Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:20:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721345 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2007, 06:55:11 pm »

Còn phải kể đến một thành phần quan trọng để sản xuất mồi lửa, ống nổ là cloratkali. Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất cloratkali là điện cực than và muối cloruakali. Hai thứ này trước đây ta còn cất giấu được ở quanh khu vực nhà máy giấy Đáp Cầu (Bắc Giang), lúc đó thuộc vùng địch tạm chiếm. Nhân dân địa phương đã cùng quân giới bí mật chuyển được 10 tấn điện cực than và 40 tấn nước cloruakali lên Thái Nguyên. Tháng 3 năm 1949, xưởng Phạm Hồng Thái đã sản xuất thành công cloratkali.
Về các công nghệ khác trong chế tạo vũ khí, trước hết phải kể đến công nghệ đúc. Công nghệ đúc kim loại màu được áp dụng cho nhiều bộ phận, kể cả những bộ phận tinh vi, chính xác trong nhiều loại vũ khí như ngòi đạn cối, ống nổ, ống phóng lựu đạn. Công nghệ đúc gang dùng phương pháp đúc đứng để sản xuất đạn cối được thử nghiệm có kết quả và được áp dụng phổ biến. Vỏ đạn cối đúc đứng vừa trong, vừa đảm bảo độ dày đồng đều, khi bắn đạn bay ổn định hơn. Công nghệ đúc vỏ đạn cối, lựu đạn, mìn còn phụ thuốc vào lò đúc, than đúc. Qua nhiều nơi và nhiều lần rút kinh nghiệm, loại lò chõ với dung tích 20-50 kg gang quạt gió chạy điện hoặc đạp chân tiết kiệm được than, ngày càng phổ cập. Than được khai thác ở một số mỏ hoặc dùng than củi.
Về công nghệ rèn, lúc này có những kiểu lò kín dùng các loại than nung được sắt hoặc thép khá lớn. Dụng cụ rèn có thể đột, nong, dàn, tóp nòng súng cối cùng các khuôn rèn thân đạn cối, bazoka. Các loại búa máy nhỏ như búa ván, búa nhíp, cánh cung giảm được khá nhiều công sức đánh búa tay. Khâu rèn nòng súng cối dùng vỏ đầu đạn đại bác 105mm rèn nòng súng cối 60mm, 81mmm, vỏ đầu đạn đại bác 155 rèn nòng súng cối 120mm.

  Súng cối do quân giới VN sản xuất.
Mỗi quả đạn rèn thành từng đoạn, tiện ren để nối nhiều đoạn thành nòng và tiện tinh để bảo đảm cả sự đồng tâm và độ nhẵn bóng theo dung sai cần thiết. Lúc này ta có những thợ tiện giỏi đã giải quyết thành công những yêu cầu kỹ thuật này. Một xưởng của Liên khu 3 có sáng kiến nối nòng súng cối 120mm bằng cách chét nòng. Nòng súng này chịu được áp lục của liều 6 (1,2 kg thuốc đẩy là thuốc đen) là liều cao nhất mà không bị long khi bắn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2007, 07:37:42 pm »

Công nghệ dập có chày, cối, với máy dập nhỏ có thể dập chóp, côn đạn bazoka, đạn AT vừa nhanh, vừa không bị rách. Phương pháp dập sâu đã chế tạo thành công vỏ ống nổ thay thế đúc thiếc.
 

Bắn thử đạn AT.
Trong nghiên cứu chế tạo vũ khí nói chung, trong công nghệ dập nói riêng, đáng chú ý nhất là việc dập đạn con (cả súng trường, tiểu liên, trung liên), do đòi hỏi bức thiết của chiến trường từ Việt Bắc đến Nam Bộ và phấn đấu theo chỉ thị của Trung ương Đảng là tiến tới không để một súng nào thiếu đạn. Máy dập thay cách làm bằng tay đã sản xuất đạn dược nhanh hơn, nhiều hơn. Tại Nam Bộ, ta dùng nhiều súng FM bắn đạn lấy được của địch. Về sau, khi địch thay đổi kiểu súng, ta thiếu đạn, phải tập trung nghiên cứu giải quyết. Qua nhiều lần thử nghiệm, ta đã tìm ra quy trình dập vỏ đạn FM. Tại Liên khu 5, phương pháp chế tạo đạn Xten được cải tiến từ tiện sang dập giảm được nửa thời gian sản xuất mỗi viên đạn. Đặc biệt, ta đã nghiên cứu dập thành công đạn DAM với những máy dập tự thiết kế chế tạo. Ngoài ra, ta đã tự thiết kế chế tạo chày, cối, đồ gá bằng lò xo toa xe lửa, thép đường ray; tự chế máy dập để vuốt dài và lò nướng cổ vỏ đạn để dập túp. Không có axit sunfuric, ta phải dùng nước tai chua để tẩy rửa. Không có xà phòng, phải dùng nước bồ hòn để bôi trơn. Mới đầu, dập bằng đồng đỏ nhưng khng đạt yêu cầu kỹ thuật, sau phải chuyển sang dập bằng đồng thau từ vỏ đạn pháo cũ cán ra. Khi đi vào sản xuất, ta đã hoàn chỉnh công nghệp, lập bản vẽ trang bị công nghệ thành một bộ tài liệu dập đạn DAM hoàn chỉnh để phổ biến. Để dập đan DAM, khó khăn nhất là nguyên vật liệu. Lúc đầu, ta dùng vỏ đồng đạn pháo, nhưng nguồn không dồi dào, nên ta phải nghĩ đến việc luyện hợp kim đồng nhưng lúc này ta chưa có kinh nghiệm. Với kiểu lò đúc đồng làm bằng đất sét pha trộn thêm đất chịu lửa, luyện với bột giấy bản, dùng gió trời, ta đã đúc được đồng dập vỏ đạn DAM.
Quá trình nghiên cứu dập đạn DAM, tại các xưởng vũ khí của ta lúc này ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam có những công nghệ gần giống nhau. Với nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công nhân ngành sản xuất vũ khí trên cả nước, trong hai năm 1949-1950 ta đã sản xuất được khoảng 2 triệu viên đạn DAM, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trên chiến trường trong giai đoạn quyết liệt này.


Nhồi lắp đạn DAM.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2007, 07:44:49 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2007, 07:53:36 pm »

Sau chiến dịch Biên Giới năm 1950, ngoài số vũ khí tự tạo, lấy được của địch và mua sắm, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được các nước viện trợ một khối lượng vũ khí bazoka 90mm, súng cối 60mm, 82mm, pháo hạng nặng 105mm, pháo phòng không 37mm, súng trường 7,9mm, tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm.

  Kéo pháo cao xạ 37mm ở Điện Biên Phủ.
Đây là sản phẩm của công nghệ sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ những năm 40, có tính tiêu chuẩn hóa và trình độ gia công cơ khí chính xác cao. Phần lớn số vũ khí đó được trang bị cho các trung đoàn, đại đoàn bộ binh, trong đó có bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không. Tuy nhiên, vũ khí và trang bị phòng không thời đó vừa ít về số lượng, phần lớn lạc hậu về trình độ công nghệ trước ưu thế không quân của Pháp. Nhưng để đối phó với tiềm lực không quân Pháp có ưu thế tuyệt đối trên bầu trời, ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất, bộ đội phòng không của ta tỏ rõ tài năng sáng tạo trong việc khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có, góp phần quan trọng hạn chế tác dụng của không quân-át chủ bài, niềm kiêu hãnh và hy vọng của Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã triển khai một loại hình công nghệ rất độc đáo, có thể gọi đó là công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Công nghệ này về sau được phát triển rực rỡ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt đã đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2007, 08:59:55 pm »

Do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và về sau là cuộc kháng chiến chống Mỹ, các lực lượng vũ trang nhân dân ta phải tự mua sắm, tiếp nhận viện trợ một khối lượng rất lớn vũ khí trang bị kỹ thuật có trình độ công nghệ vượt xa khả năng tự chế tạo trong nước. Những vũ khí trang bị kỹ thuật đó được chế tạo nhằm sử dụng trên một chiến trường khác, nhằm đối phó với đối phương khác, trang bị cho những đội quân khác. Vì thế, hoạt động khai thác tận dụng các vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo ra phù hợp với điều kiện cuộc chiến tranh nhân dân, phù hợp với điều kiện môi trường và con người Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và trở thành một lĩnh vực công nghệ có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trong giai đoạn trước năm 1950 (trước chiến dịch Biên Giới), do đòi hỏi của cuộc kháng chiến, ngay từ năm 1946, một số đơn vị bộ binh tỉnh, huyện, du kích các thôn xã và tự vệ chiến đấu ở các cơ quan, công xưởng đã thành lập tổ bắn máy bay địch bằng súng trường. Một số chi đội đại đội Vệ quốc đoàn tổ chức đội phòng không được trang bị phổ biến là trung liên, có đội được trang bị thượng liên, đại liên. Những khẩu súng đó đề do quân và dân ta thu được của Pháp và Nhật. Ngoài ra, các chiến sĩ ta còn có sáng kiến làm “mìn treo” trên ngọn cây cao gọi là “không lôi”. Khi máy bay địch bay thấp qua vị trí treo những quả “không lôi” đó, các chiến sĩ mai phục sẵn sàng giật cho min nổ. Tuy không làm cho máy bay địch bị rơi vì mảnh mìn không văng tới độ cao của máy bay, những quả “không lôi” này cũng làm cho giặc lại bối rối, không dám cho máy bay sà xuống quá thấp, góp phần hạn chế hoạt động của chúng.
Trong năm đầu kháng chiến, một số khẩu pháo phòng không 75mm do quân và dân ta thu được của địch được sử dụng làm pháo đánh địch trên mặt đất. Để có vũ khí bắn máy bay, các chiến sĩ quân giới và quân dân các địa phương tích cực tìm kiếm, tháo gỡ các khẩu pháo 20mm, trọng liên 12,7mm trên các máy bay của Pháp, Nhật, Mỹ bị rơi, tổ chứ thu gom những khẩu súng, pháo đặt trên xe tăng, tàu chiến Pháp bị ta bắn cháy, bắn chìm… Để sử dụng các khẩu pháo đó phòng không, các chiến sĩ quân giới phải làm thêm giá đỡ, ổ quay; dùng tôn, sắt và tre, nứa làm những bộ “máy ngắm” đơn giản. Bộ đội ta có sáng kiến ghép hai khẩu trung liên thành một khẩu súng máy phòng không 7,62mm hai nòng; đặt súng lên xe bò, dùng trục bánh xe làm bệ, có thể quay nòng súng đi các hướng. Công nhân quân giới dùng ống nước bằng gang chế tạo được khẩu súng phòng không cỡ nòng 57mm, hình dáng giống khẩu súng cối, có thể bắn tới độ cao 400m. Cũng như súng trường, các khẩu súng tự tạo và cải tiến này chỉ bắn được ở tầm thấp. Để nâng cao hiệu quả bắn máy bay địch, các khẩu đội đều tìm cách lợi dụng các nóc nhà cao tầng, tháp nước, đỉnh đồi, mỏm núi… đưa súng lên cao.
Bằng những vũ khí tính năng rất hạn chế đó, chủ yếu là súng bộ binh, nhưng với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo để đánh địch, kể cả đánh địch trên không và bí mật tập kích các sân bay, trong bốn năm đầu kháng chiến, quân và dân ta đã bắn rơi và phá huỷ 149 máy bay các loại của địch.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2007, 08:09:31 pm »

Từ những khẩu súng bộ binh bắn rơi máy bay địch, từ những chiến sĩ bộ binh, từ những tổ, đội bắn máy bay bằng súng bộ binh, trong chiến tranh nhân dân rộng khắp, quân và dân ta đã từng bước xây dựng, hình thành lực lượng bắn máy bay địch trong ba thứ quân và bước đầu tổ chức được lực lượng phòng không bảo vệ các yếu địa, các tuyến đường giao thông. Đến năm 1952, quy mô tổ chức lực lượng phòng không của quân đội ta mới đến cấp đại đội, tiểu đoàn. Vũ khí bắn máy bay chỉ có một đại đội pháo phòng không 37mm, phần lớn là súng máy phòng không 12,7mm, trung liên, đại liên. Sự xuất hiện lực lượng phòng không trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gây cho không quân Pháp một số tổn thất bước đầu tuy chưa nhiều nhưng có ý nghĩa lớn. Tờ báo “Nước Pháp buổi chiều” nhận xét, các phi công máy bay khu trục, phóng pháo, phi công quan sát của Pháp phải thực hiện một số thay đổi về kỹ thuật, chiến thuật mỗi khi thi hành nhiệm vụ, những vấn đề mà trước đó họ rất ít hoặc không cần xét đến…
Vào giữa năm 1953, quân đội ta đã có tám tiểu đoàn phòng không, gồm sáu tiểu đoàn trong biên chế sáu đại đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bên cạnh đó có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các Liên khu, tỉnh. Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, bốn khẩu pháo phòng không 37mm.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị phòng không đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại của địch, bắn bị thương hàng trăm chiếc khác, diệt và bắt nhiều phi công địch. Trung đoàn pháo cao xạ 367, đơn vị nòng cốt của lực lượng phòng không chiến dịch, bắn rơi 52 máy bay (Có 3 chiếc B24, 6 chiếc B26, 1 chiếc C119, 10 chiếc C47, 13 chiếc F6F, 10 chiếc F8, 2 chiếc F4U, 4 chiếc SB20, 3 chiếc Morane), bắn bị thương 117 chiếc khác. Tất cả các loại máy bay Mỹ và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ, cả vận tải và chiến đấu, có loại đã được cải tiến đến lần thứ bảy, được lắp rada như F4U, có loại ném bom cỡ lớn như B24, có loại do phi công Mỹ lái như C119… đều bị bộ đội phòng không ta bắn rơi và phần lớn là rơi tại chỗ.

C-119 Flying Boxcar do phi công Mỹ bay tiếp tế cho ĐBP.
Trừ máy bay Morane 500 do Pháp sản xuất, tất cả các loại máy bay trên đều do Mỹ chế tạo và viện trợ cho Pháp ngay trong quá trình diễn biến của chiến dịch. Có loại (như F6) địch phải loại khỏi vòng chiến đấu vì bị rơi quá nhiều. Mặc dù còn cố biện hộ, đổ tại “thời tiết xấu”, “căn cứ xa”… các tướng tá Mỹ cũng buộc phải thừa nhận không quân Pháp “quá yếu”, đã “phải trả giá đắt”, đã bị thất bại vì “lực lượng phòng không Việt Minh quá mạnh” “mật độ hoả lực phòng không của đối phương ở Điện Biên Phủ dày đặc” (Theo cuốn “Không quân Đông Dương” của tướng L.M.Chessin, trong trận Điện Biên Phủ, số máy bay bị bắn rơi và phá huỷ chiếm 31% số tham chiến. Số máy bay bị thương là 85%). Đối với phi công Pháp và Mỹ, bay trên vùng trời Điện Biên Phủ không còn là cuộc “dạo chơi nhàn hạ” như khi tập đoàn cứ điểm mới được thành lập mà là những cuộc “dạo chơi chết người”, “những phút bay kéo dài trên thung lũng Điện Biên Phủ trở thành những phút bay trên ranh giới của thảm họa”…

Bay trên ranh giới của thảm họa!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2007, 08:17:28 pm »

Vào giữa năm 1953, quân đội ta đã có tám tiểu đoàn phòng không, gồm sáu tiểu đoàn trong biên chế sáu đại đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bên cạnh đó có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các Liên khu, tỉnh. Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, bốn khẩu pháo phòng không 37mm.

Không hiểu trong 500 khẩu 12,7mm này có bao nhiêu được đem ra sử dụng nhỉ. 8 tiểu đoàn thì cũng mới được 100-150 khẩu là cùng.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2007, 08:01:06 pm »

Không hiểu trong 500 khẩu 12,7mm này có bao nhiêu được đem ra sử dụng nhỉ. 8 tiểu đoàn thì cũng mới được 100-150 khẩu là cùng.
----------------------------------------------------------
  Mỗi tiểu đoàn SMPK trang bị 32 khẩu 12,7 mm nên 8 tiểu đoàn là đã khoảng 250 khẩu rồi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2007, 08:18:15 pm »

Nói về công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, không thể không kể đến một hình thức tác chiến đặc biệt, hiệu quả cao của các chiến sĩ biệt động của ta hồi đó. Bằng các quả mìn, bộc phá thô sơ, các chiến sĩ của ta đột nhập tấn công sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Bạch Mai (Hà Nội), tiêu diệt gần như toàn bộ số máy bay ở đó. Mặc dù các sân bay này được bố trí canh phòng cẩn mật nhất.

  Máy bay Pháp cháy tại sân bay Cát Bi.
Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các đội đặc nhiệm trên sông biển đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1948, anh em quân giới ta cải tiến một quả thuỷ lôi không nổ của quân Pháp thành một quả thuỷ lôi mới nặng 80 kg chạm nổ. Chiến sĩ biệt động Sài Gòn dùng loại thủy lôi này đánh chìm chiếc tàu chở 400 tấn đạn Xe-buýt-blơ của Pháp trên sông. Đầu năm 1950, ở Hải Phòng, biệt động ta tập kích vào khu bến cảng, đánh chìm chiếc tàu chở hàng của hãng Pha-nếch (Pháp). Năm 1951, lai một tàu chiến lớn của Pháp bị biệt động ra đánh chìm trên sông Đáy. Năm 1953, biệt động ta đánh chìm một lúc 5 tàu chiến và ca nô của quân Pháp, phá vỡ kế hoạch hành quân càn quét của chúng. Cách sử dụng vũ khí thô sơ, tạo ra cách đánh đặc biệt, về sau được tổng kết và xây dựng nên Binh chủng Đặc công-một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ trong các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến kiên cường anh dũng, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng với toàn thể nhân dân ta giành chiến thắng bằng thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ làm chấn động cả thế giới phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Chiến thắng đó có ý nghĩa “vượt qua không gian và thời gian” (Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, một chiến thắng vượt qua không gian và thời gian. Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994). Trong chiến thắng huy hoàng đó của dân tộc có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, xứng đáng với lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong dịp đến thăm Bảo tàng Quân giới Nam Bộ: “Anh dũng tuyệt vời, sáng tạo vô song. Quân giới Nam Bộ với những thành tích lớn là một ngành tiêu biểu cho tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm tất thắng của đồng bào Nam Bộ và của quân và dân Việt Nam anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2007, 09:31:48 pm »

Ra đời trong bão táp của cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta vừa kết tinh truyền thống văn minh công nghệ của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa tiếp thu thành tự công nghệ mới của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân thời đại mới. Vì vậy, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta có những nét đặc trưng riêng vừa mang bản sắc của nền văn hóa dân tộc, vừa mang tính quy luật tiến hóa công nghệ chung của nhân loại.
Bàn về đặc trưng công nghệ, trước hết cần thống nhất quan niệm về khái niệm này.
Công nghệ hiểu theo chữ gốc Latinh gồm hai nghĩa kết hợp với nhau. Một nghĩa là khoa học. Còn nghĩa kia là nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo kiểm soát, chế ngự, làm chủ, sử dụng môi trường vật chất nhằm đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, ngay từ xa xưa, công nghệ được quan niệm là một khoa học-làm, khoa học-hành động. Trong lịch sử hàng vạn năm, công nghệ được phát triển dựa trên kinh nghiệm hoạt động của con người (làm thử, thấy đúng, có lợi thì làm tiếp; thấy sai thì sửa đổi). Trong giai đoạn lịch sử dài dằng dặc đó công nghệ còn ở trình độ công nghệ-kinh nghiệm. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, công nghệ mới trở thành khoa học ứng dụng (applied sciense). Lúc này, công nghệ là khoa học khai thác áp dụng các quy luật tự nhiên để sử dụng có hiệu quả cao nhất, để thay đổi và làm chủ môi trường vật chất. Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành công nghệ-khoa học. Với vai trò đó, công nghệ đã đạt được thành tựu kỳ vĩ trong thế kỷ XX. Đến nay, hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày một cao và chuyển dần sang một giai đoạn mới-giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Trong thời đại công nghệ, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ-phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm. Công nghệ cũng được hiểu là kỹ năng và biện pháp nhằm chế tạo, sử dụng sản phẩm. Công nghệ bao gồm hai dạng: công nghệ quy trình (phương thức chế tạo) và công nghệ-sản phẩm (bản chất, đặc tính của sản phẩm, kỹ năng và nghệ thuật sử dụng sản phẩm).
Theo cách hiểu này, công nghệ có bốn yếu tố hợp thành: yếu tố thiết bị là máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. Yếu tố con người là nhân lực để vận hành điều khiển, quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, khéo léo, tài nghệ. Yếu tố thông tin bao gồm bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật. Yếu tố quản lý-tổ chức bao gồm các hoạt động phân bổ nguồn lực, xây dựng mạng lưới sản xuất, v.v… Những yếu tố đó liên quan mật thiết với nhau, trong đó vai trò con người là trung gian.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2007, 10:11:21 pm »

Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là tính khả thi và tính ứng dụng, hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu công nghệ như một dạng khoa học hành động nhằm biến đổi tri thức thành nguồn lực cải tạo xã hội, chứa đựng năng lực sáng tạo vô tận của con người.
Theo cách hiểu đó, chúng ta có thể rút ra được mấy đặc trưng công nghệ quan trọng và nổi bật sau đây của vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kỳ chống Pháp.
Đặc trưng thứ nhất: Tính khả thi cao và tính hiệu quả lớn.
Theo quan niệm chung của giới khoa học thì đặc trưng công nghệ quan trọng nhất của các phương tiện vật chất là tính khả thi và hiệu quả. Đặc trưng này thể hiện ở tính phù hợp giữa các chi tiết kết cấu máy móc với các yêu cầu sản xuất (chế tạo) và yêu cầu sử dụng. Tính chất này được tạo ra trong quá trình thiết kế các chi tiết máy nhằm bảo đảm tạo ra tính chất và hiệu quả sử dụng cần có của sản phẩm, vừa để có thể sản xuất (chế tạo) đơn chiếc hoặc hàng loạt với chi phí thấp nhất về lao động và nguyên vật liệu. Muốn thế, kết cấu của sản phẩm phải đơn giản để dễ bao gói, lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp và sửa chữa. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả lớn phải bảo đảm sử dụng phổ cập các chi tiết và bộ phận lắp ráp đã có sẵn cũng như các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa.
Theo quan niệm đó, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Trước hết, vũ khí trang bị kỹ thuật của ta phong phú về thể loại, súc tích về phương thức và kinh nghiệm sử dụng. Tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sở trường của mỗi người, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ dân nhiều người hay ít người có thể nghĩ ra, tự làm lấy và tự mình dùng nó để đánh giặc. Ai có điều kiện đánh giặc bằng cách nào thì sản xuất ra kiểu vũ khí đó. Địa phương dân tộc nào có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu bằng những kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật gì thì phát triển mạnh mẽ về loại đó để có vũ khí đánh giặc vừa kịp thời, vừa lâu dài.
Về phương tiện và cách sản xuất cũng rất thuận tiện, thô sơ, đơn giản, ít cầu kỳ về hình thức, về kiểu loại, do đó, vũ khí chế tạo có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau; có loại được khai thác từ các kiểu binh khí của cha ông thời xưa như giác mác, cung nỏ, bẫy đá; có lại được cải biên từ các dụng cụ sản xuất, bảo vệ sản xuất thành vũ khí đánh giặc, có loại được cải tiến từ các phương tiện, vũ khí của địch, v.v… phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương. Việc phổ biến học tập cũng nhanh chóng và dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trình độ văn hóa phổ cập rất thấp của toàn dân hồi đó. Về phương diện này, điển hình nhất là các loại vũ khí căn bản tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta như mìn, lựu đạn, thuỷ lôi, v.v…


 Các loại vũ khí tự tạo như chông, nỏ...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 11:29:41 am gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM