Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:41:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm?  (Đọc 238352 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2007, 04:14:33 pm »

CHẾ ĐỘ DIỆM KHÔNG DIỆM

  Dù không được lòng ai, dù bị mang tiếng đã làm sống lại một chế độ " Diệm không Diệm" song sự lựa chọn ông Thơ có nhiều cái hợp lý: 1- ôngThơ là bạn tri kỷ của tướng Minh. 2- ông Thơ đã quen việc trong 9 năm của chế độ cũ. 3- ông Thơ trước sau vẫn là Đốc phủ sứ với tất cả ý nghĩa của giới này trước năm 1945. ông Thơ dầu sao vẫn là một địa chủ nên người Mỹ có đủ yếu tố để tin tưởng vào lập trường địa chủ của ông, 4- ông Thơ tuy làm quan lại thời Pháp nhưng không phải là mẫu người được Pháp đào tạo từ truyền thống văn hoá Pháp như ông Ngô Đình Nhu hay kỹ sư Trần Văn Vân v.v.. Đó là điều mà người Mỹ rất ngại.
  Có một dư luận trong chính giới thân Mỹ lúc ấy là: Nếu không có sự thảm sát anh em Tổng thống Diệm thì Đại sứ Trần Văn Chương đã trở về nước và ông có nhiều hy vọng là Thủ tướng. Song vì con rể ông bị ám sát, một nhạc gia tất nhiên không thể làm như vậy (đây chỉ là dư luận được tung ra để thăm dò tin tức vào lúc ấy. Cũng nên ghi thêm, ngày 28-10-1963 nguyên Đại sứ Trần Văn Chương đã lên tiếng công kích nặng nề chế độ Tổng thống Diệm và con rể ông).
  Kể từ ngày 4-2, phe các tướng Minh, Đôn, Kim, Xuân, Đính trở thành ngũ hổ, song sự phân hoá trong Hội đồng Quân nhân cách mạng càng trở nên rõ rệt, mỗi bên đều đề cao cảnh giác. Một số các đơn vị tham dự đảo chính được điều động ra khỏi đô thành. Một số sĩ quan cấp tá như Phạm Ngọc Thảo bị theo dõi rất sát sao, Đại tá Đỗ Mậu được thăng Thiếu tướng, nhưng vô quyền (sau được bổ nhiệm là Tổng lãnh sự miền Nam Việt Nam tại Hồng Công).

Trung tá Phạm Ngọc Thảo - Cán bộ tình báo của ta đã tham gia vào vụ đảo chính
  Tuy mấy tướng lãnh như tướng Xuân, Đôn, Đính, Kim... đang có thực quyền sinh sát song sự hiện diện của một vài tướng lãnh cũng như sự xuất hiện của cựu Trung tá Trần Đình Lan đã làm cho giới chức Mỹ không hài lòng. Người Mỹ không những "kỵ" văn hoá Pháp mà "kỵ” cả những ai bị nghi ngờ "người của Pháp". Như thế ta cũng hiểu được rằng, trong lúc mà Mỹ tin tưởng sẽ chiến thắng Cộng sản bằng con đường và nhận thức của Mỹ, thì ở đây, Mỹ có thể chấp nhận Cộng sản nằm vùng (nếu sự nằm vùng có lợi thế về phía Mỹ) song không thể chấp nhận sự hiện diện và thao túng của Phòng Nhì cũng như các tay phản gián Pháp.
   Đó cũng là lý do khiến Trần Đình Lan cũng như Vương Văn Đông đã phải cuốn gói ra đi mặc dù hai người này đã có thành tích "diệt Cộng" khét tiếng những năm 1954 (Thực ra thì cơ quan CIA Mỹ cũng biết rõ rằng, Trần Đình Lan hay Vương Văn Đông sẽ không làm nên trò trống gì nhưng họ lại dùng hai sĩ quan thân Pháp này như một bằng chứng cho "hồ sơ" được gọi là trung lập của bộ ba Minh, Kim, Xuân và bằng chứng đó là một phần "luận cứ" để biện minh cho cuộc chỉnh lý của tướng Khánh).
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2007, 07:33:27 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2007, 07:27:10 pm »

BÀN TAY MÓC NỐI

  Khi Phó Tổng thống Thơ được chỉ định làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ, đồng thời là lúc các đảng phái, Phật giáo cũng tiêu tan hy vọng mà họ vẫn hướng về Hội đồng Quân nhân cách mạng, coi như đấy là nơi sẽ có nhiều phép lạ xây dựng cơ đồ cho Việt Nam.
  Thủ tướng Thơ trả lời báo chí là Thủ tướng đã có ý định từ chức Phó Tổng thống từ dạo tháng 9 tháng 10 . . . nhưng Trung tướng Dương Văn Minh cản ngăn (?) vì sợ hỏng chuyện. Thủ tướng  Thơ cũng cho biết ông có biết những kế hoạch lật đổ Tổng thống Diệm. Sau này, một vài người bạn rất thân của Thơ cho rằng, đó chỉ là cách Thơ biện minh cho sự hiện diện của mình khi được "cách mạng" trọng dụng. Sự thực, trước ngày 1-2-1963 kể cả bạn bè thân của Phó Tổng thống Thơ chưa bao giờ thấy ông ngỏ ý từ chức Phó Tổng thống, ông Thơ chỉ thực sự bị buộc từ chức Phó Tổng thống khi cuộc đảo chính thành công. Vai trò của ông Nguyễn Ngọc Thơ đã liên hệ như thế nào đối với Tổng thống Diệm và Trung tướng Dương Văn Minh sau này ? Trước hết, tướng Minh khi còn là Trung tá đã được ông Nguyễn Ngọc Thơ đề đạt với Tổng thống Ngô Đình Diệm (l954)và cũng nhờ sự đề đạt của ông Thơ nên ông Diệm đã một thời hoàn toàn tin cậy tướng Minh. Khi Diệm còn hoạt động ở trong bóng tối, Huỳnh Hữu Nghĩa được coi là "cán bộ " giao liên tin cẩn. Chính ông Nghĩa đã có công "móc nối"giữa anh em Tổng thống Diệm và Trung tướng Trịnh Minh Thế. Đồng thời Tổng thống Ngô Đình Diệm quen biết Thơ lại là người móc nối Trung tá Dương Văn Minh (1954) với Diệm. Đó cũng là cái"vòng vo thân hữu” trong giới chính trị miền Nam. Nhờ cái “vòng vo thân hữu” đó, nhiều khi không cần tài cho lắm, song nếu có anh em đưa đẩy đề đạt thì vấn đề tạo lập công danh kể như chuyện đi du ngoạn lại trúng số mà thôi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2007, 05:52:47 pm »

ĐỊA PHƯƠNG

 Khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, có hai vấn đề mà Diệm quan tâm bậc nhất về phương diện nội bộ: 1-Yếu tố nhân sự và vấn đề nhân sự miền Nam. 2- Thành phần lãnh đạo trong quân đội. Ngô Đình Nhu mấy năm đầu vẫn quan niệm dứt khoát rằng: Bắc-Nam –Trung không thành vấn đề. Điều quan trọng họ có làm được việc không. Song Diệm tế nhị hơn ông em điều này: "Phải dùng người sinh quán tại miền Nam ít nhất cũng phải theo một tỷ lệ tương đối so với dân số nam phần". Cũng bởi lý do đó, ngay từ buổi đầu, ông Nguyễn Ngọc Thơ đã được Tổng thống Diệm lưu tâm đặc biệt ông Thơ lại có một quá khứ "hành chánh" hợp với nhãn giới của Diệm vì Thơ là một Đốc phủ sứ.
  Theo quan niệm của Diệm thì đó là một giới "biết việc" cho nên không chỉ một Đốc phủ sứ  Nguyễn Ngọc Thơ được trọng dụng mà nhiều Đốc phủ sứ được Diệm đặc biệt cất nhắc, như trường hợp Đốc phủ sứ Hải, Đốc phủ sứ Công. Ngô Đình Diệm lại dùng Thơ như một tâm điểm để móc nối với hàng ngũ quan lại và địa chủ lại miền Nam. Trong hai năm đầu (l954-1956) Thơ đã thành công trong nhiệm vụ này. Uy tín của Thơ đối với Diệm ngày càng vững chắc, nhất là Thơ được coi như người có công lớn trong vụ tướng Hoà Hảo Ba Cụt cùng các vụ dàn xếp với mấy nhóm Hoà Hảo khác (1). Trong chế độ Ngô Đình Diệm có hai người được Diệm kính nể đó là Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Ngọc Thơ.

Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ, lực lượng Hòa Hảo ly khai tuyên bố đầu hàng chính quyền Ngô Đình Diệm


-------------------------------------------------------------------------------------------------
(1)Nhóm Hòa  Hảo Trần Văn Soái tự Năm Lửa, Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2007, 06:10:37 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 12:27:58 pm »

Riêng ông Thơ, Diệm thường xưng hô là “Ngài". Diệm thường nói với Thơ đại khái như: " Ngài thấy thế nào... Ngài đi thế tôi giùm việc này..."  Trong những lúc không có mặt Thơ, ông Diệm vẫn thường: Một tiếng Phó Tổng thống, hai tiếng Phó Tổng thống. Cụ Phó như thế, Ngài như vậy. Rất ít khi Tổng thống Diệm gọi Thơ bằng “ông".

Ngô Đình Diệm và Nguyễn Ngọc Thơ.
Về phía quân đội, khi về nước chấp chánh, Diệm coi như “tay trắng" không - có một tên quân, không có một tướng tá nào được coi là "người của mình". .Trong lúc hoàn toàn thiếu người tin cẩn trong giới quân sự, Nguyễn Ngọc Thơ đã đề đạt Trung tá Dương Văn Minh. Tất nhiên là Diệm rất hoan hỉ chấp nhận. Từ đó Trung tá Minh được coi là sĩ quan cấp tá được Diệm yêu mến tin cẩn nhất. Trung tá Minh lần lượt được trao phó các chức vụ quan trọng như Tư lệnh chiến dịch Rừng Sát và Chiến dịch bình định tại miền Tây. Diệm vẫn thường coi tướng Minh là một thứ " homme de bataille"... Sau vụ chiến thắng Rừng Sát, Đại tá Minh dẫn đầu đoàn quán tiến về Sài Gòn đi trên đại lộ Catinat rồi về dinh Độc lập. . . trước bao nhiêu tiếng hoan hô vang dậy. Báo chí lại được dịp thổi phồng, tán dương rất bay bướm. Tổng thống Ngô Đình Diệm buổi sáng hôm ấy đã đứng sẵn ở thềm dinh Độc Lập để dón mừng "Người anh hùng Rừng Sát". Sau này Diệm thăng Đại tá Minh lên Thiếu tướng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 05:35:20 pm »

TƯỚNG KHÔNG QUÂN

  Xét về hai con người, thì một Phó Tổng thống Thơ và hai là tướng Dương Văn Minh, thì tướng Minh được Tổng thống Diệm trọng hậu ngay từ buổi đầu và nổi bật một cách dễ dàng. Minh trở thành ngôi sao sáng trong hàng tướng tá kể từ đầu năm 1955. Còn Thơ phải đợi đến năm 1956 mới được bổ nhậm Phó Tổng thống, mặc dầu đã tham gia Chính phủ đầu tiên của Tổng thống Diệm với tư cách Bộ trưởng Nội vụ (7-7-1954) song vai trò của Thơ còn lu mờ và chỉ như một viên chức phụ tá Thủ tướng. Tướng Minh càng ngày càng được Tổng thống Diệm tín nhiệm và yêu mến nhờ hội đủ được mấy điều kiện mà Diệm cho là xứng đáng theo hai tiêu chuẩn. 1- Tướng Minh có vóc dáng một tướng lãnh đường hoàng. 2- Tướng Minh không có những vụ lem nhem về vấn đề "vợ nọ con kia hay bài bạc". Hơn nữa, do sự kính mến Thơ nên Diệm cũng mến trọng Minh.
   Khi thành lập Bộ Tư lệnh hành quân Minh được chỉ định là Tư lệnh, lúc ấy Minh đã đeo ba sao và nguyên là Tư lệnh Quân khu Thủ đô (1). Giới thân cận với Diệm cho rằng Diệm đặc biệt lưu tâm đến Bộ Tư lệnh hành quân nên đề cử tướng Minh. Diệm coi đó là một tín nhiệm đặc biệt. Diệm rất mù mờ về lĩnh vực quân sự, hai tiếng "hành quân" đối với Diệm là một sự trọng đại. Khi chỉ định tướng Minh, Diệm đã cho rằng: Chỉ có tướng Minh mới xứng đáng, vì Tổng thống vẫn cho rằng tướng Minh là một “homme de bataile".
   Tuy vậy, tướng Minh lại không mấy ham ở chức vụ "không quân" này.
   Tướng Minh thường tỏ ra không thiện ý với vị Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô (trước ngày 11-2-1960) . Tướng Minh vẫn phê bình công khai viên Trung tướng này "nhảy dù - đi tắt "..
   Trước vụ 2-2-1960, chế độ cũ không hề thắc mắc tướng Mình, vì coi ông như người thân tín của "ông Diệm". Nhưng sau ngày 2-2-1960, vì tướng Minh tuyên bố đứng trung lập giữa chính quyền và phe đảo chánh (2) rồi lại có báo cáo là trước ngày đảo chính tướng Đôn có vào Sài Gòn và gặp tướng Minh cũng như tướng Kim ở ngay Bộ Tư lệnh Hải quân, đó cũng là một lý do làm tướng Minh xa dần chế độ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Tức Sài Gòn.
(2) Báo Joumal Extrême Orent (13-11-1960)

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 02:26:16 pm »

NƯỚC VỚI LỬA

   Giữa tướng Minh và ông Ngô Đình Nhu ít có sự liên lạc. Người thân cận nhất của Ngô Đình Nhu hiểu rõ hơn ai hết là Nhu để ý tướng Minh qua một vài biến cố quan trọng, như vụ Rừng Sát, chiến dịch thanh toán các lực lượng võ trang Hoà Hảo, vụ đảo chính hụt 2-2-1960, mặc dù Nhu có đọc trên báo Journal Extrême Orient thấy tường thuật tướng Minh tuyên bố "Je reste neutre" Nhu cũng làm thinh. Thực ra thì Nhu không để ý đến tướng Minh. Vì có "máu say" chính trị nên tướng lãnh như tướng Minh dưới mắt ông cũng chỉ là nhà quân sự bình thường. Nhu cho rằng tướng Minh có tài chiến đấu nhưng ở một mức nào thôi chứ không phải là một chiến lược gia quân sự. Nhu bắt đầu để ý tướng Minh kể từ tháng 9/1963, khi có những tin đồn về một cuộc đảo chính của tướng lãnh.
   Nhưng tại sao tướng Minh lại "kỵ" ông Nhu và cho rằng ông Nhu "ghen ghét" với mình ? Theo báo chí có một phần lý do thầm kín như thế này: Sau vụ thanh toán Bình Xuyên tại Sài Gòn và Rừng Sát, dân chúng loan truyền "huyền thoại" nhằm suy tôn tướng Minh, là tướng Minh tịch thu được bao nhiêu vàng bạc đều đem nộp cho Tổng thống. Lại có một nguồn tin khác trong giới chỉ huy quân sự tại Sài Gòn dạo ấy là, khi tướng Minh là Tư lệnh hành quân đi dẹp Bình Xuyên, tịch thu được rất nhiều "bao bố” giấy bạc. Nhiều bao bạc bị rơi xuống nước nên ướt đẫm . Số giấy bạc này được mang về phơi khô và “ủi" cho phẳng phiu ngay tại dinh Tỉnh trưởng Chợ lớn.
   Sau đó, không hiểu được đem đi đâu và chia phần cho những ai ? Có điều rõ rệt là chính quyền hồi đó không nhận được một đồng xu nào trong số bạc lớn này nếu có. Tuy vậy, chính quyền cũng không thấy lên tiếng về vụ tướng Minh đem nộp vàng bạc của Bình Xuyên cho Tổng thống Diệm cũng như số bạc lớn trên đây nếu có thì bỏ vào túi riêng của những ai ? Phải chăng vì thế mà có sự tránh né.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 06:12:16 pm »

   Một lý do khác nữa khiến tướng Minh "kỵ" ông Nhu, đơn giản vì Phó Tổng thống Thơ cũng "kỵ" ông Nhu. Tuy được Tổng thống Diệm kính nể song Thơ lại tỏ ra không hài lòng với ông Nhu. Thường ngày, Thơ vẫn phải vào dinh nhưng chỉ vào thẳng văn phòng Tổng thống, đệ trình công việc có khi hàng tháng mới gặp ông Nhu một lần và hai người cũng chỉ trao đổi vài câu thăm hỏi xã giao. Ông Nhu thì cho rằng Thơ không biết gì về chính trị và cái khả năng hành chánh của Thơ cũng đã quá lỗi thời.
   Nhưng ông anh kính mến Thơ thì ông em cũng phải kính mến... Dưới mắt ông Nhu, Phó Tổng thống Thơ cũng là người "được việc", nhất là chịu khó đại diện cho Tổng thống trong các buổi hội hè, lễ nghi. Sự thực Nhu không bao giờ hỏi han Phó Tổng thống Thơ về các việc chính trị, Nhu cho rằng Thơ không có khả năng trong lãnh vực này. Ông Nhu không ghét ông Thơ trái lại tỏ ra có thiện cảm, nhất là ông Thơ lại khôn khéo và luôn luôn tỏ ra khiêm tốn bình dị (Tuy là Phó Tổng thống nhưng mỗi lần Thơ đi đâu đều im lìm... không kèn trống ồn ào, không cả xe hộ tống, ông lại có thói quen ngồi cạnh bên tài xế) .
   Vào năm 1957, khi tiễn chân Tổng thống Diệm đi công du tại Mỹ, Phó Tổng thống Thơ gặp ông Nhu tại Phi trường Tân Sơn Nhất đã nói nhỏ với ông Nhu: "Tôi không hiểu tại sao ông bác sĩ Tuyến cứ cho người theo dõi tôi hoài". Mấy hôm sau, ông Nhu nói lại việc đó với Tuyến "Làm thế nào mà ông Phó Tổng thống lại phàn nàn như vậy". Bác sĩ Tuyến rất đỗi ngạc nhiên vì không cử người làm việc đó. Và cũng không nghĩ đến làm việc đó.

  Ngô Đình Diệm đến Mỹ năm 1957.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2007, 06:33:34 pm »

TỚI LUI ĐÚNG LÚC

  Ông Nguyễn Ngọc Thơ đã có một hành động hết sức đẹp trong dịp cải tổ Chính phủ ngày 24-9-1954 (với sự tham gia rộng rãi của các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo) hành động đó như sau: ông Thơ nguyên Tỉnh trưởng Long Xuyên vốn là khu vực được coi như lãnh thổ của Hoà Hảo, giáo phái này đã từ lâu tỏ ra “thiếu thân thiện", nếu không nói là hiềm khích đối với ông Thơ. Sau khi trở thành Bộ trưởng Nội vụ của Chính phủ Ngô Đình Diệm, ông Thơ lại càng bị Hoà Hảo nghi ngờ.Trong lần cải tổ Chính phủ vào tháng 9 kể trên, phe Hoà Hảo Trần văn Soái "lên tiếng" với Ngô Đình Nhu rằng: Họ chỉ tham gia Chính phủ với điều kiện này điều kiện kia trong đó có điều kiện không chấp nhận sự có mặt của Thơ trong thành phần nội các mới. 
   Tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối với lý do, từ ngày ông Thơ lên làm Bộ trưởng Nội vụ cho đến lúc ấy, chưa có một lầm lỗi nào, trái lại ông đã làm việc một cách tận tâm đắc lực. Ngô Đình Diệm nhất quyết không nhượng bộ phe Trần Văn Soái về điểm này. Khi hai bên Chính phủ và Hoà Hảo còn đang tranh cãi, ông Thơ biết sự việc này, chính ông nói với Diệm xin tự ý rút lui để Diệm xử trí với phe Hoà Hảo.
   Vì biết phe Hoà Hảo coi Thơ như kẻ thù, Ngô Đình Diệm tìm cách để Thơ “vắng mặt" một thời gian, đó cũng là ý muốn của ông. Vì vậy, Thơ được bổ nhiệm làm Đại sứ cho Chính phủ miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm tại Nhật Bản. Vào tháng 4-1955 sau khi Chính phủ Liên hiệp quốc gia tan vỡ, Trần Văn Soái, Lương Trọng Tường từ chức...Hoà Hảo chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm và miền Tây mịt mờ khói lửa, ông Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ được gọi về nước, vẫn giữ nguyên chức vụ Đại sứ, song ông được Tổng thống Diệm giao cho nhiệm vụ đặc biệt là giải quyết tất cả những vấn đề chính trị tại miền Tây. ông Thơ được coi là đại diện Thủ tướng Chính phủ Ngô Đình Diệm trong việc kiểm soát chiến dịch bình định và thu xếp vụ Hoà Hảo.
   Sau khi vụ Hoà Hảo được coi như là thanh toán xong, ông Thơ trở lại Nhật, đó cũng là ý muốn của ông.
   Thực ra thì ông Thơ muốn "làm mờ" vai trò của mình trong vụ Hoà Hảo nhất là vụ bắt tướng Hoà Hảo Lê Quang Vinh mà ông Thơ là người có trách nhiệm. Ông trở lại Nhật mặc dù Diệm có ý giữ ông ở lại nước nhận một chức vụ quan trọng hơn.

Tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh (Ba cụt) trong hầm giam tại Cần Thơ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 07:04:30 pm »

NGÀY TRỞ VỀ

  Tháng 3-1956, tướng Hoà Hảo Trần Văn Soái hợp tác với Chính phủ, tướng Dương Văn Minh họp báo nói về trường hợp quy thuận này, chiến dịch miền Tây được coi như kết thúc. Tướng Minh cho biết, trong chiến dịch Hoàng Diệu, Soái đã tịch thu được 20 ki lô vàng, 16,5 triệu tiền mặt, số tiền này Soái đem nộp cho Chính phủ và dùng xây cất một Cô nhi viện. Đồng thời 56 sĩ quan và binh sĩ Hoà Hảo đã về hợp tác với Chính phủ trong một buổi lễ tại Cái Vồn (8-3-l956). Vấn đề Hoà Hảo miền Tây coi như xong. ông Nguyễn Ngọc Thơ lúc ấy mới công khai tham chánh và được bổ nhiệm là Bộ trưởng Kinh tế thay thế Trần Văn Mẹo (16-5-1956).

 Tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) thời oanh liệt

   Tuy hai ông Diệm, Nhu muốn Thơ nắm Bộ Nội vụ vì Diệm coi đó là sở trường của ông Thơ, nhưng ông Thơ không nhận, chỉ thích Bộ kinh tế từ đó Thơ chính thức trở thành người của chế độ Diệm . Trong buổi tiếp tân vào tối ngày 26-10-1955, Thơ xuất hiện bên cạnh Tổng thống Diệm với tư cách Phó Tổng thống. Buổi tiếp tân hôm ấy,trong bộ nhưng phục mới của cấp tướng, Thiếu tướng Minh được mọi người chú ý đặc biệt, vì ông đã trở thành "con cưng" của chế độ Ngô Đình Diệm và đang được Tổng thống thương yêu. Bạn bè của Phó Tổng thống cũng lên vù vù từ đó.   
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2007, 03:52:45 pm »

NỖI BUỒN NHO NHỎ

   Vì không mấy khi được ông Nhu tham khảo về chính sự, Phó Tổng thống Thơ mỗi ngày càng xa cách ông Nhu với mặc cảm rằng, ông Nhu chỉ là một Cố vấn. Đối với công quyền, ông không có một quyền hành nào, vì cố vấn không phải là một "titre oflciel" (1), phó Tổng thống Thơ mới là nhân vật số 2. Do đó ông phải hơn ông Nhu và sẽ không cần biết ông Nhu, chỉ cần biết Tổng thống. Tuy vậy, mỗi lần gặp ông Nhu, Phó Tổng thống Thơ vẫn mềm mỏng, khôn khéo và tỏ ra rụt rè. Tuy bên trong, có lẽ Phó Tổng thống Thơ vẫn không được hài lòng do một số những bất mãn nào đó, có khi chỉ là chuyện rất tầm thường.Thí dụ như vụ Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu, Tỉnh trưởng Long Xuyên (1957). Thiếu tá Nhiễu được coi như người thân của gia đình Phó Tổng thống Thơ và được ông Thơ đề bạt làm Tỉnh trưởng nơi quê hương mình. Ông Nhiễu làm Tỉnh trưởng tỉnh này đã khá lâu. Sau vì một vụ "xì-căng-đan-tình-ái" Nhiễu bị mất chức, vì xì-căng-đan này đã làm sôi nổi dư luận miền Tây. Sự vụ là: Một sĩ quan cao cấp của Hoà Hảo bị bắt, ông ta có một cô vợ trẻ khá nhan sắc...Nghe đâu trong một dịp ông Nhiễu gặp mặt, mụ này đã làm ầm lên, gây xì-căng-đan lớn. . .không hiểu trong vụ này Hoà Hảo có âm ưu hạ uy tín ông Nhiễu hay không ?
   Ông bị thuyên chuyển và Thiếu tá Nguyễn Văn Minh được thay thế, Thiếu tá Minh là một sĩ quan trẻ, cũng có ít nhiều liên hệ với Phó Tổng thống Thơ. Trước khi làm Tỉnh trưởng Long Xuyên, Minh là Thanh tra Bảo an tại mấy tỉnh vùng Hậu Giang. Sau vụ này, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ tỏ ra phiền muộn không ít. Thiếu tá Minh bị "phe" của Thơ nghi ngờ là người của ông Nhu. Đó cũng là lý do sau ngày 1-2-1963 Nguyễn Văn Minh bị "hành hạ" khá nhiều trước khi đi làm Tư lệnh sư đoàn 21 đặc biệt (1966).
   Còn một chuyện "phiền muộn" khác nữa là năm 1957 Thiếu tá Nhan Minh Trang bị mất chức Tỉnh trưởng Rạch Giá. Phó Tổng thống Thơ không nói ra nhưng coi đó như một điều phiền muộn.
   Thiếu tá Trang gọi Phó Tổng thống Thơ là "dượng ruột" (sau đảo chính được thăng Đại tá và từng là Chánh văn phòng của Thủ tướng Thơ, sau làm Tỉnh trưởng Gia Định ). Về vụ này, chính đương sự là Thiếu tá Trang không lấy gì làm bất mãn, vì lỗi không do ông mà do sự "lem nhem" của ông Trưởng ty Quan thuế và sự không khéo của chính quyền khi lựa chọn người thay thế, đã không hỏi ý Phó Tổng thống Thơ, vì Thơ vẫn cho rằng mình rất am tường dân miền Tây, nhất là 3 tỉnh Châu Đốc, Rạch Giá, Long Xuyên. Đó cũng là một điều làm Thơ không hài lòng, chính quyền hồi đó đã không hiểu tâm lý dân địa phương, nên thay vì bổ nhiệm một Tỉnh trưởng sinh trưởng tại miền Tây thì lại cử Trung tá Hoàng Lạc là người Bắc di cư. Kinh nghiệm cho biết phàm những tỉnh miền Đông hay miền Tây đã có một sắc thái đặc biệt thì chính quyền không bao giờ được bổ nhiệm một ông Tỉnh trưởng là người Bắc hay người Trung .Có thể chính quyền hồi đó cho rằng Rạch Giá với khu định cư Cái Sắn phải gắn bó chặt chẽ với khối dân định cư thì Tỉnh trưởng là người Bắc sẽ thuận tiện hơn. Cũng cần phải ghi nhận: Thiếu tá Nhan Minh Trang rất có công lao trong sự thành lập khu dinh điền Cái Sắn.
   Dù vậy đã tạo nên một số ngộ nhận, nhất là Trung tá Lạc trước khi làm tỉnh trưởng lại là Tư lệnh một Lữ đoàn.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Chỉ người đứng đầu cơ quan.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM