Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:04:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Le rendez-vous manqué Charton-Le Page - Chiến dịch Biên giới 1950  (Đọc 43816 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 06:20:13 pm »

Trận đánh bắt đầu

Ngày 2/10, buổi chiều, binh đoàn Le Page:

-   15giờ 40: 1 trung đội pháo do thượng sỹ Dubus chỉ huy được thả dù xuống Na Pa cùng với 2 khẩu 3pdr7 và 200 viên đạn.
-   17 giờ: đại đội 1 trungđoàn 8 bộ binh Ma-rốc trên đỉnh Na Moc-Na Ngaun bị đánh bật ra khỏi vị trí bởi tiểu đoàn 322 của trung đoàn 88, kết quả là 5 bị thương và “hang chục người mất tích” theo báo cáo lúc 9giờ 20 ngày mùng 4. Đại úy Feuillet, đại đội trưởng bị thương nặng.(Chắc đây là trận Trọc Ngà mà bác Chiangshan kể ở trang 1)
-   18 giờ: tiểu đoàn Ta-bo 1 bắt đầu bị nã cối và các trận đánh bộ binh đã xẩy ra quyết liệt vào 22 giờ.
-   Ở Na Kéo, tiểu đoàn Ta-bo 11 của thiếu tá Delcros cũng bị pháo kích ác liệt.
Trận đánh đã thật sự bắt đầu.

Đêm 2-3/10, Cao Bằng

Sau kết thúc các chuẩn bị cuối cùng, những đơn vị đầu tiên của binh đoàn Sác-tông bắt đầu rời thi xã vào 3 giờ sáng, đúng như mệnh lệnh của cấp trên. Thi xã hoàn toàn vắng khi mặt trời mọc.
Lúc này, Sác-tông vẫn đinh ninh là Le Page đã đi vòng qua Đông Khê qua đường mòn Quảng Liệt để đến gặp ông ta ở km22.
Từ ngày 29, Constans đã không có động tĩnh gì để thay đổi chương trình phía Sác-tông mặc dù phía Le Page nó đã hoàn toàn bị đảo lộn. Có lẽ đối với Constans, trên bản đồ 1/100 000 ở bộ tham mưu Lạng Sơn, đường mòn Quảng Liệt không khác gì mấy đường số 4 để làm cho ông ta lo ngại và điều chỉnh lại chương trình phía này.


Đêm 2-3 tháng 10, binh đoàn Le Page.
3 giờ sáng, sau khi trao đổi qua điện đàm với Constans, Le Page quyết định rời sở chỉ huy binh đoàn về điểm cao 760/765 cách Na Pa 4km tây-tây bắc để chuẩn bị đi vòng qua Đông Khê. Như đã được nhận lệnh, ông ta để lại trước Đông Khê 1 màn bộ binh bao gồm 2 đại đội của tiểu 11 Ta-bo và tiểu đoàn dù lê dương.
4 giờ sáng, tiểu đoàn 1 Ta-bo lại tiếp tục tấn công lên dãy núi vôi phía tây-tây nam Đông Khê. Trong 2 ngày vừa rồi, số tổn thất của đơn vị là 7 chết và 17 bị thương chủ yếu là ở đại đội 29.

Ở Na kéo, tiểu đoàn 11 Ta-bo đã chịu pháo kích cả đêm với cả pháo 75 ly, theo lời kể của thiếu tá Delcros nhưng không có thiệt hại nào. Khi đơn vị chiếm lĩnh vị trí 2 ngày trước đó, họ đã tìm được rất nhiều chiến hào đã được đào trước đó của tiểu đoàn 8 Ta-bo hồi tháng 5 và của tiểu đoàn VM đóng ở đay trong cuộc tấn công Đông Khê lần thứ 2.
Vào 6 giờ 30, 2 đại đội của Ta-bo 11 chịu nhiều đợt tấn công và cận chiến dữ dội do 2 tiểu đoàn VM, tiểu đoàn 80 và 84 trung đoàn 36 theo tài liệu phía Việt Nam.
Pháo 3pdr7 từ vị trí của nó nằm ở phía bên kia dốc núi không thể chi viện được. Đến sáng, không quân đến tiếp viện nhưng lại bắn nhầm vào vị trí lính Bắc Phi do nhầm màu xanh quân phục của họ với màu quân phục Việt Minh. Kết quả của đêm đó: tiểu đoàn 11 có 17 người chết và 35 bị thương.

Tiểu đoàn dù lê dương hầu như không có chạm trán trong đêm đó.


Ngày 3/10, binh đoàn le Page.
Sở chỉ huy mới của binh đoàn được thanh lập ở điểm cao 760/765 vào giữa trưa. Trung đoàn 8 bộ binh Ma rốc cũng rút về đóng ở đây. Tiểu đoàn 1, nhận được lệnh của Le Page, đang chiến đấu rút khỏi dãy đá vôi phía tây Đông Khê. Nó tới 760 trước ban đêm với toàn bộ thương binh của tiểu đoàn.
Vào 8 giờ sáng, tiểu đoàn 11 ở Na Kéo đang gặp kho khăn, phải nhờ tiểu đoàn 1 dù lê dương cứu đỡ. Vào 11 giờ, trận đánh ở đây lắng xuống.
13 giờ: thong tin của Constans cho le Page “binh đoàn Charton vào 11giờ20 ở km124 (km 12 từ Cao Bằng), tôi đã ra lệnh cho ông ta rời đường số 4 từ Nậm Nang để đi về phía Quảng Liệt. Vì thế, tất cả các đơn vị của ông phải tập trung vào hỗ trợ việc này…” Như vậy, Constans và Sác-tông vẫn còn hiểu lầm ý nhau vào giờ phút này.

Vào 16 giờ, trận đánh ở Na Kéo bắt đầu lại. Le Page ở điểm cao 765 cách đó 4km, theo dõi tình hình với rất nhiều lo âu. Vào cuối buổi chiều, Delcros cho biết rằng tiểu đoàn ông ta sắp bị tran ngập, quân VM đã chiếm được các đỉnh cao xung quanh Na Kéo. Ông ta muốn đưa thương binh về Lung Phai để các đơn vị đồn trú ở đây đưa họ về Thất Khê.
Vào 20 giờ, điện của Constans: “Các đơn vị ở Na Kéo không được rút lui quá Lung Phai, tôi đã mất liên lạc với binh đoàn Sác-tông mà tôi đã ra lệnh rời Nậm Nang để đi về Quảng Liệt. Các ông phải bằng mọi cách bắt lien lạc với họ! Sác-tông phải có mặt ở Lung Phai ngày mồng 4”

Ngày 3/10, Cao Bằng
Buổi sáng, Sác-tông đã thu xếp xong và rời thị xã. Trung úy công binh Clerget đã tự động cho nổ kho vũ khí chứa khoảng 150 tấn thuốc nổ ở giữa pháo đài. Hôm nay (2001), nơi kho vũ khí cũ vẫn là 1 hố bom đường kính khoảng 50m nay đã biến thành ao.

Binh đoàn Sác-tông tiến rất chậm và vẫn chờ lien lạc của Constans và nhất là của binh đoàn Le Page đến đón.

Đoàn xe kéo dài hang km bao gồm:
-   Tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 lê dương (3/3 REI) của thiếu tá Forget, 558 lính, 62 hạ sỹ quan và 16 sỹ quan.
-   Tiểu đoàn hỗ trợ quân sự Việt Nam của đại úy Tissier, 937 người trong đó có 72 người Pháp.
-   Trung đội công binh của trung úy Clerget, 37 người.
-   Pháo binh và hậu cần: 19 người.
Tất cả có 2 xe bọc thép, 3 xe Dodge 3cầu, 1 Dodge 4 cầu của công binh, 3GMC ben, 6 GMC tải, 8 Jeep, 2 khẩu 105, 1 khẩu Bô-pho 40 trên GMC và 1 khẩu cối 81 của 3/3 REI. Công với đoàn quân là hang trăm thường dân thuộc các dân tộc thiểu số do viên công chức của Bảo Đại đưa đi. Trước thực tế 1 trận đánh xẩy ra ở Cao Bằng, đa số dân cư ở đây đã rời thị xã cả tuần trước đó.

14 giờ, Constans gửi 1 bức điện mà Sác-tông đã không nhận được: “Le Page bị đánh rất nặng… từ Nậm Nang, bỏ đừơng 4 lấy đường mòn Quảng Liệt về Thất Khê”

18 giờ, cả đoàn dừng lại, bộ phận tiền phương đã tới km22 nhưng không thấy tăm hơi của Le Page. Binh đoàn sẽ nghỉ đêm ở đây. Vẫn chưa thấy dấu hiệu nào của VM.


Ngày 3/10, trên đường số 4 từ Lạng Sơn đến Thất Khê
Trung đoàn 174 cùn 2 tiểu đoàn 426 và 428 bắt đầu công vịêc cắt đường. Bốt 41 Tây nằm một mình trên song Kỳ Cùng bị tấn công và tiêu diệt lúc 21 giờ. Có 30 người sống sót vượt sông về bốt 41 Đông.


Ngày 3/10, Hà Nội
19 giờ, tướng Alessandri nhận được thong báo về tình hình chiến dịch:
“Binh đoàn Charton đã đến Nậm Namg, sở chỉ huy binh đoàn đang ở km 17, có vẻ như chưa gặp địch, đã ra lệnh cho họ vòng qua đường Quảng Liệt để có mặt ngày mùng 4 ở Lung Phai” Charton không bắt được lien lạc với Lạng Sơn, nhưng Lạng Sơn vẫn biết rõ tình hình của binh đoàn, có lẽ qua các đợt phát sóng 1 chiều của Charton.
“Binh đoàn Le Page ở phía nam và tây nam Đông Khê, vùng núi đá vôi phía nam đường số 4, điểm cao 760, 2 đại đội bắc phi ở điểm cao 703 phía nam Lũng Phai”.
Bản báo cáo đầy thông tin khả quan này đã không nêu ra những khó khăn của Le Page cũng như việc mất liên lạc với Charton. Trên cùng bức điện cũng có nhắc đến tình hình Thất Khê: “Thất Khê yên tĩnh, bốt 41 đông bị tấn công nhưng vẫn đứng vững, bốt 41 tây cũng bị thử, Lũng Vại bị tấn công”. Ở đây cũng không nói rõ tình hình thực tế là chỉ 2 tiếng sau, bốt 41 tây sẽ thất thủ.
Từ đó đại tá Lennuyeux gửi cho Các-păng-chiê một bức điện khá khả quan và sai thực tế: “Cứ điểm Cao Bằng đã được di tản sáng ngày mùng 3 theo đúng kế hoạch (!)… vào 16 giờ binh đoàn ở km19… Họ đã bắt được tin tức với binh đoàn đi từ Thất Khê hiện đang ở trên các điểm cao đông bắc… cuộc gặp gỡ chắc sẽ được hoàn thanh ngày mùng 4…”
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2009, 06:22:22 pm gửi bởi banzua » Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 06:35:25 pm »

Đêm 3-4 tháng 10, binh đoàn Charton
Mọi cố gắng liên hệ với Constans hoặc Le Page đều thất bại. Vào 2 giờ, họ đã không nhận được bức điện của Constans yêu cầu binh đoàn gấp rút đi đến Lũng Phai.

Binh Đoàn Le Page.
Sở chỉ huy binh đoàn cùng tiểu đoàn 1 Ta-Bo lập vị trí phòng thủ ở điểm cao 760, trong khi ở cạnh đó tiểu đoàn giã chiến của trung đoàn 8 cũng đang đào công sự. Họ bị bao vây bởi 1 đơn vị hỗn hợp bao gồm d54e102, d29e88 và d154e209 do viên trung đoàn trưởng trung đoàn 102 chỉ huy.
Vào 2 giờ sáng, Constans cho biết ông ta vẫn chưa lien lạc được với Charton và yêu cầu Le Page giúp đỡ. Trong tình huống hiện tại, Le Page không thể làm gì hơn được. Điều này cũng cho thấy sự lo lắng đang càng ngày càng hiện rõ ở bộ tham mưu của Constans.

Tiểu binh đoàn Delcros:
Bao gồm 2 đại đội bắc phi của Ta-bo 11 và tiểu đoàn dù lê dương đang làm màn trước Đông Khê. Các đơn vị này sẽ bị đánh bật khỏi Na Kéo. Bỏ lại những tử sỹ, họ định hành quân với thương binh về Lũng Phai cách đó 7km. Phía Việt Minh, d89e36 được đưa vào thay thế 2 tiểu đoàn của e36 nhưng lúc này lính Pháp đã rời bỏ vị trí.
Đây là lần đầu tiên từ thế chiến thứ 2 mà lính lê dương phải bỏ lại xác của đồng đội, điều đó chứng tỏ tình huống rất gay go.
Trong đêm, lính bắc phi đi trước, rồi đến tiểu đoàn dù lê dương và thương binh. Viên bác sỹ tiểu đoàn Pedoussant phải đối phó với rất nhiều ca nặng, một người lính lê dương bị bắn thủng ngực, anh ta chỉ được Pedoussant bịt 2 lỗ vào và ra của viên đạn bằng băng để tranh ngạt thở, 1 mũi tiêm Móoc-phin và sau đó gửi về đơn vị chiến đấu. Pedoussant muốn chữa trị cho tất cả thương binh nhưng 1 viên đại đội trưởng lê dương đã nóng nẩy ngăn cản. Một sỹ quan chỉ huy lê dương mất bình tĩnh là một điềm xấu, 3 ngày sau anh ta sẽ tử trận như tất cả các đại đội trưởng của tiểu đoàn dù.
Phía đầu của đội hình bị rơi vào 1 ổ phục kích, tất cả các cu-li bản xứ đều bỏ chạy để lại toàn bộ cáng thương binh cho binh lính của Delcros, các đơn vị bắc phi bị đánh tan tác, viên chỉ huy Delcros và đại úy Jean-Pierre chỉ huy phó tiểu đoàn dù lê dương bị lạc khỏi đội hình.
Cùng thời gian đó, đại đội bắc phi ở Lũng Phai cũng đã bị tiểu đoàn 18 trung đoàn 102 và tiểu đoàn 23 trung đoàn 88 đánh bật ra khỏi vị trí phải lui về cao điểm 703.

Cái rọ đã được đóng lại, cuộc rút lui chỉ còn có thể hoàn thành nếu đèo Lũng Phai được chiếm lại. Chỉ có vài lính ma-rốc của Delcros tương đương với 1 trung đội đã vượt qua được vòng vây để về đến Thất Khê.

Sáng ngày 4/10, tiểu binh đoàn Delcros.
Đội hình nhóm Delcros lúc này còn lại khoảng 1 đại đội bắc phi của 11 Ta-bo do đại úy Delacourt chỉ huy và tiểu đoàn dù lê dương.
Với sự đồng ý của Le Page, đơn vị bỏ ý định đến Lũng Phai và tiến về phía tây bắc nhằm sát nhập lại với Le Page ở điểm cao 765. Trên đường đi họ tìm ra được Delcros và Jean-Pierre cùng với 1 số người mất tích.

Phía Việt Minh:
Ngoài các đơn vị đang bám binh đoàn Le Page, các đơn vị khác có vẻ đang nghỉ ngơi sau trận đánh ở Na Kéo. Thực ra, tướng Giáp đang chuẩn bị 1 cuộc hành quân đổi cánh vòng qua dãy núi đá vôi mà binh đoàn Le Page đang tiến tới nhằm luồn vào giữa 2 binh đoàn.
Một viên đại đội trưởng ở trung đoàn 36 đã kể lại rằng nhiều đơn vị của trung đoàn vẫn còn khoẻ sau trận Na Kéo như c61d80, c43d84 và toàn bộ d89. Họ chuẩn bị truy kích các đơn vị Pháp đang rút lui.

Binh đoàn Charton

Sáng mùng 4, vẫn chưa có lien lạc với Constans hay Le Page cũng như máy bay Morane trinh sát bay trên binh đoàn. Đây là một điều khó hiểu vẫn chưa giải thích được. Điều kiện thời tiết không cản trở các phi vụ. Cùng thời gian đó các nhóm máy bay trinh sát ở Lạng Sơn còn bay đến tận Thai Nguyên Làm nhiệm vụ hướng dẫn pháo binh. Constans có ghi trong bản báo cáo tổng kết rằng ông ta đã thả 1 thư lệnh bằng đường không trưa ngày mùng 3, nhưng không một nhân chứng nào đã xác nhận điều này trong những người sống sót của binh đoàn Charton. Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Pháp năm 1984, Chảton có nói: “Nếu tôi biết rằng Le Page đã không lấy được Đông Khê để đến gặp tôi trên đường số 4, tôi đã phóng nhanh bằng mọi cách để đến điểm hẹn mới ngay trong ngày mùng 3”.
Từ sự vô ý này, số phận của 2 binh đoàn đã được định đặt.

Đến cuối buổi sáng ngày mùng 4, Sác-tông mới nhận được lá thư không vận của Lạng Sơn được ghi là ngày mùng 3:
“binh đoàn Le Page đang ở điểm cao 760háy lấy đường mòn Quảng Liệt ở km22 và đi gặp ông ta”
Điện đàm cũng bắt lại được vào 10 giờ 45:  “Đi nhanh lên, ông phải đến Lũng Phai trong ngày hôm nay cùng với Le Page”.
Tình hình nguy ngập của Le Page cũng bắt đầu hiện rõ đối với Charton, ông ta bị dính lại điểm cao 760 và không đến đón Charton được.


Hà Nội, 7 giờ sáng

Tin tức của đại tá Constans cho sở chỉ huy:
“-Binh đoàn Charton, vẫn ở chỗ cũ tối hôm qua, tôi đã lặp lại lệnh hành quân nhanh để có mặt ở Lũng Phai tối nay.
-binh đoàn Le Page: đang gặp những trận đánh lớn ở phía đông đường số 4. Các vị trí ở Na Kéo, Na Pa đã được rútbỏ cũng như điểm cao 703 gần Lũng Phai. Le Page đang ở điểm cao 760/765”
Constans có vẻ vẫn giấu việc ông ta đã không lien lạc được với Charton từ tối hôm trước, và vẫn báo cáo rằng ông ta đã “lặp lại lệnh” cho Sác-tông.
Cùng thời điểm đó, một bức điện khác của phòng 3 ở Lạng Sơn cho các tham mưu trưởng các vùng lân cận là:
“995/3S… Tình hình vào 16giờ15 ngày mùng 3, binh đoàn Charton ở PK119, không bắt được lien lạc vô tuyến với họ…”

Chính bức điện trên của Constans sẽ giúp ông ta đổ hết các trách nhiệm sang Sác-tông và làm Alessandri, Carpentier, Salan và các tướng lĩnh khác nghĩ rằng Charton đã không chấp hành mệnh lệnh cấp trên.  Nằm trong trại tù binh trong suốt 4 năm, ông ta đã không tự bảo vệ được.

Ngày 4/10, binh đoàn Charton

Charton phải tìm ra đường mòn Quảng Liệt. Trên bản đồ 1/100 000 xử dụng trong những năm 50, nó được hiển thị. Một con đường nhỏ chạy theo một dòng suối chảy từ đèo Khâu Bé đến xóm Quảng Liệt. Từ đây, một đường mòn khác dẫn tới một xóm tên là Cốc Xá. Từ Cốc Xá, vượt qua dẫy núi đá vôi là đỉnh cao 765 mà binh đoàn Le Page đang phòng thủ. Về phía tây thung lũng Quảng Liệt là dãy núi đá vôi mà binh đoàn Charton phải đi dọc theo. Ở Cốc Xá là đồi Qui Chân và điểm cao 477, nơi đây sẽ là địa điểm mới mà Le Page và Charton sẽ hẹn gặp nhau.
Ở Nậm Năng, vào cuối buổi sáng, trung uý Viltard cùng tiểu đoàn hỗ trợ bản xứ đã bỏ đường chính nối đuôi bở các đơn vị khác và dân thường. Trong khi đó trung úy Clerget bắt đầu phá hủy các phương tiện vận chuyển và pháo. Nhưng con đường mòn vẽ trên bản đồ được vẽ trước thế chiến không có ở nơi nó phải có. Thực ra chỉ có 1 con đường mòn ở km23 không được xử dụng từ hơn 30 năm. Binh đoàn lại mất thêm cả buổi chiều để tìm 1 con đường chỉ có trên bản đồ.

Ngày 4/10, binh đoàn Le Page, buổi chiều.
Vào buổi trưa, tiểu binh đoàn Delcros đã đến gần điểm cao765, trong khi các đơn vị của Le Page đang chuẩn bị hành quân về phía điểm cao 649 phía nam thung lũng Quảng Liệt. Đại đội của đại úy Guidon thuộc trung đoàn 8 được nhiệm vu chặn hậu để tiếp nối những đơn vị của Delcros đang rời rạc tới nơi. Do không thấy lính Pháp tới nữa, Guidon đã rời bỏ vị trí mặc dầu phần lớn nhóm của Delcros vẫn chưa tới nơi, trong hỗn loạn, vị trí đã bị VM chiếm lĩnh. Nhóm Delcros, trước hoả lực tới từ 765, phải lui lại. Binh đoàn Le Page còn bỏ lại cả những thương binh của tiểu đoàn 1 Ta-bo, họ bị kẹt lại với lính bắc phi của Delcros. Nhóm này sau khi bị chia ra 2 mảng trước sức ép địch đã đi vòng qua phía nam để vào thung lũng Quảng Liệt tưởng rằng Le Page ở đấy, họ chỉ gặp các đơn vị VM. Binh đoàn Le Page lúc này đã bị chia ra làm 3 mảng:
-Nhóm Le Page ở điểm cao 649
-Tàn quân thuộc tiểu đoàn 11 Ta-bo với Delcros.
-Tiểu đoàn dù lê dương của thiếu tá Segretain ở gần đỉnh cao 760.

Ngày 4/10, giữa Thất Khê và Lạng Sơn

Trên hướng này, quân VM tiếp tục tiêu diệt các trạm liên lạc với các binh đoàn sau bốt 41 tây, đến lượt bốt 41 đông. Vào 0 giờ 25 ngày mùng 5, sau gần 4 giờ cận chiến, đơn vị lê dương ở đây phải rút lui với 7 người chết, 13 bị thương và hơn 30 mất tích.
Đại đội 3 lê dương, đóng ở đồn 45, mất liên lạc với cấp trên, đã tự động bỏ chốt lui về Thất Khê. Như vậy là từ lúc này, không còn một hiện diện than thiện nào cho quân Pháp trong vòng 20km phía nam Thất Khê. Cũng lúc này, trung tá Đặng Văn Việt được lệnh cùng với trung đoàn 174 lên phía bắc tham gia vào chiến dịch tiêu diệt 2 binh đoàn Pháp đang rút lui.

Đêm 4-5/10, binh đoàn Charton

Các đơn vị tiên phong đang ở Na Lùng cách Lũng Phai khoảng 25km. Binh đoàn kéo dài trên nhiều cây số. Charton quyết định dừng lại nghỉ đêm.

Binh đoàn Le Page.

sở chỉ huy ở ngay chân đồi Cốc Xá, các tiểu đoàn 1 Ta-bo và 8RTM vẫn liên tục bị VM tập kích.

Nhóm Delcros

tiểu đoàn dù lê dương đóng ở điểm cao 533, cách Le Page khoảng 2km về phía nam. Trong khi đó Delcros và lính bắc phi của ông ta nằm rải rác khắp nơi từ vùng núi đá vôi đến thung lũng Quảng Liệt.
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 10:02:45 am »

Bao vây


Ngày 5/10, Sài Gòn
Viên thanh tra tối cao trả lời bức thư của Alessandri viết ngày 1/10. “Lá thư của ông rất đáng chú ý… Tôi hoàn toàn đồng ý với ông và tôi đã chia sẻ được điều này với ngài Letourneau (bộ trưởng liên hiệp Pháp), nhưng để thuyết phục được giới chính trị gia ở Pa-ri lại là 1 chuyện khác… tôi sẽ mở một hội đồng quốc phòng để bàn bạc về chuyện này… thật ra tôi cũng muốn tránh những cuộc họp vì ở đây những bất đồng chính kiến thường gây ra sau này những thù hằn cá nhân…”: Một bài trả lời rất là “chính trị” theo kiểu “tôi đồng ý với ông nhưng tôi sẽ làm ngược lại”. Thật ra tất cả những hành động từ Pa-ri lúc này đều đã quá chậm để còn có thể cứu vãn được tình hình ở Cao Bằng.
Cùng ngày hôm đó, tướng Carpentier gửi 1 bức điện cho Constans từ Sài Gòn:
“Tôi không hiểu tại sao anh không cho tôi biết những gì đang xẩy ra, tướng Alessandri đã cho tôi một bản báo cáo về tình hình của binh đoàn Charton khác những gì anh đã nói. Tôi rất ngạc nhiên về sự chậm chạp của Charton, trái ngược lại với những mệnh lệnh mà tôi đã truyền cho anh. Tôi cũng rất thất vọng về cách chiến dịch này đang được điều hành và về sự thiếu hiểu biết thực tế mà anh đang nhốt tôi ở trong. Anh phải liên lạc ngay với Alessandri…”.

Ngày 5/10/1950, Hà Nội
Tướng Alesandri cũng không lên tiếng hay đứng ra tự điều hành chiến dịch đang càng giờ càng xấu đi. Ông ta để Constans đối thoại trực tiếp với Sài Gòn, và điều duy nhất ông ta làm là nhận và gửi điện cho Lạng Sơn hoặc Sài Gòn.
Một mệnh lệnh do phó của Alessandri gửi cho Constans vào 16giờ 30 cho thấy ở Hà Nội, người ta cũng không cần chú ý đến khoảng cách đường xá: “hãy lệnh cho Charton phải  đến Na Kao vào tối nay” (tức là Charton có vài giờ để đi hơn 20km trong vùng rừng núi hoang vu).
Một điều lạ là ở đây, trong cả 3 chỉ huy chiến dịch: Carpentier, Alessandri và Constans, không một ai nghĩ đến chuyện bay ra chiến trường để quan sát trực tiếp tình hình, điều mà chỉ vài tháng sau, tướng De Lattre De Tassigny sẽ làm mỗi khi ông ta chỉ huy 1 trận đánh…
 
Ngày 5/10, binh đoàn Charton
Toàn binh đoàn chuyển hành vào sáng sớm, thiếu tá Forget và de Chergé cố gắng tìm ra hướng đi mà chuẩn mốc của họ là đèo Khâu Bé, cắt ngang giữa 2 dòng suối, một chảy về Nậm Nang và 1 chảy về phía tây nam xuống Quảng Liệt. Cây cối ở đây rất rậm rạp, dảm tầm nhìn xuống dưới 10m. Đội hình các đơn vị bắt đầu rối ren, các chỉ huy chỉ còn nắm được nhưng toán trực tiếp xung quanh mình.

Charton nhìn thấy những phi vụ thả dù tiếp tế cách khoảng 8km về phía tây nam, bên kia dãy đá vôi, bây giờ ông ta đã có thể ước lượng được vị trí của binh đoàn Le Page.
Vào đầu buổi chiều, 1 đơn vị hỗ trợ tấn công một nhóm VM và thu được vũ khí.
Buối tối, đội hình binh đoàn được bố trí như sau: sở chỉ huy binh đoàn cùng tiểu đoàn 3 Ta-bo nằm cách 2.5km phía bắc điểm cao 590, tức là cách địa điểm đêm trước của đơn vị khoảng 7km đường chim bay. Phía sau là các đơn vị khác cùng thường dân trải dài trên nhiều km, chặn hậu là tiểu đoàn lê dương 3/3REI.
Các đơn vị hỗ trợ người bản xứ cũng rất dũng cảm bao phủ 2 sườn của binh đoàn, có nhiều trận đánh nhỏ xẩy ra mà họ là người chiến thắng.
Vào buổi chiều , toàn binh đoàn đều đã mệt nhử, một số ca tự tử đã được ghi nhận trong số thường dân đi theo binh đoàn.
Vào khoảng 12 giờ, lần đầu tiên 2 binh đoàn liên lạc với nhau trực tiếp được bằng điện đàm.


Ngày 5/10, tiểu binh đoàn Delcros
Thiếu tá Segretain, chỉ huy tiểu đoàn dù lê dương, cho đơn vị xuống thung lũng với những thương binh của đơn vị, ở đây họ bắt liên lạc được với những nhóm bộ binh bắc phi đã bị Việt Minh truy quét suốt đêm, trong số đó có thiếu tá Delcros.
Tình hình thương binh bắt đầu trở thanh cấp bách, một viên trung úy thuộc tiểu Ta-bo 11, bị thương cách đây 2 ngày do đạn bắn nhầm từ máy bay được đưa đến cho bác sỹ Pedoussant. Anh ta còn tỉnh, một cánh tay bị mở toang từ bàn tay đến vai, những triệu chứng hoại tử bắt đầu xuất hiện, Pedoussant phải thực hiện tại chỗ một ca tháo khớp vai  không gây mê, y hệt như thời Napoleon trước đó 150 năm. Không có dụng cụ khâu lại các động mạch, Pedoussant chỉ còn có thể gây tê bằng một chút penthotal, để có thể băng vết thương lại, sau đó trả bệnh nhân lại cho đơn vị với một số kháng sinh, moọc-phin và những lời cầu nguyện cho anh ta có thể ra đi một cách yên lành.
Vào 9 giờ, cùng trung úy Chiabrichvilli thuộc đại đội 1 ở điểm cao 533, Delcros và Segretain đã quan sát được phi vụ thả dù cách đó về phía bắc khoảng 2km và định hướng được sở chỉ huy của Le Page.
Cũng trong buổi sáng, họ gặp được 1 đoàn lừa thồ đến từ phía Le Page do trung úy Lefebure chi huy.
Vào 12giờ 30, Lefebure đưa về sở chỉ huy của Le Page khoảng 80 thương binh của nhóm Delcros. Đoàn lừa thồ được các đơn vị bắc phi sống sót của Delcros cùng 1 trung đội dù đi kèm.
Vào 14 giờ, đoàn vận chuyển bị tấn công, 8 thương binh cùng 5 người khiêng bị chết.
Vào 17 giờ 30, cả đoàn tới nơi sau 3 giờ trèo núi.
Tiểu binh đoàn Delcros lúc này chỉ còn đúng tiểu đoàn dù lê dương. Đóng trong thung lũng cách khoảng 2km nơi tập hợp ở điểm cao 477 gần một địa điểm tên là Cốc Xá.
Vào cuối buổi chiều, bất ngờ tiếng hô xung phong và tiếng kèn đồng vang lên ở điểm cao 533, nơi mà trung úy Tchiabrichvilli cung trung đội của anh ta đang chốt.Một cuộc tấn công chớp nhoáng, khi đại đội 1 từ thung lũng tiếp viện đến nơi, cả trung đội chỉ còn 2 hay 3 người sống sót, viên trung úy và phần còn lại của trung đội đã bị tiêu diệt. Theo đại úy Jean-Pierre, 24 người của trung đội đã bị hàng trăm lính VM tấn công.


Ngày 5/10, binh đoàn Le Page.
Sở chỉ huy của Le Page bị kẹt lại trong long chảo mà họ đã nghỉ đêm, phía bắc và đông của vị trí, tiểu đoàn 1 Ta-bo liên tục bị nhận áp lực từ phía địch. Những chiếc tiêm kích cơ yểm trợ liên tục làm đích cho súng máy VM từ điểm cao 765.
Le Page đặt trung đoàn 8RTM ở phía tây long chảo, nơi có đường ra vào duy nhất của vị trí dẫn đến xóm Cốc Xá và sau đó là thung lũng Quảng Liệt và binh đoàn Charton. Con đường đến Cốc Xá trên 1000m là 1/3 đoạn đầu bao gồm đường sỏi với những hòn đá to cắm xuống đất, tiếp đó là một khoảng trống bao vây bởi rừng rậm trải dài trên vài trăm mét và phần cuối cùng lại là vùng đá sỏi nằm giữa 2 bức tường đá cao khoảng 3-4m, nơi đây sẽ được gọi là vùng “hẻm núi”, cuối cùng là 1 con suối nhỏ chảy róc rách dường rừng cây rậm rạp, nơi đây sẽ được gọi là vùng “đầu nguồn” mục tiêu của những người sống sót.
Cả ngày mùng 5, tiểu đoàn Lê dương dù và Le Page liên tục hiểu nhầm vị trí của nhau. Ngay trong quyển sách ông ta viết năm 1981, Le Page vẫn tưởng vị trí của tiểu đoàn dù lê dương ngày mùng 5 ở cách vị trí thật sự đến 2 km về phía bắc. Trong khi đó, 3 viên sỹ quan duy nhất của tiểu đoàn dù sống sót sau trận này lại viết trong quyển nhật ký tiểu đoàn vị trí của Le Page là điểm cao 649, điểm cao nằm phía bắc long chảo. Cũng nên nhắc them là quyển nhật ký tiểu đoàn dù lê dương có một số chi tiết đã bị lãng quên không được nhắc tới, như trận phục kích lính bắc phi sáng ngày mùng 4, khi thiếu ta Delcros và đại úy Jean-Pierre bị thất lạc sau đó.
Trong ngày mồng 5 này, ban đầu Le Page đã ra lệnh cho tiểu đoàn dù chiếm lĩnh điểm cao 477, nơi mà binh đoàn Charton đang đi tới. Nhưng mệnh lệnh này đã không được tuân thủ, lệnh đã được phát ra chưa, và tiểu đoàn dù có nhận được nó đúng lúc hay không? Đây là những câu hỏi hiện nay chưa có câu trả lời nhất định. Thực tế là vào buổi chiều khi đơn vị chuẩn bị hành quân về phía bắc thì các trung đội đi sau đã bị VM tấn công, 2 trung đội của trung úy Marce và Berthaud bị bao vây, ngày hôm sau chỉ có Marce và vài người đã trở về được đơn vị. Chỉ riêng ngày mùng 5, tiểu đoàn dù đã mất hơn 100 lính lê dương và cũng không đi được đến điểm cao 477. Sau đó với sự thoả thuận của Le Page qua điện đài, đơn vị hành quân về phía vị trí của binh đoàn.
Sau 3 ngày từ khi chiến dịch bắt đầu, binh đoàn Le Page bắt đầu lâm vào tình thế bế tắc.

Ngày 5/10, đường số 4 phía nam Thất Khê
Những người sống sót của các đồn 41 đông và tây, 45 rút về đến Thất Khê, trên khoảng 2 đại đội ban đầu chỉ còn 77 lính lê dương và 2 sỹ quan trong đó chỉ có 6 thương binh đã đi theo kịp. 
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 10:06:45 am »

Đêm 5-6 tháng 10, binh đoàn Charton
Bộ phận tiền tiêu của binh đoàn bao gồm tiểu đoàn 3 Ta-bo và 1 nhóm lính Pác-ti-dăng bản xứ nghỉ đêm ở 1 vùng trũng cách điểm hẹn khoảng 6km đường chim bay về phía bắc.

Binh đoàn Le Page,

Không có biến động gì trong đội hình phòng ngự

Tiểu đoàn dù lê dương
Hành quân ban đêm về phía Le Page, 2 nhóm gặp nhau vào buổi sáng sớm.

Trên đường số 4 giữa Lạng Sơn và Thất Khê,
đến lượt bốt Bản Bé bị tấn công, suốt đêm các đơn vị VM tìm cách vượt bãi mìn xung quanh bốt nhưng không thanh công.


Ngày 6/10, binh đoàn Le Page,
Tình hình phòng thủ của các đơn vị bắc phi bắt đầu xấu đi rất nhanh vào buổi sáng, những khẩu sung máy và cối của VM đã bao phủ hoàn toàn vị trí phòng thủ của các đơn vị này. Ở ngay chân núi đá vôi, hơn 100 thương binh nặng của binh đoàn được đặt ở đây. Không còn đủ nhân lực để đưa họ đi tiếp, binh đoàn có phải bỏ họ lại không? Bác sỹ trưởng Ẹnjalbert đã đặt câu hỏi này cho Le Page nhưng chỉ nhận được câu trả lời mập mờ. Tình hình lúc này không cho một phương án nào khác.
Như có thể thấy, bộ chỉ huy quân đội viễn chinh không hề có 1 chương trình di tản thương binh nào ra khỏi vùng chiến sự trong trường hợp xấu, tức là Đông Khê không được chiếm lại. Địa hình nơi đây không cho phép ngay cả những máy bay hạng nhẹ kiểu Morane hạ và cất cánh.
Vào 12 giờ trưa, Constans gửi 1 bức điện về Hà Nội: “Binh đoàn Le Page yêu cầu di tản khẩn cấp những thương binh nặng bằng trực thăng nếu có thể được”. Lúc này, các nhà chỉ đạo trong chính phủ cũng như những tướng tá chỉ huy Pháp vẫn còn dị ứng về vấn đề trang bị trực thăng cho quân đội. Nhờ sự cố gắng của viên chỉ huy quân y ở Đông Dương, bác sỹ thiếu tướng Robert, ở Đông Dương lúc này quân Pháp có 2 chiếc trực thăng nhẹ “Hiller”, mỗi cái có thể chở được 2 cáng thương binh mỗi đợt. Lần đầu tiên chúng được xử dụng vào ngày 16/5/1950, nhưng do sự hiếm hoi của loại máy bay này, các cơ quan trách nhiệm chỉ cho nó được xử dụng để đưa những thương binh nặng và nó cũng chỉ được hoạt động trong những vùng an toàn như Nam Kỳ, nam trung bộ và Căm pu chia. Vùng Bắc Bộ, được xem là quá nguy hiểm, nằm ngoài tầm hoạt động của chúng.

Trong cả ngày hôm đó những bức điện liên tục được gửi cho Le Page bởi Constans cho thấy tình hình đầy kịch tính của chiến trận.
Vào 10 giờ 15: “Anh săp được yểm trợ bằng 1 phi vụ ném bom Na-pam, hãy lợi dụng nó để đi gặp Charton, (trung đoàn) 174 đang ở phía nam vị trí của anh và nó cỏ thẻ hoạt động chống lại anh từ ngày mai…”. Ngày 6/10/1950 được đánh dấu là lần đầu tiên bom Na-pam được xử dụng ở Việt Nam bên cạnh những quả bom thường và những phi vụ bắn “strafing” vào đội hình Việt Minh.
Vào 10 giờ 55: “anh phải rút khỏi đây, hãy cho tôi biết trước buổi trưa ý định của anh…”
Vào 11 giờ 10: “Rút ngay, tôi nhắc lại, rút ngay…”
12 giờ 35: “hãy lợi dụng cuộc không kích vào 13 giờ 30 để rút…”
14 giờ30: “Hãy lợi dung ban đêm để rút…”
15 giờ10, “Anh phải rút bằng mọi giá, nói với Charton chuẩn bị 1 lực lượng mạnh để lấy Bản Ca và Nà Kao, trung đoàn 174 đang hành quân về phía anh và đã được xác định ở Vạn Mít vào 14 giờ 30… ”

Trong buổi chiều, theo đại úy Jean-Pierre, trong 1 cuộc tuần tra anh ta đã phát hiện ra rằng lính bắc phi đã rút lui bỏ vùng “hẻm núi” phía Cốc Xá, và hiện nay quân VM đã chiếm đóng vị trí này. Theo 1 phiên bản khác được ghi lại trong quyển nhật ký hành quân của tiểu đoàn dù, vùng này thực ra do 1 trung đội dù lê dương thuộc đại đội 3 chiếm giữ nhưng nó đã bị đánh bật ra mặc dù được sự chi viện của 1 đại đội Bắc Phi. Dù gì đi nữa, cánh cửa rút lui của Le Page đã bị đóng lại.

Ngày 6/10 phía VM,
Các đơn vị VM đang tập trung trong thung lũng Quảng Liệt sau 4 ngày hành quân thần tốc từ Nà Kéo vòng qua dãy núi đá vôi dọc theo cao nguyên Na Pa trong khi binh đoàn Le Page đang chốt chặn con đường dễ đi nhất qua hẻm Cốc Xá. Một phần của VM, đã đi vòng qua sau lưng Le Page để vào trong thung lũng trên đường đi Cốc Tôn và Bản Ca, trong khi phần còn lại tiến về phía Quảng Liệt.
Cuối cùng, tiểu đoàn 89 thuộc trung đoàn 36 đã luồn lách vượt qua vách đá dựng đứng trên Cốc Xá để chiếm vùng hẻm núi.

Trong các ngày 4, 5 và 6, hai nhóm đơn vị VM đã lần lượt tới được vùng thung lũng phía tây vị trí của binh đoàn Le Page.
-   Nhóm1 bao gồm d23e88, d84e36 và d18e102 do viên trung đoàn trưởng e88 chỉ huy.
-   Nhóm 2 bao gồm d80, d89 thuộc e36 và d11 độc lập do viên trung đoàn trưởng trung đoàn 36 chỉ huy.
Vào buổi chiều ngày mùng 6, tiểu đoàn 89 đã chiếm lĩnh con đường độc đạo đi về phía Cốc Xá, họ bắt đầu đặt ở vùng “hẻm núi” và “đầu nguồn” những ổ súng máy, thành lập 1 hệ thống phòng thủ chiều sâu, đơn vị tiền tuyến là đại đội 395 của đại đội trưởng Nguyễn Tiến Trang với sự yểm trợ của 2 đại đội 397 và 399 cùng tiểu đoàn ngay phía sau. Chưa kể các khẩu súng máy trên 2 điểm cao kề bên Cốc Xá có thể bắn chéo cáng sẻ vào toàn bộ con đường hành lang.

Cuối ngày mùng 6, binh đoàn Le Page,
Vào 17 giờ, Le Page họp tất cả các tiểu đoàn trưởng của binh đoàn và cho biết cuộc tấn công vào hẻm Cốc Xá sẽ bắt đầu vào 18 giờ. Sau đó ông ta liên tục thay đổi giờ khai hoả, từ 18 giờ đến 20 giờ rồi 0 giờ và cuối cùng là 3 giờ sáng theo bản báo cáo của Delcros. Tiểu đoàn dù lê dương sẽ là đơn vị tiên phong, những người lính lê dương sống sót vẫn còn nhớ đến câu động viên của ông ta cách đây 50 năm: “số phận của toàn bộ binh đoàn đang nằm trong tay các anh!”. Lúc này, cũng là lúc Le Page nói chuyện lần đầu tiên trực tiếp qua điện đàm với Charton, ông ta cho biết tình hình của binh đoàn đang bị bao vây và sắp phải phá vòng vây này, ông ta cũng hẹn găp Charton ở 477 vào cuối đêm.
Những trao đổi điện đàm cuối cùng của Le Page với Constans trước giờ tấn công:
19 giờ 50: “cho tôi biết giờ anh rút lui”
21 giờ 16: “Anh phải rút khỏi đây bằng mọi giá, tôi nhắc lại, bằng mọi giá”
22giờ45: “anh phải rút tối nay bằng không sẽ không còn cơ hội nào nữa, tình hình thời tiết xấu, hỗ trợ không quân sẽ không được đầy đủ…”

Ngày 6/10, binh đoàn Charton
Ngày này cũng cho thấy tình hình của binh đoàn Charton xấu đi rõ rệt. Đại úy Morichere, chỉ huy 1 đại đội hỗ trợ bản xứ, rất tin tưởng sau những trận tiểu chiến thắng lợi ngày hôm qua, quyết định vượt rặng đá vôi phía đông Quảng Liệt để đến gặp Le Page. Anh ta đã đụng với một đơn vị VM lớn, có thể là 1 tiểu đoàn. Kết quả, cả 1 đại đội hỗ trợ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Một phi vụ thả dù tiếp tế cho binh đoàn được thực hiện, nhưng do thời gian gấp gáp, một số đơn vị đã không nhận được đồ tiếp viện.
Vào cuối ngày hôm đó, tiểu đoàn 3 Ta-bo cùng 1 đại đội hỗ trợ đã đến chiếm được điểm cao 477 phía Bản Ca, trong khi đó tiểu đoàn 3 lê dương bị chậm lại vì phải hỗ trợ đoàn dân thường vẫn còn ở cách đó đến 3km phía điểm cao 590. Tại đây đơn vị đã chạm với các tiểu đoàn 29 (trung đoàn 88) và 54 (trung đoàn 102) của VM.
Cùng  lúc đó, thiếu tá de Chergé, ở 477 cũng nhận được tin 1 đơn vị lớn VM đang ở Bản Ca, và trung đoàn 174 có thể sẽ có mặt ở đây vào buổi sáng.

Ngày 6/10, giữa Thất Khê và Lạng Sơn
Vào 16 giờ, đơn vị cứu viện thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 6 cho đồn Lũng Vại đang bi tấn công  đã bị chặn lại cách Lũng Vại 4km.
Vào 18 giờ, bốt Bo Cung bị tấn công. Sau 1 trận cận chiến điên cuồng bên trong đồn, nhờ sự yểm trợ của pháo binh ở Nà Sầm cách đó 4km, cùng với 1 khẩu đại liên đặt trên núi đá vôi cách bốt 200m, quân VM rút lui.


Ngày 6/10, Thất Khê
1 đơn vị hỗn hợp do đại úy Labaume chỉ huy, bao gồm 2 đại đội còn lại của tiểu đoàn 2 lê dương và các đại đội bắc phi của tiểu đoàn 11 Ta-bo chốt ở 703, trở thành đơn vị sẽ tiếp nhận 2 binh đoàn  Pháp ở cửa ngõ Thất Khê.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2009, 11:08:52 am gửi bởi banzua » Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 10:41:00 am »

Ngày 6/10, binh đoàn Charton
Ngày này cũng cho thấy tình hình của binh đoàn Charton xấu đi rõ rệt. Đại úy Morichere, chỉ huy 1 đại đội hỗ trợ bản xứ, rất tin tưởng sau những trận tiểu chiến thắng lợi ngày hôm qua, quyết định vượt rặng đá vôi phía đông Quảng Liệt để đến gặp Le Page. Anh ta đã đụng với một đơn vị VM lớn, có thể là 1 tiểu đoàn. Kết quả, cả 1 đại đội hỗ trợ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Một phi vụ thả dù tiếp tế cho binh đoàn được thực hiện, nhưng do thời gian gấp gáp, một số đơn vị đã không nhận được đồ tiếp viện.
Vào cuối ngày hôm đó, tiểu đoàn 3 Ta-bo cùng 1 đại đội hỗ trợ đã đến chiếm được điểm cao 477 phía Bản Ca, trong khi đó tiểu đoàn 3 lê dương bị chậm lại vì phải hỗ trợ đoàn dân thường vẫn còn ở cách đó đến 3km phía điểm cao 590. Tại đây đơn vị đã chạm với các tiểu đoàn 29 (trung đoàn 88) và 54 (trung đoàn 102) của VM.
Cùng  lúc đó, thiếu tá de Chergé, ở 477 cũng nhận được tin 1 đơn vị lớn VM đang ở Bản Ca, và trung đoàn 174 có thể sẽ có mặt ở đây vào buổi sáng.
Tình hình ngày 6/10 của binh đoàn Charton theo bản đồ của bác Tuấn ở trang 1.
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 10:53:19 am »


Đêm 2-3 tháng 10, binh đoàn Le Page.
...
Ở Na kéo, tiểu đoàn 11 Ta-bo đã chịu pháo kích cả đêm với cả pháo 75 ly, theo lời kể của thiếu tá Delcros nhưng không có thiệt hại nào. Khi đơn vị chiếm lĩnh vị trí 2 ngày trước đó, họ đã tìm được rất nhiều chiến hào đã được đào trước đó của tiểu đoàn 8 Ta-bo hồi tháng 5 và của tiểu đoàn VM đóng ở đay trong cuộc tấn công Đông Khê lần thứ 2.
Vào 6 giờ 30, 2 đại đội của Ta-bo 11 chịu nhiều đợt tấn công và cận chiến dữ dội do 2 tiểu đoàn VM, tiểu đoàn 80 và 84 trung đoàn 36 theo tài liệu phía Việt Nam.
Pháo 3pdr7 từ vị trí của nó nằm ở phía bên kia dốc núi không thể chi viện được. Đến sáng, không quân đến tiếp viện nhưng lại bắn nhầm vào vị trí lính Bắc Phi do nhầm màu xanh quân phục của họ với màu quân phục Việt Minh. Kết quả của đêm đó: tiểu đoàn 11 có 17 người chết và 35 bị thương.

Ngày 3/10, binh đoàn le Page.
...
Vào 8 giờ sáng, tiểu đoàn 11 ở Na Kéo đang gặp kho khăn, phải nhờ tiểu đoàn 1 dù lê dương cứu đỡ. Vào 11 giờ, trận đánh ở đây lắng xuống.
...
Vào 16 giờ, trận đánh ở Na Kéo bắt đầu lại. Le Page ở điểm cao 765 cách đó 4km, theo dõi tình hình với rất nhiều lo âu. Vào cuối buổi chiều, Delcros cho biết rằng tiểu đoàn ông ta sắp bị tran ngập, quân VM đã chiếm được các đỉnh cao xung quanh Na Kéo. Ông ta muốn đưa thương binh về Lung Phai để các đơn vị đồn trú ở đây đưa họ về Thất Khê.
Vào 20 giờ, điện của Constans: “Các đơn vị ở Na Kéo không được rút lui quá Lung Phai, tôi đã mất liên lạc với binh đoàn Sác-tông mà tôi đã ra lệnh rời Nậm Nang để đi về Quảng Liệt. Các ông phải bằng mọi cách bắt lien lạc với họ! Sác-tông phải có mặt ở Lung Phai ngày mồng 4”


Đêm 3-4/10,Tiểu binh đoàn Delcros:
Bao gồm 2 đại đội bắc phi của Ta-bo 11 và tiểu đoàn dù lê dương đang làm màn trước Đông Khê. Các đơn vị này sẽ bị đánh bật khỏi Na Kéo. Bỏ lại những tử sỹ, họ định hành quân với thương binh về Lũng Phai cách đó 7km. Phía Việt Minh, d89e36 được đưa vào thay thế 2 tiểu đoàn của e36 nhưng lúc này lính Pháp đã rời bỏ vị trí.
Đây là lần đầu tiên từ thế chiến thứ 2 mà lính lê dương phải bỏ lại xác của đồng đội, điều đó chứng tỏ tình huống rất gay go.
Trong đêm, lính bắc phi đi trước, rồi đến tiểu đoàn dù lê dương và thương binh. Viên bác sỹ tiểu đoàn Pedoussant phải đối phó với rất nhiều ca nặng, một người lính lê dương bị bắn thủng ngực, anh ta chỉ được Pedoussant bịt 2 lỗ vào và ra của viên đạn bằng băng để tranh ngạt thở, 1 mũi tiêm Móoc-phin và sau đó gửi về đơn vị chiến đấu. Pedoussant muốn chữa trị cho tất cả thương binh nhưng 1 viên đại đội trưởng lê dương đã nóng nẩy ngăn cản. Một sỹ quan chỉ huy lê dương mất bình tĩnh là một điềm xấu, 3 ngày sau anh ta sẽ tử trận như tất cả các đại đội trưởng của tiểu đoàn dù.

Trận đánh mà bọn tây gọi là trận Nà Kéo.
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 12:47:41 pm »

Tiêu diệt

Đêm 6-7 tháng 10 năm 1950, binh đoàn Le Page,
Tiểu đoàn dù lê dương số 1 chuẩn bị xung kích trong đêm tối, cuộc chuẩn bị đã bị chậm lại do phải tập trung những lính lê dương rải rác khắp nơi trong long chảo để đối phó với những cuộc tấn công của VM. Trong thời gian chờ đợi, rất nhiều người đã ngủ thiếp đi sau nhiều ngày căng thẳng và mệt mỏi. Như trường hợp bác sỹ Pedoussant, ông ta chỉ bị đánh thức do tiếng ồn của trận đánh. Theo Delcros, cuộc tập hợp các đơn vị dù lê dương và bắc phi chỉ kết thúc vào cuối đêm và cuộc tấn công phá vòng vây nhằm vào vị trí “hẻm núi” và “nguồn nước” chỉ được bắt đầu vào 5 giờ sáng.

Đơn vị đi đầu trong cuộc xung phong ban đêm đầy kịch tính này là trung đội của trung úy Chauvet, liền sau đó là đại đội 2 của đại úy Bouyssou rồi tiểu đội sinh viên sỹ quan của trung úy Faulques. Ở bên phải, phía bãi đá phía nam là đại đội 3 của đại úy De Saint Etienne. Bên trái, phía bắc là đại đội 1 của đại úy Garrigue cùng với đại đội chỉ huy của đại úy De Borde. Tất cả có khoảng hơn 350 lính dù lê dương còn lại sau những trận đánh trước dó.

Trong 1 cuộc xung phung được nhiều nhân chứng xem là ghê rợn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương,với tiếng nổ liên hồi của lựu đạn và cối, súng tự động của Việt Minh đã gặt những người lính dù lê dương như gặt lúa. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ, cả tiểu đoàn đã bị tiêu diệt, tất cả các chỉ huy đại đội đều đã tử trận, đa số các trung đội trưởng đều đã bị chết hoặc bị thương. Vượt qua những xác lính dù lê dương, tiểu đội sinh viên sỹ quan của trung úy Faulques đã đến được cách “nguồn suối” chỉ còn vài chục mét trước khi bị tiêu diệt, trung úy Faulques bị trúng 3 viên đạn vẫn cố gắng cùng với những thương binh lê dương cuối cùng lết về phía mục tiêu để bị bắn hạ hết người này đến người khác, trong những giây phút dài dằng dặc đó, không một người rên la lên 1 tiếng.
Trung úy Stien, chỉ huy phòng nhì của tiểu đoàn, cùng nhóm Pác-ti-dăng, vượt qua được vách đá để xuống thung lũng trước khi bị tiêu diệt ở đây.

Trong thời gian trận đánh, những người lính bắc phi đang ở các vị trí phòng ngự trong lòng chảo đều đổ xô về phía lối thoát duy nhất làm tắc nghẽn cả con đường đi về phía “hẻm núi”. Vào khoảng 6 giờ 30 sáng, những sỹ quan của tiểu đoàn Ta-bo số 1 bắt đầu cho hát bài hát “La Shahada”, bài thánh ca truyền thống của các chiến binh A-rập. Nó bắt đầu bằng: “Đức Allah là vị chúa tể duy nhất của ta và ngài Ma-ho-mét là đấng tiên tri của Người…”. Được cổ vũ bởi lời hát, những người lính hồi giáo ào lên phía trước, những làn sóng người đầu tiên bị gặt đổ trước những họng súng máy VM, nhưng những người đi sau đã tràn ngập qua các ổ phòng ngự này. Một số người lính bắc phi, trong cơn say máu đã bắn vào tất cả các mục tiêu di động phía trước cho dù nó là Việt Minh hay là những người lính lê dương còn sống sót. Một viên trung úy Bắc Phi đến trước hẻm núi, hỏi đại úy Jean-Pierre: “Chúng tôi phải đi về hướng nào?” và được Jean-Pierre trả lời: “các anh cứ việc đi theo những xác chết của lính lê dương”.
Những người lính Bắc Phi đã đến được vị  trí “nguồn nước”, nhưng ở đây họ vẫn còn phải vượt 1 vách đá để xuống vùng thung lũng, nơi binh đoàn Charton đang đợi, trong khi đó những khẩu súng máy VM ở các điểm cao xung quanh vẫn không ngớt rải đạn vào họ.
Những thương binh của binh đoàn được để trong lòng chảo cùng với các bác sỹ tình nguyện ở lại:
-   Đại úy bác sỹ Enjalbert của tiểu đoàn 1 Ta-bo
-   Đại úy bác sỹ Levy của tiểu đoàn 11 Ta-bo
-   Đại úy bác sỹ Pedoussant của tiểu đoàn dù lê dương số 1, ông ta cũng bị thương vào thời điểm đầu của trận xung phong khi 1 viên đạn cối nổ ngay trước mặt ông ta.
Còn đại úy bác sỹ Rouviere của trung đoàn 8 bộ binh bắc phi, lần cuối cùng người ta thấy ông ta là ở gần vách đá vôi xuống thung lũng với nhiều vết thương ở tay và ở đùi, ông ta đã xin mọi người để lại cho ông ta 1 khẩu súng lục…


Đêm 6-7 tháng 10, binh đoàn Charton
Quân Việt Minh tiếp tục đè mạnh lên cao điểm 590 của tiểu đoàn 3 lê dương. Phía tây, Charton thấy nhiều đơn vị vũ trang đang di chuyển trong ánh đuốc, có lẽ đây là tiểu đoàn 23 trung đoàn 88. Trong khi đó hang ngàn bộ đội VM khác đang âm thầm tiến về hướng của ông ta.
Một điểm đáng lo lắng khác là tình hình của binh đoàn Le Page, với hang trăm thương binh mà đáng lẽ phải là đơn vị đi giải cứu cho binh đoàn của ông ta.

Vào 5 giờ sáng, tiếng âm vang giữ dội của trận đánh phía Cốc Xá chỉ làm ông ta lo lắng hơn.


Ngày 7 tháng 10, binh đoàn Charton
tiểu đoàn 3 lê dương rời điểm cao 590 để đi về phía 477.
Vào sáng sớm bộ đội VM bắt đầu tấn công . Đại đội hỗ trợ bản xứ bị đánh bật khỏi Bản Ca và lùi về phía tiểu đoàn Ta-bo ở phía bắc. Đây là công việc của tiểu đoàn 84 trung đoàn 36. Cách đây 5 ngày nó cũng đã tham gia vào trận Nà Kéo, sau đó cùng với các đơn vị VM khác, nó đã hành quân vòng qua phía nam dãy núi đá vôi về phía Cốc Tôn và Bản Ca.

Vào 7 giờ sáng, đến lượt tiểu đoàn 3 Ta-bo bị tấn công. Đại đội 36 của đại úy Peyris đóng ngọn đồi số 3 bị tran ngập và phải rút về phía đại đội 51. Khi đến nơi, tiểu đoàn 3 lê dương có tổ chức 1 cuộc tấn công lấy lại ngọn đồi này nhưng đã thất bại, thiếu tá Forget, chỉ tiểu đoàn đã tử thương ở đây. Phần lớn những dân thường đã bỏ chạy khỏi binh đoàn, đa số trong bọn họ, những người công giáo, sẽ đến được Lạng Sơn vài ngày sau và đã trú ở ngay trong nhà thờ ở đây. Cuộc di tản của họ chưa kết thúc vì Lạng Sơn sẽ bị bỏ rơi và 4 năm sau họ lại phải khăn gói lần nữa để vào phía nam vĩ tuyến 17.

Charton cho 2 đại đội hỗ trợ bản xứ do trung úy Viltard đến đóng quân ở đồi Qui Chân, nhìn về phía Cốc Xá để đón tiếp binh đoàn Le Page. Trong suốt buổi sáng, họ nhìn thấy đến nơi từng nhóm hỗn hợp bộ binh bắc phi thuộc tất cả các đơn vị cùng với cả 1 số lính dù lê dương thoát ra khỏi vòng vây. Một khi đến nơi, những người lính dù lê dương được tập hợp lại thanh đơn vị chiến đấu, họ còn lại 130 người. Tiểu đoàn trưởng Segretain vẫn còn sống, cũng như viên phó Jean-Pierre và 6 trung-thiếu úy. Ngược lại, những đơn vị bắc phi đã mất hết khả năng chiến đấu và không thể tập hợp lại được nữa. Một số không còn vũ khí và nhiều sỹ quan cũng tỏ ra mất hết tinh thần. Trung tá Le Page và sở chỉ huy của ông ta đã gặp trung úy Stien và vài lính Pác-ti-dăng sống sót, họ đã cùng vượt qua vòng vây để đến gặp Charton.
Theo 1 nhân chứng tại chỗ, câu nói đầu tiên của Le Page khi gặp Charton là: “Ah anh Charton! Tôi chưa bao giờ vui sướng bằng lúc gặp anh lần này…”, 2 người đã bắt tay nhau và trao đổi một vài chi tiết về trận đánh ở Cốc Xá vừa qua. Theo chương trình của Constans, Le Page, viên trung tá nhiều thâm niên hơn, sẽ chỉ huy 2 binh đoàn để đi về Thất Khê.
Câu trả lời của Charton: “ngài trung tá, trong khi ông chỉnh đốn lại các đơn vị của ông, tôi sẽ tiếp tục đưa binh đoàn của tôi đi về phía nam.”
Le Page đáp ngay: “Không được, tôi vẫn là người có trách nhiêm trong cuộc hành quân này”.
Trung tá Charton lấy 1 khẩu tiểu liên Thompson trong tay 1 người lính lê dương và lên tiếng “thôi an hem! Chúng ta đi nào…”. Nhưng ông ta đã không thể hành quân ngay được.
(lời kể lại của trung sỹ Mary)

Sở chỉ huy của Charton nằm ở vùng trũng giữa đồi 477 và 1 điểm cao 600m phía nam. Xung quanh ông ta là những thương binh, thường dân và cả những tàn binh Bắc Phi của binh đoàn Le Page. Viên bác sỹ đại úy Asquaciati của tiểu đoàn 3 lê dương cũng đang hấp hối ở đây với 1 vết thương ở cột sống ngực. Cho toàn bộ các thương binh chỉ còn có bác sỹ trung úy Iehle của tiểu đoàn 3 Ta-bo.

Bị tấn công bởi các đơn vị Việt Minh càng giờ càng đông thêm, các đơn vị tiêu tàn của 2 binh đoàn chống cự đến 16 giờ. Vào lúc này, bộ đội VM bắt đầu tràn lên điểm cao 477. Sau 2 lần không thanh công trước sự chống cự của 1 đại đội bắc phi thuộc tiểu đoàn Ta-bo 3, cuối cùng phía VM cũng làm chủ đươjc điểm cao và bao phủ hoàn toàn vị trí đóng trụ của 2 binh đoàn.

Đến đây cuộc gặp gỡ không thanh của 2 binh đoàn cũng vào hồi kết thúc. Trước khi trời tối, 1 chiếc KingCobra đã đến bay lượn trên vị trí 477 nhưng nó không còn thấy một ai nữa cả Pháp lẫn Việt Minh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2009, 12:49:50 pm gửi bởi banzua » Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 01:13:20 pm »

Hồi cuối

Sự rối loạn lan tràn trong 2 binh đoàn sau đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay trong hồi ức những người sống sót.
Sau cuộc tranh cãi nhỏ buổi sáng, Charton sẽ không còn liên lạc được với Le Page nữa. Sau khi không thành công trong việc xin chi viện 1 tiểu đoàn dù mới cùng với không quân, Charton ra lệnh cho viên quyền tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lê dương số 3, đại úy Labignette, và những gì còn lại của tiểu đoàn này làm hậu tuyến bọc hậu cho các đơn vị khác rút lui. Trước khi màn đêm buông xuống đơn vị này sẽ bị tiêu diệt, trong số 635 lính lê dương của tiểu đoàn rời Lạng Sơn 4 ngày trước, chỉ có 32 sẽ đến được Thất Khê, trong đó chỉ có 1 sỹ quan trên 15 người lúc đầu. Những đơn vị khác cố gắng bám theo dòng suối chảy ra song Kỳ Cùng để về Thất Khê, sau khi vượt qua chốt của  d84e36. Vào 16 giờ30, Charton để lại máy điện đài mong rằng Le Page đi sau sẽ lấy được nó. Sau đó cùng với viên phó của Le Page là thiếu ta Lebataille, thiếu tá Arnaud chỉ huy trung đoàn 8 bộ binh bắc phi và những đơn vị Bắc Phi còn lại, ông ta tiến xuống vùng thung lũng.
Về phía Le Page,  sau khi không trao đổi được với Charton, yêu cầu thuộc cấp cố gắng đến được điểm cao 608, nơi đơn vị tiếp đón của đại úy Labaume đang phòng thủ. Nhóm này bao gồm những người lính bắc phi của thiếu tá Delcros cũng như của binh đoàn Charton. Về phần tiểu đoàn dù lê dương, Le Page cho quyền tự do hành động. Trong số 479 lính lê dương nhảy dù 3 tuần trước đó, có 23 người sẽ trở lại được Thất Khê.
Những nhóm lính rút lui theo hướng thung lũng Bản Ca, Nà Cao hầu như đều bị chết hoặc bắt sống vào tối hôm đó và ngày hôm sau.Những người khác cắt qua dãy núi về phía 608 có nhiều may mắn hơn, ngày hôm sau, khi đơn vị Labaume được lệnh rút về Thất Khê, họ đã tiếp nhận được khoảng 800 người sống sót.
Trung tá Đặng Văn Việt với trung đoàn 174 cùng với d322e88, phục kích ở phía tây bắc Thất Khê cũng đã thừa nhận là ông ta đã để thoát nhóm Labaume này.
Trong số những người sống sót, đa số là bộ binh bắc phi, có lẽ do họ là những người đầu tiên bỏ chạy, họ cũng đưa được về 2 viên chỉ huy: thiếu tá Delcros và De Chergé. Thiếu tá Arnaud và đại úy Faugas đều bị bắt và làm tù binh của Việt Minh trong vòng 4 năm.
Viên phó của Le Page, thiếu tá Labataille đã tử trận trên đường đến Thất Khê, Charton, người dính đầy mảnh lựu đạn đã bị bắt, ông ta sống sót nhờ quân hàm quan năm của ông ta đã được VM nhận ra trước khi nhận phát lưỡi lê kết liễu. Le Page bị bắt 2 ngày sau bởi c42d84 chỉ huy bởi đại đội trưởng  Trần Đăng Khiên, một người nói tiếng Pháp rất giỏi.

Trên 5807 binh lính và sỹ quan của 2 binh đoàn, có tất cả 1388 người đã đến được Thất Khê hay Lạng Sơn trước khi những nơi này được di tản. Một số cũng đến được những nơi này sau đó để nhận thấy rằng chúng đã đổi chủ. Một viên hạ sỹ quan cùng 7 lính bắc phi đã đi bộ trong vòng 3 tuần, xử dụng thực phẩm của dân để cuối cùng đến được… Hải Phòng! Số còn lại đều đã chết trận hoặc làm tù binh của VM.
Trong binh đoàn Le Page có 1021 thoát được trên 3193, binh đoàn Charton chỉ có 367 trên 2614 (thong số của đại tá Lennuyeux gửi cho Carpentier).

Ngày 9/10 vào 21giờ15, hội chữ thập đỏ ở Hà Nội do giáo sư bác sỹ Huard hiệu trưởng trường y Hà Nội làm đại diện đã liên lạc được với phía Việt Minh và được thông báo là họ sẽ để những thương binh nặng ở trên đường số 4, điểm cao 703 cách Lũng Phai vài trăm mét. Sau khi thoả thuận lại, họ đồng ý cho phía Pháp đón thương binh ở sân bay Thất Khê ngày 18 vào 10 giờ. Giáo sư Huard sẽ đi với chuyến đầu tiên, cuộc không vận sẽ kéo dài đến ngày 4 tháng 11 với số lượng 4 chuyến bay mỗi ngày. Trung úy Faulques, bị thương nặng ở Cóc Xá, cũng ở trong số thương binh được trả lại. Thiếu tá Segretain tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù lê dương bị thương nặng khi bị bắt, trên đường cáng tới Thất Khê để được trao trả, đã qua đời và được phía Việt Minh chôn cất với nghi lễ quân đội.


Thảm kịch đường số 4 vẫn chưa kết thúc, tiểu đoàn biệt kích dù thuộc địa số 3 của đại úy Cazaux thả xuống Thất Khê ngày 8/10 với đại đội còn lại của tiểu đoàn dù lê dương số 1 cộng them đại đội 4 của trung đoàn 3 lê dương và trung đội thiết giáp đóng ở Thất Khê làm nhiệm vụ chặn hậu cho các đơn vị ở Thất Khê rút lui ngày mùng 10. Họ bị chậm lại 1 đêm để vượt sồng Kỳ Cùng mùa lũ khi các phương tiện vượt sông đã bị các đơn vị đi trước để lại bên kia sông. Họ sẽ bị chặn lại gần đèo Cách, ở địa danh Po Ké và Bản Nhậm bởi các tiểu đoàn địa phương 426, 428 sau đó là trung đoàn 174.

Tiểu đoàn biệt kích dù thuộc địa đang trong thời kì hồi hương nên không có đủ quân số. Họ phải chia ra từng nhóm nhỏ để bị tiêu diệt gần hết, chưa được 1 người lính dù trên 10 sẽ đến được Lạng Sơn. Đại uý Cazaux sẽ chết sau đó trong trại tù binh.
Trung đội thiết giáp, sau khi vứt những xe thiết giáp và bán xích của họ xuống song Kỳ Cung đã cùng lính dù chiến đấu, ở gần vị trí đồn 41 đông cũ, toàn bộ trung đội sau đó mất tích. Viên trung úy trung đội trưởng Pascal, sẽ chết bệnh 1 tháng sau trên đường đến trại tù binh. Hiện nay, 1 chiếc xe thiết giáp của đơn vị vẫn còn được trưng bày ở Thất Khê ngay cạnh đường số 4 trong 1 doanh trại quân đội.
Cũng như đại đội cuối cùng của tiểu đoàn dù lê dương đi chặn hậu cho đơn vị chặn hậu. Nó cũng biệt tích luôn, và 4 năm sau, viên đại úy Moreau đại đội trưởng sẽ được thả từ trại tù binh VM.
50 năm sau, lính dù và lính lê dương vẫn còn tranh cãi về việc họ đã bỏ những bốt dọc đường số 4 sớm quá.

Cuộc rút lui khỏi Thất Khê cũng do đại tá Constans chỉ đạo, nhưng ở đây không phải ông ta đã hốt hoảng như những người chặn hậu suy nghĩ. Cùng ngày hôm đó ông ta đã chuẩn bị việc rút khỏi Lạng Sơn sẽ xẩy ra 6 ngày sau. Ở Thất Khê, viên chỉ huy tiểu khu đã tỏ ra lung túng, ông ta đã trao cho viên phi công rời Thất Khê cuối cùng lá thư trăn trối của ông và chuẩn bị khá lộn xộn cuộc rút như việc quên để lại những con xuồng cho bộ phận chặn hậu vượt song Kỳ Cung, ngoài ra ông ta cũng quên thong báo cho bệnh viện quân y giã chiến của thiếu tá bác sỹ Rouchette, ông này chỉ biết được tin này khi gặp viên sỹ quan công binh cuối cùng sắp rời thị trấn. Đoàn bác sỹ, y tá và thương đã vội vã rời thị trấn, được đưa qua sông Kỳ Cung nhờ sự giúp đỡ của những người lính lê dương cuối cùng còn ở bờ bắc và họ đã đến được Nà Sầm an toàn một ngày sau mà không hề gặp 1 đơn vị Pháp cũng như VM trên đường.     
Logged
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 01:51:35 pm »

Vị trí các đơn vị Pháp trước chiến dịch đường số 4. Bản đồ lấy ở đây:

http://jaubert.chez.com/indchine.htm

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2009, 10:56:46 am »

Trong link của bác banzua còn có cái bản đồ này cũng khá hay:

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM