Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:15:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721390 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #280 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 12:55:18 pm »

Còn chuyện này nữa: "mút-cơ-tông giáp ba" và "mút-cơ-tông giáp năm" là j` vậy Huh?

Là mút-cơ-tông với ổ đạn 3 viên và ổ đạn 5 viên Grin Mút-cơ-tông (Mousqueton) có nghĩa là "carbine".


Mình không biết tiếng Tây, đi hỏi một bác thì bác ấy lại chỉ thạo về ngôn ngữ thôi. Bác ấy nói mút cơ tông Mousqueton là súng trường ngắn, từ này có từ thời hoả mai. Nhưng nó không phải là cạc bin. Theo mình hiểu thì trước đây có nhiều kiểu súng trường ngắn, sau này đều là cạc bin hết, ví dụ, Mosin 1890 có 3 bản, súng trường dài, kỵ binh và long binh là hai loại ngắn.

Như vậy, nghĩa ban đầu, Mousqueton không phải Carabine, nhưng sau này như nhau hết. Trong nhiều sách vở, đặc biệt là mấy ông cọng hành giỏi giang như con nuôi lấy sữa, thường nhầm "mút-cơ-tông" là phiên âm của súng hoả mai. Sang đến đầu Thế Kỷ 20 thì Mousqueton được coi là một loại súng trường thường Fusil .  Cũng giống như các phiaan bản nòng dài của Mosin và Mauser đều ngừng sản xuất, mà phiên bản ngắn tiếp tục, ví dụ, Mosin 1890/1930 là phiên bản ngắn.


Sơ qua về lịch sử súng Berthier. Mình đọc trên nét, thằng cha này viết tiếng Anh sai ngữ pháp linh tinh. Mình bốt lên đây để thấy sự phức tạp của các đời như thế nào. Bản thân Mút dùng 3-4 loại đạn, vì bản thân đạn 8mm cũng thay đổi mấy lần, còn với một lần dùng đạn 7,5mm, nhưng lần này ghi chữ MAS nên chắc các cụ gọi là mát.
đạn nguyên thuỷ (loại đạn cố định trục như M16 bih, chưa có mũi đạn đạo)
đạn D 1901 (cùng nòng khác thước ngắm)
đạn N1932 (khác nòng khác thước ngắm)


Chỉ tính riêng phiên bản Anh-Đô-Si-Noa có 3 loại đạn : đạn  D 1901, đạn N 1932 và đạn 7,5. Đạn 7,5 ghi chữ MAS rồi nên coi là MAS, nhưng D và N dùng nòng khác nhau, thước ngắm khác nhau.

Năm 1887, Hội Đồng Thiết Bị và Huấn Luyện L'Artillerie and L'Ecole Normale de Tir (E.N.T.) thiết kế một mẫu súng cạc bin trên cơ sở súng trường Fusil d'Infanterie Modèle 1886 "Lebel" nhưng thử nghiệm không đạt.
Mon. Berthier của Hệ Thông Đường Sắt An-giê trình bầy ý tưởng của mình trình trước hội đồng trên và Ban Kỹ Thuật Vũ Khí Section Technique de L'Armement (S.T.A.).

L'Artillerie không chỉ là pháo binh mà tất cả cả các binh chủng trang bị nặng, xe tăng và công binh chẳng hạn.

1888 ba khẩu mẫu gọi là "Berthier Boitiers" được chế tạo nhờ giúp đỡ của L'Atelier de Puteaux (APX), được thử nghiệm tại Mont Valérien (Mông Va-lê-riên) tháng 12 và được chấp nhận tiếp tục thử nghiệm.

1889: thử nghiệm được tiến hành đến 28/2 cuối cùng đạt được chứng nhận của hội đồng là súng sẽ được trang bị. Hàng loạt các cải tiến sau đó cho ra đời bản Cạc Bin của Kỵ Mã kiểu 1890 Carabine de Cavalerie Modèle 1890

1890, kiểu trên được chấp nhận trang bị với tên chính thức Modèle 1890 de Cavalerie, súng Kỵ Mã kiểu 1890, nòng dài 453mm, hai phiên bản thường (3 viên) và M16 (5 viên, cải tiến năm 1916). Ngoài ra còn 2 kiểu Carabine de Cuirassier Modèle 1890 (giáp kỵ, kỵ binh nặng) và Carabine de Gendarmerie Modèle 1890 (Hiến Binh) cùng được chấp nhận trang bị trong năm đó.

1892 Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 Súng trường ngắn kiểu 1892 được chấp nhận trang bị với nòng dài 453mm, cả súng 945mm.

1901: sửa lại thước ngắm cho kiểu đạn mới. Sau thước ngắm có chữ D (Désaleux) còn gọi là kiểu MD

1902 kiểu Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 Anh-đô-si-noa 22/5/

1908 Fusil de Tirailleur Sénégalais "Colonial" Modèle 1907  19/7/1908
 
1910 22/5, thử nghiệm kiểu Long Binh Carabine de Dragons Modèle 1890 được bắt đầu. 10/1911, trung đoàng 16 Long Binh trang bị thử nghiệm, 26/7/1912 cải tiến, chó đến 1914 trang bị chính thức, nhưng chỉ có 400 khẩu.

1915, hai kiểu Carabine de Cavalerie Modèle 1890 và Cuirassiers Modèle 1890 sửa lại thành Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 (báng và lê)
Fusil de Infanterie Modèle 1907-1915 được chấp nhận trang bị 26/2/1915.

1916: cải tiến 5 viên thành 2 kiểu "Fusil de Infanterie Modèle M.16" và "d'Artillerie Modèle M.16" được chấp nhận trang bị 11/1916. Mousquetons được lắp ốp trên nhưng ít.

1928 hoán cải Carabine de Cuirassiers Modèle 1890 thành 5 viên và cho ra thước ngắm mới gọi là kiểu A.

1927 thành đổi nhỏ, chuyển vị trí thông nòng và hộp chổi thông nòng.

1932, thay đổi thước ngắm, buồng đạn cho đạn mới 32N "Cartouche à Balle Mle.1932 N". chữ N được ký hiệu trên nắp máy súng và nòng
http://www.armeetpassion.com/8%20lebel.html

1934, 50 ngàn khẩu hoán cải sang dùng đạn  7,5x54mm (đạn của mát), gọi là "Fusil d'Infanterie Modèle 1907-1915 M.34".

1937 - Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 hoán cải sang dùng đạn 7,5x54mm, súng được đóng nhãn "S.E. - MAS 1902 M.37". Không hiểu súng này các cụ gọi là mút hay mát Huh chắc là mát thôi.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2008, 01:08:51 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #281 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 10:03:15 pm »

gọi là mút mát bác ạ
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #282 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2008, 11:19:51 am »

gọi là mút mát bác ạ

Thật thế hả bác.
Vào khoảng 1898 ở châu Âu có cuộc cách mạng về đạn. Thật ra thì cuộc cách mạng đã bắt đầu từ 1888, nhưng đến thời điểm này mới hoàn tất. Vào khoảng 1888 Nga và Đức âp dụng các loại thuốc viên rắn cháy chậm và đưa ra vỏ đạn tiêu chuẩn của Mauser và Mosin. Trong khi đó, các nước còn lại vẫn sử dụng thuốc nổ cháy nhanh gốc thuốc nổ dẻo. Mỹ theo Anh-Pháp cũng dùng thuốc nổ cháy nhanh, mặc dù mấu súng của Đức (kiểu M1892).  Về vỏ đạn, chỉ Đức và một số nước thân cận như Thuỵ Điển dùng vỏ đạn hạng sang không gờ móc. Nga, Tây Âu và Mỹ do trình độ cơ khí còn còi nên dùng đạn có gờ móc, tuy súng Mỹ là bản sao của Mauser.
Về đầu đạn, phiên bản đạn khoảng 1888-1892 các nước đều dùng loại đạn trụ cố định trục, kiểu như M16 Mỹ bi h, loại đạn này lệch gió và tản mát ở tầm xa rất mạnh. (nhưng mấy thằng mọi yêu M16 thì vẫn tung hô đạn nó đến mây xanh, mặc dù vừa yếu vừa tản mát).

Đến khoảng 1898, Đức và Nga sử dụng loại đạn có "chóp đường đạn", chóp này như đinh quay, tương tác với không khí để trục đạn ngoáy quanh đường đạn trung bình, bù lệch gió và uốn trục đạn chúi xuống ở tầm xa. Việc tính toán đạn này rất khó, nhưng học theo mẫu đã tính sẵn thì dễ, cần tốc độ xoáy, sơ tốc và hình dáng đâù đạn. Mỹ học theo năm 1906 cho ra đạn 03-06, đạn 03 Mỹ (Mauser Mỹ, M1903) vẫn là đạn cố định trục. Một số nước Tây Âu đi sớm hơn Mỹ, 1902. Nga có cải tiến vài lần đạn cho Mosin, đi song song với Mauser, mặc dù Nga cơ khí tồi, nhưng toán lại tốt.

Cho đến sau Thế Chiến II Mỹ mới có phiên bản thuốc nổ viên rắn như một bản cordicte mới. Pháp là đạn "32 N".

Đạn có chóp đường đạn của "mút" là 1902, đạn có thuốc nổ viên rắn là 32N. Tuy nhiên, các phiên bản mút đều rất yếu nếu so với các loại súng trường ngắn của Mauser và Mosin như Mosin 1890/30 (rất giống K44 là Mosin 1892/30/44). Hay Mauser 193x (Tầu Tưởng sao lại thành Trung Chính 1937, Trung Chính là hiệu của Giới Thạch. Mosin 1890/30 và Trung Chính đều là các phiên bản súng trường ngắn. Súng trường ngắn ban đầu được hiểu là loại súng ngắn hơn model dài nhất, dùng cho các binh chủng kỹ thuật, pháo xe, Long Binh, Kỵ Binh. Ở Nga, Pháo binh của Bộ binh được sát nhập từ Lân binh dùng bản súng trường của Long binh. Ở Pháp, "Mút" được dùng cho kỵ binh nặng (giáp kỵ), kỹ thuật, pháo binh, hiến binh...

Các phiên bản súng trường ngắn này sau đều được gọi chung là cạc bin, súng kỵ mã, kỵ thương, bộ kỵ thương. Do tiến bộ chậm về đạn của mẫu quốc nên đạn của "mút" hơi bị phong phú, các cụ nhà ta lúc đó bí quá phải dùng.

M91, Russian 9 1/2 lbs.
4.3kg.
súng dài 51 1/2" 130.8 cm. (Lân Long binh ngắn hơn 5 phân)
nòng dài 31 1/2" 80.0 cm.

M24 9 1/2 lbs.
4.3kg. 51
1/2" 130.8 cm.
31 1/2" 80.0 cm.

M91/30, Soviet (4) 8 3/4 lbs.
4 kg. 48
1/2" 123.2 cm.
28 3/4"73 cm.

M38 7 1/2 lbs.
3.4 kg.
40"101.6 cm. (chung với 44)
20 1/4"51.4 cm.


Đạn Mosin, trên cùng là kiểu nguyên thuỷ 1890, dưới là các cải tiến 1898-1902. 210 grain (13,7 g) . Hai viên bên dưới là loại đạn có "Mũi đường đạn" tương đương các kiểu đạn 1902 của mút hay 03-06 Mỹ, viên bên trên là đạn trụ cố định trục, tương đương kiểu win 1903 Mỹ-đời trước của 03-06. Đến 1908, loại đạn 148-grain (9,7 g) được chấp nhận trang bị với mã tên M1908, sơ tốc trên 900 m/s với kiểu nòng dài, 800-900 m/s với các kiểu nòng ngắn và rất ngắn từ 800-900m/s, tường đương với đợt cải tiến "32 N" của mút. Kiểu 7N1, 7N14 là cải tiến kiểu 1908 cho SVD đường đạn như nhau nhưng thêm mũi mềm tăng xuyên, thuốc nổ viên mới, phương Tây không có (đây tính Đức là Đông, vì kỹ thuật súng đạn Nga Đức rất song song). Đưa ảnh này ra để so tiến bộ đạn của  Nga trội hơn thế nào. Phương Tây hầu như rất ít làm kiểu đạn phức tạo có mũi đường đạn rỗng nhẹ và đệm mềm bám.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Bảy, 2008, 12:39:43 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #283 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 12:11:59 am »

Một điểm đáng chú ý là nhà ta chỉ phân biệt "mút giáp 3", "mút giáp 5" mà không thấy nói đến phân biệt 4 đời nòng và thước ngắm của mút cơ tông. Hoặc có thể nhà ta có phân biệt mà tớ chưa được bít, vậy ai bít thì cho xem cùng nhé.

Nếu như các cụ không phân biệt đạn thật thì chuối nhỉ. Thế là, trừ đời "mút" hoán cải sáng đạn 7,5mm, có 3 đời bắn đạn 8mm, khác nhau cả nòng và thước ngắm. Các cụ nhà ta chả nhẽ bắn chung đạn tuốt. Mút đã là loại súng yếu so với Mosin hay Mauser, trong khi kích thước na ná, nếu bắn chung đạn thì tầm tụt xuống, yếu xìu đến xỉu luôn.  Grin Grin Grin Grin
---------------------

Súng và Đạn của Mút có tiến trình phát triển tương đương với súng đạn các nước Anh-Mỹ-Pháp-Ý, đây là nhóm các nước có kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhưng kể từ cuối thế kỷ 19 tụt hậu trước Nga-Đức trong phát triển súng đạn. Có lẽ việc tụt hậu của họ vẫn kéo dài cho đến nay.
Vào khoảng những năm 188x, hàng loạt những phát triển thuốc nổ mới thay thế cho "Thuốc nổ đen" truyền thống. Ban đầu, yêu cầu đặt ra chỉ là thuốc nổ có năng lượng mạnh hơn và không có khói. Bông thuốc súng, nitro-cellulose và glycerine của Nobel được dùng. Ngày nay thấy lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc đẩy đạn từ nòng thì buồn cười, nhưng ngày đó như vậy, nười ta chỉ cần mạnh và không khói. Thực chất, thuật phóng vẫn cháy tức thời như của thuốc nổ đen. Thuạt phóng trong dùng viên rắn chỉ được Đức tính toán và áp dụng hoàn hảo vào pháo 1902-1903, cùng lúc với súng trường. Thuốc viên rắn dựa vào keo nitrocellulose ép đúc khuôn và TNT đúc. Sau đó, Nga áp dụng.

"Poudre N", Poudre Noire là thuốc nổ đen.

Poudre B (Tiếng Tây: Poudre Blanche), "thuốc nổ trắng", "Thuốc nổ Vieille" là những tên đặt cho loại thuốc nổ được nhà hóa học Pháp Paul Vieille phát triển từ 1884 và đăng ký 1886. Đây là những tiến bộ lớn trong việc sử dụng nitrocellulose, người ta dùng kiềm và rượt hòa tan chất này rồi ép thành loại nhựa trong, nhờ đó, thuốc nổ có dạng viên rắn và nhiệt độ cháy ổn định. Dạng viên rắn vì thuốc được hóa nhựa và đúc thành viên có độ bền cao. Cháy ổn định vì tẩy sạch các axit, nguyên nhân làm bay hơi NH3, nguyên nhân làm kích nổ ngoài mong muốn. Tuy có viên rắn, nhưng Poudre B không nắm được lý thuyết thuật phóng trong và hoàn toàn không muốn điều khiển sự cháy, Poudre B chỉ dùng phần tránh bay hơi NH3, thuốc là hỗn hợp của collodion và guncotton, với rượu ethanol và ether. Collodion chính là nitrocellulose được hòa tan vào kiềm hay rượu alcohol kèm dung môi ether hoặc acetone, rồi ép thành phim mỏng, sấy khô. Trong Poudre B, collodion được cắt thành miếng nhỏ mỏng, rất giống viên đạn Mosin hay AK, ngoại trừ hình dáng khá tự nhiên vì chưa biết tính. Guncotton, bông thuốc súng, là dạng nguyên thủy của nitrocellulose, được tạo thành bởi bông tự nhiên nitrat hóa, giữ nguyên hình dáng bông. Rượu ethanol và ether là dung môi gắn collodion vào guncotton, tiết kiệm collodion.
"Poudre B" là loại thuốc nổ dùng cho "mút" cho đến "32 N". Đây cũng là loại thuốc đã làm cho đức giáo chủ Ri-sơ-li-ơ rụng nòng ngay trong trận đánh đầu tiên.  Grin Grin Grin Grin

Bản thân Nobel cho ra "Ballistite". nó có 10% long não, còn lại là đều, 45% nitroglycerine và 45% collodion (nitrocellulose). Đây là thuốc súng được đáng kỹ năm 1887 và được dùng ở Ý (M1890 Vetterli), Anh, Thụy Điển, đối địch với Poudre B. Ballistite được sản xuất lớn ngay từ lúc mới ra đời ở Ý. (% là khối lượng).

Anh và sau đó là Mỹ cải tiến Ballistite thành cordite, bởi James Dewar, 1889 chứa 58% nitroglycerine, 37% guncotton và 5% vaseline (mỡ bò, mỡ nguồn gốc dầu mỏ). Dùng acetone hóa tan rồi ép hỗn hợp thành sợi như mỳ, sấy khô. Người ANh đã lập một "hội đồng thuốc súng" để tìm cách đối địch với Ballistite, Poudre B, liền nghiệm thu Cordite. Thuốc cũng có đặc tính viên nhưng không rắn và hình dáng viên không phù hợp, người ta làm ra viên với vaseline để bền hơn là bột có diện tích mặt ngoài lớn, chứ không phải để điều khiển tốc độ cháy. Cordite là thuốc nổ cơ bản của Anh-Mỹ cho đến hết Thế chiến II với một số bản cải tiến đối chút, tiếp thu kỹ thuật "thuật phóng trong", internal ballistic của Đức, mới làm tính chất này cho cordite, nhưng thời điểm đó đã thừa.


Nhìn chung, đó là 3 loại thuốc cơ bản của phương Tây, được dùng chung cho tất cả các loại súng pháo, súng pháo của phương Tây có thuật phóng trong tồi tệ cho đến hết Thế chiến II. Các loại thuốc trên có thể có dạng rắn bền chắc, nhưng người ta chưa biết tính hình dáng kích thước cho chúng. Trong khi ở Nga và Đức, các loại thuốc súng được thiết kế riêng cho mỗi loại đạn và do đó, thuốc súng là một dãy ký hiệu xấu xí. Đến 193x, đạn "32 N" của mút cũng dùng thuốc viên cầu, một sự bắt chước thiếu hiểu biết Mauser và Mosin.

Kẹp đạn 3 và 5


Đạn nguyên thủy, đầu đạn xoáy có trục cố định, chưa có mũi đường đạn và chưa có cả vỏ mềm, 1886. Đạn ký hiệu "M".


Đạn vẫn chưa có mũi đường đạn nhưng đã có vỏ mềm, 1897.  Đạn ký hiệu "M".


Đạn D có mũi đường đạn, 1902, vỏ đạn dài 39,20 mm đầu đạn nặng 12,80 g. sơ tốc 701 m/s. Năm 1905 (bài trên viết nhầm là 1901). Tương đương đạn 03-06 của Mỹ về lớp kỹ thuật đầu đạn (nhưng vãn là gờ móc).
 

32 N, đạn có thuốc nổ viên. 690 m/s. 15 g.


Hộp đựng đạn



Bản vẽ tiêu chuẩn đạn
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2008, 01:34:24 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #284 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 12:45:40 am »























Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #285 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 01:15:29 am »

Kiểu 1902 "D"
Sử dụng đạn ký hiệu D, đưa thước ngắm từ 2000 lên 2400. Sơ tốc 700m/s













« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2008, 01:28:23 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #286 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 01:26:32 am »



















Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #287 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 01:39:36 am »

Cải tiến từ kiểu 1893. Ổ đạn 5 viên, còn gọi là kiểu 1916.
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #288 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 12:38:19 pm »

bác vinh_coi xem thế nào chớ cái khẩu 1886 kia là súng trường Lebel mà, nó chứa đc 8-10 viên lận chứ có phải giáp 3 hay giáp 5 đâu.
Còn khẩu
Trích dẫn
Cải tiến từ kiểu 1893. Ổ đạn 5 viên, còn gọi là kiểu 1916.
có phải là khẩu RSC Model 1917 and 1918 semi-automatic rifle (France)  ko bác
tôi tìm thấy cái này cũng hay hay này, bác xem qua đi Cheesy
http://world.guns.ru/rifle/rfl29-e.htm

Logged
MEO
Thành viên
*
Bài viết: 78


« Trả lời #289 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 03:57:33 pm »



  Sơn pháo 75mm thu được của địch dự trận Đông Khê.



Hình như khẩu sơn pháo 75mm này là của bọn Nhật thì phải, bác Dongadoan???

Hình của bác Dongadoan
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM