Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:38:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721352 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #410 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 03:48:04 pm »

Ngoaì M14 ra còn có loaị Mini M14,vaò trang www.world.guns.ru các bạn sẽ có nhiều tư liệu về khẩu M14 naỳ.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #411 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 04:43:14 pm »

Ngoaì M14 ra còn có loaị Mini M14,vaò trang www.world.guns.ru các bạn sẽ có nhiều tư liệu về khẩu M14 naỳ.

Bác biết chỗ nào có nhiều tư liệu về quân ta sử dụng khẩu M-14 này thì cố vấn cái nhá.  Wink
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #412 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 09:57:34 pm »

Theo LS bộ đội HQ và PB thì thời kỳ đầu hòa bình sau 1954 trong số các đơn vị phòng thủ bờ biển có 3 tiểu đoàn pháo 105mm nòng dài. Theo các bác đoán thì nó là gì Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2010, 10:04:54 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ktscuong
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #413 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 11:19:03 pm »

Em thì đoán mò đó là pháo 105 mm của Đức LX thu được trong CTVQ rồi viện trợ lại cho ta. Sau năm 1954 ta cũng dùng nhiều vũ khí dạng này lắm như pháo Pak-75 mm, Flak-88 mm, MG-34
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #414 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2010, 11:54:04 pm »

Chắc là vậy bác ạ, có lẽ nó là khẩu sK18 này: http://en.wikipedia.org/wiki/10_cm_schwere_Kanone_18



Bonus thêm vài cái ảnh:

Pak 40 75mm



Flak 30 20mm



Vậy là trong thời kỳ đầu, vũ khí LX hạng nặng LX cung cấp cho ta đa số là từ Đức.

Những của đó ta không dùng nữa thì giờ ở đâu nhỉ Huh
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2010, 09:35:18 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ktscuong
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #415 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 10:03:44 am »

Trong cuốn LS sư đoàn PK 367 có nhắc đến sau 1954 SD nhận được hầu hết là vũ khí Đức: Flak-88, súng 20 mm, radar điều khiển. Những thứ này em nghĩ đến chừng 1960 là đã "rã" hết rồi vì không có phụ tùng thay thế. Mà LX cũng thật là...viện trợ hết vũ khí chiến lợi phẩm nên giờ đóng phim thiếu đạo cụ phải dùng vũ khí nhà chế lại Grin
Logged
hasinhat
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #416 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 04:31:13 pm »



c, Các loại súng bắn tỉa khác: Rải rác trong một số tài liệu của ta có nhắc đến khẩu "trường Hung' như một loại súng bắn tỉa. Một số tài liệu của VNCH có nhắc đến khẩu SVT-40 sử dụng kính ngắm PU. Nhưng những tài liệu này rất khó kiểm chứng, vì vậy tạm thời tôi để lại đây để tìm thêm tài liệu. Bạn nào có tài liệu về vấn đề này xin giúp đỡ nhé!



Em đang đọc Hồi ký "Một thời Quảng trị" của tướng Nguyễn Huy Hiệu, trong trận vây căn cứ Cồn Tiên năm 68 có nói về súng bắn tỉa Hung.

Trích dẫn
Ngày 1 tháng 5 năm 1968, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 ra lệnh cho Trung đoàn 27 vây lại căn cứ Cồn Tiên. Ban chỉ huy đại đội sau khi cân nhắc đã quyết định chọn trung đội của tôi thực hiện nhiệm vụ vây ép Cồn Tiên. Anh Tiến - Đại đội trưởng nói:
- Ban chỉ huy đại đội đã chọn trung đội của cậu thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận B5 giao. Trung đội 25 người gồm cả tổ thông tin vô tuyến điện, thực hành vây ép Cồn Tiên. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu thực hành vây ép, trên sẽ tăng cường một tổ bắn tỉa từ Hà Nội vào, ngày nào cũng phải nổ súng. Nhiệm vụ của trung đội là vừa đánh địch, gây tiếng nổ vừa bảo vệ tổ bắn tỉa được bố trí cách căn cứ Cồn Tiên khoảng 1 ki-lô-mét. Trước mắt cho anh em xây dựng công sự, nguy trang, cài thế xong thì báo cáo về tiểu đoàn để đưa lực lượng bắn tỉa vào chiến đấu. Giao nhiệm vụ xong, đại đội trưởng hỏi tôi:
- Thế nào, Hiệu thấy có gì khó khăn cứ mạnh dạn nói ra.
- Vây Cồn Tiên, trước đó các đơn vị đã vây ở hướng tây và bắc, bây giờ vào vây lại ở các hướng đã lộ là rất khó khăn. Tôi đề nghị cho thay đổi hướng vây.
- Theo cậu thì vây ở hướng nào? - Đại đội trưởng cắt ngang.
- Tôi sẽ đưa trung đội vào hướng nam và đông nam. Vào hướng này, đường đi lại và công tác bảo đảm rất khó khăn, nhưng là hướng mà quân địch không ngờ tới.
-Cậu đã tính toán kỹ chưa?
- Dạ! Tôi đã từng đi chuẩn bị địa hình ở hướng này. Hướng nam và đông nam có nhiều làng mạc. Yếu tố bí mật là quan trọng nhất. Sau khi đưa lực lượng vào vị trí tập kết tôi sẽ tổ chức cho anh em đào hầm hàm ếch trong hàng rào địch. Sẽ ngụy trang kỹ ban ngày nằm trong hầm, ban đêm thì đánh mìn, bộc phá phá rào ở các hướng khác. Tôi sẽ cho một tiểu đội bảo vệ tổ bắn tỉa. Ngày cơ động phát hiện những tên Mỹ ra khỏi công sự là bắn, tối về ở suối Lăng Gô cũng đào hầm hàm ếch dưới các bụi tre hóa.
- Xem ra Hiệu nắm chắc địa hình nhỉ. Tôi đồng ý đề xuất của cậu. Bây giờ cậu về lo tổ chức, động viên anh em bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị và chờ lệnh.
Đại đội trưởng tiễn tôi ra cửa lán dã chiến, anh nắm chặt tay tôi:

- Mình tin ở cậu!
- Em hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của đại đội và tiểu đoàn giao cho.
Cồn Tiên là cao điểm 158 mét so với mặt nước biển. Mặt đồi khá bằng phẳng. Đứng ở Cồn Tiên có thể quan sát một khu vực rộng lớn, thậm chí nhìn ra tận bắc sông Bến Hải. Do vị trí quan trọng của nó nên quân Mỹ đã xây dựng Cồn Tiên thành căn cứ quân sự mạnh, có lô cốt bê tông cốt thép xen lẫn hầm lát bằng những tấm ghi và xếp những bao cát. Trong căn cứ có một tiểu đoàn lính Mỹ và một đại đội pháo 105 ly. Quanh căn cứ chúng bố trí chín lớp hàng rào dây kẽm gai, với nhiều loại mìn giữa các lớp rào. Cồn Tiên đã bị quân ta vây gánh nhiều lần nên địch rất cảnh giác.
Tối ngày 8 tháng 5 năm 1968, Trung đội 3 do tôi làm trung đội trưởng được lệnh xuất kích. Trang bị ngoài súng đạn, gạo, lương khô, bông băng cá nhân, chúng tôi còn phải mang mìn định hướng, bộc phá ống, cuốc xẻng.
Tháng 5, không khí oi nồng. Hành quân mang vác nặng, mồ hôi chúng tôi vã ra như tắm. Tuy vậy anh em vẫn động viên nhau cố gắng. Gần sáng chúng tôi đến một làng, dân làng này đã bị địch dồn vào ấp chiến lược; làng có nhiều hố bom, hố pháo…

Do vị trí cực kỳ quan trọng của khu vực Bắc Quảng Trị đối với vùng chiến thuật 1 nên Mỹ - nguy tập trung đánh phá vùng này rất tàn khốc. Chúng bắt 2.000 gia đình ở hai huyện Cam Lộ và Gio Linh phải bỏ quê hương vào sống tập trung ở Bà Ria, biến vùng Gio Linh, Cam Lộ thành những vành đai trắng. Chúng bắn phá hủy diệt môi trường sống, hòng ngăn chặn từ xa những cuộc tiến công của quân ta. Tôi cho anh em vào nghỉ tạm trong mấy căn nhà hoang chờ đến tối đi tiếp. Người đi sau nguy trang kín đáo.
Một ngày nằm chờ sao mà lâu thế. Địch đi càn, nhưng chúng chỉ đi ngoài đường cái, trong làng hoang tàn, chúng cũng chẳng vào làm gì. Tối, chúng tôi lại hành quân, khoảng 21 giờ thì đến Cồn Tiên. Xung quanh căn cứ pháo phát quang dọn sát hang rào. Tôi phân công ba người đào một hầm khoét xuống lòng đất rồi đào hàm ếch vào sâu đủ khoảng rộng để nằm nghỉ trong đó. Riêng tiểu đội bảo vệ tổ bắn tỉa thì ra bờ suối Lăng Gô, cách hàng rào thứ nhất khoảng 1 ki-lô-mét, cũng đào hầm hàm ếch.
Cả ngày anh em chúng tôi nằm dưới hầm. Trời tối tôi dẫn hai chiến sĩ dùng mìn định hướng và bộc phá ống vòng lên phía tây căn cứ, dùng bộc phá ống phá rào để địch tưởng ta tiến công thật. Đánh xong, đợi im tiếng pháo anh em lại về hầm.
Máy bay trực thăng vũ trang, máy bay trinh sát OVIO, Li9 quần lượn suốt ngày, chỗ nào chúng nghi ngờ có quân ta là phóng rốc-két. Trực thăng địch còn bay thấp thả lựu đạn vào hầm, bắn đạn khói chỉ điểm cho máy bay phản lực đến ném bom, và pháo hạm ngoài biển bắn vào.
Sáng ngày 10 tháng 5 năm 1968, tôi điện báo cáo cho tiểu đoàn đưa tổ bắn tỉa vào chiến đấu. Tôi cử hai chiến sĩ hoạt bát ra đón tổ bắn tỉa. Tối hôm sau, năm chiến sĩ bắn tỉa với năm cây súng trường Hung-ga-ri đã vào vị trí ở suối Lăng Gô. Tôi nói với anh em:
-Xung quanh căn cứ địch không còn một cây cỏ, các cậu phải lợi dụng những bụi tre hóa đã bị bom cháy rụi đào công sự dưới đó, rồi nguy trang bằng than, tro để địch không phát hiện được. Phải chuẩn bị nhiều điểm bắn. Bắn xong phải di chuyển ngay.
Anh em có ý kiến gì không?
Mọi người đều nhất trí với ý kiến của tôi. Anh em tiểu đội bảo vệ và các chiến sĩ tổ bắn tỉa đã đào hầm dưới những bụi tre hóa, những chiếc hầm này thật vững chắc. Pháo bắn trúng cũng không thể phá được.
Ngày đầu tiên tổ bắn tỉa ra quân đã thu được thắng lợi. Gần chục tên Mỹ đã trúng đạn bắn tỉa. Bọn địch không biết đạn từ đâu bay đến làm gần chục tên lăn ra chết. Chúng rất hoang mang. Thế là chúng tập trung pháo cối bắn như vãi đạn (chúng tôi dạo đó gọi là cối liên thanh). Tổ bắn tỉa hoạt động có hiệu quả. Cứ tên địch nào ngóc đầu lên là anh em tiêu diệt. Các chốt vây ép của ta là chốt cơ động. Nếu ở cố định một chỗ thì trước sau gì địch cũng phát hiện ra.

Tìm trên net có thấy khẩu 1954 Mosin-Nagant M52 của Hung, nhái hệt Mosin. Có lẽ là khẩu này.

http://www.milsurps.com/showthread.php?t=323
http://forums.gunboards.com/showthread.php?33419-Viet-Nam-Capture-Sniper-Rifles



Nếu ống PU 3.5x mà nhìn thế này thì khoảng cách 1000m bắn chỉ dọa nhau chứ chắc gì đã trúng! Grin
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2010, 04:52:22 pm gửi bởi hasinhat » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #417 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 08:53:01 am »

Phải cảnh giác với kiểu đặt tên vũ khí của VC nhà ta Grin Khẩu M3 gắn giảm thanh được các bố ấy gọi là "tiểu liên Mã Lai" Shocked
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
babyphu
Thành viên
*
Bài viết: 50


« Trả lời #418 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 06:07:03 pm »

Cái này là đặc sản Việt Nam ý Shocked


Logged

"Biển trời Việt Nam đẹp quá. Ta nguyện sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ, từng con sóng. Nếu như có phải hy sinh vì mảnh đất mang tên Trường Sa thì cũng đáng tự hào".
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #419 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 06:33:07 pm »

Xin hỏi:
-Pháo 105 ta và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ có phải là pháo 105mm M1 do Mĩ sản xuất phải không ạ.
-Pháo 155mm của Pháp là M114 155mm phải không ạ.
-DKZ 75mm và cối 82/120mm đều là do Liên Xô sản xuất viện trợ cho Trung Quốc và TQ viện trợ cho ta, hay là loại Trung Quốc sản xuất rồi viện trợ cho ta.
Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM