Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:43:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những giai điệu của ký ức  (Đọc 203178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 09:45:58 pm »

Bài hát "Mến chào Việt Nam" ngân lên trong khoảnh khắc bước sang năm mới 2009 dành cho tất cả các thành viên quansuvn.net và bạn hữu gần xa

Bonjour Vietnam
Mot et musique: Phạm Quỳnh Anh

Racontes moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née.

Racontes moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridées,
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire.

Je ne sais de toi que des images de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...

Un jour, j'irai la bas, un jour dire bonjour à ton âme.
Un jour , j'irai la bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.

Racontes moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds,
Qui me portent depuis que je suis née.

Racontes moi ta maison, ta rue, racontes moi cet inconnu,
Les marche's flottants et les sampans de bois.

Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre,
Un film de Coppola, [et] des hélicopt ères en colère ...

Un jour, j'irai la bas, un jour dire bonjour à mon âme.
Un jour , j'irai la bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.

Et tant que les Boudhas de pierre pour mes pères,
Les femmes courbées dans les rizie`res pour mes mères,

Dans la pri ère, dans la lumière , revoir mes frères,
Toucher mon âme, mes racines, ma terre ...

Un jour, j'irai la bas, un jour dire bonjour à ton âme.
Un jour , j'irai la bas [pour]

Te dire bonjour, Vietnam. Te dire bonjour, Vietnam.

----

Lời Việt (sưu tầm)

Mến chào Việt Nam

Hãy nói cho ta biết cái tên khó gọi
ta đã mang từ thuở sơ sinh

Hãy kể về vương quốc xa xưa và về đôi mắt xếch của ta
đôi mắt biểu lộ lòng ta hơn những lời không dám thốt lên.

Ta chỉ biết quê hương qua hình ảnh chiến tranh
hay qua phim của Coppola với những trực thăng đầy phẫn nộ.

Một ngày nào đó, ta sẽ về chào hồn thiêng dân tộc.
Một ngày nào đó, ta sẽ về chào quê hương Việt Nam.

Hãy tả cho ta màu da, mái tóc và đôi chân bé nhỏ
đã mang ta từ thuở sơ sinh.

Hãy kể cho ta về ngôi nhà, con đường, hãy kể cho ta quê hương xa lạ
có chợ nhóm trên sông và thuyền tam bản.

Ta chỉ biết quê hương qua hình ảnh chiến tranh
hay qua phim của Coppola với những trực thăng đầy phẫn nộ.

Một ngày nào đó, ta sẽ về viếng linh hồn của ta
Một ngày nào đó, ta sẽ về thăm quê hương Việt Nam.

Viếng thăm chùa chiền tượng Phật thay cho cha già,
Viếng thăm các thiếu phụ khom lưng trên ruộng đồng thay mẹ già.

Trong tiếng nguyện cầu, dưới vầng ánh sáng, ta sẽ gặp lại anh em họ hàng,
Trở về sống với linh hồn, cội nguồn, quê hương ta.

Một ngày nào đó, ta sẽ về viếng linh hồn của ta
Một ngày nào đó, ta sẽ về thăm quê hương Việt Nam.

-----

Nhấn chuột vào đây để nghe bài hát
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 10:03:35 pm »

Hehe, Bonjour Vietnam phải vừa nghe vừa xem ở đây các bác ơi: http://www.visualgui.com/motion/BonjourVietnam.html
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 10:55:00 pm »

Hé hé, Bonjour Vietnam à?

Không phải cha nhạc sĩ nhầm lẫn Việt Nam với Trung hoa chứ!
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 07:46:48 am »

Hehe, Bonjour Vietnam phải vừa nghe vừa xem ở đây các bác ơi: http://www.visualgui.com/motion/BonjourVietnam.html

Đúng rồi, trước tôi có cái ni dạng .exe nhưng bị mất, cứ tiếc mãi, giờ được lại dạng .sfw. Cám ơn chiangshan mình. Nếu ai thích lấy về máy mình làm đồ cổ thì mời đến đây khuân về:

http://www.mediafire.com/?zyimxomjvtw

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 07:59:10 am »

Mà đã có Bonjour Vietnam, sao lại thiếu J'espère nhỉ:

J'espère

Sáng tác : Marc Lavoine
Trình bày : Marc Lavoine & Quỳnh Anh


J'fais des e-mails à toute allure
Tu me réponds à tout à l'heure

Tu mets du rouge sur ta figure
Je mets du baume sur mon coeur

J'espère , j'espère , j'espère , oh oui J'espère
C'est mon caractère .. . j'espère

Comme disait Yoko Ono
Je vais essayer de retrouver ses mots
L'air est la seule chose qu'on partage en frère
Mon frère,
J'espère, j'espère, j'espère, oh oui j'espère
C'est mon caractère .. . j'espère

On a envie de faire l'amour
Mais les amours sont diluviennes

Assommé par les temps qui courent
Il n'y a pas d'amour qui tienne

J'espère, j'espère, j'espère, oh oui j'espère
C'est mon caractère,.. j'espère

Comme disait Yoko Ono
Je vais essayer de retrouver ses mots,
"The air is the only thing we share"
Mon frère

TÔI HY VỌNG

Tôi viết điện thư nhanh như cơn lốc
Em trả lời tôi hẹn trong phút chốc
Em tô đỏ hồng trên môi trên má
Tôi xoa dịu tình trong dạ trong tâm

Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, ồ vâng tôi hy vọng
Đó là cá tính của tôi … tôi hy vọng

Như Yoko Ono đã bảo
Tôi gắng tìm lại lời nàng
Khoảng không trung là điều (vật) duy nhất ta chia sẻ cùng nhau
Bạn ơi,
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, ồ vâng tôi hy vọng
Đó là cá tính của tôi … tôi hy vọng

Ta khao khát chuyện ái chuyện ân
Nhưng tình yêu như dòng nước lũ
Lịm chết dần theo bóng thời gian
Có tình nào đâu là trường cửu
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, ồ vâng tôi hy vọng
Đó là cá tính của tôi … tôi hy vọng

----------------
Bạn ta đến đây tải về và thưởng thức cả nhạc, cả kỹ thuật đồ họa:

http://www.mediafire.com/?zoevjm5i0ik


Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 08:17:36 am »

Mời các bác đọc qua cái entry trên bờ - loóc của em tháng 7-2007.
(trước đây chưa có khái niệm ghi nguồn nên giờ cũng không biết là cọp ở đâu nữa! Smiley )
==================================================
Bonjour Viet Nam
Hiểu Sơ Trước Khi Thưởng Thức
*

 Mấy tuần nay (bây giờ thì lâu rồi), đọc qua tin tức trên một vài websites, thấy trong dư luận của người Việt Nam dùng internet, trong và ngoài nước có cái không khí sôi nổi hơi khác thường do một bài hát bằng tiếng Pháp, bài Bonjour Viet Nam tạo ra. Đài RFI (Radio France Internationale) – một trong những đài phát thanh của Chính phủ Pháp -, trong một chương trình phát thanh hằng ngày bằng tiếng Việt, một ngày đầu tháng 02.2006, nghe được ở Paris, cũng có giới thiệu bài hát nầy và do chính Cô Phạm Quỳnh Anh hát.
Tuy nhiên, theo Bà Trần Thị Minh Huệ, mẹ của Cô PQAnh, qua cuộc phỏng vấn ngắn trên đài BBC và một người có tên là Linda Hoang trên một site internet – có vẻ quen biết nhiều với gia đình PQA, cũng có thể là người của Centre Rapas, nhà Sản Xuất dĩa hát của nam Ca sĩ Pháp Marc Lavoine, người đã đặt bản nhạc Bonjour Viet Nam riêng cho Cô PQAnh – bài hát nây còn ở giai đoạn thử, lời chưa được hoàn chỉnh, chưa được chính thức phổ biến.

Dưới đây xin được nêu lên nhận xét cá nhân về một vài chỗ sơ sót trong lời của bài hát và về một vài bản dich Việt ngữ đã được đọc để thử tìm hiểu ý nghĩa của bài hát.

Bài hát nầy có một chữ dùng hay, một chữ dùng không hợp và 2 câu bí hiểm.

Chữ dùng hay là chữ «âme», được lặp lại 4 lần: 1 lần ở ngôi thứ hai (ton âme) và 3 lần ở ngôi thứ nhứt (mon âme), tất cả đều diễn tả cùng một ý. Trong một bản dịch Việt ngữ, có người đã dùng chữ «hồn thiêng», rất khéo, để dịch chữ «âme» đó… Chữ «âme» nầy là kết tinh của toàn bài hát. Trong suốt bài hát, tác giả, Marc Lavoine, đã cho Cô PQAnh nói chuyện tâm sự với Hồn Thiêng Quê Hương của mình. Có người dịch đã dùng chữ «Ta» để cho Cô PQAnh xưng hô với Hồn Thiêng Quê Hương, có vẻ ngạo mạn, không thích hợp với chủ ý của tác giả bài hát…

Chữ dùng không hợp là chữ «mot» ở đầu bài hát. Mặc dù theo giai điệu của bài hát và theo cách trình bày của Cô PQAnh, chữ nầy được hát nhỏ, nhưng nghe kỹ thì đó là chữ «mot» chứ không phải chữ «nom» như có bản đã ghi lầm.

Raconte-moi ce mot étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née.

«Chữ» (mot) ở đây có thể là chữ QUỲNH (vì người Pháp và người Tây phương không tài nào đọc dược chữ nầy), cũng có thể là cả 3 chữ Phạm Quỳnh Anh, chứ không phải các chữ Việt Nam như có người tưởng lầm. Chỗ không hợp là, đã đành tên của một người gốm có nhiều chữ, nhưng người ta mang một cái tên chứ không mang một hay nhiều chữ. Người Pháp cũng nói: porter un nom chứ không nói: porter un mot.

Câu bí hiểm thứ nhứt là câu:

Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés,
Qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire.

Theo qui luật về cú pháp (syntaxe), chữ «qui» ở đây là pronom relatif thay cho mes yeux bridés chứ không thể, và vô lý, là pronom interrogatif như trong bản dịch của tuoitre.online: «ai nói rõ hơn tôi», làm sai ý nghĩa của câu.

Đúng ra câu nầy phải được dịch là :

Xin hãy kể cho con về đế quốc lâu đời và cái nét trên đôi mắt xếch của con,
Đôi mắt đó đủ tư cách hơn con để nói điều mà Người không dám nói.

Chữ «vieil empire» trong các bản Việt ngữ được dịch là «vương triều xa xưa» hay «đất nước xa xưa» là dịch quá thoát, không chú ý tới cách dùng chữ của tác giả. Chữ vieil=vieux không có nghĩa xa xưa như các chữ:ancien, antique, mà có nghĩa là già, cũ, lâu đời như khi nói: một người già, một cái bàn cũ, một phong tục lâu đời. Tác giả bài hát dùng chữ «empire» thay cho chữ «royaume» thông thường, có vẻ như tham chiếu cách dùng chữ «l’empire d’annam» trong các sách nghiên cứu lịch sử VN bằng tiếng Pháp khi nói đến VN dưới triều Nhà Nguyễn. Nhưng nếu xét kỹ thì không thể hiểu như vậy. Các chữ «đế quốc lâu đời» và cách đặt 2 vế của túc từ liền nhau và nối với nhau bằng liên từ «và» (et), cộng với mối tương quan về ý nghĩa giữa 2 vế túc từ làm cho người nghe hiểu chữ «vieil empire» đó là đế quốc Tàu. Cái bí hiểm của câu nầy nằm ở phần thứ hai của câu:

Đôi mắt đó đủ tư cách hơn con để nói điều mà Người không dám nói.

«Không dám nói» điều gì? Phải chăng tác giả bài hát cho rằng Hồn Thiêng Quê Hương không dám nói với con cháu VN nét mắt xếch là chứng tích của mối nhục bị đế quốc Tàu đồng hóa về chủng tộc sau hằng ngàn năm đô hộ?

Nét mắt xếch Mông Cổ (la bride mongolique), được biểu hiện qua mi mắt trên bụp vì có nhiều mỡ và cái nếp gấp ở đuôi măt kéo dài ra và hơi chếch – vì vậy gọi là mắt xếch -, theo nhân chủng học, là một đặc tính thể chất của chủng Mông Cổ (xin đừng lộn chủng Mông Cổ với dân tộc Mông Cổ). Địa bàn sinh tụ của chủng Mông cổ rất rộng, từ vùng Trung Á tới bán đảo Triều Tiên, từ biên giới miền Bắc nước Tàu với Sibérie đến miền Vân Nam, Quí Châu phía Nam. Nếu Huyền thoại và truyền thuyết dân gian về nguồn gốc dân tộc VN có chứa một phần sự thât lịch sử, thì nét mắt xếch của người VN được giải thích một cách khác đúng hơn là điều suy nghĩ của tác giả bài hát.

Theo VN Sử lược của Trần Trọng Kim «Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu 3 đời của vua Thần nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ lĩnh (thuộc tỉnh Hồ nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh dương vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động đình hồ (Hồ nam), phía nam giáp nước Hồ tôn (Chiêm thành), phía tây giáp Ba thục (Tứ xuyên), phía đông giáp bể Nam hải».

Như vậy, hàng chục ngàn năm về trước, tổ tiên của người VN ngày nay có thể là một bộ tộc thuộc chủng lớn Mông cổ ở miền Tây Bắc nước Tàu, đi xuống vùng Động đình hồ, phía nam sông Dương tử, lập thành nhóm Bách Việt. Một bộ lạc của nhóm Bách Việt là Lạc Việt, đi sâu xuống phía nam gặp và hợp chủng với nhóm người Indonésien đang sinh sống tại phần đất Bắc Việt Nam ngày nay, phát triển thành dân tộc VN. Một trong những bộ tộc ở lại miền bắc qui tụ xung quanh lưu vực sông Hoàng hà, thuộc các Tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam của nước Tàu ngày nay, phát triển thành tổ tiên của Hán tộc. Do đó nét mắt xếch của người VN và người Tàu có cùng nguồn gốc là chủng lớn Mông Cổ. Mặt khác, dù không chấp nhận thuyết người Tàu và Việt Nam lúc khởi thủy có chung nguồn gốc chủng Mông Cổ, và cho rằng nét mắt xếch của người VN là kết quả của hơn một ngàn năm đô hộ của người Tàu, cũng không phải là một điều nhục nhã để không dám nói ra.

Trong lịch sử các dân tộc, việc hợp chủng của một dân tộc với một hay nhiều dân tộc khác là chuyện thường xảy ra. Người Tàu Hán tộc đã từng hợp chủng với nhiều dân tộc xung quanh mà họ gọi là Rợ, khi những dân tộc nầy xâm chiếm nước Tàu và cai trị Hán tộc: Hung nô, Tiên ti, Thác bạt, Mông cổ, Kim, Mãn … Dân tộc Gaulois tổ tiên của người Pháp đã từng pha dòng máu với người Romains, người Francs, người Wisigoths, người Vikings lần lượt đến xâm chiếm lãnh thổ của họ. Đâu có ai đặt vấn đề nhục nhã trong việc hợp chủng của người Tàu, người Pháp! Tai sao lại chú ý tới nét mắt xếch như một chứng tích nhục nhã, mà lại không nhắc tới một điều quan trọng hơn nhiều, là sự quật khởi oai hùng của dân tộc Việt, cởi ách đô hộ hằng ngàn năm của «đế quốc lâu đời», giành lại quyền tự chủ và sau đó đã nhiều lần đánh bại những đoàn quân xâm lăng của đế quốc đó để giữ được chủ quyền của mình?

Cho nên, mặc dù phần còn lại của bài hát không dở, cái ẩn ý không hay trong câu thứ hai nầy đã làm hỏng bài hát. Nếu Cô PQAnh hiểu được cái ẩn ý đó và nếu Cô thực lòng yêu mến Quê Hương Việt Nam của Cha Mẹ Cô, Cô đã phải yêu cầu bỏ câu nầy trước khi hát bài Bonjour Viet Nam.

Câu bí hiểm thứ hai là :
Les temples et les Bouddhas de pierre pour mes pères,
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères,
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères,
Toucher mon âme, mes racines, ma terre.

Những người dịch trong các bản Việt ngữ tỏ ra lúng túng với câu nầy. Trước hết, khác với các câu trước, câu nầy không có chủ từ và động từ chính. Thứ hai, nên chú ý tới những chữ ở số nhiều: mes pères, mes mères, mes frères, có ý nghĩa tập thể (sens collectif). Thứ ba là ý nghĩa của các nhóm chữ: pour mes pères, pour mes mères. Vì câu nầy không có chủ từ và động từ chính nên tuoitre.online cho nghĩa của nó thuộc nhóm chữ «j’irai dire bonjour» ở câu trên và dịch là: chào những ngôi chùa, những tượng Phật bằng đá và: chào những phụ nữ đang còng lưng trên ruộng lúa. Nói chào những phụ nữ đang cấy lúa thì được, chứ nói chào các ngôi chùa và các tượng Phật thì có vẻ không bình thường.
Người dịch trên BBC có lẽ thấy điều đó, muốn cho hợp lý hơn đã thay đổi động từ theo đối tượng:

Đi thăm những ngôi chùa, tượng Phật, và
Chào hỏi những người phụ nữ cấy lúa trên ruộng đồng.

Về 2 nhóm chữ ở số nhiều pour mes pères, pour mes mères, tác giả 2 bản dịch trên tuoitre.online và BBC đều hiểu là: thay cho những người cha, thay cho những người mẹ VN ở ngoại quốc của Cô PQAnh. N ếu bảo rằng Cô PQAnh, một cô gái sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, về VN lần đầu đi thăm viếng các danh thắng, hay chào hỏi những phụ nữ đang làm việc trong ruộng lúa thay cho thân phụ, thân mẫu của Cô thì còn hiểu được, còn bảo Cô thay mặt cho mọi phụ huynh VN ở ngoại quốc thì có vẻ hơi quá. Thiết tưởng không cần phải gượng ép tìm một chủ từ và động từ chính cho câu nầy. Chỉ cần xem câu nầy như tiếp nối những hình ảnh mà tác giả có về VN trong các đoạn trên, và các chữ raconte-moi được bỏ bớt, để tránh cho câu quá dài, làm lạc nhịp điệu của bài hát. Ngoài ra, nếu hiểu các chữ pères, mères trong câu nầy là các người Cha, người Mẹ ở VN, thì mới có sự nhất quán vơi nhóm chữ «revoir mes frères» ở dưới. Nhóm chữ nầy nếu dịch sát nguyên văn, sẽ là: gặp lại anh em của con. Nhưng một người con gái VN sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, đặt chân lên đất nước VN lần đầu, thì làm sao gọi là gặp lại anh em mình, những người vẫn sống ở đó từ nhỏ. Nếu dịch bằng chữ «nhìn» theo nghĩa đặc biệt của người VN, sẽ thấy đầy đủ ý nghĩa, như người cha nhìn nhận về pháp lý đứa con ngoại hôn của mình, hay như hai anh em giận nhau, «từ» nhau, về sau giảng hòa và nhìn lai nhau trong tình anh em. B ốn câu nầy cần nên để chung với nhau lúc dịch, để thấy cái ý nghĩa tương quan với nhau: có đền chùa nên mới có lời nguyện cầu, có Phật nên mới có ánh sáng (tâm linh), có ruộng đồng nên mối nói đến hồn thiêng dân tộc, cội nguồn và quê cha đất tổ.
(Xây) đền chùa và (tạc) những tượng Phật bằng đá (là việc dành) cho các người cha của con,
(Như) những phụ nữ khom người trên ruộng lúa (là việc dành) cho các người mẹ của con,
Trong kinh nguyên, trong ánh sáng (tâm linh), con «nhìn» anh em của con,
Chạm tới hồn thiêng dân tộc của con, (tìm được) cội nguồn của con, (đặt chân lên) quê cha đất tổ của con.

Cũng cần nói qua về nhóm chữ điệp khúc “te dire bonjour, Viet Nam ”. Người Pháp nói: dire bonjour à quelqu’un (chào một người nào), như vậy nhóm chữ “te dire bonjour” đã đủ nghĩa, chữ Việt Nam sau đó chỉ là một chữ tán thán. Hơn nữa, khi hát nhóm chữ điệp khúc đó, Cô PQAnh ngưng lại sau te dire bonjour, rồi hạ giọng xuống hát chữ Viet Nam . Vì vậy, không dịch “Chào Việt Nam ” mà nên dịch: chào Người, Việt Nam ơi.

Qua những phân tích nêu ở trên, xin đề nghị một bản dịch nhằm tìm hiểu ý nghĩa của bài hát Bonjour Viet Nam , chứ không chủ ý dịch sát từng chữ trong bản tiếng Pháp:

Bonjour Viet Nam
(Xin) Chào Việt Nam
Raconte-moi ce mot étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née.

Xin hãy kể cho con về cái chữ lạ lùng và khó đọc nầy
Mà con mang từ lúc mới sinh.
Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés,
Qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire.

Xin hãy kể cho con về đế quốc lâu đời và về cái nét trên đôi mắt xếch của con,
Đôi mắt đó đủ tư cách hơn con để nói điều mà Người không dám nói.
Je ne sais de toi que des images de la guerre,
Un film de Coppola et des hélicoptères en colère.

Con chỉ biết về Người qua những hình ảnh của cuộc chiến tranh,
Qua một cuốn phim của Coppola với những chiếc trực thăng (vần vũ) thịnh nộ.
Un jour, j’irai là-bas, un jour dire bonjour à ton âme,
Un jour, j’irai là-bas te dire bonjour, Viet Nam.

Một ngày nào con sẽ về bên đó, một ngày nào chào Người (là) hồn thiêng (quê hương),
Một ngày nào con sẽ về bên đó chào người, Việt Nam ơi.
Raconte-moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds,
Qui me portent depuis que je suis née
.
Xin hãy kể cho con vể màu da của con, về mái tóc của con Và đôi chân bé nhỏ,
Mang con từ lúc con mới sinh.
Raconte-moi ta maison, ta rue, raconte-moi cet inconnu,
Les marchés flottants et les sampans de bois.

Xin hãy kể cho con về nhà cửa, phố phường của Người, xin hãy kể cho con về cái (còn) xa lạ nầy,
Là những khu chợ nổi và những chiếc ghe tam bản.
Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre,
Un film de Coppola et des hélicoptères en colère.

Con chỉ biết về xứ sở của con qua những bức ảnh của cuộc chiến tranh,
Qua một cuốn phim của Coppola với những chiếc trực thăng (vần vũ) thịnh nộ.
Un jour, j’irai là-bas, un jour dire bonjour à mon âme,
Un jour, j’irai là-bas te dire bonjour, Viet Nam.

Một ngày nào, con sẽ về bên đó, một ngày nào chào hồn thiêng quê hương của con,
Một ngày nào, con sẽ về bên đó chào người, Việt Nam ơi.
Les temples et les Bouddhas de pierre pour mes pères,
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères
Toucher mon âme, mes racines, ma terre.

(Xây) đền chùa và (tạc) những tượng Phật bằng đá (là việc dành) cho các người cha của con,
(Như) những phụ nữ khom lưng trên ruộng lúa (là việc dành) cho các bà mẹ của con,
Trong kinh nguyện, trong ánh sáng (tâm linh) con «nhìn» anh em con,
Chạm tới hồn thiêng dân tộc của con,(tìm dược) cội nguồn của con, (đặt chân lên) quê cha đất tổ của con.
Un jour, j’irai là-bas, un jour dire bonjour à mon âme,
Un jour, j’irai là-bas te dire bonjour, Viet Nam.
Te dire bonjour, Việt Nam.

Một ngày nào, con sẽ vè bên đó, một ngày nào chào hồn thiêng quê hương của con,
Một ngày nào con sẽ về bên đó chào người, Việt Nam ơi.
Chào người, Việt Nam ơi.

Bài hát Bonjour Viet Nam thực ra chỉ có tính cách hương xa xứ lạ (exotique),vì nó là một bài hát bằng tiếng Pháp, với một vài hình ảnh hơi khuôn sáo (stéréotype) của người ngoại quốc khi nói đến VN, do một cô gái VN hát với một giọng khá truyền cảm; hai chữ Việt Nam được lặp lại nhiều lần một cách êm nhẹ, gây được một chút xúc động cho người nghe lần đầu. Nhưng khi hiểu được cái ẩn ý không tốt của tác giả bài hát về lịch sử đân tộc VN, lại được đặt ngay ở phần đầu bản nhạc, khi nghe lại lần sau, người nghe bị cái cảm giác khó chịu làm tan đi cái cảm xúc ban đầu. Nếu hiểu ra cái ẩn ý đó, liệu những người cổ vũ cho bài hát với mục đích ngoài phạm vi văn nghệ, có còn đủ hào hứng để ca ngợi không tiếc lời bài hát Bonjour Viet Nam không?
không.không NQMinh
Paris 25.02.2006


Logged
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 09:52:31 am »

Em thì nói chung cũng hiểu tiếng Pháp, nên em thấy bài này nhạc hay, lời cũng hay. Một người ngoại quốc sáng tác một bài như vậy về VN là quá tuyệt. Phạm Quỳnh Anh hát cũng hay và rất cảm động.

Còn nhận xét như bác khong.khong.NQMinh gì gì đó thì em cảm thấy là quá "vạch lá tìm sâu" (nhất là cái đoạn nói qua về từ "vương triều", sau đó phân tích lung tung 1 hồi lại gợi lại lịch sử của ta với tầu).

Bonjour Viet Nam
Hiểu Sơ Trước Khi Thưởng Thức
*

...
Bài hát Bonjour Viet Nam thực ra chỉ có tính cách hương xa xứ lạ (exotique),vì nó là một bài hát bằng tiếng Pháp, với một vài hình ảnh hơi khuôn sáo (stéréotype) của người ngoại quốc khi nói đến VN, do một cô gái VN hát với một giọng khá truyền cảm; hai chữ Việt Nam được lặp lại nhiều lần một cách êm nhẹ, gây được một chút xúc động cho người nghe lần đầu. Nhưng khi hiểu được cái ẩn ý không tốt của tác giả bài hát về lịch sử đân tộc VN, lại được đặt ngay ở phần đầu bản nhạc, khi nghe lại lần sau, người nghe bị cái cảm giác khó chịu làm tan đi cái cảm xúc ban đầu. Nếu hiểu ra cái ẩn ý đó, liệu những người cổ vũ cho bài hát với mục đích ngoài phạm vi văn nghệ, có còn đủ hào hứng để ca ngợi không tiếc lời bài hát Bonjour Viet Nam không?
không.không NQMinh
Paris 25.02.2006

Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 08:27:41 pm »

Em thấy bài hát Bonjour Viet Nam nghe hay quá, đang mệt mỏi mà nghe bài hát này thấy nhẹ nhõm cả người. Cám ơn bác OldBuff nhé!
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2009, 06:23:53 am »

Trích dẫn
Nhưng khi hiểu được cái ẩn ý

Dào ơi, bố này ăn ốc nói mò, thầy bói xem voi phát hãi.  Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2009, 07:30:23 pm »

Nghỉ ngơi 2 ngày, giờ mới tỉnh ra, gỏ chơi mấy câu về chuyện văn nghệ, văn gừng từ bài của "không.không NQMinh".

Cái tay nầy rách việc, nói chuyện lộn tùng phèo. Trước mặt y ta là bài hát mà lại nói như là bài xã luận. Từ chổ xác định sai đối tượng nên dùng sai phương pháp phân tích và đánh giá. Xin nêu ra 2 ví dụ, một đúng, một sai để chứng minh.

1/ Y ta khen nức mở lời dịch "hồn thiêng" cho từ âme (hồn, linh hồn, tâm hồn, người v.v.). Rỏ ràng trong nguyên tác người ta chẳng thấy "thiêng" đâu cà, Người đọc đọc ra được đằng sau câu chữ ra cái "thiêng" đó từ ý nghĩa, tâm tình bài hát. Tức người thưởng lãm bỏ qua cái vỏ ngôn ngữ của văn bản, nắm lấy cái ý, cái tình của câu ca và nghệ thuật dụng từ có tính thi ca để thả hồn trong một xúc cảm thẩm mỹ, từ đó bật ra cái "thiêng". Điều nầy xác đáng.

2/ Thế rồi y ta lại tự mâu thuẫn với chính mình khi phê phán tác giả khi dủng từ "empire" (quyền lực, thế lực, đế quốc). Theo mạch văn, ngữ cảnh và nhất là giai điệu ta thử thay từ empire bằng các từ pays (nước, đất nước, xứ), patrie (tổ quốc, quê hương) v.v. thì sao nhỉ? Hẳn chắc người ca sẽ trẹo lưởi, ngưởi nghe nghịch nhĩ. Mà đã vậy thì còn có cảm xúc thẩm mỹ nào dâng lên chăng? Trường hợp nầy tác giả bài viết đi ngược lại cách làm bên trên. Nếu đây là một tản văn hay phiếm luận gì đó (tức văn xuôi, không manh thuộc về thi ca), lập luận nầy đáng xem xét. Đối với một văn bản loại nầy, việc bám xát cái vỏ ngôn ngữ là tối cần thiết vì nó là phương tiện đầu tiên chuyển tải ý tác giả. Còn thi ca thì vỏ ngôn ngữ thường nhường ngôi vị của mình cho hình tượng nghệ thuật và xúc cảm thẫm mỹ.

Tóm lại, Bonjour Vietnam là bài đáng nghe, cần cám ơn tác giả và ca sỹ.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM