Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:13:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 6  (Đọc 292995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 06:24:02 pm »

Tam hiệp – Biên giới tây nam , nghe qua thì có người sẽ hỏi địa danh Tam hiệp ăn nhập gì tới biên giới tây nam , từ Tam hiệp đến biên giới cách cả trăm cây số !
Tam hiệp địa danh có từ thời xa xưa , đúng như nghĩa của nó là đầu nút giao thông nam bắc và hướng đông ra biển Vũng tàu , chẳng hiểu thế nào sau khi thống nhất, thiết lập tỉnh Đồng Nai thì cái xứ Tam hiệp lại bị đổi tên thành Tam hòa?  và cái vùng Tam hiệp giờ đây là 4 phường ! nhưng với người dân mọi miền , thì vùng đất ở ngã tư này vẫn được gọi như bao đời là ngã ba Tam hiệp!
Tam hiệp là địa danh mà từ những cựu binh Mỹ đều ghi nhớ trong ký ức vì là nơi có cái căn cứ Long bình lớn nhất miền nam , là hậu cứ của nhiều đơn vị lính Mỹ và sau trở thành hậu cứ của nhiều đơn vị sừng sỏ Nhảy dù, Biệt động quân của quân đội VNCH, những chiến sự, trận đánh ác liệt xảy ra quanh khu căn cứ Long bình mang ký ức của sư 5 quân giải phóng, của đặc công miền ! . Tiếp nối dòng lịch sử, Tam hiệp là nơi đóng quân, những binh trạm từ nam ra bắc và ngược lại của nhiều đơn vị QĐNDVN , và trong cuộc chiến tranh biên giới tây nam rộng ra là chiến trường K , những cựu binh của thời kỳ ấy chắc hẳn đều có ký ức về cái địa danh này ! qua các hồi ức, hồi ký  thì có người đã dừng chân tại đây và nhắc đến nó như một chặng đường đi chiến đấu và rồi không trở lại như LS Trần Trung Chiến – người con Đà thành  , có người dừng chân lúc đi chiến trường và lại trở về như Trungsy1, lethaitho…với nhiều điều có thể nhớ, như các người lính trẻ vùng quê miền bắc vào đến Tam hiệp còn bỡ ngỡ vào cửa hàng mậu dịch ăn uống mua phiếu ly cà phê uống nhưng nhăn mặt vì đắng mà không biết khuấy đường bỏ sẵn trong ly cà phê ! có ông Hà thành như lethaitho thì …à đây rồi, chén cho biết …chó Tam hiệp! , ….ông Trungsy1 sau mấy năm chinh chiến , lại trở về xứ này  quậy tưng vì… thua cờ thế ! he he , mà dân ở đây cũng quen từ thời lính Mỹ, rồi lính VNCH rồi đến bộ đội… quậy…hí hí ! mà bộ đội quê miền bắc giờ đây nhiều người cũng trụ lại lập nghiệp ở đây mấy chục năm thành dân Biên hòa rồi ! Tam hiệp giờ đây có thêm nghĩa các nơi tụ hợp lại , đất lành chim đậu mà, phải không !
Là dân Tam hiệp , mỗi lần bắt gặp hồi ức của các cựu binh cho dù chỉ nhắc thoáng qua cũng làm cho tôi gợi lên cảm giác thú vị ! cảm ơn các đồng chí lắm !
Mà sao trong bản đồ hành chính , trong sách giáo khoa lịch sử gần như không có địa danh này ?! …nó chỉ có trong bản đồ  ký ức của các cựu binh năm xưa !

Logged
Quan tinh nguyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 48


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 08:40:13 pm »

Long Bình.
Đây là một binh trạm của TCHC, nếu tôi không nhầm thì đây mang danh là binh trạm 15, phải không các Bác. Các Bác lính Bắc còn nhớ khi vào BGTN thì hầu hết anh em mình đều đi xe lửa, ngày đó lính Bác hầu như không được xuất phat ở ga HN, mà toàn là các ga lẻ thì phải,khoảng 2 ngày 3 đêm hoặc ngược lại thì anh em ta đổ bộ xuống ga Hố Nai (đúng không các Bác), từ đó hành quân cũng oai phong lắm có quốc kỳ đi đầu về trạm Long Bình chờ các đơn vị đến nhận quân, hình như trạm Long Bình này nhìn ra ngay cổng là cầu Biên Hoà hay cầu Sài Gòn, các Bác phiá Nam nhắc lại giúp tôi với nhé, cảm ơn. Ở đây cũng có nhiều kỷ niệm với chúng tôi đấy. Lính Bắc lần đầu tiên vào nam, vào đến đấy rồi cũng chả biết chiến tranh sẽ như thế nào, khung cảnh ngoài đường đã phả hơi thở chiến tranh vào cuộc sống thường ngày rồi, thế mà các ông lính có cần biết gì đâu, cứ ăn chơi xả ga,  bằng cách lấy ván giường đè lên hàng rào day thép gai( loại day thép gai hình ống) trốn vệ binh ra ngoài đường chơi, có ông lính lại còn đi vao SG chơi lung tung cho biết hoặc thăm một người họ hàng xa lắc xa lơ bắn đại bác 130mm mới tới, nghĩa là cứ đi, các cán bộ khung đi giao quân không hiểu lúc đó xắp xa nhau hay vì lý do nào mà cũng hiền ra phết, nghĩa là muốn làm gì thì làm tối 9 giờ có mặt là oke. Thế nên hôm giao quân có hàng chục chú đi chơi không về kịp, tối mới về cũng chả có kỷ luật gì cả, anh CB khung làm nhiệm vụ thu dung nhận hết, hôm sau cho cái giấy của binh trạm đi về các QK, QĐ đã nhận quân, nên nhiều chú đi chơi mà sau đó lại tươm mới hay chứ toàn về vệ binh QK, hay ít ra là vệ binh f, một ít về các trại sản xuất. Thế nên sau này ra quân gặp nhau các chú còn bảo đấy là quý nhân phù trợ. Đơn vị các Bác thì có trường hợp như thế không nhỉ. Chào các Bác em đi đón gấu con đi học thêm đây, tối về lại lên xem các Bác có chỉ giáo gì không. Bác TS1 vấn ở TS à, mai có đi tắm ở Thanh Thuỷ ới với nhé.
Logged
hiephoa2000
Thành viên
*
Bài viết: 377



« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2008, 08:51:37 pm »

binh trạm ở tổng kho lonh bình thì có bác micgì đấy rành lắm ạh, tôi chỉ biết là có trạm giao liên của quân đội nằm ngay chân cầu sập hố nai thôi. nơi ấy là cầu chui cho xe lửa chạy ngang. còn các bác kia ở trong trạm giao liên nằm gần chổ bồn nước tam hiệp thì gọi là cổng hai lonh bình bác ạh
Logged

D Vượt sông , E 476 CB . QK7
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2008, 08:14:38 am »

Quanh các khu căn cứ Mỹ mà bộ đội ta dùng làm nơi đóng quân như Long Bình, Trảng Lớn...có một đội quân đầu nậu thu gom "ve chai" các đồ thải, vật dụng chiến tranh, quân cụ...
Em thấy hồi đó toàn các bố lính nằm trông cứ ở Trảng Lớn suốt ngày đi kiếm đồ trong căn cứ, giấu gom một chỗ đêm mang qua lỗ thủng hàng rào bán. Tấm ghi lót đường băng có giá nhất. Kế đến là tôn, cọc rào thép gai có các tai móc, cát tút đạn 105mm...Sau mót hết rồi thì đào dây điện. Thỉnh thoảng bị vệ binh rượt, bắn đùng đùng, quăng cả ghi mà chạy. Bọn nó phục ở các đường rào thủng "dân sinh" này là chắc ăn. Thu lại được thì cũng bán nhậu thôi!
Em nhớ như in tiểu đoàn trưởng vệ binh F9 năm 78 tên là đại uý Thanh Nga. Ông này miệng lúc nào cũng sặc mùi rượu. Nhớ cả bác Lan đội trưởng vệ binh cổng Trảng Lớn nữa...Em đang ngồi uống nước mía, cái áo mút khoác buộc trên cổ thì ông ấy với mấy thằng vệ binh xộc vào. À! Thằng này định bán quân trang! Bắt nhốt cho tao! Tội nghiệp cái thời đó! Cái áo mút cũng phải được mấy chục. Và nó không phải là quân trang mà ở nhà mang đi mặc trong quân phục cho khỏi lạnh. Thế là mình vào "boong ke", vốn là cái thùng dù tiếp vận Mỹ, chật và nóng vô cùng. Còn cái áo thì tụi nó bán, nhậu ngay lúc đó. Cà tưng cà tưng lên rồi thì ném đá hoặc lấy thanh sắt đập vào thành boong ke làm em chói ù hết tai. Nhậu tàn thì chúng nó thả em ra. Bác Thanh Nga lại còn ca mấy câu vọng cổ nữa rồi chúng nó cười ầm cả lên...Em lủi thủi đi về tiểu đoàn huấn luyện. Ức nghẹn họng, nước mắt cứ giàn giụa vì từ bé đến lớn (18 tuổi) chưa bao giờ bị cư xử như thế. Lúc đấy nếu có súng thì em chơi tất cả bọn...
Giờ thì lục hồn trang trải hơn rồi! Các bác ấy ở nhà, ở đời thường chắc cũng không thế. Chiến tranh mà...!
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 12:36:17 am »

Trungsi1@ Nhớ cả bác Lan đội trưởng vệ binh cổng Trảng Lớn nữa...Em đang ngồi uống nước mía, cái áo mút khoác buộc trên cổ thì ông ấy với mấy thằng vệ binh xộc vào. À! Thằng này định bán quân trang! Bắt nhốt cho tao! Tội nghiệp cái thời đó! Cái áo mút cũng phải được mấy chục. Và nó không phải là quân trang mà ở nhà mang đi mặc trong quân phục cho khỏi lạnh. Thế là mình vào "boong ke", vốn là cái thùng dù tiếp vận Mỹ, chật và nóng vô cùng. Còn cái áo thì tụi nó bán, nhậu ngay lúc đó. Cà tưng cà tưng lên rồi thì ném đá hoặc lấy thanh sắt đập vào thành boong ke làm em chói ù hết tai. Nhậu tàn thì chúng nó thả em ra.

Quá đáng! Cái đám ấy gọi là công thần,anh hùng ở hậu phương......gặp các bác đi một mình thì rở trò ăn cướp......chẹp!thương các bác môt thời vất vả,gian khổ hy sinh khi đi hay về đều không có bầy đàn bị chúng nó hiếp bức....tụi em lúc về cũng chịu nhiều bất công lắm...ức muốn chết đi được cũng may có bầy,bảo vệ và Che trở Cho nhau...vệ binh cũng đánh,phải gửi quân pháp về áp tải Xe cộ đi qua địa phận .Tụi em cũng chơi luôn......
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
ngocductran2003
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 10:52:22 am »

Còn cái áo thì tụi nó bán, nhậu ngay lúc đó. Cà tưng cà tưng lên rồi thì ném đá hoặc lấy thanh sắt đập vào thành boong ke làm em chói ù hết tai. Nhậu tàn thì chúng nó thả em ra. Bác Thanh Nga lại còn ca mấy câu vọng cổ nữa rồi chúng nó cười ầm cả lên...Em lủi thủi đi về tiểu đoàn huấn luyện. Ức nghẹn họng, nước mắt cứ giàn giụa vì từ bé đến lớn (18 tuổi) chưa bao giờ bị cư xử như thế. Lúc đấy nếu có súng thì em chơi tất cả bọn...
Giờ thì lục hồn trang trải hơn rồi! Các bác ấy ở nhà, ở đời thường chắc cũng không thế. Chiến tranh mà...!
[/quote]
Em mà như bác canh từng ông lúc nào đi một mình chơi cho phát. Đọc chuyện bác kể cũng thấy sôi máu Angry
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 11:09:32 am »

Sôi máu cái giề? Grin Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới ấy mừ. Phải hiểu rằng ma mới thì còn " no " ( vừa ở bắc vào, tắc tế của gia đình vẫn còn nhều nhều ) còn ma cũ thì đang đói nhăn răng nên phải " chấn lột " của đàn em một chút để lấy tiền nhậu. Mà đàng nào chúng mày sang bên kia ( K ) chẳng...chết! Grin
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 11:10:53 am »

Em mà như bác canh từng ông lúc nào đi một mình chơi cho phát. Đọc chuyện bác kể cũng thấy sôi máu Angry

Quân đội cũng là 1 xã hội thu nhỏ. Không thể vô trùng khi xung quanh đầy rác rưởi.
Hồi ức của các bác cựu là  những ký ức đáng trân trọng về 1 thời chưa xa, nhưng các bài ăn theo, doạ dẫm trên bàn phím sẽ được về ngạch trừ bị sớm.  Grin
Mong các bác trở lại chủ đề chính.
Logged
ngocductran2003
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 01:30:13 pm »

Em mà như bác canh từng ông lúc nào đi một mình chơi cho phát. Đọc chuyện bác kể cũng thấy sôi máu Angry

Quân đội cũng là 1 xã hội thu nhỏ. Không thể vô trùng khi xung quanh đầy rác rưởi.
Hồi ức của các bác cựu là  những ký ức đáng trân trọng về 1 thời chưa xa, nhưng các bài ăn theo, doạ dẫm trên bàn phím sẽ được về ngạch trừ bị sớm.  Grin
Mong các bác trở lại chủ đề chính.
Lớp hậu sinh bọn em luôn trân trọng những ký ức thời quân ngũ của các bác, bác của em cũng là liệt sỹ bên K. Nhưng cái kiểu ma cũ bắt nạt ma mới như bác Thọ nói thì Shocked. Mà ở ngành nào thì cũng đầy rác rưởi. Min mod cứ xoá nếu thấy bài của em lạc đề.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2008, 03:18:31 pm »

Bác vanle cũng nói rõ chuyện lính lái xe thu gom các vỏ nhựa liều phóng B.40, B.41, DK.82...về Tây ninh bán. Nhựa thải đi cùng xe với thương binh tử sĩ ở biên giới trong chuyện của bác ấy đã kể. Một ký nhựa trắng thải Saigon lúc đó giá 20 đồng. Đó mới chỉ là cấp tiểu đoàn thôi! Còn cấp trung đoàn, sư đoàn....với cả chục vạn đạn pháo các cỡ đã tiêu hao thì phải biết các tay thầu đồ thải quân sự hồi đó giàu cỡ nào. 
Bác Thọ nhận xét gì về cánh lính hậu cần thời chiến tranh biên giới?  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM