đoán sau mỗi chuyến đi thăm Sài gòn rằng cuộc chiến tranh sắp kết thúc. Trên thực tế, cuộc chiến tranh trở nên ác liệt hơn; “liều lượng” bom tăng lên không có tác dụng gì đối với luồng hàng cung cấp Bắc - Nam và đạo lý về chính sách ném bom đã bắt đầu gây băn khoăn cho tác nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà văn và các nhà trí thức khác, là những người thường đụng chạm đến các vấn đề về lương tâm công chúng.
Một âm mưu nhằm làm dịu bớt những lo lắng đó đã được sử dụng bằng cách ra những tuyên bố long trọng và lặp đi lặp lại của Nhà Trắng và của Lầu Năm góc rằng chi có “thép và các khối xi-măng đúc sẵn”, như Tổng thống đã nói, hoặc “những mục tiêu hoàn toàn quân sự”, như Lầu năm góc nói rõ trong các thông báo hàng ngày, mới bị ném bom. Phải có người có lòng dũng cảm, tính chính trực và uy tín như Ha-ri-xơn Xôn-bơ-ri của tờ Thời báo New York để xé toạc bức màn của cả một mớ những lời nói dối chính thức đó.
“Do thiếu phương tiện vận tải và phiên dịch tiếng Anh, chúng tôi tình cờ cùng đến thăm thành phố dệt Nam Định cách Hà nội khoảng 50 dặm về phía nam, vào ngày lễ Giáng sinh năm 1966. Chúng tôi cùng phỏng vấn người nữ Thị trưởng nhỏ bé và cùng đi xem xét một phần của thành phố với nhau. Sau khi đã xem xét kỹ chung quanh. Xônxbơri nói “Tôi sẽ phát biểu về vấn đề này với Ác-tơ Xin-ve-xtơ (lúc đó là người phát ngôn chính của Lầu Năm góc) khi tôi trở về New York”. Nam Định đã trở thành vấn đề mà Xôn-xbơri đưa ra cho toàn bộ cơ cấu của Mỹ về phương diện chính sách ném bom và về các quan hệ với báo chỉ. Phản ứng của anh ta đã được bày tỏ trong đoạn sau đây của quyển sách mà anh ta viết khi trở về:
Trước ngày Thiên chúa Giáng sinh năm 1966. tôi không hề nghe đến Nam Định... Nhưng sau ngày thiên chúa Giáng sinh năm 1966, tôi sẽ không bao giờ quên Nam Định. Theo tôi nghĩ nhiều người Mỹ khác cũng như vậy. Nam Định đã trở thành một vật xúc tác, một loại lăng kính mà qua đó cuộc tấn công bằng bom của Mỹ ở Bắc Việt nam sẽ nói lên được những phạm vi của vấn đề nhân đạo. Lần đầu tiên chúng tôi bắt đầu vượt qua hàng rào từ ngữ quân sự vô ý nghĩa, một thứ ngôn từ vô vị nó biến thực tế thành một loại từ ngữ nguyên gốc...
Chúng tôi vào Nam Định từ phía bắc và hầu như tất cả các phố chúng tôi đi qua đều mang những dấu vết tàn phá của bom. Hai quan chức địa phương thông báo cho tôi về Nam Định và qua họ tôi biết rằng đó là một thành phố dệt khoảng 90.000 dân, trước khi phần đông số dân đã sơ tản. Họ nói Nam định luôn luôn bị Mỹ tấn công, cho đến lúc đó có khoảng 51 hoặc 52 lần, kể cả 4 cuộc tấn công ngây 23 tháng 4. Tôi được biết rằng máy bay trinh sát của Mỹ bay qua thành phố ban đêm và cho đến sáng ngày Giáng Sinh đã có hai lần báo động. Các quan chức, kể cả Thị trưởng, một phụ nữ người nhỏ nhắn tên là Trần Thị Đoan mà bản thân là một công nhân dệt, đã nhấn mạnh rằng theo chỗ họ biết, thì thành phố không có bất kỷ loại mục tiêu quân sự nào...
Tất nhiên việc xác định mục tiêu quân sự có thể khác nhau giữa người dân sự sống trong thành phố và những quân lính trên máy bay thả bom. Những người cư trú của Nam Định nhấn mạnh điều mà họ cho rằng thành phố không thể được xem như là một khu vực mục tiêu quan trọng bằng việc nhắc lại rằng thành phố đó chưa hề bao giờ được thông báo của Mỹ như là một mục tiêu. Vấn đề liệu Nam định có những mục tiêu quân sự có ý nghĩa và liệu nó có được nhắc trong một thông báo hay không, về sau đã trở thành tiêu điểm tranh cãi nảy lửa mà Lầu Năm góc làm nổ ra ở Washington”.
Xôn-xbơ-ri kể lại rằng sau khi tìm tòi cần thận, thì được thấy rằng Nam Định đã được nhắc ba lần trong các thông báo mùa xuân năm 1966, nhưng với một cách không quan trọng đến mức không có được một chỗ trong tờ Thời báo New York...
“Thật khó mà có thể không ngạc nhiên được. Giống như phần lớn các “mục tiêu quân sự” mà tôi sắp xem ở Bắc Việt nam, Nam Định có vẻ ghê gớm trong lời lẽ của người phát ngôn của Lầu Năm góc hơn là khi xem bằng mắt trần...
Sau khi những tin của tôi bắt đầu xuất hiện trên tờ Thời báo, Ác-tơ Xin-ve-xti đòi rằng tôi phải đi theo đường chính của Nam Định thì sẽ thấy một căn cứ lớn chống máy bay. Tôi chỉ mong có thể đưa anh ta cùng đi với tôi trong chuyến đi đó. Xe tôi đã đi qua con đường chính và rẽ vào một ngã tư đường. Chẳng thấy một căn cứ chống máy bay nào ngay ở đó. Cái sát nhất với khái niệm về một căn cứ quân sự mà tôi thấy trên đường chính của Nam Định là một nữ dân quân khá xinh hoặc là một sĩ quan giao thông. Cô ta có một khẩu súng lục bên hông. Nhưng tôi cũng không tin rằng nó có tác dụng gì đối với một máy bay ném bom tấn công siêu âm...
Tôi ghi những ý nghĩ của tôi lên giấy khi tôi trở về Hà Nội đêm Giảng Sinh và gửi về cho tờ Thởl báo New York một tin làm sửng sốt Lầu Năm góc và gây ra một đợt những lời cải chính những cuộc tấn công vào tính có thể tin cậy của cá nhân tôi; và lập tức nhận được lời giải thích được bàt đặt ra một cách vội vã. Nhưng sau khi tung ra ra tất cả các lời tuyên bố, tất cả các lời tranh cãi, sự bí ẩn của Nam Định vẫn tồn lại. Bởi vì dù Lầu Năm góc có giải thích như thế nào đi chăng nữa cũng không có những mục tiêu rất đáng chú ý ở Nam Định. Đúng là vật dụng để vào Nam phải đi qua thành phố. Đúng là có một đường xe lửa, một sân (nhỏ) chứa hàng, và một khu vực dọc theo sông để các thuyền ăn hàng. Nhưng nó chẳng đáng là bao. Nhưng rồi tôi đã nhận ra đây là một trong những bị kịch của cuộc chiến tranh Việt nam và có lẽ là tính chất dối trá trong toàn bộ chinh sách ném bom của chúng ta”.
Loạt tin của Xôn-xbơ-ri gây ra một xúc động rất lớn, không những ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Những sức ép của công chúng đòi chấm dứt ném bom miền Bắc đã tăng lên. Tổng thống Johnson và Ngoại trưởng Đin Ra-xcơ. trong một cố gắng nhằm gạt sự chú ý sang một bên, đã đưa ra một loạt những tuyên bố nói lên rằng lòng mong muốn mãnh liệt nhất của chính phủ Mỹ là chấm dứt chiến tranh, chấm dứt ném bom và chấm dứt tất cả bằng một giải pháp thương lượng. Chính phủ sẵn sàng “đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào” để đưa lại điều đó. Vì vậy tôi cố hết sức để được phỏng vấn ở Hà Nội một người nào đó có thẩm quyền cần thiết, để xác định lập trường của Bắc Việt nam về thương lượng.
Phần đông các nhà báo đều mơ ước một dịp tốt để phỏng vấn đặc biệt với đúng con người, đúng lúc và đúng chỗ về vấn đề cháy bỏng nhất của ngày này. Đối với tôi dịp đó đã đến vào ngày 28 tháng 1 năm 1967, khi tôi phỏng vấn Ngoại trưởng Việt nam Dân chủ Cộng hoà, ông Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội về triển vọng thương lượng.
Ông Nguyễn Duy Trinh, một con người thấp, chắc, với vẻ mặt không khoan nhượng dành phần lớn thời gian trả lời của ông để lên án cuộc chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc của Mỹ và nhấn mạnh quyền tâm của nhân dân và Chính phủ của ông không bao giờ khuất phục trước vũ lực. Lời phát biểu thực sự chứa đựng trong câu trả lời câu hỏi cuối cùng của tôi “Mỹ đã nói đến sự cần thiết đối thoại giữa Mỹ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Ông có bình luận về lời nói đó không? Ông Nguyễn Duy Trinh nói:
“Mỹ đã đưa ra những tuyên bố như vậy, nhưng hành động của họ thì cho thấy một sự ngoan cố và xảo trá tột bực và tiếp tục leo thang đẩy mạnh và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu Mỹ thực sự muốn nói chuyện trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Chỉ sau khi chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có việc nói chuyện giữa Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ”.
Việc này đã được suy diễn trên toàn thế giới như là dấu hiệu rõ ràng mà Tổng thống Johnson đã nói là ông ta đang đợi từ Hà Nội. Để làm cho thật rõ ràng Mai Văn Bộ, Trưởng đoàn Ngoại giao của Việt nam Dân chủ Cộng hoà ở Paris, báo cho ông Ma na sơ của Bộ Ngoại giao Pháp rằng Chính phủ Việt nam muốn Washington hiểu rằng cuộc phỏng vấn đó là rất quan trọng và hội đàm có thể thực sự theo sau một sự chấm dứt không điều kiện những cuộc ném bom. Ma-na-sơ đã chuyển thông điệp đó cho Giôn Đin, Bí thư thứ nhất của sứ quán Mỹ ở Paris trước sự có mặt của Rô-bớt Ken-nơ-đi.
Khi ông Cô-xư-ghin đến London 10 ngày sau đó, vấn đề Việt nam đã trở thành đề tài quan trọng trong các cuộc nói chuyện giữa hai thủ tướng. Trong hồi ký của mình, Ha-rôn Uyn-xơn mô tả ông Cô-xư-ghin đã “hướng cuộc nói chuyện thẳng đến vấn đề Việt Nam” như thế nào.
“Dựa vào những tuyên bố công khai và nhất là vào cuộc phỏng vấn của Burchett mà tôi đã nhắc tới. Ông ta (Cô-xư-ghin) có thể thấy những câu tương tự như vậy trong những tuyên bố công khai của Tổng thống Johnson và của Đin Ra-xcơ. Tỏ ra rất nhiệt lình với đề tài của mình, ông ta nói rằng nếu chúng ta, ông ta và tôi, có thể lấy tuyên bố của Bắc Việt nam (của Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ Cộng hoà) trong cuộc phỏng vấn báo chí làm một cơ sở và nói với Johnson, cùng nói hoặc nói riêng rẽ, nói không chính thức hoặc nói công khai trong một thông cáo hoặc trong một thông điệp đặc biệt, rằng tuyên bố đó là một cơ sở chấp nhận được để thảo luận và đó là một bước tốt nhất mà chúng ta cần làm để đưa đến cuộc hội đàm song phương. Ông ta đặc biệt đồng ý rằng do có lễ tết thì thời gian hiện tại là thời gian thích hợp nhất”.
Cô-xư-ghin cũng có thể chuyển một bảo đảm mật, có thể chuyển tiếp cho Washington, rằng nếu việc ném bom chấm dứt thì sẽ không có quân mới từ miền Bắc thâm nhập vào miền Nam, với điều kiện là Mỹ cũng chấm dứt tăng lực lượng của họ ở đó. Một bức thư theo ý nghĩa đó đã được Đại sứ quán Mỹ chuẩn bị và xác nhận. Uyn-xơn cũng trích lời của Đại sứ Mỹ ở London, Đê-vít Bau-xơ đã reo lên một cách phấn khởi: “Thưa Thủ tướng, tôi nghĩ rằng ngài đã làm ra việc đó. Nó sẽ là đòn ngoại giao lớn nhất trong thê kỷ này”.
Không phải như vậy. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đắn đo lại khi đứng trước hình ảnh phải chấp nhận những đề nghị mà chính nó đưa ra chỉ với mục đích quan hệ đối ngoại mà thôi. Trả lời cho thư của Uyn-xơn là một văn bản mới của Oasinh-tơn do Oan Rô-xtôp thảo, đưa ra nhiều điều kiện mới mà Uyn-xơn mô tả như “một đảo ngược hoàn toàn chính sách mà Mỹ đã đưa ra để chyển cho Thủ tướng Liên Xô”.
“Đòn ngoại giao của thế kỷ này” đã tan biến vào không khí loãng. Một Uyn-xơn vỡ mộng, ngẫm nghĩ về những lý do có thể có, đã viết: “Một lý do mà tôi không muốn tin là Nhà Trắng đã lừa tôi và do đó lừa cả ông Cô-xư-ghin. Lý do thứ hai, chắc chắn nhất, là bọn điều hâu Washington đã tiến hành một sự tiếp quản thành công...”.
Vào lúc ông Cô-xư-ghin bay trở về Moscow thì máy bay Mỹ đã bay lại trên bàu trời Bắc Việt nam và hy vọng hoà bình đã bị đập tan ra từng mảnh. Những người ít bị ngạc nhiên nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Việt nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM