Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:47:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721343 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:07 pm »

Theo báo cáo tổng quan của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường), thời kỳ những năm 1954 đến năm 1964, trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật và giáo dục chỉ tính riêng kế hoạch 3 năm xoá nạn mù chữ 1956-1958 đã đưa tổng số nhân dân miền Bắc biết đọc, biết viết lên 93,4%. Nhiều trường chuyên nghiệp được thành lập để bồi dưỡng cán bộ trẻ và thanh niên có thành tích chung trong chiến đấu và sản xuất, chuẩn bị cho họ bước vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Năm 1956, thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai chúng ta đã xoá bỏ hệ thống giáo dục trong vùng tạm chiếm cũ, xác lập hệ thống giáo dục phổ thông mới 10 năm. Sự nghiệp đào tạo đại học và chuyên nghiệp phát triển nhanh, từ 4 trường đại học cao đẳng với 1.191 sinh viên, 8 trường trung học chuyên nghiệp với 2.800 học sinh năm 1955 đã phát triển lên 23 trường đại học, cao đẳng với 34.210 sinh viên và 162 trường trung học chuyên nghiệp với 60.000 học sinh năm 1965. Nhiều trường lớp dạy nghề được tổ chức trực thuộc các bộ, các ngành và một số địa phương. Nhiều khoá nghiên cứu sinh, sinh viên đại học, thực tập sinh và học sinh chuyên nghiệp (trong đó có cả cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam) được gửi đi đào tạo ở các nước, nhiều nhất ở Liên Xô và Trung Quốc. Những nỗ lực tập trung đó trong công tác giáo dục đào tạo đã đảm bảo tương đối kịp thời nhu cầu rất lớn về cán bộ và nhân viên kỹ thuật cho sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế xã hội và chiến đấu chống Mỹ cứu nước về sau này. Trong thời kỳ đó, chúng ta đã khôi phục và mở rộng các nhà máy điện cũ, xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện mới, đẩy mạnh xây dựng hàng loạt xí nghiệp mới về cơ khí, luyện kim, hóa chất, hình thành một số khu công nghiệp mới ở Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên… Trong đó có các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng.

THỎI GANG của mẻ gang đầu tiên do Nhà máy Gang thép Thái Nguyên sản xuất, ngày 29-11-1963.
Sự nghiệp xây dựng kinh tế-xã hội càng phát triển, khoa học và kỹ thuật càng đóng vai trò quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khoá II) của Đảng đã chỉ rõ khoa học và kỹ thuật là một điều kiện không thể thiếy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3 khẳng định cần tích cực xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật, gắn liền khoa học và kỹ thuật với sản xuất, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh đồng thời phục vụ quốc phòng. Công cuộc xây dựng và phát triển khoa học và kỹ thuật của ta lúc bấy giờ được tiến hành theo hai phương thức: đẩy mạnh các phong trào quần chúng cải tiến kỹ thuật, sáng kiến, sáng chế có sự tham gia thúc đẩy của cán bộ khoa học và kỹ thuật để bồi dường nâng cao, xác minh đánh giá và phổ biến rộng rãi cho nhân dân. Đồng thời nhanh chóng hình thành một số các cơ quan nghiên cứu để tiếp thu những thành tựu của thế giới thích nghi vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, tạo ra những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất và quốc phòng. Năm 1960 có tất cả 11 viện, đến năm 1965 có 16 viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ngày 4 tháng 3 năm 1959 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban khoa học nhà nước làm chức năng tham mưu và quản lý các hoạt động khoa học trong phạm vi cả nước, bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển tuy còn ở những bước xây dựng ban đầu nhưng đã có những đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng.
Trong công nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và phát triển đã thu được những kết quả ban đầu trong việc bảo quản máy móc thiết bị trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, phục hồi sản xuất phụ tùng thay thế, cải biên cải tiến kỹ thuật, giải quyết được nhiều nhu cầu về vật liệu xây dựng, thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu và phát triển trong thời kỳ này chưa nhiều, nhưng là một điều kiện không thể thiết được trong công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng thể hiện ở sự phối hợp hoạt động của các hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành, hệ thống các trường đại học vừa làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sự ra đời của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, một cơ quan thành viên của Hội đồng Chính phủ làm chức năng tham mưu và quản lý công tác khoa học và kỹ thuật trong cả nước.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2007, 07:44:11 pm »

Bước sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975), Đảng ta ra nghị quyết về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ, khoa học và kỹ thuật của ta đứng trước hai nhiệm vụ lớn là phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trong thời chiến và tích cực chuẩn bị để phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trên quy mô lớn với trình độ cao.
Theo tình thần đó, công tác giáo dục đào tạo đã được triển khai rộng rãi với một quyết tâm rất cao nhằm bảo đảm nhu cầu cán bộ ngày càng lớn của chiến tranh. Số trường đại học, cao đẳng tăng từ 23 trường năm 1965 lên 57 trường năm 1975, trường trung học chuyên nghiệp từ 162 lên 186 trường, trường dạy nghề từ 30 lên 185. Các viện nghiên cứu cũng phát triển mạnh tròn thời kỳ này từ con số 16 năm 1965 lên 39 năm 1970, và 53 năm 1975. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng thu được nhiều kết quả thiết thực. Trong quân đội, nhiều nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu được thành lập đáp ứng các yêu cầu tự chế tạo sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật; cải tiến, cải biên vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với điều kiện chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và chiến tranh giải phóng ở miền Nam, khai thác tối đa tính năng vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại được các nước bạn viện trợ hoặc thu được của địch.


Trong công nghiệp, trình độ công nghệ của ta đã đạt được mức thiết kế, chế tạo một số loại máy móc thiết bị phục vụ cho kinh tế và quốc phòng. Đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong gia công cơ khí, phục hồi và sản xuất phụ tùng, bảo quản, nhiệt đới hóa các máy móc thiết bị. Trong lĩnh vực vật liệu đã giải quyết một phần các nhu cầu của sản xuất và quốc phòng như hợp kim chuyên dụng, hợp kim màu phục vụ cho hoạt động sửa chữa vũ khí, đạn dược của bộ binh. Đã làm chủ được một số quy trình công nghệ xử lý, gia công biến tính vật liệu như ủ nhiệt, thấm cacbon, thấm nitơ, v.v… Nhưng chưa có được cơ sở để hình thành công nghệ vật liệu dựa trên nền tảng khoa học vững chắc.
Về vật liệu thuốc phóng thuốc nổ, một loại vật liệu đặc biệt quan trọng trong công nghiệp chế tạo vũ khí-ta vẫn chưa có nền sản xuất quy mô công nghiệp, chỉ mới sản xuất được thuốc nổ fuminat thuỷ ngân ở quy mô nhỏ dùng cho các chi tiết hoả thuật như hạt lửa, ống nổ. Nhu cầu lượng thuốc này không lớn. Theo quy trình công nghệ các nước bạn giúp, với hệ thống thiết bị do ta tự thiết kế chế tạo đã xây dựng được dây chuyền sản xuất thuốc đen dùng cho dây cháy chậm làm liều phóng đạn và các chi tiết hoả thuật khác cho vũ khí bộ binh. Nói chung, ta đã có khả năng thoả mãn nhu cầu thuốc đen cho các lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 03:52:51 pm »

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng hoà bình ngắn ngủi và trước yêu cầu to lớn và cấp bách của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự chúng ta đã triển khai các hướng hoạt động chủ yếu nhằm khai thác tận dụng tối đa tính năng chiến-kỹ thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và tương đối hiện đại phục vụ thiết thục cho hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trên chiến trường miền Nam và trong cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn bằng không quân và hải quân của Mỹ. Nghiên cứu đề ra các biện pháp kỹ thuật và kỹ-chiến thuật đương đầu với cuộc “chiến tranh kỹ thuật” không cân sức của Mỹ. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với khả năng khoa học và công nghệ trong nước, bảo đảm trang bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên quy mô cả nước, đặc biệt là chi viện cho hoạt động chiến đấu trên chiến trường miền Nam.
Trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật chúng ta đã triển khai thực hiện có kết quả cao đối với tất cả các kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới như máy bay, tên lửa, pháo phản lực, xe tăng, đến các loại pháo cũ tích luỹ được từ cuộc kháng chiến chống Pháp thông qua các hoạt động cải tiến, cải biên, phục hồi, bảo quản, bảo dưỡng đa dạng và phong phú. Không chỉ khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật được các nước bạn viện trợ mà cả vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại thu được của địch sau mỗi trận chiến đấu và chiến dịch thắng lợi.
Hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới chuẩn bị đương đầu với thách thức mới đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng đặt ra ngay từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc. Trước hết, chúng ta đã tiến hành phục hồi các sân bay và quân cảng lớn để chuẩn bị tiếp nhận các loại khí cụ mới. Đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, phải giải quyết nhiều nội dung, khoa học và công nghệ ở trình độ cao và phức tạp. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các sân bay cũ do Pháp xây dựng trước đây đã sẵn sàng hoạt động. Ngày 3 tháng 3 năm 1955, Ban nghiên cứu sân bay được thành lập theo quyết định 15/QĐA của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đến ngày 20 tháng 6 năm 1955, chuyến bay đầu tiên do ta chỉ huy hạ cánh an toàn xuống sân bay Cát Bi. Các sân bay Lạng Sơn, Vinh, Lào Cai… cũng được khôi phục hành quân trở lại, hình thành hệ thống sân bay trên các hướng, các đầu mối quan trọng mà trung tâm là sân bay Gia Lâm.

Tiếp quản sân bay Gia Lâm.
Các sân bay cũ xây dựng từ thời Pháp chỉ đỗ được các máy bay AN-2, Li-2, IL-14. Từ năm 1965, chúng ta đã tiến hành khối lượng công việc kỹ thuật to lớn, phức tạp để cải tạo các sân bay Kép, Gia Lâm, Kiến An, Vinh nhằm tạo điều kiện tiếp nhận và sử dụng hàng loạt máy bay được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 07:31:41 pm »

Đầu những năm 60, trong trang bị của ta có các máy bay vận tải do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Chúng ta đã triển khai chủ trương cải tiến một số máy bay đó thành máy bay quân sự. Để có thể sử dụng máy bay vận tải làm máy bay chiến đấu, cần nghiên cứu cải biên lắp bom, đạn, súng vào máy bay, tập chỉ huy, bảo đảm mặt đất, tập bay khoa mục chiến đấu. Đây là vấn đề kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ, trình độ cao đối với không quân ta. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, lắp và thử nghiệm, cán bộ chiến sĩ trung đoàn 919 không quân đã cải biên thành công máy bay IL-14, Li-2, AN-2, v.v… thành máy bay có khả năng không kích các mục tiêu trên mặt nước, mặt đất. Khi cải biên máy bay AN-2, ta không có giáo trình và bài tập huấn luyện chiến đấu. Cán bộ và chiến sĩ không quân phải tự soạn và vạch kế hoạch bay tập trong thực địa. Đầu năm 1965, ta đã có các tổ bay AN-2 sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu. Chiếc máy bay AN-2 mang số hiệu 02103 được cải tiến lắp rocket, bom, đạn đã hai lần xuất kích tham chiến đành chìm tàu biệt kích của Mỹ và đánh hỏng một căn cứ rada dẫn đường của không quân Mỹ trên đất Lào. Trong khi chưa có máy bay tiêm kích, vấn đề cải biên máy bay vận tải thành máy bay chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo khoa học, dám nghĩ dám làm, quyết tâm đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí trang bị kỹ thuật có trong tay của Không quân nhân dân Việt Nam.

An-2 cường kích của Không quân Việt Nam
Vấn đề cải biên phục hồi chiếc máy bay khu trục T-28 của Mỹ do một phi công hàng binh nguỵ quân Lào lái sang ta năm 1963 cũng thể hiện ý chí sáng tạo vượt bậc của cán bộ chiến sĩ không quân. Phải làm chủ, khai thác một kiểu máy bay không có “hồ sơ lý lịch”, chưa có kinh nghiệm tiếp cận, đội ngũ kỹ thuật hàng không và phi công của ta đã phải giải quyết nhiều vấn đề công nghệ phức tạp. Cán bộ và thợ kỹ thuật của ta đã tiến hành tháo toàn bộ động cơ máy bay, kiểm tra từng chiếc xilanh, vòng găng, nến điện, vòi phun xăng, máy nén, vẽ sơ đồ kiểm tra lại mạng đại của máy bay. Chỉ sau một thời gian ngắn, ta đã đưa máy bay trở lại hoạt động bình thường và đưa máy bay T-28 vào trang bị cho tổ lái phiên hiệu 963 của không quân. Chính chiếc máy bay do ta làm chủ đã bắn rơi chiếc máy bay C-123 chở biệt kích của quân nguỵ Sài Gòn ra hoạt động ở máy bay ngày 16 tháng 2 năm 1964. Đây là chiếc máy bay địch đầu tiên bị không quân ta bắn rơi trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
thoky
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #64 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 05:45:50 pm »

Em có đọc đâu đó viết là thời chống Pháp, ta vẫn dùng súng khai hậu.
Bác nào biết chi tiết về loại súng này có thể mô tả được không ạ ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 08:06:41 pm »

Em có đọc đâu đó viết là thời chống Pháp, ta vẫn dùng súng khai hậu.
Bác nào biết chi tiết về loại súng này có thể mô tả được không ạ ?

Theo mô tả trong sách báo thì súng khai hậu nạp rời từng viên một. Vậy có thể là 1 trong mấy khẩu này (hoặc là tất cả, vì đều dùng chung 1 kiểu đạn) :

Mousqueton Gras Mle1874/80



mousqueton d'artillerie modèle 1866-74 ou modèle 1866-74 M80



mousqueton d'artillerie modèle 1874 ou modèle 1874 M80

Type : Bolt action carbine
Total length : 990 mm
Weight (empty) : 3.26 kg
Barrel Length : 702 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 440 m/s



Carabine Gras Mle 1874/80



Type : Bolt action carbine
Total length : 1175 mm
Weight (empty) : 3.59 kg
Barrel Length : 702 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 440 m/s



Fusil Chassepot Mle 1866



Type : Bolt action rifle
Total length : 1310 mm
Weight (empty) : 4.26 kg
Barrel Length : 797 mm
Caliber : 11x59 mm
Magazine : 1 round
V° : 450 m/s



Fusil Gras Mle 1874/80



fusil GRAS mle 1866-74 ou mle 1866-74 M80



fusil GRAS mle 1874 ou mle 1874 M80

Type : Bolt action rifle
Total length : 1305 mm
Weight (empty) : 4.20 kg
Barrel Length : 820 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 460 m/s

Xem thêm tại : http://armesfrancaises.free.fr

p/s : chả hiểu bọn Pháp này kiểu gì mà tìm thông tin vũ khí của chúng nó khó khủng khiếp, nhất là mấy loại từ 1945 trở về trước.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2007, 08:10:21 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:15 pm »

 Thấy trong bảo tàng họ ghi thì khẩu súng bên trái hình là khẩu "khai hậu" đấy:

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 09:03:40 pm »

Về sau, trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc, cán bộ và chiến sĩ không quân đã chủ động, sáng tạo cải tiến máy bay tiêm kích MiG-17 thành máy bay cường kích, cải tiến lắp hệ thống dù hãm để máy bay có thể hạ cánh trên các sân bay dã chiến có đường băng ngắn nhằm sử dụng vào chiến thuật đánh du kích bằng không quân. Chúng ta cũng có các công trình cải tiến máy bay lên thẳng Mi-6 để sử dụng vào các hoạt động cẩu tải đưa các máy bay MiG đi sơ tán trong các trận đánh ác liệt của không quân Mỹ.
Trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới, không thể không kể đến hoạt động cải tiến kỹ thuật của Quân chủng phòng không-Không quân đã góp phần đem lại hiệu quả cao cho các biện pháp chống lại chiến tranh điện tử của Mỹ. Bộ đội phòng không-không quân đã tiến hành nhiều công trình cải tiến kỹ thuật để giảm khả năng bị nhiễu cho các đài rada phòng không. Đối tượng được cải tiến nhiều nhất là rada điều khiển tên lửa PK SA-75M. Từ khi tên lửa này xuất trận đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại (năm 1973), rada được cải tiến qua 4 giai đoạn với 40 nội dung kỹ thuật nhằm nâng cao độ chính xác, bảo đảm an toàn trong sử dụng chiến đấu; tăng khả năng đối phó với các thủ đoạn cơ động của máy bay Mỹ đối phó các thủ đoạn gây nhiễu và sử dụng tên lửa chống rada. Đáng kể nhất trong các công trình cải tiến đó là nghiên cứu chống nhiễu rãnh đạn cho tên lửa PK SA-75M. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên Xô, từ cuối năm 1968 đến kết thúc chiến tranh phá hoại, kể cả trong chiến đấu chống máy bay B-52, đạn tên lửa phòng không của ta được điều khiển tốt, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Trong hoạt động chống chiến tranh điện tử, có trường hợp ta đã cải tiến và đưa kính ngắm quang học vào hệ thống điều khiển tên lửa phòng không đề phòng rada bị chế áp điện tử mạnh. Công trình cải tiến này đã phục vụ có hiệu quả cao cho tên lửa phòng không bắn máy bay Mỹ khi địch sử dụng ồ ạt các phương tiện gây nhiễu và tên lửa chống rada.
Cải tiến các phương tiện rada phòng không, cán bộ kỹ thuật quân đội ta bước đầu nhanh chóng tiếp cận, làm chủ và khai thác một lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao. Đó là công nghệ chiến tranh điện tử. Kinh nghiệm thu được trong lĩnh vực này góp phần tạo cơ sở dù là bước đầu nhưng rất quan trọng để các lực lượng vũ trang nhân dân ta xây dựng và phát triển về sau này, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới với hàm lượng công nghệ điện tử ngày một lớn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 08:35:55 pm »

Đầu những năm 60, sau ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (ngày 20 tháng 12 năm 1960), lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam phát triển mạnh, như cầu về trang bị vũ khí rất lớn. Vì vậy, phải tạo nguồn cung cấp vũ khí ổn định bằng cách nghiên cứu tận dụng nguồn vũ khí thu được của địch và một số vũ khí viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa để đưa vào chiến trường. Thực hiện chủ trương đó chúng ta tiến hành nhiều công trình phục hồi, cải biên, cải tiến, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật.
Nghiên cứu phục hồi đạn Mas là một trong những hoạt động nổi bật trong việc tận dụng các loại vũ khí chiến lợi phẩm từ thời kháng chiến chống Pháp đưa vào chiến trường. Sau năm 1954 ta có tới hàng triệu viên để trong kho quá lâu đã xuống cấp. Muốn sử dụng được nhiều phải tiến hành phục hồi sửa chữa. Đầu năm 1961, công tác nghiên cứu và tổ chức dây chuyền phục hồi toàn bộ số đạn Mas hiện có trong kho ở miền Bắc đã được triển khai. Để sửa chữa, phục hồi, ta đã lập quy trình để tổ chức được một dây chuyền. Hàng chục cuộc bắn thử với hàng nghìn viên đạn Mas vừa được sửa chữa khẳng định đạn đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trong 3 năm 1962-1964, hàng triệu viên đạn súng trường Mas đã được sửa chữa để gửi cho chiến trường.
Để tận dụng tiểu liên Tulle (của Pháp) và K50 của Trung Quốc ta đã tiến hành thay nòng 9mm của tiểu liên Tulle bằng nòng tiểu liêu K50 (7,62mm), làm lại đầu ngắm, cải biên băng đạn Tulle để có thể bắn được đạn K50. Để giải quyết việc cải biên đó, phải trải qua một quá trình thử nghiệm công phu, phải thiết kế các bộ gá chuyên dụng. Nhưng khó khăn nhất là vấn đề lắp ghép. Lúc đầu, nòng súng không có độ chắc cần thiết. Sau đó, qua tham khảo tài liệu kỹ thuật về súng CKC ta đã chuyển sang chế độ lắp ghép mới đạt yêu cầu kỹ thuật. Vấn đề băng đạn cũng không kém phần phức tạp. Làm mới hoàn toàn ta không đủ khả năng, chỉ còn cách cải biên băng cũ vì lúc đó ta có nhiều. Trong 2 năm 1962-1963, Cục Quân giới đã tiến hành cải biên thành công và gửi vào chiến trường hàng nghìn khẩu tiểu liên Tulle bắn đạn K50 (7,62mm). Cũng năm 1962, để giữ bí mật việc cung cấp vũ khí cho miền Nam và giải quyết khó khăn về nguồn cung cấp đạn con, cùng với việc cải biên súng tiểu liên Tulle, ta đã cải biên súng tiểu liên K50 để tạo hình dáng bên ngoài giống tiểu liên Tulle của Pháp để đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang giải phóng. Nội dung cải biên khác phức tạp, phải tháo bỏ vỏ bọc ngoài nòng súng K50 và chế tạo vỏ bọc mới giống như súng Tulle, có kết cấu chắc chắn để không thể dễ dàng phá ra; bỏ báng gỗ, thay bằng khung thép, có thể kéo ra khi bắn và xếp vào khi hành quân như súng Tulle; sản xuất băng đạn mới theo đúng như băng đạn Tulle để lắp cho súng bảo đảm khi chuyển động không hóc tắc, nhất là khi bắn liên thanh. Đây là khâu rất phức tạp, phải tốn nhiều công sức nhất. Trong các năm 1962 đến năm 1968, ta đã cải biên được hàng nghìn khẩu.

 Tiểu liên Tulle - MAT 49 của Pháp.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2007, 09:14:07 pm »

Vào đầu thập niên 60 quân đội ta đã thống nhất trang bị cối 82mm thay súng cối 81mm. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang miền Nam lại đang cần chi viện một số lượng lớn đạn cối 81mm. Để giải quyết nhu cầu đó, ta đã nghiên cứu cải biên đạn cối 81mm của Pháp và Mỹ. Lúc bấy giờ quân đội ta được trang bị hai loại đạn cối 82mm; loại đạn cối 82mm kiểu 53 dùng cho súng cối 82mm bệ vuông, bảng bắn tính bằng độ (hoàn chỉnh do Trung Quốc viện trợ); loại đạn cối 82mm kiểu 43-63 dùng cho súng cối 82mm kiểu 37 bệ tròn, bảng bắn tính bằng ly giác, loại này thiết kế theo kiểu 43 của Liên Xô. Trung Quốc đã cấp cho ta một số bán thành phẩm để tiến hành nhồi lắp thử.

 Quân Giải phóng với cối 81mm chiến lợi phẩm.
Hai loại đạn trên đây được bảo quản tốt, chất lượng bảo đảm. Sau khi nghiên cứu tài liệu về tính năng kỹ thuật của hai loại súng cối 81mm, 82mm; ba loại đạn cối 81mm, đạn cối 82mm K53, đạn cối 82mm 43-63 để so sánh ta đã cải biên để bắn với súng cối 81mm của Pháp và Mỹ bằng cách tiện bớt đai đạn và cánh đuôi đạn cối 82mm theo kích thước đạn cối của Mỹ, giữ nguyên thuốc nổ và liều phóng. Từ đó lập được quy trình công nghệ cải biên. Đến cuối tháng 4 năm 1968 ta đã cải biên được hàng vạn quả và gửi vào chiến trường.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM