Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:37:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 722138 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2007, 09:57:53 pm »

Mỹ lại thử nghiệm một khái niệm công nghệ mới gọi là chiến trường tự động hóa. Tổng thống Mỹ coi đó là phương sách hiệu nghiệm để thực hiện mục tiêu chiến lược này. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ huy động tất cả các quân chủng tham gia, khẩn cấp thực hiện chương trình chiến trường tự động hóa. Trong đó có hệ thống trinh sát đường mòn gồm hai máy tính khổng lồ IBM 360-65 có nhiệm vụ phân tích các loại tiếng động để phân biệt người hay xe cộ, xác định chính xác thời gian và địa điểm của những nguồn phát ra tiếng động. Sau đó, chuyển thông tin đến trung tâm C3I để ra lệnh cho máy bay đánh phá.
Để trung tâm này có thể điều khiển hoạt động tác chiến của không quân, Mỹ đã xây dựng hệ thống máy cảm ứng địa chấn, cảm ứng âm thanh thả xuống khắp rừng, dọc các trục giao thông và được mệnh danh là “những tên gác đường”. Thí dụ: SPIKE BUOY, loại máy nhậy cảm âm thanh, được máy bay thả cắm xuống đất để phát hiện tiếng động trong khu vực xác định. ACCU BUOY, máy nhậy cảm âm thanh có dù, được máy bay thả mắc trên cây để thu tín hiệu âm thanh trong phạm vi rộng hơn và hạn chế sự phát hiện kịp thời của đối phương. ASID, máy nhậy cảm địa chấn có lắp cột angten nhỏ, trông tựa như một mầm cây vùng nhiệt đới đang nhô lên khỏi mặt đất. ACCUSID, máy nhậy cảm địa chấn và âm thanh, cũng tương tự như ASID, nhưng có thể dùng cùng một lúc truyền báo về trung tâm chỉ huy cả âm thanh và chấn động.

Ảnh nhỏ: Lính Mỹ chuẩn bị ném "Cây nhiệt đới"
Ảnh lớn: Cây nhiệt đới - ASID
Để tức thời truyền về trung tâm những tin do các máy nhậy cảm phát ra, Mỹ dùng máy bay vận tải 4 động cơ cải tiến. Về sau được bổ sung loại máy bay không người lái QU-22B một động cơ, có thể bay ở độ cao an toàn vào các khu vực dày đặc hoả lực phòng không của Việt Nam. Các chuyên gia kỹ thuật sáng chế hệ thống trạm chuyển tiếp tự động đặt lên máy bay để dễ dàng tiếp cận khu vực cần kiểm soát.
Cách bố trí đó cho phép thu thập tin tình báo qua hệ thống máy nhậy cảm và xử lý tình huống ngay trên một khu vực cụ thể. Tại mỗi khu vực có một sĩ quan chỉ huy phụ trách toàn bộ hệ thống bao gồm các máy nhậy cảm, máy bay truyền thông, máy bay tấn công. Viên sĩ quan theo dõi diễn biến qua vô tuyến truyền hình. Toàn bộ mạng đường trong khu vực hiện lên màn hình. Hệ thống tự động xử lý tin rất nhanh, viên sĩ quan chỉ việc báo cho các loại máy bay dang hoạt động gần đó đến công kích vào mục tiêu được chỉ dẫn. Nếu thời tiết xấu, máy tính sẽ giúp máy bay chiến đấu thả bom tự động vào điểm chính xác.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2007, 10:01:03 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2007, 08:51:32 pm »

Để tạo hoả lực cho hệ C3I này, Mỹ sử dụng các loại bom đạn kiểu mới, trong đó có các kiểu điều khiển chính xác cao. Đáng chú ý nhất là các loại bom đạn sau đây. Bom điều khiển bằng laser LGB (Laser Guided Bomb). Thời gian đầu, bom LGB được sử dụng chủ yếu trên đường 559. Sau đó, trong cuộc ném bom trở lại miền Bắc nước ta, bom LGB được sử dụng đánh vào một số mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Nhờ ứng dụng những đặc điểm riêng của tia laser như tính đơn sắc, tính kết hợp cao về không gian và thời gian, chùm tia có góc mở rất hẹp, bom có độ chính xác khá cao, có thể dùng để đánh vào các mục tiêu điểm mà bom thông thường không giải quyết được.

Bom LGB Paveway được Mỹ sử dụng ném cầu Hàm Rồng năm 1972.
Bom từ trường là một kiểu “bom thông minh”, nổ chậm, được Mỹ thử nghiệm quy mô lớn thời đó để đánh phá các tuyến giao thông vận tải ngằm ngăn chặn hoạt động bảo đảm chiến đấu có ý nghĩa huyết mạch của ta. Khác với bom nổ chậm thông thường, bom từ trường là loại bom chờ nổ khi mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom, đặc điểm nổi bật nhất của bom từ trường là có thể nổ trên mặt đất, dưới đất và dưới nước. Vì vậy, loại bom này còn có tác dụng như một kiểu thuỷ lôi. Nhờ tính đa năng đó Mỹ đã dùng bom từ trường với số lượng lớn, mật độ cao trong nhiều khu vực để đánh phá các tuyến đường giao thông thuỷ bộ, các vùng đông dân cư. Đặc biệt, từ tháng 5 năm 1972, cùng với các loại thuỷ lôi, Mỹ đã dùng một số lượng lớn bom từ trường để phong toả vùng biển, sông ngòi miền Bắc nước ta. Trong số các loại bom mìn Mỹ dùng đánh các đường giao thông vận tải, bom từ trường đóng vai trò quan trọng nhất.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2007, 09:08:41 pm »

Để tạo hoả lực cho hệ C3I này, Mỹ sử dụng các loại bom đạn kiểu mới, trong đó có các kiểu điều khiển chính xác cao. Đáng chú ý nhất là các loại bom đạn sau đây. Bom điều khiển bằng laser LGB (Laser Guided Bomb). Thời gian đầu, bom LGB được sử dụng chủ yếu trên đường 559. Sau đó, trong cuộc ném bom trở lại miền Bắc nước ta, bom LGB được sử dụng đánh vào một số mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Nhờ ứng dụng những đặc điểm riêng của tia laser như tính đơn sắc, tính kết hợp cao về không gian và thời gian, chùm tia có góc mở rất hẹp, bom có độ chính xác khá cao, có thể dùng để đánh vào các mục tiêu điểm mà bom thông thường không giải quyết được.

Thằng này cũng chính là thủ phạm đánh sập cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ. Cầu thì sau này khôi phục mất béng mấy cái khung ở đoạn giữa, còn ga thì khu nhà chính xây lại trông như dở hơi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2007, 09:12:32 pm »

Thằng này cũng chính là thủ phạm đánh sập cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ. Cầu thì mất béng mấy cái khung ở đoạn giữa, còn ga thì khu nhà chính sau này xây lại trông như dở hơi.
------------------------------------------------------------------------------
  Đánh cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ là Paveway-2 đã được cải tiến, chỉ có một thằng F-4 vừa chiếu laser vừa ném bom. Đánh cầu Hàm Rồng là Paveway đời đầu, phải có một thằng lượn trên cao dùng laser chỉ thị mục tiêu cho thằng khác ném bom.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2007, 08:17:33 pm »

WAAPN là loại bom hình tròn, có rãnh. Các trái bom chứa trong thùng lớn, khi thoát ra để rơi xuống đất chúng tự quay để “lên cò”. Nếu mắc kẹt trên cây thì nằm im. Lúc này chỉ một chạm nhẹ sẽ nổ, kích động luôn những trái khác nằm rải quanh đó nổ theo. Hàng ngàn vạn mảnh nhỏ vung khắp mọi phía. Loại bom này thường thả vào vùng có đoạn đường đang tập trung người sửa. M-36 là loại bom nhỏ đựng trong thùng, mỗi thùng có 182 quả. Khi thùng bom tung ra, những quả bom thi nhau nổ, đứng xa trông vùng bom nổ như chớp lửa cháy rực mặt hồ. Sức sát thương của một bom mẹ đủ diệt đồng loạt một trung đoàn bộ binh đang triển khai. Chúng thường được dùng để đánh vào bãi xe, bến phà. Bom BLU-31 khi máy bay thả xuống sẽ chui sâu xuống đất, xe ô tô đi qua, bom được kích thích sẽ nổ tung. Loại này thường được dùng để đánh phá đường, diệt xe vận tải. Bom PAVE PATH có dù gắn vào đuôi. Trong bom chứa đầy propane (khí đốt). Bom được cấu tạo nổ trên cao cách mặt đất 4m đến 6m, tạo ra một áp suất lớn. Khi nổ sẽ quét sạch mọi vật dưới hình chiếu của nó với diện tích rộng chừng 1.000 mét vuông.

 Bom BLU-31.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2007, 06:42:43 pm »

Bom DRAGON TOOTH, một lượt máy bay rải xuống khoảng 300 quả, chủ yếu dùng để ngăn cản hành quân bộ, ngăn cản người đến cấp cứu. Chúng thường được thả dọc đường hành quân bộ. Bom GRAVEL tác dụng tương tự bom DRAGON TOOTH, nhưng có hình dáng như một cái túi bằng bàn tay. Bộ đội hành quân đường rừng rất khó phân biệt, dẫm phải sẽ bị bom nổ cưa cụt ngay bàn chân. Bom CBU-24 hình tròn, lớn hơn quả lựu đạn. Khi nổ văng đi hàng trăm viên bi. Tác dụng của nó là sát thương người, làm hư hỏng xe. Bom CBU-49, tương tự CBU-24, nhưng được lắp ngòi hẹn giờ, từng khu vực bị máy bay rải xuống vài trăm quả sẽ tạo nên vùng nguy hiểm. Chúng thường được thả vào những vùng vừa đánh phá hư hỏng nặng để ngăn cản người đến cứu chữa. EO là bom điện quang, ở đầu lắp một camera truyền hình nhỏ. Quả bom khi thoát khỏi máy bay sẽ tự bay đến mục tiêu. Loại bom này chủ yếu được dùng để đánh cầu, đánh đường ngầm, đánh hang, hầm, v.v… và những nơi được lưới lửa phòng không bảo vệ dày đặc.

Bom Dragontooth BLU-43
Như vậy, chiến trường điện tử tự động hoá không chỉ hạn chế việc đánh phá trong phạm vi một hành lang ngăn chặn mà mở rộng phạm vi trên toàn bộ không gian Trường Sơn suốt chiều dài gần 1.000 km, chiều ngang 60 đến 70km. Nhưng đến năm 1970, hầu hết các nhà khoa học quân sự và dân sự Mỹ đều thú nhận phía Việt Nam đã vô hiệu hóa hệ thống C3I kết hợp với các kiểu PGM hiện dại này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2007, 08:03:14 pm »

Công nghệ chiến tranh điện tử được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu trong các hoạt động của không quân, đặc biệt mạnh mẽ ở nấc thang cuối cùng của cuộc “leo thang công nghệ” trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc nước ta. Theo báo chí nước ngoài, cuộc chiến tranh đó có thể được chia thành mấy giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai đoạn thứ nhất từ ngày 2 tháng 2 năm 1965 đến tháng 7 năm 1965.
Trong giai đoạn này không quân Mỹ sử dụng các tốp lớn máy bay tiêm-cường kích F-4 và F-105 bay ở tầm cao 3.000m đến 4.000m là tầm thuận lợi nhất để ném bom. Trong khi đó, hệ thống phòng không của Việt Nam chỉ mới có súng bộ binh, pháo phòng không và máy bay MiG-17. Lúc đầu không quân Mỹ coi thường máy bay MiG-17 là “quá lạc hậu”, bay chậm (tốc độ chưa vượt âm thanh). Còn pháo phòng không là loại vũ khí đã đến lúc phải “xếp xó”. Từ đó, họ chủ quan đánh giá miền Bắc Việt Nam chỉ là một kiểu “thao trường” để họ tha hồ biểu diễn kỹ xảo không kích. Nhưng đến ngày 2 tháng 4 năm 1965, máy bay F-105 được F-4 yểm trợ đã bị MiG-17 bắn rơi (Truppenpraxi, số 5, năm 1967 (theo số liệu tổng kết của ta, ngay từ 5-8-1964, pháo phòng không và súng bộ binh của ta đã bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ)). Theo đánh giá của báo chí phương Tây, MiG-17 là máy bay tiêm kích-cường kích, một người lái, được đưa vào trang bị từ năm 1952, được trang bị vũ khí gồm pháo 23mm, rocket 55mm, tốc độ tối đa 1.125km/h, đã được các phi công tài giỏi của Việt Nam sử dụng bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ buộc họ phải thay đổi chiến thuật và nghiên cứu các phương thức tác chiến mới thích hợp. Còn máy bay F-4 của Mỹ là máy bay đa năng, có thể cất cánh từ đất liền hoặc tàu sân bay, hai người lái, có thể bay với tốc độ tối đa 2.330km/h ở độ cao 11.000m, được trang bị 6 tên lửa Sparrow, bom, pháo và rocket.
Giai đoạn này biện pháp chiến tranh điện tử của Mỹ chủ yếu là gây nhiễu các loại rada pháo phòng không, rada cảnh giới bằng các phương tiện gây nhiễu đặt trên hạm tàu, trên máy bay trinh sát EB-66.

MiG-17 vs F-4
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 08:42:53 pm »

Giai đoạn thứ hai từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến ngày 23 tháng 4 năm 1966 đánh dấu sự xuất hiện tên lửa phòng không có điều khiển trên miền Bắc Việt Nam và về cuối sự tham chiến có kết quả của máy bay tiêm kích đánh chặn bay với tốc độ siêu âm MiG-21 trong Không quân nhân dân Việt Nam. Theo báo chí nước ngoài, ngay trong trận đầu ra quân, tên lửa phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ. Không quân Mỹ không còn dám “tung hoành” ở tầm cao, buộc phải chuyển sang đánh phá từ tầm thấp. Xét về công nghệ, chiến thuật bay thấp nhằm né tránh sự phát hiện bằng rada mặt đất của ta, tầm bị phát hiện bằng rada so với khi bay ở tầm cao và tầm vừa rút ngắn từ 3 đến 4 lần. Nhưng bay ở tầm thấp, các máy bay của Mỹ bị mất liên lạc vô tuyến với các trạm chỉ huy mặt đất và mất liên lạc trong đội hình, không phát huy được các phương tiện rada mang theo và cũng không phát huy được ưu thế các hệ thống dẫn đường tầm gần và tầm xa. Các phi công buộc phải dùng mắt thường quan sát mục tiêu. Ngoài ra, khi bay thấp, họ không thể tấn công ồ ạt mà phải hoạt động theo từng tốp nhỏ, do đó số bom đạn sử dụng bị hạn chế, không đạt được mục tiêu đề ra là tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ồ ạt, quy mô lớn nhằm “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”.
Bay ở tầm thấp, không quân Mỹ bị sa vào mạng lưới hoả lực của pháo phòng không cỡ nhỏ, đặc biệt là pháo 20mm và 37mm. Đến lúc này họ mới được nếm trải thất bại một khi đánh giá quá thấp công nghệ của đối phương. Chỉ tính từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 7 năm 1966, trong số 393 máy bay Mỹ bị bắn rơi có 374 chiếc thuộc về công của pháo phòng không cỡ nhỏ và súng máy (theo Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số , 1982). Tờ tạp chí Tin Mỹ và thế giới khẳng định: “Đó là một lưới lửa phòng không đáng sợ và ít có trên thế giới. Bất cứ máy bay Mỹ nào bay vào tầm súng của lưới lửa tầm thấp đều có thể bị bắn rơi hoặc bị đánh hất lên cao làm mồi cho tên lửa SAM và máy bay MiG”.

Lưới lửa tầm thấp.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2007, 07:59:53 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2007, 08:09:06 pm »

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 23 tháng 4 năm 1966 đến tháng 12 năm 1968. Đây là giai đoạn trong hệ thống phòng không của Việt Nam đã có mặt đầy đủ súng và pháo phòng không, tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hiện đại. Pháo phòng không được điều khiển bằng rada, bắn đạn có ngòi chạm nổ hoặc ngòi điểu khiển nổ từ xa. Máy bay tiêm kích được trang bị tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại-thế hệ đầu tiên của tên lửa “thông minh” hoặc còn gọi là “vũ khí công nghệ cao”.
Điều đáng lưu ý là không quân Mỹ tỏ ra bất lực trong việc đối phó với pháo phòng không tầm thấp của ta-một loại vũ khí bị Mỹ liệt vào loại “già cỗi”, thế hệ cũ và “không đáng phải lưu tâm” khi vạch kế hoạch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân buộc không quân Mỹ phải quay trở lại với chiến thuật hoạt động ở tầm vừa và tầm cao như trong chiến tranh Triều Tiên 15 năm về trước. Để đối phó với tên lửa phòng không có điều khiển và máy bay tiêm kích của Việt Nam cần phải tìm các bài võ mới có hiệu lực hơn. Cuộc chiến tranh điện tử-một phương thức chiến tranh tuy không phải là mới nhưng được đẩy mạnh, phát triển đến quy mô lớn và nỗ lực vượt bậc trong chiến tranh Việt Nam-được triển khai dồn dập từ tình huống đó.
Thời kỳ đầu, không quân Mỹ dùng màn nhiễu để nguỵ trang hướng bay trong khu vực tác chiến. Màn nhiễu nguỵ trang do các máy bay chuyên dụng tạo ra từ vùng bay trực chiến, gọi là nhiễu ngoài đội hình. Cách gây nhiễu đó có mặt hạn chế của nó là báo động cho hệ thống phòng không biết sắp có hoạt động không kích.
Về sau, không quân Mỹ chuyển sang dùng nhiễu trong đội hình chiến đấu. Mỗi máy bay tiêm kích-ném bom của Mỹ được lắp 2 container mang máy phát nhiễu để đối phó với các đài rada phát hiện và điều khiển tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích. Tuy nhiên, phương thức gây nhiễu này buộc các máy bay Mỹ phải duy trì đội hình chặt chẽ, do đó hạn chế khả năng cơ động. Vì vậy, không quân Mỹ phải dùng cả hai cách gây nhiễu cho đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng tên lửa chống rada như Shrike, Standard đánh trực tiếp vào các đài rada phòng không của ta. Dựa trên cơ sở nắm vững quy luật hoạt động gây nhiễu của địch, khai thác một cách tài năng sáng tạo các phương tiện rada, máy bay, tên lửa, pháo và vũ khí phòng không khác, lực lượng phòng không trong ba thứ quân của ta vẫn liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ. Đó là một trong những lý do buộc Mỹ phải đưa máy bay F-111A vào tham chiến tháng 3 năm 1968. Đây là loại máy bay mới nhất, có dạng cánh thay đổi (báo chí hồi đó gọi là máy bay “cánh cụp, cánh xoà”) được lắp các khí cụ và thiết bị điều khiển để bay men theo nền địa hình phức tạp ở Việt Nam từ tầm cực thấp. Máy bay F-111A thường hoạt động đơn thương độc mã vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp. Với F-111A, không quân Mỹ hy vọng đối phó được với cả ba đối thủ: tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích và pháo phòng không tầm thấp. Tuy thế, trong số sáu chiếc được điều đến Đông Nam Á có hai chiếc đã bị hệ thống phòng không Việt Nam bắn rơi, một chiếc bị tai nạn, những chiếc còn lại buộc phải quay về Mỹ vào cuối năm 1968 để cải tiến nhằm quay trở lại tham chiến về sau này.

F-111 bị bắn cháy trên tem bưu chính VN.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2007, 07:02:14 pm »

Giai đoạn thứ tư từ tháng 3 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973. Nét điển hình của giai đoạn này là có sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay của Mỹ được trang bị bom có điều khiển chính xác cao (Trên chiến trường miền Nam, máy bay B-52 được sử dụng từ trước tháng 3 năm 1972 (T.G)). Đây là thế hệ đầu tiên của bom đạn “tinh khôn” được lắp đầu tự dẫn bằng vô tuyến truyền hình hoặc laser, có độ chính xác khoảng vài mét.
Với các kiểu bom đó, máy bay của Mỹ có thể không kích mục tiêu từ cự ly 25km mà không cần bay vào khu vực có hoả lực phòng không từ mặt đất. Bom và tên lửa có điều khiển thời kỳ đầu chỉ sử dụng đánh vào các mục tiêu riêng lẻ. Đến giai đoạn cuối cùng cuộc chiến tranh phá hoại, các máy bay tiêm kích-ném bom trang bị loại bom đạn này được huy động để chế áp hệ thống phòng không nhằm tăng cường cho các máy bay nem bom chiến lược. Cũng trong giai đoạn này, hoạt động chiến tranh điện tử của Mỹ được triển khai với quy mô rộng hơn, trình độ công nghệ cao hơn, nhịp độ dồn dập hơn.

B-52 ném bom Hà Nội.
Để đối phó với hoạt động chống chiến tranh điện tử của hệ thống phòng không Việt Nam ngày càng dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và được trang bị kỹ thuật ngày càng tốt, Mỹ đã phải tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật chiến tranh điện tử đa dạng và phức tạp như mở rộng tầm bao quát của các hệ thống rada trinh sát và điều khiển do rad tên lửa phòng không của ta hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau, mở rộng tầm bao quát của hệ thống gây nhiễu rada; tiếp tục đẩy mạnh sử dụng vũ khí chống bức xạ điện từ (hay còn gọi là tên lửa chống rada) như tên lửa Shrike; nghiên cứu chế tạo vũ khí tấn công từ ngoài tầm hoả lực phòng không (bom liệng tầm xa, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển bằng vô tuyến truyền hình); không ngừng tìm kiếm các biện pháp chống đối phó điện tử mới, cải tiến các biện pháp cũ. Mỹ bắt đầu sử dụng các bộ xử lý tín hiệu bằng kỹ thuật số trong các hệ thống chiến tranh điện tử mới.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM