Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:32:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới thiệu sách mới  (Đọc 59654 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2009, 11:51:50 am »

Không phải huyền thoại

Tiểu thuyết của cố nhà văn quân đội Hữu Mai, Nxb Trẻ 2009.

Tuy trên bìa cũng như lời tác giả thì đây là tiểu thuyết nhưng khi đọc thì ta sẽ thấy không chỉ là truyện mà còn là ký, hồi ức, sử. Một tác phẩm khá đặc biệt về thể lọai, tác giả cũng nói trước rằng sẽ không có sự kiện mới nhưng người đọc sẽ có rất nhiều thú vị qua từng trang sách bời cách nhìn, cách đánh giá mới.

Tác giả dẫn ta đi lại trên con đường mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi từ ngày chuẩn bị khởi nghĩa đến trận Điện Biên Phủ. Với lợi thế là người từng gắn bó với quân đội và cuộc chiến lại từng tiếp xúc ghi lại nhiều hồi ức của đại tướng nên ông hiểu rõ nhân vật mình, những trăn trở trên bước đường chính chiến đầy thăng trầm của ông. Từ một thầy giáo dạy sử đại tướng không qua một trường lớp quân sự nào (chỉ xém được học!). Vậy nhân vật của chúng ta đã tự học như ra sao, đã vấp ngả, đã từng bế tắc, bị động, lúng túng ra sao. Từ những trăng trở đó đại tướng được được cách giải quyết vấn đề đầy sách tạo phi sách vở, thậm chí nghịch binh thư. Nhưng đại tướng đã đúng và đã thắng.

Xin ví dụ về vài cái mới của cuốn truyện. Xưa nay thấy tòan ta thắng địch thua, Ở đây thấy cái ta thất bại. Sau chiến dịch Biên giới 1950 Việt Minh mở lien tiếp 3 chiến dịch trên chiến trường chính, Bắc bộ, tác giả nói rằng ta thất bại! Rồi con nhím Nà Sản, ta đánh hai lần cũng thất bại. Hay đại tướng thừa nhận ta luôn yếu hơn địch, cả thế và lực. Ta phát triển một thì địch phát triển hai-ba, chứ không nói “giờ ta đã hơn địch”.

Đang nói chuyện đùng đòan súng ống, chợt tác giả có dăm trang hồi ức đẹp về nhà thơ Trần Dần, khi hai ông gặp nhau trên đường lên Điện Biên. Tác giả cũng khen những bài thơ bậc thang của thi sĩ. Cái khéo là Hữu Mai không làm người đọc “bị chen ngang” ở đây.

Điều có thể nói làm tôi thú vị nhất khi đọc cuốn sách là tôi tìm ra cái tôi từng tìm nhiều năm trời về nguyên nhân Việt Nam làm sao có thể thắng Pháp và Mỹ. Nhân gian bàn nhiều, sách vở nói cũng nhiều. Nhưng tôi chưa thỏa mãn, hẳn còn có một cái gì đó khác hơn, cái khởi đầu về mặt tư tưởng chỉ đạo. Mỹ đánh Iraq và Nam Tư chẳng bao ngày là xong. Việt Nam lại khác, Pháp và Mỹ đánh mãi, đánh mãi rồi thua! À, cái đầu tiên là khi phải đánh nhau với các “ông lớn” thì trước hết không được thua. Có không được thua thì mới nói tới chuyện tìm cách thắng. Đơn giản vậy thôi. Thế nhưng đây chỉ là suy lý của riêng tôi, cơ sở nào để nói vậy? Có đây rồi. Một câu nói của Bác với đại tướng trong những ngày đầu thành lập “quân đội”.

Xin trân trọng cám ơn cố nhà văn Hữu Mai.

Xin trân trọng giới thiệu tiểu thuyết "Không phải huyền thoại" cùng diễn đàn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2009, 08:10:48 pm gửi bởi hoacuc » Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 01:45:51 pm »

Vừa mua cuốn "Cuộc lưu lạc của tàu ngầm U-977", hồi ký của Heinz Schaeffer, thuyền trưởng tàu ngầm U-977 trong WW2. Sách bán ở Xuân Thu Đồng Khởi
Logged

Chết vì ghét người!
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:11:03 pm »

Vừa mua cuốn "Cuộc lưu lạc của tàu ngầm U-977", hồi ký của Heinz Schaeffer, thuyền trưởng tàu ngầm U-977 trong WW2. Sách bán ở Xuân Thu Đồng Khởi
Tiếng Anh hay tiếng Việ̣t vậ̣y chú Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 02:12:28 pm »




Thiếu tá hải quân Heinz Schaeffer nguyên là sĩ quan trong quân đội Đức Quốc xã, nhưng ông chỉ là một quân nhân thuần tuý.

Sau một sự nghiệp rực rỡ, năm 1945, khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh, ông tìm cách đưa chiếc tàu ngầm U-977 do ông làm hạm trưởng sang Cộng hoà Argentina, tận Nam Mỹ. Vì có tin cho rằng ông đưa Adolf Hitler, Quốc trưởng và là thủ lĩnh đảng Quốc xã đi trốn, nên ông bị điều tra nhưng cuối cùng được thả. Trở về đời sống dân sự, ít lâu sau ông qua định cư ở Argentina. Và tại đây ông viết lại hồi ký này.

Ngày nay, các cường quốc đều xem tàu ngầm là một phương tiện vô cùng lợi hại trong chiến tranh, nên cố gắng hoàn thiện nó, và một số lớn chạy bằng nguyên tử lực, được trang bị hoả tiễn tầm xa, có khả năng lặn sâu và lâu hơn những tàu ngầm trong thế chiến thứ hai rất nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản mà các tàu ngầm và các thuỷ thủ có thể gặp phải, nhất là lúc có chiến tranh, thì nói chung cũng như nhau.

Giá trị của hồi ký này là ở chỗ trung thực, và sức hấp dẫn của câu chuyện.

Nguồn: http://www.nhasachkimdung.com
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2009, 08:02:00 pm gửi bởi hoacuc » Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 01:22:34 pm »

http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2009/8/118098.cand
Có bác nào biết cuốn này chưa? Grin
Ra mắt sách "Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của hòa bình"


Nhân dịp sinh nhật lần thứ 99 của Đại tướng, nhằm góp phần nghiên cứu công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với đất nước, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã tiến hành biên soạn cuốn sách đặc biệt "Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của hòa bình".

Sau gần 3 năm nỗ lực làm việc, cuốn sách do PGS. TSKH Bùi Loan Thùy làm chủ biên đã thu thập được 727 tài liệu đã được viết thành sách; các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng những tài liệu viết về Đại tướng trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến nay.

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn và Công ty cổ phần Văn hóa truyền thông Thành Đô, 2 đơn vị liên kết xuất bản và phát hành, cuốn sách là một bộ sưu tập công phu, trong từng phần, tài liệu được sắp xếp theo các loại hình: Sách, bài viết trên báo, tạp chí…

Đây sẽ là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, góp phần không nhỏ phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục - đào tạo về chuyên ngành Lịch sử…

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2009, 06:09:35 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 05:01:34 pm »

“Cơn lốc đầu mùa" báo hiệu trận "Bão thép"




"Cơn lốc đầu mùa" - Tập 1 trong bộ tiểu thuyết nhiều tập "Bão thép" của nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt vừa trình làng. Cuốn tiểu thuyết viết về quá trình hình thành, chiến đấu, phát triển và trưởng thành của một binh chủng đặc biệt: Binh chủng Tăng-Thiết giáp.

Mở đầu cuốn sách, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt xoáy vào người đọc hàng loạt câu hỏi mà chính Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đặt ra cho Quyền Tư lệnh Binh chủng Tăng-Thiết giáp Đào: Xe tăng, thiết giáp có được sử dụng ở chiến trường miền Nam hay không? Sử dụng với quy mô nào? Dưới hình thức nào? Địa hình Việt Nam ba phần tư là đồi núi, chủ yếu là đèo cao đốc đứng, phần còn lại là đồng bằng lúa nước, nền đất yếu, nhiều sông ngòi... làm sao tăng thiết giáp với trọng lượng lớn như vậy có thể cơ động và phát huy sức mạnh được?

Những câu hỏi đó khiến Tư lệnh Đào nung nấu mãi trong đầu một suy nghĩ: Tác chiến xe tăng ở chiến trường Việt Nam không thể giống châu Âu hay Trung Quốc. Vậy: Phải tìm ra một cách đánh riêng cho xe tăng thiết giáp Việt Nam. Để làm được điều này, trước hết phải nghiên cứu kỹ về lịch sử quân sự, đặc biệt lưu ý các trận đánh trong lịch sử trước đó bằng xe tăng. Thứ hai, phải nghiên cứu tình hình địa hình, phân loại địa hình và đánh giá về khả năng sử dụng xe tăng ở từng khu vực. Sau đó là nghiên cứu về địch, cách bố phòng, hệ thống công sự vật cản và vũ khí chống tăng. Ngoài ra, cần nghiên cứu đến khả năng đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo cơ động, đảm bảo phòng không... của ta.

Bản báo cáo đầu tiên nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ Đại tướng Tổng Tư lệnh, Tư lệnh chiến trường miền Nam và cũng có nhiều ý kiến phản hồi khá gay gắt, nhiều câu hỏi khá hóc búa từ đại diện các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần, Cục Khoa học quân sự, Tổng cục 2... Sức thuyết phục của bản báo cáo, kể cả những câu "trả lời phản biện" xuất sắc đã mở ra một trang sử mới cho Binh chủng Tăng-Thiết giáp.

Tiếp đó, là những ngày tháng cán bộ Binh chủng Tăng lăn lộn với từng kế hoạch cụ thể đến chi tiết, tỉ mỉ. Làm sao để xe tăng ra được chiến trường, chiến đấu và chiến thắng? Bao nhiêu khó khăn đặt ra trước mắt: Chọn xe gì? Tổ chức quy mô lực lượng chiến đấu như thế nào? Hành quân ra sao? Chọn địa bàn tác chiến thế nào?

Khó khăn chồng chất khó khăn, phải lần gỡ từng mối một. Ấy vậy mà lòng người, ai ai cũng âm ỉ một niềm vui mới: Sắp được ra chiến trường đi chiến đấu? Đó cũng chính là điểm thành công của tác giả khi thoát ra khỏi lối viết bám theo tư liệu lịch sử khô cứng. Người đọc ngầm nhận thấy nỗi "tủi thân" của những chiến sĩ của một Binh chủng "to xác" nhưng vẫn phải ở lại hậu phương "trông nhà" qua bài báo tường: "Tiếng súng Đông - Xuân đã nổ rồi/ Ông Đào cùng lính vẫn ngồi chơi/ Ngày ngày vác búa đi gõ mối/ Tủi lính xe tăng Thủ trưởng ơi". Rồi tâm trạng hồ hởi của Tư lệnh Đào khi ông thông báo cho chiến sĩ: "À, cậu sửa lại bài thơ Tết năm ngoái đi nhé. Sắp được đi đánh nhau rồi đấy".

Sắp được đi đánh nhau, có nghĩa là người lính tăng sẽ để lại hậu phương những khoảng trời thương nhớ. Nhưng chiến trường miền Nam đang cần những bánh xích nghiền nát quân thù. Người lính tăng trong trang sách của Nguyễn Khắc Nguyệt cũng giống như bao người lính sắp ra trận, ngổn ngang tâm trạng.

Trận đánh mà bao nhiêu con người mong mỏi là trận đánh cực kỳ quan trọng, thành hay bại của nó sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của lực lượng Tăng-Thiết giáp Việt Nam trong tương lai. Để đến được với thời điểm quan trọng ấy, những chiến sĩ Binh chủng Tăng-Thiết giáp đã trải qua những ngày tháng gian khổ đưa xe vào tập kết chiến trường trong điều kiện địa hình phức tạp, họ luôn phải đề phòng và tránh xa con mắt soi mói của máy bay, trinh sát, biệt kích địch, tránh những trận bom tọa độ dày đặc cày nát cả một vùng rừng núi kéo dài từ đường Chín đến Khe Sanh, Huội San. Những chiến sĩ của Đoàn 198 và Trung đoàn bộ binh 9 đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ xe vào chiến trường được an toàn.

Tiếp đó, Nguyễn Khắc Nguyệt dẫn dắt người đọc cùng với những người lính tăng tiếp cận cứ điểm Tà Mây-Huội San.

Chưa kịp thở phào với chiến thắng Tà Mây lại tiếp tục với nỗi hồi hộp trong trận Làng Vây. Từ đây, ngòi bút của Nguyễn Khắc Nguyệt cày ngang dọc trên trang giấy. Ta có thể cảm nhận được những nhịp thở dồn dập dõi theo đường hành quân của xe, nỗi lo cháy bỏng khi tăng bị sa lầy trên đường tiếp cận mục tiêu, những sáng kiến tài tình chợt bật ra trong đầu những chiến sĩ tăng khi gặp khó khăn.

Gần nửa cuốn sách, tác giả dành cho diễn biến của hai trận đánh liên tiếp. Người đọc có những lúc căng như dây đàn theo bước chân người lính tăng và diễn biến trận đánh. Nhưng có những lúc trầm tư trong khoảng lặng: đó là chi tiết nhiều đêm Tư lệnh Đào thức trắng dõi theo chiến trường; đó là những lúc Tham mưu trưởng Dương giấu cơn đau dạ dày hành hạ để lăn lộn cùng chiến sĩ; là những đêm bộ đội hành quân qua bản Vân Kiều, ngậm ngùi xót xa khi thấy đồng bào mình nghèo đói quá. Những người dân ấy lại chính là những "trinh sát thực thụ" đưa bộ đội đi quan sát địa hình, tiếp cận mục tiêu.

Một trong những thành công của nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt là mặc dù bám theo những sự kiện, diễn biến trận đánh nhưng anh luôn chú tâm xây dựng những hình tượng văn học không chỉ có ý nghĩa đối với riêng bộ đội tăng thiết giáp mà lớn lao hơn, đó là biểu tượng về cái đẹp của lòng yêu nước, là ý chí, bản lĩnh của người lính tăng thiết giáp góp phần tạo nên sức mạnh Việt Nam: "Trên mặt nước bàng bạc nổi lên một hàng cọc tiêu. Bên cạnh mỗi cọc tiêu là một cái đầu chỉ hở từ cổ lên. Không nhìn rõ mặt người, chỉ thấy hàm răng trắng bóng đang cười và một cánh tay đang vẫy. - Sao không cắm xuống mà lại đứng giữ thế kia? - Đáy.. sông toàn... đá, nước chảy... mạnh, không... giữ thì... đổ. - Lạnh lắm phải không? - Lạnh... nhưng không sao! Đánh... thắng... nhé! Nhã đứng chết lặng trên ghế trưởng xe. Mắt anh dân dấn nước...". Và: "Cân mở cửa lái xe và nhô đầu lên. Hình ảnh đầu tiên cậu nhìn thấy là bóng dáng hùng dũng của chiếc xe tăng trên nóc sở chỉ huy. Một cái gì đó dội lên trong lồng ngực cậu. Cân nghẹn ngào thốt lên: - Đẹp quá! Kiêu hùng quá!".

Và đây nữa, hình ảnh Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp trong niềm vui chiến thắng: "Quân ta đã thắng! Tiểu đoàn xe tăng 198 đã thắng! Binh chủng Thiết giáp đã thắng! Cuộc thử nghiệm đầu tiên đã thành công!... Ông nhắm mắt mường tượng ra viễn cảnh những đoàn xe tăng nối nhau vào chiến trường Trị Thiên, Khu Năm, tây Nguyên, Miền Đông và Nam Bộ. Rồi chính những chiếc xe tăng ấy sẽ là lực lượng đột kích mạnh dẫn dắt các lực lượng binh chủng hợp thành phá vỡ từng mảng thành lũy của địch cho đến dinh lũy cuối cùng...".

Vâng, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt muốn gửi đến cho bạn đọc một thông điệp: Binh chủng Tăng Thiết giáp "hễ ra quân là đánh thắng, đã nổ súng là tiêu diệt địch giòn giã".

Nguyễn Khắc Nguyệt là một người lính lái xe tăng thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn 2 trong đội hình tham gia đánh chiếm Dinh Độc lập. Những trang viết của anh mang đầy hơi thở chiến trường, có sức đằm của bánh xe, có chất rắn của sắt thép, có lửa - ngọn lửa thép trong trái tim người lính tăng, góp phần làm cháy bùng lên cơn "Bão thép" của dân tộc Việt Nam.

TRẦN NGỌC ĐOÀN

Nguồn http://www.qdnd.vn
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2009, 05:08:03 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2009, 10:14:41 am »

sách mới: Chân dung & bút tích nhà văn Việt Nam. (rất nhiều nhà văn mặc áo lính)
Tác giả: Nhà sưu tập Trần Thanh Phương và Phan Thu Hương. (tác giả 2 kỉ lục gi-nét VN)
Giá: 295.000đ

Mại dzô!  Grin
Logged
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2009, 08:16:16 pm »

Bộ sách: Hỏi Đáp Về Lịch sử các đơn vị quân đội



 
Quân đội nhân dân Việt Nam là một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ ngày thành lập (22-12-1944) đến nay đã tròn 65 năm, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Bác Hồ, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn được nhân dân tin yêu, thể hiện qua tên gọi thân thương “Bộ đội cụ Hồ”. Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở thành một lực lượng được nhiều nhà khoa học quân sự, lịch sử quân sự, khoa học xã hội và nhân văn tìm hiểu, nghiên cứu trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, từ một đội quân nhỏ bé với hơn ba chục người, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng, góp phần cùng toàn dân đánh thắng các đội quân xâm lược nhà nghề, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh giải phóng, Quân đội ta lại cùng toàn dân chung tay xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/ 22-12-2009) và 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989/ 22-12-2009), với mục đích giúp bạn đọc trong và ngoài quân đội có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của các đơn vị trong quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu bộ sách Hỏi đáp về lịch sử các đơn vị quân đội gồm ba cuốn:

- Hỏi đáp về các Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Hỏi đáp về các Quân chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Hỏi đáp về các Quân đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Bạn đọc có thể tìm hiểu ở bộ sách này về những khẩu pháo đầu tiên của Quân đội ta hay trận đầu diệt máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Bạn muốn biết về nguồn gốc tên gọi Quân Tiên phong của Đoàn B08 hay trận đánh xuất sắc mà các chiến sĩ Đặc công chỉ với 24 viên đạn đã phá tan ngày lễ quốc khánh của ngụy quyền Sài Gòn ngay giữa hang ổ kẻ thù? Bộ ba cuốn sách này sẽ trả lời cho bạn! Qua mỗi câu hỏi, mỗi câu trả lời bạn sẽ thấy thêm hiểu biết về lịch sử một binh chủng, một quân chủng...chắc chắn có những câu trả lời sẽ khiến bạn ngỡ ngàng trước sức mạnh của lòng yêu nước và trí thông minh rất Việt Nam.

Nội dung ba cuốn sách được trình bày dưới dạng các câu hỏi và trả lời ngắn gọn, súc tích, cô đọng, cung cấp những thông tin, tư liệu cơ bản và khá đầy đủ về lịch sử hình thành, phát triển, các trận chiến đấu điển hình và các phần thưởng cao quý đã đạt được của các binh chủng, quân chủng, quân đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ ba cuốn sách là tập hợp những tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, là bộ sách tiện dùng cho những cuộc thi tìm hiểu về lịch sử các đơn vị nhân dịp ngày kỷ niệm và chắc chắn ba cuốn sách này sẽ làm phong phú thêm tủ sách truyền thống của các đơn vị.

Xin trân trọng giới thiệu cùng các đơn vị và các bạn!

Nguồn: http://www.qdnd.vn



« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2009, 08:38:45 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
gacon_sphn
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 02:41:34 pm »

mình muốn tìm tài liệu viết về quốc sử quán triều nguyễn, mình muốn hỏi ở thư viện mình có hay không vậy? thực sự mình đang rất cần,hay mọi người biết có tài liệu gì về quốc sử quán nói mình biết với nha.thank mọi người nhiều.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 12:42:30 pm »

"Thành phố Hồ Chí Minh - giờ khắc số 0"

Sáng qua 3-5, Cục Xuất bản tổ chức cuộc gặp gỡ trao đổi về cuốn sách "Thành phố Hồ Chí Minh - giờ khắc số 0" do cố nhà báo Đức Borries Gallasch viết và tập hợp. Tham dự có bà Alice Gallasch Kelley, vợ đồng thời là người đại diện bản quyền của tác giả.


Ngày 30-4-1975 với nhân dân Việt Nam  là thời điểm mở ra một kỷ nguyên cho sự phấn đấu xây dựng lại đất nước sau những năm tháng chiến tranh tàn khốc nhưng trên một Tổ quốc đã thống nhất vẹn tròn. Còn với các nhà báo đã lăn lộn hành nghề trên chiến trường Việt Nam thì đây cũng sẽ là thời điểm khép lại một trong những môi trường hành nghề sôi động nhất và mang lại nhiều bài học nghề nghiệp, và cả những suy tư về thế giới sau trải nghiệm "Việt Nam"

"Thành phố Hồ Chí Minh - giờ khắc số 0" gồm những phóng sự quanh sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm ở Việt Nam, được xuất bản bằng tiếng Đức từ năm 1975; Tạp chí Xưa và Nay cùng NXB Thời Đại ấn hành bản tiếng Việt năm 2010. Cuốn sách mỏng này sẽ lọt thỏm trong bộ sưu tập ngày một nhiều, ngày một đồ sộ của những cây bút nước ngoài viết về cuộc Chiến tranh Việt Nam nhưng giá trị cuốn sách nổi bật ở những thông tin được tập hợp tức thời ngay trong và sau ngày 30-4-1975 và ra mắt vào tháng 9-1975, tức là chỉ 4 tháng sau khi cuộc Chiến tranh kết thúc.

Đến nay sau 35 năm, những bài viết vẫn còn nóng hổi tính thời sự, cũng như cảm xúc sâu sắc của các nhà báo, góp phần cùng giới sử học xác minh, khẳng định nhiều giá trị trung thực của sự kiện. Trong đó có những thông tin quý giá do chính Borries Gallasch - nhà báo hiếm hoi tận mắt chứng kiến những diễn biến trong Dinh Độc Lập vào giờ phút cáo chung của chế độ Sài Gòn, ghi lại.




(Bài viết tổng hợp từ các báo online.)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM