Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:57:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những giai điệu của ký ức  (Đọc 203442 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #120 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 06:39:40 pm »

Bác banzua và các bác,

Hồi xưa tôi cũng "kết" Brassens lắm, nghe mãi không chán. Thiên về lời hay là chính, nhạc ghi ta đệm thêm chút thôi. Bọn Tây có nhiều ông theo ngạch này, Pháp có Brassens, Nga có Vysotsky.Không hiểu sao ít có nghệ sỹ VN theo phong cách này.

Cụ Phạm cũng hay dịch Brassens, dưng mà lời Việt của cụ thì tôi không thể nào cảm thụ được.  Sad
Cái trường phái "chanson a texte" nổi như cồn hồi mấy năm 60-70, em khoái Jean Ferrat, Guy Beart hay Brassens cũng vì thứ này.
Ở bên mình trong nam cũng có nhiều người chơi kiểu đó...
Bác cứ thử vài bài Trịnh Công Sơn thời đó mà xem, "Gia tài của mẹ" hay "Cát bụi" vẫn làm em sởn tóc gáy mỗi lần nghe. Hiện nay người ta hay thích thêm màu mè vào cho nên cái bản chất du ca đơn giản của mấy bài đó cũng mất đi nhiều.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #121 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:57:55 am »

Bác banzua và các bác,

Hồi xưa tôi cũng "kết" Brassens lắm, nghe mãi không chán. Thiên về lời hay là chính, nhạc ghi ta đệm thêm chút thôi. Bọn Tây có nhiều ông theo ngạch này, Pháp có Brassens, Nga có Vysotsky.Không hiểu sao ít có nghệ sỹ VN theo phong cách này.

Cụ Phạm cũng hay dịch Brassens, dưng mà lời Việt của cụ thì tôi không thể nào cảm thụ được.  Sad

Mình có Trần Tiến thời kỳ đầu cũng có thể tạm gọi là theo phong cách này bác Altus nhỉ.
Logged

Chết vì ghét người!
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #122 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 01:47:46 pm »

Trong thập niên 60-70, cũng như hiện nay, khá nhiều nhệ sỹ/ca sỹ Pháp là người gốc do thái như Mike Brandt, Enrico Macias, Rika Zarai và ngay cả Jean Ferrat. Đối với một số trong số họ, sự sống còn của quốc gia Ixrael cũng có 1 ý nghĩa rất quan trọng. Mike Brandt và Rika Zarai còn đã từng đi nghĩa vụ quân sự ở nước này.
Chẳng hạn, bài bức tường ở Jerusalem do Rika Zarai hát
hay bài Adieu mon pays
2 bài hát khá đậm đà cái tính tạp lai và sự trầm buồn của 1 dân tộc mất nước, nó luôn làm em liên cản đến mấy bài hát tiêu biểu của Ixrael: Jerusalem bằng vàng, bài này được hát trong đoạn cuối của phim "Danh sách Schindler"
 
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #123 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 04:41:13 pm »

Mình có Trần Tiến thời kỳ đầu cũng có thể tạm gọi là theo phong cách này bác Altus nhỉ.

Đồng ý! Nhưng thời kỳ đầu thôi.  Wink Còn nhạc Trịnh tuy lời "thấm" nhưng xét cả về nhịp độ, về cái "thần" khi diễn tấu thì tôi không thấy giống lắm.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #124 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2009, 12:00:37 am »

Bài này hồi xưa tôi nhớ cũng rất phổ biến ở VN. Nhưng bây giờ hình như bị lãng quên rồi. Hồi trước bên một diễn đàn khác có một anh nhờ tìm mp3 bài này, vì đây là bài tủ ngày xưa của lão, nhờ bài này cưa được vợ, nhưng bây giờ không thể mò ra.


Ngôi Nhà Trắng

Thời thơ ấu ta cùng tới trường,
Bầy chim non đùa vui lứa đôi thân thương.
Mầm xanh sống chứa chan tình đời,
Người bạn gái vẫn luôn mỉm cười.

Một ngàn sao thoáng hiện trên trời,
Dòng sông xanh trong in bóng em xinh tươi.
Và đôi mắt chứa chan nụ cười
Làm dịu mát tâm hồn bao người.

Sánh vai cùng nhau bước dưới trăng
Cho tâm hồn hoà với yến oanh
Mối tình đầu dưới ánh trăng đêm,
Ngàn năm nhớ khôn nguôi chốn này.

Mùa thu sang lá vàng rơi đầy,
Hàng cây dương lặng ru xác xơ bên thềm.
Làn sương trắng lướt quanh ngôi nhà trên đồi.
Người yêu ta đang tận cuối trời.

Gió ơi đừng rung cây vấn vương,
Cho yên lòng ta bao nhớ thương.
Mây ơi dừng cho ta nhắn thầm,
Rằng ta vẫn tháng ngày mong chờ.

Chiều dần buông tím cả núi đồi,
Mình riêng em nhìn theo cánh chim ngang trời.
Này chim hỡi cho ta gửi tình dạt dào,
Dù người yêu ta ở phương nào.



Tôi tìm mãi, không thấy, google "White House" với lại "Maison Blanche" thì chết ngộp, nản, mấy năm sau tình cờ lại dò ra được, hóa ra tiếng Ý thì nhà trắng tiếng Pháp thì nhà xanh Shocked Gửi các bác nghe đủ các bản tiếng Ý (gốc), tiếng Anh và tiếng Pháp.

http://ifile.it/w9iq1d6

Casa Bianca do Marisa Sannia.
Casa Bianca do Don Backy
The White House do Vicky Leandros
La petite maison bleue do Dalida
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #125 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2009, 01:55:24 pm »

...Bài này hồi xưa tôi nhớ cũng rất phổ biến ở VN. Nhưng bây giờ hình như bị lãng quên rồi. Hồi trước bên một diễn đàn khác có một anh nhờ tìm mp3 bài này, vì đây là bài tủ ngày xưa của lão,...

Cám ơn altus, bác lục tìm mò ra bài này rất hay, rất độc đáo bác ạ, ngay thời những 197x, bọn tôi cũng đã thấy chép truyền tay nhau trong sổ tay, có lẽ rất nhiều học sinh cấp 3 ở HN cũng biết bài này. Hay bac làm topic các bài thơ, bài hat trong sổ tay các năm xx chăng?
Những năm đó tôi được nghe bài này qua đĩa hát nhựa 45 vòng (mà bây giờ hay gọi là đĩa than!) của Bungari, và do một ca sĩ cũng Bungari thì phải.
Giờ nghỉ trưa nay tôi nghe liên tục bài này qua cả 4 version mà bác giới thiệu đó, nghe bằng iTunes, (mà phải nghe bằng headphone, ko sợ anh em trong phòng thắc mắc sao lão già dở hơi nghe nhạc cổ lỗ thế!) Grin
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2009, 02:07:54 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #126 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2009, 08:20:52 pm »

Hay bac làm topic các bài thơ, bài hat trong sổ tay các năm xx chăng?

Chịu thôi bác, mỗi người một sổ làm sao biết được... Wink

Tôi có một bài từ thời đấy đến giờ chưa tìm lại được, là bài mà đầu đề tiếng Việt là

Chú bé thành Leningrad


Thành Lê Nin đây có em thiếu niên
Ngày đêm đi trên đường phố quanh co
Tới khắp nơi ở kinh thành
Em mang bi đông bên mình
Chẳng khác anh Hồng Quân oai hùng

Đoàn ta vì quê hương quyết không vấn vương
Ngàn vạn thanh niên ưu tú đã lên đường
Tới khắp nơi nào có người
Tức khắc dân ra đón mời
Người chiến sỹ đã gian khổ nhiều
...
Chiều nay nơi xa vắng lấp lánh ánh đèn
Một cô em chạy ra đón chiến sĩ đi qua
Sáng sớm cô đã tới đây
Lấy nước trong và mát này
Tặng chiến sỹ một bi đông đầy.
....

Rồi sau đêm chiến đấu ác liệt vô cùng
Người niên thiếu anh dũng hy sinh thân mình
Tới lúc tiếng bom ngớt vang
Dưới đáy bi đông khô cạn
Còn rõ tên của em mến thương

Lửa hờn từ bao năm bốc lên sáng ngời
Giờ đã đến, ta quyết chiến với quân thù
Hứa với thiếu niên anh hùng
Lấy nước Bá Linh thắm hồng
Để viếng em một bi đông đầy.


Bài này tôi nhớ, bà chị tôi hồi bé tập kéo vĩ cầm, có chép nhạc lời đàng hoàng, hình như dịch giả từ tiếng Nga là cụ Phạm Tuyên.

Thế mà từ bấy đến giờ vác đi hỏi khắp các nơi, ta có, Tây có, chả ai biết. Chán thế!

Liệu có bác nào ở diễn đàn mình còn nhớ bài này? Có bác nào biết tên gốc tiếng Nga là thế nào, có mp3 ở đâu không ạ  Wink
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #127 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2009, 09:42:48 pm »

Tôi biết bài này! Lời như lời của bác, và thuộc từ năm 1968  Cheesy
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #128 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 07:43:19 pm »

Tôi biết bài này! Lời như lời của bác, và thuộc từ năm 1968  Cheesy

Dạ thế bác có nhớ là nghe lần cuối cùng vào năm nào không ạ? Tôi nhớ mang máng là nghe lần cuối hồi học cấp hai, khoảng năm 81-82 gì đấy. Sau là lặng luôn. Không hiểu sao bài hay thế mà thất truyền được nhỉ?  Embarrassed
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2009, 09:36:51 am »

Bác banzua, bác altus có biết bài này không ạ: http://www.mediafire.com/?2mzmhmmog0h
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM