Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:48:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 722128 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2007, 09:06:52 pm »

Sau một thời gian tiến hành cuộc chiến tranh điện tử ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Mỹ rút ra kết luận biện pháp đối phó điện tử là thiết yếu giống như nhiên liệu hoặc vũ khí trang bị cho máy bay. Xuất phát từ yêu cầu đó Mỹ đã xúc tiến đưa vào trang bị các máy bay chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử như máy bay EA-6B. Đây là chiếc máy bay đầu tiên được thiết kế chế tạo như một hệ thống phóng nhiễu từ xa, chuyên dùng để tiêu diệt rada đối phương. Về sau, không quân Mỹ chế tạo một kiểu máy bay EF-111 chuyên tiến hành chiến tranh điện tử, được lắp 5 container, mỗi container chứa 2 hệ thống phát nhiễu. Mỹ chọn máy bay F-111 vì bay nhanh hơn, xa hơn máy bay EA-6B. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dùng máy bay EA-6B làm máy bay chiến tranh điện tử. Mỗi máy bay mang 2 máy phát nhiễu.
Mùa hè năm 1972, không quân Mỹ cho bay thử nghiệm loại máy bay tiên tiến F-4 Wild Weasel chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Máy bay có khả năng phát hiện và tiêu diệt các hệ thống vũ khí do rada điều khiển và chiếm vị trí ưu tiên trong chiến tranh điện tử của không quân Mỹ.

F-4G Wild Weasel với cái mũi đặc trưng.
Máy bay F-4 được lắp hệ thống cảnh giới và né tránh địa hình điều khiển bằng máy tinh điện tử. Hệ thống cảnh giới cung cấp tin tức về vị trí mục tiêu cho hệ thống điều khiển hoả lực của máy bay. Ngoài vai trò chống rada, máy bay F-4 còn hộ tống cho máy bay cường kích và các máy bay trinh sát khác. Chúng đã từng hộ tống cho máy bay B-52 đánh vào Hà Nội và Hải Phòng năm 1972, tạo ra tầng nhiễu dài 40km đến 70km, rộng 5km đến 7km, dày 1km đến 2 km. Riêng máy bay ném bom chiến lược B-52 đã nhiều lần cải tiến, được lắp máy gây nhiễu “khôn ngoan” để đánh lừa rada bắt mục tiêu của tên lửa phòng không. Trên màn rada của tên lửa phòng không, dấu hiệu do máy gây nhiễu “khôn ngoan” tạo ra giống hết dấu hiệu B-52. Mỹ còn lắp cho B-52 một loại thiết bị “cảm ứng điện từ”-mắt thường cho phép máy bay bay ở tầm thấp hơn nhiều mà không phải dùng rada né tránh địa hình để tránh tên lửa phòng không tầm thấp.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2007, 06:53:28 pm »

Máy bay cảnh giới và báo động sớm từ xa AWACS (Airborn Early Warning and Control System) E-2C lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam để phát hiện sớm các mục tiêu phát bức xạ điện từ và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện tử và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện từ được ghi nhận và xử lý bằng máy tính điện tử, tổng hợp và biểu thị trên màn ảnh. Máy bay chỉ cần bay ngoài không phận nhưng vẫn trinh sát sâu trong lãnh thổ đối phương. Đây là nguyên mẫu đầu tiên cho hệ thống cảnh giới và báo động từ xa hiện đại AWACS về sau này.
Với công nghệ chiến tranh điện tử hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ nên khi mở màn chiến dịch ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ mưu toan “giáng cho miền Bắc Việt Nam một đòn choáng váng” và buộc ta phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của Mỹ (Trong chiến dịch này Mỹ huy động 1.077 trong số 3.400 máy bay chiến thuật (chiếm 31% số máy bay thường trực chiến đấu của Mỹ), 150 trong số 400 máy bay B-52 (chiếm 37% lực lượng không quân chiến lược), 5 trong số 14 tàu sân bay tấn công, 58 trong số 98 tàu chiến các loại của hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương).

Lực lượng Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Nhưng ngay trong tuần đầu tham chiến, chính Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ bị bất ngờ. Họ đã phải lập hội đồng xác minh lý do 17 chiếc B-52 bị bắn rơi. Thành phần của hội đồng gồm phần lớn chuyên gia quân sự cấp cao và đại biểu của các công ty chế tạo các hệ thống điện tử cho B-52, do Tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ chủ trì. Hội đồng vội vã đề xuất các kiến nghị cải tiến. Ngày 29 tháng 12 năm 1972, có 2 cải tiến về angten thuộc cơ cấu tổ hợp thiết bị chống điện tử đã được áp dụng cho máy bay B-52, nhưng cũng không xoay chuyển được tình hình của không quân Mỹ. Quân và dân ta với nòng cốt là bộ đội Phòng không-Không quân đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111. Không quân trẻ tuổi của ta bắn rơi 2 máy bay B-52, ghi một chiến công mới vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm quân chủng: “Tổ tiên ta ngày xưa dã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú” (Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam (1955-1977), Nxb Quân đội nhân dân, 1993, tr.5).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2007, 08:35:28 pm »

Sau thất bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, ưu thế trên biển và trên không của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.
Về ưu thế trên biển. Nếu trước đó Mỹ đã từng khoe khoang sẽ “kiểm soát từng làn sóng trên Thái Bình Dương” thì sau chiến tranh tình hình khác hẳn. Sự suy yếu của hải quân Mỹ uy hiếp nặng nề ưu thế trên biển của họ. Mỹ đã phải giảm đến 20% lực lượng này vì gặp phải khó khăn về tài chính trong hai năm 1970-1971. Năm 1972 Le-đơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thú nhận Mỹ phải giảm 200 tàu của các lực lượng hải quân và việc giảm này nhất định ảnh hưởng đến lực lượng của hạm đội 7. Theo hãng thông tấn Mỹ UPI ngày 5 tháng 9 năm 1971, phó đô đốc Uy-li-am Mắc đã phải thừa nhận hạm đội 7 của Mỹ phải giảm từ 225 tàu với 87.000 người năm 1968, xuống còn 95 tàu với 40.000 người.


Tàu sân bay USS Oriskany CVA-34 thuộc Task force 77 (Lực lượng đặc nhiệm 77)/7th Fleet
Năm 1972 các hạm đội mạnh của Mỹ như hạm đội 2 (Đại Tây Dương), hạm đội 7 (Thái Bình Dương), hạm đội 6 (Địa Trung Hải) v.v… bị mất cân đối về nhiều mặt, chưa được bổ sung củng cố và trang bị lại. Nhất là hạm đội 7 có nguy cơ phải rút về vì mấy năm dồn sức vào chiến tranh Việt Nam đã bị tổn thất nặng. Còn tờ “Tin trong tuần” (Mỹ) số ra ngày 12 tháng 7 năm 1971 cũng nhận định sức mạnh hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải đã bị ảnh hưởng xấu của chiến tranh Việt Nam.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2007, 08:55:11 pm »

Về ưu thế trên không. Chẳng những ưu thế và lực lượng của không quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến tranh Việt Nam mà trên thực tế hậu quả thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rõ rệt đến ưu thế trên không của Mỹ. Bom đạn và nhiều loại trang bị, vũ khí, có thời kỳ Mỹ sản xuất ra không đủ cung cấp cho chiến trường, phải mua thêm của các nước khác như Tây Đức, Canada, Nhật Bản, v.v… Có thời kỳ, theo tin Mỹ để lộ, số lượng bom đạn dự trữ chiến lược của Mỹ chỉ còn khoảng 30 vạn tấn, Oan-tơ Líp-man, nhà báo Mỹ nổi tiếng đã đưa tin: “Các kho đã gần cạn”. Còn Le-dơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cũng phải nhận xét: “Điều rõ rệt là sự sẵn sàng về quốc phòng của Mỹ bị suy yếu” (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân. Loại phát hành đặc biệt, năm 1972, tập 1).
Các nhà quan sát nước ngoài kết luận, trong lúc nước Mỹ đang sa lầy nhiều năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la vào chiến tranh Việt Nam, thì Liên Xô đã có thể vượt hẳn Mỹ về nhiều mặt trong các lĩnh vực đó, làm cho Mỹ mất cả ưu thế trên biển, trên không, cả ưu thế về hạt nhân và vũ trụ. Điều đáng lo ngại nữa cho Mỹ là trong lúc đó sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc cũng phát triển. Tình hình đó đã làm cho “ô hạt nhân” của Mỹ không còn đủ tác dụng hiệu lực như họ mong muốn trong chiến lược toàn cầu.
Trên chiến trường miền Nam, cuộc chiến tranh dựa trên ưu thế vượt bậc về công nghệ của Mỹ cũng chịu chung số phận với cuộc chiến tranh ngăn chặn và phá hoại miền Bắc.
Về ưu thế máy bay lên thẳng. Ở miền Nam, Mỹ có hơn 5.000 máy bay các loại trong đó có khoảng hơn 4.000 máy bay lên thẳng. Nếu so với số máy bay của Pháp trước đây trên toàn Đông Dương là khoảng 500 chiếc, trong đó có 5 chiếc máy bay lên thẳng, thì sức mạnh của không quân Mỹ vượt xa về số lượng và chất lượng. Thomas Power, cựu Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đã từng chủ quan nhận định không quân Mỹ có thể một mình chiến thắng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong vòng ít ngày với một lực lượng tối thiểu. Nhưng Mỹ vẫn không giành được thắng lợi, không ngăn được sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh cách mạng miền Nam. Quân giải phóng miền Nam đánh thắng trên 1 triệu quân Mỹ-nguỵ, phá huỷ hàng ngàn máy bay các loại của chúng (Theo tính toán của các tướng tá Mỹ, con số 4.000 máy bay lên thẳng dùng ở Nam Việt Nam có sức mạnh tương đương một triệu quân Mỹ (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số đặc biệt, năm 1972, tập 1). Chiến thuật cơ động lực lượng lớn và chi viện hoả lực gần bằng máy bay lên thẳng là một chiến thuật có tầm quan trọng về chiến lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Đặc biệt trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào vùng đường số 9-Nam Lào, trên một chiến trường rừng núi hẹp, địch huy động gần 1.000 máy bay lên thẳng. Trong chiến dịch này 600 máy bay lên thẳng hiện đại của Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ. Tác dụng chiến thuật của máy bay lên thẳng đã mất hiệu lực: hoạt động cơ động lớn, nhất là hoạt động chỉ viện bằng hoả lực gần có những trận hầu như bị tê liệt, việc vận chuyển tiếp tế và bảo đảm hậu cần bị khống chế mãnh liệt; những đợt chuyển quân, đổ quân đều bị đánh đau; các thủ đoạn nhảy cóc di động chiến thuật không phát huy được tác dụng đáng kể và nhanh chóng bị phá sản trước hệ thống hoả lực phòng không dày đặc và sức đánh trả quyết liệt của Quân giải phóng.

Hai trong số 600 chiếc bị bắn rơi với Lam Sơn 719
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2007, 08:57:37 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2007, 09:46:38 pm »

Về ưu thế tăng-thiết giáp. Chiến thuật dùng lực lượng xe tăng, xe bọc thép làm lực lượng đột kích chủ yếu dựa vào chỗ mạnh vốn có của xe tăng, xe bọc thép để tăng cường sức đột kích và tốc độ tiến công,  tăng cường tính vững chắc và cơ động. Nhưng trong nhiều cuộc hành quân của Mỹ-ngụy trên chiến trường miền Nam, chức năng của lực lượng xe tăng, xe bọc thép đã mất hiệu lực. Trên chiến trường này, để tiêu diệt xe tăng địch, các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể dùng nhiều loại vũ khí và phương tiện như tên lửa và pháo chống tăng, mìn, hố hào kết hợp chặt chẽ với tính chất địa hình. Đặc biệt trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào, tất cả lực lượng xe tăng, xe bọc thép gồm hơn 4 thiết đoàn đều bị hoàn toàn tiêu diệt, không một chiếc nào chạy thoát. Đây là thất bại lớn nhất của lực lượng xe tăng cũng như của chiến thuật dùng xe tăng làm đột kích của Mỹ-ngụy. Trong cuộc hành quân xâm lược “Toàn thắng 1-71” vào Đông Bắc Campuchia, nhất là trong cuộc rút chạy khỏi Xnun, nơi mà địa hình khá thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh của xe tăng-thiết giáp, chiến thuật này cũng bị chung số phận.

Bắt sống xe tăng tại đường 9.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2007, 09:24:22 pm »

Về ưu thế pháo binh. Pháo binh là một chỗ dựa cơ bản của địch. Vì thế, Mỹ luôn luôn ra sức cải tiến pháo binh. Chiến thuật pháo binh còn gọi là chiến thuật “căn cứ hoả lực” được vận dụng với quy mô lớn. Đó là sự tập trung một số rất nhiều pháo tổ chức thành một hệ thống căn cứ hoả lực pháo binh liên hoàn cả phía trước và phía sau, nằm ngay trong đội hình chiến đấu của các đơn vị hành quân, tạo nên một mạng lưới hoả lực pháo binh dày đặc và có uy lực mạnh để bảo đảm cho đội hình hành quân trong tiến công cũng như phòng ngự. Địch cho rằng, kết hợp chặt chẽ với máy bay và xe tăng-thiết giáp, hệ thống căn cứ hoả lực này có thể tạo nên khả năng chiến thuật rất lớn để chế áp mọi hoạt động của đối phương, tiến có thể đánh, cụm lại có thể giữ, khi rút lui có thể đảm bảo đội hình không bị rối loạn. Song, với nghệ thuật tác chiến, nhất là nghệ thuật sử dụng pháo binh tài giỏi, Quân giải phóng đã làm cho chiến thuật “căn cứ hoả lực” của địch hoàn toàn mất hiệu lực.

Một căn cứ hỏa lực Mỹ tại Phước Tuy năm 1969.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2007, 09:25:54 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 08:12:58 pm »

Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được trang bị vũ khí kỹ thuật tương đối hiện đại, tạo cơ sở hình thành mới và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật như Quân chủng Phòng không-Không quân (năm 1962 (Riêng Không quân nhân dân Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 3 năm 1955 theo quyết định số 15/QĐ của Bộ trưởng Quốc phòng thành lập Ban nghiên cứu sân bay. Ngày này trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân)), Quân chủng Hải quân (ngày 5 tháng 10 năm 1959), Binh chủng Đặc công (ngày 19 tháng 3 năm 1967), Binh chủng Hoá học (ngày 19 tháng 4 năm 1958). Cùng với các Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Thông tin và Binh chủng Công binh thành lập từ cuộc kháng chiến chống Pháp, các quân binh chủng kỹ thuật mới được thành lập góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại, làm nòng cốt cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc thử thách mới.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược London về tình hình quân đội các nước trên thế giới, cuối những năm 60, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị vũ khí với trình độ công nghệ vượt xa khả năng và trình độ công nghệ quân sự trong nước.
Theo họ, lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị xe tăng T-54, xe tăng trinh sát PT–76, xe bọc thép chở quân BTR-40, pháo tự hành SU-76, đạn rocket phản lực, các phương tiện cơ giới của công binh.
Vũ khí trang bị phòng không có pháo phòng không 37mm, 57mm, 85mm; súng máy phòng không 12,7mm, trong số đó có một vài kiểu được điểu khiển bằng rada và tên lửa phòng không tầm vừa SAM-2 có điều khiển.
Hải quân được trang bị tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ (50 tấn), tàu tuần tra cao tốc (100 tấn), tàu quét mìn ven bờ, tàu và xuồng máy tuần ttra được trang bị pháo, v.v…
Không quân được trang bị máy bay ném bom IL-28, máy bay tiêm kích MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, tên lửa không đối không, máy bay lên thẳng vũ trang và chống tàu, v.v…
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị thêm các xe tăng T-54, T-59, xe bọc thép trinh sát chiến đấu, pháo tự hành phòng không, tên lửa chống tăng có điều khiển Sagger, tên lửa phòng không tầm vừa SAM-3 và tên lửa phòng không tầm ngắn tự dẫn bằng hồng ngoại SAM-7, v.v…

 Chiến sĩ GPQ với tên lửa SA-7 (tên Việt Nam là A-72)
Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta đã trang bị cho bộ đội hoá học các phương tiện phòng chống vũ khí sát thương hàng loạt như khí cụ trinh sát phóng xạ (máy đo phóng xạ, máy đo chiếu xạ), khí cụ trinh sát hóa học (máy tự động báo chất độc hóa học, máy trinh sát chất độc hóa  học theo phương pháp chỉ thị màu), các loại xe trinh sát phóng xạ và chất độc hóa học. Bộ đội hóa học cũng được trang bị các phương tiện phòng chống hóa học như mặt nạ phòng độc, quần áo phòng da, thiết bị thông gió và lọc độc; khí cụ tiêu độc cho bộ đội và các vũ khí trang bị kỹ thuật khác.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 10:05:17 pm »

Khái quát trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây:
Về công nghệ vật liệu: đại bộ phận vũ khí trang bị kỹ thuật nhận được từ bên ngoài (từ phần lớn vũ khí bộ binh, pháo chống tăng, pháo phòng không, tên lửa, tàu phóng lôi, xe tăng đến máy bay chiến đấu) đều được chế tạo trong những năm từ 1940 đến 1960 hoặc đầu những năm 70. Trong những năm đó, trên thế giới đã và đang hình thành những công nghệ mới tạo dựng bức tranh công nghệ của thế giới hôm nay. Đó là công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử-tin học, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học và năng lượng.

Pháo phòng không S-60 cỡ 57mm của VN - sử dụng công nghệ của những năm 50/TK20
Trong công nghệ vật liệu đã hình thành và phát triển rất nhanh bộ môn khoa học mới gọi là khoa học vật liệu nhằm nghiên cứu tính chất của vật liệu dưới tác động của các quy luật chế tạo và gia công để tạo ra vật liệu có tính chất vật lý, cơ học, hóa học, nhiệt học theo yêu cầu định trước. Thành tựu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ quân sự để chế tạo các vật liệu đặc thù như vật liệu composit sợi chất dẻo, gồm chất dẻo, hợp kim nhẹ, v.v… có độ bền lớn ở nhiệt độ cao, chịu được quá tải lớn để chế tạo các thành phần chịu lực của máy bay, tên lửa; vật liệu có độ bền nhiệt chống cháy, chịu va đập và xung lực mạnh ở nhiệt độ cao để chế tạo động cơ các khí cụ bay; vật liệu siêu sạch có độ tinh khiết cao để chế tạo các thiết bị nhậy cảm hồng ngoại, rada, laser. Công nghệ chế tạo vật liệu đã hoàn toàn vượt qua giai đoạn kinh nghiệm để chuyển qua giai đoạn công nghệ-khoa học. Công nghệ vật liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chế tạo các khí cụ bay. Vào thời kỳ đó, khí cụ bay của ta sử dụng vật liệu kết cấu là kim loại và hợp kim nhẹ, còn khí cụ bay của Mỹ đã bước đầu dùng vật liệu composit sợi chất dẻo ở một số bộ phận. Đây là loại vật liệu vừa có độ bền lớn, lại nhẹ hơn nhiều vật liệu kim loại, đã góp phần tạo ra khả năng linh hoạt và cơ động rất lớn cho máy bay của Mỹ.
Công nghệ vật liệu trong vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là công nghệ của Liên Xô trước đây và của Trung Quốc, không chỉ có nét đặc thù quân sự như đã nêu trên, mà còn phải chịu được tác động mạnh của môi trường như gỉ, ăn mòn, nấm mốc. Để giải quyết vấn đề này, Liên Xô dùng hai biện pháp kết hợp. Một là dùng các chất phụ gia đặc biệt như nguyên tố hiếm hoặc thành phần tối ưu để tạo ra khả năng “miễn dịch môi trường”. Biện pháp này phụ thuộc cốt yếu vào trình độ khoa học và công nghệ vật liệu, đòi hỏi đầu tư rất lớn, nhưng là biện pháp cơ bản, đi thẳng vào bản chất của vật liệu. Biện pháp thứ hai là dùng các chất dầu, mỡ, sơn bảo quản, có thể sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, chi phí thấp, sử dụng kết hợp với các vật liệu có khả năng “miễn dịch môi trường” ở mức độ vừa phải. Vì lý do kinh tế, Liên Xô đã phải kết hợp dung hoà hai biện pháp đó. Ngược lại, cách làm của Mỹ và Nhật Bản lại tập trung chủ yếu vào biện pháp thứ nhất. Họ sẵn sàng đầu tư lớn, đầu tư một lần, để nâng cao vượt bậc khả năng “miễn dịch môi trường” ngay từ khâu chế tạo vật liệu. Do đó vũ khí trang bị kỹ thuật của họ giá thành cao nhưng tin cậy, chống chịu môi trường tốt, đặc biệt trong môi trường nhiệt đới.
Công nghệ thiết kế chế tạo trên thế giới giai đoạn này đã bước đầu chuyển sang giai đoạn tự động hóa với sự hỗ trợ của máy tính điện tử. Điều này giải thích vì sao trong những thời gian ngắn, Mỹ đã kịp thay đổi, cải tiến các kiểu vũ khí trang bị để đưa vào sử dụng ở chiến trường Việt Nam.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 09:05:28 pm »

Công nghệ điện tử-tin học. Trong những năm 60 đến 70 công nghệ bán dẫn, vi điện tử, mạch tích hợp phát triển với tốc độ cao. Đầu những năm 70, công nghệ vi xử lý ra đời tạo ra bước ngoặt lớn trong quân sự. Bộ vi xử lý có thể tích khoảng 0.01cm3 thực chất là một bộ tự động xử lý thông tin logic có thể lắp được vào bất kỳ thiết bị kỹ thuật nào như đầu đạn tên lửa, bom, máy xử lý bảng bắn cho pháo, tạo ra quá trình “trí năng hóa” cho các khí tài quân sự và dân dụng. Bom laser, bom từ trường, tên lửa chống rada, các hệ thống điện tử tự động trong hàng rào Mc.Namara là những thí dụ điển hình sử dụng công nghệ điện tử thời kỳ này ở những mức độ khác nhau. Từ đó, bắt đầu ra đời các loại vũ khí điều khiển chính xác cao, hoặc vũ khí “thông minh”, phần chủ yếu trong các phương tiện chiến tranh công nghệ cao hiện nay.
Vũ khí trang bị kỹ thuật tiếp nhận từ bên ngoài của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong những năm chống Mỹ cứu nước bước đầu áp dụng những thành tựu công nghệ nổi bật đó của giai đoạn hình thành và phát triển nhanh cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật ở trình độ và quy mô khác nhau.
Trong các khí cụ hàng không, máy bay chiến đấu MiG-15, MiG-17, MiG-19, tên lửa phòng không là thế hệ những năm 50 có thiết bị đèn điện-điện tử chủ yếu được chế tạo theo công nghệ đèn điện tử, chưa có công nghệ in mạch. Do đó, các thiết bị điều khiển rất cồng kềnh, tiêu hao nhiều năng lượng, cần nhiều các thiết bị cung cấp điện, do đó hạn chế khả năng cơ động.

 MiG-17 của trung đoàn KQ 921.
Về sau, ta được viện trợ máy bay chiến đấu MiG-21, tên lửa phòng không SAM-7, tên lửa chống tăng thế hệ những năm 60, thiết bị điện-điện tử bắt đầu được bán dẫn hóa với tỷ lệ nhất định các mạch in đơn giản. Các thiết bị thông tin liên lạc của ta chủ yếu được chế tạo trên cơ sở công nghệ điện tử và bán dẫn, trong đó tỷ lệ thiết bị công nghệ bán dẫn chưa nhiều. Trong khi đó, các thiết bị thông tin của Mỹ đã chuyển sang thế hệ vi điện tử. Các thiết bị thông tin trên các phương tiện chiến đấu khác như xe tăng, thiết giáp, phòng chống hóa học, máy bay chỉ huy điều khiển của ta cũng chỉ mới đạt được trình độ công nghệ đèn điện tử và bán dẫn. Để bù đắp lại sự lạc hậu về công nghệ, các công trình sư Xô Viết đã áp dụng các tư tưởng khoa học thiết kế trình độ cao, độc đáo, để tạo ra các phương tiện chiến đấu có nhiều ưu điểm chiến-kỹ thuật kết hợp có hiệu quả cao, từ xe tăng, tên lửa phòng không, pháo, súng bộ binh đến máy bay đã từng được các chuyên gia phương Tây công nhận. Điển hình là máy bay tiêm kích MiG-17, có bán kính lượn vòng nhỏ, khả năng cơ động và linh hoạt lớn, đã được các phi công của ta khác thác sử dụng tài tình trong các lối đánh du kích trên không rất độc đáo, bắn rơi nhiều máy bay có trình độ công nghệ hiện đại hơn của Mỹ. Các xe tăng của ta có kiểu chỉ được lắp kính ngắm quang học, có kiểu được lắp máy ngắm hồng ngoại để hoạt động cả ngày và đêm; có kiểu điều khiển bằng cơ khí khá lạc hậu, lại có kiểu điều khiển bằng thuỷ lực, vỏ giáp thường là vỏ đúc nhưng ý tưởng thiết kế tiên tiến bù đắp lại vẫn có khả năng cơ động và vượt cản tốt, gọn nhẹ, khá thuận lợi cho khâu khai thác.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 09:26:04 pm »

Xét một số mặt khoa học và công nghệ chủ yếu, vũ khí trang bị kỹ thuật của Mỹ có ưu thế hơn vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta về chất lượng. Về số lượng, Mỹ cũng có ưu thế vượt xa ta nhiều lần. Nhưng với một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, một cơ sở nông nghiệp còn nghèo nàn mới bắt đầu được xây dựng sau 10 năm hoà bình ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vấn đề làm chủ, khai thác các vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại có trong trang bị của lục quân, phòng không-không quân và hải quân đối với chúng ta là một thử thách, khó khăn phức tạp về khoa học và công nghệ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần sáng tạo, hy sinh và lao động quên mình của toàn dân ta, của lực lượng vũ trang nhân dân, chúng ta lại một lần nữa vượt qua được thử thách đó, đồng thời thu được nhiều bài học quý báu. Để có được chiến công đó trước hết cần nhận thấy rằng trong những năm 1954 đến 1964, nhờ những thành tựu bước đầu, tuy chưa nhiều trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ to lớn về vật chất-kỹ thuật, về đào tạo huấn luyện cán bộ chiến sĩ, công nhân kỹ thuật quốc phòng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, chúng ta đã tạo lập được một tiềm lực khoa học và công nghệ nói chung, tiềm lực khoa học và công nghệ quân sự nói riêng. Tiềm lực đó tuy còn ở mức độ rất thấp nhưng là cơ sở cần thiết cho hoạt động làm chủ, khai thác số vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ, cải biên cải tiến chúng phù hợp với điều kiện cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, đồng thời đưa truyền thống tự chế tạo và công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật được kế thừa phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp lên một bước mới, cao hơn.

Sửa chữa máy bay MiG-17
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM