Kiểu 1927 này nòng ngắn hơn (L40), kiểu 1910 dài (L55), nhưng trông kiểu 1910 gù gù. Sơn à, pháo trên tầu và pháo pháo đài ven biển đều là Naval, rất giống nhau, may ra có thể khác cái đế (không thuộc về pháo, mà được thửa theo nơi đặt).
Trong Bảo Tàng Quân Đội có khẩu hải pháo gù lưng rất lớn, đặt ở bên phải sân ngoài, gần chân cột cờ. Bạn nào đi qua chụp lại cái. Không hiểu đó là khẩu gì, nhưng nhìn tỷ lệ nòng thì đây là khẩu rất cổ, thuộc về cuối Thế Kỷ 19.
Nhìn cấu tạo bộ hãm lùi đẩy về kia thấy trình độ pháo tây phú hồi này còi thật, thảo nào bắt đầu Thế CHiến II, Giáo Chủ Risơliơ bay mất nòng.

Đây là bộ hãm lùi đẩy về hãm liên tục bằng piston và lỗ tiết lưu kích thước cố định. Kiểu này chỉ dùng cho lựu pháo, trong khi Naval canon cần mục tiêu chủ yếu là diệt mục tiêu di động (tầu). Nó lấy lựu pháo ra bắn mục tiêu di động,

. Trong khi đó, tỷ lệ chiều dài nòng lại rất khá, của pháo nòng dài bắn đạn xuyên.
Pháo bắn đạn xuyên cần bộ hãm lùi đạt hai yêu cầu lớn, một là lực hãm đồng đều bằng thay đổi lỗ tiết lưu, hai là không hãm khi đạn còn trong nòng (để nòng chuyển động tự do, tránh ảnh hưởng đến đường đạn). Người ta thường làm hai mãy hãm lùi và đẩy về riêng, trong đó mãy hãm có cần chỉnh tiết lưu khá phức tạp. Bộ hãm lùi, đẩy về điển hình như là Đ-44 75mm chống tăng. Bộ hãm lùi này rất khác bộ hãm-đẩy của lựu pháo thường dùng piston trôi nối hai máy làm một.
------------
Khẩu súng kia chắc chắn là từ
VNCH. Vì Tầu Tưởng khi dùng đặc vụ đều tránh tiếng (cũng như ta

), và sau khi nó chạy ra đài quốc thì súng Mỹ rất nhiều, không tội gì mà phải dùng súng tự chế này cả. Khẩu này cũng được sản xuất rất ít, vì sau đó Mỹ viện trợ ồ ạt, nó được thiết kế vào năm cuối cùng tưởng còn ở đại lục mà.
Cũng không có khả năng ta thu được năm 1949-1950, vì lúc đó súng này còn cực kỳ ít, không lý gì đến được mấy thằng tầu vàng nửa thổ phỉ ở biên giới.
Có hai kiểu rất giống nhau, là Tam thất thức xung phong thương và tam lục thức... Không rõ số lượng sản xuất bao nhiêu. Nhưng hậu cần nhà tưởng đều ấn hành các tài liệu liên quan (huấn luyện, hậu cần...).
Mình không rõ đâu là 36, đâu là 37. Không hiểu có phải phân biện bằng 11 mm với 9 ly không

?
Đây có ảnh khẩu 36
http://www.chinesefirearms.com/30206/history/shenyang.htm