Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:47:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721363 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2007, 07:43:38 pm »

Đặc trưng thứ tư: Chứa đựng tiềm năng cải biên, cải tiến rất lớn.
Đặc trưng này có nguồn gốc sâu xa từ một đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Ở vị trí đó, người Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn minh của châu Á và thế giới. Quá trình giao tiếp trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam tích luỹ được một biệt tài cải biên, cải tiến. Đó là một nghệ thuật quy định tính đặc thù Việt Nam, khác biệt với các dân tộc khác. Ta chỉ cần so sánh với người Nhật trong việc tiếp nhận văn minh công nghệ của nước ngoài. Môt khi học cái gì của người khác, trước hết, người Nhật tái hiện gần như nguyên mẫu. Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, họ đổi mới theo kiểu Nhật ở một trình độ cao hơn, vượt xa hơn. Công nghệ điện tử và thông tin phát triển ban đầu ở Mỹ, nhưng được người Nhật tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao hơn, có nhiều lĩnh vực còn vượt xa Mỹ.
Còn người Việt Nam vì không có đủ điều kiện để học người khác đến cùng nhưng lại rất thông minh và nhạy bén, có thể vừa học vừa cải tiến và ứng dụng ngay phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Tiềm năng đó đem lại cho người Việt Nam tính năng động và sáng tạo đặc biệt.
Vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ tính chất đặc trưng này trong việc chế tạo từ loại đơn giản như mìn, lựu đạn, đến loại phức tạp như súng bazoka (phỏng theo súng SKZ của Mỹ). Khi thiết kế, cán bộ quân giới ta không chỉ căn cứ vào những mẫu có sẵn mà còn căn cứ vào khả năng vật liệu hiện có, trình độ và thiết bị công nghệ thô sơ, hạn chế, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ để cải tiến cho phù hợp.
Khâu chế tạo, sản xuất bộ phân phụ tùng thay thế và sửa chữa vũ khí trang bị mà các lực lượng vũ trang nhân dân ta nhận được viện trợ từ các nước bạn cũng thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi bộ đội ta được trang bị vũ khí mới như pháo phòng không 37mm; súng ĐKZ 57mm; súng bazoka 90mm; súng cối 60mm, 82mm; pháo hạng nặng 105mm; súng trường 7,9mm; tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm, v.v… do các nước bạn viện trợ, thì yêu cầu sản xuất bộ phận thay thế súng pháo càng lớn, cả số lượng và chủng loại.

  Tiểu liên K-50, mẫu copy từ PPSh-41 được TQ viện trợ cho VN.
Bộ phận thay thế lại đòi hỏi kỹ thuật chế tạo khá phức tạp, trình độ công nghệ cao, phải tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện khó khăn. Thông thường, muốn tiến hành sản xuất bộ phận thay thế nào phải có mẫu hiện vật hoặc bản vẽ bộ phận thay thế ấy. Thời kỳ này, cơ quan cấp trên thường chỉ ghi tên bộ phận thay thế vào kế hoạch sản xuất cho xưởng. Do đó,các xưởng thường phải cử cán bộ kỹ thuật đến kho quân khí hoặc đơn vị xem mẫu để vẽ. Đôi khi mẫu đã cũ, bị mài mòn nhiều, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nhiều mẫu để đo đạc đối chiếu, so sánh tìm ra kích thước chính xác để bảo đảm bộ phận thay thế khi chế tạo xong phải dùng được. Lại còn phải xác định vật liệu, công nghệ chế tạo ra sao. Năm 1952, ta đã sản xuất đại trà 260 bộ phận khác nhau với hàng ngàn sản phẩm. Đến năm 1954, các xưởng đã sản xuất được gần 400 bộ phận khác nhau với số lượng hơn 50.000 sản phẩm. Sản xuất thành công nhiều bộ phận thay thế súng pháo, tuy số sản phẩm không nhiều bằng sản xuất vũ khí căn bản, vì đó là sản phẩm có trình độ cao trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, từ máy móc, thiết bị chuyên dùng đến nguyên vật liệu tương ứng của những bộ phận thay thế đó.
Sửa chữa vũ khí có nhu cầu số lượng lớn và yêu cầu trình độ cao hơn. Nhiều chiến dịch lớn liên tiếp diễn ra, số lượng vũ khí hỏng hóc nhiều. Từ năm 1953, việc sửa chữa súng pháo càng nặng nề, phức tạp, khó khăn. Riêng pháo lớn, năm 1953 ta đã phải sửa 19 khẩu pháo 105mm. Nếu khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất bộ phận thay thế là thiếu mẫu hiện vật và bản vẽ thì khó khăn đầu tiên trong sửa chữa súng pháo là thiếu quy trình công nghệ, dụng cụ chuyên dùng và thiếu thợ chuyên ngành. Nhất là đối với pháo, khi cần sửa chữa phải có thợ sửa chữa hiểu biết sâu về cấu tạo cả khẩu pháo và từng bộ phận trong khẩu pháo. Bộ phận sửa pháo của nhiều xưởng lúc này lại thiếu thợ chuyên ngành có tay nghề. Nhưng trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ công nhân ra đã quyết tâm khắc phục khó khăn, sửa chưa kịp thời súng pháo cho mặt trận.
Việc sửa chữa súng pháo lại đòi hỏi tính chủ động linh hoạt cao. Khác với việc sản xuất vũ khí, sửa chữa súng pháo hư hỏng không thể dự kiến đầy đủ từ đầu, thường có nhiều lệnh sửa đột xuất, khẩn trương, phải tập trung lực lượng sửa chữa liên tục để kịp hoàn thành đúng thời gian quy định.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2007, 07:54:58 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2007, 07:33:18 pm »

Đặc trưng thứ năm: kế thừa truyền thống công nghệ quân sự phong phú của dân tộc.
Một trong những đặc trưng quan trọng của khoa học và công nghệ nói chung, khoa học công nghệ quân sự nói riêng là tính kế thừa truyền thống. Vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có đặc trưng đó. Nó kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của tổ tiên ta, nhân dân ta đã biết dùng mọi phương tiện, biết sử dụng tài tình mọi thứ có trong tay thành vũ khí đánh giặc. Vũ khí tự chế tạo đã góp phần to lớn vào việc thực hiện chủ trương “toàn dân là lính”, hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, góp phần vào thắng lợi chung của các thời ký chống ngoại xâm trước đây.
Vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân cách mạng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo và phát động toàn dân vũ trang bằng các loại vũ khí tự chế tạo có trong tay và vũ khí thông thường, đứng lên giành và bảo vệ chính quyền nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với quan điểm toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, vũ khí tự chế tạo càng được phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng giành thắng lợi và có tiếng vang trên thế giới từ đó.

  Trao đổi cách sử dụng mìn tự tạo
Như chúng ta đã biết, trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang nhân dân đã được trang bị từ nhiều nguồn: vũ khí tự tạo, viện trợ từ nước bạn, mua sắm, thu được của địch. Ngoài vũ khí trang bị do ta tự sản xuất, các nguồn khác phần lớn là những phương tiện chiến tranh tương đối hiện đại lúc bấy giờ, xét theo trình độ công nghệ cũng như so với mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa của bộ đội ta, nhân dân ta. Nhưng các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nhanh chóng làm chủ, sử dụng với hiệu quả chiến đấu rất cao. Có được kết quả đó là do các lực lượng vũ trang nhân dân ta kế thừa và phát huy được một đặc trưng truyền thống văn hóa rất độc đáo của người Việt. Đó là công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2007, 07:38:30 pm »

Đặc trưng văn hóa này đã từng được thế giới ngưỡng mộ và ca ngợi qua cách chơi đàn bầu - loại nhạc cụ một dây duy nhất mà ở đâu trên thế giới này ai cũng có thể chế tạo được, nhưng trong tay người Việt Nam lại tạo ra hàng loạt gam âm thanh kỳ ảo, đưa người nghe vào thế giới kỳ lạ của những làn điệu dân ca, ví dặm, khúc ca quan họ, những chuyện cổ tích và thần thoại bí ẩn của phương Đông. Chiếc đàn dương cầm - đặc sản nhạc cụ của các dân tộc phương Tây - nhưng trong tay các nghệ sĩ Việt Nam lại đưa con người của mọi dân tộc trên thế giới chìm đắm, say mê với những bản nhạc giao hưởng do chính các nhạc sĩ phương Tây sáng tạo ra.
Một khi được kế thừa và phát huy trong việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật đánh giặc, truyền thống đó đã tạo nên phong cách sử dụng vũ khí rất độc đáo, rất Việt Nam. Ngoài truyền thống và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, các mặt sau đây góp phần quyết định tạo nên đặc trưng công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
-Có đường lối chỉ đạo đúng đắn. Đó là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
-Hiểu biết tường tận, thấu đáo môi trường địa lý - khí hậu Việt Nam, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có trong tay tạo nên phương thức đánh địch độc đáo, phong phú.
-Nắm chắc chỗ mạnh và điểm yếu trong các phương tiện chiến tranh của địch, trên cơ sở đó đề ra cách đánh buộc đối phương đánh theo cách đánh của ta để vô hiệu hoá ưu thế kỹ thuật và khoét sâu thêm chỗ yếu của chúng.
Được đường lối chiến tranh nhân dân cách mạng của Đảng ta soi sáng, chúng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ sử dụng các phương tiện chiến đấu. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã từng biết khai thác tận dụng điều kiện môi trường để diệt giặc. Việc lợi dụng quy luật thuỷ triều để nhấn chìm hàng ngàn thuyền chiến quân Nam Hán, Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng là những trang sử chói lọi về phương diện đó.

  Sơ đồ chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2007, 07:41:40 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2007, 09:20:06 pm »

Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng  trong công nghệ khai thác vũ khí trang bị, đặc biệt đối với các hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp, có tính hệ thống chặt chẽ. Người Pháp hiểu rất rõ khẩu pháo phòng không 37mm hoặc cỗ pháo mặt đất 105mm hạng nặng, nhưng họ không hiểu hết con người Việt Nam và môi trường Việt Nam nên chủ quan nhận định rằng Việt Minh không thể đưa được pháo lên Điện Biên Phủ. G.H.Giô-nô, một ký giả Pháp đã từng viết trong cuốn “Từ Verdun đến Điện Biên Phủ” như sau: Điểm đáng kinh ngạc không phải là Việt Minh có các loại pháo đó vì bộ chỉ huy Pháp đã biết trước đó một năm. Điều Pháp bị bất ngờ là làm sao Việt Minh lại đưa một khối lượng lớn pháo hạng nặng và duy trì tiếp tế đạn cho chúng vào tận Điện Biên Phủ, qua núi cao, rừng rậm, chẳng có đường sá gì cả!” (Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.161).

 Tải đạn cho pháo binh ở ĐBP.
Vì thế, khi dốc toàn lực không quân lên Điện Biên Phủ, Navarre hy vọng sẽ đánh cho Việt Minh một trận “nốc ao” ở khu vực lòng chảo này. Nhưng kết cục, các phi công Pháp đã thất thủ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người Pháp sau gần 100 năm đô hộ ở Đông Dương chỉ thấy Việt Minh là những du kích nông dân, không thấy được truyền thống văn hóa đúc kết trong hàng ngàn năm lịch sử giúp họ nhanh chóng làm chủ, khai thác các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mua được, lấy được của Nhật, Pháp hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, thậm chí chế tạo được cả các loại vũ khí theo các nguyên lý khoa học hiện đại để đương đầu với các phương tiện chiến tranh mới nhất cuả quân Pháp thời đó.
Công nghệ sử dụng cũng như bất kỳ đặc trưng công nghệ nào khác đều hàm chứa trong nó cả khoa học và nghệ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt của một đội quân, của người lính. Chính phẩm chất này về sau được phát huy đầy đủ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt hơn nhiều và sự ra đời một binh chủng đặc biệt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đó là Binh chủng Đặc công-niềm tự hào của nhân dân, quân đội ta nhưng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của kẻ thù.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2007, 08:45:23 pm »

Đặc trưng thứ sáu: công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển ngoài quy luật thông thường, do đó đã tạo ra các yếu tố không bình thường sau đây:
Thứ nhất: không bình thường về trình độ. Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự làm ra và một phần tự tạo đã vượt xa trình độ và khả năng của tiềm lực khoa học-kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của nước ta. Vũ khí pháo binh và bộ binh-phương tiện chiến đấu phổ biến và chủ yếu của các lực lượng vũ trang nhân dân là sản phẩm của nền công nghiệp đại cơ khí, có độ chính xác cao, xét về công nghệ vật liệu và công nghệ thiết kế chế tạo. Chỉ có các nước có nền công nghiệp phát triển mới có khả năng chế tạo được các sản phẩm quân sự có trình độ công nghệ cao như thế. Tuy vậy, các vũ khí trang bị kỹ thuật đó lại được khai thác với hiệu quả cao bởi những người lính phần đông có trình độ văn hóa rất thấp, không ít người mù chữ.
Thứ hai: không bình thường về nguồn gốc. Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Sử dụng sức mạnh tổng hợp đó, ta vừa tạo ra công nghệ thấp nhưng có hiệu quả cao; vừa tiêp thu công nghệ có trình độ cao từ nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước bạn, từ nguồn mua sắm và lấy được của giặc. Những vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo nhằm sử dụng chống lại các đối phương khác, trên một chiến trường khác, trang bị cho những người lính khác-khác ta về thể lực, về trình độ sử dụng, văn hóa, huấn luyện, về môi trường. Vì vậy, khi nằm trong tay các lực lượng vũ trang nhân dân ta, đương nhiên nảy ra nhu cầu rất lớn về cải biên, cải tiến, thích nghi hóa, để phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã làm cho mảng công nghệ này chiếm vị trí nổi bật trong hoạt động kỹ thuật quân sự của quân đội ta.

 Nghiên cứu cải tiến vũ khí.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2007, 05:44:32 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2007, 05:43:37 pm »

Thứ ba: không bình thường về thiết kế chế tạo và sử dụng. Ở các nước phát triển, để đưa vũ khí trang bị kỹ thuật vào sử dụng phải qua 4 giai đoạn:
-Giai đoạn 0 là giai đoạn xác định: kiểu, loại và phát triển công nghệ.
-Giai đoạn 1 là giai đoạn chứng minh: thiết kế chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm (từ 1 đến 3 năm). Giai đoạn này chiếm 3% chi phí.
-Giai đoạn 2 là phát triển quy mô đầy đủ (kéo dài từ 3 đến 10 năm). Giai đoạn này chiếm 12% chi phí.
-Giai đoạn 3: sản xuất (chế tạo) và triển khai, chiếm 35% chi phí.
Phần chi phí sau khi đưa vào sử dụng đến khi loại bỏ vũ khí ra khỏi trang bị chiếm 50% toàn bộ chi phí vòng đời của vũ khí.
Do nhu cầu bức bách của chiến tranh, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta không thể trải qua quá trình có tính chất tuần tự thông thường đó. Chúng ta đã phải vừa thử nghiệm ngay trong chiến đấu. Lấy kinh nghiệm và kết quả chiến đấu để hoàn thiện và cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật được thiết kế chế tạo dựa vào nhu cầu chiến đấu và nguyên vật liệu sẵn có, chứ không phải chế tạo nguyên vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu thiết kế. Từ đó, chúng ta đã tận dụng và khai thác mọi tiềm năng để đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của chiến tranh nhân dân. Tính khả thi và hiệu quả được ưu tiên hàng đầu. Đương nhiên, để làm được điều đó phải có tình thần dũng cảm, hy sinh và ý thức giác ngộ cách mạng rất cao.

Cối 215mm bằng vỏ chai oxy
Thứ tư: không bình thường giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. Trong kháng chiến chống Pháp, đặc điểm này vừa là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ta, lại vừa là điều kiện tạo ra sự phát triển vược bậc trong phát triển công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn bề, phải tự lực tự cường trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, do nhu cầu của kháng chiến ta đã mạnh dạn đặt vấn đề và chế tạo thành công các loại vũ khí căn bản và vũ khí hiện đại lúc bấy giờ.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2007, 08:58:03 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2007, 05:39:12 pm »

Chương 2: Chiến thắng “Cuộc chiến tranh công nghiệp” của Mỹ.
Đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Năm 1964, khi mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ phát động một cuộc “chiến tranh công nghiệp” quy mô lớn chưa từng thấy và đe doạ “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Cũng gần 9 năm sau, ngày 30 tháng 12 năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris lập lại hoà bình ở Việt Nam. Còn các tướng tá Mỹ phải cay đắng thú nhận “Bắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép” (Đại tá Mỹ S.G.Summer-Niên giám về chiến tranh Việt Nam, New York, 1985). “Bắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phối hợp dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào” (Tướng Mỹ G.J.Eadeo Tạp chí Không quân (Mỹ), số 6, năm 1973).

Một trận địa SAM-2 ở Hà Nội.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2007, 07:29:33 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2007, 09:20:44 pm »

Cũng xuất phát từ quan điểm “chiến tranh công nghiệp” và coi Việt Cộng chỉ có lực lượng chính quy với vũ khí trang bị lạc hậu, không tính hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng “thần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vào cái gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, chạm tay vào bức tượng Phật, gạt một cái lá khô trên đường đi”. Còn R.Rát-xen, chủ tịch Uỷ ban quân lực thượng nghị viên Mỹ phải thừa nhận: “Chúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình” (Thời báo Mỹ, số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966).

Chông tre góp phần đánh Mỹ.
Sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ tuy có khác nhau-người Pháp khinh thường Việt Minh vì chỉ coi họ là những người du kích nông dân, còn người Mỹ chỉ nhìn thấy Việt Cộng là đội quân chủ lực được trang bị lạc hậu, ít ỏi-nhưng một trong những điểm chung cơ bản của những sai lầm đó là họ xuất phát từ quan niệm ưu thé công nghệ quyết định tất cả. Ở Việt Nam, Mỹ đã tiến hành một cuộc “chiến tranh công nghiệp” lớn nhất trong lịch sử. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là “đỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp” (X.Vybornov, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 4 năm 1993).
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2007, 06:33:35 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2007, 08:31:26 pm »

Xét về thời gian phát động và tiến hành chiến tranh (từ ngày 31 tháng 1 năm 1961 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973), đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ nhảy vào tham chiến kéo dài một năm rưỡi. Chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia là 4 năm. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha chỉ diễn ra trong vòng 4 tháng (năm 1898). Nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi. Các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành sau Việt Nam càng rút ngắn hơn nữa.
Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản. Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự.
Đó là những thành tựu mới của nền công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 50.
Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời kỳ đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng và vũ khí hóa học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hóa vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng-thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta.

E2C Hawkeye - một trong những loại AWACS được Mỹ sử dụng ở VN
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2007, 09:30:03 pm »

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thử nghiệm ba loại hình công nghệ cao chủ chốt mà gần đây họ đã đem ra sử dụng phổ cập trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Đó là công nghệ chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo C3I (Command-Control-Communication and Intelligence), công nghệ vũ khí điều khiển chính xác cao PGM (Precision Guided Munition) và chiến tranh điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn thử nghiệm các quan niệm kỹ-chiến thuật khác như “trực thăng vận” (dựa vào ưu thế công nghệ máy bay lên thẳng) và “thiết xa vận” (dựa vào ưu thế công nghệ tăng-thiết giáp) ở miền Nam Việt Nam. Mấy cuộc thử nghiệm đó bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần thánh mà chính giới quân sự Mỹ cũng phải thú nhận.
Điển hình cho công nghệ C3I của Mỹ ở Việt Nam là hàng rào điện tử Mc.Namara. Thời ấy, báo chí phương Tây gọi đó là “phòng tuyến Maginot ở phương Đông” (Phòng tuyến do Pháp xây dựng trên biên giới Pháp-Đức nhằm ngăn chặn các mũi đột kích của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phòng tuyến được đặt tên là Maginot-tên riêng của Bộ trưởng chiến tranh Pháp Andre Maginot (1877-1932). Từ cuối năm 1966, phòng tuyến Mc.Namara bắt đầu được dựng lên trên địa bàn Trường Sơn, phía Nam khu phi quân sự, kéo dài lên biên giới Lào-Việt cắt qua Sêpôn, Mường Phìn, dài khoảng 100km và rộng chừng 30km để chống bộ binh và các phương tiện vận tải của ta hành quân vào Nam. Hàng rào gồm dây thép gai, mìn, ở các sườn đồi, thung lũng, có các đơn vị quân nguỵ miền Nam và nguỵ Lào đóng chốt. Hàng rào phân chia thành hai hệ thống chống xâm nhập. Một là hệ thống chống hành quân bộ gồm các máy nhậy cảm mùi người, bố trí liên hoàn với nhiều loại mìn sát thương sinh lực khác nhau. Hai là hệ thống chống vận tải gồm các máy nhậy cảm chấn động của xe, của người di động tạo ra.
Trên không, máy bay tuần tra liên tục 24/24 giờ để thu tín hiệu phát ra từ các hệ thống nhậy cảm (còn gọi là hệ thống sensor) và thông báo cho máy bay chiến đấu đến đánh phá. Cứ hai ngày một lần, máy bay chụp ảnh toàn cảnh khu vực hàng rào để phát hiện dấu hiệu phá hoại và xâm nhập của đối phương.

Hàng rào điện tử McNamara
Các đồn bốt trên tuyến ngăn chặn đều được bố trí khí cụ khuếch đại ánh sáng mờ để quan sát ban đêm. Máy bay liên tục thả các loại bom mìn với số lượng hơn 20 triệu quả mỗi tháng để ngăn chặn hành quân. Mỹ đã dùng bom nổ mạnh để khai quang từng mảng rừng. Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho cải tiến máy bay C-130 thành máy bay chiến đấu trên đường mòn, được trang bị đèn pha cực mạnh và pháo bắn loại đạn có sức sát thương trên diện rộng.
Sau cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, các chiến lược gia và giới khoa học Mỹ đều đi đến kết luận thống nhất: hàng rào điện tử Mc.Namara thực sự không có hiệu quả trong cuộc chiến tranh ngăn chặn đối phương. Cần thay thế bằng một giải pháp khác để thực hiện mục tiêu ngăn chặn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2007, 10:02:26 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM