Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:47:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721334 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:33:47 pm »

Đặc công VN trong KCCM còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63, không biết là loại gì nhỉ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 09:23:02 pm »

Học tập kinh nghiệm của Liên Xô sử dụng bóng thám không phòng thủ thành phố Moscow trong chiến tranh thế giới thứ hai, để đối phó với các thủ đoạn chiến-kỹ thuật mới của địch trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, chúng ta đã nghiên cứu hàng rào bóng khinh khí để chống chiến thuật bay thấp của máy bay địch. Đề tài được cán bộ nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội tiến hành tương đối cơ bản và đồng bộ từ việc thiết kế và chế tạo bóng đến việc chọn vật liệu để có thể gây sát thương cho máy bay.
Trong số các hoạt động chiến-kỹ thuật nguy hiểm nhất của địch phải kể đến một loại hình hoạt động đặc biệt của không quân Mỹ chống lại các lực lượng phòng không hiện đại của ta. Đó là thủ đoạn chiến tranh điện tử. Trong thủ đoạn này, không quân Mỹ dùng hai phương tiện chủ yếu: tên lửa chống rada (thí dụ: tên lửa Shrike AGM-45A) và nhiễu.
Hoạt động chống tên lửa Shrike và chống nhiễu thành công là nỗ lực nghiên cứu khoa học và công nghệ rất quan trọng, kết hợp với nhiều yếu tố lý luận và thực tiễn, kỹ thuật với chiến thuật, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự với các quân binh chủng, đặc biệt là Quân chủng Phòng không-Không quân nhằm khai thác tận dụng tối đa khả năng công nghệ sẵn có, chứng tỏ sự tiến bộ vược bậc về khoa học và công nghệ của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.

Vạch nhiễu tìm thù.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2007, 09:46:12 pm »

Trong lĩnh vực thiết kế chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật, với kinh nghiệm thu được tỏng cuộc kháng chiến chống Pháp, với cơ sở vật chất-kỹ thuật và con người có được trong những năm bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã hoàn thành nhiều công trình có giá trị về mặt công nghệ, thể hiện sự trưởng thành một bước lớn của đội ngội cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự của quân đội ta. Đội ngũ đó vừa được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn cao hơn, lại đã trải qua kinh nghiệm chiến đấu trước đây, và được tập trung tại các viện nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự lớn của quân đội. Ngoài ra, chúng ta có được nhiều thông tin công nghệ hơn (thông tin do các nước bạn cung cấp, thông tin do ta khai thác được từ các nguồn khác nhau). Từ đó, chúng ta đã nhanh chóng hình thành ý tưởng thiết kế các kiểu vũ khí trang bị kỹ thuật hoặc cải tiến các kiểu hiện có để đáp ứng các yêu cầu chiến thuật mới của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhìn chung, có thể rút ra mấy nhận xét sau đây.
Về thiết kế, các ý tưởng vẫn dựa vào hoặc tham khảo các mẫu vũ khí quân đội ta nhận được từ các nước bạn viện trợ hoặc mẫu vũ khí thu được của Mỹ, kết hợp với vốn kinh nghiệm thiết kế phong phú trong kháng chiến chống Pháp.
Tư tưởng thiết kế phải nhằm đối phó với một đối phương có nhiều loại phương tiện chiến tranh hơn, hiện đại hơn, tinh vi hơn mà việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ không thể đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu chiến đấu đa dạng, phong phú và bao giờ cũng để lộ ra những khoảng trống nhất định về kỹ thuật và chiến thuật. Vấn đề tự thiết kế chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có một chức năng rất quan trọng là khắc phục các khoảng trống tất yếu đó.

Nghiên cứu tên lửa TOW thu được của địch - năm 1972
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2007, 01:23:32 pm »

Đặc công VN trong KCCM còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63, không biết là loại gì nhỉ?

Chắc hẳn là khẩu này : http://world.guns.ru/smg/smg41-e.htm



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2007, 08:51:20 pm »

Về chế tạo, sản xuất, so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, chúng ta đã có nhiều cơ sở sản xuất và sửa chữa quốc phòng, có khả năng sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị kỹ thuật căn bản có trình độ chuẩn hóa và chất lượng cao hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Về phương diện này có thể kể đến một số các công trình sau đây:
Thiết kế chế tạo bệ phóng đơn giản, gọn nhẹ, có thể mang vác được để phóng đạn phản lực từng quả một từ giàn phóng rocket nhiều nòng BM-14 đặt trên xe GAZ-63 của Liên Xô trang bị cho quân đội ta đầu những năm 60. Bệ phóng này được đặt tên là A-12 đã mở ra một thời kỳ bắn rocket “bằng phương pháp ứng dụng”. Đây là một công trình thiết kế chế tạo với sự phối hợp nỗ lực của nhiều cơ quan nghiên cứu, chế tạo trong và ngoài quân đội, được binh chủng pháo binh đánh giá là một sáng kiến lớn trong khai thác có hiệu quả vũ khí viện trợ của nước ngoài.

A-12 tham gia chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968.
Trên cơ sở công trình A-12, ta đề nghị Liên Xô sản xuất hàng loạt rocket mang vác gọn nhẹ để chi viện cho miền Nam. Đó là ĐKB. Khi địch mở rộng chiều sâu bảo vệ căn cứ của chúng, chúng ta triển khai nghiên cứu nối tầng rocket để tăng cự ly phóng và chọn rocket ĐKB để nối tầng. Đó là đề tài ĐKB nối tầng. Các vấn đề kỹ thuật phải giải quyết khá phức tạp. Bệ phóng phải gọn nhẹ, có thể lắp ghép tại chỗ nhưng phải đủ độ chắc chắn để có thể đặt và phóng ĐKB ghép 2 động cơ. Đầu năm 1970 ta đưa vào sản xuất ĐKB nối tầng và gửi chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 1970 được sử dụng để tập kích một căn cứ nguỵ ở Sa Đéc. Ở Liên khu 5 sử dụng ĐKB nối tầng tập kích vào cảng Nam Thọ (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) ngày 9 tháng 6 năm 1972 gây cho quân Mỹ nhiều thiệt hại.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2007, 07:39:38 pm »

Trên chiến trường miền Nam, sông ngòi là một tuyến giao thông đặc biệt quan trọng, vì vậy đánh tàu địch trên sông là một yêu cầu chiến đấu rất lớn và cấp bách. Quân đội ta được bạn trang bị nhiều loại thuỷ lôi khác nhau. Thuỷ lôi chạm nổ K5, thuỷ lôi đáy âm thanh hoặc từ tính AMĐ1, AMĐ2, nhưng không thể đưa vào chiến đấu trên chiến trường miền Nam vì quá to, nặng, khó sử dụng theo cách đánh đặc công của ta. Vì vậy, phải có một kiểu thuỷ lôi khác gọn nhẹ. Về thân thuỷ lôi, có quan niệm cho rằng thuốc nổ bị ẩm sẽ không nổ nên lượng nổ của thuỷ lôi phải đặt trong một vỏ kim loại bịt kín rất nặng. Nhưng qua một tài liệu khoa học về thuốc nổ lúc bấy giờ ta biết tính năng nổ của thuốc nổ không bị ảnh hưởng nếu lượng ẩm thấp thâm nhập dưới một tỉ lệ nào đó. Cán bộ nghiên cứu của ta tiến hành thí nghiệm với các bánh thuốc ép TNT đã đi đến kết luận có thể dùng các bánh TNT ép gói vào vải nylon để làm thân thuỷ lôi. Giả thuyết này đã nhiều lần được xác minh trên hiện trường.

Đặc công Hải quân chuẩn bị thủy lôi đi chiến đấu.
Nghiên cứu ngòi nổ là vấn đề phức tạp. Ta đã chọn ngòi áp suất nhưng gặp khó khăn lớn là không có mẫu vật để tham khảo, ngay đến các phương pháp tính toán thiết kế và bản vẽ hình dáng bên ngoài của một ngòi nổ áp suất cũng không có, chỉ có một tin ngắn rất sơ lược trong một tài liệu phổ biến khoa học của Liên Xô. Ngòi âm thanh từ tính thì có sẵn nhưng khả năng công nghệ của ta lúc đó không giải quyết được. Khi thiết kế, ta đã chú ý sử dụng các loại vật liệu sẵn có trong nước để chế thử nhanh và sản xuất nhanh. Mẫu định hình APS hết sức đơn giản, gọn nhẹ, đã được chế thử đưa đi thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm mỹ mãn. Đầu năm 1968, APS đã được một đơn vị đặc công nước của hải quân đưa vào chiến đấu, đánh chìm một tàu LCT 360 tấn của Mỹ trên sông Cửa Việt. Sau đó, Bộ tư lệnh hải quân tiếp tục hoàn thiện và đưa vào chiến tranh như một vũ khí chủ yếu của lực lượng đặc công nước. Theo thông báo của hải quân, tính đến tháng 11 năm 1971, APS đã đánh chìm 201 tàu chiến đấu của Mỹ từ sông cửa Việt trở vào.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2007, 10:05:20 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2007, 09:31:01 pm »

Vũ khí trang bị kỹ thuật dùng cho tác chiến đặc công là một yêu cầu rất lớn trong chiến tranh. Thủ pháo mảnh là một trong những phương tiện đó được ta chế thử thành công. Thủ pháo mảnh của ta nặng từ 200 đến 300 gam, khi nổ tạo ra từ 1.000 đến 2.000 mảnh nhỏ, đạt yêu cầu của chiến thuật đặc công là có khả năng sát thương lớn ở cự ly gần, nhưng lại bảo đảm an toàn cho người sử dụng để có thể triển khai nhanh trong quá trình chiến đấu. Ngoài thủ pháo mảnh, ta còn chế tạo mìn đặc công MĐK, có 3 núm nhựa để gắn mìn nhanh chóng vào máy bay có ngòi nổ hẹn giờ bằng chốt chì, có cơ cấu chống tháo bảo đảm gây nổ ngay lập tức khi mìn bị gỡ ra khỏi máy bay hoặc rơi khỏi máy bay.

Đặc công rừng Sác.
Sự lớn mạnh của quân giải phóng miền Nam ngày càng có khả năng uy hiếp các căn cứ của Mỹ, vì vậy, chúng đặc biệt chú trọng tăng cường các hệ thống chướng ngại ngoại vi bằng các kiểu dây thép dai bố trí nhiều tầng, nhiều lớp sâu đến hàng trăm mét, có nơi đến hai trăm mét. Dưới hàng rào và giữa các lớp rào có bố trí các loại mìn chống bộ binh, chống tăng và mìn pháo sáng. Dây kẽm gai làm bằng các loại thép cứng khó cắt, các móc trên dây cũng được cải tiến để gây trở ngại cho việc chui luồn. Bản thân hệ thống chướng ngại dày 100m đến 200m này lại được một hệ thống đèn chiếu và hoả lực mạnh bảo vệ. Trước những hệ thống chướng ngại như vậy không thể sử dụng các phương pháp cũ như bộc phá hoặc chui luồn dưới các hàng rào đặt các ống bộc phá liên kết với nhau và thực hiện “bộc phá đồng loạt”. Bằng cách đó 9 quả mìn định hướng liên kết cũng chỉ phá được 30m đến 40m hàng rào nhưng khong phá được mìn. Cần phải có một phương pháp khác, một kiểu vũ khí khác để phá rào và các bãi mìn trên toàn bộ chiều sâu 100m đến 200m trong thời gian ngắn nhất, sao cho đèn chiếu và hoả lực của địch không phản ứng kịp, mở cửa rộng 3m đến 5m cho bộ binh và cơ giới vượt qua.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2007, 07:36:20 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:18 pm »

Chúng ta đã có những thông tin sơ lược về vũ khí phá rào UZE 3 của Liên Xô, tên lửa kéo lượng nổ phá mìn của Ba Lan. Nhưng những vũ khí ấy không phù hợp với khả năng công nghệ và yêu cầu chiến thuật của ta. Năm 1969 chúng ta bắt đầu thiết kế định hình một hệ thống vũ khí phá rào (FRA) có thể phá được 100m rào và bãi mìn dùng động cơ ĐKB làm động lực kéo. Nhiều lần cải tiến thiết kế, chế thử và thử nghiệm thực địa rất công phu chứng tỏ FRA có thể phá được 200m rào và bãi mìn dùng động cơ một kiểu tên lửa sẵn có làm động lực kéo. Giai đoạn thử nghiệm diễn ra trong suốt năm 1972, vừa đưa vào chiến đấu, vừa tiếp tục nghiên cứu đặt FRA trên xe tăng. Đầu năm 1972, ta cử một đoàn cán bộ vào chiến trường Bắc Quảng Trị hướng dẫn bộ đội sử dụng FRA trong chiến đấu. Ngày 30 tháng 3 năm 1972 phát FRA đầu tiên đã mở đường qua toàn bộ chiều sâu hệ thống chướng ngại bảo vệ cao điểm 544, mở màn cho chiến dịch. Sau đó, 2 phát FRA đã được sử dụng để đánh vào Ái Tử. Tuy có sơ suất trong việc bố trí đội hình nhưng cả 2 phát đều bay đúng hướng, phá sạch chướng ngại, mở cửa rộng 4m và bộ binh đã xung phong qua cửa mở.
Để chống lại chiến thuật trực thăng vận của Mỹ ở miền Nam chúng ta cũng nghiên cứu thiết kế chế tạo ngòi chống máy bay lên thẳng NTT. Để có số liệu cơ sở thiết kế, chúng ta tiến hành khảo sát, đo đạc tốc độ gió và áp lực tạo ra trên mặt đất khi máy bay lên thẳng Mi-4 của ta hạ độ cao để tiếp đất. Trên cơ sở đó ngòi NTT đã được chế tạo để làm mìn bẫy và đưa và sử dụng trên chiến trường miền Nam.

Mìn chống "Trực thăng vận".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 08:12:17 pm »

Nghiên cứu thiết kế chế tạo vũ khí chống tăng trên cơ sở khai thác số liệu kỹ thuật của súng chống tăng B40 của Liên Xô, kết hợp với kinh nghiệm chế tạo súng SKZ thời chống Pháp đã được quân giới ta chú ý từ đầu những năm 60, trong đó có súng chống tăng CT2. Để hoàn thành công trình này, các cơ quan nghiên cứu của ta đã giải quyết sáng tạo vấn đề như chọn cỡ đạn lõm để tăng độ xuyên giáp (trên 300mm), xuyên bê tông (600mm); dùng gỗ nghiến thay thép quý mà ta không có để làm đuôi đạn; thiết kế ngòi đạn mới để đảm bảo an toàn khi bắn và khi vận chuyển. Về sau, công trình thiết kế chế tạo súng chống tăng CT62 được áp dụng kết hợp với số liệu kỹ thuật về các súng chống tăng của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ để chế tạo các súng chống tăng B40 và B41 phù hợp với điều kiện sử dụng trên chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo mìn lõm lớn để đánh phá các mục tiêu như công sự kiên cố, xe tăng và xe bọc thép, các công trình quân sự có vỏ thép hoặc bê tông dày. Loại mìn này có uy lực lớn hơn nhiều so với mìn lõm thời chống Pháp và được sử dụng rộng rãi, hiệu quả cao trên khắp chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo mìn phóng trên cơ sở sử dụng một bánh thuốc phóng định hướng để phóng mìn đi xa. Với một liều phóng có thể phóng một lúc hàng chục quả mìn. Loại mìn phóng này đã được các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam áp dụng để chế tạo mìn phóng trong điều kiện chiến trường.
Thiết kế chế tạo lựu đạn phóng trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm các loại lựu phóng của ta sản xuất trong thời kỳ chống Pháp và các số liệu về lựu đạn phóng của các nước ngoài. Lựu đạn được phóng đến tầm xa nhất 240m, tầm gần nhất 50m, được lắp ngòi chạm nổ đơn giản, có chốt an toàn trong quá trình vận chuyển. Về sau, trên cơ sở lựu đạn phóng, quân giới ta chế tạo được lựu đạn phóng tạo mảnh có thể dùng súng trường phóng xa 150m đến 200m. Mỗi quả khi nổ tạo thành hàng trăm mảnh sát thương trong vòng bán kính hàng chục mét.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2007, 08:21:54 pm »

Thiết kế chế tạo mìn định hướng trên cơ sở tham khảo tài liệu khảo sát kỹ thuật về mìn định hướng của Liên Xô và mìn định hướng Claymor của Mỹ. Kiểu mìn định hướng của ta đã được các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam sử dụng sáng tạo, phổ cập, trong nhiều tình huống chiến thuật phong phú trên chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo lựu đạn hình cầu dựa theo mẫu một loại lựu đạn của Liên Xô viện trợ cho ta. Lựu đạn hình cầu được chế tạo từ vật liệu dễ kiếm, vỏ bằng tôn, phía trong có khía được bộ đội đặc công sử dụng hiệu quả lớn trong nhiều trận tập kích vào các căn cứ Mỹ-nguỵ.

Sản xuất mìn định hướng ĐH10.
Thiết kế chế tạo súng cối 60mm nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng với hiệu quả chiến đấu cao trên chiến trường miền Nam. Hồi đó, các nước bạn của ta đã ngừng sản xuất loại súng này nên ta không thể trông chờ vào viện trợ. Cuối năm 1965, Bộ Quốc phòng đặt vấn đề nghiên cứu thiết kế sản xuất súng cối 60mm nhằm tạo ra một kiểu súng cối phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cán bộ quân giới của ta vừa tham khảo mẫu súng cối của nước ngoài, vừa sáng tạo cải tiến một số chi tiết. Kết quả, súng cối do ta sản xuất đạt yêu cầu về độ bền, chắc và độ chính xác. Trọng lượng toàn bộ 13kg, giảm 35% so với súng cối 60mm tương tự của Pháp và Mỹ.
Thiết kế chế tạo súng cối 160mm dựa theo mẫu súng cối M160 của Liên Xô là một công trình được tiến hành vào thời điểm đầu những năm 70 khi cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân đứng trước những khó khăn lớn về bảo đảm trang bị. Ngành quân giới đã phải vượt qua nhiều khó khăn tự lực giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Không có máy tiện dài, cán bộ ta đã có sáng kiến ghép nối hai máy tiện để tạo ra băng máy đủ kích thước cần thiết, tự thiết kế chế tạo các bộ gá lắp, dụng cụ cắt gọt, dụng cụ gia công lỗ sâu để gia công nòng súng. Công việc gia công bệ cối đã được giải quyết thành công bằng phương pháp dập nòng. Để chế tạo nòng súng cối 160mm, cán bộ quân giới tận dụng nòng pháo cũ để gia công. Ngày 20 tháng 12 năm 1974, súng cối 160mm do ta sản xuất được bắn thử thành công tại trường thử quốc gia.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM