Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:39:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 722256 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #130 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 09:00:41 pm »

thưa bác dongadoan, tốc độ 30 này là em ko tính thời gian nạp đạn, anh ý kéo cò 1s 1 phát, ngắm bắn và bóp cò trong 1 giây  ( bia sõ 8, cách khoảng 100m ) có lẽ đây chỉ là một trường hợp cá thể :|, có gì các bác bỏ qua cho ạ

thưa bác huyphuc, các bàiviết của bác có chất lượng, song đôi chỗ vẫn mắc lỗi nhỏ
Trích dẫn
cũng chọn chế độ bắn phát một và liên thanh.

bên trên "semiautomatic" là bán tự động mà bác, làm sao liên thanh đc ạ

Trích dẫn
Động năng đầu đạn rất lớn, nòng dài 650mm, động năng đầu đạn (840m/s-2756ft/s) lớn hơn các phiên bản Mosin kiểu 1930 và 1944 (các phiên bản Cạc bin của Mosin K44 và K30 có sơ tốc 808m/s, còn phiên bản súng trường hạng nặng Mosin nguyên thủy 860m/s, chỉ hơn SVT một chút). 

chắc bác nhầm với kiểu 38, vì kiểu 30 là súng trường mà

Trích dẫn
Trong chiến tranh, Đức nhận thấy tầm quan trọng của súng trường hạng nặng tự động, súng trường tấn công. Họ chế ra những khẩu súng trường tự động cỡ hơn 4kg. Như Gewehr 41, Gewehr 43. Nhưng những súng này không đạt tính năng như SVT (ví dụ, sơ tốc đầu đạn chỉ đạt 775m/s), không có khả năng bắn liên thanh. (những súng này xếp vào loại cạc bin hoặc giữa súng trường và cạc bin, không như SVT là súng trường chiến đấu hạng nặng, hạng ở đây chỉ sơ tốc đầu đạn, còn khối lượng và lực giật SVT vẫn hạ hơn). Số lượng sản xuất cũng cho thấy các G-41 và G-43 khó làm hơn, có cỡ nửa triệu các khẩu đó đã làm trong chiến tranh. Ngoài mặt trận thì lính Đức vớ được SVT quý như vàng.
em xin bổ sung một chút, loại G41 của Đức là do hãng Walther sản xuất, số lượng ko nhiều lắm, và nó có nhiều hạn chế nên ko đc lính Đức ưa thích lắm; còn loại G43 là Đức chế theo CBT40 ( SVT40) của LX, sau CT vẫn đc dùng nhiều làm súng bắn tỉa. cả 2 loại này có thể xếp vào loại súng trường bán tự động

Trích dẫn
Nhưng nếu không có G-41, G-43 thì Đức chỉ có các súng trường cổ lỗ kiểu 189x (tương đương thời Mosin, ví dụ Gewehr 1898 và cạc bin của nó K98). Người Đức cũng như phương Tây quá đề cao súng ngắn bắn nhanh (MP), điều đó làm họ quá thiếu trang bị những súng này, và không kịp bù đắp khi hiểu ra điều đó
chữ K trong 98K ko phải là viết tắt chữ Karabiner ( cácbin) mà là chữ Kurz, nghĩa là ngắn, nghĩa là 98K ko phải là phiên bản cacbin mà chỉ là một phiên bản thu gọn của G98 thôi

mà bác có tài liệu gì về khẩu ABC36( AVS36) của  LX ko ạ
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #131 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2008, 01:57:37 am »

Tớ nghe lời cu Linh tớ mới viết baì này, không phải trả lời cậu mà che bớt rác xấu ở đây.

Tốc độ bắn: tớ chằng chặt khẩu súng vào giá, đặt súng nằm ngang trước mặt, một tay kéo khóa nòng, một tay bóp cò. Như thế tớ bắn cững được tầm 30 phat/phut.

SVT sơ mi: có những phiên bản đầu tiên chỉ có bán tự động, nhưng sau này có SVT là selective fire, còn gọi là AVT-40 hoặc SVT-automatic-rifle. Nhớ rằng, về cơ cấu cò thì bán tự động phức tạo hơn tự động toàn phần, chobnj được hai chế độ bắn đó (selective fire) là phúc tạp nhất. Tức là, cơ cấu cò tự động toàn phần đơn giản nhất. Cái phức tạp của tự động toàn phần nằm ở cái nòng và đạn, người ta phải thiết kế làm sao bắn nhanh bắn nhiều không nóng nòng đến mức bỏ. SVT lại không cần thiết kế điều đó, nó dùng nòng súng trường thường. SVT bắn liên thanh loạt ngắn khi cần, bắn nhiều thế nào trên đã nói.

K30-K38, tớ gõ nhầm, nhưng tớ đã nói rõ là phiên bản cạc bin

K98: là cạc bin kiểu 98, Karabiner 98. K98k là khẩu ngắn hơn chút, Karabiner 98 kurz (Kar98k hay K98K). Cậu nhai cái mớ hổ lốn trên wiki thì tẩu hỏa nhập ma đứt sớm thôi.
Mehrladegewehr Modell Mauser 98 (G98) (súng trường chiến đấu hạng nặng) có các phiên bản cạc bin khác như sau (không tính các thay đổi nhỏ).
Mehrladekarabiner Modell Mauser 98a (K98a), 1908 (Cạc bin-nhưng thực ra là súng trường hạng nặng, nòng như G98, thu ngắn đuôi)
Mehrladekarabiner Modell Mauser 98b (K98b), 1923 (cạc bin, thu ngắn nòng, thu ngắn đuôi)
Mehrladekarabiner Modell Mauser K98k (K98k), 1935 (cạc bin ngắn, nòng như bản a, nhưng thu ngắn đuôi).
K98k thuy gọi là ngắn nhưng dài bằng K98b, chỉ có chiều dài nòng giảm xuống 600mm.
http://mauser98k.internetdsl.pl/mod98ben.html
http://www.mausershooters.org/k98k/k98kframe.html
http://world.guns.ru/rifle/rfl02-e.htm

Long Bộ Binh, hay còn gọi là Long Kỵ Binh, là giáp binh hạng nặng, khi chiến đấu thường đứng di chuyển ít, nhưng khi di chuyển xa thì có ngựa, tương tự bộ binh cơ giới đi BMP. Khác kỵ binh ở chỗ kỵ binh chiến đấu trên lưang ngựa. Khác bộ binh ở chỗ bộ binh hành quân bộ. Còn gọi Long Bộ Binh là bộ binh nặng.

The first rifle is a World War I Gewehr 98 with a 29.1 inch barrel.
Secondly is the Karabiner 98b which still had the 29.1 inch barrel but has the turned down bolt and new rear sight.
Thirdly is the Karabiner 98a the first with a 23.6 inch barrel. However it still has the full handguard.
Fourth is the "Gewehr für Deutsche Reichpost" or rifle for the German postal service. It is very close to the K98k but has a short lower band retaining spring and single band retaining pin.
Last is the Karabiner 98k which was the last major rifle in this line.
Note that many of these rifles were later converted to the K98k pattern.


K98, K98a, K98k
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2008, 02:13:51 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #132 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2008, 10:15:16 am »

cám ơn bác về những thông tin về khẩu K98k
bác có anh khẩu AVT40 ko, cái này em chưa nghe nói bao giờ cả,
mà bác có thông tin gì về khẩu AVS36 ko ạ.
Logged
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #133 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 06:05:17 pm »

cám ơn bác về những thông tin về khẩu K98k
bác có anh khẩu AVT40 ko, cái này em chưa nghe nói bao giờ cả,
mà bác có thông tin gì về khẩu AVS36 ko ạ.

Có cái clip này thấy bọn nó bảo là bắn thử AVT40, giật kinh người Smiley  http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Khẩu AVS36 mà bác hỏi đây :
Caliber: 7.62x54 mm R
Overall length: 1260 mm
Barrel length: 627 mm
Weight: 4.2 kg empty, w/o bayonet
Magazine capacity: 15 rounds
Rate of fire: 800 rounds per minute

Red Army conducted several trials for automatic rifles between 1928 and mid-1930s, but the first more or less practical self-loading / automatic rifle appeared only in 1936. This rifle was developed between 1931 and 1936 by the Sergey Simonov, and was adopted as "7.62mm Automaticheskaya Vintovka Simonova obraztsa 1936 goda" (Simonov automatic rifle, model of 1936), or AVS-36 in short. Service life of this weapon was relatively short, as it was too complicated and expensive to make and maintain, as well as not sufficiently reliable in harsh conditions. Something between 35 000 and 65 000 AVS-36 rifles were delivered to Red Army between 1936 and 1940, when it was officially replaced in service by the Tokarev SVT-40 self-loading rifle. The AVS-36 seen not much combat, but it was used during Winter War between USSR and Finland in 1940, as well as in early stages of Great Patriotic War of 1941-45. Since the basic design of the AVS-36 was far from being ideal, Simonov consequently dropped its locking system with vertically sliding lock, and turned to the more common and practical tilting block locking. Using this system, he later developed the famous 14.5mm PTRS-41 antitank rifle and 7.62mm SKS self-loading carbine.

The AVS-36 is a gas operated, selective fire rifle. Short stroke gas piston is located above the barrel (one of the first designs in the world to have such arrangement), and has its own return spring. The bolt is locked using vertically sliding locking block, which is located in the receiver, between the magazine and breech face. Because of this arrangement the receiver and bolt are relatively long and heavy. The cartridge feed path from magazine into chamber is long and steep, and this was the cause for numerous stoppages. Bolt group also was overly complicated, as it contained special anti-bouncing lock. AVS-36 had the fire mode selector at the right side of the receiver, which allowed for single shots and full automatic fire (rather ineffective with such a lightweight weapon and powerful cartridge). The barrel was equipped with large muzzle brake and bayonet mount. The bayonet could be attached to the barrel not only horizontally, but also vertically (down), to form some sort of monopod for firing from prone position. Open sights were marked up to 1500 meters. Cleaning rod was carried in a groove at the right side of the stock, along the barrel. Some AVS-36 rifles were issued as sniper weapons, thus being fitted with telescope sight. As the rifle ejected its empties to the top, the scope mount was offset to the left and was located at the left outer wall of the receiver.

http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htm
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 06:09:06 pm »

@ ivanhoe1234 : 4rum của người Việt Nam nên mỗi khi post bài, bạn chịu khó dịch ra nhé! Không cần dịch cả, chỉ những đoạn cần thiết hoặc thú vị (theo cảm nhận của bạn) thôi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #135 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 09:24:01 pm »

Ơ kìa, đây là vũ khí Liên Xô trong Thế chiến 2 à. Huh??

Cảm ơn bạn về cái này. Đây là mẫu súng rất hiếm, thằng cha nào may mắn bới được nhẩy. Nhìn nó bắn khiếp quá.
http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Để tớ trả ơn bạn bằng cách gõ lại đoạn này.
http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htm




Nguyên lý trình bầy máy súng AVS-36, khóa nòng là khối xanh. Khóa nòng khóa và móc viên tiếp theo.

Cỡ đạn: 7.62x54 mm R
Dài cả súng: 1260 mm
Nòng: 627 mm
Nặng: 4,2kg rỗng, không lê
Hộp đạn: 15 viên
Tốc độ bắn: 800phát/phút

Hồng Quân đã thử nghiệm một số mẫu súng trường từ những năm 1930, nhưng những mẫu súng tự động nạp đạn sớm nhất hoặc vẫn còn thiếu thực tế chỉ hoạt động từ năm 1936. Súng trường được phát triển từ năm 1931 đến năm 1936 bởi Sergey Simonov, được gọi bởi tên (Simonov automatic rifle model of 1936, súng trường tự động Simônôv 1936 7,62mm) hoặc là AVS-36. Thời của súng quá ngắn ngủi, nó phức tạp và đắt đỏ để chế tạo và bảo dưỡng, những lại không thật sự tin cậy trong những điều kiện khắc nhiệt. Đâu có khoảng 35 ngàn đến 65 ngàn khẩu đã được cấp cho Hồng Quân từ 1936 đến 1940. Sau đó vai trò của súng được thay bởi Tokarev SVT-40. Súng ít tham chiến, đã tham chiến ở chiến tranh Mùa Đồng Liên Xô-Phần Lan và giai đoạn đầu Chiến tranh Giữ nước Vĩ Đại. Thiết kế cơ bản của súng tiến xa hơn ý tưởng, ông dùng hệ thống khóa trượt đúng, trượt qua nhóm khối nghiêng, kiểu thiết kế này sau dùng co nhóm trọng liên 14,5mm PTRS-41 và CKC.


AVS-36 là một súng trích khí, chọn chế độ bắn. Piston hành trình ngắn đặt trên nòng (một trong những khẩu súng đầu tiên có thiết kế như vậy), một khối đẩy về. Súng được khóa bằng một khối truợt đứng, nó nằm giữa đáy nòng súng và băng, định vị bởi thành vỏ súng. Thiết kế này làm vỏ máy và khóa nòng dài và nặng. Đạn di chuyển từ băng đến buồng đốt quan đoạn dài và chia đoạn nên gây ra nhiều ngắt. Khối khóa nòng quá phức tạp, có khóa chống kẹt. Súng có chọn chế độ bắn ở sườn vỏ máy súng, chọn bắn phát một tự động hay liên thanh (nhưng đúng hơn liên thanh bị hạn chế tác dụng bởi yêu cầu súng nhẹ, hạn chế đạn). Đầu nòng to lắp lê. Lê có thể lắp vào súng theo chiều dọc và ngang thành giá một chân để bắn từ trong ổ bắn. Thước ngắm 1500 mét. Thông nòng mang trong một khe sườn phải báng, dọc theo nòng. Một số AVS-36 được chế tạo như súng bắn tỉa, được lắp kính ngắm xa. Do vướng nóc súng, kính ngắm lệch trái và lắp vào sườn trái vỏ máy súng.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 09:28:10 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 10:53:56 pm »

Quay trở lại với Vũ khí Việt Nam quan 2 cuộc KC nhé, cái này thì Vũ khí Liên Xô hay Việt Nam đều được.


Самозарядный карабин Симонова (СКС-45) hay gọi là CKC (xê-ka-xê), đúng ra phải là SKS.  Tầu gọi là 56式半自動步槍 (56 thức bán tự động bộ thương, súng trường bán tự động kiểu 56). Nam Tư là M59 hay M59/66, Anbania là súng 10/7. Chính ra tên tầu là 56 thức bộ kỵ thương (56式步騎槍, súng cạc bin kiểu 56) mới giống tên Nga. Tầu còn có tên 半自動卡賓槍 bán tự động tạp tân thương, súng trường bán tự động tầm xa.

Thật ra không phải SKS là cạc bin như tên Nga của nó. Nó là súng trường nhỏ so với các súng trường khác dùng đạn cỡ lớn hơn, nên có tên cạc bin (như các súng dùng đạn chung với Mosin). Nhưng so với các súng cùng cỡ đạn (như AK), SKS có nòng dài, sơ tốc lớn, thuộc nhóm súng trường chiến đấu.
Cỡ đạn: 7,62x39 mm
Cơ cấu: trích khí khó nòng nghiêng
dài: 1022 mm
dài nòng: 520 mm
nặng rỗng: 3,86kg
Sơ tốc: 735m/s

Thật ra, khẩu súng trường đầu tiên sản xuất lớn sử dụng đạn nhỏ phải là khẩu này.
Trên góc nhìn khác, Simônôv đi trước với khẩu AVS-36, nhưng khẩu này nhiều nhược điểm, nhường nhanh chỗ nho SVT, nhưng rồi SVT cũng thọ chả lâu, Simônôv giành thắng lợi hoàn toàn với CKC.
Nhưng cũng chả thọ được lâu, AK nhanh chóng cho cả thế giới biết súng trường phải thế nào.

CKC và AK cùng một đạn, đây là một cuộc cách mạng về súng trường, một cuộc cách mạng dũng cảm. CKC vẫn còn nhiều hơi hướng súng trường cổ-súng trường chiến đấu, sau được dùng như súng trường chiến đấu ở thời đại mới, ví như bắn tỉa.

Súng dùng rất rộng rãi trên đất ta, nơi mà chiến tranh cổ vẫn còn nhiều đất sống, ví như du kích rất hiếm đạn. Nhưng công bằng mà nói, thời của súng không lâu.

Nói một cách khác, súng CKC là súng trường chiến đấu cuối cùng, khẩu súng trường trung gian, súng trường chiến đấu dùng đạn súng trường tấn công.

Cuộc cách mạng về súng trường đã bắt đầu từ trong Thế chiến. CHo đến lúc đó, vũ khí chính của bộ binh vẫn là súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường hạng nặng, dùng đạn cỡ lớn như Mosin hay Mauser. Tầm sát thương tối đa tới 2000 mét. Cả bắn tự động và thủ công đền gặp vấn đề với tốc độ bắn.

Kinh nghiệm Thế chiến 2 cho thấy những chiến lược thiết kế súng trường cũ nay không phù hợp. Một là súng quá dài, quá nặng, giật quá mạnh. Khả năng sát thương 2000 mét không cần thiết vì rất ít có điều kiện thể hiện, những tầm bắn cần thiết xa nhất là 600-800mét. Đó là chưa kể, đạn quá mạnh đưa đến nhiều vấn đề về tốc độ bắn, cân nặng vũ khí bộ binh phải đem, dẫn đến suy giảm hỏa lực bộ binh. Từ những điểm đó, người ta muốn chế tạo khẩu súng trường bắn cỡ đạn trung bình thôi, chỉ cần tầm bắn hiệu quả đạt 500-800 mét. Đạn nhẹ cho phép mang được nhiều đạn, bắn nhanh.
Ý tưởng đó đến cả hai bên Liên Xô và Đức. Ở Đức, ý tưởng đó thể hiện ở những xu hướng phát triển súng cạc bin liên thanh (MaschinenKarabiner). Sau này, người Đức chế tạo một loại đạn mới, dùng cho súng ngắn bắn nhanh, mạnh hơn đạn súng ngắn thường, như là súng bão (STG-44, STG-45), các ý tưởng đó thu bé súng trường hay phóng to súng ngắn bắn nhanh để đạt đến súng trường tấn công. Nhưng Đức không kịp thực hiện điều đó.

Đối lập với Đức, Liên Xô phát triển đạn M43 (trước khi Đức có STG-44) và phát triển nhiều vũ khí bộ binh xung quanh đạn đó. Bao gồm 4 loại chính: súng trường bắn thủ công (không có mẫu thử), súng trường tự động (Simonov SKS), súng chọn chế độ bắn (sau trở thành súng trường tấn công như Kalashnikov AK-47), súng đa năng súng trường chiến đấu-trung liên-súng trường tấn công sau này thành Degtyarov RPD.
SKS Simonov Self-loading Carbine được thiết kế bởi nhà chế súng đã thiết kế súng trường chống tăng PTRS và AVS-36. Một số súng đã được thử nghiệm thực tế ngoài chiến trường 1945. Sau đó, súng và đạn tiếp tục được thay đổi, năm 1949, súng được chấp nhận trang bị. SÚng được dùng rất nhiều hồi đầu chiến tranh lạnh, sau đó, AK rồi AKM phổ biến nên súng ít đi. SÚng vẫn còn được dùng ở một số đơn vị Nga đến 199x, sau đó chủ yếu được bán ra nước ngoài hay cho quân đội bán chuyên nghiệp như vệ sỹ.
License được cấp cho nhièu nước, như Tầu, Đức, Nam Tư, ANbania...Có một số thay đổi, như SKS tầu dùng lê ba cạnh. Nam Tư hay có mũ phóng lựu, kính ngắm phóng lựu và giảm áp khí.
Súng rẻ "kinh người", thậm chí còn rẻ nữa khi cắt giá đi, như bỏ lê. Vì vậy nên chợ đen vũ khí "nổi loạn" đầy ắp súng này. Chợ súng chơi dân sự (săn, hộ thân, chơi...) cũng không kém nhộm nhịp, đạn và súng đều rẻ, cũng như AK, rất nhiều hãng làm rất nhiều phụ tùng như báng, ngắm, đèn, băng đạn lớn...

SKS là súng trích khí, dùng kẹp đạn trong 10 viên (cổ lỗ), tự động nạp đạn. Piston quãng đường ngắn và lò xo đẩy về. Khóa nòng nghiêng, sau này có băng đạn rời.

Nhìn chung, SKS (CKC) là khẩu súng trường quá tốt, có điều thời của nó quá ngắn. Súng AK-47 nhanh chóng trở thành vũ khí chính. CÒn để bắn tỉa thì không lại với SVT.

SKS kiểu Nga




Kiểu Tầu


Kiểu Nam Tư, ống phóng lựu và kính ngắm phóng lựu.


Nạp đạn


http://yooperj.com/SKS.htm
http://www.murraysguns.com/download/batfe.pdf
http://www.hk94.com/sks-rifle.php
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 11:49:14 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2008, 01:31:14 am »

Đã nói qua về cái này ở trang trước rồi, nói kỹ thêm nhỉ.

Trước khi có Mosin, Nga sùng súng của hãng Colt Mỹ do Hiram Berdan  thiết kế, còn gọi là súng trường Berdan, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Có lẽ, người Nga có vẻ tụt hậu về súng ống so với Thổ, kẻ thù lớn của Nga trước khi vị trí đó chuyển cho Áo-Hung, Đức rồi Mỹ. Lúc này, trên thế gới đã có nhiều súng trường phục vụ vỏ đồng tiên tiến.

Đạn, đạn súng đã qua nhiều cải tiến. Lần cải tiến còn lưu hình dáng đạn này là 1898, cùng với đạn Mauser. Lúc đó, đạn mang đầu 210 grain (13,7g), đầu đạn cầu có vỏ mềm. Sau chiến tranh Nga Nhật, đầu 148 grain (9,7g) được thay thế có sơ tốc tốt hơn.
http://www.mosinnagant.net/i3tro4.asp
http://7.62x54r.net/MosinID/MosinCartridges.htm
http://www.conjay.com/Ammunition%20for%20Armor%20Testing%20East%207.62mm%20x%2054R.htm
http://www.stevespages.com/jpg/cd762x54rrussian.jpg
http://www.intermin.fi/intermin/images.nsf/files/B0E765375DA00143C2256FBE0032DD2A/$file/TABIIcal.pdf

Lúc đó, chế tạo khẩu súng mới phải thiết kế cả đạn và súng.
Người Nga làm theo cách truyền thống, họ tổ chức một hội đồng rồi cấp xiền cho những người có uy tín và có ý kiến đáng giá. Mosin là một đại úy trong quân Nga,  Leon Nagant là một nhà chế súng Bỉ. Hai người đã cùng nhau thiết kế phiên bản giành thắng lợi, cấu tạo cơ bản của Mosin, nhưng một số chi tiết móc đạn của Nagant, tiền bản quyền cái móc đạn trả cho  Leon Nagant còn Mosin giành thắng (hai mẫu súng 7,6 Mosin và 8mm Nagant đi vào chung kết, ban giám khảo đã chọn phương án này). Súng có thiết kế hết sức ưu việt. Mosin cùng với quân xưởng Sestroretsk thực hiện số súng đầu tiên.  Tuy vậy, đạn có nhược điểm là dùng gờ móc chứ không phải rãnh móc như của Mauser, tuy rằng cỡ đạn gần giống nhau . Kiểu đạn này có ưu điểm lớn nhất là dễ làm, công nghiệp Nga đang tồi, điều này giảm giá thành do không phải nhập máy móc mới. Kiểu đạn này cũng cho phép làm nhỏ buồng đạn mà vẫn mạnh, một ưu thế của súng sau này. Nhưng việc tụt hậu đạn súng cơ bản làm cho đến nay các súng như đại liên PK không thể chau chuốt hoàn hảo được do vẫn phải dùng kiểu đạn này (gờ móc thể hiện nhược điểm khi bắn tốc độ cao). Tuy vậy, đạn này cũng khá côn để thuận tiện di chuyển. Kiểu súng được chấp nhận là súng trường phục vụ của Nga từ đó có tên Mosin, hay còn gọi là M1891, phương Tây hay cho thêm Mosin-Nagant để nhấn mạnh công thiết kế cái tay móc đạn của họ.
Trong cái link này thì nhiều đoạn quên cả Mosin, còn mỗi Nagant. !!!!
http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/mosin-nagant.htm
3 Phiên bản đầu tiên na ná như nhau, đó là các phiên bản bộ bịnh, Cô-dắc và Long Bộ Binh. Phiên bản bộ binh dài nhất, phiên bản Cossack và Long Bộ Binh giống nhau, chỉ khác Cossack không lê. Năm 1894 có thêm ốp lót, rồi không thay đổi đến năm 1908, khi kiểu đạn mới được chấp nhận. Phải thay đổi một số đặc điểm cho hợp với đạn mới. Kiểu này được gọi là 1891/1910 ổn định đến 1923.

Về cơ bản, đây là các súng trường chiến đấu hạng nặng. Súng bắn đạn khoảng 10g sơ tốc trên 900m/s hoặc đầu đạn 12g sơ tốc 785m/s. Động năng đầu đạn thuộc loại lớn nhất ngày đó. Đường đạn của súng tốt hơn Mauser do động năng của đầu đạn và đạn sớm cải tiến. Đường đạn và sức mạnh đầu đạn hơn đứt súng Mỹ đương thời Winchester M1895 hay M1903 Springfield. Sau này, các phiên bản nòng ngắn hay súng SVD bắn 850m/s loại đạn này. Động năng đầu đạn của các phiên bản cạc bin sau này hạ xuống, sơ tốc ngang Mauser.

Súng trường hạng nặng khác với các súng trường tấn công sau này ở cách chiến đấu. Cuộc chiến ưu thế của nó là ở tầm xa, tầm sát thương đến 2000 mét, tầm thước ngắm đến hơn 1000 mét. Tầm bắn hiệu quả thì quan điểm ngày đó còn khác, ở 800 mét chẳng hạn, súng có thể tiêu diệt mục tiêu nhưng ngắm bắn rất khó-và không thể ngắm bắn nếu mục tiêu chuyển động, nhưng tiêu diệt được mục tiêu đứng yên hồi đó được coi là đạt hiệu quả Huh??. Cuộc chiến giống như của hai xạ thủ đơn độc, ngắm bắn kỹ rồi bóp cò, chứ không phải một đội hình xung phong hay bắn áp chế sau này.

Mosin được chế tạo nhiều ban đầu ở nhà máy Chatelleraut Arms bên Pháp, tổng đơn đặt hàng khoảng 500 ngàn khẩu đến trước Thế chiến 1, nguyên nhân do công nghiệp Nga còn lạc hậu. Một lượng lớn súng cũng được đặt hàng tại các hãng Remington và Westinghouse tại Mỹ, năm 1916 và 1917. Sau cách mạng tháng 10, súng không được trả về mà được sử dụng để huấn luyện và sau đó để bán cho dấn sự. Nhóm súng này chủ yếu là M1891/10. Một nguồn súng ngoài Liên Xô nữa là Phần Lan, tách ra khỏi đế chế Nga sau Cách mạng tháng 10, ở đây súng có nhiều phiên bản cải tiến.
Sau Thế chiến 2, súng lại được chuyển giao công nghệ đến nhiều nước. Đồng thời, Mỹ cũng sản xuất khá nhiều súng và phụ tùng để bán cho dấn sự.
Súng nội điạ thay nhập khẩu khoàng 1894/1895, sản lượng súng ở các quân xưởng Izhevsk và Tula đã cao, ngoài ra còn một số quân xưởng khác tham gia làm súng.
http://7.62x54r.net/MosinID/MosinMarks.htm

Hồng Quân dừng bản Cossack và bộ binh, chỉ còn chế bản Long Bộ Binh. Đến năm 1930 thì Hồng Quân đưa vào thiết kế mới, M1891/1930. Kiểu 1930 đổi thước ngắm từ Ác-Sin (arshins) Nga cổ sang mét. Thêm lê ba cạnh, đổi ốp lót. Năm 1938 thì có bản cạc bin M1938 không có lê nhưng dùng thuận tiện. Đến năm 1944 có M1944, giống hệt M1938 nhưng có lê ba cạnh.

Mosin và Mauser là hai loại súng tốt nhất thế giới hồi đó. Chúng tốt về mọi mặt, cả độ tin cậy, giá thành và đường đạn. Mauser hoàn hảo trở thành hình mẫu súng trường hàng trăm năm sau, ưu thế ở thiết kế vỏ đạn. Nhưng Mosin lại thích hợp với người Nga, khỏe hơn, rẻ hơn, dễ sản xuất lớn. Một trong những điểm chứng minh về khả năng dễ sản xuất của Mosin, cho đến thời điểm chiến tranh Nga Nhật bắt đầu trong năm 1904, các số liệu thống kê cho thấy quân đội đã nhập kho 3,8 triệu khẩu. Hay ước tính 17 triệu khẩu kiểu M1891/30 đã được sản xuất trước khi nó được thay thế trong Thế chiến 2.

Trên cùng là vỏ đạn đồng thanh thủa sơ khai, dưới là các đạn có đầu đạn cầu có vỏ mềm, giữa là vỏ đạn sắt. Dưới là vỏ đạn đồng thau. Vỏ đạn và vỏ đầu đạn mềm làm nòng bền.





Khóa nòng
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2008, 12:10:43 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2008, 02:02:25 am »

Có Mosin thì phải có Mauser. Không hiểu Mauser có mặt ở Việt Nam không Huh? Theo tớ nghĩ thì là có, thời điểm đánh Pháp, không lý gì khẩu súng tốt như thế này lại không có Huh? Cái này lại phải đi hỏi cụ Đoành.

Mauser là tên hãng súng danh tiếng. Đầu thế kỷ 20, háng này tách ra làm 2, Rheinmetall và Mauser. Phần vũ khí bộ binh của Rheinmetall sau lại được sát nhập trở lại với Mauser. Mauser giành quyền làm súng trường trang bị từ 1871 (kiểu 1871).  Gewehr 71, hay là Infanterie-Gewehr 71 (I.G.Mod.71). 
Model 1888 Commission Rifle là kiểu súng trường hiện đại đầu tiên của Đức, đạn và đầu đạn có bọc. Sau này được sửa là M1998. Súng cỡ 4kg, nòng dài 740mm. Sau này các phiên bản cạc bin dùng nòng 600mm. Commission để chỉ súng được một hội đồng nhà nước tổ chức ra yêu cầu, thiết kế, chọn phương án. Cách làm này giống như Mosin và các vũ khí Nga-Đức sau này, tạo ra ưu thế về kỹ thuật vũ khí của họ. Vào thời điểm cuối thế kỷ 19, cách làm này là tiến triển cao nhất của khái niệm "súng trường phục vụ".

Khóa an toàn đặt ngay trên kim hỏa rất nhỏ gọn. Súng mạnh mẽ và có độ tin cậy cao nhất trong các súng hồi đó. Phiên bản cạc bin sau này mạnh hơn của Mosin, mặc dù phiên bản nòng dài ban đầu yếu hơn. Nhìn chung, hai loại Mosin và Mauser tính năng bắn như nhau, Mauser tin cậy trơn tru hơn bời đạn khe móc.




Ảnh dưới là kim hỏa có tai khóa an toàn.





Vị trí khóa nòng: khóa an toàn và khóa nòng, khóa an toàn và mở khóa nòng, sắn sàng bắn (mở khóa an toàn và đóng khóa nòng).
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2008, 10:12:26 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #139 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2008, 02:13:50 am »

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM