Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:16:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 100 Câu hỏi về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945-1975 - Phần 2  (Đọc 339581 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #160 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:24:21 am »

Câu hỏi 99: Gợi ý lần 1:
1- Người này năm 2007 Đài, Báo, Truyền hình ta nhắc đến, hiện còn sống.
2- Bộ quân phục này là cấp Tướng.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:28:54 pm gửi bởi trucdang » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #161 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 11:17:45 am »

Câu hỏi 99: Gợi ý lần 1:
1- Người này năm 2006 Đài, Báo, Truyền hình ta nhắc đến, hiện còn sống.
2- Bộ quân phục này là cấp Tướng.
Đại tướng quân Vàng Pao, lừng lẫy một thời.
Dự định đặt thủ đô tại Tân Kỳ - Nghệ An  Grin
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:37:26 pm »

@rongxanh : ...Đại tướng quân Vàng Pao...
---------
Đúng là Vàng Pao, nhưng là Trung tướng thôi ạ !
Trong ảnh là "Vua phỉ" Vàng Pao, với bộ quân hàm được Chính quyền Vương quốc Lào (phản động, thân Mỹ) phong là Trung tướng.
Vàng Pao người dân tộc Mèo (còn gọi là dân tộc Hmông), sinh năm 1931 tại Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nơi này gần biên giới Lào-Việt, giáp với huyện Mường Xén-Nghệ An. Hồi còn thiếu niên, hắn được gia đình cho ăn học tại trường bản xứ do Pháp  mở, trong đó có dạy tiếng Pháp. Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, Pháp cho biệt kích nhảy dù xuống Cánh Đồng Chum để tổ chức chống Nhật, Vàng Pao liền bỏ học để làm thông ngôn cho lính Pháp, khi đó hắn mới 14 tuổi. Khi Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương, với chính sách "dùng người bản xứ đánh người bản xứ", năm 1951 thực dân Pháp tổ chức ra "Đội quân người Mèo", thứ quân này cùng với lính Pháp càn quét lập thành những "khu tự trị" giống như vùng tề, vùng tạm chiếm mà chúng lập ở Việt Nam. Đội quân này thường mở các cuộc hành quân càn quét cướp bóc, "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Riêng ở tỉnh Xiêng khoảng đội quân gồm 6.000 tên. Vàng Pao vốn là tên lính trung thành đắc lực, bản chất hiếu sát nên được thăng cấp trung uý vv...
Tháng 4-1954, tại lòng chảo Điện Biên Phủ, 15.000 quân viễn chinh Pháp đang hấp hối. Để tỏ thái độ anh hùng và lập công với quan thày, Vàng Pao vận động được khoảng 800 tên lính bản xứ người các dân tộc ở vùng Xiêng Khoảng và Sầm Nưa, hành quân bộ vượt biên giới sang chi viện. Đường đi núi non hiểm trở, phải tự cướp bóc mà nuôi quân, chưa đến nơi thì đã nghe tin Điện Biên Phủ đã thất thủ, toán quân ô hợp này buộc phải quay trở về. Dọc đường, lính tráng đói khát, mệt mỏi nên nhiều tên rã ngũ. Vàng Pao cho tay chân tìm bắt lại một số tên rồi hành quyết ngay tại chỗ khiến binh lính khiếp sợ không dám đào ngũ nữa. Sau này, khi đội quân của hắn được Mỹ trả tiền lương hàng tháng, hắn quỵt luôn, mà chỉ nuôi cơm. Khi một sĩ quan cấp dưới lên gặp để thắc mắc, hắn rút súng bắn luôn vào chân rồi sai lính khiêng ra ngoài...
Năm 1964, cũng như ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ ra sức đẩy mạnh viện trợ quân sự, đồng thời huấn luyện quân đội tay sai Lào thành lực lượng phản động phá hoại nền hoà bình Đông dương. Trong bối cảnh đó, lực lượng của Vàng Pao ngày càng được phát triển thành đội quân đánh thuê nhà nghề. Được gọi là "Lực lượng đặc biệt", thứ quân này được Mỹ cung cấp viện trợ trực tiếp, gồm các loại vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện tác chiến rừng núi. Các cố vấn quân sự huấn luyện trực tiếp đến từng đơn vị chiến đấu. Mọi công tác viện trợ và huấn luyện đều "trực tiếp", tức là không cần thông qua Chính phủ Hoàng gia Lào. Với người Mèo thì Vàng Pao xưng là "Vua", còn với với Chính phủ phản động tay sai Mỹ thì hắn được phong Trung tướng. Về biên chế quân đội, chúng được tổ chức theo kiểu thực dân Pháp, gồm các GM (groupment mobile: binh đoàn cơ động), BV(bataiilon voloutaire: tiểu đoàn tình nguyện), BS (batailllon spécial: tiểu đoàn đặc biệt), SGM (special groupment unit: đơn vị đặc biệt)vv... Hoả lực và không quân có các loại pháo 105ly, máy bay lên thẳng UH-1A, máy bay ném bom T-28, máy bay trinh sát L-19 vv... Cách tuyển mộ lính của đội quân Vàng Pao là, cho máy bay trực thăng bay đến các bản làng khắp rừng núi, thả lính xuống phát quang thành những bãi trống gần dân, rồi thường xuyên bay đến, dụ dỗ mua chuộc bằng cách phân phát hàng hoá lương thực dưới danh nghĩa cơ quan viện trợ USAID và USIS, đồng thời vừa tuyên truyền vừa cưỡng ép thanh thiếu niên, đưa về trại tập trung huấn luyện.  Lúc cao điểm nhất đội quân này lên đến 30.000 tên, trong đó nhiều bọn lính thiếu niên chừng 14, 15 tuổi và những tên lính già trên 40 tuổi. Được Lực lượng biệt kích "mũ nồi xanh" của quân đội Mỹ huấn luyện, thường xuyên viện trợ trực tiếp, khi có chiến sự sẵn sàng chi viện bằng không quân, kể cả những phi vụ máy bay ném bom chiến lược B-52. Trong các cố vấn Mỹ, từng có nhiều nhân viên CIA sõi tiếng Mèo, hiểu rõ phong tập tục quán của dân tộc này. 
Đại bản doanh của hắn, trong suốt hai cuộc Chiến tranh, đóng tại khu vực Sảm-thoong, Loong-chẹng.
- Mùa khô năm 1971, tại Cánh Đồng Chum, Liên quân Việt-Lào tổ chức Chiến dịch Z. Lực lượng ta gồm Sư đoàn 312, Sư đoàn 316, Trung đoàn cao xạ 226, Trung đoàn công binh 216 và 239, Tiểu đoàn xe tăng D195, Tiểu đoàn pháo tầm xa D21 vv... cùng một số đơn vị Pa-thét Lào. Địch gồm 20 tiểu đoàn nguỵ Lào, 8 tiểu đoàn biệt động Thái Lan, 2 binh đoàn cơ động lính Vàng Pao là GM21 và GM23, 30 khẩu pháo 105ly, 155ly, 106m7ly, tổng cộng địch khoảng 100.000 tên. Sáng sớm ngày 18-12-1971 toàn mặt trận nổ súng. Toàn bộ quân Nguỵ Lào, lính đánh thuê Thái Lan bị đánh thiệt hại nặng phải rút chạy, bỏ lại toàn bộ vũ khí trang thiết bị. Hai binh đoàn cơ động của Vàng Pao là GM 21, GM 22 bị Trung đoàn 141 đánh bật khỏi Bản Na, Bản Khổng. Trên đường rút chạy tan tác, chúng thoát khỏi lõng của Trung đoàn 335, rút về Sảm-thoong, Loong-chẹng cố thủ. Thừa thắng, quân ta mở đợt tấn công mới vào sâu Sảm-thoong, một tập đoàn kiên cố quân lâu năm của địch. Pháo tầm xa 130ly của ta bắn dữ dội vào sân bay Thẩm-lựng, 3 xe thiết giáp K-63 hỗ trợ bộ binh tấn công.
Đến ngày 11-3-1972, sau nhiều trận đánh ác liệt, các Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) và Trung đoàn 148 (Sư đoàn 312) chiếm và làm chủ căn cứ Sảm-thoong trong nhiều ngày. Nhà của tên tướng phỉ Vàng Pao cũng bị bộ đội đặc công ta tấn công. Hắn thoát hiểm. Đến cuối năm đó, ta tổ chứcmột trận ném bom mà chúng ta nêu ở câu hỏi trên, Tháng 10-1972, nhằm vào sào huyệt hắn. Một lần nữa Vua Phỉ vẫn lành lặn, có lẽ bùa hộ mệnh của hắn rất thiêng.
Cho đến khi Chiến tranh Việt Nam sắp kết thúc thì hắn đã được phong hàm tới cấp Trung tướng. Năm 1975 hắn đào thoát sang Thái Lan, rồi định cư tại Mỹ.
***
Tháng 6-2007, báo chí Mỹ đưa tin: trong chiến dịch "Đại bàng rũ cánh" (Operation Tarnished Eagle), ngày 4-6, tại 14 địa điểm của 6 thành phố thuộc bang California, gồm Sacramento, Loss Angeles, Frensno, Sico, Stockton và Woodlan, hơn 200 nhân viên an ninh đã bắt giữ Vàng Pao cùng 9 tên đồng bọn, trong đó có một cựu trung tá quân đội Mỹ. Bọn chúng đã đặt mua vũ khí gồm súng tiểu liên, hoả tiễn phòng không vác vai, thuốc nổ vv... để trung chuyển qua Thái Lan, từ đó chuyển vào CHDCND Lào nhằm gây bạo loạn lớn. Số tiền mà chúng có được là do quyên góp từ những người Mỹ gốc Lào định cư sau năm 1975. Nhà chức trách Hoa Kỳ còn thu được bản kế hoạch chi tiết của tổ chức "Neo Hom", tức là "Phong trào giải phóng Lào tại Mỹ", trong đó lên kế hoạch cụ thể nhằm ám sát các quan chức lãnh đạo, phá hoại những địa điểm quan trọng của Chính phủ Lào tại Viên Chăn. Theo Đạo luật trung lập liên bang (Fedran Neutrality Act), bọn chúng đã vi phạm pháp luật này, bởi "công dân Hoa Kỳ không thể dính líu vào âm mưu lật đổ một chính phủ có chủ quyền mà Hoa Kỳ đang có quan hệ hoà bình". Tại một cuộc họp báo, một trợ lý công tố viên nói: "Chúng ta đang xem xét tới một âm mưu giết hại tới hàng ngàn người một lúc".
Đến năm nay 2008 thì Vàng Pao sang tuổi 78 tuổi, chưa thấy báo chí đưa tin về vụ xét xử này. Có thể do quá già yếu như Pinôchê, nên có thể hắn sẽ được đóng một khoản tiền để được hưởng ân huệ không phải ngồi tù. Một kết cục đích đáng !
======
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:43:42 pm gửi bởi trucdang » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #163 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:14 pm »

He he, thành tích Vàng Pao như vậy, đáng được phong Đại tướng quá rồi còn gì nữa Grin (Em biết là Trung tướng rồi, trêu bác chút thôi).
Có lẽ bác lấy từ sách ra nên không có chi tiết cha này làm cho  liên quân VIệt Lào lắm lúc mất ăn mất ngủ, lời tuyên bố ăn Tết tại Tân Kỳ - Nghệ An là không phải không có cơ sở.
Em còn nghe kể có bác đặc công (tên là Cường) còn đóng giả, trà trộn vào và đánh cờ với cha này, mà không tìm cách khử được.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #164 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 12:22:13 pm »

Từ 1945-1975 có 4 chiến dịch mang tên các vị lãnh đạo khi họ vẫn đang còn sống, hãy kể tên các chiến dịch đó?

Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #165 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 09:55:30 pm »

Câu hỏi 100:Bạn cho biết:
- Ai từng nói rằng, bầu trời và vùng biển của Miền Bắc ta không phảo là AO NHÀ của Đế quốc Mỹ ?
- Và nói trong dịp nào ?
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:46:49 am gửi bởi trucdang » Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #166 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 10:28:56 pm »

Câu hỏi 101: Từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta cho đến khi hết Chiến dịch Điện biên Phủ và trao trả tù binh, luôn có những người Việt đi lính cho Pháp.
Hỏi:
- Đội quân người Việt này được phân chia các "ngạch" chịu sự lãnh đạo chỉ huy như thế nào ?
- Sau trận Điện Biên Phủ ta có trao trả tù binh người Việt cho Pháp không ?
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #167 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 08:02:58 am »

trả  lời câu 100
bác hồ nói câu đó
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #168 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:22:07 am »

@mig21-58 : Không phải đâu ạ ! Bạn không nên đoán già đoán non.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 11:46:21 am gửi bởi trucdang » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:19:39 pm »

Câu 100.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói sau sự kiện HQNDVN tấn công tàu Maddox 02/08/1964.
Nguyên văn: "Bờ biển của ta chứ không phải ao nhà của chúng" (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1396.20).
Cũng có dị bản khác là "Biển đảo...".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM