Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:24:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 09:39:28 pm »

Ngày 17 tháng 7 năm 1965, khi Johnson quyết định đưa 44 tiểu đoàn vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của Westmoreland, quyết định vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á, cuộc chiến tranh của Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Trong các cuộc hành quân càn quét, địch dùng nhiều xe tăng và xe bọc thép, nhưng vũ khí chống tăng của ta mới được trang bị rất hạn chế. Để đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí nhẹ chống tăng trang bị cho du kích, đầu năm 196 ta đã nghiên cứu thiết kế cải tiến một loại súng sẵn có thành súng có thể bắn tiêu diệt được xe cơ giới, máy bay, canô…
Mô phỏng theo khẩu 14,5mm PERO-1947 chống xe cơ giới từ chiến tranh thế giới thứ hai, khai thác tiềm năng sẵn có ta đã cải tiến súng 12,7mm thành súng bắn phát một. Hồi đó nòng súng 12,7mm trong kho của ta còn nhiều. Cỡ nòng 12,7mm là phù hợp với khả năng mang vác và thao tác bắn của người Việt Nam. Trên cơ sở khẩu 12,7mm ta đã thiết kế mới hoàn toàn hộp khoá nòng, khoá nòng và cơ cấu tiếp đạn để phù hợp với súng 12,7mm bắn phát một. Thân súng cũng chế tạo mới theo kiểu 2 chạc của súng RPK. Toàn bộ khẩu súng nặng 11 kg. Năm 1966-1967, lô đầu tiên được cải tiến và cung cấp cho chiến trường.
Trong số vũ khí chống xe cơ giới và xe tăng, phải kể đến khẩu AT. Đây là loại vũ khí chống tăng được quân giới ta chế tạo từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là loại vũ khí chiến trường miền Nam rất cần. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, đạn AT của ta sản xuất trước đây có nhiều nhược điểm: độ chính xác chưa cao, độ xuyên kém (phần lớn chỉ xuyên thép được từ 30 đến 40mm), chất lượng đạn không đồng đều… Để phát huy khả năng sẵn có, tạo vũ khí thích ứng với yêu cầu của chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, vấn đề cải tiến đạn AT được đặt ra và đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học.

Nhồi lắp đạn AT.
Sau khi nghiên cứu bản vẽ thiết kế và biên bản thử nghiệm đạn AT thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ta đã hiệu chỉnh thiết kế một số chi tiết và áp dụng nhiều biện pháp công nghệ (lựa chọn thép tấm, gia công cơ nhiệt…) nâng cao chất lượng đột dập các chi tiết cơ khí. Nhờ vậy, ống đuôi và nón đồng bảo đảm độ bền, kích thước, dung sai và độ đồng tâm nhằm khống chế độ đảo và tăng độ xuyên của đạn. Từ năm 1963 đến năm 1966, ta đã chế tạo được hàng vạn quả đạn AT và ống phóng AT đạt tính năng kỹ thuật.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2007, 08:56:33 pm »

Đầu những năm 60, khi phong trào đấu tranh vị trí ở miền Nam phát triển mạnh, quân giới ta đã sản xuất ngòi nổ hẹn giờ để trang bị cho các lực lượng hoạt động bí mật trong nội thành Sài Gòn và một số thành phố khác ở miền Nam. Ngòi nổ chậm hóa học MY-8 sử dụng trong thời chống Pháp đã được chọn để phát triển. Trước đây, ngòi MY-8 có nhiều nhược điểm, kích thước lớn, quá dài (200mm), công nghệ chế tạo thô sơ, chất lượng thấp. Nhằm khắc phục các nhược điểm đó, ta đã cải tiến công nghệ và tổ chức sản xuất để bảo đảm chất lượng ngòi nổ tốt nhất. Năm 1962 bản vẽ thiết kế ngòi nổ hẹn giờ hoá học ký hiệu MY-8 được hoàn thành và chế thử.
Rút kinh nghiệm trong quá trình chế thử, ta đã tiến hành sửa đổi, bổ sung để lập bộ tài liệu thiết kế mới hoàn chỉnh. Ngòi MY-8 được thiết kế, sản xuất mới cơ ưu điểm gọn nhẹ, dễ cất giấu, vận chuyển, phù hợp với yêu cầu sử dụng trong mọi tình huống kể cả ban đêm, bảo đảm độ chính xác, tin cậy và an toàn cao. Chỉ tính từ năm 1968 đến năm 1973, bộ đội đặc công đã sử dụng 372 ngòi MY-8, đánh 14 trận, đốt cháy 351 triệu lít xăng, phá huỷ 56.130 tấn bom đạn, 73 xe quân sự, 13 máy bay lên thẳng, diệt 640 tên địch tại nhiều kho tàng, bến cảng, sân bay…
Lựu đạn cũng là vũ khí phổ biến của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam. Sau một thời gian tham quan thực tập sản xuất lựu đạn ở Trung Quốc, cán bộ kỹ thuật của ta đã xây dựng đề án cải tiến lựu đạn nhằm nâng cao độ an toàn trong sử dụng, cất giữ, vận chuyển, chống rung xóc và chấn động; cất giữ được lâu dài, tăng thời gian sử dụng. Trước hết và chủ yếu là cải tiến bộ lửa của lựu đạn để có thể vừa dùng được cho miền Bắc, vừa tạo điều kiện cho miền Nam sản xuất lựu đạn tại chỗ. Từ năm 1965 mẫu lựu đạn kiểu lửa nụ xoè đã từng bước ổn định.

Sản xuất lựu đạn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2007, 08:37:47 pm »

Nghiên cứu cải tiến làm gọn nhẹ vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với chiến trường của ta là một hoạt động khai thác rất quan trọng. Súng cối 160mm là loại vũ khí có sức phá huỷ lớn, hoả lực bắn cầu vồng có khả năng tiêu diệt và chế áp sinh lực và hoả lực của địch, được sử dụng chủ yếu đánh công sự. Tuy vậy, cối 160mm quá nặng, cồng kềnh, hạn chế sức cơ động của bộ đội trên chiến trường, đặc biệt là ở chiến trường nhiều sông ngòi, đầm lầy như miền Nam. Tháng 11 năm 1971 ta đã nghên cứu cải tiến nhằm giảm nhẹ bệ cối bằng cách thiết kế tách ra từng phần để có thể mang vác đến địa điểm cần thiết và lắp ghép dễ dàng; cắt bớt một phần nòng súng, nhưng phải bảo đảm cự ly bắn xa 2.000m trở lên; giảm bớt thiết bị lắp đạn. Sau khi cải tiến, trọng lượng toàn bộ khẩu cối chỉ nặng từ 300 kg đến 350 kg. Năm 1971, bản vẽ thiết kế giảm nhẹ cối 160mm đã được hoàn thành, phê duyệt. Hai khẩu cối 160mm đầu tiên được cải tiến và thử nghiệm. Việc sử dụng súng sau khi cải tiến cũng đơn giản hơn.
Từ những năm 60 quân đội ta được trang bị súng cối 120mm của Liên Xô và Trung Quốc. Toàn bộ khẩu súng nặng 300 kg, khi hành quân di chuyển phải dùng xe cơ giới, do đó ta khó có thể đưa súng vào chiến trường. Vì vậy, cần cải tiến giảm nhẹ kiểu súng cối này để bộ đội có thể mang vác được. Phương án cải tiến được chọn là bỏ toàn bộ giá súng ở thế hành quân gồm bánh xe, trục và càng kéo; bệ cối được chia làm hai nửa (mỗi nửa nặng 27 kg), khi bắn chỉ việc ghép lại bằng những móc cài; nòng súng cối được tiện bớt đi (chấp nhận tầm bắn giảm từ 9,5 km xuồng còn 4 km), lắp thêm hai đai để bảo đảm độ bền cho nòng; giá súng (chân súng) được tháo rời để dễ mang vác. Kết quả, khẩu cối 120mm chỉ còn nặng 180 kg (giảm được 40% trọng lượng). Tính đến cuối năm 1968, ta đã cải tiến hàng trăm khẩu để gửi vào chiến trường.

Cối 120mm kiểu M38 của Liên Xô.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:10 pm »

Trong hoạt động sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, ngay từ năm 1956 ta đã sửa chữa được vũ khí hạng nhẹ (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên, súng máy phòng không); vũ khí hạng nặng (súng cối 82mm, 120mm, các loại pháo); khí tài quang học có kính ngắm, máy ngắm súng cối, ống nhòm, máy chỉ huy, phương tiện đo các loại. Thời kỳ đầu những năm 60, pháo binh ta được trang bị nhiều loại pháo từ nhiều nguồn cung cấp, chủ yếu là lấy được của địch và do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ. Phần lớn số súng pháo này được sản xuất từ những năm chiến tranh thế giới thứ hai nên nhu cầu sửa chữa vừa, sửa chữa lớn là rất lớn và phải bảo dưỡng thường xuyên. Năm 1966, ta thành lập xưởng sửa chữa pháo để sửa chữa lớn pháo phòng không các loại trên cơ sở lấy pháo 37mm làm đơn vị tiêu chuẩn; sửa chữa nặng pháo mặt đất lấy lựu pháo 122 làm đơn vị tiêu chuẩn và các loại khác; sửa chữa các cụm chi tiết khó do các trạm, xưởng quân khu, quân binh chủng gửi về; sửa chữa các loại máy công cụ đặt trên xe công trình và sản xuất các chi tiết bộ phận thay thế.

Sửa chữa lớn pháo cao xạ tại xưởng sửa chữa/Cục Quân khí.
Đầu năm 1967, để chuẩn bị đạn phục vụ trận đánh Cồn Tiên-Dốc Miếu, ta đã khẩn trương tổ chức sửa chữa đạn pháo 105mm (Mỹ) chiến lợi phẩm từ thời kháng chiến chống Pháp bằng cách dùng thuốc pháo của đạn pháo 122mm (Trung Quốc) thay thế thuốc pháo của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã sửa chữa được hàng ngàn quả, kịp thời đưa vào sử dụng.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ở chiến trường địch sử dụng hầu hết quân chủ lực và quân địa phương thực hành phản kích chiếm lại các vùng ta mới giải phóng, lấn chiếm các vùng tranh chấp, các căn cứ lớn và vùng giải phóng. Để cung cấp đủ vũ khí cho lực lượng vũ trang đánh bại các cuộc lấn chiếm, bình định của địch và chuẩn bị cho tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn, cần có các loại đạn cỡ lớn. Dựa vào kinh nghiệm sửa chữa đạn pháo 105mm trước đó, chúng ta đã tiến hành sửa chữa đạn pháo 105mm thu được của Mỹ bằng cách tháo bỏ thuốc phóng cũ đã bị hỏng để thay thuốc phóng mới của Liên Xô với yêu cầu đảm bảo không thay đổi bảng bắn. Muốn vậy, trước hết phải bắn thử đạn với loại thuốc phóng mới để thu thập số liệu làm cơ sở nghiên cứu. Tiếp đó, trong điều kiện chưa có máy tính và các phương tiện đo đạc cần thiết, các cán bộ ta mày mò tính toán so ánh tính năng giữa hai loại thuốc phóng cũ và mới và nhiều lần bắn thử đo sơ tốc, đo áp suất lớn nhất để xác định lượng thuốc cần thiết. Với nỗ lực khắc phục khó khăn, chỉ sau chưa đầy hai tháng, ta đã hoàn thành kế hoạch đột xuất sửa chữa hàng ngàn quả đan 105mm kịp chuyển vào chiến trường.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 07:46:22 pm »

Trong thời kỳ chiến tranh, do hoàn cảnh sơ tán chống chiến tranh phá hoại, việc vận chuyển và bảo quản vũ khí và đạn dược có nơi có lúc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết, nên mặc dù đã được chú ý giữ gìn, bảo quản, đạn pháo cất giữ trong kho vẫn bị ẩm mốc, xuống cấp, trong đó có đạn pháo 130mm do Liên Xô viện trợ. Đây là loại đạn chiến trường đang có nhu cầu rất lớn. Cuối năm 1974, cùng với phương án tổ chức nghiên cứu sản xuất đạn pháo 130mm, đạn cối 160mm, ta đã tổ chức sửa chữa đột xuất đạn pháo 130mm. Các yêu cầu sửa chữa như tháo đạn, đánh gỉ, xác định trọng lượng và nhồi thuốc pháo… được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. Hàng ngàn quả đạn pháo 130mm được sửa chữa hoàn chỉnh và chuyển vào chiến trường phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Sửa chữa, phục hồi đạn hỏa lực.
Để khai thác, tận dụng lâu dài số vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ và tự chế tạo, chúng ta đã chú ý nghiên cứu bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật từ trước những năm 60. Để triển khai hoạt động quan trọng này, chúng ta đã tổ chức thăm dò khảo sát các kho tàng, đơn vị nhiều nơi trên miền Bắc nhằm xác định đặc điểm khí hậu khu vực (tiểu khí hậu và vi khí hậu) và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đối với tình trạng vũ khí trang bị kỹ thuật, bước đầu xác định trọng tâm của công tác bảo quản là nghiên cứu về môi trường và biện pháp kỹ thuật nhiệt đới hóa như bố trí sắp xếp kho tàng để nâng cao hiệu quả thông gió tự nhiên nhằm giảm độ ẩm và nhiệt độ trong kho và các hiện tượng mốc gỉ. Để có vật liệu bảo quản, chúng ta đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại sơn và áp dụng quy trình tẩm phủ thích hợp, kể cả quy trình tẩm trong chân không để bảo quản các linh kiện và kết cấu điện tử dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố nóng ẩm. Các biện pháp này được áp dụng khá rộng rãi tại các xưởng sửa chữa quân giới, quân y, thông tin, phòng không, không quân. Để chống ăn mòn kim loại, chúng ta đã nghiên cứu điều chế được các chất ức chế bảo quản, kéo dài thời gian bảo quản, điều chế mỡ chịu nhiệt độ cao dùng cho các pháo ở các trận địa trực chiến đấu. Quy trình tẩy gỉ bằng phương pháp hóa học kết hợp với bảo quản bằng dầu mỡ có chất ức chế được dùng để bảo quản hàng ngàn tấn phụ tùng bị gỉ nặng. Nghiên cứu sơn chống hà cho vũ khí trang bị kỹ thuật hải quân cũng đã thu được kết quả bước đầu.
Trong nghiên cứu chống nấm mốc mối mọt đã điều chế được các chất chống nấm mốc cho khí tài quang học, thời gian bảo quản 12 đến 15 tháng không ảnh hưởng đến kính quang học và màng sơn, trong đó sơn SCM 72 chống mối mọt đã được sử dụng rộng rãi tại các kho tàng, bệnh viện và một số doanh trại.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2007, 07:15:04 pm »

Ngoài ra, công nghệ hóa học quân sự đã thu được nhiều kết quả tốt phục vụ cho công tác bảo đảm kỹ thuật như nghiên cứu thành công quy trình mạ (đặc biệt là quy trình mạ thép nguội) để phục hồi các phụ tùng thay thế được áp dụng khá rộng rãi tại các xưởng sửa chữa, các quy trình phục hồi acquy axit và acquy kiềm, quy trình hoàn nguyên chì từ các bản điện cực, thu hồi chì đạt tiêu chuẩn chất lượng để chế tạo acquy. Nhưng có ý nghĩa hơn cả là các đề tài nghiên cứu keo dán phục vụ cho công tác sửa chữa. Keo dán trên cơ sở nhựa epoxy đã được vận dụng để gắn các chi tiết khi sửa chữa khí tài điện tử, các phụ tùng ô tô, các thiết bị xăng dầu, dán bịt các lỗ thủng trên các khí tài do bom bi gây ra, dán nhiều loại vật liệu khác nhau trong vũ khí trang bị kỹ thuật.
Hoạt động nghiên cứu khoa học-kỹ thuật cơ bản về vũ khí trang bị kỹ thuật có trong trang bị của quân đội ta là biện pháp quan trọng nhằm trước hết khai thác tận dụng tối đa tính năng chiến kỹ thuật của các phương tiện chiến tranh hiện đại ta chưa sản xuất được để phục vụ chiến đấu. Đồng thời, tìm hiểu về các thành tựu khoa học và công nghệ tiềm ẩn trong đó để suy nghĩ về xu hướng phát triển công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta về sau này. Với mục đích đó, cán bộ khoa học-kỹ thuật thuộc tất cả các quân binh chủng, đặc biệt tại các viện nghiên cứu về công nghệ hàng không, tên lửa, bom, mìn, thuỷ lôi, rada, hoá học, công binh, các loại vật liệu và thiết bị đặc thù quân sự. Hoạt động nghiên cứu cơ bản này vẫn được tiếp tục đẩy mạnh sau ngày chiến tranh kết thúc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động bảo đảm trang bị và bảo đảm kỹ thuật của quân đội ta hiện nay.
Nghiên cứu đối phó với vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất của địch là một nhiệm vụ cấp bách và cực kỳ quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu có ý nghĩa sống còn trong thực tiễn chiến đấu.
Truớc hết, phải kể đến hoạt động chống phá các loại bom đạn của Mỹ, trong đó có bom từ trường. Việc đầu tiên là phải xác định đầu nổ làm việc theo nguyên lý nào vì lúc đó có nhiều giả thiết khác nhau: từ trường, âm thanh hay chấn động? Sau khi xác minh đầu nổ làm việc theo nguyên lý từ trường, để tạm thời phục vụ việc rà phá, ta đã áp dụng phương pháp xác định mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra một cách định tính, chưa đi vào mổ xẻ phân tích đầu nổ. Qua nghiên cứu bước đầu ta đã phá được ba quả bom bằng cách kéo qua hố bom một tấm tôn thép diện tích khoảng 1m2. Như vậy, nguyên tắc hoạt động của bom và nguyên lý phá bom đã được khẳng định trong thực tế. Về sau, cán bộ nghiên cứu của ta đã chế tạo các phương tiện rà-phá khác nhau như các cuộn từ đặt trên xe ô tô, xe bọc thép, trên canô hoặc dùng dây cuốn quanh thân xe làm lõi từ để phá bom từ trường và thuỷ lôi từ trường ở cự ly hàng trăm mét.

Xe bọc thép BTR-40 phóng từ.
Có những phương tiện rà phá đơn giản, nhưng rất có hiệu quả như chỉ cần mấy chục mét dây đồng và hai chiếc pin đèn cũng có thể phá được bom từ trường của Mỹ ở bất kỳ vị trí phức tạp nào. Chỉ riêng năm 1968 ta đã phá được hơn 4.000 quả bom. Từ khung dây, một sáng kiến độc đáo được đề xuất trên cơ sở vận dụng quy luật tiếp thu tín hiệu của đầu nổ, có thể khống chế bom, làm cho đầu nổ không hoạt động được bằng một tín hiệu đủ mạnh và biến thiên theo một tần số đủ nhanh. Sáng kiến này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn rà phá bom từ trường. Thí dụ: phương pháp khống chế nổ được sử dụng để không gây nổ một quả bom từ trường rơi vào khu vực kho của ta nhằm cứu một kho chứa 900 quả rocket ĐKB. Sau khi khống chế để chuyển hết đạn ra khỏi kho, quả bom mới được kích nổ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 07:24:35 pm »

Ngoài bom từ trường, chúng ta đã nghiên cứu đối phó có kết quả nhiều loại bom hiện đại khác của Mỹ. Bom bi là một loại bom gây khá nhiều tổn thất cho người và vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Chúng ta đã tiến hành khảo sát cơ bản, trên cơ sở đó thiết kế chế tạo phương tiện kích nổ, xác định tính năng các loại vật liệu và kết cấu có khả năng bảo vệ chống lại bom bi. Bom vướng nổ có kết cấu đơn giản nhưng khá nguy hiểm vì nó tạo ra ra một diện rộng bị phong toả và thường được sử dụng kết hợp với bom từ trường để sát thương lực lượng đến phá bom. Ngòi nổ của bom có mạch nổ tổ hợp lần đầu tiên chúng ta gặp. Với nỗ lực của cán bộ nghiên cứu trong và ngoài quân đội, ta đã mổ xẻ mạch tổ hợp đó, chụp ảnh trên kính hiển vi, phân tích kết cấu mạch điện để xác định nguyên lý gây nổ của bom và kiến nghị biện pháp đối phó. Về sau, ta lại nghiên cứu bom chùm CBU chứa khoảng 600 bom bi nổ ngay. (CBU-24), bom bi nổ chậm (CBU-59) hoặc bom vướng nổ. (CBU-34/42), có loại CBU chứa khoảng vài trăm bom chống tăng có lượng nổ lõm MK-118. Kết quả nghiên cứu đó đều được kịp thời phổ biến cho các đơn vị trong toàn quân.

Phá bom từ trường.
Việc đối phó bom điều khiển bằng vô tuyến truyền hình (bom Walleye) và bom điều khiển bằng laser (LGB) là một bước trưởng thành về khoa học và công công nghệ của quân đội ta. Theo đánh giá của quân đội Mỹ thì bán kính vòng tròn sai số xác suất CEP (Circular error probility) của bom thông thường là 120m đến 125m, còn của bom LGB chỉ là 4m. Vừa sử dụng các tài liệu thông tin, vừa khảo sát thực tế, chúng ta khẳng định được địch sử dụng bom LGB ở đường 559 và đã nghiên cứu các biện pháp đối phó như dùng màn khói, trước khi chúng sử dụng loại bom đó ở miền Bắc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 09:51:01 pm »

Các bác có biết đây là loại gì không ạ, thấy chú thích ghi là súng K56.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:40:19 pm »

Để chống lại hàng rào ngăn chặn của Mỹ trên đường 559, chúng ta đã nghiên cứu các khí cụ trinh sát tự động của địch từ cuối năm 1967. Qua khảo sát sơ bộ ta thấy đó là khí cụ trinh sát chấn động, khí cụ trinh sát âm thanh. Đối với các loại khí cụ đó, chúng ta đã tiến hành “giải phẫu” để lập sơ đồ mạch điện, đo đạc phân tích để xác định nguyên lý hoạt động, phạm vi trinh sát, tần số hoạt động, công suất tín hiệu, thời gian hoạt động, cơ chế tự huỷ, v.v… Các kết quả nghiên cứu này đều được làm thành tài liệu thông báo cho các đơn vị trên tuyến vận tải 559 để có cách đối phó thích hợp với điều kiện hoạt động của từng đơn vị.
Máy bay AC-130 là một phương tiện hoả lực lợi hại của Mỹ trên tuyến 559 cũng được nghiên cứu đối phó. Trong hệ thống trinh sát của máy bay AC-130, có những loại khí cụ dựa vào nguyên lý mới và có độ nhậy rất cao như máy trinh sát khuếch đại ánh sáng mờ, máy trinh sát hồng ngoại, v.v… Hoả lực của AC-130 gồm súng máy, pháo 20mm, pháo 40mm, có máy đo xa laser và được điều khiển bằng máy tính nên có độ chính xác rất cao. Thời gian bay trên vùng mục tiêu từ 4 đến 6 giờ. Chúng ta chưa có hiện vật để nghiên cứu trực tiếp, chỉ biết tình hình đó qua các tài liệu thông tin khoa học kỹ thuật. Nhưng vì lúc đó máy bay AC-130 thực sự đã là một mối nguy hiểm đối với các đoàn xe cơ giới của ta nên chúng ta cũng phải cố gắng tìm cách đối phó dựa vào các thông tin đó: bắn pháo sáng để làm nhiễu loạn khí tài hồng ngoại và khí tài khuếch đại ánh sáng mờ, đồng thời chiếu sáng mục tiêu cho pháo phòng không của ta nhằm bắn; tạo mục tiêu giả để đánh lừa, v.v… Cuối năm 1972, một đơn vị pháo phòng không 57mm của ta bắn rơi máy bay AC-130, thu được tài liệu của địch khẳng định thông tin khoa học do ta xử lý trước đó cơ bản là đúng.

AC-130 của Mỹ đang bắn phá trên đường Trường Sơn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:38:44 am »

Các bác có biết đây là loại gì không ạ, thấy chú thích ghi là súng K56.



Nghe tên cứ tưởng hàng hiếm của Tàu, hoá ra là khẩu Vz.61 của Tiệp. Chả hiểu thế nào mà lại thành K56.

http://world.guns.ru/smg/smg26-e.htm



Cỡ đạn : 7.65x17mm (.32ACP)
Trọng lượng rỗng : 1.28 kg
Dài (báng gập/mở): 270 / 517 mm
Nòng dài : 115 mm
Tốc độ bắn : 850 viên/phút
Băng đạn  :10 hoặc 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 25m.

Thứ này chắc là dùng cho đặc công hoặc trinh sát.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM