Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:19:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 6  (Đọc 292984 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #510 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 07:28:38 am »

Tôi hành quận từ dưới Kratie (Cần ché) qua Stung treng (Xtưng cheng) bằng ô tô, sau đó lên tàu ngược dòng Sékong đến gần Siem Pang (Xiêm pặng), mà vào tháng 7, hết mùa vú sữa lâu rồi bác. Cuối 4 và đầu tháng 5, 6 dưới Kratie thì chỉ có xoài tượng to xanh nhiều mủ, chua không ngon bằng xoài cơm trái nhỏ nhưng xanh vỏ đỏ lòng rất ngon, và có nhiều me chín ngọt như đường, hì hì.
                                    KHAI BÚT ĐẦU XUÂN.
Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những người con đất Việt, đang yên nghỉ trong lòng đất Mẹ. Một nén hương thơm tưởng nhớ vào ngày đầu tiên của năm mới Kỷ Sửu.
Nghiêm . Chào tất cả anh em đang có mặt trên diễn đàn Bắc cũng như Nam.
Chúc mọi người năm mới an khang thịng vượng và hạnh phúc . hì..hì..hì..
                                   HAPPY NEW YEAR.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Quan tinh nguyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 48


« Trả lời #511 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 09:38:33 am »

Mùa XUÂN mới đã về, và BGTN đã thanh bình. Xin gửi lời chúc sức khoẻ,hạnh phúc, vạn sự như ý tới các Bác CCB và gia đình. Mong được đọc nhiều các hồi ký của các Bác trên QSVN.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #512 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 02:02:04 pm »

HOA MAI

Chào các anh em, các đồng đội thân mến của tôi!
Hôm nay ngồi viết, chẳng hiểu sao thấy nhớ một rừng mai đất khách, thấy nhớ cái bầu trời mùa khô chói chang xứ người...
Tôi lính Bắc. Thời đi học thì cứ leo lẻo: miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Hoa đào thì không nói, đương nhiên. Còn hoa mai, cho đến khi tòng quân, tôi chỉ biết hoa mai năm cánh và có màu vàng qua sách đọc.
Hồi ở Bamnak. Tôi hay khoác súng hộ vệ anh Nhương ngược suối Damrey đi bắn cá, đi săn cải thiện. Thường đi ba người vì sợ đụng địch thì chiến luôn. Cá thì chắc chắn bắn là có. Nhưng săn ban ngày thì chỉ được những loại vớ vẩn như con kỳ đà, con rái cá thôi...chứ còn những loại thú lớn như mễn, heo rừng, nai hay dím cụ thì chỉ đi ăn ban đêm...Con suối thượng nguồn một bờ dốc đứng, một bờ thoải cát. Rừng tạp non xen lẫn rừng dầu, rừng khộp. Qua một đoạn quanh, có một bãi cát bồi. Trên bấi bồi đó có một thân cây gỗ cực lớn bị lũ cuốn về chắc là từ lâu lắm mắc ở đó. Nước bao mùa đã bào hết vỏ cây, đục xói qua thân thành cái hang hình ống khổng lồ. Thân gỗ đã thành lũa gỗ đen bóng. Đến đó thì bọn tôi hay ngồi nghỉ. Trên bờ thoải là một vỉa rừng thấp toàn một giống cây cành ngang, lá thưa như lá na. Có khi mọc cả trên ụ mối, gốc rất lớn. Giữa mùa khô khát mà lá nó vẫn xanh ngời, không bị quăn, rụng sạch như là cây khộp. Anh Nhương bảo đấy là cây mai, rừng mai đấy! À! Cây mai nó như thế này đây! Không có gì đặc biệt lắm. Tôi chú ý đến những ụ mối hơn. Những ụ mối có bọng cây mục ở trên bao giờ cũng có tổ ong. Loại ong ruồi bé tí không biết đốt. Cứ lấy báng súng giọng cho vỡ rồi cạy đất, bẻ từng miếng mút như gấu. Có điều mật của loại ong ruồi này hơi chua...
Rồi đến một ngày, khi ngược suối lên, rừng mai bắt tôi phải để ý đến nó. Những chùm lộc tía đỏ bóng mỡ chen lẫn với hàng nụ xanh biếc. Lác đác một vài bông nở sớm. Một khoảng xanh đáng ngạc nhiên, đẹp tuyệt dưới những thân khô của cây khộp không lá, dưới tán của những cây dầu rái cổ thụ vút cao. Rừng hầu như đã kiệt nước nhưng mai vẫn ra lộc. Có lẽ rễ nó ăn sâu lắm để hút nước. Và lá nó nhỏ nên không bị bốc hơi nước nhanh như lá khộp nên không bị rụng.
Tết Tân Dậu năm 1981. Tiểu đoàn mới được bổ sung tân binh toàn anh em quê Nam mới vào. Đến chiều Ba mươi, thằng Quan ngược suối lên cái rừng mai đó chặt một cây lớn. Nặng quá, nó phải lôi xuống suối, nhờ sức nước kéo về. Cả bọn hè nhau lôi lên sân bóng chuyền, mang dao chia cho mỗi trung đội một cành.
Chiều muộn, khi mọi việc đã xong cả, nhiều anh em đi ra đi vào ngó cành mai, như gặp mặt người thân quen cũ nơi đất khách quê người. Có khi thoáng thấy như có bóng mẹ mình, em mình đâu đây ngày cuối năm. Rơm rớm, cay cay như khói chiều dụi mắt!
Một cành hoa với người vô tình chỉ là một loài hoa. Nhưng khi hoa đã gắn với tuổi thơ, với những buồn vui kỷ niệm, với sum họp của những người thân yêu nhất thì hoa đã thành Mai mất rồi, thành nỗi nhớ không cùng của người đi xa mất rồi.
Năm sau, sang bên kia biển Hồ, chúng tôi cũng gặp Mai. Có khi Mai mọc chen lẫn giữa cả rừng mây, rừng lá thấp...nhưng không mọc thành rừng. Đến khi chợt thấy vài bông vàng tươi, vẫy chào gió chướng trong những bụi cây vô danh gần lán mình mới biết có Mai hiện diện ở đây, mới biết lại một cái Tết xa nhà nữa đang vồi vội đến...
Thương sao là thương nụ cười vàng thắm nước non nhà !


« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2009, 04:30:12 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #513 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 02:17:49 pm »

Một bức tranh đẹp ngày xuân thủa xa xứ ngày xưa!
Cảm ơn người đồng đội tài hoa của tôi. Bạn đã vẽ lên một bức tranh xuân của quá khứ! Đẹp quá, đẹp đến nao lòng bạn ạ.

Khai bút thế mới là khai bút chứ! Grin
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2009, 02:22:49 pm gửi bởi lethaitho » Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #514 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 02:20:21 pm »

Bác TS1 viết quá hay! Em mừng tuổi bác ngay 2...con cá kết!  Cheesy
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #515 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2009, 09:56:17 pm »

Mỗi lần vô chùa thắp nhang cho ba là tôi lại nhìn và buồn. Có một lời khắn vái và có một nén nhang của tôi dâng cho một người không quen biết. Thậm chí bây giờ ngồi gỏ mấy chữ nầy tôi cũng không hình dung lại được khuôn mặt trong tấm hình đính trên lọ cốt, người quá cố tên gì, ra đi năm nào. Tôi chì nhớ đó là một cô gái trạc tuổi tôi, đầu đội mũ mềm, ve áo có miếng tiết màu đỏ, một ngôi sao trắng bạc trên vạch vàng. Cô không đẹp cũng không xấu nhưng dễ nhìn. Vậy mà ... Tôi đã bình yên trở về. Cô ấy chỉ còn lại với đời chút gì trong cái lọ bé xíu.
Hai năm nay lọ cốt của cô không còn thấy, nó đã được chuyển đi đâu đó trong chùa hay đã sang một chùa khác, hay ...

Sáng nay tôi vẫn vào chùa thấp nhang cho ba tôi như mọi ngày Mồng Một Tết. Tôi lại nhìn cái kệ ... không còn lọ cốt đó. Lời khấn vái và nén nhang của tôi vẫn gửi cho một người không quen biết.
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #516 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2009, 06:03:52 am »

.... Tôi chì nhớ đó là một cô gái trạc tuổi tôi, đầu đội mũ mềm, ve áo có miếng tiết màu đỏ, một ngôi sao trắng bạc trên vạch vàng. Cô không đẹp cũng không xấu nhưng dễ nhìn. Vậy mà ... Tôi đã bình yên trở về. Cô ấy chỉ còn lại với đời chút gì trong cái lọ bé xíu..

Sáng nay tôi vẫn vào chùa thấp nhang cho ba tôi như mọi ngày Mồng Một Tết. Tôi lại nhìn cái kệ ... không còn lọ cốt đó. Lời khấn vái và nén nhang của tôi vẫn gửi cho một người không quen biết.
Thế thì tốt rồi ông bạn ạ, Hạ sĩ đã nghe thấy và sẽ phù hộ cho bạn trong năm mới Kỷ Sửu nầy, đã thấy nhau một lần như thấy họ trong cuộc đời mình . Tôi nghĩ chị hạ sĩ kia đang hành quân đâu đó thôi mà .. An tâm đi .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #517 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2009, 09:37:37 am »

HOA MAI
...
Năm sau, sang bên kia biển Hồ, chúng tôi cũng gặp Mai. Có khi Mai mọc chen lẫn giữa cả rừng mây, rừng lá thấp...nhưng không mọc thành rừng. Đến khi chợt thấy vài bông vàng tươi, vẫy chào gió chướng trong những bụi cây vô danh gần lán mình mới biết có Mai hiện diện ở đây, mới biết lại một cái Tết xa nhà nữa đang vồi vội đến...
Thương sao là thương nụ cười vàng thắm nước non nhà !
Bác TrungSỹ1 thương Mai và có nhiều kỷ niệm với Mai nhỉ. Văn chương lai láng quá, em nhớ ai có nói văn là người ... Bác TS1 làm em nhớ tới Mai ở bìa rừng Chong Kal, bỗng một hôm Mai nhoẻn cười rực rỡ cả khu rừng lá thấp, Mai gợi nhớ những nụ cười nhẹ nhàng tế nhị ấm áp trong những ngày nắng đẹp đầu xuân ... Chúc bác "ban mai năm mới thấy Mai cười, cả năm gặp may"  Cheesy
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
e 88f302
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #518 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2009, 04:28:53 pm »

Chào các Bác mình mới tham gia ,nhưng ko ngờ vào đây gặp được nhiều chiến hữu như vậy,,,hehe vui thật đấy nhớ K Quá, có bác nào ở sư 302,trung đoàn 88 núi Hồng ko ?
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #519 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2009, 05:14:36 pm »

Chào các Bác mình mới tham gia ,nhưng ko ngờ vào đây gặp được nhiều chiến hữu như vậy,,,hehe vui thật đấy nhớ K Quá, có bác nào ở sư 302,trung đoàn 88 núi Hồng ko ?
Núi Hồng ở Phnom Tabeng ( Culen ) tỉnh Preah Vihear đó hả ,  hình như nhiều đấy, chịu khó đọc mấy trang trước là gặp.  F307 Quân khu 5 nè có chơi không ?
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM